You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SĐH 2011 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––––––––– ––––––––––––––––––––––––––––
Số: 254 / TB-ĐHKTQD Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2011

THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2011


(Thạc sĩ khóa 20)

Kính gửi: ………………………………………………………..

Căn cứ Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/08/2008 về việc ban hành Quy chế đào
tạo trình độ thạc sĩ và Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT ngày 21/4/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;
Căn cứ Quyết định số 2507/QĐ-ĐHKTQD ngày 31/12/2009 của Hiệu trưởng về việc ban hành
Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ và Quyết định số 179/QĐ-ĐHKTQD ngày 18/01/2011 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế
quốc dân;
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2011 như sau:
1. Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm trang bị kiến thức nâng cao
về kinh tế, kinh doanh và quản lý, từ đó giúp học viên tăng cường khả năng phân tích, đánh giá
và giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn trong các lĩnh vực chuyên môn.

2. Chương trình đào tạo Thạc sĩ gồm các chuyên ngành sau:
1 - Kinh tế, gồm các chuyên ngành: 3 - Tài chính - Ngân hàng:
 Kinh tế chính trị gồm các chuyên ngành hẹp: - Kinh tế - tài chính, ngân hàng
- Kinh tế chính trị 4- Quản trị kinh doanh (QTKD) gồm các chuyên
- Lịch sử kinh tế ngành hẹp:
 Kinh tế học gồm các chuyên ngành hẹp: - Logistics
- Kinh tế học - Marketing
- Điều khiển học kinh tế - Nghiên cứu quản lý
- Thống kê kinh tế - Quản trị Doanh nghiệp
- Kinh tế bảo hiểm - QTKD du lịch và khách sạn
 Kinh tế phát triển gồm các chuyên ngành - QTKD tổng hợp (Viện)
hẹp: - QTKD tổng hợp (Khoa)
- Kinh tế phát triển - QTKD quốc tế
- Kế hoạch phát triển - QTKD bất động sản
- Kinh tế đầu tư - QTKD nông nghiệp
 Kinh tế thế giới và quan hệ KTQT: - Quản trị chất lượng
- Kinh tế đối ngoại - Quản trị nhân lực
 Thương mại: - QTKD thương mại
- Kinh tế và quản lý thương mại - Quản lý và phân tích thông tin kinh tế
 Kinh tế công nghiệp 5 - Quản lý kinh tế, gồm các chuyên ngành hẹp:
 Kinh tế nông nghiệp - Kinh tế du lịch
 Kinh tế lao động - Quản lý công
2 - Kế toán: - Quản lý kinh tế và chính sách
- Kế toán, kiểm toán và phân tích - Kinh tế và quản lý địa chính
- Kinh tế và quản lý môi trường

1
3. Hình thức và thời gian đào tạo: Có 02 hình thức đào tạo: tập trung và không tập trung
- Hình thức đào tạo tập trung: thời gian đào tạo là 1.5 năm.
- Hình thức đào tạo không tập trung: thời gian đào tạo là 2 năm.

4. Nội dung thi tuyển: gồm 03 môn


4.1. Môn cơ bản:
- Triết học: đối với chuyên ngành Kinh tế chính trị và Lịch sử kinh tế và nhóm chuyên
ngành Quản lý kinh tế.
- Toán kinh tế: đối với các chuyên ngành còn lại.

4.2. Môn cơ sở:


- Lịch sử các học thuyết kinh tế: đối với chuyên ngành Kinh tế chính trị và Lịch sử kinh tế
- Kinh tế học: đối với các chuyên ngành còn lại.

