You are on page 1of 8

UBND tỉnh Tiền Giang CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HUỚNG DẪN CHẤM


KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY CẤP TỈNH
Khóa ngày 15/02/2011 ----- Năm học 2010 – 2011
Môn : SINH HỌC - Lớp 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bài 1 :
Xét hai gen, gen thứ nhất có bốn alen, còn gen thứ hai có năm alen; các gen đều
nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường.
1.1. Nếu hai gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau thì sẽ có bao nhiêu
loại kiểu gen tạo ra? Trong đó có bao nhi êu loại kiểu gen đồng hợp về cả hai gen?
1.2. Nếu hai gen nằm trên một cặp NST tương đồng thì sẽ có bao nhiêu loại kiểu
gen tạo ra? Trong đó có bao nhiêu loại kiểu gen dị hợp về cả hai gen? Có bao nhi êu loại
kiểu gen đồng hợp về cả hai gen?

Cách giải Kết quả


( 4  1) 4 (5  1)5 1.1. 150KG
1.1. (2 điểm) Tổng số loại kiểu gen tạo ra = x  150 KG
2 2
- 20 KG
- Số loại kiểu gen đồng hợp về cả 2 gen = 4x5 = 20 KG
(4.5  1)4.5
1.2. (3 điểm) Tổng số loại KG tạo ra =  210 KG 1.2. 210 KG
2
- Số loại KG dị hợp về cả 2 gen = C 42 xC 52 x 2 = 120 KG - 120 KG
- 20 KG
- Số loại kiểu gen đồng hợp về cả 2 gen = 4x5 = 20 KG

Bài 2 :
Ở một loài động vật ngẫu phối, tính trạng màu lông do một gen có ba alen nằm trên
NST thường qui định. Trong đó các alen quan hệ trội lặn ho àn toàn theo sơ đồ sau:
Ax (lông xám) > A n (lông nâu) > a (lông trắng).
2.1. Xác định số loại kiểu gen và số loại kiểu hình được tạo thành.
2.2. Trong một quần thể đã cân bằng về di truyền có 1000 cá thể . Trong đó có 90
con lông trắng; 510 con lông xám, số còn lại là lông nâu. Tính tần số của các alen A x, An
và a có trong quần thể.
2.3. Chọn ngẫu nhiên một cặp bố mẹ đều có kiểu hình lông xám trong quần thể trên
rồi cho lai với nhau. Tính xác suất để sinh ra cá thể lông trắng.

- 1-
Cách giải Kết quả
2.1. (1 điểm) 2.1.
(3  1)3 - 6 KG
- Số loại KG tạo ra =  6 KG
2
- 3 KH
- Số loại KH = số alen = 3 KH
2.2. (2 điểm)
2.2.
Gọi: p là tần số alen A x
- p = 0,3;
n
q là tần số alen A
- q = 0,4;
r là tần số alen a
- r = 0,3
--> p + q + r = 1 (1)
- Do quần thể đã cân bằng di truyền nên ta có:
+ Tỉ lệ kiểu hình lông xám (A x -) = p2 + 2pq + 2pr = 510/1000 (2)
+ Tỉ lệ kiểu hình nâu (A n -) = q2 + 2qr = (100 - 510 – 90)/1000 (3)
+ Tỉ lệ kiểu hình trắng (aa) = r 2 = 90/1000 (4)
- Từ (1), (2), (3) và (4) --> p = 0,3; q = 0,4; r = 0,3
2.3. (2 điểm)
2.3.
Xác suất xuất hiện lông trắng (aa) = (0,18/0,51) 2 x ¼ = 0,0311
XS = 0,0311

Bài 3:
Cho biết gen A qui định thân cao trội ho àn toàn so với alen a qui định thân thấp; gen
B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng; gen D qui định hạt tr òn
trội hoàn toàn so với alen d qui định hạt dài. Các gen nằm trên các cặp NST thường khác
nhau. Khi cho một cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, hạt tròn tự thụ phấn F 1 thu được tất
cả 768 cây, trong đó có 324 cây có kiểu h ình giống bố mẹ.
3.1. Tính số lượng cá thể ở mỗi loại kiểu h ình còn lại.
3.2. Tính số lượng cá thể có kiểu gen đồng hợp về 3 gen ở F 1

