You are on page 1of 6

Những Nguyên Tắc Vàng Của CEO

Tôi tin có 5 phNm chất cơ bản tạo nên mọi tập thể xuất sắc: mục tiêu rõ ràng,
thông tin hiệu quả, tin tưởng lẫn nhau, trách nhiệm tập thể và niềm tự hào
trong việc tạo ra khác biệt. Điều này đúng cho mọi doanh nghiệp, các tổ
chức phi lợi nhuận, cộng đồng xã hội và cả gia đình. So với những quyển
sách khác bàn về chủ đề thành công và thuật lãnh đạo, Những Nguyên Tắc
Vàng của CEO vượt trội ở các ý tưởng thực tế, đã được kiểm chứng giúp
bạn biết cách cân bằng công việc, vui chơi, gia đình và làm cho cuộc sống
của bạn thật sự có ý nghĩa.
Chắc chắn thay đổi là cơ hội. Tôi đồng ý với nhà chiến lược kinh doanh
Peter Drucker đáng kính, ông tin rằng chúng ta đang bước vào một kỷ
nguyên thay đổi chưa từng có sẽ thử thách bản lĩnh của mọi CEO và nhà
lãnh đạo. Nó sẽ thử thách bạn trong kinh doanh, mối quan hệ với vợ/chồng
và gia đình của bạn và sẽ kiểm tra quyết tâm của bạn nhằm giúp duy trì một
cộng đồng tốt đẹp và đầy sức sống. Bạn đã sẵn sàng chưa? Những Nguyên
Tắc Vàng của CEO thuật lại có bao nhiêu nhân vật tài giỏi và kiệt xuất nhất
trên thế giới đã duy trì sự cân bằng trong công việc và cuộc sống cá nhân
trong khi vẫn tạo ra thay đổi lớn lao để hoàn thiện hơn – và chuNn bị cho bản
thân và những người xung quanh bất kỳ điều gì xảy ra. Khả năng thích ứng
là một kỹ năng quan trọng mà nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21 cần phải nắm
vững.

