You are on page 1of 31

TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG KIẾN PHỤ VỤ CỘNG ĐỒNG

(CSIP)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ


DOANH NHÂN XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM

HÀ NỘI 2008
MỤC LỤC

PHÀN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NHÂN XÃ HỘI ................................................ 1


1. Giới thiệu ............................................................................................................... 1
2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 1
3. Doanh nhân xã hội ................................................................................................. 3
4. Kinh doanh xã hội phục vụ cộng đồng .................................................................. 4

PHẦN 2: DOANH NHÂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM...................................................... 7


1. Sự xuất hiện của doanh nhân xã hội ở Việt Nam ................................................. 7
2. Hiểu biết về doanh nhân xã hội ở Việt Nam ......................................................... 8
2.1 Các góc nhìn về doanh nhân xã hội .................................................................... 8
2.2 Đặc điểm của doanh nhân xã hội Việt Nam ...................................................... 11
2.3 Đóng góp của kinh doanh xã hội trong phát triển xã hội .................................. 13
3. Thách thức đối với doanh nhân xã hội................................................................ 14
3.1 Thiếu khuôn khổ pháp lý rõ ràng...................................................................... 14
3.2 Sự công nhận về khái niệm mới Doanh nhân Xã hội còn hạn chế ..................... 14
3.3 Thiếu hỗ trợ kỹ thuật đối với doanh nhân xã hội .............................................. 15
3.4 Khả năng tài chính hạn chế.............................................................................. 16
3.5 Thiếu sự chú ý và quan hệ đối tác với doanh nhân xã hội ................................. 17
4. Nhu cầu của doanh nhân xã hội .......................................................................... 19

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT HÀNH ĐỘNG ........................................................................... 21


1. Nhóm đối tượng đầu tư trực tiếp ........................................................................ 21
2. Đề xuất về hỗ trợ trực tiếp doanh nhân xã hội ................................................... 22
2.1 Hỗ trợ pháp lý.................................................................................................. 22
2.2 Hỗ trợ tài chính ............................................................................................... 22
2.3 Hỗ trợ kĩ thuật đối với doanh nhân xã hội ........................................................ 23
3. Nâng cao nhận thức của mọi người và vận động ủng hộ cho việc thúc đẩy
doanh nhân xã hội ở Việt Nam................................................................................ 23
4. Quan hệ đối tác để thúc đẩy doanh nhân xã hội ................................................. 24

PHẦN 4 - KẾT LUẬN ................................................................................................ 25

PHỤ LỤC 1: VĂN BẢN PHÁP LUẬT ....................................................................... 26

PHỤ LỤC 2: CÂU CHUYỆN DOANH NHÂN XÃ HỘI VIỆT NAM ...................... 28
1. Cô Nguyễn Thị Ngọc Trai và RECAS ................................................................. 28
2. Chị Nguyễn Thị Vân Anh và CSAGA................................................................. 28
3. Bác sĩ Đỗ Thúy Lan và Trung tâm Sao Mai ....................................................... 28
Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ DOANH NHÂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NHÂN XÃ HỘI

1. Giới thiệu

Social entrepreneurs (tạm dịch sang tiếng Việt là Doanh nhân xã hội) và social
entrepreneurship (tạm dịch là hoạt động kinh doanh phục vụ cộng đồng) là những thuật
ngữ khá mới mẻ chỉ một hiện tượng xuất hiện gần đây. Trong những năm 60 của thế kỷ
trước, ông Kim Ngọc là người khởi xướng mô hình “khoán hộ gia đình” đã đem lại một
cuộc cách mạng trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Nhờ sáng kiến của ông, hàng
triệu gia đình nông dân đã thoát cảnh đói nghèo và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu
gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, những sáng kiến mới như vậy thường không phải
ngay lập tức được xã hội hoan nghêng và ủng hộ. Thiếu sự hỗ trợ của xã hội, bao gồm
khung pháp lý và sự thừa nhận của xã hội là một trong những thách thức lớn nhất đối với
sự phát triển của Doanh nhân xã hội trong quá khứ.

Trên thế giới, doanh nhân xã hội (DNXH) đang ngày càng được thừa nhận là nhân tố đổi
mới hiệu quả đối với những thay đổi của xã hội. Hai người nhận Giải thưởng Nobel Hòa
bình gần đây là DNXH. Năm 2006, ông Mohammed Yunus và Grameen Bank đã được
trao giải vì “các nỗ lực của họ trong việc tạo ra các phát triển kinh tế xã hội từ cơ sở”.
Một năm sau, Alber Arnold Gore Jr. và IPCC được trao giải thưởng vì “các nỗ lực của họ
trong việc nghiên cứu và phổ biến rộng rãi các kiến thức về thay đổi khí hậu dưới tác
động của con người và đặt cơ sở cho các biện pháp cần thiết để ứng phó với các thay đổi
đó”. DNXH được thừa nhận là một trong những nguồn đổi mới xã hội và người ta bắt đầu
chú ý đến DNXH trong cả thực tiễn và lĩnh vực học thuật. Trên toàn cầu, ngày càng có
nhiều chương trình thúc đẩy việc nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ phát triển DNXH.

Quỹ One Foundation1 thừa nhận giá trị của hoạt động KDXH như một biện pháp để phát
triển xã hội bằng cách hỗ trợ cho phong trào DNXH ở Ireland và Việt Nam. Tổ chức
Doanh nhân Xã hội Ireland (SEI) được thành lập năm 2005 và nhanh chóng đạt được các
thành tựu đáng kể trong việc hỗ trợ trực tiếp các DNXH giai đoạn đầu thành lập và đưa
các lĩnh vực cơ bản của xã hội vào phong trào DNXH. Năm 2006-7, Quỹ đã thử nghiệm
một số dự án hỗ trợ một số DNXH lựa chọn tại Hà Nội. Các thử nghiệm đã chứng tỏ cho
thấy tiềm năng và vai trò của DNXH ở Việt Nam. Các dự án cũng cho thấy rằng việc hỗ
trợ DNXH cần được thực hiện một cách phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa
và xã hội của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu ban đầu về DNXH Việt Nam đã được tiến

1
Quỹ One Foundation là quỹ từ thiện tư nhân có trụ sở tại Dublin, Ireland, với mục tiêu cải thiện cơ hội
đời sống của trẻ em và thanh niên khuyết tật ở Ireland và Việt Nam.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 1


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

hành nhằm tìm hiểu: (i) liệu “DNXH” có tồn tại ở Việt Nam, DNXH có ý nghĩa trong bối
cảnh ở Việt Nam không ? (ii) môi trường mà họ hoạt động, (iii) họ cần những hỗ trợ gì
để giúp họ trở thành các DNXH thành công? Nghiên cứu cũng tìm hiểu mức độ hỗ trợ mà
các tổ chức khác dành cho DNXH và phần thiếu hụt hiện nay là gì. Nghiên cứu này cũng
mong muốn cung cấp cho quỹ One Foundation cơ sở để thành lập một tổ chức ở Việt
Nam để thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho phong trào DNXH ở Việt Nam.

2. Phương pháp nghiên cứu

Mặc dù “DNXH” đã trở thành đối tượng nghiên cứu từ nhiều năm nay tại các nước như
Anh, Ấn Độ, Mỹ, đây vẫn là một lĩnh vực mới ở Việt Nam. Trước tình hình này, một
nhóm gồm 8 người làm công tác phát triển, doanh nghiệp và lĩnh vực học thuật vốn quan
tâm đến lĩnh vực này đã tập hợp cùng nhau thực hiện nghiên cứu. Nhóm huy động các
mối quan hệ cá nhân để tiếp cận các tài liệu và các nhóm đối tượng nghiên cứu trên cơ sở
chọn mẫu theo phương pháp quả bóng tuyết (snowball).

Chúng tôi đã nghiên cứu các tài DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC CHÚNG TÔI ĐÃ
liệu liên quan về khuôn khổ pháp PHỎNG VẤN HOẶC NHẬN ĐƯỢC TRẢ LỜI CHO
lý, các chương trình và chính CÁC CÂU HỎI CỦA CHÚNG TÔI:
sách về hỗ trợ phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát  Các nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới, Ford
triển xã hội dân sự ở Việt Nam. Foundation, Care International, ActionAid
Chúng tôi đã tiến hành phỏng Vietnam, Đại sứ quán Phần Lan
vấn 36 người ở Hà Nội và Thành  Các cơ quan nhà nước: Hội Liên hiệp Phụ nữ
phố Hồ Chí Minh, trong số đó có Việt Nam, Đại học Lao động và Xã hội, Đài
20 DNXH hoặc những người có truyền hình Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà
ý tưởng mới có thể đưa vào thực Nội
tế (chúng tôi gọi họ là các  Các tổ chức địa phương: Craft Link, LIN
DNXH tiềm năng). Còn lại là Foundation, Thảo Đàn, Giáo dục cho Phát
những người làm công tác phát triển, KOTO, DWC, RECAS, Sao Mai…
triển, quan chức nhà nước,  Các doanh nghiệp: VINCOM, Công ty Nhịp
những người làm kinh doanh, cầu, Công ty tư vấn đầu tư chuyển giao công
nhà báo hoặc cán bộ nghiên cứu. nghệ.

Qua phỏng vấn chúng tôi muốn tìm hiểu về vai trò DNXH ở Việt Nam, các đặc điểm của
DNXH, các hỗ trợ mà họ cần, các hỗ trợ hiện nay họ nhận được và các khoảng thiếu hụt.
Những người được phỏng vấn cũng đưa ra các đề xuất để thúc đẩy DNXH ở Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đã xem xét các mô hình quóc tế như SEI,
Ashoka, Acrumen Fund, Schwab Foundation, UnLtd, các mô hình này đóng vai trò quan
trọng trong việc xác định cách tiếp cận phù hợp với DNXH ở Việt Nam.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 2


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

Các hạn chế của nghiên cứu:

 Hiểu biết của công chúng về doanh nhân xã hội còn hạn chế, gây khó khăn trong
giao tiếp khi nghiên cứu

 Nhận diện doanh nhân xã hội và những người có tiềm năng trở thành doanh nhân
xã hội để phỏng vấn. Nhiều nhà cải cách xã hội không coi mình là doanh nhân xã
hội

 Khó khăn trong dịch thuật ngữ sang tiếng Việt, có thể gây hiểu nhầm là doanh
nhân làm từ thiện vì xã hội

3. Doanh nhân xã hội

Người ta thừa nhận rằng chính phủ có thể không hiệu quả và khu vực tư nhân với động
lực là lợi nhuận có thể không giải quyết được gốc rễ của các vấn đề xã hội, vì vậy, khu
vực phi lợi nhuận đang xuất hiện như lực thúc đẩy các thay đổi xã hội (Bill Drayton).
Thuật ngữ DNXH và hoạt động kinh doanh phục vụ cộng đồng (HĐKDPVXH) xuất hiện
trong vòng 10-15 năm trước từ những cuộc tranh luận về điểm mạnh và điểm yếu của các
tổ chức phi Chính phủ và các hình thức khác của xã hội dân sự nhằm mang đến những
thay đổi cơ bản cho xã hội. Trên thực tế, người ta cho rằng KDPVPCĐ là một cách tiếp
cận mới hiệu quả hơn và đổi mới hơn trong việc đưa ra các thay đổi xã hội (Lafuente C.,
2005).