Cách giải Kết quả


3.1. (4 điểm) F1 thu được cây thân cao, hoa đỏ, hạt tr òn (A-B-D-) = 324/768 3.1.
= 27/64 => Cây P : AaBbDd + CĐD = 108 cây
- Khi cho cây (AaBbDd) tự thụ, F 1 còn thu được: + CTT = 108 cây
+ Cao, đỏ, dài (A-B-dd) = 9/64 --> Số lượng cây = 9/64 x768 = 108 cây + TĐT = 108 cây
+ Cao, trắng, tròn (A-bbD-) = 9/64 --> Số lượng cây = 9/64 x768 = 108 cây + CTD= 36 cây
+ Thấp, đỏ, tròn (aaB-D-) = 9/64 --> Số lượng cây = 9/64 x768 = 108 cây. + TĐD = 36 cây
+ Cao, trắng, dài (A-bbdd) = 3/64 --> Số lượng cây = 3/64 x768 = 36 cây + TTT = 36 cây

- 2-
Cách giải Kết quả
+ Thấp, đỏ, dài (aaB-dd) = 3/64 --> Số lượng cây = 3/64 x768 = 36 cây + TTD = 12 cây
+ Thấp, trắng, tròn (aabbD-) = 3/64 --> Số lượng cây = 3/64 x768 = 36 cây
+ Thấp, trắng, dài (aabbdd) = 1/64 --> Số lượng cây = 1/64 x768 = 12 cây
3.2. (1 điểm) Số lượng cá thể đồng hợp về 3 gen = ( ½)3.768 = 96 cây 3.2. 96 cây

Bài 4 :
Nuôi cấy 104 tế bào vi khuẩn E.coli trong bình nuôi cấy không liên tục có chứa hai
loại nguồn cung cấp cacbon là glucôzơ và sorbiton. Sau 10 gi ờ nuôi cấy, đồ thị biểu diễn
sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn có dạng:
Số l
ư
ợng tế b

ào

104

1 3 4 6 Thời gian (giờ)

Cho biết:
- Trong pha lũy thừa thứ nhất có thời gian thế hệ (g) = 15 phút.
- Sau 6,5 giờ nuôi cấy số lượng vi khuẩn trong bình là 1639.10 5 tế bào.
4.1. Xác định số lượng tế bào vi khuẩn trong bình nuôi cấy sau 4 giờ nuôi cấy.
4.2. Tính thời gian thế hệ (g) ở pha lũy thừa thứ hai.
4.3. Nếu cho biết một tế bào vi khuẩn có khối lượng 5x10-10 gram/tế bào thì tổng
khối lượng của vi khuẩn có trong bình nuôi cấy sau 5 giờ là bao nhiêu?
Cách giải Kết quả
4.1. (1 điểm) Số lần phân bào ở pha lũy thừa thứ nhất là: 4.1.
120 phút : 15 phút = 8 lần 256.104 tế bào
- Sau 4 giờ nuôi cấy số lượng tế bào thu được:
104 x 28 = 256. 10 4 tế bào.
4.2. (2 điểm) Gọi n là số lần phân bào ở pha lũy thừa thứ hai. 4.2
- Ta có 256. 10 4 . 2n = 16390.10 4 tế bào g2 = 20 phút
--> n = log (16390/256): log2  6 lần
- Thời gian thế hệ (g) ở pha lũy thừa 2 l à:
g2 = 120 phút : 6 = 20 phút
4.3. ( 2 điểm) Khối lượng tế bào thu được sau 5 giờ nuôi cấy: 4.3

- 3-
Cách giải Kết quả
- Số tế bào thu được sau 5 giờ = 256. 104 . 23 = 2048. 10 4 tb 1024.10-5 gram
- Khối lượng tế bào = 2048.10 4 x 5x10-10 = 1024.10 -5 gram

