You are on page 1of 26

Chương I.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂU LIÊN KẾT, TRẠNG THÁI TẬP HỢP
VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CÁC CHẤT

I. CÁC TRẠNG THÁI TẬP HỢP CỦA VẬT CHẤT


Nhận xét chung
 Các chất có 4 trạng thái tồn tại chính:
 Trạng thái plasma
 Trạng thái khí
 Trạng thái lỏng
 Trạng thái rắn tinh thể
 3 trạng thái giả bền: (tự đọc)
 Trạng thái rắn vô định hình
 Trạng thái lỏng chậm đông
 Trạng thái lỏng chậm sôi
 Một số chất có trạng thái trung gian giữa chất rắn và chất lỏng:
Trạng thái tinh thể lỏng (tự đọc)
1. Trạng thái Plasma:
– Plasma là một trạng thái vật chất trong đó các chất bị ion hóa mạnh.
Phần lớn phân tử, nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân; các electron chuyển
động tương đối tự do giữa các hạt nhân.
2. Trạng thái khí
– Ở trạng thái khí, các phân tử (nguyên tử) ở cách nhau rất xa. Ở áp suất
thường, phân tử chỉ chiếm khoảng 1/1000 thể tích khí. Vì vậy chất khí có
thể nén và chiếm thể tích bình đựng.
– Ở áp suất thấp, nhiệt độ cao, các phân tử khí rất ít và hầu như không
tương tác với nhau. Khí được coi là lý tưởng, tuân theo phương trình:
PV = nRT
Trong đó:
P là áp suất phân tử khí gây ra trên thành bình đựng.
V là thể tích của bình đựng khí.
N là số mol khí có trong bình đựng.
R là hằng số khí
T là nhiệt độ tuyệt đối
– Ở áp suất cao, nhiệt độ thấp, mât độ các hạt khí cao, sự tương tác giữa
các hạt đáng kể, khí này là khí thực, tuân theo phương trình:

( P+ Va ) (V −b )=RT
2

a
Trong đó: phản ánh lực hút giữa các phân tử
V2

b là thể tích riêng của các phân tử


Sự hóa lỏng chất khí
– Ở áp suất thường, chất khí hóa lỏng ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó
gọi là nhiệt độ hóa lỏng. Ngược lại, ở nhiệt độ đó chất lỏng cũng hóa
hơi, vì vậy nhiệt độ đó cũng là nhiệt độ sôi của chất lỏng.
Tuy nhiên, việc nâng cao nhiệt độ hóa lỏng (hay nhiệt độ sôi) nhờ tăng áp suất cũng có
một giới hạn nhất định, qua nhiệt độ đó chất lỏng không thể tồn tại dù dưới áp suất
nào.
1
– Nhiệt độ cực đại đó được gọi là nhiệt độ tới hạn (Tth) và áp suất cần thiết
để chất khí hóa lỏng ở nhiệt độ đó gọi là áp suất tới hạn (Pth). Thể tích
một mol khí ở nhiệt độ tới hạn và áp suất tới hạn gọi là thể tích tới hạn.
Ở điều kiện tới hạn, thể tích của chất khí và chất lỏng bằng nhau nên tại
đó chất khí và chất lỏng có tỷ khối như nhau.

The Supercritical Diagram of CO2

Solid-Liquid
equilibrium

Supercritical
Fluid

Gas-Liquid
equilibrium

2
3. Trạng thái lỏng:
– Là trạng thái trung gian giữa chất rắn và chất khí. Ở nhiệt độ thường, kiến trúc
của chất lỏng gần giống với kiến trúc của chất rắn tinh thể
– Khác với chất rắn, trong kiến trúc của chất lỏng có lỗ trống, do đó các phân tử
chất lỏng di chuyển dễ dàng. Chất lỏng có hình dạng của vật đựng và có đẳng
hướng về các tính chất từ, quang, điện và độ cứng. Chất lỏng ở nhiệt độ thường
hầu như không bị nén.

4. Trạng thái tinh thể và trạng thái vô định hình


a. Chất tinh thể:
 Chất tinh thể có các tiểu phân sắp xếp trật tự theo những quy luật lặp đi lặp lại
nghiêm ngặt trong toàn bộ tinh thể.
 Do đó chất tinh thể có:
– Cấu trúc và hình dáng xác định.
– Có trật tự xa.
– Có tính bất đẳng hướng: các tính chất (chỉ số khúc xạ , độ cứng, độ dẫn
nhiệt...) theo các hướng khác nhau là khác nhau.
– Có nhiệt độ nóng chảy xác định
Ví dụ:

SiO2 (Cristobalite)

b. Chất vô định hình:


 Về mặt cấu tạo: ở trạng thái vô định hình, các tiểu phân được sắp xếp một cách
hỗn độn như trong chất lỏng.
 Do đó chất vô định hình có:
– Cấu trúc và hình dáng không xác định.
– Có trật tự gần
– Có tính đẳng hướng
– Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