Doanh nhân xã hội, ở họ kết hợp các đặc điểm của một nhân tố thúc đẩy thay đổi như
nhiệt huyết đối với đổi mới xã hội, mang định hướng giá trị xã hội, có tầm nhìn thực tế,
dám chấp nhận rủi ro, có tính bền vững về phương pháp và quan điểm kinh doanh.
HĐKDXH được thừa nhận là một công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy
nhiên, các thuật ngữ này hiện nay còn đang được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:

DNXH được mô tả như tác nhân tích cực


cho các thay đổi xã hội. DNXH xác định ra DNXH “nhận ra một bộ phận trong xã
các giải pháp sáng tạo, thực tế và bền vững
cho các vấn đề xã hội, mang lại những thay hội bị bế tắc và đem lại các cách thức
đổi cơ bản cho xã hội, các giải pháp đó có mới để tháo gữ các bế tắc đó. Anh ta
thể có hoặc có thể không liên quan đến các hoặc cô ta … giải quyết vấn đề bằng
hoạt động kinh doanh như giáo dục, y tế, cải
cách thay đổi hệ thống, phổ biến giải
cách phúc lợi, v.v, bất kể tổ chức họ thiết
lập là phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận (Quỹ pháp và thuyết phục cả xã hội thực hiện
Schwab). một bước chuyển biến mới” Bill
Drayton, người sáng lập Ashoka:
Daniel Bornstein trong cuốn sách của mình
Làm thế nào để thay đổi Thế giới (2004) Những người đổi mới cho Công chúng.
cũng định nghĩa về DNXH theo nghĩa rộng
là các cá nhân có động cơ, dám đổi mới, những người xem xét bối cảnh hiện nay, khai
thác các cơ hội mới, không nản chí và đổi mới thế giới theo hướng tốt đẹp hơn. Bornstein

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 3


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

phác họa chân dung một số DNXH trên thế giới, những người đã giúp mang điện đến các
vùng xa xôi của đất nước, giúp các học sinh trung học nhà nghèo có đủ điều kiện để theo
học lên đại học, cao đẳng, hoặc phát triển mô hình điều trị tại nhà cho bệnh nhân AIDS.
Những tác giả này thừa nhận DNXH hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau, làm việc trong
cả khu vực lợi nhuận và phi lợi nhuận, công việc của họ có thể liên quan đến các hoạt
động kinh doanh và phi kinh doanh. Các tổ chức như UnLtd ở Anh, Ashoka ở Ấn Độ,
Skoll Foundation ở Mỹ, Achwab Foundation for Social Entrepreneurship ở Thụy Sĩ và
các tổ chức khác đang hoạt động theo khuynh hướng này để thúc đẩy sự phát triển của
DNXH thông qua việc hỗ trợ DNXH và những người đổi mới, thống nhất họ trong một
mạng lưới liên kết chặt chẽ.

Một số người khác nhấn mạnh đến cách cách tiếp cận KDXH mà DNXH sử dụng để thực
hiện các thay đổi xã hội.

J. Gregory Dees ở trường ĐH Stanford, trong “DNXH là người nhìn nhận ra vấn
một bài báo năm 1998 về chủ đề này đã viết “ý đề xã hội và sử dụng các nguyên tắc
tưởng của DNXH... kết hợp đam mê sứ mệnh xã KDXH truyền thống để tổ chức, tạo
hội và nguyên tắc tương tự trong kinh doanh,
lập và quản lý một dự án mới nhằm
đổi mới và tính kiên định, thường là phẩm chất
gắn với những nghề ví dụ như những người đi tạo ra những thay đổi xã hội”.
tiên phong về công nghệ cao ở Thung lũng Wikipedia
Silicon”.

Nhìn chung, DNXH là các nhà lãnh đạo kiểu mẫu, những người:

Nhìn nhận ra vấn đề xã hội – Bằng cách trao quyền cho mọi người - Thông qua các
tổ chức bền vững - Thách thức trí tuệ thông thường – Sử dụng mô hình kinh doanh
sáng tạo – Triển khai hành động địa phương – Ảnh hưởng nhân rộng tới cuộc sống
con người

Từ đó làm thế giới ngày một tốt hơn

(INSEAD, 2008)
Nhìn lại các nhà KDXH trong lịch sử cho thấy rằng DNXH có một số đặc điểm sau:

 Tham vọng: giải quyết các các vấn đề xã hội cơ bản bằng cách giải quyết gốc rễ
của vấn đề.

 Theo định hướng sứ mệnh: tạo ra “giá trị xã hội” chứ không phải “sự giàu có” là
tiêu chí cơ bản của các DNXH thành công.

 Tính chiến lược: để xem xét và hoạt động dựa trên những gì mà người khác bỏ lỡ,
để tìm cơ hội cải tiến hệ thống, tạo ra các giải pháp, sáng tạo cách tiếp cận mới
mà tạo ra các giá trị xã hội.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 4


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

 Có nguồn lực: có các kỹ năng đặc biệt về việc huy động các nguồn nhân lực, tài
lực và các nguồn lực chính trị.

 Theo định hướng kết quả: đem lại các kết quả có thể đo lường được.

4. Kinh doanh xã hội phục vụ cộng đồng

Kinh doanh xã hội phục vụ cộng đồng là công việc của doanh nhân xã hội để theo đuổi
thay đổi xã hội trên thực tế. Nhìn chung, kinh doanh xã hội được vận hành dưới dạng tổ
chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp xã họi hoặc tổ chức hỗn hợp
(http://www.schwabfound.org/sf/SocialEntrepreneurs/Profiles/Abouttheorganizationalmo
dels/index.htm)

Doanh nghiệp phi lợi nhuận: Doanh nhân thiết lập tổ chức phi lợi nhuận để tạo động lực
theo đuổi sáng kiến giải quyết vấn đề mà thị trường hoặc chính phủ gặp thất bại. Để làm
vậy, họ cam kết với khu vực xã hội, bao gồm các tổ chức công và tư nhân, cũng như tình
nguyện viên, để tạo động lực đối với sáng kiến thông qua hiệu quả nhân rộng.

Doanh nghiệp phi lợi nhuận hỗn hợp: Doanh nhân thiết lập tổ chức phi lợi nhuận nhưng
mô hình này bao gồm cấp độ phục hồi chi phí nào đó thông qua bán hàng hóa, dịch vụ tới
đông đảo các cơ quan, công và tư, cũng như các nhóm dân cư mục tiêu.

Doanh nghiệp kinh doanh xã hội/doanh nghiệp xã hội: Doanh nhân thiết lập doanh
nghiệp để tạo động lực cho những biến đổi. Trong khi tạo ra lợi nhuận, mục đích chính
không phải là tối đa hóa thu nhập tài chính cho các cổ đông mà để phát triển doanh
nghiệp xã hội và tiếp cận những người hoạn nạn một cách hiệu quả.

Ở nhiều nước, KDXH là giải pháp để tạo ra tính bền vững cho các tổ chức phát triển xã
hội. Ở Mỹ, KDXH gắn bó với chiến lược hoặc hoạt động kinh doanh tạo thu nhập được
thực hiện bởi một tổ chức phi lợi nhuận để tạo ra lợi nhuận phục vụ cho sứ mệnh xã hội
(Liên minh Doanh nghiệp xã hội, Mỹ).

Ngoài những đóng góp của nó đối với thu nhập quốc dân2, doanh nghiệp xã hội được ghi
nhận như một biện pháp để tăng thêm sức mạnh cho những người thiệt thòi nhằm thay
đổi xã hội. Doanh nghiệp xã hội có thể là:

 Doanh nghiệp thông thường kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhưng lợi nhuận sẽ
được sử dụng để hỗ trợ cho các mục tiêu xã hội;

 Doanh nghiệp thực hiện mục tiêu xã hội thông qua chính hoạt động của doanh
nghiệp, chẳng hạn:

2
Có 5500 doanh nghiệp xã hội đang hoạt động ở Anh với doanh thu 27 tỉ/ năm đóng góp 8,4 % GDP
(Prince Trust, 2005)

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 5


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

o tuyển dụng lao động từ nhóm người khuyết tật, cho phép họ tham gia quá
trình vận hành của doanh nghiệp xã hội;

o hỗ trợ cho các cá nhân / doanh nghiệp bị gạt ngoài lề được tiếp cận các
dịch vụ xã hội như đưa điện giá thấp, nước, tín dụng, giáo dục, y tế đến
với những người ở vùng sâu vùng xa, v.v.

Trên thế giới có nhiều mô hình doanh nghiệp xã hội. Mô hình của Mỹ được trình bày ở
trên nhấn mạnh đến doanh nghiệp xã hội như một biện pháp để đảm bảo tính bền vững về
tài chính của các tổ chức phi lợi nhuận. Ở Canađa, doanh nghiệp xã hội là phương tiện
thay thế cho nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ phúc lợi. Chúng là nền kinh tế xã hội,
là các doanh nghiệp dưới cơ sở, khu vực phi lợi nhuận, dựa trên các giá trị dân chủ tìm
cách cải tiến các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường của cộng đồng, thường chú ý đến
các thành viên thiệt thòi của mình” (www.sdc.gc.ca/en/cs/comm/sd/social_economy).
Cộng đồng chung Châu Âu thừa nhận doanh nghiệp xã hội là nơi tạo thành một tập hợp
các tổ chức tồn tại giữa khu vực công và khu vực tư truyền thống… Đặc điểm nổi trội cơ
bản của nó là mục tiêu xã hội kết hợp với tinh thần kinh doanh của khu vực tư.
(http://europa.eu.int/comm/enterprise/entrepreneurship/coop/social-cmaf_agenda/scocial-
enterprises.htm). Cộng đồng chung châu Âu nhấn mạnh đến sử dụng doanh nghiệp xã hội
như là một bộ phận chính nhằm đáp ứng các vấn đề xã hội như thất nghiệp. Nói một cách
khác, doanh nghiệp xã hội là trung tâm trong cách tiếp cận chính thể và đa nguyên thúc
đẩy nhà nước, doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội đáp ứng các vấn đề xã hội. Quan điểm
này được chia sẻ bởi nhiều quốc gia trong Liên minh châu Âu, kể cả Vương quốc Anh.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 6


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

PHẦN 2: DOANH NHÂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Sự xuất hiện của doanh nhân xã hội ở Việt Nam

Mặc dù các doanh nhân xã hội cá nhân đã xuất hiện một thời gian, điều kiện chính trị,
kinh tế, xã hội cho sự xuất hiện của doanh nhân xã hội như một lực lượng xã hội không
còn như trước nữa. Nền kinh tế tập trung khiến cá nhân có ít chỗ đẻ sáng tạo cho cuộc
sống. Thay vào đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chính phủ là đơn vị độc nhất và
duy nhất, được cho là để đáp ứng tất cả nhu cầu của nhân dân. Do đó, xã hội dân sự và
khu vực tư nhân không hoàn toàn được công nhận và khuyến khích. Rõ ràng, tinh thần
doanh nhân không được đánh giá đúng ở đất nước này. Doanh nhân xếp hạng thấp nhất
trong các tầng lớp xã hội bao gồm “sĩ”, “nông”, “công”, “thương”. Trong bối cảnh dó,
doanh nhân xã hội hiếm khi tìm cách nhận thức rõ các sáng kiến đổi mới xã hội.

