You are on page 1of 8

NCKH_Marketing NH_Thực trạng và giải pháp

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học của Đỗ Lương Trường được thực hiện
năm 2007. Là đề tài đạt giải A - Nhà kinh tế trẻ của Trường Đại học Kinh tế
tổ chức vào năm 2007, đạt giải 3 cấp Bộ về đề tài Nghiên cứu khoa học
sinh viên vào tháng 2/2008. Nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo
dục khen tặng về thành tích nghiên cứu khoa học sinh viên cho đề tài. Đề
tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. Nguyễn Hoài Bảo.

1. Tính cấp thiết của đề tài

Dịch vụ ngân hàng được dự báo sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi
"vòng" bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Đến năm
2010, thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng; loại bỏ
căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước, các
giới hạn hoạt động ngân hàng (qui mô, tổng số dịch vụ ngân hàng được
phép...) đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, thực hiện đối xử công
bằng giữa tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài;
giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài với nhau theo các nguyên tắc đối xử
tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tắc khác trong Thoả thuận
GATS/WTO và các thoả thuận quốc tế khác không mâu thuẫn với thoả
thuận GATS/WTO".

Trong những năm vừa qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã có những
chuyển biến sâu sắc. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng cả về số
lượng lẫn phạm vi, các loại hình kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Từ
đó, việc tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là rất cần thiết. Nếu không
có Marketing thì ngân hàng sẽ bị trì trệ rất nhiều và dần dần mất tính cạnh
tranh trên thị trường. Vì thế các chiến lược chính sách Marketing ngân
hàng đã được các nhà ngân hàng quan tâm chú trọng đến nhưng hiện nay
hiệu quả của hoạt động này đem lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện
có.
Nghiên cứu hoạt động Marketing cho ngân hàng là một trong những vấn đề
quan trọng góp phần mang lại hiệu quả cho các ngân hàng. Trong giai
đoạn hậu WTO hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ còn ở
lãi suất, chất lượng dịch vụ mà thương hiệu ngân hàng cũng là một yếu tố
sống còn không kém phần quan trọng. Hoạt động Marketing nhằm xây
dựng cho các thương hiệu mạnh cho các ngân hàng vẫn chưa được quan
tâm đúng mực. Đối với các nước phát triển, Marketing ngân hàng là một
lĩnh vực không mới nhưng đối với các nước đang phát triển mà đặc biệt là
Việt Nam khi hệ thống ngân hàng đang đi vào giai đoạn thực hiện xóa bỏ
rào cản thì vẫn còn rất mới. Hơn thế nữa, cho đến nay vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu nào thật sự xem xét nghiêm túc vấn đề này. Thiết
nghĩ, để khai thác hết năng lực và hiệu quả của các ngân hàng thì nghiên
cứu Marketing ngân hàng là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

2. Xác định vấn đề nghiên cứu

Như đã đề cập ở trên, Marketing ngân hàng là vấn đề cần được quan tâm
trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề nghiên cứu ở đây là nghiên cứu thực trạng
hoạt động Marketing trong kinh doanh ngân hàng thương mại. Do ngân
hàng là một trong những lĩnh vực khá nhạy cảm nên việc nghiên cứu gặp
một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề ra các biện
pháp thúc đẩy hoạt động Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
cho các ngân hàng trong thời gian tới.

3. Câu hỏi và mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Để có thể giải quyết vấn đề trên thì việc nghiên cứu lý thuyết cũng không
kém phần quan trọng. Hệ thống hóa lý các cơ sở lý thuyết cần thiết cho đề
tài, trên cơ sở đó phân tích phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng thương mại và các hoạt động Marketing của các ngân hàng
thương mại tại TP.HCM trên cơ sở đó đánh giá và hoàn thiện hoạt động
Marketing tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM. Đề tài tập
trung chủ yếu và các chiến lược chủ yếu Marketing ngân hàng.

