You are on page 1of 16

Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………..2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ISO 9000………………………………………...3

1.1 Tổ chức ISO…………………………………………………………………………...3


1.2 Tổng quan về ISO-9000………………………………………………………………3
1.2.1 Khái niệm ISO-9000…………………………………………………...….3
1.2.2 Lịch sử hình thành ISO 9000……………………………………………...4
1.2.3 Cấu trúc và nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000………………...4
1.3 Tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9000………………………………………….5
1.3.1 Lý do mà doanh nghiệp phải áp dụng ISO 9000………………………….5
1.3.2 Lợi ích của ISO 9000……………………………………………………...5
1.3.3 Vai trò của ISO 9000……………………………………………………...6
1.3.4 Ý nghĩa của bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000…………………………….7
1.3.5 Sự cần thiết của ISO 9000 trong nền kinh tế toàn cầu…………………….7
1.3.6 Tình hình áp dụng ISO ở Việt Nam……………………………………….7

CHƯƠNG 2 THỰC TẾ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU


CHUẨN ISO 9000 VÀO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY……………………………………………………………………………………………….8

2.1 Công ty liên doanh Coats Tootal Phong Phú…………………………………………...8

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty liên doanh Coats Tootal Phong
Phú…………….8

2.1.2 Mô hìnhquản lý chất lượng của công ty trước khi áp dụng ISO 9000………8

2.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000………8

2.1.4 Đánh giá…………………………………………………………………...10


.
2.2 Công ty Giầy Thượng Đình…………………………………………………………11

2.3 Một số nét về việc áp dụng mô hình QLCL theo ISO - 9000 tại một số công ty
khác……………………………………………………………………………………...12

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….14

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………15

1
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh và xu thế hiện đại, để tăng cường sự hội nhập nền kinh tế nước ta với các
nước trong khu vực và thế giới, việc đổi mới nhận thức, cách tiếp cận và xây dựng mô hình quản
lý chất lượng mới, phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách. Các doanh
nghiệp Việt Nam phải đứng trước sự lựa chọn “Chất lượng hay là chết” trong sân chơi và luật
chơi quốc tế một cách bình đẳng, chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt, không khoan nhượng với mọi
đối thủ canh tranh trên thương trường.
Tuy nhiên, sự “chuyển mình” của hệ thống quán lý chất lượng trong các doanh nghiệp
Việt Nam thời gian qua mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thị
trường trong nước và quốc tế. Quá trình chuyển đổi và xây dựng mô hình quản lý chất lượng
trong các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp không ít khó khăn và cản trở.
Trong số các mô hình quản lý chất lượng mà doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng
thì mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 là mô hình khá phổ biến. Để muốn
hiếu thêm về mô hình này, em xin chọn đề tài về vấn đề : “Hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO-9000 và việc áp dụng nó vào trong các doanh nghiệp Việt Nam”.
Do hạn chế về mặt kiến thức, chắc chắn bài viết sẽ còn nhiều sai sót, kính mong sự góp ý
của thầy cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn
Ngọc Thía đã giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.

2
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ISO-9000

1.1 Tổ chức ISO

ISO là 1 tổ chức phi chính phủ quốc tế về tiêu chuẩn hóa, ra đời và hoạt động từ ngày
23/2/1947, trụ sở chính đặt tại Geneve ( Thụy Sĩ). ISO có tên đầy đủ là :

“INTERNATIONAL ORGANIZATION FOR STANDARDIZATION”

Các thành viên của nó là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn một trăm nước trên thế
giới.

Việt Nam là thành viên chính thức thứ 72 từ năm 1997. Cơ quan đại diện là Tổng cục tiêu
chuẩn- Đo lường- Chất lượng.

Nhiệm vụ chính là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn ( không có giá trị pháp
lý bắt buộc áp dụng) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.2 Tổng quan về ISO-9000


1.2.1 Khái niệm ISO-9000

ISO 9000 là bộ các tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn về quản lý chất lượng do tổ chức
Quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành lần đầu vào năm 1987, đã được sửa đổi hai lần vào
năm 1994 và 2000.

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống chất lượng, nó không phải là tiêu chuẩn, quy định
kỹ thuật về sản phẩm.

