You are on page 1of 7

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHAI

THÁC KHOÁNG SẢN

VÕ KIM CHI
Giảng viên, trường ĐHKHXH &NV

I. Khái niệm phát triển bền vững:


Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng
hoảng môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và
thống nhất. Một số định nghĩa của Khoa học Môi trường bàn về phát triển
bền vững:
- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết
phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài
nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển
kinh tế.
-Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World
Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả
năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
- Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi
ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng
của những lợi ích tương tự trong tương lai (Gôdian và hecdue, 1988, GS.
Grima Lino).
Định nghĩa này bao gồm hai nội dung then chốt: các nhu cầu của con
người và những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu
cầu hiện tại và tương lai của con người.
- Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và
tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con
người thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau (Nguyễn Mạnh
Huấn, Hoàng Đình Phu- Những vấn đề kinh tế –xã hội và văn hoá trong phát
triển bền vững, Hà Nội 3/1993, trang 17,18).
- Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm sự
khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái Môi trường trong
tương lai và làm giảm sự đói nghèo.
- Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công
nghệ sạch, Công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế –xã hội.
Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn như sản xuất –nhu cầu-tài
nguyên thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tư, cũng như Công nghệ tiên tiến
cho sản xuất.
-Các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên; điều kiện kinh tế –xã hội khác nhau, đưa đến hiện tượng có nước giàu
và nước nghèo, nước công nghiệp phát triển và nước nông nghiệp. Do đó
cần xem xét bốn vấn đề: con người, kinh tế, môi trường và công nghệ, qua
đó phân tích phát triển bền vững và có đạt được mục tiêu phát triển bền
vững.
-Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục,
chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng,
tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách
biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
-Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao
trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ
tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy
phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy
thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh
vực của đời sống.
-Về môi trường, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên
như đất trồng, nguồn nước, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật
và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất
đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh.
Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi,
uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực
vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực.
-Về Công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng
và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu
quả các loại hình công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp
cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng
các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng
ozon bảo vệ trái đất.
- Phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội –văn
hoá –môi trường.
Sơ đồ “Ven” cho thấy phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hoà
của các giá trị kinh tế –xã hội –môi trường… trong quá trình phát triển thế
giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, songnó được gắn với
mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu
cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài người.
II. Khái niệm liên quan đến tài nguyên khoáng sản, Công nghệ và Môi
trường khoáng sản:
- Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan
trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý,
tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, phát triển bền vững kinh tế –xã hội trước mắt và lâu dài,
bảo đảm quốc phòng, an ninh (luật khoáng sản, 1996, trang 5).
- Khoáng sản: là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những
tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể
khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản
(Sđd trang 47).
- Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản: là việc đánh giá tổng
quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất,
làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm
dò khoáng sản (Sđd trang 47).
- Khảo sát khoáng sản: là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài
nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển
vọng để thăm dò khoáng sản (Sđd trang 49).
- Thăm dò khoáng sản: là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định
trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc
lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác
khoáng sản (Sđd trang 49).
- Khai thác khoáng sản: là hoạt động cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các
hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản (Sđd trang 49).
- Chế biến khoáng sản: là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt
động nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác (Sđd trang 49).
Khoáng sản là dạng tài nguyên ít khi ở dạng đơn khoáng mà hình thành
thường dưới dạng tái tạo được. Tuỳ theo điều kiện thành tạo các khoáng
sản hình thành các khoáng sàng có trữ lượng và qui mô từ nhỏ, vừa đến
lớn và cực lớn.
Trình độ công nghệ khoáng sản phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa
học kỹ thuật kinh tế –xã hội của mỗi khu vực và mỗi nước cần phải lựa
chọn các giải pháp công nghệ bảo vệ môi trường thích hợp cho từng giai
đoạn phát triển của dự án khai thác khoáng sản. Để phát triển một khoáng
sản là cần phải thực hiện các giai đoạn sau:
KHOÁNG SÀNG

1. Tìm kiếm
2. Đánh giá tài nguyên

3. Đánh giá trữ lượng công nghiệp

4. Lập kế hoạch và thiết kế

5. Xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình kỹ thuật

6. Khai thác

7. Chế biến

8. Đóng cửa

(Các giai đoạn phát triển khoáng sản)

Những tác động và hệ quả của môi trường do các dự án phát triển
khoáng sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại khoáng sản chủ yếu.
- Phương pháp khai thác lộ thiên hay hầm lò.
- Phương pháp chuẩn bị quặng (đập, xay, nghiền, sàng, phân cấp).
- Công nghệ tuyển.
- Công nghệ xử lý tiếp theo (luyện kim, hoá học, vi sinh, tổ hợp…).
- Lớp đất phủ trên mặt khu mỏ: bằng phẳng, đồi núi, sông, hồ.
- Thuỷ văn: hệ thống nước mặt; nước ngầm.
- Khí hậu: ẩm, khô, nóng, lạnh, băng giá.
- Sinh thái: rừng, động vật hoang dã, cây trồng, vật nuôi.
- Những yếu tố xã hội, văn hoá và kinh tế có liên quan đến khu vực đất sẽ
được sử dụng trong khu mỏ, cơ sở hạ tầng và khu dân cư.
Trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản có dự án phát triển
khoáng sản cụ thể sẽ phát sinh các nguồn tác động khác nhau và đòi hỏi
các quá trình công nghệ môi trường tương ứng ngăn ngừa và giảm thiểu
tác động. Các quá trình công nghệ khoáng sản và công nghệ môi trường
được biểu thị qua sơ đồ tổng quát sau đây:
KHOÁNG SÀNG
Nước mỏ
Khai thác Thải khai thác
Khí, bụi bốc dỡ và vận tải
Khí mỏ và thông gió
Khí, bụi nổ mìn

