You are on page 1of 17

Anh hãy hàn gắn gia đình trước khi

nghĩ đến chuyện chia tay


Hãy rõ ràng với vợ trước khi anh yêu một ai đó ngoài
vợ, bởi chỉ có thế, anh mới thấy được sự lựa chọn
của mình lúc đó là hoàn toàn vì không thể hàn
gắn nổi tình cảm vợ chồng, là sáng suốt, là không
hối hận, chứ không phải vì bị tình cảm nào đó
đánh lạc hướng.
> Sống vì con hay vì hạnh phúc cá nhân?
Từ: A lone Wind
Đã gửi: 04 Tháng Tư 2011 9:27 SA

Chào anh Nam!

Gần như ngày nào tôi cũng có thói quen vào mục Tâm sự của báo để đọc. Thứ nhất là
để thêm kinh nghiệm cho cuộc sống, thứ hai là cũng thấu hiểu được xã hội có nhiều
mảnh đời ngang trái như thế nào. Hôm nay là ngày đầu tuần, công việc khá bận rộn,
nhưng tôi không thế nào không viết vài dòng cho anh.

Anh Nam à, trước hết từ trong tâm mình, tôi thấy tiếc cho anh, cho gia đình nhỏ của
anh chị. Có lẽ không phải mình tôi nói câu này, mà chắc hẳn giờ này đây, anh cũng
đang rất tiếc, đang tự chất vấn lòng mình nhiều câu hỏi lớn. Tôi hiểu, không riêng gì
anh, mà cả cánh mày râu cũng như cánh phụ nữ yếu đuối dễ mềm lòng.

Lúc ta cảm thấy cô đơn, trống trải, mệt mỏi chỉ cần những lời chia sẻ, động viên, một
bờ vai hay những lời bông đùa ngọt ngào là đã làm ta thay đổi tâm trạng. Rồi đến
những cảm giác dục vọng mới lạ, những thứ đó như một luồng gió mới, đưa ta về với
chính ta. Thật là ngọt ngào, thật tuyệt vời, thật mê đắm lòng người!

Nhưng liệu đó có phải là thực tại, có phải là tương lai của anh? Cảm giác đó sẽ ở lại
bên anh bao lâu? Tôi đọc được đâu đó một bài tâm sự của một người đàn ông cũng
từng trong tâm trạng tương tự như anh, cũng trong giai đoạn hôn nhân như anh, con
gái của anh ta khoảng hơn 2 tuổi thì phải. Để vượt qua giai đoạn này khó lắm phải
không anh Nam?

Anh ấy cũng thế, vậy là luồng gió mới của anh ấy vụt tắt khi người tình có thai, vợ
anh ấy nhất quyết đòi ly hôn và anh ấy cần chu cấp tiền nuôi con hàng tháng. Anh ấy
cũng chỉ mặn nồng với người tình được vài tuần rồi luồng gió mới chuyển sang bão
tố, anh ấy giờ phải ra ngoài để sống, người tình không, vợ không, con không.

Mỗi người có một cách cư xử khác nhau, tôi tin vợ sẽ không làm khó anh nhiều thế
đâu, nhưng anh có chắc rằng anh sẽ hạnh phúc và duy trì được những ngày tháng ngọt
ngào đó với người mới không? Nếu anh nghĩ anh làm được, chắc hẳn anh thấy mình
cần thay đổi gì đó, cái gọi là kinh nghiệm sau đổ vỡ, có đúng không?

Anh còn cần phải đánh đổi nữa, đánh đổi gia đình hiện tại của anh sau bao năm vun
đắp, đánh đổi hạnh phúc và tuổi thơ của con gái cưng của anh. Vậy sao anh không
làm từ bây giờ với chính gia đình mình, vì lúc này, anh chỉ cần thay đổi mà không cần
phải đánh đổi.

Tôi chắc hẳn là vợ anh sẽ sẵn sàng chia sẻ những tâm sự của anh, cho nên anh hãy mở
lòng mình với vợ. Hãy nói thật rõ ràng với chị ấy, và cũng nói để chị ấy biết rằng, nếu
vết thương cũ quá nặng nề trong lòng chị, đến mức những cố gắng và chân thành của
anh không thể bù đắp nổi thì chia tay.

Nhưng hãy rõ ràng với vợ trước khi anh yêu một ai đó ngoài vợ, bởi chỉ có thế, anh
mới thấy được sự lựa chọn của mình lúc đó là hoàn toàn vì không thể hàn gắn nổi tình
cảm vợ chồng, là sáng suốt, là không hối hận, chứ không phải vì bị tình cảm nào đó
đánh lạc hướng.

Tôi hy vọng những lời tâm sự của tôi sẽ đến được với anh Nam. Chúc anh có sự lựa
chọn sáng suốt và hạnh phúc.

Hai hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi rời


khỏi nhà vợ
Anh cố gắng chịu đựng cho vợ sinh mẹ tròn con
vuông, qua ở cữ được bà ngoại chăm sóc, cháu
lớn cho đi học, cháu nhỏ cứng cáp anh về nhà ở
cũng không muộn. Anh lại được sự ngưỡng mộ và
nể trọng của cả gia đình vì biết hy sinh đúng lúc.
Anh sẽ là một người chồng tuyệt vời, con rể hiếu
thảo. (Huyen)
>Sống trong 'địa ngục' nhà vợ
Từ: Dieu Huyen Dinh
Đã gửi: 30 Tháng Ba 2011 4:32 CH

Anh Hai thân mến!

