You are on page 1of 59

Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
------

Sau khi được học tập và rèn luyện tại khoa Kinh tế & Quản lý-Trường
ĐHBK Hà Nội,với rất nhiều những kiến thức trên sách vở đã học được thì việc thực
tập tốt nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng em làm quen với thực tế và phần nào
giúp chúng em dần làm quen với các công việc tại các doanh nghiệp.
Là sinh viên chuyên ngành tài chính – kế toán, đợt thực tập tốt nghiệp này đã
giúp chúng em vận dụng các kiến thức đã học để làm quen, tìm hiểu và nắm vững về
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống tài chính – kế toán của doanh nghiệp
cũng như một số nghiệp vụ chính của hệ thống này trong thực tiễn.
Qua quá trình liên hệ thực tập em đã được thực tập tại phòng tài chính kế
toán của công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình.Trong thời gian thực tập tại công ty
em đã phần nào nắm bắt được sơ bộ về những nét chính của công ty, tìm hiểu về hệ
thống kế toán, phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, tìm hiểu sơ
bộ về tình hình tài chính của công ty qua phân tích các báo cáo tài chính.Sau đợt
thực tập này, em đã thu được rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, có được
những kinh nghiệm thực tiễn ban đầu để sau khi ra trường, đi làm, không khỏi bỡ
ngỡ với công việc tại các doanh nghiêp.

Theo hướng dẫn của khoa, nội dung báo cáo của em gồm có 4 phần:
Phần I : Giới thiệu khái quất về doanh nghiệp.
Phần II : Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
PhầnIII :Phân tích hoạt động tài chính- kế toán của doanh nghiệp.
Phần IV : Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu của mình, em luôn nhận được sự chỉ
bảo, giúp đỡ tận tình của cô Ngô Thu Giang – Giảng viên khoa Kinh tế và quản lý
và các cô chú, anh chị ở phòng tài chính kế toán của Công ty Cổ phần nhiệt điện
Ninh Bình.
Do thời gian thực tập cũng như trình độ nhận thức có hạn nên khả năng tổng
hợp và giải quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế tại công ty cũng chỉ ở mức độ
nhất định nên báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán
của công ty để em có thể hoàn thiện bài báo cáo hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!!!

Hà Nội ngày 20/02/2009


Sinh viên : Dương Văn Hà
Mobile : 0984181498

1
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.


1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình.

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH


Tên giao dịch : Ninh Binh Thermal Power Joint-Stock Company
Tên viết tắt : NBTPC
Địa chỉ : Đường Hoàng Diệu - Phường Thanh Bình
Thành phố Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại : 030.3871.167
Fax : 030.3873.762
Website : http://www.nbtpc.com.vn
Tài khoản số : 710A-00079 Tại ngân hàng công thương tỉnh Ninh Bình.
Mã số thuế : 2.700.283.389

Logo công ty :
Vốn điều lệ : 128.655.000.000 đồng (Một trăm hai mươi tám tỷ sáu trăm
năm mươi lăm triệu đồng)
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Nước ta đã gia nhập WTO, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất
trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngày 01 tháng 01 năm
2008 Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty CP Nhiệt Điện
Ninh Bình cho phù hợp với yêu cầu chung của đất nước trong quá trình hội nhập
với thế giới
Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình do Trung Quốc thiết kế, chế tạo thiết
bị, lắp ráp và được khởi công xây dựng từ ngày 15/3/1971 với tổng số vốn đầu tư
93.671.016VNĐ.
Ngày 27/4/1971 Ban chuẩn bị dự án sản xuất được thành lập theo quyết định
số 122QĐ/NCQ/LKT do Bộ trưởng Nguyễn Hữu Mai ký.
Ngày 20/5/1972 máy bay Mỹ đánh phá trực tiếp vào Công ty chính và toàn
bộ công trường làm hư hỏng toàn bộ tổ máy số 1 đang lắp đặt.
Tháng 3/1973 (sau hiệp định Paris) công trường xây dựng Công ty được tiếp
tục thi công trở lại.

2
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Ngày 17/01/1974 Bộ trưởng Bộ điện và than Nguyễn Hữu Mai ký quyết định
số 119/ĐT-NCQLKT về việc thành lập Công ty nhiệt điện Ninh Bình.
Tháng 10/1997 Công ty thực hiện phục hồi xong thiết bị của 4 tổ lò máy. Từ
năm 1997 đến năm 2002 Công ty thực hiện “Dự án khắc phục ô nhiễm môi trường
khí quyển và môi trường nước bãi xỉ”.
Đến năm 1990 Công ty đánh giá lại theo chế độ của nhà nước ban hành với
vốn đầu tư là 115 tỷ đồng. Thiết bị gồm có 4 tổ lò máy hợp bộ với công suất định
mức là: 100.000 KW, sản lượng điện bình quân năm là 600 triệu KWh với tổng số
cán bộ công nhân viên lúc bấy giờ là 850 người.
Sau gần 30 năm (tính đến năm 2002) vận hành và khai thác triệt để năng lực
sản xuất, các thiết bị xuống cấp rất nhiều, hay bị hư hỏng, ô nhiễm môi trường ngày
càng nặng.v.v…
Ngày 29/4/1998 đã hoàn thành công trình xây lắp ống khói mới cao 130m.
Tháng 5/1998 các thiết bị lọc bụi tĩnh điện lần lượt được lắp đặt.
Ngày 08/01/2002 kết thúc lắp đặt cả 4 bộ khử bụi tĩnh điện có hiệu suất lọc
bụi đạt trên 99,1% và đưa vào vận hành.
Tính đến ngày 31/12/2003 Công ty đã phát lên lưới điện quốc gia
11.726.842.336 KW điện. Tính trung bình mỗi năm Công ty phát được trên 400
triệu KW điện. Đỉnh cao sản lượng điện được phát ra là vào năm 2003 với 681 triệu
KW.
Ngày 30/03/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 13/2005/QĐ-
BCN-TCCB chuyển Công ty Nhiệt điện Ninh Bình thành Công ty Nhiệt điện Ninh
Bình, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện lực Việt
Nam.
Ngày 29/12/2006, Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 3954/QĐ-BCN về
việc phê duyệt phương án CPH và chuyển Công ty Nhiệt điện Ninh Bình thành
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình.
Ngày 18/04/2007, Công ty Nhiệt điện Ninh Bình tổ chức đấu giá cổ phần lần
đầu ra bên ngoài tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán : Hà Nội
Ngày 11/12/2007, Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Nhiệt điện
Ninh Bình đã được tổ chức tại Hội trường Công ty. Đại hội đã nhất trí thực hiện
đăng kí niêm yết và giao dịch cổ phiếu của Công ty trên Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội. Đại hội ủy quyền cho Hội đồng quản trị chỉ đạo thực hiện
chủ trương và thời điểm niêm yết.

3
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Ngày 01/01/2008 Công ty Nhiệt điện Ninh Bình chính thức hoạt động theo mô
hình công ty cổ phần theo Giấy chứng nhân Đăng ký kinh doanh số 0903000161 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp .
Trải qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã vinh
dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các ngành, các cấp trao tặng nhiều danh
hiệu và phần thưởng cao quý:
 Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2003
 Huân chương Lao động Hạng hai năm 1978, 1986, 1997
 Huân chương Lao động Hạng ba năm 1975, 1982
 Huân chương Chiến công Hạng ba năm 1990
 Cờ thi đua xuất sắc Chính phủ năm 2006
 Cờ thi đua xuất sắc tập đoàn 2007
 Cờ thi đua xuất sắc tỉnh Ninh Bình năm 2006
 Giải nhất giải thưởng Vifotech về ứng dụng khoa học công nghệ năm
2003
 Giải thưởng môi trường của Bộ TNMT năm 2005
 Giải thưởng thương hiệu xanh bền vững năm 2008
Cùng rất nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu thi đua xuất sắc. Đây là những
phần thưởng xứng đáng công nhận những nỗ lực và cố gắng to lớn của toàn thể cán
bộ công nhân viên Công ty trong suốt những năm qua.
Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, với tốc độ phát triển kinh tế cao,
trong đó nhu cầu về điện phục vụ cho nền kinh tế rất lớn, nhất là giai đoạn 2005-
2020. Trước tình hình đó Tổng công ty điện lực Việt Nam đã đề nghị và được chính
phủ cho phép mở rộng Công ty điện Ninh Bình thêm một tổ máy với công xuất
300MW.
1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Công ty hoạt động với quy mô là doanh nghiệp lớn của tập đoàn điện lực
Việt Nam, dây chuyền công nghệ được của Trung Quốc và luôn được đổi mới kịp
thời, và tổng số nhân viên hiện tại của công ty là trên 1000 người
Hiện nay công ty đang trên đà phát triển với doanh thu hàng năm đạt trên
100 tỷ đồng, là một trong những công ty hàng đầu của tập đoàn điện lực Việt Nam

4
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.


Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình là đơn vị sản xuất điện năng, cung
cấp cho lưới điện quốc gia theo kế hoạch của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Sản
phẩm của công ty là KWh điện, sản phẩm sản xuất ra phát lên thanh cái để hòa vào
lưới điện quốc gia, không có sản phẩm tồn kho, không có dự trữ.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0903000161 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp ngày 31 tháng 12 năm 2007, ngành nghề kinh doanh của
Công ty bao gồm:
 Sản xuất điện năng;
 Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện;
nhiệt, cơ, công trình kiến trúc công ty điện;
 Lắp đặt hệ thống điện (đường dây và trạm biến áp);
 Sản xuất đất đèn, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng;
 Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
 Đầu tư tài chính xây dựng các dự án nguồn điện;
 Kinh doanh bất động sản;
 Lập dự án đầu tư, xây dựng, quản lý các dự án xây dựng; tư vấn, giám sát thi
công lắp đặt công trình;
 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực về quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa
chữa các thiết bị công ty điện;
 Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật

1.3 . Quy mô sản xuất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp.
1.3.1 Quy mô sản xuất.
Tổng công ty điện lực Việt Nam quyết định từ ngày 01/07/2005 Công ty thực
hiện hạch toán độc lập.Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp đối diện với thị
trường, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất nhiều điện cung cấp lên lưới điện quốc gia
theo kế hoạch của công ty .
Công nghệ sản xuất của Công ty là một quy trình khép kín, chính vì vậy mà
Công ty bố trí công nhân vận hành theo 3 ca, 5 kíp đảm bảo sản xuất liên tục 24/24
giờ. Mỗi ca vận hành có một trưởng ca quản lý phụ trách toàn bộ quá trình sản xuất
của Công ty.

5
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Trang thiết bị gồm 4 tổ lò máy, các trạm cao thế, hạ thế điện, hệ thống truyền
tải điện, hệ thống chuyền tải nhiên liệu bằng băng tải đưa than vào lò vận hành an
toàn, liên tục, không có thời gian gián đoạn.
Căn cứ vào sản lượng điện sản xuất, TSCĐ của Công ty, trình độ cơ giới hoá
từ năm 2000 trở về trước được xếp hạng doanh nghiệp loại một. Từ đầu năm 2001
đến nay xếp hạng doanh nghiệp loại hai.
1.3.2 .Quy trình công nghệ sản xuất .

Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ SẢN XUẤT

Than cám Băng tải Nghiền Hệ thống Nước


Lò hơi
than sử lý sông
nước

Bao hơi

Hệ thống sấy
hơi (hơi khô)

Hệ thống Bình Tuốc bin hơi


nước tuần ngưng hơi (quay sinh công)
hoàn

Hệ thống Máy phát Hệ thống làm


kích thích điện mát MF

Hệ thống điện tự Máy biến áp


dùng (tăng áp)
(phục vụ cho SX)

Lưới điện
(35KV + 110KV)

* Nguyên lý hoạt động : Nhiên liệu chính của công ty là than cám 4b và than cám 5,
mua tại Quảng Ninh được vận chuyển bằng đường thuỷ do Tổng Công ty đường sông
Miền Bắc đảm nhận, về cảng công ty được 3 cẩu DEK 251 bốc từ xà lan đưa vào kho
chứa than khô hay đưa thẳng vào máy nghiền .
Nhà chứa than có diện tích 4.920 m2 với lượng dự trữ cao nhất gần 60.000 tấn, từ
đây nhờ hệ thống băng tải vận chuyển vào máy nghiền .

6
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Trước khi đưa than vào buồng lửa, than được nghiền thành bột nhờ hệ thống nghiền (
mỗi lò có 2 hệ thống máy nghiền ) , than phun vào trong buồng lửa cháy sinh nhiệt
truyền vào đường ống sinh hơi, nước trong đường ống sinh hơi biến thành hơi bão hoà
đưa lên bao hơi .
Qua hệ thống phân ly trong bao hơi và các giàn ống quá nhiệt tạo thành hơi quá nhiệt
cao áp xuất 35 – 40 Kg/Cm2 nhiệt độ 450o C và được chuyển qua đường ống sang
TURBINE .
Khi sang TURBINE hơi quá nhiệt có 1 năng lượng rất lớn làm quay TURBINE với
tốc độ 3.000 vòng / phút và kéo theo máy phát điện quay tạo ra điện năng có điện áp
6.300 V, qua máy biến áp nâng lên điện áp 110.000 KV cấp lên hệ thống lưới điện Quốc
Gia và điện 35.000 KV cấp điện cho khu vực tỉnh Ninh Bình và một số tỉnh lân cận .
Hơi quá nhiệt sau khi sinh công trong TURBINE được ngưng tụ thành nước nhờ
bình ngưng tụ sau đó được đưa trở lại lò hơi và tiếp tục nhận nhiệt trong buồng lửa tạo
thành hơi quá nhiệt đưa sang TURBINE để sinh công tạo thành một chu trình tuần hoàn
khép kín

1.4.Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
1..4.1 Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp:
Hiện nay, công ty có hệ thống sản xuất đã hoạt động từ nhiều năm nay, và đã
phát huy tốt năng lực sản xuất của hệ thống thiết bị. Dây chuyền sản xuất được nhập
từ Trung Quốc, quá trình sản xuất liên tục.
Tổ chức hệ thống sản xuất ở công ty được chuyên môn hóa khá rõ ràng theo
kiểu Công ty – Phân xưởng.
Cả công ty là một khối sản xuất khép kín bao gồm các phòng ban quản lý có
từng chức năng riêng, các phân xưởng sản xuất chuyên môn hóa .
Các bộ phận này có quan hệ mật thiết và hỗ trợ, bổ sung cho nhau từ nguyên
vật liệu đầu vào tới sản xuất sản phẩm đầu ra cuối cùng, sản xuất theo hình thức
chuyên môn hóa các bộ phận theo dây chuyền sản xuất liên tục, chu trình khép kín.
1.4.2 Kết cấu sản xuất của Doanh nghiệp
Kết cấu sản xuất đơn giản, có một bộ phận sản xuất phụ. Các phân xưởng sản
xuất cũng chính là bộ phận sản xuất chính của công ty

7
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

1.5.Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.


1.5.1. Cấp quản lý của doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình được tổ chức theo mô
hình trực tuyến chức năng. Công ty có 4 cấp quản lý:
Quản lý cấp cao bao gồm : Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc và phó tổng giám
đốc của công ty.
Quản lý cấp trung gian : Trưởng , phó phòng các phòng ban
Quản lý cấp cơ sở : Quản đốc phân xưởng.
Nhân viên thừa hành : Tổ trưởng sản xuất.
Công ty nhiệt điện Ninh Bình là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
tổng công ty điện lực Việt Nam được tổng công ty điện lực Việt Nam giao vốn, có
con dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định. Từ ngày 01/07/2005 Công ty thực
hiện hạch toán độc lập.Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp đối diện với thị
trường. Công ty hoạt động theo pháp luật Việt Nam và luật doanh nghiệp nhà nước.
1.5.2 Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị –Tổng Giám
đốc - Phó tổng giám đốc - 7 phòng chức năng - 5 phân xưởng, đội sản xuất chính
và 1 đơn vị sản xuất phụ (thể hiện ở sơ đồ số 2 dưới đây).

