You are on page 1of 5

Gió từ sông Sài Gòn thổi lên mát rượi, bên hông của Bảo tàng Hồ Chí Minh,

một người
phụ nữ luống tuổi đang nâng cặp kính sáng lên, dụi dụi đôi mắt. Đó là bà Hồng Bích Hà.
Bà vừa thăm một lượt khắp bảo tàng. Bà đã đến nơi này rất nhiều lần nhưng lần nào
cảm xúc cũng vẫn nguyên vẹn như lần bà được nhìn thấy Bác Hồ.

Hôm nay, bà dẫn người em trai ở Canada về thăm quê, địa điểm đầu tiên bà muốn dẫn
em đi là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nhìn những hình ảnh của Bác, bà không cầm được
nước mắt. Bà kể rằng, bà đã được nhìn thấy Bác Hồ một lần, trực tiếp nghe Bác nói
chuyện tại Đại hội Phụ nữ Ba đảm đang. Từ đó tới giờ, bà không thể nào quên được
hình ảnh giản dị của Bác. Chính vì thế, bà lặng người đi khi nhìn thấy chiếc áo nâu sờn
vải, đôi dép sờn quai của Bác đang trưng bày trong tủ kính.

Còn chồng bà là ông Lê Văn Vân, một cựu chiến binh đã từng tham gia 2 cuộc chiến
tranh chống Pháp và chống Mỹ thì lại khác. Đối với ông, Bác Hồ như chưa hề ra đi. Ông
nói rằng, lúc sinh thời, tác phong của Bác có khả năng cảm hóa con người. Và bây giờ
ông tin rằng, những hình ảnh trong bảo tàng này cũng có sức mạnh đó. Ông đã vinh dự
được gặp Bác 3 lần. Vì thế khi thăm bảo tàng, hình ảnh Bác lại hiện ra, gần gũi lắm.
Ông kể lại ấn tượng đầu tiên khi được gặp Bác vào năm 1958, khi đó Bác đến thăm bộ
đội miền Nam tập kết ra Bắc. Câu đầu tiên Bác hỏi là: "Anh em miền Nam nợ bao nhiêu
tiền rồi, anh em miền Trung gửi tiết kiệm được bao nhiêu, còn anh em miền Bắc gửi về
nhà được nhiều chưa?". Nói xong Bác cười và giải thích cho bộ đội nghe vì sao Bác hỏi
như vậy. Ông Vân ngậm ngùi: "Bác lúc nào cũng hiểu tâm lý anh em".

Không chỉ cựu chiến binh tìm đến bảo tàng để tìm về hình ảnh của Bác năm xưa mà
đây chính là nơi học tập lý tưởng và sống động tư tưởng của Người của thế hệ trẻ, đặc
biệt là giới học sinh, sinh viên.

Định, một nữ sinh viên người Hải Phòng, hiện đang học năm nhất của trường ĐH Kinh
tế TP.HCM nói rằng, từ nhỏ, cô đã đọc sách và nghe nhiều về Bác Hồ nhưng không nhớ
được bao nhiêu. Hôm nay, lớp cô được đến bảo tàng tham quan khi vừa học xong môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh. Định nói rằng chỉ cần nhìn hình ảnh của Bác một lần là cô có
thể nhớ mãi. Khi được hỏi, đức tính nào nơi Bác khiến cô thấy phải học tập nhất, Định
trả lời một cách dứt khoát: "Nhân ái". Còn Nam, cùng lớp với Định thì thật thà: "Trước
đây cứ nghe nói Bác vĩ đại nhưng không biết vĩ đại như thế nào. Khi tới bảo tàng, được
tìm hiểu cặn kẽ cuộc đời Bác, mới hiểu hết hai từ vĩ đại". Nam rơm rớm nước mắt: "Sự
giản dị đã làm nên một Hồ Chí Minh vĩ đại".
Trong phòng trưng bày trên lầu 2, có hai thanh niên
người Úc chỉ lên tấm hình Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bà Nguyễn Thị Hoa Xinh,
đang cầm cây đũa chỉ huy dàn nhạc chơi bài Kết
Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí
đoàn chào mừng Đại hội III. Cô gái cười thú vị nói
Minh cho biết, trong năm
rằng: "Nhìn Hồ Chủ tịch như một ông tiên". Nhưng
2006, Bảo tàng Hồ Chí Minh
liền sau đó, cô gái đã giấu đôi mắt xanh vào lòng
đón hơn 200 ngàn lượt khách.
bàn tay run run khóc. Cô không kìm được nước mắt
Không chỉ là sinh viên, giới trẻ
khi nhìn tấm hình của Bác trong phút lâm chung.
mà còn có các tổ chức, các cơ
Còn trong cuốn sổ lưu niệm ghi lại cảm xúc của người quan đoàn thể, khách quốc
tham quan thì chứa đầy tình cảm. Một sinh viên được tế... Từ khi cả nước phát động
học bổng du học nhưng đang lưỡng lự, không biết nên
đi hay không, khi thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, người phong trào học tập và làm
đó đã viết: "Con sẽ can đảm ra đi để vỗ ngực xưng theo gương Hồ Chủ tịch thì
rằng, mình là con cháu Hồ Chủ tịch". Còn người khác
thì viết rằng: "Khi được đến nơi này, cháu đã ý thức một tháng, lượng khách từ
được nghĩa vụ và trách nhiệm của một công dân Việt các nơi về tham quan tăng
Nam". Còn một cựu chiến binh thì tha thiết: "Thăm lại
di tích Người con không ngăn nổi dòng nước mắt, nhớ đột biến.
Bác, thương Bác, kính phục Bác, biết ơn Bác, không
thể nói hết được, con chỉ nhớ được 2 câu: Bác ơi tim
Bác mênh mông quá, ôm cả non sông trọn kiếp người".

MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH SAU KHI THĂM BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Khi lần đầu đọc một cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn“Bác Hồ- như chúng
tôi đã biết” của Trần Đương- cuốc sách viết về những kỉ niệm của những con người khắp
nơi trên thế giới may mắn khi có cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện, và làm việc với Bác, tôi
mường tượng được phần nào sự kính yêu vô vàn, ngưỡng mộ thành tâm của nhân dân
Việt Nam nói riêng và nhân dân thế giới nói chung đối với Bác. Tôi, cũng như tất cả
những ai là người Việt Nam đều không có gì làm ngạc nhiên về điều đó, nhưng tôi thật sự
chưa có những kiến thức cần thiết để hiểu sâu sắc nhất về con người và những gì mà
người đã hy sinh để cống hiến cho đất nước.

Bác Hồ- hai từ thiêng liêng và ấm áp ấy tồn tại trong tâm tưởng tôi từ ngày đầu tiên tôi
bước chân tới trường với “Năm điều bác hồ dạy”và “Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt
Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” và mẹ đã dạy tôi hát : “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ. Râu
Bác dài tóc Bác bạc phơ”. Bác trong trái tim của mỗi người Việt Nam chúng ta đều hiến
hòa, ấm áp,và đáng kính biết bao.

Và những dòng cảm xúc về Bác càng trở nên đầy ắp hơn khi tôi được dịp đến thăm Bảo
Tàng Hồ Chí Minh, nơi đươc xây dựng theo nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt
Nam để tưởng niệm vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của mình - Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

“Từ thành phố này người đã ra đi…” Bến Nhà Rồng –tên gọi khác của Bảo tàng Hồ Chí
Minh,dù không đẹp lộng lẫy xa hoa như những tòa cao ốc giữa trung tâm thành phố,
nhưng nó có nét thiêng liêng, cổ kính riêng biệt với màu tường vàng và hoa văn rồng bay
trang trí trên mái ngói, nằm trang nghiêm, yên bình cùng với không gian xanh mát của
cây cảnh và làn gió mát từ sông Sài Gòn thổi vào.

Bảo tàng thiết kế theo trình tự thời gian từ lúc Người ra đi tìm đường cứu nước đến khi
đất nước đau buồn tiễn vị chủ tịch vĩ đại ra đi mãi mãi…Bằng hình tượng nghệ thuật khái
quát, mang tính hoành tráng và sự kết hợp với hiện vật gốc, hiện vật mô phỏng, hiện vật
có tính nghệ thuật đem lại cho người thǎm những hiểu biết và cảm xúc về mảnh đất Việt
Nam gắn liền với từng giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ấn tượng đầu tiên của tôi là hình ảnh làng sen Kim Liên và ngôi nhà Bác ở, thật bình yên
và giản dị làm sao:

“Con về quê Bác Làng Sen

Ngỡ như gặp lại thân quen làng mình

Vẫn hàng tre, vẫn mái đình

Đỏ hoa râm bụt, thắm tình nước non”

(Lê Thành Văn)


Lúc ấy tôi đã ước gì mình được một lần viếng thăm nơi đó, nơi nuôi dưỡng một con
người anh hùng được cả thế giới ngưỡng mộ, nơi khởi đầu cho tư tưởng yêu nước và ý
chí chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ quê hương, đất nước.