Quá trình Đổi mới gần đây mang lại nhiều thay đổi lớn cho đất nước. Cùng với phát triển
kinh tế, các vấn đề và sự công bằng xã hội đang xuất hiện đồng thời tạo ra cơ hội và
thách thức đối với hạnh phúc con người. Một mặt, tăng trưởng kinh tế mang lại nguồn lợi
mới và cơ hội việc làm cho mọi người, nhưng mặt khác, còn tạo ra sự bất bình đẳng và
đẩy các nhóm người và trẻ em yếu đến chỗ nguy hiểm. Khoảng cách giữa người giàu và
người nghèo đang rộng hơn 3. Hai mươi triệu người nghèo hiện nay vẫn sống với mức
dưới 1 USD một ngày và gần 40 triệu người (chiếm 50% dân số) kiếm được ít hơn 2
USD 1 ngày, khả năng tiếp cận của họ đến các dich vụ xã hội rất hạn chế. Trong khi 20%
người giàu được hưởng 40% phúc lợi xã hội, 20% dân cư nghèo nhất chỉ nhận được 7%
phúc lợi4. Các nhóm người dễ bị tổn thương như người giá, cô đơn, người tàn tật, trẻ em
lang thang, trẻ em làm việc trong các điều kiện nguy hiểm, phụ nữ đơn thân, phụ nữ là
nạn nhân của bạo lực gia đình, người di cư, bao gồm cả trẻ em, đang ngày càng gia tăng.
Các vấn đề xã hội như dân số và sức khoẻ sinh sản, bình đẳng giới, bạo lực gia đình,
quản trị nhà nước, môi trường, thiên tai, bảo vệ trẻ em, thất nghiệp và các vấn đề khác
đang ngày càng xuất hiện, gây áp lực cho xã hội, đòi hỏi các giải pháp sáng tạo để thay
đổi xã hội.

Về mặt cung, sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường cho phép
khu vực tư nhân phát triển, đóng góp cho sự tăng trưởng nhanh chóng của đất nước. Do
đó, nội lực cộng đồng và cá nhân dần dần được giải phóng và huy động đáp ứng nhu cầu
của thị trường kinh tế và xã hội. Đây là điều kiện tiền đề cho sự xuất hiện của các sáng
kiến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cá nhân và cộng đồng. Cùng với sự phát triển
của khu vực tư nhân, các tổ chức dân sự xuất hiện như lực lượng mới thúc đẩy thay đổi

3
Hệ số GINI của Việt Nam là 36,2 cao hơn nhiều so với các nước phát triển như Na-uy (25,8), Nhật Bản.
(24,9). Khoảng cách thu nhập giữa 20% người giàu nhất và 20% người nghèo nhất tăng 7,31 lần năm 1996,
8,10 lần năm 2001-2002 và 8,34 lần năm 2003-2004.
4
Báo Người Lao Động, 6/1/2009, trích từ báo cáo của UNDP năm 2007.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 7


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

xã hội. Năm 1999, thuật ngữ tổ chức phi chính phủ lần đầu tiên được công nhận trong tài
liệu pháp luật chính thức, nghị định 177/1999/ND-CP (sau này được thay bằng nghị định
148/2007/ND-CP) dẫn đến sự bùng nổ của các tổ chức trong nước. Năm 2006, số liệu
thống kê cho thấy rằng có khoảng 140.000 tổ chức dựa trên cộng đồng, 3.000 hợp tác xã
theo luật mới và phần lớn trong số họ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản,
xây dựng, vệ sinh, y tế. Khoảng 200 quỹ từ thiện và 1000 tổ chức phi chính phủ trong
nước đã đăng ký (Sabharwal, Than, 2006). Doanh nghiệp xã hội đang xuất hiện, mặc dù
số lượng nhỏ, mang lại sáng kiến đổi mới xã hội.

Ngày nay, Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh, ở đó tinh thần doanh nhân đang lan
truyền sâu rộng, đặc biệt trong các thế hệ trẻ. Đất nước mở cửa cho nền kinh tế thị trường
đã thay đổi quan niệm của mọi người về doanh nhân và vai trò của cá nhân trong phát
triển xã hội. Gần đây các doanh nhân được công nhận là động lực cho phát triển đất
nước. Năm 2004, ngày 13/10 trở thành ngày Doanh nhân, đánh dấu vị thế của doanh
nhân ở Việt Nam ngày nay. Các doanh nhân được kính trọng rộng khắp nhờ sự đóng góp
cho sự phát triển đất nước. Vì vậy, nguyên tắc và hướng tiếp cận thị trường của họ đang
dần ảnh hưởng lĩnh vực xã hội, bao gồm xã hội dân sự. Ngày càng nhiều tổ chức phi
chính phủ áp dụng nguyên tắc doanh nhân để thay đổi xã hội. Các câu chuyện thành công
của KOTO, Hoa Sữa, Thành Đạt, CSAGA và nhiều tổ chức tự trị khác đã chứng minh
hướng tiếp cận sáng tạo, bền vững đối với sự phát triển xã hội ở Việt Nam.

2. Hiểu biết về “doanh nhân xã hội” ở Việt Nam

2.1 Các góc nhìn về doanh nhân xã hội

Ở Việt Nam, DNXH và kinh doanh xã hội là các khái niệm mới chưa được phổ biến rộng
rãi. Rất ít người (2 trên 44 người được phỏng vấn) nói rằng họ đã nghe thuật ngữ này
trước đây. Hơn nữa, việc dịch thuật ngữ sang ngôn ngữ địa phương rất khó khăn bởi
không có từ tương đương trong tiếng Việt cho từ “entrepreneur”. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi tạm thời dịch “social entrepreneur” là “doanh nhân xã hội – DNhXH”. Hạn chế
của việc dịch thuật là mọi người có xu hướng hiểu doanh nhân xã hội là người làm kinh
doanh đang hoạt động vì mục đích xã hội, điều này tạo nguy cơ loại bỏ những người lãnh
đạo tổ chức phi lợi nhuận trong phong trào. Trả lời của những người được phỏng vấn cho
thấy hiểu biết của mọi người về khái niệm này như sau:

a/ Có được một sự hiểu biết sâu rộng về DNXH, Chị Nguyễn Thị Oanh5 nhấn mạnh vào
đặc điểm DNXH là người đi tiên phong, có tầm nhìn với cách tiếp cận đổi mới trong
việc giải quyết các vấn đề xã hội. DNXH có thể khởi sự một doanh nghiệp xã hội chẳng
hạn như cửa hàng đồ thủ công Mai, hoặc một cửa hàng cà phê do những người khiếm
thính thực hiện; có thể đưa ra các hoạt động vận động ủng hộ và xây dựng mạng lưới các
doanh nhân để hỗ trợ các hoạt động xã hội như chị Kim Hạnh (Báo sài gòn Tiếp thị);
hoặc những người có các ý tưởng đổi mới và mới lạ như xây dựng một thư viện điện tử

5
Chị Nguyễn Thị Oanh là người đi tiên phong, dành cả cuộc đời để thúc đẩy sự phát triển cộng đồng và
công tác xã hội ở Việt Nam Chị là nhà lãnh đạo nổi tiếng và có ảnh hưởng, người ủng hộ và khởi xướng
nhiều sáng kiến phát triển dựa vào cộng đồng. Chị là giảng viên Đại học Mở, khoa tâm lý và công tác xã
hội.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 8


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

thuận tiện cho người sử dụng giúp những người khuyết tật như khiếm thính, khiếm
thị6,… có thể tiếp cận các thông tin cần thiết.

b/ Những người khác, xuất phát từ nền tảng kinh tế và tham gia vào một số loại hoạt động
kinh doanh, thì cho rằng hoạt động kinh doanh xã hội là các doanh nghiệp xã hội được
thiết lập vì mục tiêu xã hội và bao gồm các hoạt động tạo thu nhập như mua bán, sản xuất
hoặc thực hiện dịch vụ nhằm thực hiện các hoạt động xã hội phục vụ cho thay đổi xã hội.
Jimmi Phạm, người sáng lập KOTO - một mô hình doanh nhân xã hội thành công ở Việt
nam đồng ý với cách dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt là Doanh nhân xã hội. Anh cho
rằng hoạt động kinh doanh xã họi cần phải tạo ra thu nhập để đảm bảo tính bền vững của
tổ chức.

“Doanh nhân xã hội là những người giải quyết vấn đề xã hội bằng cách thức kinh
doanh” Dana Doan, LIN Foundation, TP HCM.

Một nhóm các doanh nhân quốc tế thực hiện kinh doanh theo nguyên tắc kinh doanh
công bằng (fair trade) ở Việt Nam cho rằng cách thức tốt nhất để thực hiện phát triển bền
vững là làm kinh doanh theo cách thức công bằng và đạo đức giúp tăng quyền cho người
dân địa phương và khách hàng, đảm bảo môi trường và đi theo thương mại bình đẳng.
Việc kinh doanh sẽ có 3 mục tiêu (lợi nhuận, môi trường và tác động xã hội). Trang
Kelly, đang theo học chương trình Tiến sĩ Sẽ tốt hơn nếu các DNXH có nền tảng
về Phúc lợi xã hội ở Mỹ cũng thấy rằng kinh
doanh công bằng và Trách nhiệm xã hội kinh doanh để đảm bảo tính thực tiễn,
doanh nghiệp cũng là các biện pháp để hoạt hiệu quả và tăng trưởng của hoạt động
động kinh doanh thương mại đạt được các KD XH. Những người có nền tảng xã hội
mục tiêu xã hội. Ở một chừng mực nào đó,
những người này đã mở rộng khái niệm thường lẫn lộn khi làm kinh doanh và làm
DNXH bao trùm cả các nhà kinh doanh biết cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả
quan tâm đến cộng đồng, đến con người và và năng suất. (Micaela Ratini).
môi trường, họ là những những người áp
***
dụng nguyên tắc kinh doanh công bằng và
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong Người làm kinh doanh có cái đầu tỉnh
hoạt động kinh doanh của mình và dành một táo, trong khi người làm với các nhóm xã
phần lợi nhuận của họ cho mục tiêu xã hội. hội có trái tim nhân ái. Làm kinh doanh
Phỏng vấn những người làm kinh doanh cho thì không thể làm công tác xã hội. (Tuyết
thấy rằng có năng lực làm kinh doanh là Mai, cán bộ chương trình, Thảo Đàn, tp
điều kiện để trở thành một DNXH thành Hồ Chí Minh).
công.

c/ Một số người, đặc biệt là các nhà hoạt động xã hội hoặc làm việc trong các tổ chức
phát triển xã hội nói rằng họ thấy khó hiểu thuật ngữ này trong tiếng Việt. Họ thấy, việc

6
Võ Thị Hoàng Yến là người phụ nữ khuyết tật, người đạt được hai bằng đại học và bằng Thạc sỹ Phát
triển con người ở đại học Kansan, Mỹ. Chị hiện là người sáng lập và giám đốc trung tâm Khuyết tật và Phát
triển thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 9


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

gắn kết giữa kinh doanh và làm công tác xã hội là không lo-gíc, bởi vì hai nghề này khác
nhau không chỉ ở sứ mệnh, giá trị mà còn ở cách tiếp cận và quan điểm của họ.

Trong quá trình phỏng vấn, nhiều người có các ý tưởng và dự án mang tính đổi mới khá
thú vị để giải quyết một số vấn đề xã hội nhất định đã không coi mình là DNXH bởi dự
án của họ không có các hoạt động tạo thương mại, sản xuất hay dịch vụ bán hàng (Bà
Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội Quyền trẻ em Việt Nam).

Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội cũng nghĩ rằng người làm công tác xã hội có thể học
hỏi và áp dụng nguyên tắc kinh doanh trong các dự án phát triển, nhưng không phải
ngược lại Một số người lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ thể hiện mối quan tâm của họ
trong việc sử dụng cách tiếp cận kinh doanh như một cách thức mới để đạt được các mục
tiêu phát triển xã hội. Điều đó có thể thực hiện được bằng cách thúc đẩy cách tiếp cận và
quan điểm kinh doanh đối với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dựa trên cộng
đồng sẵn có để các tổ chức sáng tạo, có ích, hiệu quả và bền vững hơn.

d/ Trước tranh luận về DNXH và KDXH ở Việt Nam, cần lưu ý rằng CSIP tính đến nhiều
hướng tiếp cận để xây dựng Kế hoạch Kinh doanh. Quan niệm của chúng tôi về doanh
nhân xã hội là:

… nhà lãnh đạo có tầm nhìn, thực tế, áp dụng kỹ năng và tác phong
doanh nghiệp để gải quyết vấn đề xã hội để thay đổi xã hội bền vững
và có hệ thống, tập trung vào những người thiệt thòi và bị gạt ra ngoài
lề. Doanh nhân xã hội sáng tạo thông qua tìm kiếm sản phẩm mới,
dịch vụ mới hoặc hướng tiếp cận mới đối với vấn đề xã hội.

Ở Việt Nam, doanh nhân xã hội có thể là:

 Người sáng lập và lãnh đạo các doanh nghiệp xã hội như Nhà Hàng Hoa Sữa,
KOTO Quốc tế, Trung tâm Vì ngày mai Tươi sáng, cửa hàng Mai. Các mô hình
doanh nghiệp xã hội này đã kết hợp thực tiễn kinh doanh với mục tiêu xã hội để
hỗ trợ cho trẻ em đường phố và các trẻ em khác gặp hoàn cảnh khó khăn.

 Lãnh đạo tổ chức phi lợi nhuận tìm kiế giải pháp sáng tạo để giải quyết nguyên
nhân gốc rễ của nghèo đói và các vấn đề xã hội khác và tiếp cận những người khó
khăn nhất bao gồm cả trẻ em. Cô Đỗ Thúy Lan, giám đốc Trung Tâm Sao Mai là
một trường hợp. Cô Lan đã áp dụng thành công mô hình điều trị và chăm sóc mới
để giúp nhiều trẻ em cải thiện cuộc sống, giải phóng gánh nặng chăm sóc cho
hàng triệu gia đình.

 Một người khởi xướng các tổ chức hỗn hợp, kết hợp các bộ phận làm ra lợi
nhuận và bộ phận phi lợi nhuận như Nguyễn Thị Vân Anh và đồng nghiệp với
đường dây tư vấn tâm lý cảm xúc đầu tiên vì lợi nhuận và Trung tâm Nghiên cứu
và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 10


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

phi lợi nhuận với mục tiêu trở thành người đi tiên phong trong các tổ chức phi
chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng hướng tiếp cận dựa trên văn hóa, nghệ
thuật để ngăn chặn bạo hành gia đình, chống buôn bán người và trừng phạt thân
thể đối với trẻ em.

 Các doanh nhân xã hội đang lãnh đạo doanh nghiệp thương mại một cách công
bằng để đạt được ba điểm mấu chốt của mục tiêu lợi nhuận, môi trường, xã hội,
trong đó mục tiêu môi trường và xã hội là mục tiêu trọng tâm đối với tổ chức, như
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thị trường (MDI), Thiên nhiên Đông
Dương (www.indochinenatural.com), Karibon (www.karibon.com) hay Sapa
Essentials (www.sapaessentials.com). Họ tin rằng cách tốt nhất để đạt được phát
triển bền vững là bằng cách kinh doanh công bằng, có đạo đức đối với những
người trong khu vực.

 Các công chức như ông Kim Ngọc, người có suy nghĩ sâu rộng và tạo ra mô hình
táo bạo, đổi mới ở Việt Nam.

Như các doanh nhân xã hội trên thế giới, doanh nhân xã hội Việt Nam làm việc trong các
doanh nghiệp thương mại công bằng, các đoàn thể chính quyền và quần chúng, các tổ
chức phi chính phủ, hay khu vực cộng đồng và tình nguyện viên. Họ điều hành các sáng
kiến và biến đổi ở nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi
trường và phát triển doanh nghiệp xã hội. Họ đến từ nhiều nền tảng khác nhau, và ở độ
tuổi khác nhau. Tuy nhiên, họ cùng chung hướng tiếp cận doanh nghiệp đối với sự phát
triển xã hội, để xây dựng một nơi tốt hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người
thiệt thòi.

2.2 Đặc điểm của doanh nhân xã hội Việt Nam

Mặc dầu còn có nhiều thảo luận về công việc mà các doanh nhân xã hội làm để đạt được
các mục tiêu xã hội, nhưng những người được phỏng vấn đều có chung một suy nghĩ về
các đặc điểm của doanh nhân xã hội Việt Nam, cũng như các DNXH khác trên thế giới,
đó là:

 Theo định hướng mục tiêu, cam kết, khát vọng thay đổi xã hội

 Đổi mới, sẵn sàng chấp nhận rủi ro

 Tự tin, kiên trì theo đuổi các mục tiêu xã hội

 Có nguồn lực, có nhiều mối quan hệ xã hội…

Một điều thú vị khi thấy rằng niềm tin tín ngưỡng cũng là một động lực mạnh mẽ cho các
DNXH đặc biệt là ở phía Nam Việt Nam. Khá nhiều DNXH và DNXH tiềm năng ở thành
phố HCM là theo đạo Thiên chúa giáo hoặc đạo Phật (theo chị Tuyết Mai, Thảo Đàn, TP

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 11


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

HCM)7. Mặc dù nhiều DNXH ở Hà Nội theo đạo Phật, nhưng không một ai trong số họ
nghĩ rằng niềm tin tôn giáo là động lực cho họ trong các hoạt động xã hội.

Nhìn chung, mọi người cho rằng DNXH là những người ở tầng lớp trung lưu “những
người có thu nhập ổn định từ các nguồn khác và có thể đóng góp nguồn của riêng họ cho
các mục đích xã hội” (Cô Ngọc Trai, người sáng lập và là giám đốc của RECAS8).
Trong nhiều năm, cô Ngọc Trai đã không nhận lương từ RECAS. Cô Đỗ Ngọc Lan,
người thành lập Trung tâm Sao Mai9 cũng nói rằng cô đã dùng tiền túi của mình để trả
tiền thuê địa điểm cho Sao Mai trong 2 năm đầu thành lập. “Độc lập về mặt tài chính”
dường như là điều kiện tiên quyết để các doanh nhân xã hội cống hiến tài năng và năng
lực của họ cho người khác.

Về độ tuổi của các DNXH, các nhà thực tiễn hoạt động xã hội và những người làm kinh
doanh thường gắn DNXH với độ tuổi trung niên “Họ (những người trung niên) đã chín
chắn và có suy nghĩ sâu sắc về mục tiêu cuộc đời họ. Có cũng từng trải để hoàn thành
được các mục tiêu xã hội của mình” (Trần Khắc Tuấn – công ty Nhịp cầu, chị Tuyết
Mai – Cán bộ Chương trình của Thảo Đàn). Tuy nhiên, một số người tin rằng những
người trẻ tuổi, đầu óc tươi mới, sáng tạo, và ưa mạo hiểm dễ trở thành doanh nhân xã hội
hơn. Do vậy các tổ chức phát triển quốc tế như Ngân hàng Thế giới chú ý tới các doanh
nhân xã hội trẻ nhiều hơn.

“DNXH là những người còn trẻ, có học vấn, có cá tính nhưng thường
chưa có kinh nghiệm và đôi khi gặp khó khăn về tài chính, Bùi Thị
Hồng Mai, Ngân hàng Thế giới.

Ngoài ra, còn có một giả định là DNXH thường là phụ nữ hơn là nam giới (Thuận, Ngân
hàng Thế giới). Bằng chứng từ nghiên cứu này chỉ ra trong số 23 doanh nhân xã hội tiềm
năng và doanh nhân xã hội chúng tôi phỏng vấn, có 14 phụ nữ (60%) và 9 nam giới
(40%). Tuy nhiên, do hạn chế về số lượng mẫu và phương pháp nghiên cứu, dữ liệu cần
được xác nhận lại bởi nghiên cứu có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực này.

Dường như mọi người ở TP HCM mang tính kinh doanh năng động hơn những người ở
Hà Nội. Trang Kelly quan sát thấy rằng các nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội dường như
liên quan đến các hoạt động chính sách, vận động, đào tạo và nghiên cứu hơn, họ có
những hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính nhiều hơn, hoặc có được các hợp đồng với chính
phủ và các nhà tài trợ. Các nhà hoạt động xã hội trong thành phố Hồ Chí Minh mang tính
thực tiễn hơn, thực hiện các hoạt động phát triển trực tiếp ở cơ sở nhiều hơn và ít có được
các hỗ trợ tài chính từ chính phủ và các nhà tài trợ hơn. Họ có nhiều động lực hơn để tìm
con đường tự bền vững.

7
Qua nghiên cứu, nhiều người Thiên chúa giáo tham gia hoạt động phi lợi nhuận ở thành phố Hồ Chí Minh
hơn người theo đạo Phật.
8
RECAS là trung tâm phi chính phủ, phi lợi nhuận, chăm sóc người cao tuổi và người ốm tại nhà.
9
Sao Mai là trung tâm phi lợi nhuận, chăm sóc điều trị cho trẻ em thiểu năng trí tuệ.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 12


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

Liên quan đến số lượng DNXH ở Việt Nam, các câu trả lời rất khác nhau phụ thuộc vào
nhận thức của mỗi người về thế nào là DNXH. Những người như Trần Khắc Tuấn (Công
ty Nhịp Càu) tin rằng có rất ít người tài năng, có tư chất kinh doanh lại theo đuổi mục
tiêu xã hội. Họ gọi những người này là “các Hiệp sĩ Kinh doanh”. Tuy nhiên, những
người làm việc trong lĩnh vực phát triển như Sandra Veselo (VSO), cô Ngọc Trai
(RECAS), chị Vân Anh (CSAGA) cho rằng có khá nhiều DNXH và DNXH tiềm năng.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa được công nhận và chưa phát triển.

2.3 Đóng góp của kinh doanh xã hội trong phát triển xã hội

Đối với các nhà lãnh đạo các tổ chức thuộc xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ,
bền vững về tài chính gắn với tinh thần kinh doanh xã hội là những lợi thế cơ bản.

Thách thức lớn nhất đối với Thảo Đàn 10 là tính bền vững về mặt tài chính. Chúng
tôi luôn thấy khó khăn trong việc gây quỹ để duy trì và mở rộng hỗ trợ đối với trẻ
em lang thang. Chúng tôi có được sự hỗ trợ một chút từ các tổ chức khác nhưng
điều đó chỉ mang tính tạm thời, trong khi đó chúng tôi phải tuân thủ theo các chỉ
dẫn, các chính sách rất phức tạp. Điều đó tốn rất nhiều thời gian của các nhân
viên của chúng tôi. Tôi nghĩ, các tổ chức như Thảo Đàn muốn tìm con đường để
có thể tự chủ về tài chính. … Thủy, Giám đốc Trung tâm Thảo Đàn, thành phố
Hồ Chí Minh.