3
c. So sánh trạng thái tinh thể và trạng thái vô định hình
 Giữa trạng thái tinh thể và vô định hình không có ranh giới rõ rệt. Những chất
vô định hình cũng có cấu trúc tinh thể, nhưng những tinh thể này rất nhỏ, không
phát hiện được bằng mắt thường hay kính hiển vi. Có nghĩa là trật tự sắp xếp các
tiểu phân được thực hiện trong một khoảng cách rất nhỏ. Do đó chất vô định
hình có cấu trúc trật tự gần.
 Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của chất tinh thể nhỏ hơn của chất vô định hình, do
đó tinh thể bền hơn chất vô định hình.
 Nếu thời gian kết tinh nhỏ sẽ tạo thành chất vô định hình (các tiểu phân không
kip sắp xếp). Còn nếu thời gian kết tinh lâu sẽ tạo thành chất tinh thể.
 Nếu các tiểu phân có tính đối xứng cao, lực liên kết giữa các tiểu phân ở trạng
thái lỏng nhỏ thì chúng sẽ dễ kết tinh dạng tinh thể. Vì vậy các kim loại, các hợp
chất ion chứa ion đơn giản (NaCl, KCl...) thường tạo thành tinh thể; các phân tử
có khối lượng phân tử lớn, cồng kềnh (nhựa đường) thường tạo dạng vô định
hình.
 Muốn tạo tinh thể phải kết tinh từ dung dịch loãng và làm lạnh từ từ.

II. HỆ TINH THỂ


1. Các yếu tố đối xứng của tinh thể
 Tâm đối xứng (hình a) là điểm giữa của tất cả các đoạn thẳng nối từ bất
kỳ điểm nào trên bề mặt này sang bề mặt kia của tinh thể và đi qua nó.

a)

4
 Mặt phẳng đối xứng (hình b) là mặt phẳng chia tinh thể ra làm hai phần
bằng nhau, phần này là ảnh của phần kia chiếu qua gương đặt trùng với
mặt phẳng đối xứng.
 Trục đối xứng bậc n (hình c) là trục mà khi quay tinh thể xung quanh
trục một góc 360o thì tinh thể trùng với chính nó n lần, n được gọi là bậc
của trục.
– Hình c) có trục đối xứng bậc 4 (L4)
2. Cấu tạo bên trong tinh thể
 Mạng tinh thể được tạo thành từ các mặt mạng. Điểm giao nhau của các mặt
mạng là các nút mạng.

Mặt mạng (a) và mạng thinh thể với ô mạng cơ bản (b)
 Ô mạng cơ sở là hình khối nhỏ nhất tạo nên mạng tinh thể.
Mỗi ô mạng cơ sở được đặc trưng bằng giá trị 3 cạnh (a0,b0,c0) theo các trục a, b, c và
3 góc (, , ) được quy định thống nhất như hình dưới, gọi là các thông số của ô
mạng cơ sở của mạng tinh thể.

 Các tiểu phần (ion, nguyên tử, phân tử) phân bố tại nút mạng.

CsCl Ar CO2

5
3. Các hệ tinh thể và ô mạng cơ sở của chúng
Mạng tinh thể có tối thiểu một yếu tố đối xứng. Căn cứ vào các yếu tố đối xứng
có 7 hệ tinh thể. Đó là:
1. Hệ tam tà (triclinic) có tâm đối xứng. Không có trục và mặt đối xứng.
– Thông số ô mạng cơ sở: a0  b0  c0 ;       90o
– Ví dụ: K2Cr2O7; CuSO4.5H2O ...

2. Hệ đơn tà (monoclinic) có 1 trục đối xứng bậc 2 và 1 mặt phẳng đối xứng
hoặc chỉ có một trong hai yếu tố đối xứng này.
– Thông số ô mạng cơ sở: a0  b0  c0;  =  = 90o;   90o &1200
– Ví dụ: Lưu huỳnh đơn tà (S), thạch cao (CaSO4.2H2O)

3. Hệ trực giao (orthorhombic; hệ tà phương) có vài trục đối xứng bậc 2 và vài
mặt phảng đối xứng hoặc một trong hai yếu tố đối xứng này.
– Thông số ô mạng cơ sở: a0  b0  c0 ;  =  =  = 90o
– Ví dụ: Lưu huỳnh trực giao (S), baritin (BaSO4) …

4. Hệ tam phương (Hệ mặt thoi; trigonal;) có ít nhất một trục đối xứng bậc 3.

6
– Thông số ô mạng cơ sở: a0 = b0 = c0 ;  =  =   90o
– Ví dụ: Canxit (CaCO3), NaIO4.3H2O …

5. Hệ tứ phương (tetragonal) có một trục đối xứng bậc bốn.


– Thông số ô mạng cơ sở: a0 = b0  c0 ;  =  =  = 90o
– Ví dụ: SnO2, CaWO4 ...

6. Hệ lục phương (hexagonal) có một trục đối xứng bậc 6.


– Thông số ô mạng cơ sở: a0 = b0  c0 ;  =  = 90o ,  = 120o
– Ví dụ: thạch anh (sio2), nephelin (naalsio4)…

7. Hệ lập phương (cubic) có 3 trục đối xứng bậc bốn.


– thông số ô mạng cơ sở: a0 = b0 = c0 ;  =  =  = 90o
– Ví dụ: NaCl, CaF2 ...