8
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Sơ đồ 1.2 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ


PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH.
(Nguồn : Phòng tổ chức - Website http://nbtpc.com.vn )

ĐẠI HỘI ĐỒNG


CỔ ĐỒNG
BAN KIỂM
SOÁT
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC


CÔNG TY

P.TGĐ PHỤ
TRÁCH SẢN XUẤT P.TGĐ PHỤ
TRÁCH DỰ ÁN

PHÒNG KỸ THUẬT VĂN PHÒNG PHÒNG TỔNG


AN TOÀN HỢP DỰ ÁN

PX VẬN HÀNH P. TỔ CHỨC


LÒ - MÁY LAO ĐỘNG

PHÂN XƯỞNG PHÒNG TT


NHIÊN LIỆU BV-PC

P/X SỬA CHỮA P. KẾ HOẠCH


CƠ - NHIỆT VẬT TƯ

P/X ĐIỆN - P. TÀI CHÍNH


KIỂM NHIỆT KE TOÁN

PHÂN XƯỞNG HÓA

XƯỞNG
SẢN XUẤT PHU

9
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

1.5.3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý


Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình
được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng.
Do tính chất công việc của mỗi phòng ban, phân xưởng khác nhau do đó
chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận đó cũng khác nhau. Để phân công trách
nhiệm được rõ ràng cần phân định chức năng, nhiệm vụ cho từng đơn vị cụ thể .
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. ĐHĐCĐ có
các quyền sau:
- Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
- Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng
năm, các báo cáo của BKS, của HĐQT và của các kiểm toán viên;
- Quyết định số lượng thành viên của HĐQT;
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS; phê chuẩn việc HĐQT
bổ nhiệm Tổng Giám đốc điều hành;
- Các quyền khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ.
Hội đồng quản trị
Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên. HĐQT là cơ quan có đầy đủ
quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền
thuộc ĐHĐCĐ. HĐQT có các quyền sau:
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty;
- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích
chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát, chỉ đạo hoạt động của Ban Tổng
Giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty;
- Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo
cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương
hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm
của Công ty trình ĐHĐCĐ;
- Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ;
- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty;
- Các quyền khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ.
Ban kiểm soát
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi
hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách
10
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và
nghĩa vụ của Ban:
- Kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp
lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm tra
việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;
- Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời có
quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới
hoạt động kinh doanh, hoạt động của của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc;
- Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần
thiết;
- Các quyền khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ.
Ban Tổng Giám đốc Công ty
Ban Tổng Giám đốc gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc do HĐQT bổ
nhiệm. Ban Tổng Giám đốc có nhiệm vụ:
- Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, Điều lệ Công ty và
tuân thủ pháp luật;
- Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản
xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty;
- Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với
Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại
diện và các cán bộ quản lý khác của Công ty;
- Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp
luật;
- Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm trước HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho
Công ty;
- Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế
hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua;
- Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
Khối các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ bao gồm
- Văn phòng: Thực hiện các chức năng Hành chính - Quản trị - Đời sống - Y tế và
công tác thi đua khen thưởng.
- Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu thực hiện các chức năng về công tác tổ
chức, cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo và thực hiện các chế độ chính sách.

11
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

- Phòng Thanh tra - Bảo vệ - Pháp chế: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công
tác Thanh tra; giữ gìn an ninh trật tự và công tác Pháp chế, thường trực công tác tự
vệ quân sự và các nhiệm vụ khác có liên quan.
- Phòng Kế hoạch - Vật tư: Tham mưu và thực hiện các chức năng kế hoạch, quản
lý cung ứng vật tư, nhiên liệu, xuất nhập khẩu thiết bị, các chức năng kinh doanh
khác.
- Phòng Kỹ thuật An toàn: Tham mưu và thực hiện các chức năng quản lý kỹ
thuật, kỹ thuật an toàn - BHLĐ, quản lý môi trường và công nghệ thông tin phục vụ
sản xuất - kinh doanh của Công ty.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu và thực hiện các chức năng quản lý tài
chính - vốn, thống kê - kế toán.
- Phòng Tổng hợp dự án: Là đơn vị tham mưu thực hiện công tác quản lý dự án
xây dựng Công ty Nhiệt điện Thái Bình 1.
Khối các đơn vị sản xuất:
Là các đơn vị sản xuất thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành, sửa chữa toàn bộ các
thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất điện cũng như các thiết bị phục vụ phụ
trợ có liên quan, gồm 05 phân xưởng sản xuất chính và 1 xưởng sản xuất phụ.
- Phân xưởng Vận hành lò máy : Thực hiện công tác hiệu chỉnh để đảm bảo các lò
ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời phải đảm bảo sửa chữa lớn và nhỏ các
thiết bị để đảm bảo sản xuất an toàn và liên tục.Tổ chức và thực hiện tốt công tác
hiệu chỉnh máy để nâng cao hiệu xuất của máy và phải thực hiện tốt công tác sửa
chữa lớn, nhỏ theo kế hoạch Công ty giao.
- Phân xưởng Nhiên liệu : Có nhiệm vụ quy hoạch bến bãi, kho tàng sao cho đủ
lượng than cung cấp cho lò theo phương thức sản xuất công ty giao đồng thời phải
đảm bảo khâu bốc dỡ, phân phối và truyền tải than.
- Phân xưởng Sửa chữa Cơ - Nhiệt : Gia công chế tạo các chi tiết để thay thế, sửa
chữa nhỏ cho Công ty
- Phân xưởng Điện - Kiểm nhiệt : Tiếp nhận điện 6,3KV nâng lên 35KV và
110KV hoà vào mạng lưới điện quốc gia. Quản lý, bảo dưỡng và khai thác có hiệu
quả hệ thống thông tin điện thoại của Công ty. Tổ chức quản lý các thiết bị mẫu,
thiết bị thí nghiệm và đảm nhiệm toàn bộ những phần việc về điện của Công ty.
- Phân xưởng Hoá : Phân tích sử lý chất lượng hơi, nước, dầu cung cấp cho hệ
thống vận hành và sửa chữa. Xác định các thông số của than, tro, xỉ, nước…
- Xưởng Sản xuất phụ
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức rất linh hoạt, mỗi phòng ban, phân
xưởng đều có chức năng và nhiệm vụ riêng trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối
điện của mình,qua đó giúp cho việc SXKD của toàn công ty cổ phần nhiệt điện
Ninh Bình đạt hiệu quả cao nhất.

12
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

PHẦN II : PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH


DOANH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP.

2.1.Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động marketing.
2.1.1. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm dịch vụ.
Để xem xét, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta xem xét tình
hình sản xuất, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chi tiêu giá thành của
Công ty qua một số năm
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công ty qua một số năm.
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
ĐVT
Chỉ tiêu KH TH KH TH KH TH
SL điện SX Trkw/h 530 554,3 500 509,8 660 681,13
Xuất tiêu haotháng G/kwh 625 612,9 625 604,49 620,45 613,95
Xuất tiêu hao dầu G/kwh 1,5 0,486 1,4 0,465 0,5 0,2
Điện tự dùng % 12 10,64 12 10,84 12 9,913
Điện thanh cái Trkwh 495,3 454,6 613,61
Tổng CF trực tiếp Tr.đ 188,985 170,188 204,459 172,081 270,503 266,975
Giá thành đơn vị đ/kwh 356,56 307,07 408,92 337,54 454,78 435,09
(Nguồn : Phòng kế hoạch )
Qua số liệu ở trên đã chứng tỏ rằng Công ty luôn hoàn thành kế hoạch mà Tập
đoàn điện lực giao cho.
* Chỉ tiêu sản lượng điện sản xuất:
554,3
Năm 2005: Đạt = 1,046 hay 104,6% vượt 4,6% so với kế hoạch.
530
Năm 2006: Đạt 102% vượt 2% so với kế hoạch.
Năm 2007: Đạt 103,2% vượt 3,2% so với kế hoạch.
Các chỉ tiêu “xuất tiêu hao than tiêu chuẩn”, “xuất tiêu hao dầu” và “điện tự
dùng” đều liên tục thực hiện tốt vượt kế hoạch (thấp hơn mức kế hoạch cho phép).
Đây là nhân tố quan trọng để Công ty đạt giá thành 1KWh điện thấp.
* Chỉ tiêu xuất tiêu hao than tiêu chuẩn:
Năm 2005 Công ty đã thực hiện tiết kiệm được:
612,9 - 625 = -12,1(g/kwh)
Năm 2006 tiết kiệm được: -19,51g/kwh.
Năm 2007 tiết kiệm được: -6,5g/kwh.
* Chỉ tiêu xuất tiêu hao dầu đốt lò:
Năm 2005 Công ty đã thực hiện tiết kiệm được:
0,486 - 1,5 = -1,014g/kwh
Năm 2006 tiết kiệm được -0,935g/kwh.
Năm 2007 tiết kiệm được -0,3g/kwh.
* Chỉ tiêu điện tự dùng kỳ thực hiện giảm so với kỳ kế hoạch:
Năm 2005: 1,36%.
Năm 2006: 1,16%.
13
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Năm 2007: 1,734%.


* Chỉ tiêu tổng chi phí trực tiếp đã thực hiện giảm so với kế hoạch:
Năm 2005: 18.794 triệu.
Năm 2006: 27.378 triệu.
Năm 2007: 944 triệu.
* Chỉ tiêu giá thành đơn vị:
554,3 × 307,07
% Hoàn thành kế hoạch năm 2005 = × 100 = 86,1%
554,3 × 356,56
Nghĩa là Công ty đã hạ được giá thành sản phẩm xuống còn 86,1% so với kế
hoạch (tức là giảm được 13,9%).
Tương tự năm 2006, Công ty đã thực hiện giảm so với kế hoạch 17,46%.
Năm 2007 Công ty đã thực hiện giảm so với kế hoạch là 18,4%.
Chỉ tiêu giá thành đơn vị Công ty thực hiện trong 3 năm đều giảm so với kế
hoạch Tập đoàn điện lực giao nhưng giá thành đơn vị năm sau vẫn cao hơn năm
trước.
Năm 2006 cao hơn so với năm 2005: 337,54 - 307,07 = 30,47đ/kwh.
Năm 2007 cao hơn năm 2006: 435,09 - 337,54 = 97,55đ/kwh.
Đó một phần là do hàng năm Chính phủ có quyết định tăng giá than nên làm
cho chi phí nhiên liệu tăng lên mà chi phí nhiên liệu dùng cho sản xuất điện lại
chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành điện (khoảng gần 70% trong giá thành).
Qua phân tích ở trên ta thấy Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản
xuất kinh doanh, thực hiện tốt chỉ tiêu mà Tập đoàn điện lực giao cho. Làm được
điều đó là do Công ty đã tận dụng tốt khả năng sản xuất của đơn vị, việc quản lý có
hiệu quả thúc đẩy năng lực sản xuất của người lao động. Giá bán điện trong năm là
cố định, để cho việc sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tăng trưởng, công ty
luôn chú trọng tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức tốt nhất.
2.1.2. Sơ lược thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và các đối
thủ cạnh tranh.
Công ty mới chuyển đổi mô hình từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần
nên hoạt động marketing chưa được chú trọng, trong thời gian tới với cơ chế hoạt
động linh hoạt của Công ty cổ phần thì hoạt động Marketing sẽ được thúc đẩy và
nằm trong một phần kế hoạch của Công ty
Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình là 1 trong 14 đơn vị sản xuất và phát
điện của cả nước gồm 4 tổ lò hơi với công suất 100.000 KW, cung cấp điện cho các
tỉnh phía bắc như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá.
Lĩnh vực điện hiện đang có nhiều tiềm năng do thực trạng nhu cầu tiêu dùng
điện phục vụ sinh hoạt của dân chúng và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế rất cao
nên các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm đến lĩnh vực này.Hiện nay,
nhiều tập đoàn, tổng công ty thuộc khối nhà nước và ngoài nhà nước đã tiến hành
đầu tư vào sản xuất điện như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp
Than và Khoáng sản Việt Nam, các tổng công ty như Tổng công ty Sông Đà và các
dự án đầu tư theo cơ chế BOT, IPP.

14
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Hơn nữa, ngoài các lĩnh vực sản xuất điện truyền thống như nhiệt điện, thủy
điện, các nguồn năng lượng khác cũng đang được nghiên cứu, khai thác để sản xuất
điện như điện khí, phong điện, điện sử dụng năng lượng mặt trời, địa nhiệt, điện
sinh khối, điện hạt nhân...
Sự tham gia của các thành phần vào sản xuất điện sẽ tạo ra thị trường sản
xuất điện cạnh tranh, một phần theo Quy hoạch phát triển ngành Điện, một phần do
lợi ích lớn khi đầu tư vào ngành Điện. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng tiềm tàng
đến lợi thế cạnh tranh của Công ty và từ đó đòi hỏi Công ty phải có những điều
chỉnh chiến lược thích hợp để thích nghi với môi trường canh tranh ngày càng tăng.
2.2. Phân tích lao động, tiền lương .
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp.
Tổng số lao động của Công ty tính đến ngày 30/06/2008 là 990 người trong đó có .
Lao động phân loại theo trình độ và độ tuổi được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 :Bảng cơ cấu lao động(tại ngày 30/6/2008)

*)Theo trình độ:

Số lượng lao động Tỷ lệ


Trình độ (Người) (%)

Đại học 152 15,36

Cao đẳng và trung cấp 188 18,99

Công nhân kỹ thuật 516 52,12

Lao động khác 134 13,53

Tổng số 990 100%

*)Theo độ tuổi :

Số lượng lao động Tỷ lệ


Độ tuổi (Người) (%)

Từ 18 đến 35 tuổi 519 52,42

Từ 36 đến 45 tuổi 241 24,34

Từ 46 đến 55 tuổi 172 17,38

Từ 55 tuổi trở lên 58 5,86

Tổng số 990 100%


(Nguôn : Phòng tổ chức)
15
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Đội ngũ lao động của công ty là rất trẻ,trong đó có 688 nam và 302 nữ.Ở mỗi
ngành, phân xưởng số lao động nhiều hay ít tuỳ thuộc vào công việc trình độ trang
thiết bị kỹ thuật và trình độ tổ chức sản xuất điện,công ty đã xác định nhu cầu về
lao động của mình với quy mô và cơ cấu lao động như trên là phù hợp với yêu cầu
sản xuất đặt ra khi số lượng người lao động ở các phòng ban thiếu hụt so với nhu
cầu thực tế của sản xuất, thì công ty sẽ quyết định tuyển dụng thêm lao động theo
yêu cầu công việc trực tiếp tuyển chọn, việc tuyển chọn lao động mới phải làm sao
tạo ra năng suất chất lượng cao đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có
lãi. Chính vì thế mà công ty chỉ kí quyết định tuyển thên lao động khi có nhu cầu
thực tế .
Công ty tổ chức thời gian làm việc 8h/ngày, 5 ngày/tuần.Đối với cán bộ và
công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty tổ chức sản xuất theo ca, đảm bảo đáp ứng
nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ theo quy định của pháp luật.Khi có
yêu cầu đột xuất về tiến độ sản xuất kinh doanh, các nhân viên Công ty có trách
nhiệm làm thêm giờ. Công ty đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định
của Nhà nước và có đãi ngộ thoả đáng cho người lao động.
2.2.2. Tổng quỹ lương kế hoạch và thực tế .
Tổng quỹ lương kế hoạch của công ty trong năm 2007:
Bảng 2.3 : Số lao động kế hoạch năm 2007
Danh mục ĐVT Kế hoạch 2007
Tổng số CBCNV sản xuất điện Người 850
- Công nhân vận hành Người 450
- Lao động phù trợ và phục vụ Người 288
- Lực lượng gián tiếp Người 112

Bảng 2.4 : Quỹ tiền lương kế hoạch năm 2007: ĐVT : Triệu đồng.
Danh mục Số người Tiền lương và BHXH Kinh phí CĐ Cộng
thưởng VHAT +BHYT
-Lực lượng vận hành 450 28.515,99 1.616,05 570,32 30.702,36
-Lực lượng phù trợ 288 17.646,74 1.066,00 352,93 19.067,67
-Lực lượng gián tiếp 112 7.142,79 458,96 142,86 7.744,61
Tổng cộng 850 53.305,52 3.141,01 1.006,11 57.512,64
Tiền ăn ca:
914 người x 450.000đ x 12 tháng = 4.935.600.000đ
CHI TIẾT :
Tổng số lao động toàn công ty : 850 người
Lương tối thiểu của quốc gia : LQG = 540.000đ
Hệ số lương điều chỉnh của công ty đề nghị là : Kđc = 1,34
Hệ số lương tối thiểu của công ty là : K = (1+K đc) = 2,34
Lương tối thiểu của công ty là : LTTCT = 540.000(1+1,34) = 1.263.600đ
Hệ số lương bình quân toàn công ty : = 3,33
Hệ số phụ cấp lương bình quân toàn công ty : = 0,15

16
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

 Lực lượng vận hành:


