You are on page 1of 5

Để giúp các kế toán, kể cả kế toán mới lẫn kế toán tổng hợp có một số kiến

thức cơ bản về kế toán, Gã sẹo xin mạn phép mở đề tài này ra để anh
chị em vào đây cùng bàn luận góp ý (cố gắng cho những ví dụ thật dễ
hiểu anh chị em nhé)

Hôm nay Gã sẹo xin mạn phép hệ thống lại hệ thống kế toán VN:

Gã sẹo sẽ đi từ tài khoản :

Hệ thống kế toán VN được chia làm 9 đầu (đầu ngoài bảng không nói).
Trong đó được phân loại như sau :

Đầu 1, đầu 2: Trả lời cho câu hỏi : Tài sản của công ty gồm những gì ?

Đầu 3, đầu 4 : Trả lời câu hỏi : Cac tài sản trên (đầu 1, đầu 2) được hình
thành từ đâu?

Đầu 5,6,7,8 : Trả lời câu hỏi : Trong kỳ công ty hoạt động như thế nào?

Đầu 9 : Xác định kết quả kinh doanh

Như vậy chỉ cần hiểu được các câu hỏi trên đây là trong đầu bạn có thể
có một sự hình dung về hệ thống kế toán rồi.

Tiếp đến : Tài sản tăng thì ghi bên nợ. Giảm thì ghi bên có (trừ một số
trường hợp đặc biệt)
Ngược lại : nguồn vốn thì tăng lại ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ.

Đầu 1,2,3,4 thì cuối kỳ có số dư, các đầu còn lại thì không có số dư. (có
một số tài khoản lưỡng tính thì có số dư bên Nợ, và số dư bên Có.

Các bạn đọc xong phần trên này mời các bạn tiếp đến một khâu nữa:
Đó là học thuộc tên các tài khoản, số tài khoản bởi 90% nội dung tài
khoản đã được thể hiện tại tên tài khoản.

Tiếp đến, các bạn phải học thêm văn phân tích (bởi khi bạn định khoản
bất kỳ một nghiệp vụ gì bạn cũng phải phân tích đến chỗ nó làm cái gì
tăng lên và cái gì giảm đi), và có một câu các bạn cần nhớ là : Mọi cái
không bao giờ tự nhiên sinh ra và cũng tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển
hóa từ tài khoản này sang tài khoản khác.

Ví dụ dễ hiểu nhé: Một em bán hàng rong, em có đôi quang gánh và


một ít tiền, đó là tài sản. Quang gánh do vốn tự có của em mà có, còn
tiền em đi vay => các bạn rõ nguồn gốc của đôi quang gánh và tiền của
em rồi.

Em đi buôn rau, sáng mua chiều bán, tối về tính lãi lỗ (đó là kỳ kế toán,
nó sẽ liên quan tới các tài khoản đầu 56789 : em ý hoạt động trong
ngày như thế nào)
Em lấy VD thế này nhé! Vào 1 buổi sáng đẹp trời, bác sẹo vay (nóng) của bác
rồng 400k. theo thỏa thuận một ngày bác sẹo phải trả lãi cho bác rồng
5k tiền lãi. Bác sẹo ra chợ mua hết 400k tiền rau, bác mang về phố nhà
bác ấy bán đến cuối ngày bác sẹo bán hết rau, ngồi kiểm tiền bác ấy
đếm được 600k. Coi như công bán hàng của bác sẹo 1 ngày là 50k đi.
Thế là tối về bác sẹo mới lẩm bẩm hạch toán
N156/C632 400k
N811/C635 5k
N334/C641 50k
N511/C111 600k
Sau đó bác sẹo nhà ta mới kết chuyển từng TK sang 911
N911/C632 400k
N911/C635 5k
N911/C641 50k
N511/C911 600k
À như vậy bác sẹo nhà ta mới tính:
tổng chi = 400k + 5k + 50k = 455k
tổng thu = 600k
Thế là bác ấy mới cười đắc chí hôm nay mình được lãi:
lãi = 600k - 455k =145k
Cuối cùng bác sẹo kết chuyển ợi nhuận trước thuế:
N911/C421 145k
Chỉ có điều bác sạo nhà ta chắc ko phải đóng thuế nhờ!
Một số kinh nghiệm khi kiểm tra công tác kế toán.

Khi vào bất kỳ một đơn vị, đứng trước một núi hồ sơ tài liệu về kế toán,
liệu bạn có biết mình bắt đầu từ đâu không? quả là khó, giống như
đứng trước oọt nàng xinh đẹp mình không biết là cái đẹp này từ đâu
ra " thường chỉ có hai nơi"

Chính vì vậy khi mình đi vào bất kỳ một đơn vị thì cái đầu tiên mình
phải tìm hiểu mình sẽ đề nghị có đầy đủ các hồ sơ tài liệu "có ghi nhận
của đơn vị bên ngoài" Hơi khó hiểu => ví dụ , các tài liệu đã nộp cho
các đơn vị như thuế, ngân hàng.....

Đặc biệt chú ý các tài liệu đơn vị đã gửi cho cơ quan thuế " có xác nhận
của cơ quan thuế" bởi đây thường là đích cuối cùng của các doanh
nghiệp.

Tài liệu gửi cơ quan thuế bao gồm :

Các tờ khai hàng tháng


Các tờ khai hàng quý
Các báo cáo hàng năm.

