You are on page 1of 4

NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TRAO ĐỔI TẠI TỌA ĐÀM VỀ

DỰ THẢO LUẬT ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM


(Tài liệu tọa đàm ngày 24, 28/3/2008 và 01/4/2008)

1. Đối tượng đăng ký


Về vấn đề này, dự thảo kế thừa các trường hợp đăng ký trong Nghị định
số 163 về giao dịch bảo đảm và bổ sung một số trường hợp đăng ký và theo
nguyên tắc đăng ký tự nguyện như: bán có thỏa thuận chuộc lại tài sản, bán hàng
thông qua đại lý, hợp đồng khác nhằm chuyển giao quyền chiếm giữ động sản
như cho mượn, gửi giữ. Đồng thời làm rõ các trường hợp đăng ký bắt buộc trên
cơ sở tập hợp các quy định pháp luật hiện hành và các trường hợp đăng ký tự
nguyện.
Việc mở rộng đối tượng đăng ký xuất phát từ nhu cầu của tổ chức, cá
nhân cần có căn cứ để xác định rõ thứ tự ưu tiên giữa các quyền có liên quan đối
với một tài sản và nhu cầu tìm hiểu thông tin về người đang nắm giữ động sản
có phải là chủ sở hữu tài sản đó hay không hoặc tìm hiểu thông tin về quyền tài
sản, để từ đó xem xét, quyết định về việc xác lập giao dịch hoặc đầu tư. Như
vậy, việc mở rộng phạm vi đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ đáp ứng yêu
cầu công khai hoá và minh bạch các quyền, lợi ích bảo đảm bằng tài sản, tăng
cường an toàn pháp lý cho các giao dịch.
Tham khảo kinh nghiệm của những quốc gia, đối tượng đăng ký giao dịch
bảo đảm được xác định rất nhiều, theo đó mọi giao dịch nhằm xác lập một “lợi
ích bảo đảm” bằng tài sản đều có thể được đăng ký theo thủ tục đăng ký giao
dịch bảo đảm, không phụ thuộc vào tên gọi hay hình thức thể hiện giao dịch đó.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn các giao dịch thuộc đối
tượng đăng ký, đặc biệt là các trường hợp mở rộng hơn so với pháp luật hiện
hành.
2. Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm
Hiện nay, ngoài những văn bản quy định một số vấn đề chung về đăng ký
giao dịch bảo đảm như Bộ luật dân sự; Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày
10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, còn có những văn bản
khác điều chỉnh việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với từng nhóm tài sản cụ
thể, như quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình kiến trúc
khác, rừng sản xuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm), tàu bay, tàu biển và các
động sản.
Tuy nhiên, Bộ luật dân sự chỉ quy định một số rất ít vấn đề chung về
đăng ký giao dịch bảo đảm. Còn lại hầu hết những vấn đề chung về đăng ký giao
dịch bảo đảm được quy định trong Nghị định số 08/2000/NĐ-CP. Do đó, văn
bản quy định những vấn đề chung về đăng ký giao dịch bảo đảm lại có hiệu lực
pháp lý thấp hơn một số văn bản có những quy định chuyên ngành về đăng ký
giao dịch bảo đảm như Bộ luật hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

1
Việc tồn tại nhiều văn bản khác nhau điều chỉnh hoạt động đăng ký giao dịch
bảo đảm trong các lĩnh vực chuyên ngành dẫn đến tình trạng quy định về đăng
ký giao dịch bảo đảm trong một vài lĩnh vực còn thiếu tính hệ thống, chưa đầy
đủ so với những chuẩn mực chung của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Bên cạnh đó, tình hình này còn tạo ra nguy cơ những quy định về đăng ký giao
dịch bảo đảm trong các lĩnh vực chuyên ngành có thể trở nên không thống nhất,
đồng bộ với những chuẩn mực chung của pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm
khi các văn bản chuyên ngành bị sửa đổi, bổ sung.
Xuất phát từ thực trạng trên, hiện nay, có ba loại ý kiến khác nhau về
phạm vi điều chỉnh của dự thảo, cụ thể như sau:
Loại ý kiến thứ nhất: Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm điều chỉnh việc
đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tất cả các loại tài sản, bao gồm đăng ký giao
dịch bảo đảm nói chung và đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, tàu bay,
tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, nhằm thống nhất pháp luật
trong lĩnh vực này. Dự thảo đang thể hiện theo loại ý kiến này.
Loại ý kiến thứ hai: Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm là đạo luật khung,
điều chỉnh những vấn đề chung về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với động sản,
bất động sản nói chung, còn đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển để Luật riêng điều chỉnh.
Loại ý kiến thứ ba: Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ điều chỉnh việc
đăng ký các giao dịch bảo đảm bằng động sản. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm
bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được quy định trong Luật Đăng
ký bất động sản; đăng ký thế chấp tàu bay, tàu biển được điều chỉnh bằng pháp
luật chuyên ngành trong các lĩnh vực này.
3. Cơ cấu của dự thảo
Từ đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật, xác định cơ cấu của dự thảo.
Đề nghị cho ý kiến về cơ cấu của dự thảo.
4. Vấn đề tổ chức các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
Hiện có hai loại ý kiến sau đây về tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký giao
dịch bảo đảm:
Loại ý kiến thứ nhất: Giữ nguyên hiện trạng hệ thống cơ quan đăng ký
giao dịch bảo đảm như hiện nay. Dự thảo thể hiện theo loại ý kiến này.
Loại ý kiến thứ hai: Theo phương án này, Cục Hàng không Việt Nam, cơ
quan đăng ký tàu biển khu vực, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vẫn có
thẩm quyền như hiện hành.
Riêng các Trung tâm Đăng ký giao dịch bảo đảm được bổ sung thẩm
quyền đăng ký các trường hợp thuộc thẩm quyền của những cơ quan nêu trên và
thực hiện đăng ký theo nguyên tắc thông báo, tự nguyện. Trong trường hợp này,
việc đăng ký tại Trung tâm Đăng ký chỉ làm căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên
thanh toán (được xác định căn cứ vào thời điểm đăng ký). Việc đăng ký tại
Trung tâm không thay thế cho việc đăng ký tại các cơ quan khác.