- Hệ số lương cấp bậc bình quân: 3,39
- Số lao động vận hành(theo định mức): 450 người
a) Tiền lương cấp bậc cả năm:
1.263.600đ x 3,26 x 450 người x 12 tháng = 22.244.414.400đ
b) Phụ cấp ca khuya:
1.263.600đ x 3,26/22 x 32448 công x 30% = 1.822.693.834đ
c) Thưởng vận hành an toàn:
1.263.600đ x 3.26 x 450 người x 12 tháng x 20% = 4.448.882.880đ
=)) Cộng (a +b + c) = 28.515.991.114đ
* BHXH15% BHYT 2% = 17% ( Lương cơ bản)
540.000đ x 3.26 x 450người x 12 tháng x 17% = 1.616.047.200đ
* Kinh phí công đoàn = 2% (Lương thực tế) =2%[(a) + (b) + (c)]
28.515.991.114 x 2% = 570.319.822đ
 Lực lượng phụ trợ và phục vụ:
- Hệ số lương cấp bậc bình quân : 3,49
- Số lao động phụ trợ và phục vụ : 288 người
a) Lương cấp bậc cả năm số LĐ phụ trợ và phục vụ:
1.263.600đ x 3,36 x 288 người x 12 tháng = 14.673.125.376đ
b) Phụ cấp trách nhiệm:
540.000đ x 0,1 x 28 người x 12 tháng = 18.144.000đ
c) Thưởng vận hành an toàn:
1.263.600đ x 3,36 x 267 người x 12 tháng x 20% = 2.720.641.997 đ
d) Phụ cấp ca khuya:
1.263.600đ x 3,36/22 x 4.056 công x 30% = 234.825.586đ
=)) Cộng (a + b + c + d) = 17.646.736.959đ

* BHXH15% BHYT 2% = 17% ( Lương cơ bản)


540.000đ x 3,36 x 288 người x 12 tháng x 17% = 1.065.996.288đ

* Kinh phí công đoàn = 2% (Lương thực tế) =2%[(a) + (b) + (c)+(d)]
17.646.736.959 x 2% = 352.934.739đ
 Lực lượng gián tiếp:
- Hệ số lương cấp bậc bình quân 3,85
- Số lao động gián tiếp: 112 người

a) Tiền lương cấp bậc cả năm:


1.263.600đ x 3,72 x 112 người x 12 tháng = 6.317.595.648đ
b) Phụ cấp chức vụ:
540.000đ x 0,4 x 11 người x 12 tháng = 28.512.000đ
540.000đ x 0,3 x 21 người x 12 tháng = 40.824.000đ
Cộng : = 69.336.000đ
c) Thưởng vận hành an toàn:
1.263.600đ x 3,72 x 67 người x 12 tháng x 20% = 755.855.194đ
=)) Cộng (a + b + c) = 7.142.786.842đ
17
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

* BHXH15% BHYT 2% = 17% ( Lương cơ bản)


540.000đ x 3,72 x 112 người x 12 tháng x 17% = 458.970.624đ

* Kinh phí công đoàn = 2% (Lương thực tế) =2%[(a) + (b) + (c)]
7.142.786.842đ x 2% = 142.855.737đ
 Quỹ tiền lương: 53.305.514.915đ
Trong đó : Thu nhập bình quân : 5.226.031đ/ng/th
- Tiền lương : 45.380.134.845đ
- Thưởng VHAT : 7.925.380.070đ
 BHXH 15%+BHYT 2%: 3.141.014.112đ
 Kinh phí công đoàn 2%: 1.066.110.298đ
TỔNG CỘNG : 57.512.639.325đ
Tổng quỹ lương thực tế của công ty trong năm 2007 (*):
Bảng 2.5. Số lao động năm 2007
Danh mục ĐVT Năm 2007
Tổng số CBCNV sản xuất điện Người 830
- Công nhân vận hành Người 430
- Lao động phù trợ và phục vụ Người 288
- Lực lượng gián tiếp Người 112

Bảng 2.6 : Quỹ tiền lương năm 2007: ĐVT : Triệu đồng.
Danh mục Số người Tiền lương và BHXH Kinh phí CĐ Cộng
thưởng VHAT +BHYT
-Lực lượng vận hành 430 28.203,14 1.864,49 564,06 30.631,70
-Lực lượng phù trợ 288 18.433,03 1.286,96 368,66 20.088,66
-Lực lượng gián tiếp 112 7.380,24 553,95 147,60 8.081,79
Tổng cộng 830 54.016,41 3.705,40 1080,33 58.802,14
Thu nhập bình quân : 5.423.334đ/người/tháng
Tiền ăn ca:
900 người x 450.000đ x 12 tháng = 4.860.000.000đ
(*) : Công thức tính lương được trình bày trong mục 2.2.3
2.2.3. Cách thức trả lương, đơn giá lương của công ty.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương kết hợp việc trả lương
thời gian và lương khoán.
Việc hạch toán thời gian lao động của Công ty được thể hiện trên bảng chấm
công do các tổ, phân xưởng, phòng ban theo dõi tình hình ngày làm việc thực tế của
công nhân viên; được phòng tổ chức xác nhận sau đó chuyển cho kế toán tiền
lương. Trên cơ sở bảng chấm công đã được duyệt, kế toán tiền lương làm căn cứ để
tính tiền lương cho công nhân viên trong Công ty.
Hạch toán kết quả lao động của Công ty được thể hiện ở bảng nghiệm thu kết
quả hạng mục công trình, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.
Do đặc điểm riêng vốn có của ngành điện là sản xuất theo dây truyền khép
kín nên việc chi trả lương được phân theo chức danh nghề nghiệp của công nhân.
18
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả cho từng đối tượng và
tính các khoản phải trích theo quy định, các khoản giảm trừ theo lương như: Điện,
nước, BHXH, BHYT, KPCĐ. Khi đó kế toán áp dụng các tài khoản sau:
TK154 (1541231) : Công nhân vận hành là người trực tiếp sản xuất điện.
TK627 (62711) : Nhân viên phân xưởng.
TK642 (64211) : Cán bộ quản lý.
• Cách tính lương:
* Hình thức trả lương thời gian:
Lương thời Lương nền x hệ số cấp bậc
x Số công thực tế
gian 22
Do tính chất của công nghệ sản xuất theo dây truyền khép kín nên không có
thời gian ngừng nghỉ. Vì vậy bên cạnh tiền lương chính, người lao động trong Công
ty còn được hưởng các khoản phụ cấp như: Phụ cấp ca 3, phụ cấp khu vực, phụ cấp
trách nhiệm.
+ Phụ cấp ca 3:
Phụ cấp Lương nền x hệ số cấp bậc x Số công ca 3 x Hệ số ca 3
ca 3 22
Trong đó: - Hệ số ca 3 được xác định với:
Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm điện: 40%.
Công nhân sửa chữa trực ca đêm: 30%.
+ Phụ cấp trách nhiệm: Công ty chia phụ cấp trách nhiệm thành 3 loại:
Trưởng phòng, quản đốc : 0.4%.
Phó phòng, phó quản đốc : 0.3%.
Tổ trưởng sản xuất : 0.1%.
Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số trách nhiệm x Lương nền Công ty.
+ Phụ cấp khu vực: Vì có độc hại do bụi, khói thải ra ở Công ty trong quá
trình sản xuất nên cán bộ công nhân viên được hưởng mức lương phụ cấp là 10%.
Phụ cấp khu vực = 10% x Lương nền Công ty.
Vậy:
Tổng tiền lương của cán = Lương thời gian và nghỉ + Các khoản phụ cấp
bộ công nhân viên ngừng việc (ngày lễ, tết)

* Hình thức trả lương khoán (lương theo sản phẩm):


Là hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành
quy định và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm công việc đó.
Việc quyết toán theo sản phẩm cho cán bộ công nhân viên xuất phát từ quyết
định đại tu (sửa chữa lớn) của công ty giao cho đơn vị phân xưởng, tổ ,đội . Căn cứ
vào bảng quyết toán ngày công do phân xưởng,tổ,đội.gửi lên, kế toán tiến hành
thanh toán và trả lương cho công nhân viên, căn cứ vào số lượng công nhân phục
hồi đại tu, các khoản phụ cấp của công nhân đó để tính và trả lương. Căn cứ quan
trọng nhất là “Bản nghiệm thu thiết bị máy móc sau sửa chữa, đại tu” và bảng chấm
công số công nhân thực tế đại tu.

19
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Lương khoán = Đơn giá ngày công x Số công định mức


Trong đó : Đơn giá do Tổng công ty điện lực Việt Nam xây dựng như sau:
Lương ngày = ( Lương tối thiểu x Hệ số lương ) : 22
Hệ số không ổn định = 10% lương ngày
Phụ cấp khu vực = 10% Ltt / 22
Phụ cấp độc hại = 10% Ltt / 22
Vậy đơn giá nhân công = Tổng tiền lương ngày + Các khoản phụ cấp lương ngày

Số công định mức được xác định theo sổ tay định mức lao động
* Kế toán BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn .
- Bảo hiểm xã hội ( TK 3383) trích 15% Công ty tính như sau :
= Tổng hệ số lương cấp bậc BQ toàn công ty x Số CN x Lương tối thiểu x 15%.
Hàng tháng Công ty tiến hành tạm trích theo công thức trên. Cuối năm, lấy tổng số phải
nộp của sản xuất chính trừ đi số tạm trích 11 tháng còn lại là số trích tháng 12.
Cụ thể Tháng 12/2007 , số phải trích BHXH 15% cho bộ phận trực tiếp SX:
Căn cứ vào số phân bổ trên kế toán ghi :
Nợ TK 154 (15411232) : 147.639.400 đ
Có TK 338 (3383) : 147.639.400 đ
- Bảo hiểm y tế : (TK 3384 )Trích 2% và phân bổ tương tự như BHXH
Số trích tháng 12 là 27.290.300
Phân bổ cho công nhân trực tiếp = 19.685.300
Cho nhân viên phân xưởng = 1.755.000
Cho nhân viên quản lý = 5.850.000
Căn cứ vào số liệu trên kế toán ghi :
Nợ TK 154 (15411232) : 19.685.300
Có TK 338 ( 3384 ) : 19.685.300

- Kinh phí công đoàn ( TK 3382 ) Trích = 2% theo lương thực trả .
Số trích trong tháng = Tiền lương thực trả ( từng đối tượng ) x 2%
Tháng 12/2007 tập hợp 2% trích kinh phí công đoàn cho các đối tượng như sau :
- Công nhân trực tiếp : 126.154.600
- Nhân viên phân xưởng : 21.716.200
- Nhân viên quản lý : 39.432.200
------------------------- ------------------
Cộng 187.303.000
Kế toán căn cứ vào số tiền phân bổ cho từng đối tượng sử dụng như trên, tiến hành
định khoản :
Nợ TK 154 (15411232 ) : 126.154.600
Có TK 338 (3382 ) : 126.154.600
Kế toán phải thu , phải trả kiểm tra số liệu của phần mình phụ trách trên sổ chi tiết , sổ
cái , tổng hợp đối ứng tài khoản 3382, 3383, 3384, và “sổ nhật ký chung” , kế toán giá
thành tiến hành đối chiếu với các số liệu tương ứng trên tài khoản mình phụ trách .

20
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

2.3. Công tác quản lý vật tư, tài sản cố định.


2.3.1. Nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của công ty cần rất nhiều nguyên vật liệu,
nhiên liệu và công cụ dụng cụ lao động, mỗi loại có vai trò công dụng khác nhau
muốn quản lý chặt chẽ và hạch toán chính xác vật liệu thì cần phải tiến hành phân
loại vật liệu. Căn cứ vào công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất, vật liệu
của công ty được chia ra:
* Nhiên liệu: Gồm than và dầu đốt lò.
- Than: Gồm 04 loại: Than cám 4, than cám 5, than cốc, than đá được dự trữ
để phục vụ sản xuất trong khoảng thời gian từ 30 ngày trở lên.

- Dầu: Để phục vụ sản xuất được tiến hành thường xuyên liên tục, Công ty
luôn dự trữ một lượng dầu nhất định để phục vụ cho sản xuất khoảng 700 tấn (gồm :
Mazut (F0), Điêzen (D0), Xăng A72, Xăng A92.

Than và dầu (F0) do Tổng công ty cấp và chịu trách nhiệm hợp đồng mua với
bên bán.

Ngoài 2 loại nhiên liệu chính than và dầu , Công ty còn sử dụng các loại
nguyên vật liệu khác:

*Vật liệu phụ: Tuy không cấu tạo nên thực thể của sản phẩm xong vật liệu
phụ có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất của công ty, vật liệu
phụ có rất nhiều loại như: sắt, thép, que hàn, các loại đồ điện, sơn, xi măng...

Các loại thuộc tạp phẩm như: sách, sổ, bút...hoá chất thí nghiệm, hoá chất
công nghiệp...

* Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng của các loại máy móc, thiết bị
mà Công ty sử dụng gồm rất nhiều các loại khác nhau như: van, vòng bi, các loại
phụ tùng thay thế của các loại xe, các loại ống sắt, ống đồng, các động cơ...

* Công cụ dụng cụ: Gồm các loại dụng cụ, công cụ phục vụ cho quá trình
sản xuất, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, bảo hộ lao động (như mũi khoan, áo
mũ, xà phòng, găng tay...)
* Phế liệu thu hồi: Gồm các phế liệu trong quá trình sản xuất đã bị hư hỏng
không còn sử dụng để sản xuất được nữa.
2.3.2. Xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu.
Ở công ty vật liệu, CCDC chủ yếu xuất cho các phân xưởng sản xuất chính
như phân xưởng lò, PX máy, PX nhiên liệu, PX cơ khí... và một số phòng ban cần
sử dụng.
Để sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm và hợp lý, chặt chẽ phòng kế hoạch
kết hợp với các phân xưởng căn cứ vào dự toán các công trình để lập kế hoạch
cung cấp vật tư và tính toán lượng vật tư cần thiết phục vụ cho việc tu sửa đại tu
các công trình. Công ty chỉ tiến hành cấp phát các loại vật tư có trong kế hoạch
cung cấp vật tư hay hạn mức vật tư đã được duyệt.
21
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Nhân viên kinh tế các phân xưởng, phòng ban lập phiếu xuất (mỗi loại vật tư
được lập thành 3 liên) qua quản đốc phân xưởng ký và đưa lên phòng vật tư do
trửơng hoặc phó phòng vật tư ký, đóng dấu mới được xuống kho lĩnh.
Phiếu xuất được lập thành 3 liên:
- 1 liên lưu tại phân xưởng hoặc phòng ban
- 2 liên nhân viên kinh tế mang xuống kho lĩnh, Thủ kho căn cứ vào phiếu
xuất xem xét đã đủ thủ tục chưa rồi tiến hành xuất vật tư theo đúng số lượng , chủng
loại, quy cách đồng thời ghi vào thẻ kho và gửi lên phòng kế toán 1 bản còn một
bản lưu tại phòng vật tư.
Tất cả các phiếu xuất căn cứ vào định mức tiêu hao và nhu cầu sử dụng cho
sản xuất theo đề nghị của các bộ phận sản xuất, phòng vật tư mới tiến hành cho
xuất kho.
Sơ đồ 2.1 : SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ CHỨNG TỪ XUẤT KHO

Đơn xin cấp vật tư

Phòng vật tư Bộ phận sử dụng Thủ kho

Kế toán vật tư Thẻ kho

Ghi chú: Trình tự thủ tục khi phát sinh thủ tục xuất kho
(Nguồn : Phòng Tài chính-Kế toán)

2.3.3. Tình hình tài sản cố định của công ty.


TSCĐ ở đây chủ yếu là máy móc thiết bị có công suất trọng tải từ nhỏ đến
lớn , bao gồm nhiều chủng loại, có hàng nghìn mặt hàng khác nhau.Mặt khác do
Công ty xây dựng đã lâu trên 30 năm nên một số máy móc thiết bị thuộc dây truyền
sản xuất chính hầu như đã cũ, xuống cấp, đa số TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng. Để
công ty tồn tại và phát triển, hàng năm Công ty thường xuyên lập kế hoạch đại tu
sửa chữa TSCĐ một cách chặt chẽ và sát thực.
Bảng 2.7 : Tình hình trang bị về TSCĐ
ĐVT : VN đồng
Năm Nguyên giá TSCĐ Giá trị HM.TSCĐ Giá trị CL.TSCĐ Tỷ lệ (%) còn lại

2006 181.848.451.839 135.262.133.161 46.586.318.678 25,62


2007 190.612.810.998 141.939.473.377 48.673.337.621 25,54
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)

22
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Công ty được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ trước nên TSCĐ đã cũ,
đã được khấu hao nhiều, giá trị còn lại thấp hơn nhiều so với nguyên giá.
Trong những năm qua Công ty đã tiến hành đầu tư, cải tạo lắp đặt thêm
nhiều thiết bị mới quan trọng như hệ thống khử bụi tĩnh điện, …Từ đó góp phần
làm tăng sản lượng điện phát ra, đáp ứng được phương thức vận hành của Tổng
công ty. Cụ thể như giá trị TSCĐ tăng 4.82% tương ứng với 8.764.359.159 đồng.
Đây là một dấu hiệu tốt, thể hiện sự đi lên và phát triển không ngừng của công ty.
Do TSCĐ ở Công ty có rất nhiều loại, mỗi loại đòi hỏi phải được quản lý
riêng. Bởi vậy, căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, căn cứ vào đặc điểm TSCĐ và
yêu cầu quản lý TSCĐ Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.8: Phân loại theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kĩ thuật.
ĐVT : VN đồng
STT Loại TSCĐ Giá trị ban đầu Giá trị còn lại

1 Nhà cửa vật kiến trúc 35.627.573.610 13.561.925.036


2 M.Móc thiết bị động lực 139.713.575.094 29.089.586.355
3 Phương tiện vận tải truyền dẫn 8.626.892.454 2.280.615.089
4 Thiết bị văn phòng dụng cụ QL 6.644.769.840 3.741.211.141
Tổng cộng 190.612.810.998 48.673.337.621
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)
Bảng 2.9 : Phân loại theo nguồn hình thành.
ĐVT : VN đồng
Nguồn hình thành Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại
Vốn ngân sách 168.654.783.329 129.655.043.581 38.999.739.748
Vốn bổ xung 21.958.027.669 12.284.429.796 9.673.597.873
Tổng cộng 190.612.810.998 141.939.473.377 48.673.337.621
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)
TSCĐ của Công ty được xây dựng chủ yếu từ những năm 1973, 1974 nên
hầu như đã được khấu hao gần hết. Tính đến ngày 31/12/2006 TSCĐ của Công ty
đạt 190.612.810.998 đồng về nguyên giá, nhưng đã khấu hao được 141.939.473.377
đồng, giá trị còn lại đạt 48.673.337.621 đồng. Trong tổng số TSCĐ của công ty thì
nhóm TSCĐ máy móc thiết bị động lực công tác chiếm phần lớn, chiếm 73,29%.
Điều nay cho thấy Công ty rất quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện sản xuất
chính của Công ty.