Đọc tâm sự của anh, nhiều người đều khuyên anh nên rời khỏi nhà vợ càng sớm càng
tốt. Nhưng tôi lại khuyên anh suy nghĩ cho thật kỹ trước khi rời khỏi nhà vợ. Anh có
nhà riêng nhưng lúc đầu anh cũng cương quyết không ở nhà vợ, sau chiều vợ về ở
cùng gia đình bên vợ. Giá như ngày ấy anh quyết đoán hơn không về, thì nay đã
không có chuyện.

Tôi nghĩ căn nhà ở trung tâm thành phố HCM chắc cũng không bỏ phí mà anh sẽ cho
thuê chắc cũng được giá. Vợ anh nay đang mang bầu, đừng làm lớn chuyện mà ảnh
hưởng đến thai nhi của bé. Cháu lớn mới 15 tháng đi học thì chưa ổn, nhiều trường
mầm non chưa nhận. Mà ở nhà với bà ngoại là quá tốt, người ta vẫn ví "một mụ gia
bằng 3 giúp việc”.

Anh chỉ cho con bú và chơi với con lúc tối, các anh có ở nhà chăm cháu mới thấy vất
vả, ngày 3 cữ cháo, bột, tiếp đến 3 bữa phụ nào là sữa, trái cây. Lại thêm sự hiếu động
của bé, đó là chưa kể bé ho hen phải uống thuốc đúng 3 cữ trước khi ăn cả tiếng. Nếu
về thấy con xước sát một tý hoặc muỗi cắn là bố mẹ lại xót xa nói những câu khó
nghe. Anh không thương bà mà lại hậm hực với bà.

Bà ngoại chẳng qua thương con, thương cháu nên mới răn anh để anh trở thành người
bố tuyệt vời kể cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Tôi nghĩ vợ anh chắc trẻ và
đẹp lắm anh mới chiều như vậy, nên bà ngoại mới tự tin khuyên con “bỏ nó đi”,
nhưng đấy chỉ dọa anh thôi, phụ nữ 2 con ly hôn chỉ thiệt thôi anh ạ.

Bà lo xa cho con gái bà, chồng là giám đốc của một tập đoàn lại hay đi chơi tennis,
golf, thế nào chả có em chân dài thích nhặt hộ bóng. Mới gần 40 tuổi đầu mà lâu rồi
chuyện vợ chồng chả quan hệ gì, có lẽ con bà cũng tâm sự nên bà lo cho con gái đấy
thôi.

Ban ngày bà vất vả với con anh (cháu bà) tưởng hết giờ làm việc, bố mẹ chúng về
chăm cho bà nghỉ ngơi để sáng mai bà lại tiếp tục. Đằng này con rể thì đi chơi thể
thao, con gái lại có bầu, mệt mỏi ỷ vào mẹ. Đâm ra khó chịu mỗi khi anh về nhà trễ
nếu mặt đỏ và có hơi men (không thể không có sau mỗi trận độ, hoặc tiếp đối tác)
mặc dù anh không rượu, không trai gái, họ cũng không tin.

Bà lo anh lỡ có làm sao thì 2 đứa cháu và con gái bà sao sống nổi. Đường sá giao
thông của mình bây giờ chạy ẩu lắm mặc dù các anh có đi đúng luật, những bà mẹ và
vợ chúng tôi ở nhà lo lắm mỗi khi chồng chưa về đến nhà an toàn. Tôi dám tâm sự với
anh như vậy là do có kinh nghiệm từ gia đình tôi.

Gia đình tôi 3 ông con rể và con dâu, bố mẹ đều ở ngoài bắc nên thông gia nói với ba
mẹ tôi: “Chúng tôi giao nó cho ông bà, trăm sự nhờ ông bà chỉ bảo, dạy dỗ con tôi”.
Em rể út ở với mẹ tôi 12 năm, con cái ngay cả vợ chồng em cũng được bà yêu thương
chăm sóc, dạy dỗ. Mẹ tôi quý con rể còn hơn con trai, mẹ tôi nói “con trai mẹ còn hư
nên mẹ vẫn phải lo lắng, dạy bảo”.

Chúng tôi ở riêng, cứ thứ 7, chủ nhật cho các cháu về vui vầy với ông bà ngoại.
Những tháng hè, tết trường nghỉ không dạy, nhiều người chạy đôn chạy đáo tìm chỗ
gửi thì các cháu về ông bà ngoại là giáo viên nghỉ hưu và dì út cũng là cô giáo, được
chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, kể cả ôn tập bài vở, còn cho học ngoại khóa ở nhà
thiếu nhi. Ở cả tuần tối thứ 6 mới về, chúng tôi yên tâm công tác.

Nghệ thuật của tôi là giao cho chồng chở con về gửi. Mẹ tôi nói “nhìn bố con nó hôn
nhau, con thì bảo con yêu ba lắm, thôi ba đi làm đi, thứ 6 nhớ đón con nhé. Rồi tung
tăng chào ông bà, còn bố thì nói “Bà ơi cho con gửi cháu bà nhé!”.

Chăm cháu vất vả bà không quản nhưng bố chúng nói vậy là có trách nhiệm nên bà
mát cả lòng. Vậy thử hỏi các anh có nên nhờ vả bên ngoại không, hay các anh bắt vợ
nghỉ ở nhà trông con. Người giúp việc thì chỉ lo ăn, ngủ chứ giáo dục nhân cách sống
và việc học hành của con làm sao bằng ông bà ngoại và dì.