3
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

ISO 9000 có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

1.2.2 Lịch sử hình thành ISO 9000

ISO 9000 là một bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lương, được ban hành chính
thức năm 1987, nhưng thực tế nó đã được hình thành từ rất lâu sau đại chiến 2 ở Anh Quốc và
các nước Châu Âu khác cũng như Bắc Mĩ.

Năm 1955, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng cho tàu
APOLO của Nasa, máy bay Concorde của Anh, Pháp…

Năm 1969 Anh, Pháp thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn quốc phòng với các hệ thống đảm
bảo chất lượng của người thầu phụ thuộc vào các thành viên của NATO.

Năm 1972 Viện tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 4891- Hướng dẫn đảm bảo chất
lượng.

Năm 1979 Viện tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 5750- Tiền than của ISO 9000.

Năm 1087, ISO công bố lần đầu tiên bộ ISO 9000 khuyến cáo áp dụng trong các nước
thành viên và trên toàn thế giới.

Năm 1994, Bộ ISO 9000 được tu chỉnh lại và bổ sung thêm một số tiêu chuẩn mới.

Năm 2000, Bộ ISO 9000 nói trên được tu chỉnh thêm lần nữa và được ban hành.

Phương pháp làm việc khoa học, quy trình công nghệ quản lý mới, giúp các tổ chức chủ
động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Bộ ISO 9000 có thể được áp dụng
cho bất kỳ tổ chức nào (doanh nghiệp, trường học, cơ quan hành chính, bệnh viện…).

1.2.3 Cấu trúc và nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn ISO - 9000 không phải là một tiêu chuẩn duy nhất mà gồm 26 tiêu chuẩn
khác nhau.Trong đó có thể nói, các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm 3 tiêu
chuẩn chính của bộ tiêu chuẩn ISO - 9000 là các tiêu chuẩn.
- ISO - 9001: tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lương trong thiết kế, triển khai, sản
xuất, lắp đặt và dịch vụ.
- ISO - 9002: Hệ thống chất lượng - mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt
và dịch vụ.

4
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

- ISO - 9003: Hệ thống chất lượng - mô hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và thử
nghiệm cuối cùng.
1.3 Tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9000
1.3.1 Lý do mà doanh nghiệp phải áp dụng ISO 9000

*Đòi hỏi của quá trình hội nhập.

+Vượt qua rào cản trong thương mại quốc tế, tháo gỡ dần rào cản xuất nhập khẩu.

+Đáp ứng yêu cầu của khách hàng nước ngoài.

*Đòi hỏi của thị trường.

+Mở rộng thị phần, giảm chi phí, tăng uy tín, thỏa mãn khách hàng.

+Dễ có cơ hội thắng đấu các hợp đồng đòi hỏi chất lượng theo ISO 9000.

+Thuận tiện cho quảng cáo sản phẩm, xuất khẩu vào thị trường khó tính.

*Đòi hỏi từ nội bộ doanh nghiệp.

+Vì đối thủ cạnh tranh cũng có hệ thống này.

+Để chứng minh sự phù hợp với yêu cầu quản lý hiện đại.

+Nâng cao hiệu quả điều hành nội bộ: nâng cao tinh thần đồng đội, phát huy sáng tạo, phù
hợp với cải tiến toàn diện.

*Các yêu cầu hợp đồng: khách hàng định rõ nhà cung cấp phải có hệ thống quản lý chất
lượng được chứng nhận hoặc áp dụng theo hệ thống của khách hàng.

*Các yêu cầu pháp quy: các tổ chức sản xuất những sản phẩm theo quy định buộc phải có
hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận.

*Xuất phát từ thị trường: Nâng cao danh tiếng của tổ chức thông qua việc đạt được chứng
nhận.

*Chỉ thị từ tổng công ty: Theo chính sách của tổng công ty các chi nhánh phụ thuộc phải
có chứng nhận hoặc phải áp dụng theo hệ thống chất lượng của công ty.

1.3.2 Lợi ích của ISO 9000

5
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

ISO 9000 có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp trên các phương
diện tiếp thị, đối tác cung cầu, hoạt động nội bộ, sản phẩm, khách hàng...
+ Cải thiện tình trạng tài chính từ việc hoạch định và đạt được các kết quả thông qua các
quá trình có hiệu quả và hiệu lực.
+ Cải thiện uy tín của Doanh nghiệp nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàng của
Doanh nghiệp.
+ Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu của
khách hàng của Doanh nghiệp.
+ Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả.
+ Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và các
phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống.
+ Các nhân viên được đào tạo tốt hơn.
+ Nâng cao tinh thần nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạo
thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo.
+ Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả năng lặp lại
ít hơn.
+ Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận chứng chỉ.

