You are on page 1of 3

Công nghệ xử lý chất thải rắn đô

thị tại Việt Nam

TS. Đặng Văn Lợi


Cục Bảo vệ môi trường

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường
luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một
trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Nhận thức về bảo vệ môi trường
trong các cấp, ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, quá trình đô thị
hóa, sự gia tăng dân số, việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ... làm môi trường
nước ta bị xuống cấp nhanh. Hiện nay, theo thống kê, tổng lượng chất thải rắn phát sinh
trong các đô thị cả nước là khoảng 6,4 triệu tấn/năm. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt
chiếm khoảng 80%. Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt
khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thành.
Chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Về thực chất, chôn lấp là phương
pháp lưu giữ chất thải trong một khu đất có phủ đất bên trên. Hiện nay, nước ta có tới
85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh.
Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh rất ít và tập trung ở các thành phố lớn. Với các bãi chôn lấp
hợp vệ sinh, thì công nghệ xử lý nước tại các bãi chôn lấp vẫn chưa hoàn thiện. Quá trình
phân hủy các hợp chất hữu cơ tại các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh có thể gây một số
nguy hại tới môi trường như cháy nổ, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, không khí và
tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh cho người và gia súc như các loài côn trùng,
gặm nhấm…
Ngày nay, với các công nghệ mới, có thể biến rác thải đô thị thành tiền, có thể được xem
như một nguồn tài nguyên. Ngày 16/7/2005, dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa
Phước, Bình Chánh, TP. HCM, do Công ty California Waste Solutions (Mỹ) đầu tư với
tổng số vốn lên đến hơn 400 triệu USD, đã chính thức làm lễ động thổ. Khu liên hợp gồm
một nhà máy phân loại rác, một nhà máy sản xuất phân vi sinh compost và bãi chôn lấp
rác hợp vệ sinh. Nhà máy phân loại có công suất tối thiểu là 500 tấn/ngày và nhà máy
compost có khả năng chế biến đến 1.000 tấn nguyên liệu rác mỗi ngày thành khoảng 600
tấn phân hữu cơ. Mỗi năm, nước ta sản xuất và tiêu dùng khoảng 2 tỷ chai nhựa PET
(tương đương khoảng 120.000 tấn/năm). Lượng nhựa PET phế thải hiện nay vẫn được
thu gom xuất sang Trung Quốc với khối lượng mỗi năm hàng nghìn tấn. Từ năm 2001,
Viện Vật liệu xây dựng đã có những nghiên cứu tái chế nhựa PET phế thải để sản xuất
nhựa polyester không no dùng cho chế tạo vật liệu Polymer composite đang có nhu cầu
rất lớn hiện nay trong nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, đánh bắt hải sản,
bưu chính viễn thông… Sản phẩm có chất lượng cao hơn so với sản phẩm cùng loại của
nước ngoài hiện nay đang bán tại Việt Nam (ETERES - 2504 của Đài Loan) với giá
thành rẻ hơn 20%. Dự án nâng cấp công trường xử lý rác Gò Cát, TP. HCM có tổng vốn
đầu tư khoảng 260 tỷ đồng, trong đó 60% là tiền viện trợ của Chính phủ Hà Lan vào
tháng 8/2005 đã phát 125.000 KW điện sản xuất từ rác ở bãi rác này lên lưới điện quốc
gia. Công ty KM Green (Hàn Quốc) trả cho TP. HCM trên 20 triệu USD trong vòng 7
năm để khai thác nguồn khí thải từ bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn) và Phước Hiệp 1 (Củ
Chi). Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam thực hiện theo cam kết tại Nghị định thư Kyoto
về giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Chất thải rắn sinh hoạt của một số đô thị ở Việt Nam có thành phần là các chất hữu cơ dễ
phân hủy khoảng 50-60%. Vì vậy, chúng phù hợp với công nghệ ủ sinh học tạo sản phẩm
phân hữu cơ (compost). Ủ sinh học có thể coi là quá trình chuyển hóa sinh học các hợp
chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học trong điều kiện có hoặc không có không khí để tạo
thành các chất mùn có thể làm tăng độ phì của đất. Công nghệ ủ rất đa dạng: ủ trong
thùng, ủ đảo trộn hoặc bể ủ có hệ thống cấp khí.
Hiện ở nước ta chỉ có khoảng 9% các đô thị (từ thị xã trở lên) có nhà máy chế biến phân