23
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

PHẦN III : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH,


KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP.

3.1.Hệ thống kế toán của doanh nghiệp.


3.1.1.Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp
Tập đoàn điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp lớn trải rộng khắp từ Bắc
tới Nam, từ khâu sản xuất sản phẩm, tiêu thụ là một dây truyền SX . Mà trong đó
Công ty CP Nhiệt Điện Ninh Bình là một thành viên, chính vì vậy mà Công ty CP
Nhiệt Điện Ninh Bình là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không đầy đủ. Là
một đơn vị hạch toán độc lập, chế độ hạch toán thực hiện theo chế độ hạch toán sổ
“nhật ký chung”.
Phòng kế toán Công ty làm nhiệm vụ hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế
tài chính có liên quan đến hoạt động chung của toàn Công ty, chấp hành nghiêm
chỉnh, đầy đủ, đúng đắn các chế độ, thể lệ nghiệp vụ kế toán theo hướng dẫn của
Tập đoàn điện Việt Nam và của Nhà nước.
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc là ngày
31 tháng 12 năm báo cáo.
Đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán là VNĐ.
Kỳ kế toán áp dụng là tháng.
Nguyên tắc kế toán: Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được sửa
đổi cho phù hợp với ngành điện theo quyết định số 3891TC/CĐKT ngày 26/4/2001
của Bộ tài chính dựa trên hệ thống kế toán mới ban hành theo quyết định số
1141TC/QĐ/CĐKT về chế độ kế toán Việt Nam ngày 01/11/1995 và quyết định số
167/2000/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ngày
25/10/2000 của Bộ tài chính.
Hiện nay phòng tài chính kế toán có 11 người được đào tạo qua các trường
Đại học, Cao đẳng chuyên ngành tài chính kế toán. Phụ trách chung là trưởng
phòng, chịu trách nhiệm trước Công ty về tài chính. Công việc kế toán của phòng
được bố trí như sau.

Nhiệm vụ của từng kế toán trong bộ máy kế toán của công ty :


- Trưởng phòng kế toán: Là người tham mưu giúp Giám đốc thực hiện luật
kế toán thống kê tài chính, điều lệ sản xuất của công ty và có nhiệm vụ là kiểm soát
viên kinh tế nhà nước taị đơn vị.
Trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác hạch
toán, chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế trong
toàn bộ công ty, tổng hợp, lập các báo cáo tài chính.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ xác định đúng các
đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tiến hành
kiểm tra,lập báo cáo.Thay thế trưởng phòng khi vắng mặt, có nhiệm vụ tổng hợp giá
thành sản xuất một cách chính xác.Trao đổi, bàn bạc với trưởng phòng để giải quyết
mọi công việc của phòng kế toán, phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình.

24
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Sơ đồ 3.1 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH.

TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TOÁN.

SX phụ

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN


Kiêm KT tổng hợp

SX phụ

KT KT Kế KT Kế Kế Kế
TGNH Tiền toán TSCĐ toán
lương VL toán toán các
& & khoản
& & công công phải
SX Thủ thu,
phụ BHXH CCDC quỹ trình nợ phải
trả

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)


- Kế toán TSCĐ+Thủ quỹ : Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp số
liệu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về số lượng và hiện trạng giá trị TSCĐ,
tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao....Ngoài ra, còn có nhiệm vụ tiếp nhận
các loại vốn bằng tiền. Hàng ngày dựa vào lệnh thu chi để cấp phát, lập các tờ kê, sổ
sách kế toán tiền mặt chuyển qua kế toán tổng hợp ghi chép.
Có nhiệm vụ bảo quản quỹ của công ty, có nhiệm vụ thu chi khi được lệnh thu-
chi của Giám đốc và kế toán trưởng. có trách nhiệm quản lý xuất nhập, tồn quỹ tiền
mặt, thu tiền của khách hàng, kiểm tra tính thật giả của tiền và ghi sổ quỹ tiền mặt.
Gửi tiền vào ngân hàng kịp thời theo đúng quy định.
-Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại
vật liệu, CCDC cho phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà nước. Tổ chức chứng từ,
tài khoản, sổ kế toán phù hợp với công tác hàng tồn kho của công ty để ghi chép,
phân loại tổng hợp số liệu và tình hình hiện có, sự biến động tăng giảm của VL-
CCDC trong quá trình sản xuất.
- Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng thể thức
thanh toán đối với từng khách hàng, hàng hoá cụ thể. Đôn đốc thanh toán thu hồi
kịp thời vốn cho khách hàng cũng như công ty và cung cấp thông tin kinh tế cần
thiết cho bộ phận liên quan và theo dõi kê khai thuế VAT.
25
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

- Kế toán TGNH + SX phụ: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh chính xác tình
hình vốn của công ty tại ngân hàng, giám đốc việc huy động vốn, sử dụng vốn đúng
mục đích, có hiệu quả và theo dõi tổng hợp hạch toán SX phụ
- Kế toán công trình đại tu, sửa chữa: Vì công ty liên tục đại tu máy móc
thiết bị với khối lượng công việc lớn và giá trị kinh tế cao do đó phòng kế toán có
riêng bộ phận này để chuyên tổng hợp, hạch toán các chi phí liên quan đến công
trình và thanh quyết toán công trình khi hoàn thành.
- Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời
gian và kết quả lao động của CBCNV, tính toán chính xác để thanh toán đủ, kịp thời
tền lương và các khoản liên quan trong toàn công ty, quản lý chặt chẽ việc chi tiêu
lương. Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công, trích nộp
BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng liên quan.
3.1.2.Hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp.
Công ty đã chọn hình thức “Sổ nhật ký chung” để áp dụng vì đây là hình thức
dễ làm, dễ hiểu, dễ sử dụng thông tin và dễ áp dụng trên máy vi tính.

Sơ đồ 3.2 : TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC


NHẬT KÝ CHUNG.
CHỨNG TỪ

GỐC

SỔ (THẺ) KẾ
SỔ NHẬT KÝ SỔ NHẬT KÝ
TOÁN CHI
ĐẶC BIỆT CHUNG
TIẾT

BẢNG TỔNG
SỔ CÁI
HỢP CHI

TIẾT

BẢNG CÂN
Ghi chú : ĐỐI TÀI
KHOẢN
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán) BÁO CÁO


TÀI CHÍNH

26
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình thực hiện hạch toán kế toán trên máy vi
tính thống nhất chung toàn Tập đoàn điện lực Việt Nam, trình tự ghi chép kế toán ở
Công ty như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, các kế toán viên tiến hành xử lý chứng
từ (kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, định khoản kế toán, phân loại chứng từ và bổ
xung những thông tin cần thiết…), sau đó các kế toán viên tiến hành nhập dữ liệu
vào máy tính lần lượt theo thứ tự thời gian và theo tứng phần công việc mình phụ
trách.
Chứng từ sau khi đã được nhập vào máy theo đúng nội dung, tính chất tài
khoản, máy tính sẽ tự sử lý và cho các thông tin đầu ra là các sổ kế toán, các bảng
biểu kế toán và báo cáo tài chính.
*) Sổ sách, biểu mẫu, chứng từ:
*Hệ thống sổ sách
Công ty sử dụng các tờ kê tập hợp các chứng từ, sổ nhật ký chung, sổ
cái, bảng tổng hợp chi phí, sổ cái, báo cáo tài chính, ngoài ra công ty còn dùng một
số loại sổ khác:
- Sổ kế toán chi tiết.
- Sổ kế toán tổng hợp.
- Sổ nhật ký đặc biệt.
Cuối kỳ kế toán sau khi hạch toán các công việc ghi sổ và khoá sổ mỗi kế
toán đều in toàn bộ hệ thống sổ sách của tài khoản mình chịu trách nhiệm lưu giữ
theo quy định.
-Báo cáo tài chính : báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam theo
nguyên tắc giá gốc phù hợp hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành
của Việt Nam.
- Bảng cân đối kế toán mẫu B01-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mẫu B02-DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu B09-DN
Ngoài ra Tổng công ty điện lực Việt Nam - EVN yêu cầu báo cáo riêng cho
nghành điện:
- Báo cáo tổng hợp sử dụng điện mẫu 01/THKT
- Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh điện, mẫu 02/THKT,...
* Chứng từ kế toán
Tại Công ty, khi tiến hành sản xuất đã sử dụng các loại chứng từ kế toán theo
mẫu chung của Tổng công ty Điện lực trên cơ sở theo quy định chung của Bộ tài
chính và các giấy báo nợ, báo có .... của Ngân hàng.....
Hệ thống chứng từ sử dụng cả 2 hệ thống chứng từ
- Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc
- Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn.
* Mức độ tin học hóa :
Hiện nay Công ty áp dụng hạch toán toàn bộ trên phần mềm “FMIS” do trung tâm
công nghệ thông tin - Tập đoàn điện lực Việt Nam lập trình. Hệ thống máy vi tính
được nối mạng từ các phân xưởng tới các phòng ban chức năng và với Tập đoàn
điện lực Việt Nam.Phần mềm kế toán “FMIS” có giao diện như dưới đây
27
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Giao diện bao gồm các phân hệ :


+)Phân hệ “ Hệ thống ” +)Phân hệ “ Hiển thị ” +) Phân hệ “ Nhập dữ liệu ”
+) Phân hệ “ Tổng hợp ” +) Phân hệ “ Sổ báo cáo +) Phân hệ “ Tiện ích ”
+) Phân hệ “ Trợ giúp
Ta có thể khái quát trình tự kế toán trên máy vi tính của Công ty như sau :

CÁC CHỨNG
Sơ đồ 3.3 : SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ TỪ GỐC
KẾ TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
SỬ DỤNG PHẦN MỀM FMIS.
XỬ LÝ
CHỨNG TỪ

(Nguồn :Phòng Tài chính-Kế toán)


NHẬP CÁC DỮ
LIỆU ĐẦU
VÀO

MÁY SẼ THỰC HIỆN


- Lên các loại sổ sách :
+ Sổ nhật ký chung + Sổ cái
+ Sổ nhật ký đặc biệt + Sổ kế toán chi tiết
+ Sổ kế toán tổng hợp
- Lập :
+ Các bảng biểu kế toán + Các báo cáo tài chính

IN CÁC THÔNG TIN THEO YÊU CẦU

28
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được phản ánh ghi chép vào các tài
khoản kế toán , mỗi một sai sót nhỏ do việc khai báo tài khoản không phù hợp sẽ dẫn đến
một khối lượng công việc rất lớn , mất nhiều thời gian để sửa chữa lại . Do vậy mỗi kế toán
viên cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và trình độ sử dụng kỹ thuật công
nghệ thông tin.
3.1.3.Mức độ phù hợp và tính đặc thù của hệ thống kế toán của doanh nghiệp so
với các quy định chung.
Sau thời gian thực tập tại phòng kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện Ninh
Bình, trong quá trình tìm hiểu trực tiếp và những hiểu biết của bản thân, em nhận
thấy công ty có đội ngũ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm, làm việc với tinh thần
trách nhiệm cao. Bộ máy kế toán được tổ chức, sắp xếp phù hợp với yêu cầu công
việc và khả năng trình độ của từng người. Hệ thống sổ sách của công ty tương đối
hoàn chỉnh, tổ chức hạch toán một cách hợp lý, khoa học đáp ứng đầy đủ thông tin
hữu dụng đối với từng yêu cầu về thông tin kế toán cho ban lãnh đạo , giúp cho lãnh
đạo công ty có những bước đi đúng đắn trong việc đề ra kế hoạch sản xuất kinh
doanh.

3.2.Chi phí và giá thành.


3.2.1.Đối tượng, phương pháp phân loại chi phí
* Đối tượng tập hợp chi phí:
Căn cứ vào đặc điểm của công nghệ sản xuất ra kwh điện là quá trình thực hiện
các công đoạn, từ khâu vận chuyển nhiên liệu (Than nguyên chất) ---> đưa vào lò
cháy tạo ra nhiệt nung nóng, giàn ống sinh hơi ---> nước trong đường ống sinh hơi
biến thành hơi bão hoà sau đó được đưa lên bao hơi, tạo thành hơi quá nhiệt đến
làm quay TURBINE kéo theo máy phát điện quay tạo ra điện năng(kwh điện). Đây
là một dây truyền khép kín và liên tục, sản phẩm của công ty sản xuất là kwh điện,
nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty chính là điện năng.
* Phương pháp phân loại chi phí:
Công ty phân loại chi phí theo phương pháp khoản mục chi phí gồm có các
khoản mục sau:
* Chi phí sản xuất điện (TK 15412) bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí nhiên liệu (TK 1521)
- Chi phí than ( TK 51211 )
- Chi phí dầu Diêzen “ Do ”( TK 15212 )
- Chi phí dầu ma rút “ Fo” ( TK 15213 )
- Chi phí nhiên liệu khác ( Xăng, dầu cho các loại phương tiện vận tải)
- Chi phí các vật liệu phụ
- Chi phí nhân công trực tiếp ( Tiền lương, trích các bảo hiểm) .
* Chi phí SX chung bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu, dụng cụ phân xưởng
- Khấu hao TSCĐ của phân xưởng
- Chi phí sản xuất chung( Bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, hao
29
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

hụt nhiên liệu trong định mức...)


Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào sổ chi tiết chi phí SX sản phẩm
đồng thời ghi sổ nhật ký chung, sổ cái. Cuối tháng kế toán tổng hợp để lập bảng
tổng hợp chi phí SX phát sinh trong kỳ để làm cơ sở cho việc tính giá thành Sản
phẩm và lập báo cáo các chi phí SX trên máy Vi tính gửi về tổng công ty điện lực
Việt nam.
3.2.2.Giá thành kế hoạch .
Hàng năm, công ty luôn xây dựng kế hoạch cho năm sau theo kế hoạch của tổng
công ty điện lực Việt Nam – EVN, trong đó có giá thành kế hoạch.Phòng kỹ thuật
định mức sản phẩm và định mức tiêu hao điện trong sản xuất và tiêu hao trên đường
dây tải điện, phòng kế hoạch tổng hợp số liệu tính toán để đưa ra giá thành kế
hoạch.
Tổng chi phí
Giá thành điện thương phẩm = ---------------------------------------------
Sản lượng điện thương phẩm

Giá bán điện bình quân 6 tháng đầu năm 2008 là : 649,14đ/kWh.Trong quý III và
quý IV năm 2008 thị trường giá cả nhiên liệu tăng do đó ước tính giá bán điện 6
tháng cuối năm 2008 là : 657,9đ/kWh. Vậy giá bán điện năm 2008 là 652,72đ/kWh
Năm 2009 giá cả thị trường đã có nhiều thay đổi, giá than và giá cả vật tư thiết
bị,các chi phí khác cũng tăng theobieesn động của thị trường.Nên dự tính giá điện
năm 2009 là 678,83đ/kWh (Tăng 4% so với giá bán năm 2008)
3.2.3.Phương pháp tập hợp chi phí và giá thành thực tế.
*Phương pháp tập hợp chi phí:
Vì đặc tính của Công ty chỉ sản xuất một loại sản phẩm điện nên kế toán mở
sổ chi tiết hạch toán chi phí cho sản phẩm điện, phản ánh các chi phí có liên quan
đến đối tượng là sản phẩm điện. Cuối tháng tiến hành tổng hợp chi phí theo từng
khoản mục.
Sổ theo dõi chi phí sản xuất điện gồm:
- Chi phí nhiên liệu (TK1541121):
Than: TK15411211 - Dầu DO:TK15411212. - Dầu FO: K15411213.
- Chi phí vật liệu phụ (K1541122):
Dầu Tuabin: TK15411221. - Dầu máy biến thế: TK15411222.
Dầu mỡ bôi trơn: TK15411223. - Hoá chất dùng trong sản xuất: TK15411224
Nước công nghiệp: TK15411225. - Bi nghiền: TK15411226.
Vật liệuphụ khác: TK15411227.
- Chi phí tiền lương công nhân sản xuất (TK1541123):
Tiền lương: TK15411231. - BHXH, BHYT, KPCĐ: TK15411232.
- Chi phí sản xuất chung kết chuyển (TK15411271).

30
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Công ty điện Ninh Bình là đơn vị trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam
nên công tác hạch toán kế toán cũng theo quy định của Tổng công ty:
* Kế toán chi phí nhiên liệu, vật liệu phụ trực tiếp .
Đối với chi phí này, Công ty hạch toán trực tiếp cho sản phẩm điện và tính
theo giá thực tế xuất sử dụng. Do đặc thù của ngành điện nên Công ty điện Ninh
Bình không sử dụng TK621 “Chi phí vật liệu trực tiếp” mà hạch toán vào TK154
“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” theo từng khoản mục chi phí.
- Đối với nhiên liệu:
+ Than: là loại nhiên liệu mà Công ty dùng chủ yếu để sản xuất điện,
thường chiếm khoảng gần 70% trong giá thành. Căn cứ vào số than xuất dùng
cho sản xuất điện thì phân xưởng nhiên liệu viết phiếu xuất kho, thủ kho căn cứ
vào phiếu xuất áp mã của từng loại than và số của từng phiếu xuất. Sau đó thủ
kho vào thẻ kho theo đúng số lượng, chủng loại than xuất dùng. Phiếu xuất
được lập thành 2 liên, kế toán phụ trách kho nhiên liệu kiểm tra tính chính xác
giữa phiếu xuất với thẻ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho và nhận 1 liên
phiếu xuất còn thống kê nhiên liệu nhận 1 liên.
Nợ TK154 (154112)
Có TK152 (1521112) : Cám 4b
Có TK152 (1521113): Cám 5
Có TK152 (152112) : Chi phí vận chuyển
+ Dầu Fo: Là loại nhiên liệu quan trọng để Công ty sử dụng vào việc đốt
than (nhóm lò) và bổ sung nhiệt khi nhiệt của than thấp (đốt kém dầu). Căn cứ vào
số dầu thực tế tiêu hao, phòng nhiên liệu lập phiếu xuất kho, thủ kho vào thẻ kho.
- Vật liệu phụ trực tiếp: Tuy chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ so với tổng chi phí trực
tiếp song vật liệu phụ có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất của
Công ty, năm 2007 tỷ trọng vật liệu phụ chỉ chiếm 0,67% trong tổng chi phí trực
tiếp của Công ty.
* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, Công ty không sử dụng TK622
“Chi phí nhân công trực tiếp” mà hạch toán vào TK154 “Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang” - chi tiết cho từng loại chi phí.
Khi tiến hành hạch toán tiền lương kế toán định khoản:
Nợ TK154 (1541123):
Có Tk334:
Khi hạch toán các khoản trích theo lương:
Nợ TK154 (1541123)
Có TK338 (3382)
Có TK338 (3383)
Có TK338 (3384)

31
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

* Kế toán chi phí sản xuất chung được tập hợp vào bên nợ TK627 - chi tiết
theo từng khoản mục chi phí, cuoií tháng kết chuyển sang bên nợ TK154112.
* Giá thành thực tế:
Cuối kỳ kế toán, để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế
toán phải xác định phần chi phí sản xuất của số sản phẩm dở dang . Sản phẩm của Công
ty là điện năng, sản xuất ra được đưa lên lưới điện quốc gia nên không có sản phẩm dở
dang.
Công ty chỉ có một sản phẩm là điện, không có sản phẩm dở dang, định kỳ
tính giá thành vào cuối tháng nên Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành trực
tiếp.
Tổng giá thành của Công ty = Tổng chi phí sản xuất trong kỳ
Giá thành đơn vị Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
sản phẩm Số sản phẩm hoàn thành

Qua thu thập số liệu , ta có bảng sau:


Bảng 3.1 : Tình hình thực hiện KQSXKD năm 2007
ĐVT :Triệu đồng
Chỉ tiêu Tháng 12/2007 Năm 2007
Chi phí sản xuất điện 29.910.932.444 307.915.080.000
Chi phí hoạt động khác 1.535403.883 15.814.660.000
Tổng chi phí sản xuất phát sinh 31.446.336.327 323.729.740.000
Sản lượng điện sản xuất(đã trừ đi điện tự dùng) 65.119.769 687.762.354

Căn cứ sản lượng điện sản xuất ra trong tháng ( sau khi đã trừ đi điện tự dùng ) là :
55.536.093, ta có giá thành đơn vị của tháng 12 là :
31.446.336.327
Giá thành đơn vị SP điệnT12/2007 = ------------------------ = 482,89 đ/kwh
65.119.769
Căn cứ sản lượng điện sản xuất ra trong năm 2007 ta có giá thành đơn vị của
năm 2007 là :
323.729.740.000
Giá thành đơn vị SP điệnNăm 2007 = ---------------------------- = 470,7 đ/kwh
687.762.354
3.2.4.Quy trình hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty cổ phần nhiệt
điện Ninh Bình
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
Xuất phát từ đặc thù của công ty là sản xuất ra kwh điện bằng việc đốt than để sinh
hơi làm TURBINE quay biến cơ năng thành điện năng, do đó nguyên vật liệu chính
của công ty là nhiên liệu gồm các loại sau :
+ Than + Dầu Diegen (Do)
+ Dầu ma rút (FO)

32
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Việc xác định và hạch toán đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt
trong việc xác định lượng nguyên vật liệu tiêu hao thực tế trong 1 kwh điện Nguyên
vật liệu để sản xuất sản phẩm hàng ngày không được thông qua phiếu xuất kho và
thẻ kho mà chỉ là hình thức ứng trước nguyên vật liệu trong kho để sản xuất sản
phẩm.
Công ty giao cho phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật, phòng nhiên liệu, phân
xưởng nhiên liệu, cuối tháng căn cứ vào sản lượng sản xuất ra và số lượng nguyên
vật liệu tồn đầu kỳ, số lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ, tính toán xác định mức
tiêu hao nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm trong tháng. Khi đó
phòng nhiên liệu viết phiếu xuất kho, thủ kho ghi vào thẻ kho,phiếu xuất kho được
chuyển lên phòng tài vụ, để ghi vào sổ kế toán, thẻ kế toán làm căn cứ để tập hợp
chi phí sản xuất. Kế toán nguyên, vật liệu căn cứ vào trị giá nguyên vật liệu tồn đầu
tháng, nhập trong tháng và số lượng nguyên vật liệu tồn đầu tháng, nhập trong
tháng và số lượng nguyên vật liệu xuất trong tháng.
Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị nguyên vật liệu
xuất kho sản xuất sản phẩm.:

Trị giá Trị giá nguyên, nhiên vật liệu Số lượng


nguyên, tồn đầu tháng và nhập trong tháng nguyên,
nhiên vật = ------------------------------------------------ x nhiên vật
liệu xuất Số lượng nguyên, nhiên vật liệu tồn liệu xuất
kho đàu tháng và nhập trong tháng trong tháng

* Kế toán chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp.


Tuy không cấu tạo nên thực thể của sản phẩm song nguyên vật liệu phụ có
tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất của công ty.
Nguyên vật liệu phụ có rất nhiều loại như: Bi nghiền dầu biến thế, dầu
TURBINE, mỡ bôi trơn, hoá chất dùng trong sản xuất...
Căn cứ đặc điểm của ngành nên ngoài quy định của nhà nước tổng công ty
điên lực Việt Nam bổ xung chi tiết thêm tài khoản 152,154 như sau:
* Tài koản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu’’
TK 1521 “Nhiên liệu’’
TK15211 “Than’’
TK15212 “ Dầu Do’’
TK 15213 “Dầu FO’’
TK 15218 “ Nguyên liệu khác’’
TK 1522 “ Nguyên liệu, vật liệu’’
TK 15221 “ Nguyên liệu, vật liệu chính’’
TK 15222 “ Vật liệu phụ’’
Trong đó TK 15412 “ Giá thành sản xuất điện’’
TK15431 “ Tiền lương CN trực tiếp sản xuất sản phẩm”

33
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Sơ đồ 3.4 : SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG


TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH

TK:1521 TK:15412

Chi phí nhiên liệu, vật liệu trực tiếp

TK:1522

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)


3.2.5.Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành năm 2007.
- Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình
việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành điện được tiến hành đều đặn, giúp
cho các thông tin được cung cấp kịp thời, đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp.
- Việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phản ánh
được tình hình biến đổi của chi phí và giá thành.
Bảng 3.2 : Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành năm 2007

Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực tế So sánh TT-KH


Tuyệt đối %
Chi phí sx điện Trđ 318.576 307.915,08 (10.661) (3,35)
CP hoạt động khác Trđ 8.100 15.814,66 7.715 95,24
Tổng chi phí SX Trđ 326.676 323.729,74 (2.946) (0,9)
Giá thànhđvsp điện đ/kWh 489,4 470,7 (19) (3,82)
Chi phí sản xuất thực hiện so với kế hoạch giảm 3,35% tương đương
với trên 10 tỷ đồng do trong quá trình sản xuất công ty đã phát động các phong trào
thi đua ca vận hành an toàn và hiệu quả kinh tế nên đã tiết kiệm được một khoản lớn
chi phí sản xuất.Vì vậy giá thành cũng giảm từ 489,4đ/kWh theo kế hoạch xuống
còn 470,7 đ/kWh.
Điều này cho thấy công ty quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm ở công ty có hiệu quả. Công ty đạt được kế hoạch giảm chi phí sản xuất
nhưng mức giảm này chưa phải là nhiều. Trên thực tế công ty có thể tiết kiệm được
hơn nữa chi phí sản xuất nếu như trong việc lập kế hoạch, quản lý sử dụng yếu tố
vật tư được thực hiện có hiệu quả hơn.

34
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

3.3.Hoạt động tài chính của doanh nghiệp.


3.3.1.Cơ hội kinh doanh của công ty.
Theo Công văn số 1484/EVN-TCCB&ĐT ngày 02/04/2008 về việc quản lý
dự án NMNĐ Thái Bình 1 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gửi Công ty Cổ phần
Nhiệt điện Ninh Bình trong đó có nêu rõ:
“ … Chuyển giao cho Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình làm chủ đầu tư
dự án Công ty Nhiệt điện Thái Bình 1 (2x300MW) sau khi Công ty cổ phần Nhiệt
điện Ninh Bình thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý có liên quan theo quy định của
Pháp luật và Điều lệ Công ty.Tập đoàn Điện lực Việt Nam thuê Công ty cổ phần
Nhiệt điện Ninh Bình quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 1 cho đến khi hoàn thành
thủ tục chuyển giao dự án cho Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình làm chủ đầu
tư…”.
Dự án Công ty Nhiệt điện Thái Bình 1 dự tính được đặt tại xã Mỹ Lộc,
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; tổng mức đầu tư dự kiến là 756,46 triệu USD,
hiện nay Công ty CPNĐ Ninh Bình đang tiến hành nghiên cứu phương án đầu tư và
tính toán hiệu quả của dự án. Theo dự kiến công ty sẽ đưa vào vận hành năm 2013
3.3.2.Các báo cáo tài chính của công ty năm 2006 - 2007
Bảng 3.3 : Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đơn vị tính : VN đồng.
Năm T/G%
Chỉ tiêu MS 2006 2007 (07-06)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 320,087,401,597 343,360,789,406 7.27
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng&cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 10 320,087,401,597 343,360,789,406 7.27
4. Giá vốn hàng bán 11 294,523,742,677 297,667,247,803 1.07
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 25,563,658,920 45,693,541,603 78.74
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 915,821,672 482,292,404 (47.34)
7. Chi phí tài chính 22 989,466,171 4,824,738,812 387.61
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 802,115,749 4,824,738,812 501.5
8. Chi phí bán hàng 24 400,460,858 379,480,584 (5.24)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 16,196,146,439 17,590,759,929 8.61
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD [30 = 20 + (21-22) -(24+25)] 30 8,893,407,124 23,380,854,682 162.90
11. Thu nhập khác 31 2,877,735,274 3,024,265,973 5.09
12. Chi phí khác 32 2,621,107,992 2,954,618,764 12.72
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 256,627,282 69,647,209 (72.86)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+40) 50 9,150,034,406 23,450,501,891 156.29
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 2,562,009,634 6,796,314,278 165.27

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0 0 0


17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 6,588,024,772 16,654,187,613 152.79

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 0


(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)
35
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Qua bảng 6, so sánh giữa 2 năm 2007 và 2006 ta thấy:


- Doanh thu năm 2007 tăng 7.27% so với năm 2006.Trong thời gian này giá
thành sản phẩm tăng đồng thời công ty tiến hành mở rộng quy mô do đó doanh thu
tăng theo kết cấu.
- Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng nhẹ 1.07%. Giá thành sản phẩm tăng do
giá đầu vào tăng nhưng không đáng kể.
- Chi phí bán hàng năm 2007 giảm 5.24%. Điều này cho thấy công ty quản
lý chi phí chưa tốt mặc dù doanh thu tăng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng 8.61%, công ty đã chú ý đến
cắt giảm chi phí của mình.
Lợi nhuận trước thuế năm sau tăng rất mạnh so với năm trước.Năm 2007 tăng
156.29% so với năm 2006 tương ứng với 14,300,467,485 đồng. Trong đó lợi nhuận
từ HĐKD tăng mạnh 162.90%.
- Trong 2 năm 2006 và 2007 không có các khoản giảm trừ doanh thu nên tốc
độ tăng doanh thu thuần đúng bằng tốc độ tăng doanh thu là 7.27 % tương ứng với
23,273,387,809 đồng.
Vậy công ty quản lý giá thành tốt, tình hình tiêu thụ sản phẩm có xu hướng tốt
hơn. Ta thấy lợi nhuận của năm 2007 tăng đột biến so với năm 2006. Đây cũng là
năm công ty bắt đầu tiến hành cổ phần hoá.
Bảng 3.4 : Bảng cân đối kế toán.
Đơn vị tính : VN đồng.
TÀI SẢN Mã số 31/12 2006 31/12/ 2007
A.Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 95,892,882,433 104,601,192,009
I- Tiền và các khoản tương đương tiền 110 53,549,993,644 30,059,674,940
1. Tiền 111 53,549,993,644 30,059,674,940
112
2. Các khoản tương đương tiền 0 0
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0
121
1. Đầu tư ngắn hạn 0 0
129
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 0 0
130
III- Các khoản phải thu ngắn hạn (5,907,523,846) 29,096,303,088
131
1. Phải thu khách hàng 593,786,289 718,470,251
132
2. Trả trước cho người bán 496,940,078 90,222,409
133
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (7,389,222,784) 26,569,639,506
134
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0
135
5. Các khoản phải thu khác 390,972,571 1,717,970,922
139
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 0 0
140
IV- Hàng tồn kho 46,237,556,184 45,142,100,331
141
1. Hàng tồn kho 46,237,556,184 45,820,668,493
149
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 (678,568,162)