Về mặt thực tiễn, hoạt động Marketing cần thiết như thế nào cho các ngân
hàng thương mại, có ý nghĩa tác động ra sao đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Vấn đề này sẽ được giải quyết trong chương 2 và chương
5 của đề tài.
Quá trình hoạt động và vận dụng công tác Marketing của các ngân hàng thờ
gian qua như thế nào? Diễ

biến ra sao? Câu hỏi này được giải quyết trong chương 3 của đề tài.Cần th
ết phải thay đổi ra sao trong công tác Marketing trong bối cảnh kinh
tế hiện nay? Có cần xem Marketing ngân hàng là “vấn đề sống còn” của

ác ngân hàng? Câu hỏi này được giải quyết trong chương 4 của đề tàiD
những hạn chế về thời gian, địa lý, nguồn kinh phí và những hạn chế khác
quan của bản thân đề tài nên đề tài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứ
điển h
nh khu vực phía Nam, cụ thể là hệ thống ngân hàng thương mại T
.HCM.Mục tiêu nghiên cứu: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động
arketing trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Phân tích và đánh giá t
ực trạng hoạt động Marketing trong hoạt động kinh doanh tại các ngân
hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM, từ đó đề ra một số giải pháp và
iến nghị n

m góp phần nâng cao hiệu q

hoạt động Marketing tại các ngân hàng.4. Phương pháp nghiên cứu Đ
tài chủ yếu dùng phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh
Do những hạn chế khách quan mang tính ngành nghề nên đề tài sử d
ng chủ yếu phương pháp điều tra phân tích.. Tuy nhiên, việc vận dụng
hương pháp phân tích không có nghĩa mang nặng tính lý thuyết mà cách tiếp cận
và giải quyết vấn đề dựa trên tính logic của hiện tượn

kinh tế, các quy luật kinh tế và các lý thuyết kinh tế để suy lu
n.Dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của ngân hàng nhà nước-CN
P.HCM. Sau khi dùng phương pháp phân tích sơ bộ, căn cứ trên kết quả phân t
ch tiến hành điều tra và ra kết luận cũng như đề xuất các vấn đề cần p
ải thay đổi để kiện toàn cho công tác Marketing ngân hàng. Chú ý tập t
ung các chính sách, quy định của nhà nước đối v

hệ thống ngân hàng và

t chúng vào môi trường cạnh tranh quốc tế.5. Nội dung nghiên cứu Đề
tài nghiên cứu được trình bày thành 5 chương. Chương 1 trình bày các
phương pháp luận liên quan đến nghiên cứu, tầm quan trọng của đề tài nghi
n cứu và hướng đi mới cho đề tài. Vấn đề cơ sở lý luận sẽ được tr
nh bày ở chương 2. Chương này sẽ giới thiệu về ngân hàng thương mại.
ghiên cứu môi trường kinh doanh của ngân hàng; vai trò của Marketing tr
ng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các nhân tố tác động đến hoạt đ
ng Marketing trong ngân hàng. Chương 3 là chương quan trọng nhất của
ề tài. Chương này vẽ lên bước tranh toàn cảnh về hoạt động Marketing
trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM. Đồng
thời đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong
công tác ứng dụng hoạt động Marketing tại các ngân hàng thương mại.
Chương 4 sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động
Marketing tại các ngân hàng thương mại TP.HCM. Chương 5 là chương sẽ
tổng quát toàn bộ kết quả nghiên cứu. Những vấn đề nảy sinh và những
hạn chế nhất định mà đề tài không thể đạt được vì những lý do khách quan
và chủ quan.

6. Ý nghĩa, ứng dụng và hướng đi


mới của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Nó cung cấp
cái nhìn tổng quát về một lĩnh vực mới hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM, markeing ngân hàng. Đề
tài hướng đến đối tượng chủ yếu là các ngân hàng, một lĩnh vực đang trên
đà phát triển và cải cách rất nóng trong thời gian gần đây. Đề tài cung cấp
cho ngân hàng một bước tranh toàn cảnh về hoạt động Marketing của các
ngân hàng trong những năm gần đây và đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lỉnh vực ngân hàng bằng
biện pháp cải thiện tốt vai trò Marketing ngân hàng. Ngoài ra, đề tài còn có
thể được sử dụng làm tư liệu cho các công trình, đề tài nghiên cứu khác về
hiệu quả hoạt động của Marking, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong
giai đoạn vừa qua
Đồng thời đề tài còn có giá trị về mặt lý luận. Đề tài cung cấp một cách nhìn
mới về hoạt động Marketing ngân hàng, khác với các cách nhìn truyền
thống về Marketing trong suốt thời gian qua.
Đo những hạn chế nhất định nên đề tài chỉ dừng lại ở công tác kiện toàn
Marketing cho ngân hàng. Thực tế, bối cảnh hội nhập có rất nhiều vấn đề
mà ngân hàng cần phải đối mặt và cải cách để nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình. Đề tài có thể mở rộng nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt
động và đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống
ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM hay có thể mở rộng ra hệ
thống ngân hàng thương mại trong cả nước.

You might also like