4.3. Ngoại ngữ: Tiếng Anh (môn điều kiện): cách thức thi tuyển theo dạng thức TOEFL-ITP
không đầy đủ (bỏ phần thi nghe hiểu). Điểm tối thiểu là 250.
Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, tại chức, chuyên tu ngành ngoại ngữ;
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ tại nước ngoài;
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ trong nước mà chương trình đào tạo chuyên
môn được giảng dạy bằng ngoại ngữ, không qua phiên dịch;
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL iBT 32 điểm trở lên hoặc IELTS 4.0 trở
lên hoặc tương đương; hoặc có chứng chỉ tiếng Anh nội bộ TOEFL ITP 400 điểm
trở lên do trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế có thẩm quyền cấp (những chứng
chỉ được cấp từ những kỳ thi không do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối
hợp tổ chức phải có dấu xác nhận của đơn vị cấp chứng chỉ). Các chứng chỉ trên
còn trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
5. Điều kiện dự thi: Người dự thi phải có các điều kiện sau đây:
5.1. Điều kiện bằng cấp và thời gian công tác:
a) Thí sinh tốt nghiệp ngành Kinh tế, Kinh doanh, Quản lý có chương trình đào tạo đại học khác
biệt không quá 20% so với chương trình của trường Đại học Kinh tế quốc dân:
- Nếu đăng ký dự thi đúng chuyên ngành không phải học bổ sung kiến thức (BSKT); Nếu dự thi
khác chuyên ngành phải học BSKT 3 môn;
- Tốt nghiệp loại khá, giỏi được dự thi ngay nếu đăng ký thi đúng chuyên ngành; các trường
hợp khác được dự thi sau khi tốt nghiệp 1 năm.
b) Thí sinh tốt nghiệp ngành Kinh tế, Kinh doanh, Quản lý có chương trình đào tạo đại học
khác biệt từ 20% đến 40% so với chương trình của trường Đại học Kinh tế quốc dân:
- Thí sinh tốt nghiệp hệ chính quy: dự thi đúng chuyên ngành phải học BSKT 4 môn, thi
khác chuyên ngành phải học BSKT 7 môn.

2
- Thí sinh tốt nghiệp hệ phi chính quy: được dự thi đúng chuyên ngành hoặc các chuyên
ngành quản trị kinh doanh (QTKD) hoặc quản lý kinh tế; nếu dự thi đúng chuyên ngành
phải học BSKT 4 môn, thi khác chuyên ngành phải học BSKT 7 môn;
- Tốt nghiệp khá, giỏi được thi ngay nếu đăng ký đúng chuyên ngành; các trường hợp
khác được dự thi sau 1 năm tốt nghiệp.
c) Thí sinh tốt nghiệp ngành công nghệ, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, kiến trúc, xây dựng, môi
trường, nông - lâm nghiệp, pháp luật, chính trị, du lịch, quân sự, an ninh … có chương trình đào
tạo đại học khác trên 40% so với chương trình của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sau khi đã
học bổ sung kiến thức 12 môn; thí sinh tốt nghiệp ngành ngoại ngữ hệ chính quy sau khi đã học
bổ sung kiến thức 15 môn: những thí sinh này sau khi tốt nghiệp 1 năm được dự thi vào ngành
quản trị kinh doanh hoặc ngành quản lý kinh tế nếu đang công tác trong lĩnh vực quản lý.
d) Thí sinh tốt nghiệp các ngành khác ngoài quy định ở các nhóm (a), (b), (c) có ít nhất 4 năm
công tác liên tục trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh hoặc quản lý (tính đến thời điểm đăng ký dự
thi) đã học bổ sung kiến thức 15 môn được dự thi vào ngành quản trị kinh doanh hoặc ngành
quản lý kinh tế nếu đang công tác trong lĩnh vực quản lý.
e) Quy định riêng đối với chuyên ngành Kinh tế chính trị và Lịch sử kinh tế: Ngoài những quy
định về học bổ sung kiến thức như trên, thí sinh dự thi phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy và phi chính quy ngành Kinh tế, Quản lý hoặc tốt
nghiệp đại học chính quy ngành QTKD thuộc nhóm mục (a) và (b); tốt nghiệp ngành
Chính trị thuộc mục (c) được phép dự thi nếu có ít nhất 4 năm kinh nghiệm công tác và
phải học BSKT theo quy định.
- Thí sinh tốt nghiệp các chuyên ngành khác thuộc 4 nhóm (a), (b), (c), (d) có ít nhất 4
năm kinh nghiệm công tác và có chứng chỉ Lý luận chính trị cao cấp được dự thi và phải
học BSKT theo quy định (được miễn học BSKT 3 môn chuyên ngành).
Ghi chú:
- Việc học BSKT đại học phải hoàn thành trước khi dự thi. Danh mục các môn học BSKT xem
tại Phụ lục. Thí sinh khi đến đăng ký học BSKT mang theo Bằng tốt nghiệp đại học và bảng
điểm để xác định số môn cần phải học BSKT.
- Những thí sinh thuộc đối tượng quy định tại mục (d) phải có Quyết định tuyển dụng (hoặc hợp
đồng lao động), Quyết định giao nhiệm vụ và các giấy tờ minh chứng thời gian công tác liên tục
trong lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh hoặc Quản lý.
5.2. Có đủ sức khoẻ để học tập.
5.3. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Hội đồng tuyển sinh.
6. Đối tượng và chính sách ưu tiên
6.1. Đối tượng:
a- Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự
thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương
thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo theo quy định của Chính phủ;