7
14 mạng lưới Bravais

III. CÁC DẠNG CẤU TRÚC TINH THỂ CƠ BẢN CỦA HỢP CHẤT VÔ

Dựa vào bản chất liên kết và khoảng cách giữa các tiểu phần, người ta phân
chia các tinh thể hợp chất vô cơ thành 4 kiểu cấu trúc tinh thể: cấu trúc đảo,
cấu trúc mạch, cấu trúc lớp và cấu trúc phối trí.
1. Cấu trúc đảo
– Trong cất trúc đảo: mỗi tiểu phân (nguyên tử khí trơ, phân tử hay ion phức tạp)
tạo thành một đảo riêng biệt nằm trên một nút mạng. Liên kết giữa các tiểu
phân là liên kết Van der Waals, lực liên kết hydro hay lực hút tĩnh điện kém bền
8
vững nên các chất có cấu trúc đảo có năng lượng mạng lưới nhỏ, nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sôi nhỏ, thường là chất khí hoặc lỏng ở nhiệt độ phòng
– Trong cấu trúc đảo, liên kết cộng hóa trị chỉ tồn tại trong nội bộ một nút mạng.
Mỗi nút mạng có thể là một phân tử hữu hạn, ion phức hoặc một nguyên tử khí
trơ. Ví dụ: các chất H2, O2, N2, Ar, CO2, halogen ở trạng thái rắn, các hợp chất
hữu cơ, H2O, K2[TiCl6] có cấu trúc tinh thể dạng đảo.
– Thuộc loại cấu trúc này có mạng phân tử và mạng ion có ion phức tạp

2. Cấu trúc mạch


– Cấu trúc mạnh: được tạo thành từ các mạch vô hạn. Giữa các nguyên tử trong
nội bộ một mạch (theo một hướng trong không gian) là liên kết cộng hóa trị.
Các mạch này liên kết với nhau (theo hai hướng còn lại trong không gian) bằng
các lực Van Der Waals, ion, hydro.
9
– Mạch thường có đơn vị cấu trúc bát diện (AB6), tứ diện hay vuông (AB2) với
các thành phần hợp thức AB5, AB4, AB3, AB2 nối nhau qua cầu B.
 Mạch có đơn vị cấu trúc tứ diện AB4 với thành phần hợp thức AB2 (ví dụ:
BeCl2)

BeCl2

AB2
 Mạch có đơn vị cấu trúc vuông AB4 với thành phần hợp thức AB2 (ví dụ:
PdCl2)

PdCl2

AB2
 Mạch có đơn vị cấu trúc bát diện AB6 với thành phần hợp thức AB4 (Ví dụ:
MgCl2.2H2O)

 Mạch có đơn vị cấu trúc bát diện AB6 với thành phần hợp thức AB5 (ví dụ
CrF5- trong hợp chất CaCrF6)

10
AB5
3. Cấu trúc lớp
– Cấu trúc lớp được tạo thành từ các lớp vô hạn. Giữa các nguyên tử trong nội bộ
một lớp (theo hai hướng trong không gian) là kiên kết cộng hóa trị. Giữa các
lớp (theo một hướng trong không gian) là liên kết Van der Waals, ion, hydro.
– Lớp thường có đơn vị cấu trúc bát diện (AB6) với các thành phần hợp thức
AB5, AB4, AB3, AB2 nối nhau qua cầu B.
 Lớp có đơn vị cấu trúc bát diện AB6 với thành phần hợp thức AB3, ví dụ:
Al(OH)3

AB3
 Lớp có đơn vị cấu trúc bát diện AB6 với thành phần hợp thức AB2 (ví dụ:
CdI2)

AB2
4. Cấu trúc phối trí
– Trong cấu trúc phối trí, mỗi tiểu phân (trên một nút mạng) được bao quanh bởi
một số xác định tiểu phân đơn bên cạnh (nguyên tử, ion đơn), nằm ở những
khoảng cách bằng nhau và được liên kết bằng cùng một kiểu liên kết mạnh (ion,
cộng hóa trị hay kim loại)
 Liên kết ion và liên kết kim loại có tính không bão hoà, không định
hướng nên tinh thể phối trí ion và kim loại có số phối trí cao. Chúng
được xây dựng theo nguyên lý sắp xếp đặc khít nhất sao cho thể tích
khoảng không gian tự do còn lại giữa chúng là nhỏ nhất.
 Cấu trúc các tinh thể phối trí cộng hóa trị (cấu trúc không gian) được
quyết định bởi tính chất lai hóa của các nguyên tử nên tinh thể cộng hóa
trị thường có số phối trí nhỏ (= 4)
– Thuộc loại cấu trúc này có mạng nguyên tử, mạng ion và mạng kim loại.
– Cấu trúc phối trí thường có thành phần hợp thức A, AB, AB2, AB3
 Cấu trúc phối trí có thành phần hợp thức A và có các đơn vị cấu trúc
khác nhau:

11
 Cấu trúc phối trí có thành phần hợp thức AB và có các đơn vị cấu trúc
khác nhau:

NaCl (AB6) CsCl (AB8)


ZnS (AB4)
 Cấu trúc phối trí có thành phần hợp thức AB2 và có các đơn vị cấu trúc
khác nhau:

SiO2 (AB4)
 Cấu trúc phối trí có thành phần hợp thức AB3 và đơn vị cấu trúc bát diện
AB6

ReO3 (AB6)
IV. MỐI LIÊN HỆ GIỮA BẢN CHẤT LIÊN KẾT, CÁC LOẠI MẠNG
LƯỚI TINH THỂ VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CÁC CHẤT
MA