Thành công thường được đo lường theo tiêu chí bạn đã thắng lợi được bao
nhiêu, bạn kiếm được bao nhiêu tiền, công ty của bạn có thể giành được
chiến thắng nào? Rất nhiều lần chúng ta thấy những người được giới truyền
thông ca ngợi là “thành công” lại có cuộc đời thất bại. Hầu hết những nhân
vật này lại mong ước được đánh đổi những thành công bề ngoài và tiền bạc
để có được một người con kính trọng và tâm tình với họ trên điện thoại hoặc
mong có một sức khỏe tốt hơn, hoặc có những người bạn sát cánh bên họ
trong những lúc khó khăn hoạn nạn chứ không phải những bạn bè vì họ giàu
có, nhiều tiền.
Tôi đã dành một phần ba đời mình để kiếm tiền, một phần ba cuộc đời để
học hỏi và một phần ba cuộc đời để phục vụ, cống hiến. Tôi đã làm trong
nhiều hội đồng quản trị, bao gồm hội đồng quản trị của một ngân hàng lớn
trong khu vực; điều hành một trường đại học đang phát triển; nhiều mối
quan hệ xã hội; và duy trì một công ty đào tạo về kỹ năng lãnh đạo và tổ
chức diễn thuyết trong nước. Tôi luôn cố gắng là một người chồng, một
người cha tốt với gia đình. Không phải lúc nào tôi cũng hoàn hảo với vai trò
này nhưng trong hầu hết thời gian, nó diễn ra khá tốt.
Chủ đề cơ bản của Những Nguyên Tắc Vàng của CEO là “Đạt được và Duy
trì sự cân bằng”, nó đòi hỏi ta phải làm đúng một số việc. Đạt được sự cân
bằng nghĩa là đạt được hạnh phúc trung dung giữa mức tối thiểu và mức tối
đa, thể hiện mức hạnh phúc tối ưu của bạn. Mức tối thiểu là cái ít nhất bạn
có thể chấp nhận. Mức tối đa là cái nhiều nhất bạn có khả năng vươn tới.
Mức tối ưu là lượng hay mức độ của bất cứ gì hướng tới, một cách thuận lợi
nhất, đích đến bạn mong muốn.
Bạn cần đạt được sự thăng bằng đó trong các thói quen cá nhân và hành vi.
Hãy tìm ra điểm trung dung giữa thành tích tối thiểu và tốc độ dẫn đến kiệt
sức. Sau đó bạn sẽ chuNn bị sẵn sàng để thành công về lâu dài. Các doanh
nhân lãnh đạo được đề cập trong Những Nguyên Tắc Vàng của CEO đã tìm
ra được điểm trung dung này, thường là sau khi trải qua nhiều thử thách và
sai lầm. Những câu chuyện của họ sẽ giúp bạn giảm bớt các thử nghiệm và
hy vọng là sẽ làm giảm đáng kể các sai lầm trong công việc và cuộc sống cá
nhân của bạn.
Những Nguyên Tắc Vàng của CEO giúp nhiều ý tưởng kinh doanh lý thú
cho các nhà lãnh đạo của các công ty có tổ chức chặt chẽ. Một chủ đề bạn
thấy xuyên suốt quyển sách này là khái niệm mà Jack Welch đã phát triển rất
thành công tại công ty General Electric: công ty không biên giới. Qua khái
niệm này, Welch muốn dỡ bỏ tất cả hàng rào cản trở luồng thông tin và ý
tưởng lưu chuyển xuyên suốt trong công ty của bạn. Ở một số doanh nghiệp,
thông tin lưu chuyển theo cơ cấu tổ chức của công ty nhưng nó chỉ đi qua
những kênh thông tin hạn hẹp và bị hạn chế nghiêm ngặt.
Đây là cách thức mà Jack Welch đã mô tả loại tổ chức mà ông hình dung
trong đầu: “Trong một công ty không biên giới, các bộ phận chức năng nội
bộ trở nên bị lu mờ. Khi đó bộ phận thiết kế kỹ thuật không thiết kế sản
phNm rồi “bàn giao” lại cho bộ phận chế tạo. Họ lập thành một nhóm công
tác, phối hợp với bộ phận tiếp thị và bán hàng, bộ phận tài chính và các bộ
phận khác của công ty. Dịch vụ khách hàng ư? Đó không phải là công việc
của một hay một nhóm người. Nó là công việc của mọi người. Còn bảo vệ
môi trường trong các nhà máy thì sao? Nó không còn là nỗi bận tâm của
giám đốc hay một bộ phận nào đó. Mọi người đều là các chuyên gia môi
trường.”
Trong một thời đại khi các CEO thường bị thành kiến của công chúng,
chúng ta cũng cần quay lại tranh thủ cảm tình của công chúng bằng phNm
chất đạo đức, qua đó các nhà lãnh đạo thật sự là những tấm gương sáng
trong công việc và cuộc sống gia đình cho nhân viên, cổ đông và những nhà
lãnh đạo tương lai. Thông qua những câu chuyện có thật ngoài đời về một số
các doanh nhân thật sự thành công, cuốn sách Những Nguyên Tắc Vàng của
CEO chỉ bạn cách làm thế nào vừa chiến thắng trong trò chơi cuộc đời vừa
giữ được đạo làm người.
Bạn hãy rút ra những bài học sống trong Những Nguyên Tắc Vàng của CEO
và biến chúng thành một phần của cuộc sống hàng ngày của bạn và bạn sẽ
đạt tới một mức độ thành công và ý nghĩa sống đặc biệt, sống tốt hơn, một
cuộc sống cân bằng hơn với sự giàu có và mãn nguyện.

Nido Qubein

---

8 nguyên tắc cho một CEO giỏi


Các giám đốc điều hành (CEO) giỏi có thể là những người có tính cách, thái
độ, quan niệm về giá trị, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, để
trở thành một giám đốc điều hành có sức thuyết phục, họ thường phải tuân
thủ 8 nguyên tắc.