Các cuộc phỏng vấn cũng phản ánh sự ủng hộ của mọi người đối với phương thức kinh
doanh vì mục tiêu xã hội và coi đây là một cách tiếp cận mới giúp tăng quyền cho
những người thiệt thòi. Mọi người tin rằng các mục tiêu phát triển có thể đạt được thông
qua đẩy mạnh hướng tiếp cận doanh nghiệp và
thái độ đối với những người dễ bị tổn thương. “Đó là cách thức để nâng cao
Ông Erico (dự án GIPA) chia sẻ với chúng tôi quyền cho những người bị nhiễm
sáng kiến hỗ trợ những thanh niên nhiễm HIV
mở một quán cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh. HIV. Nó giúp họ nhận ra các khả
năng của mình và tìm thấy ý nghĩa
Doanh nhân xã hội được mong đợi sẽ mang lại của cuộc sống. Họ không phải
một bộ mặt mới cho xã hội dân sự Việt Nam.
những người bỏ đi, họ có thể tự
Xã hội dân sự cần các nhà lãnh đạo có tầm nhìn,
những người đặt mục tiêu ở quy mô rộng, đem chăm sóc bản thân mình, họ có thể
lại những thay đổi xã hội mang tính bền vững và tự lực cánh sinh”. Erico, dự án
hệ thống thông qua những can thiệp đổi mới, GITA, thành phố Hồ Chí Minh)
cách tiếp cận đổi mới và có thể áp dụng các
chiến lược và công nghệ tiên tiến vào công tác ***
phát triển. “DNXH sẽ là chất xúc tác để phát
triển xã hội dân sự ở Việt Nam”
Các cuộc phỏng vấn cũng thừa nhận vai trò của
(Sadra Vesolo).
DNXH trong việc giải quyết các vấn đề và các
10
Thảo Đàn là tổ chức phi lợi nhuận cơ sở, được thành lập năm 1992. Họ khuyến khích và tái hòa nhập trẻ
em đường phố vào cộng đồng. Thảo Đàn còn hỗ trợ và tạo cơ hội cho phép trẻ em đường phố phát triển
lòng tự trọng và kĩ năng. Họ tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề và giáo dục.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 13


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

nhu cầu mới xuất hiện. Tự chủ, tích cực và năng động nắm bắt các cơ hội giải quyết các
vấn đề xã hội, DNXH sẽ là tác nhân quan trọng đáp ứng các nhu cầu xã hội mới này.

3. Thách thức đối với doanh nhân xã hội

Qua phân tích ở trên, quá trình đổi mới đã tạo ra cơ hội lẫn thách thức đối với sự phát
triển của doanh nhân xã hội ở Việt Nam. Trong thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập
trung sang nền kinh tế thị trường, doanh nhân xã hội đối mặt với các thách thức dưới đây:

3.1 Thiếu khuôn khổ pháp lý rõ ràng

Cho đến nay, chưa có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng để điều tiết hoạt động của các tổ
chức phi chính phủ / xã hội dân sự ở Việt Nam. Các văn bản dưới luật riêng lẻ liên quan
đến các yếu tố khác nhau của xã hội dân sự mới được ban hành gần đây. Tuy nhiên, các
quy định rời rạc trên chưa tạo thành một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và đầy đủ cho việc
hình thành và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ/ các tổ chức thuộc xã hội dân sự.
Luật về Hiệp hội đã thảo luận từ hơn 10 năm nay nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Điều này
cũng cho thấy rằng vấn đề độc lập của các tổ chức chính trị xã hội vẫn còn mang tính
nhạy cảm về chính trị.

Nói chung, hiện có 5 điều luật / nghị định quan trọng làm cơ sở quản lý nhà nước về các
tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Nghị định Dân chủ cơ sở 79 (2003) thể chế hoá sự
tham gia của người dân địa phương, của các tổ chức ở cộng đồng, các tổ chức của người
nghèo trong các hoạt động phát triển ở cấp xã. Luật hợp tác xã thừa nhận hợp tác xã là tổ
chức tình nguyện hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập. Luật Khoa học Công nghệ
thừa nhận các Hiệp hội chuyên ngành như các cơ quan dịch vụ độc lập, đây là mô hình
lựa chọn duy nhất đối với phần lớn các tổ chức phi chính phủ. Nghị định 148/2007/ND-
CP quy định về việc thành lập và hoạt động của các quỹ từ thiện và xã hội. Cho đến nay,
các doanh nghiệp xã hội vẫn hoạt động theo luật Doanh nghiệp mà Luật này không có
các quy định thuận lợi riêng cho các doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp phi lợi nhuận.

Sự phức tạp của các quy định và điều luật hiện hành liên quan đến vấn đề này có thể là
một thách thức cho việc hợp pháp hoá hoạt động kinh doanh xã hội đã được khởi xướng
ở Việt Nam.

3.2 Sự công nhận về khái niệm mới Doanh nhân Xã hội còn hạn chế

DNXH là một khái niệm khá mới và còn “lạ lẫm” ở Việt Nam rất ít người biết và hiểu về
khái niệm này. Trong số 44 người được phỏng vấn, chỉ hai trong số họ hiểu biết rất ít về
các thuật ngữ. Những người được phỏng vấn đều đồng ý rằng nâng cao nhận thức của
mọi người, và củng cố kiến thức về vấn đề này là điều quan trọng. Tuy nhiên, đó không
phải việc đơn giản. Bên cạnh đó, hiểu biết của mọi người về KDXH còn chịu ảnh hưởng
của các định kiến và hiểu nhầm như:

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 14


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

 Người làm kinh doanh không thể làm công việc phi lợi nhuận vì mục tiêu xã hội

 DNXH là những người “không bình thường” bởi họ theo đuổi các giá trị xã hội
chứ không phải theo đuổi sự giàu có.

 DNXH chỉ tồn tại ở các nước đã phát triển. Họ không thể phát triển ở một nước
đang phát triển như Việt Nam.

 DNXH là những người muốn nhấn mạnh “cái tôi”. Mục tiêu cuối cùng trong công
việc của họ là để họ thể hiện tài năng và năng lực của họ với người khác.

 Hỗ trợ cho DNXH là đề cao chủ nghĩa cá nhân. Điều này đi ngược với giá trị
cộng đồng lịch sử và đoàn kết ở Việt Nam.

Cho đến nay, thiếu sự công nhận và ủng hộ của xã hội là thách thức đối với DNXH.
Trong trường hợp những người nổi tiếng như GS. Hoàng Xuân Sính, Văn Như Cương
hoặc GS. Hồ Ngọc Đại, có được sự cam kết về chính trị và hỗ trợ của các nhà ra chính
sách cũng đã không dễ dàng gì. NHững người bình thường như V.V.A lại càng có ít cơ
hội để tiếp cận và thuyết phục chính quyền địa phương cho các sáng kiến của mình. Trần
Khắc Tuấn (Công ty Nhịp cầu) gửi đề xuất lên lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã mấy
tháng mà vẫn không nhận được hồi âm. Mặc dù nổi tiếng như Trung tâm Thảo Đàn về hỗ
trợ trẻ em đường phố 16 năm qua, nhưng cho đến nay Thảo Đàn vẫn đang chờ để được
cấp phép hoạt động. Đến nay, điểm cơ bản là các tổ chức dựa trên cộng đồng (CBOs)
đang hoạt động mà không hề có giấy phép hoạt động chính thức. Nâng cao nhận thức
công chúng và sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách về doanh nhân xã hội và vai
trò của họ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước có thể là ưu tiên của CSIP
trong những năm tới.

3.3 Thiếu hỗ trợ kỹ thuật đối với doanh nhân xã hội

Như đã đề cập đến ở trên, nhu cầu về hỗ trợ kỹ thuật có thể sẽ rất đa dạng phụ thuộc vào
nền tảng, kinh nghiệm làm việc của mỗi DNXH. Nghiên cứu này chia các DNXH thành 4
nhóm sau:

 Các DNXH trẻ tuổi, những người có khát vọng đổi mới xã hội, nhiệt huyết và có
các ý tưởng tốt nhưng họ chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý, năng lực đưa các ý
tưởng thành hiện thực còn hạn chế, ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn lực bên
ngoài, kể cả nguồn lực về tài chính và kỹ thuật. Để những người trẻ tuổi này trở
thành các DNXH thành công, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ về kỹ thuật, từ quản lý tài
chính và con người, lập kế hoạch kinh doanh, marketing, PR, kêu gọi đầu tư cho
đến đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, vận động, các hình thức kèm cặp, hướng dẫn...
đều cần thiết.

 Các nhà hoạt động xã hội có vốn xã hội phong phú nhưng ít kinh nghiệm kinh
doanh như chị Huệ (Thành Đạt), chị Kim Ngân (VTV 3), chị Thuỷ (Thảo Đàn)
cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng quản lý kinh doanh, những chương

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 15


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

trình đào tạo này cần được thiết kế cho từng nhóm đối tượng cụ thể để cân bằng
giữa mục tiêu xã hội với thực tiễn kinh doanh.

 Các DNXH đã thành công trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng muốn
đóng góp tài năng và khả năng lãnh đạo vào giải quyết các vấn đề xã hội. Đối với
những người này, họ chủ yếu tập trung hỗ trợ giải quyết vấn đề xã hội trước mắt
mà họ đang gặp phải hàng ngày như trẻ em lang thang cơ nhỡ, lao động trẻ em,
môi trường, giáo dục cho trẻ em, người già, trẻ em mồ côi. Nâng cao nhận thức
của mọi người về các vấn đề xã hội và định hướng cho các hỗ trợ của họ để giải
quyết tận gốc vấn đề có thể sẽ là cách thức hỗ trợ những người này trong việc xác
định thị trường xã hội cho các đầu tư của họ.

 Nhóm cuối cùng trong nhóm các DNXH là những người đi tiên phong trong việc
xác định con đường đổi mới để giải quyết các vấn đề xã hội. Họ có kinh nghiệm
trong việc điều hành các hoạt động KDXH một cách hiệu quả và bền vững. Họ
không muốn phụ thuộc vào bất cứ một nguyồn duy nhất nào. Tính sở hữu của họ
rất mạnh. Điều này có thể giải thích vì sao GS. Văn Như Cương không chấp nhận
việc cổ phần từ các nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng trường. “Tôi thà đi vay tiền
ngân hàng còn hơn là phải nhìn ngôi trường của mình bị những người không cùng
quan điểm kiểm soát”. Điều mà họ cần từ những người khác và từ xã hội là sự
ủng hộ của xã hội, sự đồng thuận với các sáng kiến để họ có thể nhân rộng mô
hình và có tác động mạnh hơn với xã hội. Được kết nối với những người cùng suy
nghĩ có thể là nhu cầu của những DNXH này.

Nhu cầu rất lớn, tuy nhiên, hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng hỗ trợ kỹ
thuật đối với DNXH chưa có hoặc chưa phù hợp.

3.4 Khả năng tài chính hạn chế

Tất cả những người được phỏng vấn đều tin rằng hỗ trợ tài chính là vấn đề quan trọng để
hoạt động KD phục vụ mục tiêu XH có thể được thành lập. Trong hầu hết các trường
hợp, DNXH thành công đều có sự hỗ trợ thông qua các mối quan hệ làm việc và cá nhân
họ. Sự hỗ trợ có thẻ từ các nhà tài trợ quốc tế (cô Đỗ Thuý Lan, cô Ngọc Trai) hoặc các
cá nhân (GS. Hoàng Xuân Sính, GS. Văn Như Cương). Những hỗ trợ này đã tạo điều
kiện cho các DNXH đặt nền tảng cho công việc của mình.

Một vấn đề nữa mà chúng tôi cố gắng lấy ý kiến của những người tham gia phỏng vấn là
liệu sự hỗ trợ tài chính nên nhắm đến hỗ trợ trực tiếp cho cá nhân DNXH hay nên để hỗ
trợ cho việc thực hiện các dự án/ các sáng kiến xã hội của họ.

