You are on page 1of 4

PHÂN TÍCH NGÀNH THEO MÔ HÌNH MICHAEL E.

PORTER (MP)

A. Mục tiệu
Mục tiệu của việc phân tích ngành theo mô hình MP là nhằm tìm ra những yếu tố
cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến:
1. Lợi nhuận và doanh thu của ngành
2. Khả năng phát triển của ngành trong tương lai

B. Nội dung phân tích: phân tích năm nhân tố


1. Cạnh tranh nội bộ ngành
a. Cường độ cạnh tranh giữa các DN trong ngành bạn phân tích như thế
nào (cao hay thấp, nhanh hay chậm)?
 Số lượng và qui mô của các DN trong ngành Những vấn đề đặt
ra: 1. Ngành bạn đang phân tích hiện có bao nhiêu DN tham gia? 2. Quy
mô của các doanh nghiệp này như thế nào? 3. Điều này ảnh hưởng như thế
nào đến cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành?

 Tốc độc và khả năng tăng trưởng của một ngành Vấn đề đặt ra:
1. Tốc độ tăng trưởng hiện tại của ngành là bao nhiêu? Con số này cao hay
thấp? 2. Ngành đang ở giai đoạn nào của quá trình tăng trưởng (mới hình
thành, tăng trưởng nhanh hay sắp bảo hoà)? 3. Điều này ảnh hưởng như
thế nào đến cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành?

 Định phí hoặc chi phí lưu kho cao: Vấn đề đặt ra: 1. Tỷ trọng
định phí trên tổng chi phí của các doanh nghiệp trong ngành cao hay thấp?
2. Sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành có chịu chi phí lưu không?
Và chi phí này cao hay thấp? 3. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến
cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành?

 Tính đặc trưng hóa sản phẩm và chi phí chuyển đổi:Vấn đề đặt
ra: 1. sản phẩm của ngành có tính dị biệt hoặc chi phí chuyển đổi cao hay
không? 2. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến cường độ cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong ngành?
 Công suất tăng nhanh thông qua đầu tư lớn: Vấn đề đặt ra: 1.
Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật của ngành như thế nào? 2. Tốc độ gia
tăng sản lượng của ngành ra sao? 3. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến
cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành?
 Công suất tăng nhanh thông qua đầu tư lớn Vấn đề đặt ra: 1. Mức
độ áp dụng khoa học kỹ thuật của ngành như thế nào? 2. Tốc độ gia tăng
sản lượng của ngành ra sao? 3. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến
cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành?
 Hàng rào rút khỏi ngành:Vấn đề đặt ra: 1. các doanh nghiệp
muốn rút khỏi ngành dễ hay khó? 2. Họ sẽ bị cản trở bởi yếu tố nào khi
quyết định rút ra khỏi ngành? 3. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến
cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành?
 Mức độ quyết tâm đạt thành công của các doanh nghiệp trong
ngành: Khi phân tích tới yếu tố này, chúng ta cần trả lời câu hỏi sau: 1.
Các doanh nghiệp đại diên trong ngành mà bạn đang phân tích có quyết
tâm lớn để thành công trong ngành này hay không? 2. Các quyết tâm này
thể hiện ra bên ngoài bằng những hành động như thế nào? 3. Điều này ảnh
hưởng như thế nào đến cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
ngành?
b. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu và lợi nhuận của các DN
trong ngành?

2. Rào cản gia nhập ngành

a. Hiện tại ngành bạn đang phân tích đang có những rào cản nào ngăn chặn
các DN khác xâm nhập vào (lưu ý: không nhất thiết một ngành lúc nào cũng
có rào cản)?

 Lợi thế kinh tế từ quy mô lớn

 Dị biệt hóa sản phẩm

 Khả năng tiếp cận các kênh phân phối

 Yêu cầu về vốn

 Chi phí chuyển đổi

 Chính sách của chính phủ

b. Khả năng xuyên thủng những rào cản này là cao hay thấp?

c. và cái giá họ phải trả khi họ thâm nhập vào ngành của bạn đang phân
tích là như thế nào?

d. Điều này ảnh hưởng như thế nào đối với doanh thu và lợi nhuận của các
doanh nghiệp trong ngành

3. Áp lực từ nhà cung cấp

a. Hiện tại, ngành đang phân tích có những nhà cung cấp nào?

b. Đặc điểm của các nhà cung cấp này ra sao?

 Nhà cung cấp có phải là một hoặc một số công ty thống trị và có
tính tập trung cao không?
 Sản phẩm của nhà cung cấp có phải cạnh tranh với các sản phẩm
thay thế nào không?

 Các DN trong ngành bạn đang phân tích không phải là khách
hàng quan trọng của nhà cung cấp, đúng không?

 Sản phẩm của nhà cung cấp có phải là sp đầu vào quan trọng của
ngành bạn phân tích không?

 Sản phẩm của nhà cung cấp có tính đặc trưng khác biệt gì để gây
ra chi phí chuyển đổi lớn hay không?

 Nhà cung cấp có khả năng tích hợp với các doanh nghiệp trong
ngành bạn đang phân tích hay không

c. Áp lực của các nhà cung cấp tạo ra cho ngành như thế nào?

d. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng
phát triển của ngành trong tương lai?

4. Áp lực từ người mua

a. Khách hàng mua sản phẩm của ngành bạn đang phân tích là ai?

b. Đặc điểm của các khách hàng này là gì?

 Người mua có tính tập trung cao hoặc mua khối lượng hàng hóa chiếm
tỉ trọng lớn trong tổng doanh số của các DN trong ngành hay không?

 sản phẩm mà người mua mua có chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí
của họ hay không?

 SP của ngành bạn đang phân tích có tính dị biệt hoá cao đối với người
mua hay không?

 Phí chuyển đổi khi người mua không muốn sử dụng sản phẩm của
ngành nữa là cao hay thấp?

 Lợi nhuận của khách hàng khi mua sản phẩm của ngành là cao hay
thấp?

 Nguy cơ đe doạ không tiêu thụ sản phẩm của ngành từ phía khách
hàng là cao hay thấp?
 Tầm quan trọng của sản phẩm đối với chất lượng sản phẩm/ dịch vụ
của người mua như thế nào?

 Mức độ hiểu biết thông tin của người mua về sản phẩm của ngành như
thế nào?

c. Áp lực của họ tạo ra cho ngành như thế nào?

d. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng
phát triển của ngành trong tương lai?

5. Áp lực từ sản phẩm thay thế

a. Hiện tại, ngành bạn đang phân tích có những sản phẩm thay thế nào?

b. Sản phẩm của ngành và sản phẩm thay thế có sự khác biệt gì?

c. Sản phẩm thay thế tác động như thế nào đối với sản phẩm của ngành?

d. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng phát triển của
ngành như thế nào?

You might also like