Trước hết, phải đặt câu hỏi “Cần phải làm điều gì?”. Đây là một trong những
yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà quản trị doanh
nghiệp. Nếu không đặt ra được câu hỏi này, một CEO có nhiều quyền lực và
tầm ảnh hưởng nhất cũng có thể trở thành một người làm việc không có kết
quả.

Trả lời được cho câu hỏi này, thường nhiều nhiệm vụ khNn cấp sẽ được đặt
ra. Tuy nhiên, những CEO làm việc có hiệu quả không tự “chia mình” ra để
thực hiện tất cả mà chỉ tập trung vào một nhiệm vụ có tính khả thi nhất.

Câu hỏi thứ 2 cần được đặt ra là “Điều gì đúng đắn cho doanh nghiệp?”.
Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các CEO ở doanh nghiệp gia
đình, nhất là khi họ phải ra những quyết định về vấn đề nhân sự. Trong một
công ty gia đình thành công, một người thân trong gia đình chỉ được thăng
chức nếu anh ta, cô ta vượt trội hơn những người không thuộc gia đình ở
cùng một cấp bậc và điều này phải thông qua một sự đánh giá rõ ràng. Việc
đặt câu hỏi “Điều gì là đúng đắn cho doanh nghiệp?” không đảm bảo sẽ có
một quyết định đúng đắn. Bởi vì ngay cả một CEO tài giỏi nhất cũng là một
con người và cũng có lúc mắc phải sai lầm và chịu ít nhiều thành kiến.
Nhưng nếu không đặt ra câu hỏi này, điều gần như chắc chắn là CEO sẽ có
một quyết định sai.

CEO cần xây dựng kế hoạch hành động. Nếu không chuyển những hiểu biết
của mình thành hành động, khi bắt tay vào công việc, các CEO cần lên kế
hoạch. Bạn cần phải nghĩ đến những kết quả không mong muốn, những hạn
chế, khó khăn có thể xảy ra, những điều cần xem xét, điều chỉnh lại trong
tương lai, những điểm cần kiểm tra; kế hoạch phân bổ thời gian để thực hiện
kế hoạch hành động đó.

Mỗi kế hoạch hành động là một bản tường trình những dự định chứ không
phải là một bản cam kết, một sự ràng buộc cứng nhắc. Kế hoạch hành động
cần phải được xem xét lại thường xuyên dựa trên những thay đổi về môi
trường kinh doanh, thị trường và nhất là nhân sự trong doanh nghiệp.

CEO phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Bạn chỉ nên ra
quyết định khi mọi người đã thông suốt những vấn đề như tên của người
chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch hành động; thời hạn thực hiện; tên
của những người sẽ bị tác động bởi quyết định và do đó cần phải biết, hiểu
và tán đồng với quyết định đó - hay ít nhất là không chống đối mạnh mẽ; tên
của những người cần được thông báo về quyết định, ngay cả khi quyết định
đó không trực tiếp ảnh hưởng đến họ…

Xem xét lại quyết định một cách có hệ thống cũng là một công cụ đắc lực
giúp bạn tự phát triển. Qua việc kiểm tra kết quả của một quyết định với
những điều mong đợi, các CEO sẽ biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu
của mình, đâu là nơi họ đang thiếu kiến thức hay thông tin.

Thông thường, quá trình này sẽ cho họ biết quyết định của mình không
mang lại kết quả như mong đợi vì họ đã không bố trí đúng người, đúng việc.

Bố trí những người giỏi nhất vào đúng việc là một công việc khá quan trọng
nhưng nhiều CEO lại ít để ý đến, bởi những người giỏi thường đã rất bận
rộn. Những CEO thông minh thường không tự mình quyết định hay hành
động trong những lĩnh vực họ còn yếu mà giao phó cho người khác làm điều
này.