M – kim loại M – kim loại M – phi kim


A – kim loại A – phi kim A – phi kim

A - M > 1,7 A - M < 1,7

Liên kết Kim loại Liên kết Ion Liên kết Cộng hóa trị

12
Mạng kim loại Mạng ion Mạng Mạng
nguyên tử phân tử

Ion đơn Ion phức

Cấu trúc phối trí Cấu trúc đảo Cấu trúc Cấu trúc
mạch lớp
1. Các chất với liên kết kim loại và mạng tinh thể kim loại.
a. Cấu trúc mạng tinh thể: trong tinh thể kim loại ở nút mạng là các
cation kim loại (mang điện tích dương) liên kết với nhau bởi liên kết kim
loại và được sắp xếp theo quy tắc đặc khít nhất, còn các e hóa trị chuyển
động tự do trong toàn bộ tinh thể kim loại tạo thành loại liên kết không
định chỗ. Mạng tinh thể kim loại là một hệ đại phân tử. Toàn bộ khối
kim loại được coi là một đại phân tử.
– Các kim loại và hợp kim có loại mạng này.
– Số phối trí tính bằng số nguyên tử kim lọai bao quanh

b. Năng lượng mạng lưới: được quyết định bởi mật độ e hóa trị (vì chỉ có
các AO hóa trị mới có khả năng xen phủ và làm tăng mật độ e):
- Năng lượng mạng lưới tinh thể kim loại sẽ càng lớn khi bán kính
nguyên tử càng nhỏ và số e hóa trị càng lớn.
c. Tính chất vật lý: kim loại có những tính chất rất đặc trưng như có ánh
Na Cu Mg
kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dẻo, dễ kéo dài, dễ dát mỏng…
(SPT = 8) (SPT = 12) (SPT = 12)
- Năng lượng mạng lưới kim loại thường không nhỏ lắm (trừ Hg)
nên tất cả các kim loại đều là chất rắn ở nhiệt độ phòng. Do mật
độ khí electron trong các kim loại là rất khác nhau nên các chất
có liên kết kim loại có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi rất
khác nhau
- Ví dụ: kim loại kiềm có bán kính lớn, số e hoá trị = 1  mật độ
e nhỏ  nhiệt độ nóng chảy thấp, mềm.
Chất K Ca Sc Ti
0
Nhiệt độ nóng chảy, C 63 850 1539 1668
0
Nhiệt độ sôi, C 766 1490 2700 3330
Bán kính, Ǻ 2,36 1,97 1,64 1,46

13
Electron hóa trị 4s1 4s2 3d14s2 3d24s2
Chất Li Na K Rb
Nhiệt độ nóng chảy, 0C 180 98 63 39
Nhiệt độ sôi, 0C 1330 900 766 700
Bán kính, Ǻ 1,55 1,89 2,36 2,48
Electron hóa trị ns1

2. Các chất với liên kết ion và mạng tinh thể ion.
a. Cấu trúc mạng tinh thể: Tinh thể ion được tạo thành từ những ion
ngược dấu luân phiên nằm tại các nút mạng và liên kết với nhau theo lực
hút tĩnh điện và không thể tách riêng từng phân tử từ tinh thể nên tinh thể
ion được coi là một đại phân tử.
– Số phối trí là số tiểu phần bao quanh tiểu phần trung tâm
 NaCl: Na và Cl có số phối trí 6
 CsCl: Cs và Cl có số phối trí 8
 K2[TiCl6]: K có số phối trí 4 (tiểu phần phối trí là ion phức
hexaclorotitanat(IV)).
 Ion [TiCl6]2-có số phối trí 8

K2[TiCl6]

b. Năng lượng mạng tinh thể ion (Uml).


 Định nghĩa: Uml – là năng lượng cần cung cấp để phá vỡ 1 mol tinh
thể của chất và chuyển thành các ion cô lập ở trạng thái khí.
 Nhận xét về năng lượng mạng lưới ion:
 Trong các hợp chất ion bậc hai, khi chênh lệch độ âm điện giữa
hai nguyên tử tạo ion càng lớn, độ ion của liên kết càng lớn 
năng lượng mạng lưới tinh thể ion càng cao.

14
 Năng lượng mạng lưới ion sẽ càng lớn khi lực hút tĩnh điện giữa
các ion càng lớn, tức là khi điện trường của các ion càng mạnh:
o Đối với các ion cùng điện tích, kích thước ion càng lớn,
điện trường càng nhỏ, năng lượng mạng lưới càng nhỏ.
o Đối với các ion có cùng bán kính, điện tích ion càng lớn,
năng lượng mạng lưới ion càng lớn.

- Một số giá trị năng lượng mạng tinh thể tham khảo:
 Trên thực tế, năng lượng mạng tinh thể không thể tính trực tiếp, nên
thường dùng các phương pháp tính gián tiếp:
 Thực nghiệm: Sử dụng chu trình Born – Haber (Áp dụng định
luật Hess):
Năng lượng mạng tinh thể của NaCl(r) được tính từ phản ứng sau:
Na(s) + ½ Cl2(g)  NaCl(s)







