You are on page 1of 3

Một trong những phương pháp học tập là sau mỗi bài tập chúng ta cần tìm ra những

“điểm nhấn” để có thể hiểu vấn đề một cách “thông thái” hơn.
Vậy để làm được điều đó, học sinh cần điều gì?
1. Suy nghĩ thật kỹ, thật thấu đáo về vấn đề được đặt ra.
2. Tìm mối liên hệ giữa các kiến thức xung quanh vấn đề đó.
3. Tự đặt câu hỏi xung quanh một vấn đề nhỏ để tìm cách tổng quát thích hợp.
Xét bài tập sau trong SBT HH12 NC, trang 19:

Trước hết ta sẽ giải Bài toán này:


Rõ ràng để tính thể tích của nó, ta chỉ cần
tính chiều cao SA.
Giả thiết là cạnh bên SC tạo với mặt phẳng
SAB một góc 30o nên ta suy nghĩ khai thác
giả thiết này.
Vì góc giữa một đường thẳng với mặt phẳng
là góc giữa đường thẳng đó với hình chiếu
của nó trên mặt phẳng nên ta xác định hình
chiếu của SC trên mp ( SAB ), tức là cần xác
định hình chiếu của C trên mp ( SAB ). Dễ
dàng nhận ra đó chính là B.
Do vậy ∠CSB = 30o.
Từ đó SB = a 3 và SC = a 2.
Quan sát lời giải ta thấy mấu chốt của bài
toán ở đây là:
Chiều cao SA.
Góc giữa SC với mặt phẳng ( SAB ).
Diện tích đáy.
Tối ưu hóa 3 chỗ này ta có bài toán tổng quát hơn như sau:
BT1: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình chữ nhật ABCD có
AB = a, BC = b và cạnh bên SA vuông góc với đáy. Biết góc giữa SC với mặt phẳng
SAB là α với 0 < α < 90o. Tính thể tích hình chóp đó?
Ta sẽ điều chỉnh khi SA, CB không còn vuông góc với các mặt phẳng ( ABCD), ( SAB )
nữa. Chẳng hạn thay đổi vị trí điểm S ta có bài toán sau:

BT2: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình chữ nhật ABCD có
AB = a, BC = b và mặt bên SAB vuông góc với đáy. Biết góc giữa SC với mặt phẳng
SAB, CAB lần lượt là α , β với 0 < α , β < 90o. Tính thể tích hình chóp đó?

BT3: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình chữ nhật ABCD có
AB = a, BC = b và mặt SAC vuông góc với đáy. Biết góc giữa SC với mặt phẳng SAB
là α và góc giữa mp ( SAB ) với mặt đáy là β với 0 < α , β < 90o. Tính thể tích hình chóp
đó?

Đây là bài toán khó và ta phải vẽ thêm hình như sau:

You might also like