Chị Nguyễn Thị Vân Anh ở CSAGA cho rằng “Mặc dù ý tưởng đầu tư vào cá nhân thay
vì vào dự án nghe có vẻ khác lạ, nhưng đó là một ý tưởng sáng suốt và hoàn toàn ý
nghĩa. Chưa ai từng làm như vậy bao giờ, nhưng đó là cách thức mới hỗ trợ cho những
người lãnh đạo tài năng, những người sẽ mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. Đó là sự đầu
tư thông minh”. Ý tưởng này cũng được hỗ trợ bởi những người khác như Trần Khắc
Tuấn (Công ty Nhịp cầu). Họ cho rằng đầu tư vào cá nhân sẽ giúp tăng thêm sức mạnh

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 16


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

cho các DNXH, khiến họ phải có trách nhiệm với công việc và kết quả cuối cùng của
mình.

Những người khác tỏ ra băn khoăn về việc đầu tư cá nhân bởi vì:

 Có nguy cơ tham nhũng hoặc sử dụng sai mục đích nếu đồng tiến do cá nhân quản
lý không có sự tham gia của người khác.

 Để đưa sáng kiến/ ý tưởng của một cá nhân từ trên giấy tờ vào thực tiễn, cá nhân
đó cần kết hợp với người khác làm việc theo nhóm. Sẽ là bất công nếu chỉ 1-2
người được nhận sự hỗ trợ, kể cả khi người đó là những người khởi xướng ý
tưởng.

Liên quan đến mức hỗ trợ, nhiều người đề xuất 3 mức sau:

 Mức độ thứ nhất: để khởi sự

 Mức độ thứ hai: để vận hành mô hình

 Mức độ thứ ba: để mở rộng quy mô

Xem xét các hình thức tài trợ nhỏ của các nhà tài trợ như Care International, Ngân hàng
Thế giới thấy rằng các hỗ trợ tối thiểu để khởi sự một sáng kiến sẽ ở mức từ 3.500 USD –
10.000 USD cho 1 năm (Ngân hàng Thế giới) hoặc 18 tháng (Care International). Các
khoản để thực hiện dự án theo các mục tiêu và tiêu chí do nhà tài trợ đặt ra như Cơ quan
Phát triển Đức (DED), Sứ quán Mỹ và các nhà tài trợ khác tối đa lên đến 30.000 USD
một năm.

3.5 Thiếu sự chú ý và quan hệ đối tác với doanh nhân xã hội

Cho đến nay, rất ít các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế chú ý đầy đủ đến các DNXH.
Các nhà tài trợ ở Việt Nam không có một chiến
lược hoặc cách tiếp cận rõ ràng nào đối với NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM (VID)
DNXH. Các khoản tài trợ chính dành cho các
cơ quan chính phủ, các trường đại học, các VID 2008: Vệ sinh an toàn thực phẩm
viện nghiên cứu, các hiệp hội và cả các công ty VID 2007: An toàn giao thông
(Ford Foundation) hoặc để hỗ trợ các tổ chức
phi chính phủ trong nước cũng như các nhóm VID 2006: Thanh niên và Trẻ em Khó
nhỏ (CARE International). Các nhà tài trợ như khăn thiệt thòi
Ford Foundation, SNV, Ngân hàng Thế giới VID 2005: Hành động Môi trường
cũng có các khoản tài trợ nhỏ hỗ trợ các
DNXH trong quá trình khởi sự 11. Tuy nhiên, VID 2004: Đổi mới để chống lại
các hỗ trợ này vẫn chỉ mang tính tạm thời và HIV/AIDS
chưa được thể chế hoá. Ngoài ra, để có thể đủ VID 2003: Đổi mới để cuộc sống
11
được an toàn hơn
FF hỗ trợ Võ Thị Hoàng Yến thành lập trung tâm Khuyết tật và Phát triển.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 17


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

điều kiện nhận các nguồn quỹ này, các nhóm cần có tính pháp nhân. Vì vậy, các nhóm
thường gây quỹ dưới ô của một tổ chức đoàn thể, một tổ chức phi chính phủ trong nước
hoặc các tổ chức nhà nước như Bộ lao động – Thương binh – Xã hội. Trừ Ngày Sáng tạo
của Ngân Hàng Thế giới, các cá nhân không đủ tư cách pháp nhân xin tài trợ.

Hơn nữa, các khoản tài trợ thường được dùng để hỗ trợ cho các vấn đề xã hội đã được
nhà tài trợ và chính phủ đặt ưu tiên. Ngày Sáng tạo của Ngân hàng Thế giới ở Việt nam là
một ví dụ. Ngân hàng Thế giới xác định chủ đề cụ thể của từng năm để kêu gọi đề án.

Cách tiếp cạn này giúp nâng cao nhận thức của người dân về một số vấn đề đang nóng
bỏng. Tuy nhiên, nó không khuyến khích sự tham gia của nhiều người vì một số người có
thể có các ý tưởng rất tốt nhưng không thể xin tài trợ vì chủ đề của họ không phù hợp với
chủ đề của năm! Các phản hồi trong quá trình nghiên cứu cho thấy rằng cách tiếp cận
theo định hướng nhà tài trợ hiện nay làm hạn chế tính sở hữu và không khuyến khích hết
các ý tưởng sáng tạo. Đối với các DNXH mạnh mẽ và tự chủ, đây không phải là cách
thức để hỗ trợ họ!

Một số tổ chức Phi Chính phủ quốc tế tích cực như Action Aid để bắt đầu quan hệ đối tác
với các tổ chức phi chính phủ trong nước. Tuy nhiên, DNXH vẫn chưa được coi là tác
nhân quan trọng đối với xã hội dân sự, vì vậy việc hỗ trợ các DNXH vẫn chưa được quan
tâm.

Tuy nhiên, một tin vui là ngày càng có nhiều quỹ khởi xướng bởi các cá nhân, các doanh
nghiệp, các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tiến hành hỗ trợ trực tiếp cho
những người yếu thế và giải quyết các vấn đề xã hội. Quỹ xã hội của Honda Việt nam đã
dành 10 triệu đôla trong 5 năm để hỗ trợ các hoạt động xã hội, từ cung cấp học bổng cho
các sinh viên nghèo đến ủng hộ cho các nạn nhân bị thiên tai. Sứ mệnh của Quỹ
VinaCapital (www.vinacapitalfoundation.org) là hỗ trợ các chương trình phát triển kiến
thức kinh doanh và kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp trên cả nước để giúp gia tăng cơ hội
đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Gần đây, quỹ này đã trở thành đối tác
của PACE để phát triển một chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo phi lợi nhuận cho các
nhà lãnh đạo tiềm năng ở Việt Nam.

Một điều thú vị, nghiên cứu cho thấy một số tổ chức nhỏ đã được thiết lập để để hỗ trợ
DNXH ở Việt Nam như LIN Foundation, tổ chức Giáo dục cho Phát triển (EFD)12 tại
thành phố Hồ Chí Minh. LIN Foundation được thiết lập (chưa chính thức có giấy phép
hoạt động) để cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức các khoá đào tạo cho các tổ chức phi
chính phủ trong nước về các lĩnh vực như quản lý tổ chức, PR, quản lý nguồn nhân lực,
marketing và gây quỹ. Năm 2007, EFD kết hợp với các cơ sở đào tạo như trung tâm dạy
nghề hoặc các cơ sở đào tạo kỹ năng khác khác tiến hành một chương trình thử nghiệm
về hỗ trợ kinh doanh nhằm thúc đẩy hoặc thiết lập các cơ sở kinh doanh hoặc sản xuất
nhỏ. Các cơ sở dạy nghề cũng mong muốn kết nối hoạt động của họ với hoạt động thị
trường bên ngoài. LIN Foundation và EFD rất quan tâm đến ý tưởng thành lập một tổ
chức trong nước để hỗ trợ phát triển DNXH Việt Nam.

12
EFD là tổ chức phi chính phủ quốc tế, làm việc với các đối tác và tổ chức trong nước hỗ trợ trẻ em và
thanh niên thiệt thòi ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 18


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

4. Nhu cầu của doanh nhân xã hội

Tất cả những người phỏng vấn đều lo ngại về việc ít đầu tư vào DNXH ở Việt Nam, đặc
biệt là những người ở giai đoạn ban đầu. Các hỗ trợ mà doanh nhân xã hội cần sẽ rất khác
nhau phụ thuộc vào tính chất công việc của họ và còn nhiều yếu tố khác nữa. Nhìn chung,
đó có thể là:

 KDXH ở giai đoạn khởi sự

 KDXH ở giai đoạn cất cánh

Hai trường hợp dưới đây thể hiện phần nào các nhu cầu mà DNXH cần hỗ trợ để trở
thành mô hình thành công ở mỗi giai đoạn

Trường hợp 1: V.V.A là nạn nhân của buôn bán phụ nữ. Cô bị bán sang Trung Quốc năm
1996 và trở về được Việt Nam năm 2000. Từ năm 2006, cô được mời tham gia vào nhóm
tự giúp. Cô mong muốn sẽ giúp được nhiều nạn nhân vượt qua những trấn thương này và
vượt qua các khó khăn trong cuộc sống của họ. Cô muốn mở một xưởng đồ thủ công để
xuất khẩu trong đó sẽ tuyển dụng nạn nhân buôn bán phụ nữ và bạo lực gia đình để họ có
hoạt động tạo thu nhập đồng thời có các hỗ trợ tâm lý cho họ.

 Khi nỗ lực thiết lập một doanh nghiệp xã hội cho các nạn nhân buôn bán phụ nữ,
V.V.A đã phải nỗ lực đấu tranh để có tư cách pháp nhân. Lúc đầu, cô định đăng
ký như một tổ chức Phi chính phủ nhưng “quy trình phức tạp đến mức em không
thể theo được”. Cuối cùng cô lên kế hoạch thành lập một doanh nghiệp có mục
tiêu xã hội. Tuy nhiên, cô gặp rất nhiều khó khăn bởi không có luật cho các doanh
nghiệp xã hội tạo lợi nhuận vì mục tiêu xã hội. Cô băn khoăn rằng các nguyên tắc
kinh doanh có thể sẽ không vận hành tốt khi có quá nhiều các chi phí xã hội “gia
tăng”, không phải chi phí trực tiếp vào hoạt động kinh doanh nhưng là cho các
mục tiêu xã hội như đào tạo thêm cho những phụ nữ bị buôn bán có trình độ học
vấn thấp, đang chịu các sang trấn tinh thần, chăm sóc về tâm lý và các hỗ trợ
khác…

 Khó khăn thứ hai đối với V.V.A là sự thiếu hiểu biết và hỗ trợ của xã hội. Mọi
người dường như chỉ coi là cô nạn nhân, không tin tưởng cô có năng lực hỗ trợ
người khác. Các tổ chức thuộc chính quyền địa phương có những thiên kiến đối
với các tổ chức phi chính phủ vì vậy họ tỏ ra không hợp tác. “Mọi người không
sẵn lòng hợp tác với các nhóm của chúng em, bởi chúng em không có tư cách
pháp nhân. Họ sợ rằng chúng em sẽ hủy hoại cộng đồng của họ.”