Người ta cũng thường cho rằng chỉ có những CEO cấp cao mới ra quyết
định và chỉ có quyết định của họ mới có ý nghĩa. Đây chính là một sai lầm
nguy hiểm. Việc ra quyết định phải được thực hiện ở tất cả các cấp của tổ
chức. Bởi vì các nhân viên cấp dưới thường biết rõ về lĩnh vực chuyên môn
của mình hơn cấp trên nên quyết định của họ thường có một tầm ảnh hưởng
sâu rộng đến toàn công ty.
Những CEO giỏi cũng phải tự chịu trách nhiệm trong việc truyền đạt thông
tin. Họ phải bảo đảm rằng mọi người trong công ty hiểu được các kế hoạch
hành động của họ. Điều này cũng có nghĩa là họ chia sẻ các kế hoạch của
mình với tất cả các đồng nghiệp - cấp trên, cấp dưới, cũng như đồng sự - và
mong muốn họ đưa ra những lời bình luận.

Mặt khác, họ cũng cho các nhân viên biết họ cần thông tin gì để thực hiện
các kế hoạch đó. Thông tin từ cấp dưới lên cấp trên thường được chú trọng
nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý đến các nhu cầu thông tin của cấp
trên và những người cùng chức vụ.

Tập trung vào các cơ hội. Những CEO giỏi thường tập trung vào các cơ hội
nhiều hơn những khó khăn. Dĩ nhiên, họ cũng cần quan tâm đến việc giải
quyết khó khăn. Tuy nhiên, điều này chỉ ngăn ngừa thiệt hại mà không đem
đến kết quả. Chỉ có việc khai thác cơ hội mới đem lại kết quả. Trên tinh thần
đó, các CEO hiệu quả xem một sự thay đổi là cơ hội chứ không phải là mối
đe dọa. Họ thường nhìn vào những thay đổi bên trong cũng như bên ngoài
doanh nghiệp và tự hỏi: “Làm thế nào để chúng ta có thể biến sự thay đổi
này thành một cơ hội cho doanh nghiệp?”.

Các CEO hiệu quả còn phải bảo đảm rằng những khó khăn không lấn át các
cơ hội. Trong hầu hết các công ty, trang đầu tiên của bản báo cáo quản trị
hằng tháng thường là những vấn đề khó khăn. Nếu là một CEO khôn ngoan,
bạn nên để những cơ hội lên trước và đưa những khó khăn ra sau. Chỉ khi đã
phân tích xong các cơ hội, bạn mới quay sang thảo luận những khó khăn.

CEO phải tổ chức những cuộc họp có hiệu quả. Bí quyết để tổ chức một
cuộc họp có hiệu quả là xác định trước đó là cuộc họp gì. Các loại cuộc họp
khác nhau đòi hỏi các hình thức chuNn bị khác nhau và sẽ đi đến những kết
quả khác nhau. Sau khi đã xác định nội dung và hình thức của cuộc họp, bạn
nên bám theo chúng và nên dừng cuộc họp lại ngay sau khi đã đạt được mục
đích chính. Bạn không nên đưa ra một vấn đề khác để thảo luận mà nên tóm
tắt lại những vấn đề đã bàn bạc để theo dõi tiếp.

Việc theo dõi, triển khai những kết luận của cuộc họp cũng quan trọng
không kém bản thân cuộc họp.

Dùng từ “chúng tôi” trong suy nghĩ và lời nói. Các CEO có hiệu quả hiểu
rằng họ là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong tổ chức và điều này
không thể chia sẻ hay giao phó cho ai. Tuy nhiên, họ có được quyền lực chỉ
vì họ được tổ chức tin tưởng. Điều này có nghĩa là họ nghĩ đến nhu cầu và
cơ hội của tổ chức trước khi họ nghĩ đến nhu cầu và cơ hội của bản thân.

Để có được sự tin tưởng của các nhân viên và trở thành một người có tính
thuyết phục, bạn không nên dùng từ ”tôi” trong suy nghĩ và hành động của
mình mà thay vào đó bạn nên dùng từ ”chúng tôi”.
__________________

You might also like