1.3.3 Vai trò của ISO 9000


ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành
với mục tiêu là thiết lập Hệ thống chất lượng hợp lý trên cơ sở đó tạo ra những hàng hóa và dịch
vụ có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, của nhân dân. Đối tượng áp dụng ISO
9000 không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh- dịch vụ thông thường mà còn bao
gồm các lĩnh vực dịch vụ công cộng, dịch vụ hành chính. Nó cần thiết và có thể áp dụng cả trong
hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý, trong đó dịch vụ hành chính được thực hiện qua hệ thống
các tổ chức và cơ quan nhà nước ngày càng trở thành quan trọng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là cơ sở để các doanh nghiệp và các tổ chức, cơ quan (áp dụng
nó) lập kế hoạch; thực hiện và duy trì hệ thống chất lượng; là yêu cầu (có khi là bắt buộc) để ký
kết các hợp đồng (hay giao ước) trong quan hệ trao đổi hàng hóa - dịch vụ - công việc; để đánh
giá (đạt hay chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung, hoàn chỉnh những gì) và chứng nhận (với những
doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đăng ký xây dựng Hệ thống chất lượng, đạt được các yêu cầu của
ISO 9000).
Nhận thức chung của các nước về ISO 9000 gồm những điểm chính sau:
- Công nhận chất lượng là một mũi nhọn cạnh tranh quan trọng nhất trong kinh doanh.
- Có khả năng áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, trong các tổ chức và cơ quan.
- ISO 9000 được thừa nhận phù hợp với tiêu chuẩn của các nước thành viên trong EC và
AFTA; được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia ở 90 nước (có Việt Nam); được tổ chức đăng
ký, chứng nhận Hệ thống chất lượng ở 53 nước (Việt Nam mới làm ở bước đầu từ năm 1996).
- Đáp ứng các yêu cầu của ISO 9000 là một điều kiện tiên quyết để chứng nhận sự phù
hợp của hàng hóa - dịch vụ.
- ISO 9000 đã trở thành luật chơi trong quan hệ thương mại và đầu tư và đang lan dần
sang các lĩnh vực khác, trong đó có dịch vụ công cộng và dịch vụ hành chính. Theo luật chơi
này, những doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan nào không phấn đấu được chứng nhận có hệ thống
chất lượng theo ISO 9000 thì sẽ bị loại (hoặc không ưu tiên) khỏi các hợp đồng mua-bán hàng
hóa và dịch vụ; không được tham gia đấu thầu xây dựng các công trình hay tổ chức thực hiện các

6
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

dự án ...Với thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ thì luật chơi này đã được áp dụng rộng rãi và phần lớn
mang tính bắt buộc (ngay hàng hóa của Nhật Bản có chất lượng cao mà vẫn bị nhiều nước từ
chối nhập khẩu vì chưa được chứng nhận có hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Do đó những
năm gần đây, các công ty, doanh nghiệp của Nhật Bản đẩy mạnh việc chứng nhận hệ thống chất
lượng theo ISO 9000).

1.3.4 Ý nghĩa của bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000


Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 qui tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm
bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung cấp (nhà sản
xuất). Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống
bảo đảm chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là cũng là phương tiện để bên mua có thể căn
cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng
trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đã ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 Hướng dẫn các tổ
chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các
yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn.