15


Trong đó
DHthNaCl: Nhiệt thăng hoa Na = 108 kI/mol
INa: Năng lượng ion hóa = 496 kJ/mol
Epl: năng lượng phân ly Cl2(k) = 224 kJ/mol
DHtt: Nhiệt tạo thành NaCl (r) = – 411 kJ/mol
ECl: Ái lực electron của Cl = – 349 kJ/mol
Áp dụng định luật Hess:
DHtt = DHthNa + INa + ½ Epl + ECl + U
U = DHtt – DHthNa – INa – ½ Epl – ECl
= – 411 – 108 – 496 – 224/2 + 349
= –788 kJ/mol
 Tính toán lý thuyết dựa trên lực tĩnh điện của tinh thể ion tinh khiết:
Lực Coulomb – phương trình Born
 Coulomb đưa ra phương trình tính lực tương tác tĩnh điện trong phân tử ion
như sau: F=e 2 ¿ ¿
Với:
e: Điện tích của 1 electron = 1,602210-19 C
r: Khoảng cách giữa 2 ion (m).
z+, z-: Độ lớn điện tích các ion.
e0: Hằng số điện môi chân không. 4pe 0=1,1126510-10 C2/(J.m)
 Dựa trên lực tương tác này, Born đưa ra phương trình tính năng lượng cho 1
mol tinh thể ion: Eml =M N A e 2 ¿¿
Với NA: Hằng số Avogadro = 6.0221415 × 1023
M - hệ số Madelung, đặc trưng cho ảnh hưởng của các ion cùng và ngược dấu
bao quanh đối với mỗi ion trong tinh thể ( M phụ thuộc vào dạng cấu trúc)
Công thức Số phối trí Dạng cấu trúc Tỷ số giới hạn về Hệ số
r
+
Mandelung M
x= −
bán kính R
MX 8 CsCl x > 0,723 1,763
6 NaCl 0,414 < x < 0,732 1,7475
4 ZnS (Sphaqlerit) 0,225 < x < 0,414 1,638
MX2 8 CaF2 (Fluorit) x > 0,732 2,40
CdI2 2,36
6 TiO2 (Rutil) x < 0,732 2,408
Vuazit 1,641
Florit 2,520

Sai số khi tính bằng chu trình Born-Haber so với phương trình Born

16
Phương trình Born – Mayer
Eml =N A e 2 ¿ ¿
với
do = r+ + r-
d : hằng số (bằng 34.5 pm nếu r tính bằng pm, 10-12m)
thay các hằng số đã biết, ta có:
Eml =1390¿ ¿

Phương trình Born – Lande


Việc tính toán hằng số Madelung tương đối khó khăn, nên Lande đã mở rộng
−¿
Z 1
phương trình Born theo dạng: E =M N e Z 2
+¿ ( )
4 π ε0 r0
1− ¿
n
ml A ¿
+ -
Với: r0 là khoảng cách giữa 2 ion (r0 = r + r )
Chú ý ở đây nếu dùng trị tuyệt đối cho z thì phải thêm dấu – phía trước công
thức.
n là hệ số (còn gọi là hệ số Born).
r0 tính bằng met, e tính bằng j/mol.
n - hệ số đẩy Born, chỉ sự liên hệ giữa anion và cation, có giá trị phụ thuộc vào cấu
hình e của ion (tương ứng với khí trơ):
He Ne Ar Kr Xe
5 7 9 10 12
Nếu cấu hình e của cation và anion là khác nhau thì n nhận giá trị trung bình của hai
cấu hình ion đó.
Một số giá trị n cho các hợp chất và ion khác:
LiF LiCl LiBr NaCl NaBr Cu+ Ag+ Au+
5,9 8,0 8,7 9,1 9,5 9 10 12
Ví dụ:
Tính năng lượng tinh thể của NaCl.
MN Z + Z− e 2 1
Eml = A (1− )
4 πε 0 r 0 n
1 ,75×6 .023×1023 (+1 )(−1 )(1, 602×10−19 )2 1
= (1− )
−12
4×3 , 142×8 . 854×10 ×282×10 −12 9,1
=−766376 J /mol=−766 .376 kJ /mol
Phương trình Kapustinsky
+ −
Z Z
Eml =A + − n
r +R
Trong đó:

17
A - hằng số = 1071,5 nếu U tính theo kJ/mol
= 256,1 nếu U tính theo kcal/mol
n - số ion có trong công thức hợp chất ion
r – tính bằng Å (10−10m)
• Ví dụ: Với NaCl
(+1 )(−1 )
Eml =1071 ,5× ×2=−757 , 24 kJ /mol
NaCl 2, 83
• Phương trình này khá chính xác và được sử dụng rộng rãi.
• Phương trình này còn được sử dụng để ước lượng bán kính của những ion phức
tạp, như trong bảng dưới đây

c. Độ bền và tính chất vật lý:


 Sự phân cực tương hỗ giữa các ion làm tăng độ cộng hóa trị của liên
kết, làm giảm điện tích ion hiệu dụng và dẫn đến giảm độ ion của liên
kết nên nhiệt độ phân ly, nhiệt độ nóng chảy… trong tinh thể ion
giảm.
 Ví dụ: CaF2 rất bền, ở 10000C vẫn chưa bị phân hủy, trong khi CuI2
không tồn tại ở nhiệt độ thường.
Giải thích: r[Cu2+] = 0,72 Å < r[Ca2+] = 0,99Å.
Trong khi r[I-] >> r[F-], vì vậy Cu2+ sẽ hút e về phía nó, làm giảm độ
ion, Cu2+ dễ chuyển thành Cu+, còn I- chuyển thành I2.
Phân tử CaF2 rất ít bị phân cực, nên tính ion rất cao.
Ví dụ:
Xét nhiệt độ nóng chảy của 2 dãy sau để thấy rõ ảnh hưởng của sự phân cực
ion.
Hợp chất: LiF LiCl LiBr LiI

