You are on page 1of 3

ĐẢNG BỘ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẢNGN CỘNG SẢN VIỆT NAM

TỈNH THÁI NGUYÊN


CHI BỘ TRUNG TÂM THÔNG TIN CN Thái Nguyên, ngày tháng năm 2010

BẢN THU HOẠCH VÀ ĐĂNG KÝ PHẤN ĐẤU


RÈN LUYỆN CỦA ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Thực hiện cuộc vân động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”, năm 2010

Họ và tên: Lê Thị Bắc


Qua học tập, nghiên cứu chuyên đề Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn
minh”, tôi xin trình bày những thu hoạch được về nhận thức và đăng ký phấn đấu,
rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như
sau:
1. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ chí Minh về xây dựng Đảng ta
thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”:
Năm nay, Đảng ta 80 tuổi chẵn. 80 năm qua, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập, tổ chức, giáo dục, rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi
khó khăn, thử thách, tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam),
đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến,
hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc
đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Với sứ mệnh vẻ vang đó, tôi luôn trung thành với mục tiêu lý tưởng độc lập dân
tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, luôn phát huy những giá trị và truyền thống tốt đẹp,
cao quý của đất nước có hàng ngàn năm văn hiến, luôn tiếp thu tinh hoa trí tuệ của
nhân loại, của thời đại.
Việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
ta trong sạch, vững mạnh là dịp để tôi ôn lại và nâng cao nhận thức lý luận về xây
dựng Đảng
Như chúng ta đã biết, xây dựng Đảng luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa tư bản, giữa cách mạng và phản cách mạng, vấn đề trọng tâm, lĩnh
vực diễn ra gay gắt nhất, quyết liệt nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và
công tác xây dựng Đảng.
Xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa quyết định đến việc
bảo vệ chế độ chính trị, con đường phát triển của đất nước lên chủ nghĩa xã hội với
mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Tư tưởng xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa soi đường
cho Đảng ta xây dựng và trưởng thành. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần xây dựng
Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, qua đó, làm tăng thêm niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường phát triển của đất nước.
2. Đăng ký phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng, làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.
- Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn
minh” gắn công việc cụ thể của cá nhân, của chi, đảng bộ với đại hội Đảng các
cấp (nội dung này cần cụ thể theo các nội dung trong chuyên đề cuộc vận động
năm 2010)
Qua nghiên cứu học tập chuyên đề tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh năm 2010 với chủ đề “Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng ta thật trong sạch vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” giúp tôi hiểu
rõ hơn nội dung, ý nghĩa cuộc vận động. Thấy rõ vinh dự, trách nhiệm của mình,
cần tiếp tục tu dưỡng hoàn thiện đạo đức, lối sống, tự ý thức, chấn chỉnh lại vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn cách mạng hiện nay, góp phần xây
dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, góp phần tham gia tổ chức thành
công đại hội Đảng bộ cơ sở. Cá nhân là cán bộ tại Trung tâm Thông tin Công nghệ
- Sở KH&CN Thái Nguyên luôn luôn phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để nhanh chóng được đứng trong hàng ngũ của
Đảng.
- Rèn luyện tu dưỡng đạo đức:
Muốn là một tấm gương tốt về phẩm chất, đạo đức, lối sống thì phải phấn
đấu rèn luyện, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, sẵn sàng chấp
nhận những gian khổ, hy sinh, những thiệt thòi về vật chất để theo đuổi lý tưởng
cộng sản.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (cần
cụ thể theo nhiệm vụ của ngành).
Ngày nay, để tiến lên và làm tròn nhiệm vụ của một cán bô, mỗi chúng ta
phải không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đồng nghĩa với việc trau dồi đạo đức cách mạng: Trung với nước, hiếu với
dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đó là phẩm
chất thường trực của người cán bộ, công nhân viên chức trong cuộc sống hằng
ngày, phải trở thành giá trị bất biến trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh, mọi cơ
chế kinh tế. Bên cạnh đó, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, chúng tôi
phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nhằm thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong toàn Sở năm 2010.
- Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
Mỗi chúng ta là cán bộ, viên chức cần phải nghiêm khắc với bản thân,
gương mẫu trong thực hành tiết kiệm cho cơ quan, đơn vị, cho cộng đồng, cho gia
đình và cho bản thân, mỗi cán bộ đảng viên sẽ hình thành được thói quen tiết kiệm
trong suy nghĩ lẫn hành động, phải bằng những việc làm cụ thể nhất, dù là những
việc làm nhỏ nhất để thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, chẳng
hạn như:
+ Tắt điện, điều hoà, quạt ngay khi thấy không cần thiết,

+ Tiết kiệm văn phòng phẩm như giấy photo, bút, mực ...,

+ Giải quyết công việc nhanh để tiết kiệm thời gian

+ Trong cuộc sống phải thể hiện đức tính giản dị, biết quý trọng thời gian.

Vì thế, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả, bản thân tôi là
cán bộ, viên chức công tác tại Sở Khoa học và Công nghệ thường phải thực hiện
tốt những việc cụ thể như trên và thường xuyên tham gia đấu tranh chống tham ô,
lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm, chấp hành nghiêm luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, học tập đức tính tiết kiệm của Hồ Chí Minh…
Có như vậy, thì mỗi chúng ta đã và đang cùng với tổ chức đảng, đoàn thể, chính
quyền từng bước xây dựng cơ quan, đơn vị chức vững mạnh về tổ chức, giỏi
chuyên môn nghiệp vụ về đội ngũ cán bộ, thực hành tiết kiệm hiệu quả trong công
việc, trong xã hội, gia đình, đồng thời tạo được thói quen, nề nếp tiết kiệm của mỗi
cán bộ, đảng viên trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày.

3. Đóng góp của Chi bộ, cơ quan, đơn vị:


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Xác nhận của cấp ủy, thủ trưởng Người viết thu hoạch
Cơ quan, đơn vị

Lê Thị Bắc

You might also like