hữu cơ từ chất thải rắn sinh hoạt. Theo xuất xứ công nghệ, hiện Việt Nam đang có một số
công nghệ điển hình như công nghệ Tây Ban Nha tại Cầu Diễn, Hà Nội, công nghệ Việt
Nam - Trung Quốc tại Việt Trì, công nghệ Pháp - Tây Ban Nha tại Nam Định, công nghệ
DANO tại Hóc Môn, TP. HCM... Do nguồn vốn đầu tư tương đối lớn, nên chủ yếu các
nhà máy xử lý rác thải này được xây dựng từ nguồn vốn ODA. Việc xây dựng bằng
nguồn vốn ODA cũng có không ít những khó khăn: vốn đầu tư cao và thường thi công
chậm; công nghệ không hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam, khó khăn trong sửa
chữa, thay thế thiết bị...
Nhằm khắc phục tình trạng nêu trên, thời gian qua, một số doanh nghiệp trong nước đã
nghiên cứu, áp dụng một vài công nghệ mới trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
đô thị với các quy mô khác nhau từ cấp thị trấn, thị tứ đến thị xã, thành phố và đã thu
được những kết quả nhất định. Điển hình là công nghệ SERAPHIN và công nghệ AN
SINH - ASC được hình thành từ năm quy trình công nghệ chính: phân loại, ủ sinh học, tái
chế chất dẻo, công nghệ thiêu hủy và chôn lấp. Sản phẩm sau khi xử lý rác thải là phân vi
sinh và những sản phẩm nhựa như: ống nước, balet nhựa, dải phân cách, thùng rác, bàn
ghế ngoài trời, xô nhựa và gạch lát đường... Công nghệ Seraphin đang được triển khai
ứng dụng tại Nhà máy xử lý rác Đông Vinh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, nhà máy xử
lý rác thải tại thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây và Công nghệ An Sinh - ASC đang được áp
dụng tại Nhà máy rác Thủy Phương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tuy nhiên, để có thể kết luận các công nghệ này có phù hợp với điều kiện Việt Nam hay
không thì cần phải có sự thẩm định, đánh giá. Các tiêu chí để đánh giá bao gồm:
a) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường: Kết quả xử lý các chất thải phải đạt các
tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; Phải có các giải pháp phòng ngừa và xử lý các chất
thải thứ cấp phát sinh trong quá trình thu gom, xử lý; Bảo đảm tính an toàn, hạn chế mức
thấp nhất những tác hại đến sức khỏe của người vận hành; Không gây ảnh hưởng xấu đến
đời sống vật chất, văn hóa của cộng đồng dân cư và các hệ sinh thái;
b) Tính khả thi về kỹ thuật: Phù hợp với các điều kiện tự nhiên tại nơi triển khai công
nghệ; Phù hợp với các điều kiện về cơ sở hạ tầng trong quá trình thi công và vận hành;
Thuận lợi trong việc cung cấp thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng, mở rộng và cải tiến công
nghệ, thiết bị; Thuận lợi trong quản lý, vận hành và duy trì hoạt động ổn định; Có các giải
pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố và các giải pháp thay thế khi cần thiết;
c) Tính khả thi về kinh tế như chi phí đầu tư và vận hành hợp lý cũng như lợi ích kinh tế
thu được từ sản phẩm và từ quá trình xử lý.
Nhằm khuyến khích đầu tư áp dụng các công nghệ được nghiên cứu trong nước giải
quyết vấn đề xử lý rác thải đô thị tại Việt nam, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây
dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ
đánh giá các công nghệ này và cấp giấy chứng nhận công nghệ xử lý chất thải rắn phù
hợp với điều kiện Việt Nam đối với hai công nghệ xử lý rác thải trên nếu đáp ứng được
yêu cầu. Trường hợp cần bổ sung hoàn thiện công nghệ để nhân rộng và áp dụng trong cả
nước thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn nghiên cứu khoa học của Bộ Khoa học và
Công nghệ (theo Thông báo số 50/TB-VPCP ngày 19/3/2007 của Văn phòng Chính phủ).

TP. HCM sắp có thêm nhà máy xử lý rác bằng công


nghệ vi sinh
UBND huyện Củ Chi (TP HCM) vừa phê duyệt quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý rác
bằng công nghệ vi sinh tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn (xã Phước Hiệp) với tổng vốn
đầu tư 52 triệu USD, được xây dựng thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 đạt công suất
xử lý 500 tấn rác/ngày và giai đoạn 2 là 2.000 tấn/ngày. Nhà máy sử dụng men compost
stater để phân hủy rác và diệt khuẩn gây mầm bệnh, nên đảm bảo vệ sinh môi trường và
không gây ra mùi khó chịu trong quá trình xử lý.

You might also like