3
b- Thương binh, bệnh binh người có thẻ chứng nhận được hưởng chính sách như thương
binh;
c- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng.;
d- Người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Ghi chú: Danh mục các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được quy
định theo Chương trình 135 của Thủ tướng Chính Phủ.
6.2. Các loại giấy tờ cần nộp để hưởng chính sách ưu tiên:
- Bản sao (có công chứng) thẻ thương/bệnh binh hoặc các loại giấy tờ liên quan (yêu cầu
đối với đối tượng b, c).
- Bản sao (có công chứng) chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu và xác
nhận của xã/phường nơi thí sinh cư trú (yêu cầu đối với đối tượng d).
- Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động đi công tác
của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND Phường, Xã về việc cơ quan đó đóng tại
địa bàn được ưu tiên (yêu cầu đối với đối tượng a).
6.3. Chính sách ưu tiên:
- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ
bản và 25 điểm cho môn tiếng Anh.
- Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.

7. Các trường hợp miễn thi tuyển sinh (chuyển tiếp sinh)
7.1. Đối tượng: Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi trở lên.
7.2. Điều kiện:
- Tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế Quốc dân hệ chính quy dài hạn đạt loại giỏi trở lên,
đúng ngành, chuyên ngành dự thi, có kết quả rèn luyện cuối khoá xếp từ loại khá trở lên;
- Được khen thưởng cuối khoá học về thành tích học tập hoặc nghiên cứu khoa học (bằng
khen, giấy khen) từ cấp trường trở lên hoặc đạt giải thưởng từ các kỳ thi các môn khoa
học.
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học (chính quy, tại chức, chuyên tu) ngành tiếng Anh;
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL iBT 45 điểm trở lên hoặc IELTS 4.5 trở lên
hoặc tương đương; có chứng chỉ tiếng Anh nội bộ TOEFL ITP 450 điểm trở lên do
trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế có thẩm quyền cấp (những chứng chỉ được cấp từ
những kỳ thi không do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp tổ chức phải có dấu
xác nhận của đơn vị cấp chứng chỉ). Các chứng chỉ trên còn trong thời hạn 2 năm kể từ
ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ dự miễn thi.
- Sinh viên chỉ được đăng ký xét miễn thi một lần trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký
quyết định tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ.
7.3. Việc xét miễn thi tuyển sinh được thực hiện vào tháng 7/2011. Thí sinh đăng ký miễn thi có
thể nộp thêm hồ sơ đăng ký dự thi.

4
8. Học phí và kinh phí đào tạo:
Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí và kinh phí đào tạo theo Quyết
định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT -
BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính và
văn bản số 745/TB-ĐHKTQD ngày 28/07/2010 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Học bổ sung kiến thức, ôn tập
9.1. Bổ sung kiến thức
- Thí sinh phải hoàn thiện chương trình BSKT trước khi dự thi theo quy định tại mục 5.
- Thí sinh đã có chứng chỉ BSKT hoặc chứng chỉ sau đại học do Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân cấp thì được miễn học bổ sung kiến thức với các môn tương ứng (chứng chỉ
được cấp không quá 5 năm tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi).
- Thời gian đăng ký học và thi:

Nhóm Thời gian đăng ký học Thời gian học và thi

7, 12 và 15 môn Từ 21/02/2011 – 04/03/2011 Từ 14/03/2011 – 25/06/2011

3 môn chuyên ngành Từ 18/04/2011 – 29/04/2011 Từ 16/05/2011 – 04/06/2011

- Thí sinh nhận Phiếu đăng ký học, lịch học và lịch thi cụ thể từng môn BSKT tại Viện
Đào tạo Sau đại học hoặc từ website của Viện Đào tạo Sau đại học.
- Địa điểm đăng ký: Viện Đào tạo Sau đại học – trường Đại học Kinh tế quốc dân.
9.2. Ôn tập
- Các lớp ôn tập phục vụ cho kỳ tuyển sinh tháng 8/2011, bao gồm:
o Toán kinh tế
o Kinh tế học
o Triết học
o Lịch sử các học thuyết kinh tế
o Tiếng Anh
- Thời gian đăng ký ôn tập: từ ngày 21/02/2011
(Lịch học cụ thể sẽ được công bố trên website của Viện ĐTSĐH)
- Địa điểm đăng ký: Viện Đào tạo Sau đại học - trường Đại học Kinh tế quốc dân.
10. Hồ sơ tuyển sinh:
- Thời gian phát hành: buổi chiều từ ngày 16/03/2011 đến ngày 20/05/2011
- Thời hạn nộp hồ sơ: từ ngày 01/06/2011 đến ngày 15/06/2011
- Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Viện Đào tạo Sau đại học - trường Đại học Kinh tế
quốc dân.
- Danh mục các giấy tờ cần nộp trong hồ sơ: đã được in trên bìa hồ sơ.

5
11. Chỉ tiêu tuyển sinh, giới thiệu thông tin tuyển sinh và thời gian thi tuyển
11.1. Chỉ tiêu tuyển sinh:
Chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể cho từng chuyên ngành sẽ được thông báo chính thức vào đầu tháng
07/2011 trên bảng tin và website Viện Đào tạo Sau đại học.
11.2 Giới thiệu thông tin tuyển sinh trình độ thạc sĩ:
Thời gian: 18h00, thứ sáu, ngày 18/03/2011
Nội dung: Giới thiệu chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, giải đáp thắc mắc về các vấn đề tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2011.
Địa điểm: Hội trường A (Nhà văn hóa) - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
11.3. Thời gian thi tuyển và gửi giấy báo dự thi, giấy báo nhập học:
- Kỳ thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ dự kiến sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 8/2011.
Lịch thi cụ thể sẽ được thông báo tại các bảng tin và trên website của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân/Viện Đào tạo sau đại học vào tháng 07/2011.
- Giấy báo dự thi và giấy báo nhập học (nếu trúng tuyển) sẽ được gửi cho thí sinh thông
qua địa chỉ trên phong bì nộp kèm hồ sơ và thông báo trên website của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân/Viện Đào tạo sau đại học.
- Thời gian gửi giấy báo dự thi: cuối tháng 07/2011
- Thời gian gửi giấy báo nhập học: cuối tháng 09/2011.

12. Địa chỉ liên hệ:


VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Địa chỉ: Tầng 2, Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại: Tổng đài: (04) 36 280 280, các số máy lẻ:
5689, 5615, 5617, 5618, 5619, 5620, 5623, 5624, 5688.
Fax: (04) 3628 87 44
Website (Trường): www.neu.edu.vn;
Website (Viện ĐTSĐH): www.gsneu.edu.vn
Email: viensdh@neu.edu.vn

Nơi gửi: HIỆU TRƯỞNG


- Bộ GD&ĐT (để báo cáo) CHỦ TỊCH HĐTS SĐH 2011
- Các Bộ, ngành (Vụ Tổ chức)
- Các UBND, Sở của các tỉnh, TP
- Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Học viện
- Các Tổng công ty (đã ký)
- Các Đơn vị trong trường
- Lưu P.TH, Viện ĐTSĐH

GS.TS. Nguyễn Văn Nam

6
PHỤ LỤC 1: ĐIỀU KIỆN VĂN BẰNG

Số môn BSKT
Ngành / Chuyên ngành Yêu cầu về
Nhóm Nếu đăng ký dự thi Nếu đăng ký dự thi
tốt nghiệp đại học thâm niên công tác
đúng chuyên ngành khác chuyên ngành

Kinh tế, kinh doanh và Tốt nghiệp khá, giỏi:


quản lý được thi ngay nếu
(có chương trình đào tạo BSKT 3 môn chuyên đúng chuyên ngành
1 Không BSKT
đại học khác biệt không ngành
quá 20% so với chương Còn lại: 1 năm sau
trình của ĐHKTQD) ngày tốt nghiệp