Bài 5:
Khảo sát lưu lượng tim và thể tích tâm thu ở một số loài động vật, người ta thu được
bảng số liệu sau đây:
Loài Người Bò Chó
Thể tích tâm thu (ml) 60 580 15
Lưu lượng tim (lít/phút) 4,5 34,8 1,2
5.1. Tính nhịp tim của mỗi loài
5.2. Tính thời gian một chu kỳ tim của mỗi lo ài
5.3. Nếu trong một chu kỳ tim tỉ lệ thời gian của pha co tâm nhĩ: pha co tâm thất:
pha dãn chung = 1: 3: 4 thì trong một phút thời gian nghỉ của tâm thất, thời gian nghỉ của
tâm nhĩ ở mỗi loài bằng bao nhiêu?
Cách giải Kết quả
5.1. (2 điểm) Nhịp tim của mỗi loài 5.1.
- Nhịp tim của người là: (4,5 x 1000 : 60) = 75 lần/phút Người: 75 lần/phút
- Nhịp tim của bò là: (34,8 x 1000 : 580) = 60 lần/phút Bò: 60 lần/phút
- Nhịp tim của chó là: (1,2 x 1000 : 15) = 80 lần/phút Chó: 80 lần/phút
5.2. (2 điểm) Thời gian của một chu kỳ tim: 5.2.
- Thời gian một chu kì tim ở người : 60 : 75 = 0,8 giây Người: 0,8 giây
- Thời gian một chu kì tim ở bò : 60 : 60 = 1 giây Bò: 1 giây
- Thời gian một chu kì tim ở chó: 60: 80 = 0,75 giây Chó: 0,75 giây
5.3. (1điểm) Do tỉ lệ thời gian của các pha trong một chu kỳ tim ở 5.3.
các loài giống nhau nên trong một phút thời gian nghỉ của tim l à như - Tâm nhĩ nghỉ:
nhau 52,5 giây
+ Thời gian nghỉ của tâm nhĩ trong 1 phút l à: - Tâm thất nghỉ:
7/8 x 0,8 x 75 = 52,5 giây 37,5 giây
+ Thời gian nghỉ của tâm thất trong 1 phút l à:
5/8 x 0,8 x 75 = 37,5 giây

Bài 6:
Một tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có 8 nhóm liên kết. Trong bao phấn
của một cây có 50 tế bào mẹ hạt phấn cùng nguyên phân liên tiếp 3 lần. Sau lần nguyên
phân thứ nhất và thứ hai đều có một số tế bào bị chết, số tế bào chết sau lần nguyên phân
thứ nhất và thứ hai bằng nhau. Tổng số NST trong tất cả các tế b ào con tạo ra sau lần
- 4-
nguyên phân thứ ba là 5440 NST. Trong số các tế bào con tạo ra có 75% tiếp tục giảm
phân và phát triển để hình thành nên các hạt phấn hoàn chỉnh.
6.1. Xác định số lượng tế bào đã bị chết sau ba lần nguyên phân
6.2. Tính tổng số NST có trong các nhân của tất cả các hạt phấn.
6.3. Nếu trên mỗi cặp NST đều chứa một cặp gen dị hợp, quá tr ình giảm phân
không xảy ra đột biến và không xảy ra trao đổi chéo thì có tối đa bao nhiêu loại hạt phấn
được hình thành trong bao phấn trên?

Cách giải Kết quả


6.1. (2 điểm) Số tế bào đã bị chết: 6.1.
- Gọi a là số tế bào bị chết sau lần nguyên phân 1: - TS tế bào chết:
- Ta có: [(50 x 2 – a)2 – a]2 = 5440 : 16 20 tế bào
--> a = 10
- Tổng số tế bào đã bị chết = 10 x 2 = 20 tế bào
6.2. (2 điểm) Số hạt phấn được hình thành: 6.2. Tổng số NST
(340x 75):100 = 255 hạt phấn. trong hạt phấn:
- Tổng số NST có trong các nhân của tất cả các hạt phấn: 4080 NST.
255 x 2 x 8 = 4080 NST
6.3. (1 điểm) Số loại hạt phấn tối đa được tạo thành: 255 loại 6.3. Số loại hạt
phấn tối đa = 255
loại