1.3.5 Sự cần thiết của ISO 9000 trong nền kinh tế toàn cầu
ISO 9000 là bản chất tự nhiên tất yếu và cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu. Nhờ hệ thống
tiêu chuẩn hóa các yêu cầu và hướng dẫn thống nhất toàn cầu, ISO 9000 sẽ giúp xóa bỏ được
hàng rào thuế quan do sự khác biệt, không tương ứng về mặt tiêu chuẩn hiện có giữa các quốc
gia, khu vực hoặc các công ty. Các tiêu chuẩn ISO 9000 dựa trên hai lý thuyết cơ bản như sau:

+Tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh quốc tế:
+Tất cả hoạt động trong phạm vi nền kinh tế quốc gia diễn ra trong quy mô nền kinh tế
toàn cầu. Kết quả thu được từ sự áp dụng cùng loại tiêu chuẩn trong phạm vi từng nước và giữa
các quốc gia sẽ tạo ra lợi ích kinh tế đáng giá. Các công ty toàn cầu đại diện cho nền công nghiệp
và khu vực kinh tế rộng lớn hiện đang áp dụng ISO 9000 và coi đây là nền tảng cơ bản cho các
hoạt động cũng như tạo mới quan hệ kinh doanh của mình.

1.3.6 Tình hình áp dụng ISO ở Việt Nam

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được biết đến ở Việt Nam từ năm 1989, cho đến nay nó đã được
phổ biến khá rộng ở Việt Nam.

Năm 1994, tổng cục tiêu chuẩn đo chất lượng thành lập trung tâm đào tạo chuyên về giới
thiệu các hiêủ biết về ISO 9000, về phương pháp áp dụng tiêu chuẩn này vào các doanh nghiệp
Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 300 doanh nghiệp đợc cấp giấy chứng nhận ISO
9000 so với mục tiêu là 400 doanh nghiệp vào năm 2000. Các doanh nghiệp đã được chứng nhận
ISO 9000 bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Doanh nghiệp quốc doanh, Xí
nghiệp liên doanh, Công ty tư nhân, nhưng sự phân bố này trong các khu vực không đồng đều
phần lớn tập trung ở phía Nam. Hơn nữa trong 3 tiêu chuẩn của ISO 9000 về hệ thống đảm bảo
chấ lượng, chủ yếu các doanh nghiệp đăng ký áp dụng và đơc chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9002,
số ít áp dụng ISO 9001 và hầu như không có áp dụng ISO 9003.

7
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

CHƯƠNG 2
THỰC TẾ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 VÀO TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Công ty liên doanh Coats Tootal Phong Phú (Coats Tootal Phong Phú Co.LTD)
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty liên doanh Coats Tootal Phong Phú
Công ty liên doanh Coats tootal Phong Phú là một công ty liên doanh giữa công ty
dệt Phong Phú, thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam và tập đoàn Coats Viylla.
Ngành nghề kinh doanh: Dệt - Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt. Sản xuất và kinh
doanh chỉ.

2.1.2 Mô hìnhquản lý chất lượng của công ty trước khi áp dụng ISO 9000
Từ năm 1990 trở về trước, công ty có doanh số rất thấp, đó là do: từ khi thành lập công
ty, công ty mới thâm nhập thị trường, chưa có khách hàng. Hơn nữa, công ty còn tập trung
vào một số khâu, trang bị, đổi mới quy trình công nghệ. Bắt đầu từ những năm 1992 - 1993,
sản xuất ổn định, thị trường cùng với doanh số tăng lên.

2.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000

Với mục tiêu chiến lược “Giữ vững lợi thế cạnh tranh khi môi trường ngoài thay đổi,
công ty đã xác định được chiến lược sản xuất, kinh doanh hướng về chất lượng và thoả
mãn tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Công ty đã lựa chọn hướng đi là: “xây dựng hệ
thống chất lượng của doanh nghiệp theo ISO - 9000 và 7 tiêu chí của giải thưởng chất lượng
Việt Nam”.

* Hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO - 9002 của công ty.

Một trong những chi tiêu quan trọng đánh giá khả năng phát triển của công ty, đó là
việc giữ vững và mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm các khách hàng có sức mua lớn....

Sự thay đổi cơ câú thị trường tiêu thụ của công ty trong một số năm sau khi áp dụng hệ
thống QLCL, được phản ánh trong bảng sau:

8
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

TT Các loại thị trường Năm 1996 Năm 1997


1 Khách hàng Công nghiệp 73% 75%
2 Thị trường tự do và các cá nhân 27% 25%

Để thấy rõ hiệu quả của việc áp dụng mô hình QLCL theo tiêu chuẩn ISO - 9002 tại công
ty Coats Tootal Phong phú chúng tôi tiến hành so sánh một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở hai thời
điểm khác nhau. Đó là trước và sau khi áp dụng tiêu chuẩn ISO - 9002 tại công ty Coats Tootal
Phong Phú. Kết quả được thể hiện ở những bảng so sánh dưới đây.