- Tốt nghiệp hệ chính quy: Nếu đăng ký dự thi


Kinh tế, kinh doanh và đúng chuyên ngành: BSKT 4 môn, nếu đăng ký Tốt nghiệp khá, giỏi:
quản lý dự thi khác chuyên ngành: BSKT 7 môn được thi ngay nếu thi
đúng chuyên ngành
2 (có chương trình đào tạo - Tốt nghiệp hệ phi chính quy: chỉ được dự thi
đại học khác biệt từ 20% đúng chuyên ngành hoặc ngành QTKD, Quản lý Còn lại: 1 năm sau
đến 40% so với chương kinh tế. ngày tốt nghiệp
trình của ĐHKTQD) Nếu đăng ký đúng chuyên ngành: BSKT 4 môn;
nếu đăng ký lệch chuyên ngành: BSKT 7 môn
- Thí sinh tốt ngiệp ngành Công nghệ, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, kiến trúc,
xây dựng, môi trường, nông-lâm nghiệp, pháp luật, chính trị, du lịch, quân sự ,
an ninh (có chương trình đào tạo đại học khác biệt trên 40% so với chương
trình của ĐHKTQD) đuợc dự thi ngành QTKD hoặc ngành Quản lý kinh tế 1 năm sau ngày
3
nếu đang công tác trong lĩnh vực quản lý và phải học BSKT 12 môn. tốt nghiệp

- Thí sinh tốt nghiệp ngành ngoại ngữ hệ chính quy sau 1 năm tốt nghiệp: được
dự thi vào ngành QTKD hoặc Quản lý kinh tế và phải học BSKT 15 môn.
Yêu cầu phải có ít
Thí sinh tốt nghiệp các ngành khác không thuộc 3 nhóm (1), (2), (3) nêu trên - nhất 4 năm liên tục
4 được dự thi vào ngành QTKD hoặc ngành Quản lý kinh tế và phải học BSKT công tác trong lĩnh
15 môn vực kinh tế, kinh
doanh và quản lý

Điều kiện dự thi vào ngành Kinh tế Chính trị và Lịch sử kinh tế:
- Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy và phi chính quy ngành Kinh tế, Quản lý hoặc tốt nghiệp
đại học chính quy ngành QTKD thuộc nhóm nhóm (1) và (2); tốt nghiệp ngành Chính trị thuộc
nhóm (3) được phép dự thi nếu có ít nhất 4 năm kinh nghiệm công tác và phải học BSKT theo
5 quy định.

- Thí sinh tốt nghiệp các chuyên ngành khác thuộc 4 nhóm (1), (2), (3), (4) có ít nhất 4 năm kinh
nghiệm công tác và có chứng chỉ Lý luận chính trị cao cấp được dự thi và phải học BSKT theo
quy định (được miễn học BSKT 3 môn chuyên ngành).

7
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC MÔN HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC
Nhóm các môn học bôi đen dưới đây được áp dụng năm 2010 nên có thể có điều chỉnh cho kỳ tuyển sinh 2011 sau khi có kết luận của Hội đồng
tuyển sinh, Viện ĐTSDH sẽ có thông báo tới thí sinh sau.

Nhóm 15 môn bao gồm 12 môn sau và 3 môn chuyên ngành


c

+ LT tài chính tiền tệ + Marketing + Thống kê kinh tế + Luật kinh tế


+ Kinh tế quốc tế + Quản lý nhà nước về kinh tế + Kinh tế lượng + Quản trị chiến lược
+ Kinh tế phát triển + Kinh tế học + Kinh tế môi trường + Toán kinh tế
 Nhóm 12 môn bao gồm 9 môn sau và 3 môn chuyên ngành:
+ LT tài chính tiền tệ + Kinh tế học + Kinh tế lượng
+ Kinh tế quốc tế + Thống kê kinh tế + Kinh tế môi trường
+ Kinh tế phát triển + Luật kinh tế + Marketing
 Nhóm 7 môn bao gồm 4 môn sau và 3 môn chuyên ngành:
+ LT tài chính - tiền tệ + Kinh tế phát triển (*)
+ Kinh tế quốc tế (*) + Kinh tế môi trường (*)
(*): Thí sinh đăng ký học BSKT vào các chuyên ngành mà có môn chuyên môn trùng với môn cơ sở đã được đánh dấu (*) thì môn cơ sở này sẽ thay bằng môn
Quản trị chiến lược.
 Nhóm 4 môn bao gồm các môn có tên sau:
+ LT tài chính tiền tệ + Kinh tế phát triển
+ Kinh tế quốc tế + Kinh tế môi trường
 Nhóm 3 môn chuyên ngành: (chính thức áp dụng cho kỳ tuyển sinh 2011)