Tất cả các con rể của ba mẹ tôi sống biết điều, kính trên nhường dưới, được họ hàng
bên gia đình tôi quý mến. Mỗi lần đi nghỉ mát cùng gia đình, các ông con rể luôn mời
gia đình bên ngoại cùng đi. Tôi biết chẳng qua là trả công gia đình tôi, vì các ông ấy
có được những đứa con ngoan, học giỏi, được giáo dục về kỹ năng sống, biết yêu
thương quý trọng ông bà nội ngoại và cha mẹ chúng.

Đặc biệt là được những người vợ ngoan hiền, đảm đang từ sự giáo dục của gia đình
bên ngoại, chị em gái chúng tôi được gia đình và họ hàng bên chồng rất quý mến.
Chồng tôi nói: “Gia đình muốn giữ được nếp nhà là do sự dạy dỗ nghiêm khắc của
người mẹ và con lấy gien thông minh của mẹ”, tức là bên ngoại “địa ngục” của các
anh đấy. Ai lại dạy con “Thà ở chuồng heo còn hơn theo quê vợ”. Tôi nghe chua chát
quá! Hãy chọn đúng “tông” để mà hưởng phúc đức từ bên ngoại các anh nhé.

Anh trai tôi cũng giống anh, lớn tuổi rồi mới sinh được một thằng đích tôn nên được
cả nhà chiều chuộng chăm sóc, đón ông bà ngoại từ ngoài bắc vào ở chung, bà vừa
chăm cháu vừa chăm ông. Anh tôi cũng ham chơi thể thao tennis tuần 3 tối, áp lực khi
có con mới rút xuống chứ bình thường 6 tối, chủ nhật, ngày lễ lại còn đi thi đấu giải.
Thế là bà ngoại ở nhà vất vả cơm nước chờ con, chờ cháu, mặc dù có giúp việc.

Tôi sang chơi phụ bà khi chị dâu đi công tác, giúp việc nghỉ phép về quê. Thấy bà vất
vả góp ý với bà “bà chỉ trông cháu ban ngày khi anh chị đi làm, còn tối về giao lại cho
anh chị trông cháu, chứ cứ ôm cả ngày thì sức khỏe đâu chịu cho nổi. Bà phải nghiêm
vào, cứ nể là anh chị làm tới".

Bà vui hẳn lên vì tôi quan tâm đến tâm tư của bà và không bênh anh trai. Với anh trai
thì tôi nói “Anh phải có trách nhiệm với con, bà giận mà bỏ về bắc là anh chỉ có nghỉ
việc mà ở nhà trông con” còn mách lại với mẹ tôi để mẹ răn đe anh.

Chị dâu ỷ có mẹ nên khoán trắng, anh tôi cũng vậy, ngoài giờ làm việc thì chơi thể
thao, rồi uống vài cốc với bạn bè mới về nhà. Tối mệt phải ngủ cùng con và cho con
bú nếu con quấy khóc hoặc ói lại la nhặng xị, bà ngoại lại buồn, thương thằng bé “Nó
biết gì mà la nó, cả ngày ở với bà có sao đâu? Đi cả ngày chả ngó đến con. Nó chỉ
quấy bố thôi, đưa đây cho bà!”.

Bố mẹ nào cũng chỉ mong con cái hạnh phúc mà thôi, nhưng sống phải có trách
nhiệm không ỷ lại. Bây giờ cháu tôi 2 tuổi đã đi nhà trẻ, ông bà ngoại và giúp việc đã
về bắc, anh chị tôi sắp xếp việc nhà ổn thỏa, thuê giúp việc theo giờ. Gia đình hạnh
phúc, chị dâu khen anh tôi giỏi đã biết phụ giúp vợ con, khi anh đi thi đấu giải còn lái
xe đưa vợ con theo cổ vũ. Cháu còn cầm cả lon bia zô chúc mừng bố thắng trận. Anh
tôi lại hãnh diện vì có vợ đẹp con ngoan, học giỏi theo cổ vũ.

Bây giờ anh Hai nằng nặc đòi ra riêng, quan hệ gia đình sẽ có chuyện, lại thiệt cho
chính con anh, chắc chắn anh ép vợ cũng phải nghe, nhưng ảnh hưởng đến thai nhi,
quan hệ nội ngoại sẽ có vấn đề. Đừng tưởng ra riêng bây giờ bà sẽ đến nhà anh chơi
với con, với cháu. Không bao giờ nhé! Hôn nhân của anh mới 3 năm còn ngắn lắm.
Tôi đã 20 năm nên mới có lời khuyên với anh như vậy.

Tôi nghĩ anh nên xem lại quan hệ của anh với bên vợ khúc mắc ở đâu thì hóa giải,
dùng những nụ cười và lời nói dễ nghe như mấy ông rể nhà tôi “Bà ơi! Hôm nay cháu
mấy điểm? Ở nhà có ngoan không hay lại quấy bà. Ôm hôn con và nói ba nhớ con
quá”. Bà thấy cử chỉ đó, bà sẽ nói “Hôm nay cháu bà 10 điểm, ăn, ngủ ngoan lắm”
chứ không thể lôi cả gia đình anh mà xúc phạm được.

Bà chỉ tức giận khi cảm thấy không được sự đồng cảm và chia sẻ từ anh. Anh cố gắng
chịu đựng cho vợ sinh, mẹ tròn con vuông, qua ở cữ được bà ngoại chăm sóc, cháu
lớn cho đi học, cháu nhỏ cứng cáp anh về nhà ở cũng không muộn. Anh lại được sự
ngưỡng mộ và nể trọng của cả gia đình vì biết hy sinh đúng lúc. Lúc đấy hãy áp dụng
các bài viết đã khuyên anh.