36
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

150
V- Tài sản ngắn hạn khác 2,012,856,451 303,113,650
151
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 269,628,156 195,113,650
152
2. Thuế GTGT được khấu trừ 0 0
154
3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 1,638,655,695 0
158
4. Tài sản ngắn hạn khác 104,572,600 108,000,000
200
B. Tài sản dài hạn (200=210+220+240+250+260) 102,037,017,143 112,263,301,898
210
I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0
211
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0
212
2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 0 0
213
3. Phải thu dài hạn nội bộ 0 0
218
4. Phải thu dài hạn khác 0 0
219
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 0 0
220
II. Tài sản cố định 101,991,404,643 109,740,495,648
221
1. Tài sản cố định hữu hình 97,750,291,947 99,902,284,847
222
- Nguyên giá 407,274,202,971 409,955,722,373
223
- Giá trị hao mòn luỹ kế (309,523,911,024) (310,053,437,526)
224
2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0
225
- Nguyên giá 0 0
226
- Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0
227
3. Tài sản cố định vô hình 0 0
228
- Nguyên giá 0 0
229
- Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0
230
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4,241,112,696 9,838,210,801
240
III. Bất động sản đầu tư 0 0
241
- Nguyên giá 0 0
242
- Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0
250
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 2,500,000,000
251
1. Đầu tư vào công ty con 0 0
252
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 0 0
258
3. Đầu tư dài hạn khác 0 2,500,000,000
259
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 0 0
260
V. Tài sản dài hạn khác 45,612,500 22,806,250
261
1. Chi phí trả trước dài hạn 45,612,500 22,806,250
262
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0 0
268
3. Tài sản dài hạn khác 0 0
270
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 197,929,899,576 216,864,493,907
NGUỒN VỐN Mã số 31/12/2006 31/12/2007
300
A- Nợ phải trả(300=310+330) 54,270,819,368 82,782,461,721
310
I- Nợ ngắn hạn 53,892,617,590 81,975,319,643
37
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

311
1. Vay và nợ ngắn hạn 5,000,000,000 0
312
2. Phải trả người bán 14,376,203,086 8,496,179,708
313
3. Người mua trả tiền trước 0 0
314
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 70,350,298 8,296,819,072
315
5. Phải trả người lao động 12,765,744,793 20,120,870,850
316
6. Chi phí phải trả 3,926,335,417 7,583,528,799
317
7. Phải trả nội bộ 5,989,230,841 15,026,739,109
318
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0
319
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 11,764,753,155 22,451,182,105
320
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0
330
II- Nợ dài hạn 378,201,778 807,142,078
331
1. Phải trả dài hạn ngời bán 0 0
332
2. Phải trả dài hạn nội bộ 0 0
333
3. Phải trả dài hạn khác 0 0
334
4. Vay và nợ dài hạn 0 0
335
5. Thuế thu nhập hoãn lại pahir trả 0 0
336
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 378,201,778 807,142,078
337
7. Dự phòng phải trả dài hạn 0 0
400
B- Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 143,659,080,208 134,082,032,186
410
I- Vốn chủ sở hữu 131,971,099,783 133,679,449,476
411
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 129,731,448,994 129,806,202,873
412
2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0
413
3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0
414
4. Cổ phiếu quỹ 0 0
415
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0
416
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0
417
7. Quỹ đầu tư phát triển 488,622,151 488,622,151
418
8. Quỹ dự phòng tài chính 1,751,028,638 3,384,624,452
419
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ hữu 0 0
420
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 0 0
421
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 0 0
430
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 11,687,980,425 402,582,710
431
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 11,687,980,425 402,582,710
432
2. Nguồn kinh phí 0 0
433
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(440=300+400) 440 197,929,899,576 216,864,493,907

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)

38
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Trong quá trình kinh doanh, quy mô vốn của công ty là khá lớn. Trong hai
năm gần đây tổng tài sản, nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng cụ thể:
Năm 2007: Số đầu năm là: 197,929,899,576 đồng
Số cuối năm là: 216,864,493,907 đồng
Tổng số vốn cuối năm 2007 so với đầu năm tăng 18,934,594,331 đồng hay 9.57%.
Như vậy quy mô vốn mà công ty sử dụng trong năm và khả năng huy động
vốn của công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên để biết rõ nguyên nhân làm tăng tài sản
và nguồn vốn ta sẽ đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong
BCĐKT.
TSCD va dau tu dai han
Ta có: Ty suat dau tu = × 100
Tong tai san
102,037,017,143
Năm 2006 : Tỷ suất đầu tư = x 100 = 51.55%
197,929,899,576
112,263,30 1,898
Năm 2007 : Tỷ suất đầu tư = x 100 = 51.77%
216,864,49 3,907
Như vậy, các khoản đầu tư vào tài sản cố định cuối năm 2007 tăng 0.22%,
trong khi quy mô tổng tài sản tăng lên một lượng nhỏ. Điều này chứng tỏ trong năm
2007 tăng tỷ trong đầu tư vào tài sản cố định.
Nguon von chu so huu
Ty suat tu tai tro = x 100
Tai san dai han
143,659,080,208
Năm 2006 : Tỷ suất tự tài trợ = x 100 =140.79%
102,037,017,143
134,082,032,186
Năm 2007 : Tỷ suất tự tài trợ = x 100 =119.44%
112,263,301,898
Như vậy toàn bộ Tài sản dài hạn của công ty được đầu tư bằng nguồn vốn chủ
sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cuối năm 2007
giảm (21.36)% so với đầu năm do nguồn vốn CSH giảm (9,577,048,022)đồng
(7.14%), trong khi tài sản dài hạn tăng 10,226,284,755
đồng (10.02%).
Nguon von chu so huu
He so tai tro = × 100
Tong nguon von
143,659,080,208
Năm 2006: Hệ số tài trợ = x100 = 72.58%
197,929,899,576

39
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

134,082,032,186
Năm 2007: Hệ số tài trợ = x100 =61.83 %
216,864,493,907
Như vậy trong năm 2007, hệ số tài trợ cuối năm giảm so với đầu năm là
(10,75%) nên mức độc lập về tài chính của công ty giảm đi do nguồn vốn CSH của
công ty giảm cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn.
3.3.3.Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các báo cáo tài
chính
Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn.
 Phân tích cơ cấu tài sản.
Từ bảng cân đối kế toán ở trên, ta phân tích và lập được bảng cơ cấu tài
sản như sau :
Bảng 3.5 : Bảng cơ cấu tài sản :
Đơn vị tính : VN đồng.
Chênh lệch 07-06
CHỈ TIÊU 31/12/2006 TT(%) 31/12/2007 TT(%) Tuyệt đối %
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 95,892,882,433 48.45 104,601,192,009 48.23 8,708,309,576 9.08
I. Tiền và các khoản tđ tiền 53,549,993,644 27.06 30,059,674,940 13.86 (23,490,318,704) (43.87)
II. Đầu tư TCNH 0 0.00 0 0.00 0
III. Các khoản phải thu (5,907,523,846) (2.98) 29,096,303,088 13.42 35,003,826,934 (592.53)
1. Phải thu của khách hàng 593,786,289 0.30 718,470,251 0.33 124,683,962 21.00
2. Trả trước cho ngườii bán 496,940,078 0.25 90,222,409 0.04 (406,717,669) (81.84)
3. Phải thu nội bộ (7,389,222,784) (3.73) 26,569,639,506 12.25 33,958,862,290 (459.57)
4. Phải thu theo TĐHĐXD 0 0 0 0 0
5. Các khoản phải thu khác 390,972,571 0.20 1,717,970,922 0.79 1,326,998,351 339.41
6. DP phải thu khó đòi 0 0.00 0 0.00 0
IV. Hàng tồn kho 46,237,556,184 23.36 45,142,100,331 20.82 (1,095,455,853) (2.37)
1. Hàng tồn kho 46,237,556,184 23.36 45,820,668,493 21.13 (416,887,691) (0.90)
2.Dự phòng giảm giá HTK 0 0.00 (678,568,162) (0.31) (678,568,162)
V. Tài sản ngắn hạn khác 2,012,856,451 1.02 303,113,650 0.14 (1,709,742,801) (84.94)
1. Chi phí trả trước NH 269,628,156 0.14 195,113,650 0.09 (74,514,506) (27.64)
2.T.GTGT được khấu trừ 0 0.00 0 0.00 0
3.Thuế & các khoản PT.NN 1,638,655,695 0.83 0 0.00 (1,638,655,695) (100.00)
4.Tài sản ngắn hạn khác 104,572,600 0.05 108,000,000 0.05 3,427,400 3.28
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 102,037,017,143 51.55 112,263,301,898 51.77 10,226,284,755 10.02
I.Các KPT dài hạn 0 0.00 0 0.00 0
II.Tài sản cố định 101,991,404,643 51.53 109,740,495,648 50.60 7,749,091,005 7.60
1.Tài sản cố định hữu hình 97,750,291,947 49.39 99,902,284,847 46.07 2,151,992,900 2.20
2. TSCĐ thuê tài chính 0 0.00 0 0.00 0
3.Tài sản cố định vô hình 0 0.00 0 0.00 0
4.Chi phí XDCB dở dang 4,241,112,696 2.14 9,838,210,801 4.54 5,597,098,105 131.97
III.Bất động sản đầu tư 0 0.00 0 0.00 0
IV.Các khoản ĐTTC.DH 0 0.00 2,500,000,000 1.15 2,500,000,000
V. Tài sản dài hạn khác 45,612,500 0.02 22,806,250 0.01 (22,806,250) (50.00)
TỔNG TÀI SẢN 197,929,899,576 100.00 216,864,493,907 100.00 18,934,594,331 9.57

40
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Tài sản ngắn hạn : của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Năm
2006 là 48.45% và năm 2007 là 48.23% và tăng 9.08% (8,708,309,576đ).
Nguyên nhân là do hàng tồn kho và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ
trọng lớn.
+ Hàng tồn kho năm 2006 chiếm tỷ trọng 23.36% thì sang năm 2007 là
20.82%, giảm 2.54% tương ứng với (1,095,455,853)đ, đây là một dấu hiệu đáng
mừng vì nó cho thấy công ty giảm được lượng tài sản dự trữ gây ứ đọng vốn.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2006 chiếm tỷ trong 27.06% thì
sang năm 2007 chỉ chiếm tỷ trọng là 13.86%, giảm 13.2% tương ứng với số tiền là
(23,490,318,704)đồng, điều này cho thấy công ty đang dùng tiền đầu tư vào các
khoản ngắn hạn khác, tuy nhiên nó sẽ gây kho khăn phần nào đối với các khoản nợ
ngắn hạn, và nợ dài hạn đến hạn trả.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: công ty không đầu tư vào khoản mục này
Tài sản dài hạn: năm 2006 chiếm tỷ trọng 51.55% và năm 2007 chiếm tỷ
trọng là 51.77% , tăng 0.22% (10,226,284,755đ) trong đó Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang tăng 2.40% (5,597,098,105 đ) điều này cho thấy công ty đang đầu tư vào
chiều sâu, trang bị máy móc thiết bị mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
+ Đầu tư tài chính dài hạn: trong năm 2006 công ty không đầu tư vào khoản
mục này, nhưng sang năm 2007 công ty đã thực hiện đầu tư với số tiền là
2,500,000,000 đ.
Tổng tài sản của công ty trong năm 2007 tăng 9.57% (18,934,594,331 đ)
trong đó tài sản ngắn hạn tăng 9.08% (8,708,309,576 đ) và tài sản dài hạn tăng
10.02% (10,226,284,755)
Nhận xét: Qua phân tích ở trên với hai năm phân tích là 2006 và 2007 ta
thấy hàng tồn kho giảm chứng tỏ tình hình tiêu thu sản phẩm tốt. Nhưng các khoản
phải thu tăng, công tác thu tiền sau bán hàng của công ty không tốt dẫn đến tình
trạng khách hàng nợ quá nhiều có thể bị chiếm dụng vốn. Do đó công ty cần phải
chú trọng đến công tác thu tiền sau bán hàng để giảm các khoản phải thu xuống.

41
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

 Phân tích cơ cấu nguồn vốn.


Bảng 3.6 : Bảng cơ cấu nguồn vốn.
Đơn vị tính : VN đồng.
Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2006 TT% 31/12/2007 TT% Tuyệt đối %
A. Nợ phải trả 54,270,819,368 27.42 82,782,461,721 38.17 28,511,642,353 52.54
I- Nợ ngắn hạn 53,892,617,590 27.23 81,975,319,643 37.80 28,082,702,053 52.11
1. Vay và nợ ngắn hạn 5,000,000,000 2.53 0 0.00 (5,000,000,000) (100.00)
2. Phải trả người bán 14,376,203,086 7.26 8,496,179,708 3.92 (5,880,023,378) (40.90)
3. Người mua trả T. trước 0 0.00 0 0.00 0
4. Thuế&các KPN.NN 70,350,298 0.04 8,296,819,072 3.83 8,226,468,774 11,693.58
5. Phải trả người lao động 12,765,744,793 6.45 20,120,870,850 9.28 7,355,126,057 57.62
6. Chi phí phải trả 3,926,335,417 1.98 7,583,528,799 3.50 3,657,193,382 93.15
7. Phải trả nội bộ 5,989,230,841 3.03 15,026,739,109 6.93 9,037,508,268 150.90
8. PT theoTĐ.KHHĐXD 0 0.00 0 0.00 0
9. KPT, phải nộp NH khác 11,764,753,155 5.94 22,451,182,105 10.35 10,686,428,950 90.83
10. Dự phòng PT ngắn hạn 0 0.00 0 0.00 0
II- Nợ dài hạn 378,201,778 0.19 807,142,078 0.37 428,940,300 113.42
B. Vốn chủ sở hữu 143,659,080,208 72.58 134,082,032,186 61.83 (9,577,048,022) (6.67)
I. Vốn chủ sở hữu 131,971,099,783 66.68 133,679,449,476 61.64 1,708,349,693 1.29
II. Nguồn KP, quỹ khác 11,687,980,425 5.91 402,582,710 0.19 (11,285,397,715) (96.56)
1. Quỹ KT, phúc lợi 11,687,980,425 5.91 402,582,710 0.19 (11,285,397,715) (96.56)
2. Nguồn kinh phí 0 0.00 0 0.00 0
TỔNG NGUỒN VỐN 197,929,899,576 100.00 216,864,493,907 100.00 18,934,594,331 9.57

Nợ phải trả: chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn, năm 2006 là 27.42%
và năm 2007 là 38.17%, tăng 10.75% (28,511,642,353 đ)
+ Nợ ngắn hạn năm 2006 chiếm 27.23% và năm 2007 chiếm 37.80% chỉ số
này tăng 10.57% (28,082,702,053đ),khoản mục phải trả người bán chiếm tỷ trọng
thấp và nhỏ hơn nhiều tỷ trọng của vốn chủ sở hữu điều này cho thấy công ty không
bị chiếm dụng vốn của người khác.
+ Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn của
công ty
Nguồn vốn chủ sở hữu: năm 2006 chiếm 72.58% và năm 2007 chiếm
61.83%.Qua 2 năm , vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của
công ty, điều này cho thấy tình hình tài chính và mức độ tự chủ của doanh nghiệp
luôn luôn ở mức cao và chứng tỏ được khả năng độc lập về tài chính của công ty.
Nhận xét: Nhìn tổng quát ta thấy được nguồn vốn của công ty cổ phần
nhiệt điện Ninh Bình trong hai năm gần đây là hợp lý. Nguồn vốn của công ty tăng
lên chứng tỏ công ty có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là bước đầu cổ
phần hóa công ty.
Nguồn vốn chủ sở hữu được tài trợ cho tài sản dài hạn luôn lớn hơn dùng
tài trợ cho tài sản ngắn hạn điều này cho thấy công ty đang sử dụng nguồn vốn chủ
sở hiệu quả và đúng mục đích.