2
Lợi thế: thuận lợi và nhanh chóng trong việc xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu
quốc gia các giao dịch bảo đảm và thông tin có thể cung cấp kịp thời và tra cứu
được ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào, do có phần mềm đăng ký qua
mạng và ứng dụng tin học hiện đại tại các Trung tâm Đăng ký.
Đồng thời vẫn đảm bảo việc đăng ký tại các cơ quan đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng nêu trên để quản lý và theo dõi các biến động của các quyền
liên quan đến tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất
và đảm bảo hiệu lực của các giao dịch thông qua đăng ký.
Để giảm thiểu chi phí đăng ký cho các khách hàng, thì các Trung tâm có
thể thu một khoản lệ phí rất thấp và có thể điều chỉnh mức lệ phí sao cho tổng lệ
phí đăng ký chỉ bằng mức thu hiện nay.
Cũng có ý kiến cho rằng, nếu chọn loại ý kiến thứ hai thì cần làm rõ thời
điểm đăng ký hoặc nên quy định trách nhiệm của các cơ quan đăng ký về việc
chuyển thông tin cho Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm để xây dựng Hệ
thống dữ liệu quốc gia giao dịch bảo đảm như quy định tại Nghị định số 08, thì
cũng đạt được các lợi thế nêu trên.
5. Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm bắt đầu có hiệu lực
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng ký giao dịch bảo đảm
bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký
hợp lệ. Kể từ thời điểm này, giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người
thứ ba.
Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị xác định thời điểm việc đăng ký giao
dịch bảo đảm bắt đầu có hiệu lực là thời điểm nội dung đơn yêu cầu đăng ký
được nhập vào cơ sở Hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm hoặc đã
được ghi nhận vào Sổ đăng ký xuất phát từ các lý do sau đây:
Thứ nhất, chỉ có hành vi ghi nhận mới được coi là sự kiện pháp lý làm
phát sinh hiệu lực của việc đăng ký, vì cơ quan đăng ký chỉ thực hiện việc ghi
nhận sau khi hồ sơ đăng ký đã được công nhận là hợp lệ. Theo quan điểm này,
hành vi tiếp nhận hồ sơ không làm phát sinh hiệu lực của việc đăng ký, vì tại
thời điểm tiếp nhận, hồ sơ đăng ký chưa được công nhận là hợp lệ, trừ trường
hợp đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản.
Thứ hai, một trong những mục tiêu cơ bản của hoạt động đăng ký giao
dịch bảo đảm là công khai hoá thông tin về giao dịch bảo đảm. Chỉ sau khi
thông tin về giao dịch bảo đảm đã được công khai hoá (nghĩa là được nhập vào
cơ sở Hệ thống dữ liệu hoặc ghi nhận vào Sổ và có thể được tra cứu), người thứ
ba mới có thể biết về quyền lợi của bên nhận bảo đảm. Việc ưu tiên bảo vệ
quyền lợi của bên nhận bảo đảm đối với người thứ ba cũng chỉ có giá trị sau khi
người thứ ba có thể được biết về quyền lợi đó. Nếu không, người thứ ba phải
được coi là ngay tình và quyền lợi của bên nhận bảo đảm không được ưu tiên
bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình.

3
6. Vai trò của công chứng viên trong việc yêu cầu đăng ký giao dịch
bảo đảm
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng
đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được
công chứng hoặc chứng thực trước khi đăng ký giao dịch bảo đảm.
Xuất phát từ cơ sở pháp lý và thực tiễn trên, dự thảo Luật quy định công
chứng viên có thể yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đối với chính hợp đồng
mà họ đã công chứng. Như vậy thuận lợi hơn cho người dân do không phải làm
thủ tục tại nhiều cơ quan.
Hiện nay, có hai loại ý kiến khác nhau về vấn đề này:
Loại ý kiến thứ nhất: Công chứng viên có thể thực hiện việc đăng ký
giao dịch bảo đảm nếu có ủy quyền từ người có quyền yêu cầu đăng ký. Như
vậy, cũng không cần quy định trong dự thảo, vì có thể áp dụng quy định về ủy
quyền trong Bộ luật dân sự.
Loại ý kiến thứ hai: Dự thảo cần quy định Công chứng viên có trách
nhiệm yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đối với những hợp đồng mà mình đã
công chứng.
7. Thời hạn có hiệu lực của việc đăng ký giao dịch bảo đảm
Pháp luật hiện hành quy định về thời hạn có hiệu lực của việc đăng ký
được giao dịch bảo đảm khác nhau tùy theo đối tượng đăng ký, cụ thể là:
- Đối với những giao dịch bảo đảm bằng động sản, thời hạn có hiệu lực
của việc đăng ký là năm (05) năm, kể từ thời điểm đăng ký. Riêng việc đăng ký
giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất, thời hạn có hiệu lực của việc đăng ký được xác định theo nội dung kê
khai của người yêu cầu đăng ký (tàu bay, tàu biển). Dự thảo kế thừa quy định
hiện hành.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng dự thảo Luật cần quy định thời hạn có
hiệu lực của việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các loại tài sản đều được
xác định theo nội dung kê khai của người yêu cầu đăng ký, nhằm tạo ra sự thống
nhất và phù hợp hơn với thực tiễn thỏa thuận của các bên khi giao kết giao dịch
bảo đảm.

You might also like