Anh sẽ là một người chồng tuyệt vời, con rể hiếu thảo. Vài năm nữa cả nhà còn đi
xem và cổ vũ anh đánh tennis và cả golf nữa. Mọi người nhìn vào lại thèm và ngưỡng
mộ, chả dám chê bai anh như thế này nữa đâu. Tôi tin anh sẽ làm được, một doanh
nhân thành đạt. Hãy tin lời tôi nói nhé.
Nhiều người ở rể vẫn sống rất hạnh
phúc
Xung quanh tôi, hàng xóm, bạn bè và cả anh em nhà
tôi cũng có người đi ở rể, họ cũng có những khó
chịu nhưng tất cả cũng có thể giải quyết và họ vẫn
sống trong sự hạnh phúc gia đình nhỏ và trong
gia đình lớn, mặc dù theo tôi có thể là không thể
hoàn hảo. (Vi)
>Sống trong 'địa ngục' nhà vợ
Từ: Tường Vi
Đã gửi: 29 Tháng Ba 2011 12:56 CH

Chào anh Hai và các anh!

Theo tôi nghĩ, các anh đang quá nghĩ cho bản thân, cho cái tôi của mình quá lớn và
định kiến xã hội cũng đã quá cũ khi có những câu truyền tai nhau “thà ở chuồng heo
còn hơn theo về quê vợ”. Cái nào cũng có mặt tốt và mặt xấu của nó và trường hợp
các anh nêu ra cũng chỉ là một số ít mà thôi.

Cái đáng nói ở đây là các anh đã không cố gắng hết sức của mình để cải thiện tình
cảm trong gia đình, mà chỉ cố tình nêu ra những điều không hay để mong mọi người
có thể thương, thông cảm và cổ vũ cho hành động ra riêng hay sự bất lực của mình
trước gia đình mà thôi.

Xung quanh tôi, hàng xóm, bạn bè và cả anh em nhà tôi cũng có người đi ở rể, họ
cũng có những khó chịu nhưng tất cả cũng có thể giải quyết và họ vẫn sống trong sự
hạnh phúc gia đình nhỏ và trong gia đình lớn, mặc dù theo tôi có thể là không thể
hoàn hảo. Gia đình nào mà chả thế, dù sống riêng hay chung thì sự chung đụng vẫn có
thể xảy ra, quan trọng là chúng ta giải quyết như thế nào chứ không phải cứ la lên là
mọi chuyện có thể được giải quyết.

Còn em gái tôi, đi làm dâu nào có sung sướng gì. Sáng sớm mẹ chồng đã gọi cửa, yêu
cầu đi chợ nấu cơm rồi mới được đi làm, đi làm về không được đi la cà đâu cả, phải
về nhà ngay. Con cái cũng vậy, không dám la, la thì ông bà sẽ can thiệp và nói này
nói nọ. Mỗi lần không vừa lòng con dâu chuyện gì lại gọi điện thoại cho bố mẹ tôi
trách mắng.

Em tôi cũng biết buồn, biết chán, nhưng lúc nào bố mẹ tôi cũng khuyên nhủ vì chồng
vì con, ráng ăn ở hiếu thuận với gia đình chồng. Rằng bố mẹ chồng đằng nào cũng lớn
tuổi, người già thì thường khó khăn, rán nhịn, nghe tai này bỏ qua tai kia. Đã làm con
thì thiệt thòi chút cũng chẳng sao.

Chúng tôi cũng không kêu em tôi xúi chồng ra riêng, cũng không kêu em mình ly dị,
bởi vì chúng ta đã quen với chữ nhẫn nhịn khi làm dâu chứ không ai nói nhẫn nhịn
khi làm rể. Các anh cứ đặt trường hợp làm dâu như em của tôi xem, các anh sẽ như
thế nào, chắc các anh sẽ giống anh Hai, la làng lên rằng sống trong địa ngục nhà vợ,
và các anh khác phụ họa theo “chúng ta phải ra riêng thôi”.

Ở chung với nhau đã là cái duyên nợ và để sống được với nhau là cả một nghệ thuật
sống. Tôi nghĩ các anh cũng cần nhìn lại mối quan hệ này một cách khách quan, nói
chuyện với nhau cũng là một cách hiểu nhau.

Chứ mỗi lần giận không thèm nói, không gần vợ để thể hiện sự khó chịu không hài
lòng của mình, đó là cách giải quyết tiêu cực và thể hiện sự bất lực của các anh mà
thôi. Và cách giải quyết này chỉ làm cho mâu thuẫn càng thêm trầm trọng.
Tôi không quen viết văn nên lời lẽ có thể không hay, mong các anh bỏ qua. Chúc các
anh tìm được sự bình yên trong cuộc sống, nếu có dịp, các anh đi nhà sách, tìm mua
quyển “Quyền lực đích thực” của Sư Nhất Vạn Hạnh, hy vọng khi đọc xong, các anh
sẽ tìm được quyền lực đích thực cho bản thân mình.
Day dứt vì không giữ được gia đình cho
con
Giờ thì đã quá muộn màng vì anh ấy đã có gia đình
mới và không thể nào quay lại với mẹ con tôi
được nữa. Những câu hỏi ngây ngô, trách hờn của
đứa con gái “Vì sao ba không thương con, không
ở với con?” “Tại sao con không có ba như các bạn
trong lớp” khiến tôi đau lòng và ân hận lắm. (Thi)
>Sống trong 'địa ngục' nhà vợ
Từ: Dang Giao Nguyet Thi
Đã gửi: 26 Tháng Ba 2011 4:09 SA

Chào anh!