42
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Trong năm 2007 nợ dài hạn của công ty tăng lên và tài sản dài hạn của công
ty cũng tăng lên. Chứng tỏ phần gia tăng thêm này được bổ xung toàn bộ cho tài sản
dài hạn. Và qua đây cũng cho thấy công ty đang mở rộng quy mô, thực hiện đầu tư
lâu dài thể hiện qua việc tăng lên tỷ trọng tài sản dài hạn.
Với cơ cấu tài sản - nguồn vốn như hiện nay công ty đã đảm bảo tương đối
đúng nguyên tắc quản lý tài chính, đảm bảo được phần nào về tính an toàn, hiệu quả
trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phân tích khả năng thanh toán.
 Phân tích khả năng thanh toán hiện hành.
Hệ số này cho biết khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt trong vòng 1
năm để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.TSLĐ là tổng các tài sản ngắn hạn.
 TSLĐ2006 = 95,892,882,433
 TSLĐ2007 = 104,601,192,009

Tài sản lưu động


Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn

95,892,882 ,433
Tỷ số KNTTHH 2006 = = 1.78 (lần)
53,892,617 ,590
104,601,19 2,009
Tỷ số KNTTHH 2007 = = 1.28 (lần)
81,975,319 ,643
Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2006 là 1.78 (lần) và
1.28(lần) năm 2007.Ta thấy trong cả 2 năm tỷ số KNTTHH của công ty đều > 1,từ
đó cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn là tốt.Cụ thể là 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.78đ tài sản
lưu động trong năm 2006 và 1,28đ tài sản lưu động trong năm 2007.
 Phân tích khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của công ty và được tính toán
dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu
cầu khi cần thiết.
TSLĐ – Hàng tồn kho
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số KNTTN 2006 = = 0.92(lần)

Tỷ số KNTTN 2007 = = 0.73(lần)


Ở trên, khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mức độ đảm bảo trả các
khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên để đánh giá một cách chặt chẽ hơn khả năng thanh
toán các khoản nợ tới hạn và quá hạn chúng ta phải xem xét tới khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp bởi trong tài sản lưu động thì hàng tồn kho là khó chuyển
đổi nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ đó.
Qua tính toán ta thấy chỉ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn so với chỉ số
của khả năng thanh toán hiện hành, năm 2006 tỷ số khả năng thanh toán là 0.92
43
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

(lần) năm 2007 là 0.73 (lần).. Nguyên nhân dẫn đến tỷ số khả năng thanh toán
nhanh thấp là do lượng hàng tồn kho nhiều mà lượng nợ ngắn hạn lại lớn, trong một
giai đoạn ngắn lượng hàng tồn kho muốn chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán
bớt 1 phần nợ ngắn hạn là rất khó. Tuy nhiên công ty phải cố gắng tránh trường hợp
không thanh toán được cho các chủ nợ khi đến hạn, làm mất uy tín của công ty và
lòng tin của người tiêu dùng.Trong cả 2 năm 2006 và 2007, hệ số thanh toán nhanh
của công ty đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty vẫn gặp khó khăn trong thanh toán,
công ty cần phấn đấu để cải thiện tình hình này.
 Phân tích khả năng thanh toán tức thời
Chỉ số này cho biết được khả năng thanh toán ngay tức thì các khoản nợ ngắn
hạn.
Tiền
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn

Tỷ số KNTTTT 2006 = = 0.99(lần)

Tỷ số KNTTTT 2007 = = 0.37(lần)

Kết quả của chỉ số qua tính toán trên cho thấy khả năng thanh toán tức thời của
doanh nghiệp không cao, do tỷ trọng tiền mặt trong tổng tài sản lưu động của doanh
nghiệp nhỏ, năm 2006 tiền chiếm tỷ trọng là 27.06% và năm 2007 giảm xuống còn
13.86% trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Tỷ trọng tiền thấp là do công ty
ứ đọng trong hàng tồn kho. Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài
sản ngắn hạn nên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán tức thời của công
ty và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Khả năng thanh toán tức thời của năm 2007 giảm mạnh, dẫn đến khả năng thanh
toán tức thời của công ty trong ngắn hạn kém. Vì vậy công ty cần có biện pháp thu
hồi công nợ nhanh để đáp ứng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Khả năng quản lý nợ.
Khả năng quản lý nợ là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá tình hình tài chính
của công ty. Việc quản lý nợ tốt sẽ giúp cho công ty tạo hình ảnh tốt trước các chủ
nợ và đảm bảo an toàn tài chính cho công ty.
Bảng 3.7 : Các chỉ số thể hiện khả năng quản lý nợ
Chỉ tiêu 2006 2007 Tăng giảm
Chỉ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản 0,27 0,38 0,11
Chỉ số KNTT lãi vay = Lợi nhuận 12,41 5,86 (6,55)
trước thuế và lãi vay/ Lãi vay
- Qua bảng trên nhận thấy chỉ số nợ của công ty thấp, tăng nhẹ 0,11, chứng
tỏ doanh nghiệp sử dụng ít vốn vay trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh và mức độ
sử dụng vốn vay tăng. Chỉ số nợ của doanh nghiệp thấp thể hiện sự tự chủ về tài
chính của doanh nghiệp là cao. Như trên đã phân tích, công ty rất an toàn vì công ty
còn sử dụng một phần VCSH để tài trợ cho TSLĐ. Chính chỉ số nợ tăng này đã

44
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

khiến cho khả năng thanh toán của công ty giảm đi trong năm 2007, tuy vậy công
ty vẫn cần có biện pháp giải quyết thanh toán lẫn thu hồi nợ.
- Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh
nghiệp, việc mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín của công ty đối
với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản. Nhìn trên bảng nhận thấy chỉ số KNTT
lãi vay của công ty giảm trong năm 2007. Một đồng lãi vay được che chở bởi 5,86
đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế do năm này công ty bắt đầu tiến hành cổ phần
hóa, mua sắm thiết bị, máy móc để sản xuất điện...

Phân tích khả năng quản lý tài sản.


Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã xin được số liệu của năm 2008
nhưng số liệu này chưa được kiểm toán, tuy nhiên em vẫn xin được đưa vào bài báo
cáo này để phân tích các chỉ số tài chính, qua đó biết được tình hình tài chính của
công ty.Số liệu 2008 em để ở phần “PHỤ LỤC” của bản báo cáo này.Tới đây, khi
làm đồ án tốt nghiệp, em sẽ xin số liệu năm 2008 đã được kiểm toán của công ty.

Bảng 3.8 : Bảng tính một số chỉ tiêu từ các báo cáo tài chính.
ĐVT : VN đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh
1 Tổng tài sản bình quân 207,397,196,742 237,530,055,293 30,132,858,552
2 TSCĐ bình quân 105,865,950,146 99,500,626,838 (6,365,323,308)
3 TSLĐ bình quân 100,247,037,221 135,518,025,331 35,270,988,110
4 HTK bình quân 45,689,828,258 46,219,089,746 529,261,489
5 Vốn CSH bình quân 138,870,556,197 151,625,422,307 12,754,866,110
6 KPT bình quân 68,526,640,545 85,904,632,986 17,377,992,442

Bảng 3.9 : Bảng tính các chỉ số tài chính


Khả năng quản lý tài sản Công thức tính Năm 2007 Năm 2008 So sánh
Vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần
7,52 7,62 0,11
(VQHTK)(Vòng) Hàng tồn kho bình quân
Kỳ thu nợ bán chịu Khoản phải thu B.Q*360
71,85 87,76 15,91
(Ngày) Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản cố định Doanh thu thuần
3,24 3,54 0,3
(VQTSCĐ)(Vòng) TSCĐ bình quân
Vòng quay tài sản lưu Doanh thu thuần
3,43 2,60 (0,82)
động (VQTSLĐ)(Vòng) TSLĐ bình quân
Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần
1,66 1,48 (0,17)
(VQTTS)(Vòng) Tổng tài sản bình quân
Nhìn vào bảng trên ta thấy :
+ Vòng quay hàng tồn kho : Năm 2008 tăng 0,11vòng/năm so với năm
2007, điều này chứng tỏ công ty đang gặp thuận lợi trong công tác tiêu thụ sản
phẩm, công tác quản lý vật tư , nguyên vật liệu.Vòng quay hàng tồn kho của doanh
45
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

nghiệp có xu hướng tăng dần qua 2 năm. Cụ thể năm 2007 vòng quay hàng tồn kho
là 7,52vòng tăng lên 7,62vòng năm 2008.Điều này dẫn đến số ngày tồn kho của
doanh nghiệp giảm xuống hay nói cách khác hàng hóa lưu kho trung bình trong 2
năm 2007 và 2008 giảm xuống.
360
Số ngày tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho

Số ngày tồn kho 2007 = 360/7,52 = 47,87(ngày/vòng)


Số ngày tồn kho 2008 = 360/7,62 = 47,24 (ngày/vòng)
Năm 2007 là 47,87ngày/vòng sang năm 2008 giảm xuống 83.5 ngày/vòng. Sự
giảm xuống của số ngày tồn kho này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản
chi phí cho việc quản lý hàng tồn kho ấy, làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp
+ Kỳ thu nợ bán chịu : Năm 2008 tăng 15,91 ngày so với năm 2007, biến
động này nguyên nhân là do chính sách bán chịu chưa chặt chẽ, dẫn đến đánh mất
cơ hội bán sản phẩm và cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh, làm giảm doanh thu
điều này rất gây bất lợi thế cho công ty.
+ Vòng quay tài sản cố định : Vòng quay tài sản cố định cho ta biết một
đồng tài sản cố định góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Quan sát vòng quay
tài sản cố định năm 2007 và 2008 ta thấy vòng quay tài sản cố định có chiều hướng
tăng, năm 2007 là 3,24 vòng, năm 2008 là 3,54 vòng, tăng 0.3 vòng. Đây là dấu
hiệu tốt cho doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2008 tốt hơn năm
2007, điều này cho thấy công tác sử dụng TSCĐ của công ty ngày một hiệu quả.
+ Vòng quay tài sản lưu động: Năm 2007 ta thấy cứ một đồng đầu tư
cho tư cho tài sản lưu động tạo ra 3,43 đồng doanh thu. Năm 2007 một đồng tài sản
lưu động đầu tư tạo ra 2,60 đồng doanh thu. Như vậy, cứ một đồng bỏ ra đầu tư vào
tài sản lưu động năm 2008 giảm 0,82 đồng so với năm 2007.Vòng quay tài sản lưu
động giảm chứng tỏ sự điều hành, quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp không
tốt, điều này được thể hiện ở hàng tồn kho lớn. Đây là dấu hiệu bất lợi đối với DN,
DN sẽ bị ứa đọng vốn, cho thấy công tác cung ứng, sản xuất và tiêu thụ năm 2008
không tốt so với năm 2007.
+ Vòng quay tổng tài sản : Một đồng đầu tư cho tài sản năm 2007 tạo
ra 1,66 đồng doanh thu. Một đồng đầu tư cho tài sản năm 2008 tạo ra 1,48 đồng
doanh thu. Như vậy cứ một đồng vốn sử dụng trong năm 2008 giảm hơn so với
năm 2007 là 0,17 đồng, sự giảm này là không tốt so với năm trước nguyên nhân là
do công ty quản lý tài sản cố định đưa vào sử dụng chưa triệt để, quản lý tiền mặt,
quản lý bán hàng chưa tốt lắm.
Phân tích khả năng sinh lợi.
Việc phân tích khả năng sinh lời giúp cho công ty đánh giá được tình trạng tăng
trưởng, có thể điều chỉnh lại cơ cấu tài chính hợp lý, ngăn ngừa rủi ro ở mức tốt
nhất, cũng như đề xuất hướng phát triển trong tương lai. Các hệ số doanh lợi là cơ
sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như để so

46
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của doanh nghiệp cùng loại. Đây là nhóm chỉ
tiêu phản ánh một cách tổng quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 3.10 : Các chỉ số thể hiện khả năng quản lý nợ
ĐVT : %

Khả năng sinh lợi Công thức tính Năm 2007 Năm 2008 So sánh
Lợi nhuận biên Lợi nhuận sau thuế
4,85 10,58 5,73
(ROS) Doanh thu thuần
Sức sinh lợi cơ sở LN trước lãi vay và thuế (EBIT)
13,63 21,26 7,63
(BEP) Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất thu hồi tài sản Lợi nhuận sau thuế
8,03 15,70 7,67
(ROA) Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất thu hồi vốn Lợi nhuận sau thuế
11,99 24,60 12,61
góp (ROE) Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

+ Lợi nhuận biên (ROS): Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh
thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Lợi nhuận biên (hay sức sinh lợi của
doanh thu sau thuế) của doanh nghiệp đạt là 4,85% cho năm 2007 và 10,58% cho
năm 2008, lợi nhuận biên có chiều hướng tăng mạnh trong năm 2008. Cụ thể năm
2007 trong 100 đồng doanh thu của doanh nghiệp tạo ra 4,85 đồng lợi nhuận, năm
2008 trong 100 đồng doanh thu sinh ra được 10,58 đồng lợi nhuận. Như vậy 100
đồng doanh thu năm 2008 tạo ra nhiều hơn một đồng đầu tư vào năm 2007 là 5,73
đồng.
+ Sức sinh lợi cơ sở (BEP): Doanh lợi trước thuế trên tài sản (Sức sinh
lợi cơ sở) BEF cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao
nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội, cho phép so sánh các doanh nghiệp có cơ cấu vốn
khác nhau và thuế suất thu nhập khác nhau. Sức sinh lợi của công ty biến động tăng
tỷ lệ cao 7,63% so với năm trước.
+ Khả năng sinh lời của tài sản (ROA): Chỉ số này cho chúng ta biết 100
đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Tỷ
suất sinh lời tài sản năm 2007 là 8,03%, nhưng đến năm 2008 tỷ suất sinh lời tài sản
là 15,07%, nguyên nhân tăng là do giá trị tài sản của năm 2008 tăng song đồng thời
lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp năm 2008 tăng mạnh do doanh
nghiệp biết tiết kiệm và sử dụng hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp và chi phí
bán hàng.Điều này có nghĩa là trong 1 đồng đầu tư vào doanh nghiệp năm 2008
đem lại lợi ích cho toàn xã hội cao hơn một đồng đầu tư vào năm 2007 là 7,67 đồng
lãi.
+ Tỷ suất sinh lời vốn góp (ROE): Chỉ số này cho biết trong 100 đồng
vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho
vốn chủ sở hữu. Theo kết quả tính toán tỷ suất sinh lời vốn góp của doanh nghiệp là
cao, năm 2007 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư mang lại 11,99 đồng lợi nhuận
sau thuế cho chủ sở hữu. Năm 2008 cứ 100 đồng chủ sở hữu đầu tư mang lại 24,60
đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế cho chủ sở hữu. Tỷ suất sinh lời vốn góp đang
có khả năng tăng mạnh, thể hiện là năm 2007 tăng so với năm 2006 là 12,61%.
Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ suất sinh lời vốn góp tăng là do năm 2008 doanh thu
47
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

thuần của doanh nghiệp tăng đáng kể từ 343 tỷ lên 352 tỷ,gần 10 tỷ, đồng thời
doanh nghiệp còn giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Đây
cũng là mục tiêu quan trọng và thiết thực đối với chủ sở hữu.

Đẳng thức Dupont tổng hợp:

LN sau thuế LN sau thuê Doanh thu thuần Tổng tài sản bq
ROE = = x x
Vốn chủ sở hữu bq Doanh thu thuần Tổng tài sản bq Vốn chủ sở hữu bq

Tổng tài sản bq


ROE = ROS x VQTTS x
Vốn chủ sở hữu bq

LN trước lãi vay và thuế LN trước lãi vay và thuế Doanh thu thuần
ROA = = x
Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Tổng tài sản bq

Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và số liệu bảng cân đối kế
toán ta có:
Bảng 3.11 : Bảng phân tích đẳng thức Dupont.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
EBIT Đồng 28,275,240,703 50,504,378,926 22,229,138,223
TTS bình quân Đồng 207,397,196,742 237,530,055,293 30,132,858,551
NVCSHbình quân Đồng 138,870,556,197 151,625,422,307 12,754,866,110
ROE % 11,99 24,60 12,61
ROA % 8,03 15,70 7,67

Ta có:  ROE = ROE2008 – ROE2007 = 24,60 – 11,99 = 12,61%


Tỷ suất sinh lời vốn góp của năm 2008 cao hơn tỷ suất sinh lời vốn góp 2007 là
do sự thay đổi của các nhân tố sau:
ROS thay đổi:
 ROS = (ROS2008 – ROS2007) x VQTTS2007 x TTSbq2007/VCSHbq2007
= (10,58 – 4,85) x 1,66 x 1,49 = 14,17%
Vòng quay tổng tài sản thay đổi:
VòngquayTTS =ROS2008 x (VQTTS2008 – VQTTS2007) x TTSbq2007/VCSHbq2007
= 10,58 x (1,48 – 1,66) x 1,49 = -2,84%.