Bảng so sánh một số chỉ tiêu kinh tế trước và sau khi áp dụng ISO -9000

Trước khi áp dụng Sau khi áp Tăng/giảm


TT Các chỉ tiêu dụng ISO-9002
1 Chi phí hoá chất 0,62 USD/kgsợi 0,58 -6,8
thuốc nhuộm

2 Giá thành cuộn chỉ 70,2 USD/cuộn 68,8 USD/cuộn -2.76

3 Chi phí sửa chữa 7,4 USD 5,8 USD -21,6

sản phẩm cho 1 mẻ sp

Các số liệu ghi trong bảng trên thu thập được từ khâu nhuộm chỉ, một khâu quan trọng
nhất của toàn bộ quá trình sản xuất chỉ may tại công ty. Qua bảng trên ta thấy được việc tiết kiệm
thuốc nhuộm ngay từ đầu tăng lên dẫn đến giảm chi phí (6,8%), chi phí sửa chữa cũng giảm do
tỷ lệ sản phẩm khuyết tật cũng giảm đi. Có được kết quả như vậy, là nhờ công ty đã xây dựng hệ
thống văn bản đạt tiêu chuẩn, các quy trình quy định rõ ràng các bước thực hiện trong quy trình
nhuộm chỉ và thường xuyên là theo phương pháp “chuẩn”. Kết hợp với phương pháp kiểm tra,
đánh giá cũng được chuẩn hoá bằng các bước thực hiện và thiết bị chuẩn mà tránh được sai lỗi cả
khi thực hiện lẫn kiểm tra.

Ngoài các yếu tố thoả mãn khách hàng bằng các sản phẩm có chất lượng đáp ứng các yêu
cầu theo đơn đặt hàng của khách hàng, với giá cả hợp lý thì việc giao hàng nhanh đúng lúc tới
tay người tiêu dùng, được xem như yếu tố cấu thành của chất lượng toàn diện. Trong quá trình
xây dựng mô hình quản lý chất lượng mới, công ty đã chú trọng đến việc thoả mãn toàn diện nhu
cầu của khách hàng. Ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn dựa trên nhu cầu
của khách hàng, công ty còn động viên công nhân tuân thủ nguyên tắc “làm đúng ngay từ đầu”
để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa, cũng chính vì nhuộm đúng ngay từ đầu đạt

9
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

chất lượng, làm cho màu chỉ đồng đều, đúng gam màu theo đơn đặt hàng. Vì vậy, sự phàn nàn và
khiếu nại của khách hàng cũng giảm theo. Cố gắng thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng còn
được thể hiện bằng việc tổ chức giao hàng nhanh nhất đến tay người mua. Thực tế, sau khi nhận
đơn đặt hàng 3 ngày, hàng hoá của công ty đã có thể đến tay người mua hàng. Công việc ngày
càng được chú trọng và đã thu được kết quả rất đáng khích lệ.

Ngoài những số liệu thống kê phản ánh được hiệu quả và lợi ích cho doanh nghiệp
nhờ việc áp dụng mô hình quản lý chất lượng mới, ISO - 9002 còn mang lại cho công ty
những lợi ích lâu dài đối với xu thế phát triển công ty. Trong tương lai, công ty xây dựng
chiến lược phát triển của mình dựa trên 3 phương châm: Lắng nghe và đáp ứng nhu cầu
khách hàng; chào hàng tốt nhất; thực hiện chiến lược nguồn nhân lực một cách tốt nhất, nhằm
tiến tới mục tiêu: được khách hàng toàn thế giới lựa chọn một cách ưu tiên.

2.1.4 Đánh giá


Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 đã đem lại cho công
ty rất nhiều lợi ích:
+ Nhờ việc QLCL theo hệ thống đã giúp công ty tạo được lòng tin cho khách hàng.
Khách hàng đến với công ty ngày một tăng và ổn định. Hiện nay, công ty này là nhà cung cấp chỉ
may và chỉ thêu lớn nhất Việt Nam.

+ Hệ thống QLCL hiện hành giúp cho việc tăng khả năng “làm đúng ngay từ đầu” nhờ
nguyên tắc làm việc không lỗi. Đây chính là một điểm vô cùng quan trọng giúp công ty giảm
được chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận.