Tôi đọc bài tâm sự của anh mà cứ ngỡ là của một người bạn thân vì hoàn cảnh của
anh rất giống với hoàn cảnh của anh ấy. Trường hợp của anh, tôi nghĩ thật đơn giản để
cứu vãn hạnh phúc của mình, đó là vợ chồng anh ra sống riêng, hàng tuần anh đưa vợ
con về thăm và báo hiếu cho cha mẹ của cả hai bên, đâu nhất thiết phải sống chung
nhà mẹ vợ khi nơi đó như là địa ngục của mình.

Tình cảm vợ chồng làm sao có được khi anh phải ở chung phòng với mẹ vợ và em vợ
như vậy. Cũng bởi vì ở chung phòng nên không những vợ chồng anh không thể có
những phút giây riêng tư, tâm sự chia sẻ chuyện con cái, công việc mà chuyện gì mẹ
vợ anh cũng biết là đương nhiên rồi.

Nếu anh thật sự khó khăn về tài chính và bắt buộc phải sống chung như vậy thì anh
đành chấp nhận. Nhưng anh có điều kiện để vợ chồng anh sống riêng và tình trạng
hạnh phúc của vợ chồng anh đang bên bờ vực thẳm thì anh nên cương quyết ra sống
riêng mới mong giữ được hanh phúc trọn vẹn cho các con của mình, thay vì là nghĩ
đến chuyện ly dị.
Tôi cũng trạc tuổi của anh, đã có gia đình, có đứa con gái 8 tuổi và đã ly dị được 7
năm rồi. Ngày đó, tôi còn quá trẻ nên không thể cảm nhận được hết nỗi mất mát mà
mình không thể nào bù đắp lại được cho đứa con gái bé nhỏ của tôi khi quyết định ly
dị.

Bây giờ tôi dần dần hiểu được rằng không ai có thể yêu thương con gái mình bằng
chính cha ruột của bé. Nhưng giờ thì đã quá muộn màng vì anh ấy đã có gia đình mới
và không thể nào quay lại với mẹ con tôi được nữa. Những câu hỏi ngây ngô, trách
hờn của đứa con gái “Vì sao ba không thương con, không ở với con?” “Tại sao con
không có ba như các bạn trong lớp” khiến tôi đau lòng và ân hận lắm vì ngày đó đã
không cố gắng gìn giữ gia đình của mình.

Tôi ước gì anh ấy chưa có gia đình mới, tôi sẽ tha thứ hết mọi lỗi lầm ngày xưa để
chúng tôi có thể về bên nhau, để tôi có thể cho con gái mình một gia đình trọn vẹn.
Hạnh phúc chẳng ở đâu xa nhưng người ta thường không biết giữ, mãi đến lúc mất đi
rồi thì sẽ phải nuối tiếc khôn nguôi.

Nếu tôi là anh, tôi sẽ khuyên nhủ vợ ra sống riêng và nhất định không vì mẹ vợ khóc,
vợ năn nỉ mà chấp nhận sống chung trong nhà vợ khi mà có quá nhiều điều bất đồng
quan điểm như vậy giữa mẹ vợ và mình. Nếu vợ anh là người phụ nữ thông minh, yêu
chồng, thương con và biết quý hạnh phúc gia đình, cô ấy chắc chắn sẽ phải chấp nhận
ra sống riêng sau khi nghe anh khuyên nhủ, giải thích cặn kẽ.

Nếu đã yêu thương nhau thì mỗi người phải biết nhường nhịn nhau và sống vì người
mình yêu thương thì mới có thể hạnh phúc bền lâu. Tôi chúc anh sẽ sớm tìm lại được
hạnh phúc của mình.
Nhiều khi các chàng rể cũng nên xem lại
mình
Rất nhiều gia đình nhà vợ vì yêu con gái nên không
dám la mắng con rể lấy một câu dù con rể thật sự
quá đáng, số lượng gia đình này thì gấp nhiều lần
gia đình vợ dám mắng con rể. Vậy chẳng lẽ khi
con rể sai thì không được quyền mắng? Các anh
có dám nói là các anh không sai?
>Sống trong 'địa ngục' nhà vợ
Từ: HOA TÍM
Đã gửi: 30 Tháng Ba 2011 4:02 CH

Chào các anh đã từng ở rể cũng như đang làm rể và những anh không chịu làm rể!

Tôi xin được nói ngắn gọn vài ý thế này: mâu thuẫn giữa các anh với gia đình vợ có
thể một nửa do gia đình vợ nhưng một nửa có thể là do các anh. Có lẽ do các anh nghĩ
ở rể là nhục nên mang nặng tâm lý tự ti. Khi cha mẹ vợ, anh chị vợ có la mắng hay
cáu giận thì dù nó có ý tốt, bảo ban, dạy dỗ, hoặc là một chuyện bình thường trong bất
kỳ gia đình nào thì các anh cũng tăng lên thành ý xấu và để trong bụng.

Các anh cho rằng họ la mắng, cáu giận mình vì coi thường mình ở rể. Tất nhiên cũng
có những gia đình vợ thật sự quá đáng, nhưng rất nhiều gia đình nhà vợ vì yêu con gái
nên không dám la mắng con rể lấy một câu dù con rể thật sự quá đáng, số lượng gia
đình này thì gấp nhiều lần gia đình vợ dám mắng con rể. Vậy chẳng lẽ khi con rể sai
thì không được quyền mắng? Các anh có dám nói là các anh không sai?

