You are on page 1of 4

GIỚI THIỆU NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO 6 LUẬT ĐĂNG

KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM


1. Bố cục của dự thảo Luật
Dự thảo gồm 5 chương với 57 điều được bố cục như sau:
- Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 14);
- Chương II: Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm (từ Điều 15 đến Điều
21);
- Chương III: Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm (từ Điều 22 đến Điều
47);
Mục 1: Những quy định chung về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm (từ
Điều 22 đến Điều 34);
Mục 2: Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản tại Trung tâm
đăng ký giao dịch bảo đảm (từ Điều 35 đến Điều 44);
Mục 3: Thủ tục đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm (từ 45 Điều đến
Điều 47);
- Chương IV: Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (từ Điều 48 đến
Điều 55);
- Chương V: Điều khoản thi hành (từ Điều 56 đến Điều 57).
2. Nội dung chủ yếu của dự thảo Luật
a) Phạm vi điều chỉnh (Điều 1)
Xuất phát từ quan điểm xây dựng Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm thành
Luật chung trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch
bảo đảm, dự thảo quy định về nguyên tắc, thủ tục chung về đăng ký và cung cấp
thông tin về giao dịch bảo đảm đối với mọi loại tài sản, không phân biệt đăng ký
giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, các động sản khác, quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất. Hồ sơ, thủ tục cụ thể về đăng ký giao dịch bảo đảm
bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được điều
chỉnh trong các văn bản pháp luật về hàng không, hàng hải và đăng ký bất động
sản. Ngoài ra, dự thảo có quy định cụ thể về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm
bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển. Ngoài các nội dung nêu trên, dự thảo còn
quy định về cơ quan quản lý và đăng ký giao dịch bảo đảm.
b) Đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 4)
Dự thảo Luật quy định rõ đối tượng đăng ký và phân biệt các trường hợp
phải đăng ký (khoản 1 Điều 4) và các trường hợp đăng ký tự nguyện (khoản 2
Điều 4) trên cơ sở kế thừa các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Đất
đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, Nghị định số
08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm
và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/11/2006 của Chính phủ về giao dịch
bảo đảm.
Đồng thời, dự thảo mở rộng phạm vi các giao dịch được đăng ký theo yêu
cầu bao gồm: bán có thoả thuận chuộc lại hoặc bán hàng thông qua đại lý đối
với tài sản là động sản và giao dịch dân sự khác nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự, đáp ứng nhu cầu minh bạch, công khai hóa tình trạng pháp lý của các
tài sản là động sản để thúc đẩy giao dịch dân sự, kinh tế phát triển, xác định một
cách công bằng quyền của cá nhân, tổ chức có liên quan đối với cùng một tài sản.
c) Về nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
(Điều 5)
Dự thảo quy định việc đăng ký phải được thực hiện kịp thời, chính xác và
theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và thông tin về giao dịch bảo đảm được
cung cấp cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu. Các nguyên tắc này được áp
dụng đối với mọi trường hợp đăng ký và cung cấp thông tin, kể cả đăng ký giao
dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
và được cụ thể hóa trong các quy định về thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin
về giao dịch bảo đảm, trách nhiệm của cơ quan đăng ký, người thực hiện đăng
ký và người yêu cầu đăng ký.
d) Giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 7)
Dự thảo quy định giá trị pháp lý của việc đăng ký trên cơ sở cụ thể hóa
khoản 3 Điều 323, Điều 325 Bộ luật dân sự, theo đó việc đăng ký giao dịch bảo
đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba và là căn cứ để xác định thứ tự ưu
tiên thanh toán. Ngoài ra, dự thảo không quy định đăng ký là điều kiện để giao
dịch bảo đảm có hiệu lực.
Từ đó, việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất không còn là điều kiện để các giao dịch này có
hiệu lực như quy định tại khoản 2 Điều 35 của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm
2005, khoản 3 Điều 29 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006,
Điều 148 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất
đai. Các quy định này sẽ hết hiệu lực khi Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm có
hiệu lực.
đ) Nội dung quản lý nhà nước về đăng ký và trách nhiệm quản lý nhà
nước (Điều 13 và Điều 14)
Dự thảo quy định nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm của Bộ Tư
pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thống nhất quản lý nhà nước về đăng
ký giao dịch bảo đảm, đồng thời quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên
quan trong việc phối hợp quản lý và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quản lý đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương. Ngoài ra, dự thảo quy định
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đăng ký giao dịch bảo
đảm trong việc xây dựng Hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm.
e) Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 15)
Dự thảo quy định về các cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo
đảm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó và người thực hiện đăng ký, trên

2
cơ sở kế thừa các quy định về tổ chức trong các văn bản pháp luật hiện hành như
Điều 16 Nghị định số 49/2006/NĐ-CP ngày 18/5/2006 của Chính phủ về đăng
ký và mua, bán tàu biển, Điều 5 Nghị định số 70/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007
của Chính phủ về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân
dụng, điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 08/2000/NĐ-CP.
Đồng thời, để thống nhất với dự kiến về mô hình tổ chức cơ quan đăng ký
bất động sản theo dự án Luật Đăng ký bất động sản, dự thảo Luật Đăng ký giao
dịch bảo đảm quy định cơ quan đăng ký bất động sản được quy định trong Luật
Đăng ký bất động sản có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử
dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng sản xuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm,
công trình xây dựng. Qua đó, không gây xáo trộn về tổ chức, bộ máy của các cơ
quan đăng ký hiện có và đảm bảo tính khả thi theo quy định tại khoản 1 Điều 56
dự thảo.
Có ý kiến cho rằng ngoài các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm như
hiện hành, dự thảo cần quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký
giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia
đình, cá nhân, để tạo điều kiện cho các chủ thể này trong quá trình đăng ký. Vấn
đề này sẽ được nghiên cứu trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Đăng ký bất
động sản.
Nhìn chung, các quy định của chương này đã đáp ứng yêu cầu về cải cách
bộ máy dịch vụ hành chính công, đó là một việc do một cơ quan thực hiện và
xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan đăng ký cũng như
trách nhiệm của cơ quan này và trách nhiệm của người thực hiện đăng ký trong
quá trình đăng ký và cung cấp thông tin theo thẩm quyền.
g) Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm (Chương III của dự thảo Luật)
Dự thảo quy định chung về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm từ đăng ký
lần đầu, đăng ký thay đổi, đăng ký gia hạn, sửa chữa sai sót đến chấm dứt đăng
ký, trong đó làm rõ người yêu cầu đăng ký cần kê khai và nộp đơn, hồ sơ đăng
ký và nghiệp vụ của người thực hiện đăng ký. Đồng thời, dự thảo quy định cụ
thể về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản; không quy định về hồ
sơ và thủ tục cụ thể về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Ngoài ra, dự thảo thể chế hóa chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin
vào dịch vụ công, từ đó quy định một số vấn đề chung về thủ tục đăng ký trực
tuyến, đảm bảo phù hợp với Luật Giao dịch điện tử và Chính phủ sẽ ban hành
Nghị định quy định cụ thể về vấn đề này. Nhìn chung, các quy định về thủ tục đã
đảm bảo công khai, minh bạch, đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện cho người
yêu cầu đăng ký.
h) Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (Chương IV của dự thảo
Luật)
Dự thảo quy định quyền tìm hiểu thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân, các phương thức tra cứu, tìm hiểu thông tin và nội dung thông tin được

3
cung cấp, nhằm cụ thể hoá nguyên tắc công khai, minh bạch các thông tin về
giao dịch bảo đảm.

You might also like