Căn cứ vào các tờ khai này, ta đối chiếu các số dư trên đó với bảng "cân
đối tài khoản" và xác định tính chính xác của các số dư này. Trường
hợp các tờ khai hàng tháng thì ta đối chiếu số dư của cuối tháng của
các tài khoản có liên quan và tìm ra những điểm chênh lệch và phải giải
thích được những chênh lệch đó. Trường hợp chênh lệch không phải
điều chỉnh thì ta kệ tuy nhiên vẫn phải ghi chú lại cho những chênh
lệch đó để lần sau đỡ mất công rà lại, còn trường hợp có chênh lệch cần
điều chỉnh ta phải làm điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật.

Như vậy, tờ khai đã khớp với sổ sách " các chênh lệch đã được giải
quyết"
Bây giờ ta kiểm tra tiếp những phần không có trên tờ khai : các chi phí
không liên quan tới tờ khai hàng tháng, các bút toán phân bổ, kết
chuyển.....

Và đến cuối nếu để chi tiết thì ta kiểm tra lại một lần giữa hóa đơn và
tờ khai tìm ra những hóa đơn đã kê, chưa kê, chưa hợp lý, chưa hợp
lệ.... để điều chỉnh cho đúng vào chỗ mà nó ở.

Một nguyên tắc bạn phải nhớ khi làm kiểm tra : "Phải đi đến gốc của
vấn đề"
MÌnh thấy ví dụ của bạn chưa khớp với bác lẩm nhẩm hạch toán
MỘt ngày đẹp trời, heo heo lạnh, đài báo 8 độ C
1. Bác sẹo vay nóng 400k (bằng tiền mặt)
Nợ 111: 400K
Có bác rồng: 400K (chưa biết đưa bác rồng vào tk nào đây ta?)

2. Bác sẹo đi mua rau (như kiểu kế toán thương mại, ko phải sản xuất)
ko có thuế mà gì cả
Nợ 156 (rau củ): 400k
Có 111 (tiền ra đi): 400K

3. Trả tiền thuê ngồi vỉa hè bày mẹt rau


Nợ 641 : 5 K (thuế chỗ ngồi bán rau)
Có 111: 5k
4. Bác sẹo không trực tiếp bán rau mà thuê đưa cháu bán hộ, bảo nó
bán hết tao cho mày 5k"
Nợ 642: 5k (nôm na là ngồi trông mẹt rau, không cho đứa nào vào lấy
trộm)
Có 111 5k

5. Bác sẹo lượn một vòng, làm tách cafe đá hết 10k
Nợ 811: 10k (Vì không liên quan gì đến việc bán rau nên cho vào đầu
8)
Có 111: 10K

6. Vừa dắt xe đi một đoạn tự nhiên có một cô em xinh xinh vẫy đi xe


ôm với giá 20k
Nợ 111 20k
Có 711: 20 k (thu nhập khác, không liên quan đến việc vay tiền, kinh
doanh rau)

7. Lúc về chợ, đứa cháu đưa cho bác 600k tiền thu được, bác sẹo khề
khà nhẩm tính luôn
Nợ 111: 600 k
Có 511: 600 K

8. con cháu này giỏi thật, trông nó thế mà duyên đáo để, mới ngồi tí mà
đã bán hết sạch rau
Nợ 632: 460k (kết chuuyển giá vốn cho việc bán rau)
Có 156: 400k (tiền mua rau ban đầu)
Có 641: 5k chi phí thuế chỗ ngồi bán rau
có 642: 5K (thuê con cháu ngồi bán rau)
Có 635: 50k (tiền vay lãi 400k 1 ngày của bác Rồng)

Bác ngồi tính lãi lỗ (lấy cái bút bi, viết ngoệch ngoạc lên tờ giấy vỏ bao
thuốc lá)
a)
Nợ 911: 470k
Có 632: 460 K
Có 811: 10 k (tiền uống cà fê)

tiếp
b)
Nợ 511: 600 K (tiền bán rau)
Nợ 711 : 20 k (tiền chở xe ôm)
Có 911 : 620 K

bác thấy Có 911 ở b) lớn hơn bác reo lên lãi : 620 k - 470 k = 150

Nợ 911: 150k
Có 421: 150 K

Cuối cùng là hoàn lại tiền có bác Rồng


Nợ "bác rồng" : 400 k
có 111: 400k
===================
Kế toán cho công ty mới thành lập
Bạn chỉ cần đăng ký hoạt động,ĐK hình thức sổ kế toán (CTGS, NKC,...theo QĐ 48,
QĐ 15)
ĐK sử dụng sổ KT máy
Thông báo người đại diện PL & TK Ngân hàng
QĐ bổ nhiệm KTT
QĐ bổ nhiệm GĐ
Làm thêm Điều lệ Công ty khi có việc cần dùng đến (vay vốn NH, nộp Thuế nếu có
yêu cầu,..) ,
nộp thuế môn bài, làm thủ tục mua hóa đơn, hàng tháng làm BC Thuế, làm BC quí,
cuối năm làm BC tài chính là ổn.
Kế toán mua bán hàng hóa và xác định KQKD
theo minh thi bạn nen lam các bước sau:
thứ nhất:-khai quát chung:+phân loại hàng hóa
+ cách xác định giá nhập kho và xuất kho
+phuơng phap kế toán hàng tồn kho
+kế toán chi tiết hàng hóa
_kế toán tăng hàng hóa: nhập kho do mua, nhap kho do hàng bán bị trả lại...
-kế toán giảm hang hóa: xuất bán, xuất gởi bán, xuất đem góp vốn liên doanh...
thứ hai: kế toán doanh thu bán hàng
khái quát chung về phương thức bán hàng, cách xây dựng giá bán, các chính sách
bán hàng...
-kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng, chi
phí QLDN , chi phí tài chính, chi phí khác,
doanh thu tài chính, thu nhập khác
-kế toán xác định kết quả kinh doanh
vẽ sơ đồ chữ T, chúng từ sổ sách minh họa, báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ

You might also like