Không biết tôi nói vậy có đúng không nhưng tôi cũng mong các anh nhìn gia đình vợ
dưới lăng kính của người con ruột để phán xét khách quan hơn. Nhưng cũng nhờ các
anh thấy cảnh làm rể như vậy mà hiểu ra là các chị làm dâu ở nhà chồng cũng không
phải dễ dàng gì, có khi còn khủng khiếp hơn gấp nhiều lần các anh làm rể. Vì vậy mà
tôi chắc một điều là các anh sẽ không bắt vợ mình làm dâu đâu nhỉ?

Các chị vợ các anh trên diễn đàn này sướng hơn các chị em khác khi có chồng là các
anh đây. Còn có anh không muốn ở nhà vợ vì lý do như gia đình anh ở quê lên chơi,
bạn bè đến thăm không được thuận tiện, tôi rất thích lý do này của anh vì nhờ anh mà
phụ nữ chúng tôi cũng sẽ lấy lý do như thể để khỏi phải làm dâu. Nếu tôi nói gì không
phải mong các anh bỏ quá cho.

Nhiều người ở rể vẫn sống rất hạnh


phúc
Xung quanh tôi, hàng xóm, bạn bè và cả anh em nhà
tôi cũng có người đi ở rể, họ cũng có những khó
chịu nhưng tất cả cũng có thể giải quyết và họ vẫn
sống trong sự hạnh phúc gia đình nhỏ và trong
gia đình lớn, mặc dù theo tôi có thể là không thể
hoàn hảo. (Vi)
>Sống trong 'địa ngục' nhà vợ
Từ: Tường Vi
Đã gửi: 29 Tháng Ba 2011 12:56 CH

Chào anh Hai và các anh!

Theo tôi nghĩ, các anh đang quá nghĩ cho bản thân, cho cái tôi của mình quá lớn và
định kiến xã hội cũng đã quá cũ khi có những câu truyền tai nhau “thà ở chuồng heo
còn hơn theo về quê vợ”. Cái nào cũng có mặt tốt và mặt xấu của nó và trường hợp
các anh nêu ra cũng chỉ là một số ít mà thôi.

Cái đáng nói ở đây là các anh đã không cố gắng hết sức của mình để cải thiện tình
cảm trong gia đình, mà chỉ cố tình nêu ra những điều không hay để mong mọi người
có thể thương, thông cảm và cổ vũ cho hành động ra riêng hay sự bất lực của mình
trước gia đình mà thôi.

Xung quanh tôi, hàng xóm, bạn bè và cả anh em nhà tôi cũng có người đi ở rể, họ
cũng có những khó chịu nhưng tất cả cũng có thể giải quyết và họ vẫn sống trong sự
hạnh phúc gia đình nhỏ và trong gia đình lớn, mặc dù theo tôi có thể là không thể
hoàn hảo. Gia đình nào mà chả thế, dù sống riêng hay chung thì sự chung đụng vẫn có
thể xảy ra, quan trọng là chúng ta giải quyết như thế nào chứ không phải cứ la lên là
mọi chuyện có thể được giải quyết.

Còn em gái tôi, đi làm dâu nào có sung sướng gì. Sáng sớm mẹ chồng đã gọi cửa, yêu
cầu đi chợ nấu cơm rồi mới được đi làm, đi làm về không được đi la cà đâu cả, phải
về nhà ngay. Con cái cũng vậy, không dám la, la thì ông bà sẽ can thiệp và nói này
nói nọ. Mỗi lần không vừa lòng con dâu chuyện gì lại gọi điện thoại cho bố mẹ tôi
trách mắng.

Em tôi cũng biết buồn, biết chán, nhưng lúc nào bố mẹ tôi cũng khuyên nhủ vì chồng
vì con, ráng ăn ở hiếu thuận với gia đình chồng. Rằng bố mẹ chồng đằng nào cũng lớn
tuổi, người già thì thường khó khăn, rán nhịn, nghe tai này bỏ qua tai kia. Đã làm con
thì thiệt thòi chút cũng chẳng sao.

Chúng tôi cũng không kêu em tôi xúi chồng ra riêng, cũng không kêu em mình ly dị,
bởi vì chúng ta đã quen với chữ nhẫn nhịn khi làm dâu chứ không ai nói nhẫn nhịn
khi làm rể. Các anh cứ đặt trường hợp làm dâu như em của tôi xem, các anh sẽ như
thế nào, chắc các anh sẽ giống anh Hai, la làng lên rằng sống trong địa ngục nhà vợ,
và các anh khác phụ họa theo “chúng ta phải ra riêng thôi”.

Ở chung với nhau đã là cái duyên nợ và để sống được với nhau là cả một nghệ thuật
sống. Tôi nghĩ các anh cũng cần nhìn lại mối quan hệ này một cách khách quan, nói
chuyện với nhau cũng là một cách hiểu nhau.

Chứ mỗi lần giận không thèm nói, không gần vợ để thể hiện sự khó chịu không hài
lòng của mình, đó là cách giải quyết tiêu cực và thể hiện sự bất lực của các anh mà
thôi. Và cách giải quyết này chỉ làm cho mâu thuẫn càng thêm trầm trọng.
Tôi không quen viết văn nên lời lẽ có thể không hay, mong các anh bỏ qua. Chúc các
anh tìm được sự bình yên trong cuộc sống, nếu có dịp, các anh đi nhà sách, tìm mua
quyển “Quyền lực đích thực” của Sư Nhất Vạn Hạnh, hy vọng khi đọc xong, các anh
sẽ tìm được quyền lực đích thực cho bản thân mình.
Tôi quý con rể như con ruột
Chắc chắn một điều sống chung không thể không có
những điều chưa hài lòng về nhau, nhưng tôi tin
bằng lòng yêu thương chân thành, sự góp ý đúng
mực, con rể tôi sẽ nhìn thấy được. (Hương)
>Sống trong 'địa ngục' nhà vợ
Từ: Lý Hương
Đã gửi: 27 Tháng Ba 2011 3:16 CH

Xin chào các bạn đã, đang sống trong nhà vợ!