+ Hình ảnh sản phẩm của công ty ngày càng đẹp trong suy nghĩ của khách hàng, đi ều mà
mọi nhà sản xuất kinh doanh đều mơ ước đạt tới.

+ Một điều vô cùng quan trọng là việc áp dụng mô hình QLCL theo tiêu chuẩn ISO -
9002 đã tác động đổi mới phong cách lãnh đạo, giúp các nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tất cả các lợi ích nêu trên cũng chính là lợi thế cạnh tranh quan trọng của công ty trong
môi trường cạnh tranh phức tạp, gay gắt, tạo đà cho công ty phát triển vững chắc và lâu dài.

Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO – 9002 của công ty liên
doanh Coats Tootal Phong Phú cũng mới chỉ là bước đầu, mà điều quan trọng là công ty phải
không ngừng cải tiến để duy trì hệ thống quản lý một cách hiệu qủa hơn, tạo lợi thế cạnh tranh
mạnh mẽ trong tương lai.

10
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

2.2 Công ty Giầy Thượng Đình

2.2.1 Giới thiệu chung về công ty Giầy Thượng Đình


Công ty giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1957.
Hoạt động chính của công ty là sản xuất giầy vải, giầy thể thao, dép quai hậu để phục vụ
xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

2.2.2 Mô hìnhquản lý chất lượng của công ty trước khi áp dụng ISO 9000

Năm 1993, để phấn đấu vươn lên và tồn tại vững chắc.

Công ty đã áp dụng biện pháp "tự quản lý chất lượng" đến từng người lao động, gắn với
quy chế khen thưởng chất lượng hàng tháng, đồng thời vận động tập thể phát động phong trào
phát huy sáng kiến, xây dựng đề tài khoa học có hiệu quả , để có được nhiều sản phẩm mới, bền
đẹp, phuc vụ cho người tiêu dùng.

Mỗi năm công ty đã chi phí cho việc "tự quản lý chất lượng" là 500 đến 600 triệu đồng và
tuy đã đạt được một số thành tích nhất định, nhưng vẫn còn bôc lộ một số nhược điểm như:

- Chất lượng chưa ổn định.

- Việc quản lý chưa thành một hệ thống.

- Khách hàng còn chưa hài lòng.

2.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000

Sau khi công ty áp dụng ISO 9000 thì thấy rất có hiệu quả và rất phù hợp với tình hình
thực tiễn ở công ty. Mọi hoạt động của công ty Giầy Thượng Đình đều tiến triển, khoa học đã
mang lại năng suất và hiệu quả công việc cao, cụ thể như sau:

- Tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước từ 15% đến 20%.

- Kim ngạch xuất khẩu từ 2,5 triệu đô la năm 1997 lên trên 7 triệu đô la năm 1999.

- Lợi nhuận hàng năm tăng từ 15% đến 20%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2000 đạt 94,7% kế hoạch, so với cùng kỳ
năm 1999 vượt 32,1%.

- Công ty sản xuất được trên 2 triệu 700 đôi giầy các loại, đạt 100,7% kế hoạch.

- Đời sống cán bộ, công nhân thực sự ổn định và gắn bó với nhà máy. Công ty còn mở
rộng sản xuất và thị trường xuất khẩu thêm sang Mêhicô,Chi lê và một số thị trường khác.

11
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

2.2.4 Đánh giá

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào trong công
ty Giầy Thượng Đình rất hiệu quả và rất phù hợp với tình hình thực tiễn ở công ty. Nó đã đem lại
cho công ty nhiều lợi ích to lớn như đã nói ở trên.

2.3 Một số nét về việc áp dụng mô hình QLCL theo ISO - 9000 tại một số công ty
khác

2.3.1 Công ty Castrol Việt Nam (Castrol Việt Nam Limited)

Công ty liên doanh Castrol Việt Nam là một công ty liên doanh giữa công ty dầu khí
TP HCM và tập đoàn Burmah Castrol thuộc Anh quốc. Đây là một tập đoàn lớn gồm nhiều
công ty sản xuất và tiếp thị hàng đầu thế giới về lĩnh vực dầu nhớt và hoá chất, chuyên chở
các sản phẩm Gas hoá lỏng, đầu tư vào các công ty năng lượng của Anh và Pakistan.