18
tnc (0C) : 848 607 550 469
Hợp chất: MgCO3 CaCO3 SrCO3 BaCO3
tnc (0C) : 600 897 1100 1400
Độ tan: Khả năng hòa tan của hợp chất ion phụ thuộc 2 yếu tố: Năng lượng
mạng tinh thể Eml và năng lượng hydrat hóa Eh.
 Nếu Eml >> Eh thì muối khó tan, và ngược lại. Khi Eml tăng, Eh giảm thì tính
tan giảm, ngược lại.
 Eh phụ thuộc vào khả năng phân cực nước của Cation, Eh lớn khi khả năng
phân cực mạnh. Nhận xét bảng sau:
Muối CaSO4 SrSO4 BaSO4
−3 −4
Độ tan (mol/l) 810 510 110−5
Eml (kJ/mol) 2347 2339 2262
Eh (kJ/mol) 1703 1598 1444

3. Các chất cộng hóa trị và mạng tinh thể nguyên tử, phân tử.
a. Liên kết cộng hóa trị: điều kiện hình thành và tính chất.
- Nguyên nhân hình thành: là do sự tăng mật độ electron trên
đường nối các hạt nhân nguyên tử.
- Tính chất: bão hòa, định hướng, phân cực.
b. Hình dạng và sự ổn định của các phân tử cộng hóa trị.
- Thuyết lai hóa các AO.
 Nội dung thuyết lai hóa
 Quy tắc kinh nghiệm để xác định hình dạng phân tử cộng hóa trị ở trạng
x
y= +n
thái khí: 2
n - số cặp electron liên kết
x
2 - số cặp electron không liên kết
x = số thứ tự nhóm - số oxy hóa của A (coi mọi phối tử đều có số oxy hóa
âm)
khi y = 2 – lai hóa sp y = 5 – lai hóa sp3d
y = 3 – lai hóa sp2 y = 6 – lai hóa sp3d2
y = 4 – lai hóa sp3
Số liên kết  = số oxy hóa - số liên kết 
- Thuyết VSEPR: Nguyên tắc chủ yếu: Nếu phân tử cộng hóa trị
AXn có các cặp electron liên kết giữa nguyên tử A với nguyên tử
X và có thể có các cặp electron không liên kết thì các cặp electron
này phải sắp xếp sao cho lực đẩy giữa các cặp electron là cực tiểu.
Khi đó năng lượng của phân tử là nhỏ nhất và phân tử bền vững
nhất:
 Đám mây của cặp electron không liên kết chiếm khoảng không gian lớn
hơn đám mây của cặp electron liên kết.
 Đám mây của các mối liên kết kép chiếm khoảng không gian lớn hơn
đám mây của các mối liên kết đơn.
 Nguyên tố liên kết với nguyên tử trung tâm càng âm điện (độ âm điện
của X càng lớn) thì đám mây của cặp electron liên kết càng bị thu hẹp.
- Sự ổn định của các phân tử cộng hóa trị.
19
Các phân tử cộng hóa trị là chưa ổn định nếu nó còn có khả năng tạo thêm
liên kết:
 Trong phân tử có các AO hóa trị có năng lượng thấp còn trống.
 Trong phân tử còn một vài cặp electron chưa liên kết.
 Trong phân tử có liên kết  do các OA np (n  2) tạo thành
 Nếu như trong phân tử không có các AO hóa trị có năng lượng thấp còn
trống nhưng nó còn có các AO có năng lượng không cao lắm còn trống
(tức là ở điều kiện kích thích nó trở thành AO hóa trị) thì nó có thể tồn
tại ở trạng thái khí nhưng không tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc rắn (nó
không ổn định và bị phá vỡ khi hạ nhiệt độ).
Nếu phân tử không ổn định, khi hạ nhiệt độ nguyên tử trung tâm sẽ tăng
trạng thái lai hóa (tạo thêm liên kết cống hóa trị) bằng cách dùng chung các
phối tử của nhau
3−3
y= +3=3
Ví dụ 1: AlCl3 Al – lai hóa sp2: số phối trí 3 2
 Số liên kết  = 3- 3 = 0: liên kết  khó tạo thành vì Cl có độ âm điện lớn,
khó nhường cặp electron để tạo liên kết  theo kiểu cho - nhận. Hơn nữa
các nguyên tử Al và Cl có kích thước lớn nên mật độ xen phủ của các
AO 3pAl – 3pCl nhỏ, liên kết  tạo thành sẽ không bền.
 Khi hạ nhiệt độ: sp2  sp3: số phối trí 4: dùng chung 1 cạnh
 Ở trạng thái rắn: sp3  sp3d2: số phối trí 6: Al ở tâm bát diện và
chúng sử dụng chung các nguyên tử Cl tạo thành lớp gồm các bát diện
có 3 cạnh chung.
Ví dụ 2: SO3
 Ở trạng thái khí S lai hóa sp2, nằm ở tâm tam giác phẳng, tạo với 3
nguyên tử O 3 liên kết  và 3 liên kết , trong đó có 1 liên kết 3p – 2p và 2
liên kết 3d – 2p.
 Liên kết 3p – 2p kém bền vì muốn tạo thành thì 2AO p phải nằm gần nhau.
Thực tế, do S có kích thước lớn nên mật độ xen phủ của các AO p này
nhỏ. Sự hình thành của liên kết  này không làm tăng mật độ electron
lên bao nhiêu. Do đó khi hạ nhiệt độ, ở trạng thái rắn, SO3 sẽ chuyển
sang lai hóa sp3 bền hơn: tạo cấu trúc mạch gồm các tứ diện dùng chung
2 đỉnh.
Khi nào dùng chung đỉnh, khi nào dùng chung cạnh?
 Nếu phối tử là các nguyên tố có kích thước nhỏ: C, N, O, F thì dùng
chung đỉnh (cầu đơn)
 Nếu phối tử có kích thước lớn hơn thì dùng chung cạnh (cầu kép)
Ví dụ: SiO2 Si lai hóa sp: O = Si = O
Liên kết 2p – 3p không bền, lai hóa sp chuyển thành sp3. Trong đó các nguyên tố
Si nằm ở tâm các tứ diện dùng chung cả 4 đỉnh với các tứ diện xung quanh tạo cấu trúc
không gian. Do đó SiO2 có nhiệt độ nóng chảy rất cao
SeO2 Se lai hóa sp2  sp3 các tứ diện dùng chung 2 đỉnh tạo cấu trúch mạch
 nhiệt độ nóng chảy thấp hơn
Cách tính số phối trí của một nguyên tố khi biết số phối trí của nguyên tố kia trong
mạng tinh thể: công thức hợp thức của phân tử AxBy