Tôi xin được giới thiệu tôi hiện là một bà mẹ vợ đây. Đọc những dòng tâm sự của các
bạn tôi cảm thấy nhiều day dứt và tự đặt câu hỏi "vì sao các bạn lại quá căng thẳng và
không hài lòng cũng như quy kết rất nhiều về cái gọi là sống trong nhà vợ?". Chính vì
điều này đã thôi thúc tôi tâm sự cùng bạn đọc câu chuyện của gia đình mình.

Tôi kể các bạn nghe, em rể út tôi hiện cũng sống bên nhà vợ hơn 10 năm rồi, tôi cảm
thấy tình cảm hình như ngày càng gắn bó hơn. Trong những bữa ăn của gia đình lúc
nào những món ngon ba mẹ tôi vẫn để phần em, những món em thích mẹ tôi vẫn
thường xuyên nấu nướng theo khẩu vị của em.

Thời gian trôi qua sau những ngày trọng bệnh, ba tôi đã nói thế này "Ba nợ con một
ân tình đó Huệ ạ" (Huệ là tên em rể tôi). Vì trong cuộc sống chung hàng ngày, gia
đình tôi đã xem Huệ như thành viên chính, yêu thương chân thành nên những ngày
cuối đời ba tôi đã nói như thế. Còn tôi hiện tại đang là một bà mẹ vợ, tôi không biết
và chưa biết chàng rể nhà tôi từng than phiền với ai như lời các bạn tâm sự chưa,
nhưng tôi có thể nói với các bạn thế này:

Con rể về sống cùng gia đình tôi vì gia đình tôi cũng ít người, tôi đã yêu thương nó
như là chính con ruột của mình. Chắc chắn một điều sống chung không thể không có
những điều chưa hài lòng về nhau, nhưng tôi tin bằng lòng yêu thương chân thành, sự
góp ý đúng mực, con rể tôi sẽ nhìn thấy được.

Ví dụ quen nếp sống trong gia đình trước đây, con rể tôi ăn khá mặn, tôi cũng nhẹ
nhàng nhắc nhở ăn như thế lâu dài không tốt cho sức khoẻ. Hoặc có lúc vui quá chén
cùng bạn bè, là một người mẹ tôi cũng nhắc nhở sự vui vẻ chừng mực.

Tôi nghĩ những điều lo lắng như thế là xuất phát từ tình yêu thương chân thành vì
quan tâm đến nhau mà thôi, nhưng không biết như thế là theo các chàng rể có quá
đáng hay không? Có can thiệp qua nhiều vào cuộc sống riệng tư hay không? Tôi chỉ
mong các bạn nhìn vấn đề một cách tích cực hơn, thoái mái hơn, đừng đè nặng mặc
cảm ở rể.

Cũng như chính bản thân tôi rất tự tin từ tình yêu thương của mình, gia đình vợ chồng
con gái mình sẽ rất hạnh phúc. Nếu con gái tôi có thái độ ỷ lại vào việc sống cùng gia
đình mà bắt nạt con rể, tôi không bao giờ đồng ý cả. Tất nhiên trong cuộc sống mỗi
người sẽ có nhiều cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, chỉ mong là các chàng ở rể sống
chân thành yêu thương gia đình vợ như chính gia đình mình.

Như thế xã hội sẽ không có những lời quá chua xót như tiêu đề này "Sống trong địa
ngục nhà vợ". Và tôi phê phán cả suy nghĩ tiêu cực của chàng rể Hai. Hãy bản lĩnh lên
bạn nhé và đơn giản hơn những suy nghĩ mà bạn nhận được từ mẹ vợ.
Giá như tôi đừng vội vàng ly dị
Nếu quay trở lại 4 năm trước có thể tôi sẽ thuyết phục
vợ tôi nán ở lại Việt Nam thêm vài năm, mong
đứa con sẽ hàn gắn bớt những xung khắc, từ đó có
cách xử lý vấn đề to nhất ấy là tạo dựng vị thế xã
hội. Theo đó vợ chồng tôi sẽ vẫn tự lập được, làm
ăn khấm khá rồi mời ông bà bên vợ về ở cùng.
>Sống trong 'địa ngục' nhà vợ
Từ: Fun Bok
Đã gửi: 27 Tháng Ba 2011 8:33 CH

Gửi anh Hai!

Tôi đọc những băn khoăn của anh và tôi thấy cần chia sẻ với anh một vài suy nghĩ
riêng, mong anh tham khảo trước khi quyết định cho hoàn cảnh của riêng mình.

Cách đây 4 năm, tôi cũng từng chấm dứt một đời vợ mà trước đó 2 năm tôi những
tưởng chẳng có gì cản trở tôi xây dựng được một gia đình trọn vẹn. Khi được một
cháu gái, tôi chấm dứt đời vợ đầu vì lý do không đâu như anh vẫn băn khoăn, vợ tôi là
con gái một gia đình giàu có ở Hà Nội.

Cách đây 2 năm tôi xây dựng gia đình mới với một người vợ xuất thân từ một gia
đình căn bản, chưa từng xây dựng gia đình, nhà ở tỉnh xa mới về lập nghiệp ở Hà Nội.
Khi tìm hiểu chúng tôi đã có những thống nhất rất nền tảng để xây dựng gia đình mới,
đa phần từ vấn đề quá khứ của tôi.

