You are on page 1of 2

Mỗi một lớp địa chỉ mạng có một mặt nạ mạng con mặc định.

Mặt nạ mạng con lớp A bao phủ 8 bit, lớp B bao phủ 16 bit và lớp C 24 bit đầu tiên. Các
bit còn lại dùng để đánh địa chỉ host.
Các bit trong trong mặt nạ mạng con tương ứng với các bit xác định mạng của địa chỉ
IP có giá trị bằng 1, các bit tương ứng với các bit xác định thiết bị có gia trị bằng 0.
Dưới dạng thập phân, nếu thành phần xác định mạng của một địa chỉ IP chiếm trọn vẹn
một octet thì octet tương ứng trong mặt nạ mạng con sẽ có giá trị là 255.

Nếu không có mặt nạ mạng con tuỳ biến, mặt nạ mạng con mặc định sẽ được sử dụng để phân
biệt phần xác định mạng và phần xác định thiết bị trong một địa chỉ IP.
Chọn mặt nạ mạng con

Để xác đinh mặt nạ mạng con, trước hết bạn phải xác định số mạng con cần thiết. Điều này cần
phải được tính toán căn cứ vào hiện trạng và dự kiến tăng trưởng mạng của công ty. Dưới đây là
hai cách bạn có thể sử dụng để xác định mặt nạ mạng con.

Cách1: Tính mặt nạ mạng con

Bài toán: Cần phân chia địa chỉ mạng lớp C 162.199.0.0 thành 10 mạng con. Giá trị của mặt nạ
mạng con là bao nhiêu

Trong thí dụ này, chúng ta có một địa chỉ lớp B cần phải chia thành 10 mạng con. Để xác định
mặt nạ mạng con tuỳ biến, cần thực hiện các bước sau đây:

Trước hết, lấy số mạng con cần thiết và chuyển số đó thành dạng nhị phân. Trong trường hợp
này, nếu bạn cần 10 mạng con, hãy chuyển 10 sang dạng nhị phân và được 1010

Bước 2, chuyển tất cả các bit trong giá trị nhị phân vừa tính đó thành 1. Ta sẽ chuyển
tất cả các bit của 1010 thành 1 và thêm các số 0 vào sau kết quả để được trọn vẹn 1 octet.
Kết quả ta sẽ có 11110000. Chuyển giá trị nhị phân này thành dạng thập phân, được
240. Đây chính là phần mở rộng (ngoài phần thuộc mặt nạ mạng con mặc định) của mặt nạ
mạng con tuỳ biến. Để được mặt nạ mạng con tuỳ biến, ta chỉ việc bổ sung giá trị này
vào sau phần mặt nạ mạng con mặc định 255255.0.0 và được 255.255.255.240.

Tóm tắt các bước thực hiện như sau:

- Xác định số mạng con cần thiết


- Chuyển số này sang dạng nhị phân
- Chuyển tất cả các bit thành 1. Thêm các bit 0 vào sau để được đầy đủ một octet
- Thêm phần mặt nạ tuỳ biến trên vào mặt nạ mạng con mặc định

Cách 2: Chọn mặt nạ mạng con từ bảng

Bởi vì mỗi bit ngoài phần thuộc mặt nạ mặc định của mỗi lớp cũng chỉ là 1 hoặc 0 nên chỉ có
tất cả là 8 giá trị mặt nạ mạng con tuỳ biến khác nhau cho mỗi octet. Do vậy, có thể thiết lập một
bảng để giúp chúng ta nhanh chóng xác định giá trị mặt nạ thích hợp.

Hãy bắt đầu với bảng chuyển đổi nhị phân và tính toán các giá trị mặt nạ mạng con có thể
có bằng cách cộng dồn các giá trị bit trong sơ đồ. Mặt nạ bao phủ một bit có giá trị là 128. Mặt nạ
bao phủ 2 bit có giá trị là 128+64, hay 192. Mặt nạ bao phủ 3 bit có giá trị 192+16, hay 224.

Tiếp tục tính như vậy cho tới khi tới cột tận cùng bên phải, lúc tất cả các bit của octet đều được
sử dụng trong mặt nạ mạng con. Nó sẽ có giá trị là là 255.
Tiếp theo, xác định số mạng con tương ứng với mỗi giá trị mặt nạ mạng con. Số mạng con có
thể xác định theo công thức 2^m-2, trong đó m là số bit được đưa vào mặt nạ mạng con (ngoài
các bit của mặt nạ mặc định). Bạn cần phải trừ đi 2 bởi vì có hai địa chỉ được giành riêng trên
mỗi mạng. Ví dụ, nếu chỉ sử dụng 1 bit cho mặt nạ mạng con (khi đó giá trị mặt nạ mạng con
là 128), sẽ có 2^1-2 =0 địa chỉ hợp lệ cho mạng con này. Nếu sử dụng 2 bit cho mặt nạ mạng
con (giá trị mặt nạ mạng con là 192), sẽ có 2^2-2 giá trị hợp lệ cho địa chỉ mạng con. Cứ như
thế ta tính tiếp cho các cột tiếp theo.

Bước cuối cùng là xác định cột trong bảng cho phép bạn phân chia mạng thành số mạng
con mong muốn. Ví dụ, nếu bạn cần 8 mạng con, chọn cột cho phép tới 14 mạng con, tương ứng
với nó là giá trị 240 trong mặt nạ mạng con.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, ta phải tính số mạng con có thể có với một địa chỉ mạng và nặt
nạ mạng con đã cho. Đây là bài toán ngược của bài toán trên. Các bước thực hiện như sau:

- Chuyển mặt nạ mạng con sang dạng nhị phân


- Đếm số bit được đưa vào mặt nạ mạng con tuỳ biến ngoài các bit thuộc mặt nạ mạng con mặc
định, gọi số đó là m
- Sử dụng công thức 2^m-2 để tính số mạng con

Tính số các thiết bị trên mỗi mạng con

Sau khi xác định giá trị mặt nạ mạng con, cần phải xác định số thiết bị có thể kết nối vào mỗi
mạng con.

Quan trọng nhất là công thức 2^n-2. Nếu bạn hiểu được công thức này thì bạn có thể làm chủ
địa chỉ IP

Công thức dùng để tính số subnet lớn nhất và số Host lớn nhất có thể có trong một Subnet
sẽ là :
Số subnet lớn nhất ( trong một mạng ) = 2^ Bit 1 ( trong subet mask ) - 2
Số Host lớn nhất ( trong một Subnet ) = 2^ bit 0 ( trong subet mask ) - 2
Để cho dễ hiểu xin minh họa qua ví dụ sau : Giả sử ta có một địa chỉ IP cho toàn bộ hệ
thống mạng của ta là 132.8.18.60 => Đây là một địa chỉ lớp B và ta có biểu diễn của nó theo
dạng
địa chỉ mạng. địa chỉ mạng. địa chỉ Host. địa chỉ Host
1000 0100 . 0000 1000 . 0001 0010 . 0011 1100
=> Nó có 16 Bit cho địa chỉ mạng và 16 Bit cho địa chỉ Host => ta có thể lấy một số
Bit trong phần địa chỉ Host để làm Subnet Mask
Giả sử ta cần chia mạng của ta thành 14 mạng con => ta cần xác định lấy mấy Bit của địa chỉ
Host làm Sub net mask : 14 + 2 = 16 = 2^4 => cần 4 Bit
Ta có Subnet Mask : 1111 1111. 1111 1111. 1111 0000 0000 0000
Và ta cũng tính được luôn số Host trong mỗi Subnet là 2 ^12 -2 = 4094

You might also like