20
SPT A y
=
SPT B x
Ví dụ: CdI2 Cd có số phối trí = 6  I có số phối trí = 3 (1 nguyên tử I liên kết vớ 3
nguyên tử Cd)
CdI2 Cd lai hóa sp, ở sang trạng thái rắn chuyển sang lai hóa sp3d2 (SPT = 6)
tạo thành lớp bao gồm các bát diện dùng chung 6 cạnh.
c. Sự tạo thành cầu trúc mạch, vòng hoặc lớp của các chất cộng hóa
trị.
Nguyên nhân: Hệ chuyển về trạng thái tạo liên kết bền vững hơn.
Xét sự ổn định của các phân tử ở trạng thái khí:
- Nếu phân tử đã ổn định (số phối trí ở pha rắn = số phối trí ở pha khí):
mạng phân tử, cấu trúc đảo.
- Nếu phân tử chưa ổn định (số phối trí ở pha rắn  số phối trí ở pha khí):
tăng số phối trí bằng cách dùng chung các phối tử.
+ Nếu phối tử có kích thước nhỏ (C, N, O, F): dùng chung đỉnh., tạo cầu đơn.
 Nếu dùng chung tất cả các đỉnh: mạng nguyên tử , cấu trúc không gian
(thường chỉ gặp với các loại có số phối trí 4).
 Nếu dùng chung 2 đỉnh: cấu trúc mạch hoặc vòng.
 Nếu dùng chung hơn 2 đỉnh, nhưng chưa phải là tất cả: cấu trúc lớp.
+ Nếu phối tử có kích thước lớn: dùng chung cạnh, tạo cầu kép.
 Nếu dùng chung 2 cạnh: cấu trúc mạch hoặc vòng.
 Nếu dùng chung hơn 2 cạnh: cấu trúc lớp.
- Cấu trúc vòng tạo mạng phân tử.
- Cất trúc mạch, lớp là các dạng trung gian giữa mạng nguyên tử và mạng
phân tử.
d. Mạng tinh thể nguyên tử (cấu trúc không gian, cấu trúc phối trí): được
tạo thành từ các nguyên tử nằm trên các nút mạng tinh thể. Liên kết giữa
các nguyên tử là liên kết cộng hóa trị. Quy luật phân bố các nguyên tử
trong mạng tinh thể nguyên tử được quyết định bởi trạng thái lai hóa của
các nguyên tử.

SiO2 Kim Cương ZnS


– Chất có mạng nguyên tử rất bền, cứng, nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi và
hầu như không tan trong bất cứ loại dung môi nào. Chất cách điện, chất bán
dẫn.
– Số phối trí của 1 nguyên tử bằng số liên kết cộng hóa trị  có được với các
nguyên tử xung quanh.
 ZnS : Zn và S đều có số phối trí 4. (sp3)
21
 SiO2: Si có phối trí 4(sp3), O có số phối trí 2(sp)
 Kim cương. C có số phối trí 4(sp3)
e. Mạng tinh thể phân tử (cấu trúc đảo): được tạo thành từ các nguyên tử
khí trơ, phân tử hay ion phöùc taïp nằm trên các nút mạng, liên kết giữa
các nút mạng là liên kết Van der Waals

XeF2 XeF4 Argon (Ar)


 Ar có số phối trí 12
 Phân tử XeF2 và XeF4 có số phối trí 8
– Chất có mạng phân tử thường có độ cứng thấp, nhiệt độ nóng chảy thấp, một số
tan nhiều trong dung môi không cực, tan ít trong dung môi có cực.
– Trong mạng phân tử ngoài liên kết Van Der Waals, có thể có liên kết hydro
nếu thỏa mãn điều kiện tạo thành loại liên kết này (các hợp chất chứa các gốc F
– H, O – H, N – H).