 Hỗ trợ tài chính được đề cập như điều kiện tiền đề cho doanh nhân xã hội giai
đoạn ban đầu để thiết lập hoạt động kinh doanh của họ.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 19


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

Trường hợp 2: Nguyễn Thị Vân Anh là người sáng lập và là chủ tịch của CSAGA13
(http://www.csaga.org.vn). Chị thành lập CSAGA vào năm 2001 và dẫn dắt các tổ chức
đạt được các thành công to lớn trong việc thúc đẩy các cách tiếp cận mới với các vấn đề
như bạo lực gia đinh, buôn bán phụ nữ, lạm dụng trẻ em. Cho đến nay, CSAGA đã thiết
lập quan hệ đối tác với 18 tổ chức quốc tế ở Việt Nam và trong khu vực. Trong quá trình
phỏng vấn với chúng tôi, chị Vân Anh đã nhanh chóng nắm bắt và hoàn toàn ủng hộ ý
tưởng về DNXH và nhu cầu nuôi dưỡng phát triển thế hệ mới các DNXH ở Việt Nam.
Chị tin rằng đối với các tổ chức đã thành lập, để có thể phát triển và mở rộng mô hình, họ
cần các hỗ trợ để nâng cao năng lực trong lãnh đạo; tư duy đổi mới và chiến lược; quản lý
tổ chức; huấn luyện, tập huấn, kết nối mạng làm việc; kiến thức về pháp luật.

Nghiên cứu cho thấy hầu hết các DNXH được phỏng vấn có nền tảng kinh doanh hạn
chế. Trong số những người được phỏng vấn, có 3 trên 23 DNXH và những người tiềm
năng có nền tảng kinh doanh theo lý thuyết hoặc thực hành. Do đó, nghiên cứu đề nghị
cần phải linh hoạt khi đầu tư vào doanh nhân xã hội để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các
cá nhân ở các giai đoạn khác nhau, với trọng tâm phát triển kĩ năng quản lý kinh doanh.
Nhìn chung, DNXH cần những hỗ trợ sau để thành công:

 Nguồn tài chính

 Tư cách pháp nhân

 Kĩ năng kinh doanh và kĩ năng phát triển tổ chức

 Tập huấn, trao đổi

13
Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Ứng dụng về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) là
tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ hoạt động vì quyền và sự phát triển của phụ nữ và trẻ em.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 20


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT HÀNH ĐỘNG

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) được thành lập để hỗ trợ sự phát
triển của KDXH ở Việt Nam. Khi được hỏi “Chúng tôi làm thế nào để khuyến khích
DXNH ở Việt Nam?” những người phỏng vấn đã trả lời, nội dung tóm tắt như sau:

1. Nhóm đối tượng đầu tư trực tiếp

Như đã đề cập ở phần trên, DNXH có thể công tác trong bất kì lĩnh vực nào như giáo
dục, y tế, môi trường, giảm đói nghèo, và thuộc các dạng tổ chức khác nhau, như doanh
nghiệp xã hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp thương mại công bằng, tổ chức cộng
đồng xã hội vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, tổ chức hỗn hợp v.v. Do đó, để khuyến khích
sự sáng tạo của doanh nhân xã hội, CSIP sẽ không hạn chế nhóm đối tượng đầu tư và hỗ
trợ đối với bất kì lĩnh vực hoạt động xã hội nào hoặc loại KDXH mà các DNXH đang
điều hành. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy các tổ chức phi chính phủ và DNXH sáng tạo
đang xuất hiện và sự phổ biến này cần nhiều hỗ trợ để phát triển.

Nghiên cứu còn chỉ ra DNXH ở giai đoạn ban đầu (thí điểm hay khởi sự KDXH) thường
là những người đối mặt với nhiều ràng buộc hà khắc nhất, trong khi nhận được ít hỗ trợ
nhất. Để phát triển một nhóm DNXH nhỏ ở Việt Nam, CSIP sẽ tập trung đầu tư những
DNXH ở giai đoạn đầu, trong khi hợp tác với các đối tác quan tâm để đầu tư vào DNXH
ở giai đoạn cất cánh.

Trong bối cảnh của một đất nước đang phát triển như Việt Nam, những người được
phỏng vấn đề xuất CSIP hỗ trợ các sáng kiến xã hội mang lại lợi ích trực tiếp để thay đổi
cuộc sống của những người thiệt và dễ bị tổn thương.

Chúng tôi sẽ đầu tư vào doanh nhân xã hội, người đang điều hành:

- Doanh nghiệp xã hội đổi mới.

- Các tổ chức Phi chính phủ trong nước có tính thực tiễn và đổi mới, những tổ chức
theo đuổi nguyên tắc bền vững về mặt tài chính thông qua việc thiết lập doanh nghiệp
xã hội.

- Các doanh nhân xã hội xuất sắc, những người thành công trong doanh nghiệp xã hội
và đang tìm cách thúc đẩy phạm vi mô hình.

Chúng tôi xin đề xuất sự hỗ trợ của CSIP sẽ hướng đến 3 nhóm đối tượng theo thứ tự ưu
tiên trên. Trong bối cảnh của một đất nước còn nghèo như Việt Nam, nên tập trung vào
các KDXH mang lại lợi ích cho những người thiệt thòi của đất nước. Tác động đến với

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 21


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

những người sử dụng dịch vụ cuối cùng sẽ là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thành
công của doanh nhân xã hội.

2. Đề xuất về hỗ trợ trực tiếp doanh nhân xã hội

2.1 Hỗ trợ pháp lý

 Đối với các hoạt động kinh doanh xã hội mới thành lập bao gồm các doanh
nghiệp xã hội, các hoạt động kinh doanh mang tính phục vụ xã hội gắn với các tổ
chức phi chính phủ, CSIP cần đưa ra sự hỗ trợ về pháp luật như hỗ trợ trực tiếp,
hoặc hướng dẫn cho tổ chức đăng ký dưới các hình thức phù hợp tuân thủ theo
quy định của pháp luật.

 CSIP sẽ xem xét đến khả năng thiết lập quan hệ đối tác với một tổ chức luật để có
thể hỗ trợ và đào tạo cho các DNXH về vấn đề này. Các phương án khác như mời
chuyên gia kỹ thuật từ Liên hiệp hội và các tổ chức khác sẽ được cân nhắc thêm.

 Trong tương lai, CSIP sẽ phối hợp với các tổ chức khác để vận động cho việc
hoàn thiện một khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn, tạo thuận lợi cho hoạt động của
các tổ chức phi lợi nhuận trong bối cảnh xã hội dân sự đang ngày càng lớn mạnh
lên ở Việt Nam.

2.2 Hỗ trợ tài chính

 Qua nghiên cứu, mọi người đề xuất các khoản hỗ trợ cho các DNXH có thể ở 3
mức sau:

o Mức 1: 5.000 USD cho 1 năm

o Mức 2: 20.000 - 30.000 USD cho 2 năm

o Mức 3: 40.000 - 50.000 USD cho 2 năm

Sự hỗ trợ về mặt tài chính cũng nên linh hoạt để có thể có sự hỗ trợ thích hợp cho
cho các DNXH. Đối với các khoản hỗ trợ trên 30.000 USD cho 2 năm, các đề
xuất sẽ cần có sự xem xét kỹ lưỡng bởi CSIP và One Foundation.

 CSIP sẽ tiến hành thử nghiệm đầu tư vào cá nhân trong 2 năm (2009 – 2010).
Chương trình sẽ được xem xét lại vào năm 2010 và sẽ có những điều chỉnh, nếu
cần thiết. Để giảm thiểu rủi ro đối với việc lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích,
cá nhân các DNXH sẽ phải chuẩn bị các đề xuất tài chính gửi CSIP, trong đó có
các chỉ số đo lường và giám sát rõ ràng. Kiểm chứng thư giới thiệu các DNXH là
một biện pháp quan trọng cần tuân thủ chặt chẽ.

 Mặc dù các DNXH có quyền sở hữu và có trách nhiệm báo cáo với CSIP và chính
phủ liên quan đến khoản quỹ mà họ nhận được, nhưng cần có sự giám sát và báo

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 22


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

cáo tài chính chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro từ việc sử dụng các nguồn tài trợ này
sai mục đích.

2.3 Hỗ trợ kĩ thuật đối với doanh nhân xã hội

Thay vì cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật “đồng nhất” cho tất cả các DNXH, cần có sự hỗ trợ
kỹ thuật đặc thù để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của DNXH.

 Các DNXH trẻ tuổi (nhóm 1 theo đề xuất ở trên) không phải là nhóm được ưu tiên
trong việc CSIP lựa chọn hỗ trợ. Các hỗ trợ sẽ chỉ dành cho các trường hợp đặc
biệt mà thôi

 Ngoài việc đào tạo chính thức và các khoá đào tạo về kỹ năng quản lý cho các nhà
hoạt động xã hội (nhóm 2), cần có các hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp và tập huấn cho
những người thuộc nhóm này. CSIP có thể cân nhắc đến việc kết hợp với một
hãng tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp (ví dụ, PACE, ĐH Kinh tế Hà Nội, HĐ
Kinh tế TP HCM) để có sự hỗ trợ trực tiếp và gần với nhu cầu của nhóm này hoặc
có chuyên gia kỹ thuật đóng tại tổ chức để cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật hàng
ngày.

 Để phục vụ cho nhóm DNXH thứ 3, có thể tổ chức các hội thảo, seminar về về
các vấn đề xã hội, về phát triển xã hội để thu hút sự chú ý và hỗ trợ của các doanh
nhân.

 Đối với nhóm doanh nhân xã hội thứ 4, CSIP sẽ tạo điều kiện giao tiếp xã hội và
phát triển mạng lưới, kết nối trí tuệ và huy động kinh nghiệm và kiến thức để hỗ
trợ họ.

3. Nâng cao nhận thức của mọi người và vận động ủng hộ cho việc thúc đẩy doanh
nhân xã hội ở Việt Nam

 Tài liệu về các DNXH xuất sắc, nổi bật và công việc của họ tại Việt Nam có thể
sẽ góp phần vào nâng cao nhận thức của người dân về DNXH và vai trò của họ
trong việc phát triển xã hội. Nó cũng sẽ giúp vận động các nhà ra chính sách hiểu
về vai trò của DNXH không chỉ trong việc giải quyết các nhu cầu xã hội cấp bách
mà còn là một bộ phận quan trọng của xã hội dân sự đang lớn mạnh trong đó
quyền của tất cả mọi người sẽ được lắng nghe và tôn trọng.

 Phổ biến mô hình DNXH quốc tế cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức, sự thừa nhận
và tạo sự hỗ trợ từ các nhà hoạch định chính sách và từ công chúng.

 Phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy và quảng bá về DNXH. Cuộc phỏng vấn với Biên tập viên Kim Ngân 14
(VTV3) và các phóng viên khác cho thấy họ nhiệt tình giúp giảm các thiên kiến,

14
Kim Ngân là phóng viên VTV3, phụ trách chương trình xã hội nổi tiếng “Người xây tổ ấm”.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 23


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

nâng cao nhận thức của công chúng đối với DNXH, ủng hộ và thúc đẩy DNXH ở
Việt Nam.

 Các tờ rơi, sách giới thiệu, trang web được thiết kế tốt bằng tiếng Việt giới thiệu
về DNXH và KDXH sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về một thế hệ DNXH mới
xuất hiện.

 Hội thảo, seminar về DNXH và các mô hình hoạt động của nó sẽ góp phần vào
việc lôi cuốn các nhà công tác thực tiễn phát triển, các nhà tài trợ và các nhà
hoạch định chính sách về vấn đề đang thảo luận.

 Mạng làm việc đang trở nên quan trọng để kết nối mọi người với nhau, kết nối
DNXH với DNXH và DNXH với những người khác. Một mạng các DNXH sẽ rất
quan trọng. Tuy nhiên, mạng này cần kết nối với các mạng kinh doanh và phát
triển rộng hơn để trao đổi ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm, lôi cuốn mọi người tham
gia và ủng hộ. Cũng cần một mạng kết nối với các đối tác quốc tế...

Xây dựng hình ảnh của CSIP như một tổ chức xác định và hỗ trợ DNXH là là đầu
mối thúc đẩy DNXH ở Việt Nam.