Ví dụ tôi sẽ khép lại quá khứ của tôi và vợ tôi phải tôn trọng những gì tôi đã có và
không liên hệ với những vấn đề trong quá khứ của tôi. Thâm tâm tôi rất quyết tâm xây
dựng gia đình mới, tôi thấy tôi có năng lực tạo dựng, vẻ ngoài sáng sủa, tin cậy, gia
đình nề nếp, chẳng có gì khiến tôi khó khăn để lập gia đình mới.

Vấn đề sau đó không phải ở tôi mà lại ở là ở vợ tôi. Thâm tâm vợ tôi không được tự
tin với chính mình. Tôi đã dọn, sửa, thay thế giường, tủ để vợ chồng tôi bắt đầu cuộc
sống mới nhưng những điều đó có vẻ không đủ, vợ tôi luôn tìm được tình huống để
thăm dò tôi, xem tôi có ý so bì, còn vấn vương gì không. Đó là một ý.

Vấn đề nữa không kém phần khó xử lý, ấy là việc dàn xếp những xung khắc không
thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Dù là vấn đề gì vợ tôi luôn có xu hướng
liên hệ với chuyện cũ của tôi để lấp liếm những vấn đề của mình. Lúc đầu thì còn nhẹ
nhàng mỉa mai, sau thẳng thừng rủa tôi phận tam nương. Vấn đề thực ra không có gì
to tát nhưng khi liên hệ với quá khứ của tôi, nhào nặn với nó thì chuyện trở nên phức
tạp vô cùng.

Bản thân gia đình bên nội nhà tôi cũng không hoàn toàn tin tôi trong chuyện trước
đây, giờ cộng với những vấn đề mới nảy sinh họ lại càng nhìn tôi với ánh mắt nghi
ngại. Thực sự tôi chỉ còn độc một mình để bảo vệ sự chân chính của mình. Có lúc tôi
hoang mang nhận thấy rằng, nếu chuyện trước đây với vợ cũ chúng tôi có một hướng
khác thì giờ tôi không bị khổ tâm như bây giờ.

Tôi hình dung, nếu quay trở lại 4 năm trước có thể tôi sẽ thuyết phục vợ tôi nán ở lại
Việt Nam thêm vài năm, mong đứa con sẽ hàn gắn bớt những xung khắc, từ đó có
cách xử lý vấn đề to nhất ấy là tạo dựng vị thế xã hội. Theo đó vợ chồng tôi sẽ vẫn tự
lập được, làm ăn khấm khá rồi mời ông bà bên vợ về ở cùng.

Thực tế ở tuổi 32 mà tôi đã mua đất, xây nhà, có năng lực làm việc, vợ khi ấy là bác
sĩ, năng lực chuyên môn tốt, chẳng có gì khó khăn để có khả năng kinh tế tốt. Việc gì
tôi phải dứt bỏ những gì tôi đã có cùng với sự kiêu hãnh của mình để về ở với nhà vợ
trong khi họ còn khoẻ mạnh.

Giờ thì tôi vẫn phải nhịn vợ mỗi khi cô ấy nông nổi và cố kéo nhà ngoại nhắc nhở con
gái họ ăn ở chừng mực. Thực sự tôi thấy thất vọng rất nhiều, phụ nữ không có tính
kiên trì, dễ hoang mang, dao động, manh động. Phụ nữ hứa thật lòng đến 90% nhưng
dễ đổi ý, không có gì đảm bảo cho sự kiên định của họ.

Đàn ông nhiều khi bị cuốn vào những vấn đề để thoạt đầu rất vớ vẩn nhưng sau đó tự
họ mất phương hướng, bấn loạn và sinh lỗi để rồi cuối cùng nhận được những lời kết
án muôn thuở mà người ta vẫn gán cho người đàn ông.

Nhịn vợ một lần thì chồng được xem là người lớn, lần hai là trượng phu, nhưng lần ba
thì là ngụy quân tử. Trước khi bạn quyết định ly hôn bạn cần cân nhắc điều quan
trọng nhất, đó là việc xây dựng lại khó hơn nhiều so với lần trước.

Đừng tin vào kinh nghiệm có được sau lần một, nó chẳng giúp được gì đâu, mỗi phụ
nữ là một bài toán mới 100%. Bạn chỉ còn 60% phẩm giá để làm lại thôi, tiền bạc
chẳng giúp được gì, trong thâm tâm người phụ nữ thứ hai bạn chỉ là lựa chọn có cân
nhắc rồi.

Một điều nữa, ấy là con bạn, chúng là cả vấn đề. Tôi khổ tâm mỗi khi cân nhắc làm gì
đó cho con gái tôi ở xa, tôi như đứng giữa những chồng bát đĩa cao ngang cổ, đụng
vào đâu cũng có thể gây đổ vỡ. Tôi vẫn biết có những phụ nữ bao dung vô cùng, điển
hình như mẹ tôi, nhưng tôi khẳng định sẽ không còn may mắn cho những người từng
rủi ro.

Lời cuối mong bạn sáng suốt, cân nhắc, nếu còn lối thoát thì hãy cùng nhau thoát để
sau này các bạn có thể hể hả kể cho con cháu bạn rằng các bạn đã có những lúc khó
khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Còn không, quãng thời gian hai bạn đã trải qua
kia sẽ là những thước phim câm để mỗi người nhớ về chứ không bao giờ được nhắc
lại với ai.

Chúc bạn sáng suốt.

You might also like