Cấu trúc tinh thể H2O

22
Cấu trúc tinh thể H3BO3
4. Nhận xét về tính chất vật lý của các chất
 Liên kết càng mạnh thì nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi càng cao.
Ví dụ:
Chaát B Al NaCl H2 S H2 O
Nhieät ñoä noùng
2076 660 601 -85,6 0
chaûy, 0C
Nhieät ñoä soâi, 2270
0 3927 1465 -60,4 100
C 2519
Baûn chaát lieân Coäng hoùa Kim loại Ion Van der Van der
keát trò Waals Waals +
hydro
Traïng thaùi toàn Mặt thoi Lập phương Lập Khí Lỏng
taïi phương
mặt taâm

 Hợp chất có liên kết Van der Waals có phân tử càng lớn thì nhiệt độ nóng chảy
và nhiệt độ sôi càng cao. Trong trường hợp có thêm liên kết hydro thì nhiệt độ
sôi và nhiệt độ nóng chảy cao thêm rõ rệt.
Ví dụ:
Halogen F2 Cl2 Br2 I2
0
Nhiệt độ nóng chảy, C -219,6 -100,1 -7,2 113,5
0
Nhiệt độ sôi, C -187 -34,15 58,75 184,5
Bán kính, Ǻ 0.64 0,99 1,14 1,33
Bản chất liên kết Van der Waals
Hydro halogenide HF HCl HBr HI
0
Nhiệt độ nóng chảy, C -83,4 -114,2 -86,9 -50,8
0
Nhiệt độ sôi, C 19,5 -85,1 -66,8 -35,4
Bán kính, Ǻ 1,33 1,81 1,96 2,2
Bản chất liên kết Van der Waals +
Van der Waals
hydro

V. TINH THỂ THỰC VÀ KHUYẾT TẬT CẤU TRÚC


1. Tinh thể lý tưởng
23
Tinh thể lý tưởng là tinh thể:
– Sự sắp xếp các tiểu phần có tính tuần hoàn không gian nghiêm ngặt.
– Không có khuyết tật cấu trúc.
Các đơn tinh thể có thể được coi là tinh thể lý tưởng.
2. Tinh thể thực
Tinh thể thực là tinh thể:
– Tính tuần hoàn không gian của sự sắp xếp các tiểu phân luôn bị vi phạm.
– Có khuyết tật cấu trúc.
– Các đa tinh thể là các tinh thể thực.
3. Các kiểu khuyết tật cấu trúc
 Khuyết tật điểm gồm hai loại:
– Khuyết tật lỗ trống. Nút mạng trống
– Khuyết tật xen kẽ. Tiểu phân phân bố ở giữa các nút mạng hay tiểu phân
lạ thay thế tiểu phân của nút mạng.
 Khuyết tật đường (lệch): Đầu biên của một mặt mạng bị đứt cụt trong tinh thể
(Ví dụ: đường AB)
 Khuyết tật bề mặt: Là hệ quả của khuyết tật điểm và khuyết tật đường, thể hiện
trên mặt tinh thể hay trên biên giới giữa hai tinh thể.

VI. HIỆN TƯỢNG ĐA HÌNH, THÙ HÌNH


 Hiện tượng đa hình (thù hình) là hiện tượng một hợp chất (đơn chất) có thể
tồn tại dưới nhiều dạng tinh thể khác nhau.
– Ví dụ: Carbon có thù hình: Kim cương, graphit
– Oxyhydroxyt sắt(III) có 3 đa hình:  - FeOOH,  - FeOOH và  -
FeOOH.

Kim cöông Graphit


 Nhiệt độ chuyển hóa đa hình (thù hình): Là nhiệt độ co sự chuyển từ đa hình
này sang đa hình khác.
 Sự chuyển hóa hỗ biến: Là sự chuyển hóa thuận nghịch giữa hai đa hình (thù
hình). (có nhiệt độ chuyển hóa xác định, số bậc tự do F = 0 khi p = const)
– Ví dụ Strực giao  Sđơn tà ở to = 95,5oC

24
 Sự chuyển hóa đơn biến: Là sự chuyển hóa bất thuận nghịch giữa hai đa hình
(thù hình). (không có nhiệt độ chuyển hóa xác định, số bật tự do F = 1 khi p =
const)
– Ví dụ: Kim cương  graphit
VII. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG HÌNH VÀ DUNG DỊCH RẮN
1. Hiện tượng đồng hình: Các chất khác nhau có cùng lọai tinh thể có thể đồng
thời kết tinh tạo thành một lọai tinh thể trong đó các tiểu phần của chúng thay
thế lẫn cho nhau. Sản phẩm thu được là một dung dịch rắn thay thế.
– Ví dụ: Olivin là dung dịch rắn thay thế giữa Fe2SiO4 và Mg2SiO4

Sơ đồ mạng tinh thể dung dịch rắn FeMgSiO4 của Olivin trong đó vòng tròn đỏ là
Fe2+, vòng xanh nhạt là Mg2+, vòng xanh lớn là O2-, còn Si+4 nằm trong tâm tứ diện của
4 ion O2-
2. Dung dịch rắn: Là chất rắn có mạng tinh thể được tạo thành bởi tiểu phần của
hai hay nhiều chất, mà các tiểu phần này sắp xếp vô trật tự đối với nhau.
a. Dung dịch rắn thay thế: Tiểu phần thay thế nhau ở nút mạng.
Điều kiện tạo dung dịch rắn thay thế:
– Các lọai tiểu phần phải có kích thước gần bằng nhau.
– Có tính chất hóa học gần giống nhau.
– Ví dụ: dung dịch rắn Zn – Cu, Dung dịch rắn KCl – KBr…

25
b. Dung dịch rắn xâm nhập: Tiểu phần xâm nhập vào giữa các nút
mạng.
Điều kiện tạo thành dung dịch rắn xâm nhập:
– Kích thước tiểu phần xâm nhập rất nhỏ so với kích thước các tiểu phần
trong mạng tinh thể.
– Ví dụ: các dung dịch rắn xâm nhập giữa hydro và các kim lọai quý (Pt,
Pd…)

26

You might also like