4. Quan hệ đối tác để thúc đẩy doanh nhân xã hội

 Việc nghiên cứu về chủ đề này cùng các kinh nghiệm quốc tế cần được chia sẻ
với các nhà tài trợ và với các tổ chức quốc tế để họ quan tâm và hỗ trợ cho các
doanh nhân xã hội, điều này không chỉ để giúp huy động nguồn lực mà còn là
hành động kêu gọi sự ủng hộ. Mô hình các DNXH thành công cũng cũng được
chia sẻ.

 Xây dựng mạng làm việc với các nhà tài trợ, với các tổ chức quốc tế cũng là vấn
đề quan trọng để tìm các cơ hội vận động mọi người ủng hộ cho DNXH và vai trọ
của họ trong phát triển xã hội. Bước đầu trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác
với các nhà tài trợ và cộng đồng quốc tế có thể là việc tiến hành thảo luận với
một số nhà tài trợ và tổ chức Phi Chính phủ quốc tế như Ford Foundation, Care
International, ActionAid, UNDP, VSO, UNIFEM - những nơi quan tâm đến
DNXH.

 Mặc dù các quỹ và các khoản tài trợ nhỏ chưa chú trọng đến việc phát triển
DNXH nhưng CSIP vẫn có thể kêu gọi các tổ chức tham gia vào vấn đề này. Nếu
khu vực này sẽ mở rộng trong thời gian tới, xây dựng mối quan hệ đối tác với các
tổ chức này cũng là một chiến lược.

 Xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức như LIN Foundation, EFD có thể giúp
CSIP huy động các nguồn lực kỹ thuật. Các dự án đồng tài trợ cũng là một phương án
có thể được tính đến.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 24


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

PHẦN 4: KẾT LUẬN

Những phát triển kinh tế gần đây của đất nước đã mang đến cả các lợi thế và các thách
thức đổi với phát triển xã hội, trong đó DNXH có thể phát triển. Mặc dù có một số khó
khăn trong việc dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt, mọi người vẫn thấy thuật ngữ này đầy
ý nghĩa và dần xuất hiện ở Việt Nam. Để thúc đẩy KDXH, việc đầu tư trực tiếp và gián
tiếp vào doanh nhân xã hội rất quan trọng, để nuôi dưỡng các giải pháp sáng tạo nhằm
thay đổi xã hội.

Chúng tôi cho rằng DNXH cho rằng DNXH có thể hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực
nào của xã hội và dưới bất cứ một hình thức thể chế nào chẳng hạn như chính phủ, phi lợi
nhuận, lợi nhuận, các tổ chức dựa trên cộng đồng hoặc các doanh nghiệp. KDXH nằm
giữa đường ranh giới mờ nhạt giữa khu vực công, khu vực tư và xã hội dân sự, tuy nhiên
nó được nhìn nhận như là một phần của xã hội dân sự đang ngày càng lớn mạnh ở Việt
Nam. Điều quan trọng cần ghi nhớ là DNXH có thể có các cách tiếp cận rất đa dạng trong
cách thức giải quyết các vấn đề; họ không nhượng bộ trước mục tiêu thay đổi xã hội và
phát triển xã hội. Cuối cùng, tiêu chí quan trọng nhất cho thành công của họ không phải
là lợi nhuận họ làm ra mà là người sử dụng cuối cùng - những con người và xã hội mà họ
phục vụ.

Chính phủ, khu vực tư và cộng đồng phát triển có thể đóng vai trò then chốt trong việc
xác định và hỗ trợ một thế hệ mới các DNXH trong thời gian tới. CSIP là tổ chức đi tiên
phong đặt nền tảng cho việc thể chế hoá DNXH và KDXH ở Việt Nam. Để theo đuổi sứ
mệnh này, CSIP cần hoạt động đối tác với chính phủ, các nhà tài trợ, khu vực tư và cộng
đồng để cải tiến khuôn khổ pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, cung cấp các hỗ
trợ kỹ thuật và tài chính để xây dựng một môi trường thuận lợi cho việt phát triển các
DNXH ở Việt Nam.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 25


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

PHỤ LỤC 1: VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Năm 1957, có Luật tổ chức và nghị định số 57/TTG-ND, về hiệp hội chuyên môn.

• Nghị định 35/HDBT ngày 28/1/1992 bởi Hội Đồng Bộ Trưởng (giờ là Chính
phủ), cho phép các tổ chức và cá nhân thành lập cơ quan nghiên cứu và triển khai
khoa học, công nghệ, nên nếu cơ quan này do các đoành thể chính quyền thành
lập, đó sẽ không phải tổ chức phi chính phủ trong nước.

• Thông tư 195/TT-LB do Ban tổ chức cán bộ chính phủ (GCOP) và bộ trưởng bộ


Khoa học, Công nghệ và Môi trường (MOSTE), hướng dẫn việc thực thi Nghị
định 35/HDBT ở trên.

• Nghị định 177/1999/ND-CP ngày 22/12/99 công bố điều lệ tổ chức và vận hành
quỹ xã hội và quỹ từ thiện.

• Luật Khoa học Công nghệ do Quốc hội thông qua ngày 9/06/2000 điều 27 cho
phép và khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ vào thực tiễn. Luật
này thay thế nghị định 35/HDBT ngày 28/1/1992.

• Nghị định 88/2003/ND_CP ngày 30/07/2003 thay thế nghị định số 258/TTg
ngày14/06/1957 của Thủ tướng về triển khai Luật số 1 02/SUL004 ngày
20/05/1957 về Quyền thành lập hiệp hội, hướng dẫn chi tiết về thành lập, vận
hành và quản lý hiệp hội.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 26


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

• Nghị định 148/2007/ND-CP dated 25/09/2007 công bố về việc thành lập và vận
hành quỹ từ thiện và xã hội. Nghị định này thay thế nghị định 177/1999/ND-CP
ngày 22/12/1999 ở trên.

Trong tất cả các văn bản pháp luật kể trên, chỉ duy nhất nghị định 177/1999/ND-CP (sau
này là nghị định 148/2007/ND-CP) nhắc đến các tổ chức được thành lập dưới nghị định
này được coi là các tổ chức phi chính phủ trong nước. Khuôn khổ pháp lý không rõ ràng
dẫn đến khu vực tổ chức phi chính phủ trong nước bị thả trôi. Rất khó tìm thấy số liệu
thống kê chính thức về tổ chức phi chính phủ trong nước và hoạt động của họ.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 27


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

PHỤ LỤC 2: CÂU CHUYỆN DOANH NHÂN XÃ HỘI VIỆT NAM

1. Cô Nguyễn Thị Ngọc Trai và RECAS

Cô Ngọc Trai là phó tổng biên tập báo Văn Nghệ. Trước khi nghỉ hưu, cô thành lập một
trong những tổ “bán báo xa mẹ” đầu tiên của Hà Nội, đó là trải nghiệm đầu tiên về sức
mạnh của sáng kiến xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống của những người trẻ tuổi. Và rồi,
cuộc đời đưa cô đến với những người cao tuổi, những người cống hiến cả cuộc đời cho
gia đình và xã hội, nhưng không nhận được sự chăm sóc và quan tâm đúng đắn khi về
già. Để lấp đầy khoảng trống này, năm 1991, cô Ngọc Trai thành lập Trung tâm Nghiên
cứu Hỗ trợ Người cao tuổi RECAS, với mục tiêu thúc đẩy chăm sóc cho người cao tuổi
nói chung và chăm sóc người cao tuổi cô đơn tại nhà nói riêng. Trung tâm huy động tình
nguyện viên trong nước tham gia trên 6 tháng để hỗ trợ những người cao tuổi khác. Cô
Ngọc Trai đã đến nhiều nơi ở Việt Nam để triển khai chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Hiện mô hình này đã triển khai ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước: Hà Nội, Hải Phòng,
Hải Dương, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Bến Tre… Đầu năm 2008, cô Ngọc Trai là đại
diện châu Á duy nhất tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Người cao tuổi.

2. Chị Nguyễn Thị Vân Anh và CSAGA

Khi còn là một phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam, chị Vân Anh đã gặp rất nhiều
trường hợp phụ nữ là nạn nhân của bạo lực. Nhưng lúc đó có rất ít sự trợ giúp dành cho
những người như vậy. Chị đã quyết định hành động và năm 1997, chị thành lập đường
dây nóng tư vấn tâm lý và tình cảm đầu tiên. Lúc khởi đầu, đường dây luôn bị quá tải.
Chị cũng nhận thấy điều này đã tạo ra một sức đẩy cho những phụ nữ, đặc biệt là đối với
các cô gái trẻ. Hiện nay, dự án đường dây nóng (với tên gọi Công ty TNHH Linh Tâm)
hoạt động tại 22 tỉnh thành và tiếp nhận 5.000 cuộc gọi mỗi ngày. Cuối cùng, chị đã nghỉ
việc ở đài tiếng nói, và dành toàn thời gian để giúp đỡ phụ nữ và trẻ em, những người „dễ
bị tổn thương‟. Năm 2001 chị đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa
học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) với mục đích đi tiên phong
trong các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về sử dụng phương pháp tiếp cận nghệ thuật và
văn hóa trong phòng chống bạo hành trong gia đình, chống buôn bán người và trừng phạt
thân thể đối với trẻ em. CSAGA có 40 cán bộ nhân viên và dã thiết lập quan hệ hợp tác
với 18 tổ chức quốc tế tại Việt Nam và khu vực. Năm 2008, chị Vân Anh được tạp chí
điện tử Phụ nữ bầu chọn là một trong 21 nhà lãnh đạo của thế kỷ 21
(http://www.womensenews.org/21leaders2008.cfm)

3. Bác sĩ Đỗ Thúy Lan và Trung tâm Sao Mai

Bác sĩ Đỗ Thúy Lan là giám đốc bệnh viện tâm thần Mai Hương, bệnh viện thần ban
ngày đầu tiên ở Việt Nam.Cô là người phát triển nội dung chương trình phục hồi tâm lý-
xã hội cho bệnh nhân tâm thần ngoại trú và cho họ cơ hội hòa nhập vào cộng đồng. Bác sĩ

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 28


Báo cáo nghiên cứu ban đầu về doanh nhân xã hội ở Việt Nam CSIP 2008

Lan cũng dẫn dắt sự phát triển câu lạc bộ phục hồi tâm lý-xã hội cho bệnh nhân tâm thần
ngoại trú trong cộng đồng ở thành phố Hà Nội. Qua công việc, cô nhận ra rằng không có
nhiều trẻ em thiểu năng Việt Nam đến trường, do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ và thiếu
hỗ trợ của những người chăm sóc chuyên nghiệp. Năm 1995 bác sĩ Lan đã thành lập
trung tâm phát hiện sớm, chăm sóc và tư vấn cho cha mẹ những trẻ em gặp khó khăn về
khả năng học tập (Trung tâm Sao Mai). Cô tin rằng việc can thiệp sớm của cha mẹ đóng
vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục và hòa nhập xã hội của những trẻ em này. Vì
vậy, trung tâm không chỉ chăm sóc trẻ em thiểu năng vào ban ngày, bác sĩ Lan còn nỗ lực
nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần. Cho đến nay trung tâm đã tạo
cơ hội cho nhiều trẻ thiểu năng trí tuệ được đi học và hòa nhập với cộng đồng. Tích cực
tham gia các hoạt động xã hội, bác sĩ Lan là phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Mỹ Hà Nội,
thành viên ủy ban điều hành Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, thành viên ủy ban sáng
lập và phó chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng 29

You might also like