Ngay sau khi cấp giấy phép đầu tư, công ty đã bắt đầu triển khai xây dựng một nhà
máy sản xuất dầu nhớt tại Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh với công suất 25.000 tấn/năm.

Với chiến lược tập trung vào chất lượng, Castrol Việt Nam là một doanh nghiệp quan
tâm sớm nhất đến việc xây dựng mô hình QLCL hữu hiệu. Kể từ năm 1993, Castrol Việt
Nam đã bắt đầu xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO - 9002 và
đến tháng 1 năm 1996, Castrol Việt Nam bắt đầu đăng ký xin chứng nhận và tháng 11 năm
1996, Castrol Việt Nam đã trở thành công ty đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO - 9002. Theo
đuổi mục đích lâu dài, công ty tiếp tục cải tiến hệ thống QLCL để tiến tới mô hình QLCL
theoTQM trong tương lai.

2.3.2 Công ty đường Lam Sơn

Đây là một doanh nghiệp lớn của Nhà nước được thành lập từ năm 1981, hoạt động
trong lĩnh vực đường mía, cồn thực phẩm, các sản phẩm bánh kẹo, đồ uống, ván ép, phân
bón, các dịch vụ sản xuất và đời sống, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và sản phẩm.

Mục tiêu chính và lâu dài của công ty là: tập trung vào việc cải tiến và nâng cao
chất lượng sản phẩm, hướng mạnh vào xuất khẩu, tạo vị thế vững chắc trên thị trường
trong nước và khu vực bằng chính chất lượng sản phẩm của mình.

12
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

Nhận thức sâu sắc vị thế cạnh tranh của yếu tố chất lượng, công ty đã đề ra mục tiêu
chiến lược sản xuất kinh doanh hướng về chất lượng. Gần chục năm trở lại đây, công ty đã
liên tục đạt được những thành tích đáng kể. Nhận thức rõ được ưu thế và lợi ích của việc
đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO -9000 và việc xây dựng mô hình QLCL theo TQM, trên
cơ sở thành tích đã đạt được, công ty đã tiếp tục hoàn thiên cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ
thống ĐBCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO - 9002 và đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO
-9002 đầu năm 1999 vừa qua.

13
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Xây dựng mô hình quản lý chất lượng phù hợp, phát huy tiềm năng thế mạnh của doanh
nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu với các doanh
nghiệp Việt Nam. Vì vậy mô hình áp dụng chất lượng của hệ thống chất lượng ISO 9000 sẽ tạo
điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp Việt Nam tháo gỡ được những khó khăn trong việc
giải quyết những vấn đề chất lượng , đổi mới một cách căn bản hoạt động quản lý chất lượng
trong doanh nghiệp , đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp lên
một cách có hiệu quả ,đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống ISO 9000 là rất khó khăn. Trong doanh nghiệp sẽ diễn
ra cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới , giữa tác phong làm ăn tuỳ tiện với tác phong công nghệ
giữa thói quen né tránh trách nhiệm với thói quen dám chịu trách nhiệm , chủ động hỗ trợ trong
công việc. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có phong trào với sự tham gia của mọi thành viên
về viêc giải quyết vấn đề chất lượng. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam nhận nhiều thông tin
từ ISO 9000 cũng như các phương pháp quản lý khác. Cách xử lý thông tin của doanh nghiệp tốt
nhất là khả năng trình độ và dự định của doanh nghiệp vào xây dựng và áp dụng những gì thích
hợp nhất cho mình.

Một lần nữa chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo: Nguyễn Ngọc Thía,
người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.

14
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

Tài liệu tham khảo


[1] google.com.vn.

[2] Giáo trình QTCL trong các tổ chức.

[3] Tạp chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

15
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8
Trường Đại học Điện Lực Khoa: Quản lý năng lượng

Nhóm sinh viên thực hiện

1. Nguyễn Thị Trang


2. Vũ Thị Kiều Trang
3. Đặng Thế Thi
4. Nguyễn Văn Quân
5. Sitthinalongsi Vilaythong
6. Phothiphannha Aluncon

16
GVHD: Nguyễn Ngọc Thía Nhóm sinh viên 8

You might also like