Bài 7:

Xét 4 gen A, B, C, D nằm liên tiếp trên một đoạn NST. Gen D có 5850 li ên kết
hydro, số nuclêôtit loại ađênin trong gen D bằng 20%. Số nuclêôtit loại guanin trong 4 gen
A, B, C, D lần lượt kém nhau 30 nuclêôtit. Tỉ lệ A/G ở bốn gen A, B, C, D l à như nhau
7.1. Tính chiều dài của gen A, B, C, D.
7.2. Khi đoạn NST trên tự nhân đôi 2 lần thì môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu
nuclêôtit mỗi loại?
Cách giải Kết quả
7.1. (4 điểm) Tính chiều dài của gen A, B, C, D 7.1. Chiều dài:
- Gen A: 7140 A o
* Gen D: - Gen B: 7310A o
 N  4500 nu - Gen C: 7480A o
 N  G  5850  - Gen D: 7650A o
  G  X  1350 nu
% A  20%  %G  30%  A  T  900nu

--> Chiều dài gen D: L D = (4500:2).3,4A o = 7650Ao

- 5-
Cách giải Kết quả
* Gen C:
- G = X = 1350 – 30 = 1320 nu
--> A = T = 1320x2:3 = 880 nu
--> LC = (1320+880)x3,4A o = 7480Ao
* Gen B:
- G = X = 1320 – 30 = 1290 nu
--> A = T = 1290x2:3 = 860 nu
--> LB = (1290+80)x3,4A o = 7310Ao
* Gen A:
- G = X = 1290 – 30 = 1260 nu
--> A = T = 1260x2:3 = 840 nu
--> LC = (1260+840)x3,4A o = 7140Ao
8.2. (1 điểm) Số nuclêôtit môi trường cần cung cấp:
- Gcc = Xcc = (1350 + 1320 + 1290 + 1260).(2 2 – 1) = 15660 nu
- Acc = Tcc = (900 + 880 + 860 + 840).(2 2 – 1) = 10440 nu

Bài 8:
Trên một cặp NST tương đồng xét 3 locut gen I, II và III. Locut I có hai alen A, a;
locut II có hai alen B, b; locut III có hai alen D, d. Kho ảng cách giữa locut I và II là 20
centiMorgan (cM), còn khoảng cách giữa locut II và III là 15 cM. Hệ số nhiễu khi trao đổi
chéo kép xảy ra bằng 20%.
8.1. Tính hệ số trùng hợp khi xảy ra trao đổi chéo kép.
AbD
8.2. Cơ thể có kiểu gen khỉ giảm phân tạo ra được 1000 giao tử các loại. Dựa
aBd
vào các dữ liệu của đề bài hãy xác định số lượng mỗi loại giao tử được tạo thành.

Cách giải Kết quả


8.1. (1 điểm) Hệ số trùng hợp = 1 – hệ số nhiễu = 1 - 20% = 80% 8.1. HSTH = 80%
8.2. (4 điểm) Gọi x là tần số trao đổi chéo kép thực tế 8.2.
Ta có: x/0,03 = 0,8 => x = 0,024 - SL giao tử ABD
- Tỉ lệ giao tử ABD = abd = 0,024/2 = 0,012 abd = 12
- Tỉ lệ giao tử Abd = aBD = (0,15 – 0,024) : 2 = 0,063 - SL giao tử Abd
- Tỉ lệ giao tử ABd = abD = (0,2 – 0,024): 2 = 0,088 = aBD = 63