STT Chuyên ngành Môn 1 Môn 2 Môn 3


1 Kinh tế chính trị Lịch sử các học thuyết kinh tế KTCT Mác Lênin - Tư bản chủ nghĩa Những VĐKTCT trong TKQĐ lên CNXH ở VN
2 Lịch sử kinh tế PPL nghiên cứu LSKT Kinh tế thế giới Kinh tế Việt Nam
3 Kinh tế học Phân tích kinh tế vi mô Phân tích kinh tế vĩ mô Phân tích chính sách
4 Thống kê kinh tế Lý thuyết thống kê Thống kê kinh tế Thống kê doanh nghiệp
5 Điều khiển học kinh tế Lý thuyết mô hình toán kinh tế Kinh tế lượng Thống kê toán

8
STT Chuyên ngành Môn 1 Môn 2 Môn 3
6 Kinh tế bảo hiểm Bảo hiểm Quản trị kinh doanh Bảo hiểm Tái bảo hiểm
7 Kinh tế phát triển Kinh tế phát triển Dự báo phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế công cộng
8 Kế hoạch phát triển Kế hoạch hóa phát triển Chương trình dự án phát triển KT-XH Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
9 Kinh tế đầu tư Kinh tế đầu tư Lập dự án đầu tư Quản lý dự án đầu tư
10 Kinh tế đối ngoại Kinh tế quốc tế Chính sách kinh tế đối ngoại Đàm phán ký kết hợp đồng
11 Kinh tế công nghiệp Kinh tế và quản lý công nghiệp Quản trị doanh nghiệp Quản trị xây dựng
12 Kinh tế nông nghiệp Kinh tế nông nghiệp Phân tích CS nông nghiệp nông thôn Quản trị kinh doanh nông nghiệp
13 Kinh tế lao động Kinh tế nguồn nhân lực Dân số và phát triển Phân tích lao động xã hội
14 Kinh tế và quản lý thương mại Kinh tế thương mại Thương mại quốc tế Quản trị doanh nghiệp thương mại
15 Kinh tế tài chính ngân hàng Tài chính công Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Tài chính doanh nghiệp
16 Quản lý kinh tế và chính sách Khoa học quản lý Quản lý nhà nước về kinh tế Chính sách kinh tế
17 Kinh tế du lịch Kinh tế du lịch và khách sạn Quản trị kinh doanh lữ hành Quản trị kinh doanh Khách sạn
18 Kinh tế và quản lý địa chính Kinh tế đất và bất động sản QLNN về đất đai và bất động sản Định giá đất và bất động sản
19 Kinh tế và quản lý môi trường Kinh tế môi trường Quản lý môi trường Kinh tế và kế hoạch hoá vùng
Vai trò của Chính phủ trong nền
20 Quản lý công QL tổ chức công và phi lợi nhuận KTTT Phân tích chính sách công
21 Quản trị Doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp Quản trị chiến lược Quản trị tác nghiệp
22 QTKD Du lịch và khách sạn Kinh tế du lịch Quản trị kinh doanh lữ hành Quản trị kinh doanh khách sạn
23 Marketing Quản trị marketing Nghiên cứu marketing Quản trị kênh marketing
24 QTKD Quốc tế Quản trị dự án FDI Nghiệp vụ ngoại thương Marketing quốc tế
25 QTKD Tổng hợp (Viện QTKD) Lý thuyết Quản trị kinh doanh Tài chính doanh nghiệp Quản trị CNTT doanh nghiệp
26 QTKD Tổng hợp (Khoa QTKD) Quản trị kinh doanh Quản trị tác nghiệp Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu
27 QTKD Bất động sản Kinh doanh bất động sản Thị trường bất động sản Định giá bất động sản
28 Quản trị chất lượng Quản trị chất lượng Hệ thống quản trị chất lượng Quản trị và đổi mới công nghệ
29 QTKD Nông nghiệp QTKD nông nghiệp Marketing nông nghiệp Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn
30 QTKD Thương mại Kinh tế thương mại Quản trị doanh nghiệp thương mại Thanh toán thương mại quốc tế
31 Logistics Logistics Quản trị giao nhận kho vận Quản trị dịch vụ
32 Kế toán, kiểm toán và phân tích Nguyên lý kế toán Kế toán quản trị Lý thuyết kiểm toán
33 Nghiên cứu quản lý Nguyên lý quản trị Nguyên lý Marketing Quản lý nguồn nhân lực
33 Quản lý và phân tích TTKT Công nghệ phần mềm Cơ sở dữ liệu Hệ thống thông tin quản lý
34 Quản trị nhân lực Quản trị nhân lực Tổ chức lao động khoa học Phân tích lao động trong doanh nghiệp

You might also like