48
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Tỷ số TTSbq/ Vốn CSHbq thay đổi:


TTSbq/ VCSHbq = ROS2008 x VQTTS2008 x (TTSbq2008/VCSHbq2008 - TTSbq2007/VCSHbq2007 )
= 10,58 x 1,48 x (1,57 – 1,49) = 1,25 %
Có thể nói trong năm 2008, công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình đã có một
tiến bộ vượt bậc so với năm 2007.Do doanh thu thuần tăng, lợi nhuận sau thuế và
trước thuế tăng và do công ty biết cách tiết kiệm các khoản chi phí nên lợi nhuận
biên tăng, tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời vốn góp đều tăng. Đây là 1 dấu
hiệu tốt để công ty tiếp tục phát huy và đạt kết quả cao trong những năm tiếp theo.

49
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN


HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

4.1.Đánh giá, nhận xét chung hoạt động kế toán tài chính.
Sau gần 2 tháng thực tập, tìm hiểu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ
thống kế toán của công ty đã giúp em hiểu hơn về thực tế,sự kết hợp giữ lý thuyết
được trang bị ở trường và thực tiễn diễn ra tại công ty, em có một số nhận xét sau:
+) Ưu điểm :
- Về tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng của Công ty cổ
phần nhiệt điện Ninh Bình được chia rõ chức năng nhiệm vụ của Ban Giám đốc, các
phòng ban, các phân xưởng, mỗi người phụ trách một lĩnh vực riêng và điều dưới sự
chỉ đạo chung của ban giám đốc. Nó đảm bảo quyền chỉ huy của ban Giám đốc và
phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng.
Bộ máy quản lý của công ty được bố trí có sự tách biệt nhau về chuyên môn
nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, có khả năng cung cấp thông tin cho nhau.
- Về tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Cùng với sự phát triển chung của công tác quản lý, bộ máy kế toán đã không
ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và hạch toán kinh
tế của công ty. Nhận thức được vai trò của kế toán, công ty đã xây dựng bộ máy kế
toán tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực, được phân
công nhiệm vụ rõ ràng theo từng bộ phận kế toán, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả
giữa các bộ phận.
Hình thức áp dụng sổ kế toán trong Công ty là hình thức Nhật ký chung. Công
tác kế toán nói chung được thực hiện tốt và cung cấp kịp thời về tình hình biến động
tài sản, nguồn vốn (đa phần thực hiện trên máy vi tính) từ đó giúp lãnh đạo Công ty
quyết định đúng đắn và kip thời trong các phương án kinh doanh.
Việc đưa máy vi tính vào sử dụng phù hợp với điều kiện của Nhà máy nhờ đó
giúp giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của nhân viên kế toán mà vẫn cung
cấp thông tin kịp thời, chính xác, đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh của Công ty.
- Về hoạt động tài chính : Thông qua các BCTC có thể cơ bản đánh giá công
ty có hoạt động tài chính khá ổn định và bền vững, trong những năm gần đây công
ty đã có những chính sách thu chi khá hợp lý đặc biệt là chính sách vay ngắn hạn
để tài trợ cho tài sản ngắn hạn làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng
+) Nhược điểm :
- Về công tác kế toán tại công ty.
- Đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Với việc áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền để xác định giá vật tư
xuất kho là hợp lý. Tuy nhiên, điều này không cho phép công ty theo dõi được sự
biến động của giá vật tư nhập kho một cách kịp thời, chính xác.
- Đối với kế toán khấu hao TSCĐ.

50
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

TSCĐ hiện nay được công ty theo dõi chung cho toàn đơn vị và được theo dõi
cho từng chủng loại. Điều này giúp cho công ty có cái nhìn tổng quát về tình hình
TSCĐ của toàn công ty, nhưng không cho phép theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ
của từng phân xưởng, từng bộ phận. Dẫn đến việc sử dụng TSCĐ không phát huy
được hết năng lực vốn có của nó.
Đối với kế toán TSCĐ của Công ty, việc ghi chép các số liệu vào sổ chi tiết, thẻ
TSCĐ chưa kịp thời đồng bộ. Có thông số ghi, có thông số lại không ghi nhất là
việc vào thẻ TSCĐ. Việc phân nguồn TSCĐ chưa kịp thời, nhiều lúc tăng TSCĐ
nhưng vẫn chưa xác định trên sổ theo dõi là nguồn nào mà chỉ ghi tăng nguyên giá.
Ngoài ra, khâu tiếp nhận than không qua cân được mà chỉ dựa trên phương
pháp đo thủ công dẫn đến sai số nhiều mà khâu xuất ra thì lại qua tính toán chính vì
vậy độ chênh lệch, chính xác chưa được cao.
Những lô vật tư lớn dùng cho đại tu phải đấu thầu trước một năm (vì những lô
hàng này phần lớn là nhập khẩu) nhưng đến khi xuất dùng thì không dùng hết chính
vì vậy số lượng tồn kho sẽ lớn giá trị cao. Lượng tồn kho gần 7.000 mặt hàng tương
đương với 50 tỷ đồng gây ra ứ đọng vốn và khó cho quá trình kiểm kê.
- Về hoạt động tài chính của công ty
Như những công ty nhà nước khác, mọi hoạt động của công ty đều nằm dưới sự
điều hành và quản lý của nhà nước chính vì vậy mà công tác quản lý và phân tích
tài chính của công ty chưa được ban lãnh đạo quan tâm lắm. Hầu như việc phân tích
đánh giá tình hình tài chính để giúp công ty có thể hoạch định chiến lược kinh
doanh cho tương lai là chưa được thực hiện. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới sau
khi đã cổ phần hoá vấn đề tài chính sẽ được công ty quan tâm nhiều hơn nữa.
+)Nhận dạng vấn đề.
Bài báo cáo không thể đi sâu phân tích hết tất cả các khía cạnh, lĩnh vực hoạt
động của doanh nghiệp mà chủ yếu chỉ tập trung vào công tác kế toán - tài chính
của doanh nghiệp. Vì vậy đứng trên góc độ này em nhận thấy công ty có những hạn
chế trong việc quản lý và kiểm soát chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến lợi nhuận công
ty. Hơn nữa vấn đề phân tích tài chính của công ty cần được quan tâm nhằm hoạch
định chiến lược kinh doanh cho các năm sau.

4.2.Hướng đề tài tốt nghiệp.


Trong quá trình thực tập ở công ty, em thấy công ty còn gặp nhiều bất cập
trong công tác kế toán tài sản cố định của mình vì thế để góp phần nâng cao công
tác kế toán TSCĐ được tốt hơn em chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế trả lương tại
công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình”.
Do công ty chỉ tiến hành kiểm kê TSCĐ định kỳ 1 lần vào cuối mỗi năm,
theo em kỳ kiểm kê của công ty là hơi dài. Công ty nên tăng cường công tác kiểm
kê TSCĐ theo định kỳ 2 quý một lần, để có thể theo dõi và quản lý TSCĐ được tốt
hơn.Kỳ kiểm kê rút ngắn sẽ ngăn ngừa được các hiện tượng tham ô, lãng phí, mất
mát, hư hỏng TSCĐ của Công ty. Đồng thời việc kiểm kê sẽ giúp cho việc ghi chép,
báo cáo số liệu đúng tình hình thực tế hơn. Từ đó giúp nhà quản lý nắm được chính
xác số lượng và chất lượng các loại TSCĐ để có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn cố định.
51
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

KẾT LUẬN

Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình là một doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam-EVN. Quá trình trưởng thành và phát triển
của nhà máy đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, đóng góp một phần trong sự
nghiệp phát triển kinh tế đi lên của đất nước.
Công tác tài chính – kế toán của công ty là một trong những công tác quan
trọng của doanh nghiệp. Kế toán cung cấp thông tin về chi phí sản xuất, giá thành
sản phẩm, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước…giúp nhà quản trị trong việc
ra quyết định của mình, nhà đầu tư có quyết định có nên đầu tư mở rộng sản xuất,
nhà nước có thể kiểm tra doanh nghiệp.
Là một sinh viên ngành tài chính kế toán còn đang ngồi trên ghế nhà trường
cũng cần phải biết vận dụng kiến thức của mình để trang bị cho hành trang đầy đủ
trong cuộc sống. Và qua quá trình thực tập ở công ty em đã học hỏi và tìm hiểu
thêm về công tác kế toán trong thực tế.
Trong quá trình làm báo cáo, do còn hạn chế về hiểu biết nên báo cáo của em
không tránh khỏi những thiếu xót, em mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo và tập thể cô chú phòng kế toán của công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình để
bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ngô Thu Giang và tập thể cô chú phòng tài
chính kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.

52
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

PHỤ LỤC.
----------

PHỤ LỤC 1 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2008.


(Chưa được kiểm toán)
ĐVT : VN đồng
TÀI SẢN Mã số 31/12/2008
A.Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 166,434,858,652
I- Tiền và các khoản tương đương tiền 110 78,954,282,876
1. Tiền 111 78,954,282,876
2. Các khoản tương đương tiền 112 0
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 5,000,000,000
1. Đầu tư ngắn hạn 121 5,000,000,000
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 0
III- Các khoản phải thu ngắn hạn 130 34,453,243,298
1. Phải thu khách hàng 131 1,048,482,776
2. Trả trước cho người bán 132 419,870,548
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 31,222,704,298
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0
5. Các khoản phải thu khác 135 1,762,185,676
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 0
IV- Hàng tồn kho 140 47,296,079,161
1. Hàng tồn kho 141 47,974,647,323
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 -678,568,162
B. Tài sản dài hạn (200=210+220+240+250+260) 200 91,760,758,027
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0
2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0
3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 0
4. Phải thu dài hạn khác 218 0
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 0
II. Tài sản cố định 220 89,260,758,027
1. Tài sản cố định hữu hình 221 75,831,521,056
- Nguyên giá 222 410,726,272,911
- Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -334,894,751,855
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 0
- Nguyên giá 225 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế 226 0
3. Tài sản cố định vô hình 227 62,769,851
53
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

- Nguyên giá 228 83,693,132


- Giá trị hao mòn luỹ kế 229 -20,923,281
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 13,366,467,120
III. Bất động sản đầu tư 240 0
- Nguyên giá 241 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế 242 0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 2,500,000,000
1. Đầu tư vào công ty con 251 0
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0
3. Đầu tư dài hạn khác 258 2,500,000,000
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 0
V. Tài sản dài hạn khác 260 0
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 0
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 0
3. Tài sản dài hạn khác 268 0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 258,195,616,679
NGUỒN VỐN Mã số 31/12/2008
A- Nợ phải trả(300=310+330) 300 89,026,804,251
I- Nợ ngắn hạn 310 88,301,456,373
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 0
2. Phải trả người bán 312 17,081,533,581
3. Người mua trả tiền trước 313 0
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 1,604,243,765
5. Phải trả người lao động 315 16,700,567,589
6. Chi phí phải trả 316 24,168,569,031
7. Phải trả nội bộ 317 16,008,841,830
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 12,737,700,577
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0
II- Nợ dài hạn 330 725,347,878
1. Phải trả dài hạn ngời bán 331 0
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 0
3. Phải trả dài hạn khác 333 0
4. Vay và nợ dài hạn 334 0
5. Thuế thu nhập hoãn lại pahir trả 335 0
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 725,347,878
7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0
B- Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 169,168,812,428
I- Vốn chủ sở hữu 410 166,979,846,674
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 129,806,202,873
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0

54
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

4. Cổ phiếu quỹ 414 0


5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0
7. Quỹ đầu tư phát triển 417 488,622,151
8. Quỹ dự phòng tài chính 418 3,384,624,452
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ hữu 419 0
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 33,300,397,198
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 0
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 2,188,965,754
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 2,188,965,754
2. Nguồn kinh phí 432 0
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 258,195,616,679

(Nguồn : Phòng Tài chính kế toán)

55
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

PHỤ LỤC 2: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2008.
(Chưa được kiểm toán)
ĐVT : VN đồng

Chỉ tiêu MS Năm 2008


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 352,401,059,184
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 9,171,424
3. Doanh thu thuần về bán hàng&CC dịch vụ (10 = 01-02) 10 352,391,887,760
4. Giá vốn hàng bán 11 287,141,593,138
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & CC dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 65,250,294,622
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1,146,695,284
7. Chi phí tài chính 22 0
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0
8. Chi phí bán hàng 24 292,269,165
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 15,683,790,085
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD [30 = 20 + (21-22) -(24+25)] 30 50,420,930,656
11. Thu nhập khác 31 1,727,449,038
12. Chi phí khác 32 1,644,000,768
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 83,448,270
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+40) 50 50,504,378,926
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 13,203,981,728
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0
17.Lợi nhuận sau thuế TNDN(60=50-51-52) 60 37,300,397,198
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0

(Nguồn : Phòng Tài chính kế toán)

56
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

PHỤ LỤC 3 : BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ NĂM 2008.


(Chưa được kiểm toán)
ĐVT : VN đồng
CHỈ TIÊU Mã số Năm 2008
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 1 50,504,378,926
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ 2 24,906,427,429
- Các khoản dự phòng 3 0
-Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 4 0
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 5 (110,282,555)
- Chi phí lãi vay 6 0
3. Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi VLĐ 8 75,300,523,800
- Tăng giảm các khoản phải thu 9 (6,019,279,013)
- Tăng giảm hàng tồn kho 10 (2,153,978,830)
- Tăng giảm các KPT (Không kể Lãi vay và TTNDN) 11 11,671,117,104
- Tăng giảm chi phí trả trước 12 77,164,583
- Tiền lãi vay đã trả 13 0
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 (19,084,851,321)
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 0
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16 (12,042,783,671)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 47,747,912,652
II- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng CĐ & các TSDH khác 21 0
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ &TSDH khác 22 0
3. Tiền chi cho vay, mua các công nợ của đơn vị khác 23 0
4.Tiền thu hồi cho vay, bán các CC nợ của các đv khác 24 0
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 0
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 0
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 1,146,695,284
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 1,146,695,284
III- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,nhận vốn góp của CSH 31 0
2.Trả vốn góp cho các CSH 32 0
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 0
4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 0
5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 0
6.Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 0
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 0
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ(20+30+40) 50 48,894,607,936
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 30,059,674,940

57
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ(50+60+61) 70 78,954,282,876

(Nguồn : Phòng Tài chính kế toán)

58
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49
Khoa Kinh tế & Quản lý Báo cáo thực tập

PHỤ LỤC 4 : BÁO CÁO LƯU CHUYỆN TIỀN TỆ


NĂM 2006 & 2007.
ĐVT : VN đồng.
CHỈ TIÊU Mã số Năm 2006 Năm 2007
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 01 9,150,034,406 23,450,501,891
2. Điều chỉnh cho các khoản 0 0
- Khấu hao TSCĐ 02 7,859,788,467 738,916,800
- Các khoản dự phòng 03 0 678,568,162
-Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04 0 0
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 0 97,334,260
- Chi phí lãi vay 06 802,115,749 4,824,738,812
3. Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi VLĐ 08 73,706,334,235 29,790,059,925
- Tăng giảm các khoản phải thu 09 20,228,881,289 (27,229,330,572)
- Tăng giảm hàng tồn kho 10 5,902,536,613 416,887,691
- Tăng giảm các KPT (Không kể Lãi vay và TTNDN) 11 (57,962,556,502) 27,015,685,279
- Tăng giảm chi phí trả trước 12 (351,599,416) 97,320,756
- Tiền lãi vay đã trả 13 (802,115,749) (254,668,320)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 (6,500,494,000) (170,688,238)
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 0 0
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16 (60,441,949,849) (46,136,655,638)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 (26,220,963,379) (16,471,389,117)
II- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng cố định & các TSDH khác 21 0 0
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ &TSDH khác 22 0 0
3. Tiền chi cho vay, mua các công nợ của đơn vị khác 23 0 (2,500,000,000)
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các CC nợ của các đv khác 24 0 0
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 0 0
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 0 0
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 517,568,101 (481,070,413)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 517,568,101 (2,018,929,587)
III- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,nhận vốn góp của CSH 31 0 0
2.Trả vốn góp cho các CSH 32 0 0
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 44,329,620,909 5,555,634,270
4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 39,175,175,604 (10,555,634,270)
5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 0 0
6.Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 0 0
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 83,504,796,513 (5,000,000,000)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ(20+30+40) 50 57,801,401,235 (23,490,318,704)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 0 53,549,993,644
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 0 0
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ(50+60+61) 70 -------- 30,059,674,940
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)

59
GVHD :Ths.Ngô Thu Giang SVTH : Dương Văn Hà_ TCKT-K49

You might also like