- 6-
Cách giải Kết quả
- Tỉ lệ giao tử AbD = aBd = 0,5 – (0,088 + 0,063 + 0,012) = 0,337 - SL giao tử ABd
* Số lượng từng loại giao tử: = abD = 88
- SL giao tử ABD = abd = 0,012 x 1000 = 12 - SL giao tử AbD
- SL giao tử Abd = aBD = 0,063 x 1000 = 63 = aBd = 337
- SL giao tử ABd = abD = 0,088 x 1000 = 88
- SL giao tử AbD = aBd = 0,337 x 1000 = 337

Bài 9:
Xét hai nhóm tế bào thuộc cùng một loài động vật đang tiến hành phân bào.
Nhóm I thực hiện nguyên phân, còn nhóm II đang ở kỳ sau giảm phân 2. Trong
nhóm I có 1/3 số tế bào đang ở kỳ đầu, 1/4 số tế bào đang ở kỳ giữa, số còn lại đang
ở kỳ sau. Tổng số tâm động đếm đ ược từ hai nhóm tế bào trên là 4920. Khi hoàn t ất
quá trình phân bào số tế bào con thu được từ nhóm II nhiều gấp hai lần số tế b ào con
thu được từ nhóm I. Số NST có trong một tế b ào ở kỳ giữa của nguyên phân chỉ
bằng 1/10 số tế bào con tạo ra từ nhóm II.
9.1. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
9.2. Tính số tế bào đang ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau của quá tr ình nguyên phân.

Cách giải Kết quả


9.1. (3,5điểm) 9.1. 2n = 24 NST
Gọi - a số tế bào của nhóm I
- b số tế bào của nhóm II
- 2n bộ NST lưỡng bội của loài.
Theo đề bài, ta có:
2a = 2b : 2 => b = 2a (1)
a a 5a
x 2n  x 2n  x 4n  bx 2n  4920 (2)
3 4 12
2n = 2b:10 (3)
- Từ (1), (2) và (3) => a = 60, b = 120, 2n = 24
9.2. (1,5 điểm) Số tế bào đang ở kỳ đầu: a/3 = 20 tế bào 9.2.
Kỳ đầu có 20 tế bào
Số tế bào đang ở kỳ giữa: a/4 = 15 tế bào
Kỳ giữa có 15tế bào
Số tế bào đang ở kỳ sau: 5a/12 = 25 tế bào
Kỳ sau có 25 tế bào

- 7-
Bài 10:
Trong một hệ sinh thái giả định, cỏ đ ược dùng làm thức ăn cho sâu và sâu là thức ăn
của ếch.
- Sản lượng sinh vật thực của ếch là 10 kcal/m2/ngày.
- Lượng năng lượng ếch đã sử dụng cho hô hấp chiếm 80% sản l ượng sinh
vật toàn phần.
- Hiệu suất khai thác ở bậc dinh dưỡng số 3 là 50%.
- Hiệu suất tăng trưởng mô ở sâu là 20%
- Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng số 2 là 10%.
10.1. Tính sản lượng sinh vật toàn phần ở cỏ.
10.2. Tính lượng sinh khối (theo tấn) của cỏ trong 1 hecta. Biết rằng 1 kg cỏ có
1250 kcal và cỏ đã sử dụng 60% năng lượng cho hô hấp.

Cách giải Kết quả


10.1. (4 điểm) Tính sản lượng sinh vật toàn phần ở cỏ: 10.1.
- Sản lượng sinh vật toàn phần ở ếch: SLSVTP ở cỏ =
(10 x 100 : 20) = 50 kcal 5000 kcal
- Sản lượng sinh vật thực ở sâu:
(50 x 100 : 50) = 100 kcal
- Sản lượng sinh vật toàn phần ở sâu:
(100 x 100 : 20) = 500 kcal
- Sản lượng sinh vật toàn phần ở cỏ:
(500 x 100: 10) = 5000 kcal
10.2. (1 điểm) Sản lượng sinh vật thực ở cỏ: 10.2. Lượng sinh
(5000 x 40 : 100) = 2000 kcal khối của cỏ: 16
Lượng sinh khối cỏ có trong 1 hecta: tấn/ha
(2000: 1250) x 10000 = 16000 kg = 16 t ấn/ha

--------------- Hết ---------------

- 8-

You might also like