Ở bảo tàng có những bức tranh trắng đen về Bác mà lần đầu tôi được thấy tôi bặc biệt
dừng lại lâu hơn ở những bức ảnh Bác chụp chung với các em thiếu nhi, nó giống như
những gì tôi tưởng tượng khi hát bài “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”, ấm áp và thân quen!
Và cả những tấm ảnh miêu tả sự gian khó, khổ cực mà thanh cao tự tại ở Pác Bó. Tôi
tưởng tượng cảnh người đang ngồi làm thơ:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang


Cháo bẹ. rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

“Tức cảnh Pắc Bó”- Hồ Chí Minh

Trong những tấm hình được trưng bày không có lấy một tấm Người chụp cùng với gia
đình mình. Tôi bồi hồi và ngưỡng mộ đức hy sinh của Người.Cả cuộc đời, Người đã dành
trọn tình yêu thương của mình cho đồng loại, cho dân tộc.

Ở căn phòng phía bên trái bảo tàng có một bức tượng người mẹ Việt Nam anh hùng bên
anh bộ đội Cụ Hồ - luôn được nhân dân dành tình cảm yêu quý nhất, với dòng chú thích:

"Con ra thưa với cụ Hồ


Đất này chỉ một ngọn cờ vàng sao"

(Tố Hữu)

Ngoài ra còn rất nhiều những bức ảnh, hiện vật ấn tượng, độc đáo khác thể hiện tình cảm
thiêng liêng của nhân dân Việt Nam dành cho Người.

Có một hiện vật làm tôi nhớ mãi, đó là bộ đồng phục của Bác. "Trên ngực áo này không
một tấm huân chương và sau làn vải ngực áo này có một trái tim".

Trước khi ra về tôi cũng kịp đọc được cuốn lưu bút dành cho những ai đến thăm bảo tàng
viết những dòng cảm nhận. Trong cuốn lưu bút đó còn những lời viết rất cảm động, chân
thành nhất của những người đến thăm bảo tàng. Họ dành những lời trang trọng nhất, tốt
đẹp nhất, và thành kính nhất đối với vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Biết về Bác, đọc sách viết về Bác và đến thăm nơi cất giữ những kỉ niệm vè Bác, theo
dấu chân vị lãnh tụ đáng kính trên suốt con đường hoạt động cánh mạng qua các di tích,
được nghe kể về Bác…tôi càng thấy kính nể Người hơn, và mới phần nào thấu hiểu tại
sao cả dân tộc Việt Nam chúng ta coi người như Cha, thờ ảnh Người ở những nơi trang
trọng nhất và gọi Người bằng cái tên gần gũi nhất. Không ai có thể đếm được hết các vì
sao trên bầu trời, bởi mỗi vì sao đó là hiện thân, là hiện hữu cho chính công lao, cho tình
cảm mà Bác đã dành cho cả dân tộc Việt Nam chúng ta.

Tôi ra về mà trong lòng phấn khởi tự hào và cảm phục sâu sắc một nhân cách vĩ đại. Một
người hi sinh cả đời mình cho giống nòi, cho đất nước…và cả một chút bồi hồi. Tôi nhận
ra mình đã chưa thật sự làm đúng. Tôi ý thức được tầm quan trọng của những kiến thức
lịch sử, rằng nó ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách con người và xã hội; nhưng rõ ràng tôi
đã lờ đi. Khi sống trong một đất nước hòa bình, ta cần biết rằng để có được ấm no hạnh
phúc mà ta, gia đình, bạn bè ta đang thụ hưởng, thì đã có biết bao người phải hy sinh,
đánh đổỉ cả cuộc đời, tuổi trẻ, và những mưu cầu cá nhân khác để chiến đấu hết mình mới
có được. Quả thật buổi đi thăm bảo tàng này đối với tôi là rất có ý nghĩa, bổ ích và thiết
thực.

Tôi tự nhủ vời mình rằng phải cố gắng hơn nữa, phải biết học hỏi những đức tính quí báu
của Bác. Tôi sẽ học ở Bác tính tiết kiệm, để không phải ăn mì gói vào cuối tháng khi
phung phí cho cái áo đầm hay đôi giày cao gót. Tôi sẽ học ở Bác sự dũng cảm, để có thể
mạnh dạn đứng trước đám đông nói lên chính kiến của mình và trở thành một cán bộ
Đoàn giỏi. Tôi sẽ học ở Bác sự trung thực, để không chạy theo điểm số ở lớp, không phải
gian lận khi thi cử. Tôi sẽ học ở Bác tình yêu thương đồng loại, để biết thông cảm và sẻ
chia với những người có hoàn cảnh khó khắn hơn mình.

Và tôi ước gì tất cả mọi người đều học tập theo Bác, noi gương theo Bác. Đề ngành Giáo
dục Việt Nam không phải đối đầu với bệnh thành tích, tiêu cực trong thi cử. Để Việt Nam
không còn lãng phí của công, quan liêu, tham nhũng… Để ai ai cũng tự hào mình là
người Việt Nam, là cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.

Người đã đi xa nhưng những lời Người dặn dò ta như còn vang mãi : “Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở
công học tập của các em.”

You might also like