Chia, giản lược, Thải


Các sản phẩm Tuyển sơ bộ Nước
Bụi

Tiếng ồn
Các sản phẩm ĐẬP , SÀNG Bụi
Chấn động

Các sản phẩm TUYỂN RỬA, Xử lý nước


LÀM SẠCH Rác đuôi thải

Bụi
Các sản phẩm NGHIỀN Tiếng ồn
Xử lý nước

Bụi
Các sản phẩm TUYỂÀN TINH, TUYỂN RỬA, Xử lý nước
XỬ LÝ TRUNG GIAN Các đuôi thải
Các hoá chất

Khí ống khói


Các sản phẩm NUNG NGÂM, CHIẾT, Bụi
LẮNG KẾT TỦA Cặn lắng
Các hoá chất

Khí ống khói


Các sản phẩm NẤU LUYỆN Bụi
Xỉ

(Sơ đồ tổng quát các quá trình Công nghệ khoáng sản và các nguồn tác động môi trường)

Tài nguyên thiên nhiên: là vật thể và lực lượng tự nhiên, ở một trình độ phát
triển lực lượng sản xuất nhất định, chúng được sử dụng nhằm thoả mãn nhu
cầu xã hội, như là các phương tiện tồn tại của con người. Tài nguyên thiên
nhiên có thể được phân loại như sau: (xem bảng)
Qua sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên, chúng ta thấy được tính
chất vô hạn và hữu hạn của nó, từ đó chúng ta có chiến lược sử dụng và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên. Quặng mỏ là loại tài nguyên khoáng sản không
thể phục hồi được, do đó phải sử dụng tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả để phát
triển bền vững nền kinh tế –xã hội.
Trước đây nhiều loại mỏ khoáng sản không có giá trị kinh tế. Khi khai
thác vì trữ lượng ít hoặc điều kiện khai thác khó khăn, thì ngày nay nhờ khoa
học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến có thể làm giàu quặng đạt hàm lượng
quặng khai thác, trở thành hiệu quả kinh tế trong khai thác. Ví dụ một số mỏ
vàng với hàm lượng vàng quá thấp không khai thác có lại được với công
nghệ trước đây, ngày nay nhờ công nghệ sinh học có thể tập trung các sinh
khối chứa vàng và do đó có thể khai thác có hiệu quả.
Việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, sử dụng một
cách hợp lý với hiệu quả cao nhất sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh và
bền vững trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc khai
thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý là một biện pháp quan
trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội, đồng thời bảo vệ
được Môi trường sinh thái. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài
nguyên khoáng sản cũng có nghĩa là để dành một phần tài nguyên khoáng
sản cho các thế hệ kế tiếp sau này.

SUSTAINABLE DEVELOPMENT AND ENVIRONMENTAL


PROTECTION FROM MINING
VO KIM CHI

The concept of sustainable development is closely related to the issue


of environmental protection from mining. Sustainable development is also
concerned with strategies of resources utilization. The overall direction is to
use natural resources without making them depleted and deteriorated.
Mineral resources can be seen as a common resources of every country in
the world that should be conserved, effectively and sustainably utilized for
the sake of future generations.

TÀI LIỆUTHAM KHẢO


1. Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường, Quản lý hành chính về bảo vệ
môi trường, Hà Nội 1998, 123 trang.
2. Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Khoáng sản (Việt –Anh),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, 117 trang.
3. Hội nghị Khoa học chuyên đề: “Đánh giá tác động môi trường trong khai
thác –chế biến khoáng sản vùng Nam bộ –Tây Nguyên-TPHCM
31/07/1997 –01/08/1997, 119 trang.
4. Lê Huy Bá, Môi trường (tập I) NXB KHKT, 1997, 331 trang.
5. Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 qui định chi tiết việc thi hành Luật
Khoáng sản, 1996, 26 trang.
6. Văn phòng Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản, đề tài KT 01-14.
Đánh giá tổng hợp hiện trạng khai thác, sử dụng tàin guyên khoáng sản.
Xây dựng căn cứ khoa học phục vụ chiến lược phát triển kinh tế –xã hội
(tóm tắt), 1995, 28 trang.
7. Vũ Đình Cự, Tài nguyên khoáng sản và công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
NXB Chính trị Quốc gia, 1996, 209 trang.
8. Võ Kim Chi, Địa lý kinh tế Việt Nam, Đại học Tổng hợp TPHCM, 1996,
183 trang.
9. Viện Môi trường và tài nguyên, Công nghệ môi trường, NXB Nông
nghiệp, 1998, 310 trang.
Tài nguyên thiên nhiên

Vô hạn Hữu hạn

Năng lượng Có thể Không thể


Mặt trời phục hồi phục hồi

Năng lượng
Thuỷ triều Động vật Quặng mỏ

Nhiệt năng
trong lòng đất Thổ nhưỡng

Nước

Thực vật

You might also like