You are on page 1of 3

Tên Việt Nam: Cá Ngựa Gai. Tên Latin: Hippocampushistrix. Họ: Cá Chìa Vôi (Singnathidae).

Bộ: Cá Chìa Vôi (Singnathiormes). Lớp(nhóm): Cá.


* Mô tả: Toàn thân được cấu tạo bởi các đốt xương vòng, đỉnh đầu có chúm gai to cao, các góc của đốt thân có gai dài và nhọn. Mõm hình ống.
Không có bụng và vây đuôi. Vây lưng và vây ngực đều có 18 tia vây. Vây hậu môn rất nhỏ, chỉ có 4 tia vây. Toàn thân màu nâu nhạt, đỉnh các
gai đốt thân màu nâu đen.
* Phân bố:
- Việt Nam: Vịnh bắc bộ. Theo danh mục cá Đông Dương của Durand (1940) thì loài này ở biển miền Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên,
Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang.
- Thế giới: Biển Hồng Hải, Trung Quốc, Nhật Bản.
* Giá trị sử dụng: Là dược liệu quý của y học. Từ Cá Ngựa người ta điều chế thuốc chữa một số bệnh hiểm nghèo (hen xuyễn, liệt dương…)
* Tình trạng: Hiện chưa biết số lượng loài tự nhiên của loài cá này ở vùng biển Việt Nam. Nếu cứ đà săn lùng như hiện nay thì có nguy cơ
tuyệt chủng. Đây là nguồn gen quý hiếm, cần đưa vào loại sẽ nguy cấp để bảo vệ lâu dài.
* Mức đe doạ: Bậc V.
* Đề nghị biên pháp bảo vệ: Cấm hoàn toàn viêc đánh bắt cá ngựa trong mùa đẻ chủ yếu và cấm bắt cá ngựa con dưới 100mm. Tăng cường
nghiên cứu nuôi và cho sinh sản nhân tạo.

Tên Việt Nam: Cá Chình Hoa. Tên Latin: Anguilla marmorata. Họ: Cá Chình Anguillidae.
Bộ: Cá Chình Anguilliformes. Lớp(nhóm): Cá.
* Mô tả: Cá hình ống trụ dài, chiều dài thân gấp 7 lần chiều dài đầu, gấp 3,5 lần khoảng cách trước vây lưng và trên 2 lần khoảng cách
trước vây hậu môn. Khởi điểm của của vây lưng ở trước vây hậu môn. Cá có nhiều chấm đen nằm rải rác trên thân, do đó có tên gọi là cá
chình hoa. Đặc điểm này là đặc điểm chính để phân biệt với các loài cá chình khác có ở Việt Nam.
* Nơi sống và sinh thái: Cá sống ở thượng nguồn các sông lớn ở Miền Trung, trong các hang đá. Thuộc loài cá dữ.
* Phân bố:
- Việt Nam: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Gia Lai.
- Thế giới: Indonexia.
* Giá trị sử dụng: Cá Chình Hoa thịt ăn rất ngon, có triển vọng trở thành cá nuôi xuất khẩu.
* Tình trạng: Nhân dân cho biết trước đây cá khá phổ biến, nay rất hiếm gặp, có lẽ do đánh bắt quá mức.
* Mức đe doạ: Bậc R
* Đề nghị biên pháp bảo vệ:
Chưa có quy chế khai thác đối với lòai này. Cần điều tra kỷ hơn về loài này để có quy chế khai thác và bảo vệ hợp lý.
Nhum biển hay cầu gai (Chôm chôm)
Tên Việt Nam: Nhum biển. Tên Anh ngữ cổ: Urchin. Họ: Có họ hàng với trai, sò.
Lớp(nhóm): Động vật không xương sống. Thuộc ngành động vật da gai
* Phân bố: Ở hầu hết các vùng biển trên thế giới
* Giá trị: Dùng để tìm hiểu các bệnh về ung thư, Alhemrs, Parkison và bệnh teo cơ.
Dùng làm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.
* Tình trạng: Đánh bắt quá mức gây ra tình trạng gần như tuyệt chủng
* Biện pháp bảo vệ: Chưa có biện pháp.
Tên Việt Nam: Đồi Mồi Dứa. Tên Latin: Chelonia mydas Linnaeus. Họ: Vích Cheloniidae.
Bộ: Rùa Testudinata. Lớp(nhóm): Bò sát.
* Mô tả: Đầu có 1 đôi vẩy trước trán. Mỏ hơi tầy, mai lưng được bao phủ bằng những tấm sừng. Có 4 đôi tấm sườn. Kích thước trung
bình của con trưởng thành 80-100 cm, nặng 100 – 200 kg
* Nơi sống và sinh thái: Sống ở biển cạnh các hải đảo, nơi có nhiều rong biển. Có thể nuôi trong các ao, đầm nước mặn. Kẻ thù chủ yếu
của con non là chim biển và chó, cá dữ (cá mập, cá mú,…)
* Phân bố: - Việt Nam: Có ở khắp các vùng biển thuộc lãnh thổ Việt Nam. Nhiều nhất là ở Nha Trang, Phan Thiết.
- Thế giới: Đại Tây Dương có từ Bắc Mỹ đến Achentina, ngang vĩ tuyến 380 S và từ Anh, Bỉ đến Nam Phi, Nhật Bản, Trung
Quốc, Thái Lan, Australia, ở bờ biển đông Thái Bình Dương.
* Giá trị sử dụng: Thịt ăn rất ngon, vỏ và mai làm hàng mỹ nghệ.
* Tình trạng: Nhân dân cho biết trước đây cá khá phổ biến ở Nha Trang, Phú Quốc, nhưng những năm gần đây số lượng ít, do đánh bắt
làm hàng mỹ nghệ và khai thác trứng để ăn, phá hoại bãi đẻ. *Mức đe doạ: Bậc E
* Đề nghị biên pháp bảo vệ.
Cấm khai thác trứng và con mẹ đẻ trứng ở các nơi dọc bờ biển, đặc biệt là Khánh Hoà, Kiên Giang.

SAN HÔ BIỂN
San hô là các sinh vật biển thuộc lớp san hô (Anthozoa).
Tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều các thể giống hệt nhau. Các cá thể
này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạng san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
* Sinh sản: - Hữu tính: Phóng các giao tử (trứng và tinh trùng) vào trong nước để phát tán các quần thể san hô ra xa
- Vô tính: Bằng cách mọc chồi hay phân chia (thành 2 polip lớn bằng polip ban đầu)
* Phân bố: Đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Cô Tô, đảo Cồn Cỏ, Vịnh Nha Trang, Phú Quốc. Phân bố tại hơn 100 quốc gia trên
toàn cầu.
* Tình trạng: Khai thác đá san hô trái phép vẫn không giảm mặc dù đã có nhiều biện pháp kiểm tra, xử lý. Nhiều tàu thuyền đã
tổ chức khai thác san hô trái phép với quy mô lớn. Tình trạng này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì nguồn san hô quý hiếm
ở vùng biển Cù Lao Chàm sẽ bị cạn kiệt. Đó là chưa kể tình trạng ô nhiễm môi trường.
* Giá trị sử dụng: Chữa một số bệnh về xương.
* Biện pháp bảo vệ: Bảo vệ các rạng san hô chính là mục tiêu phấn đấu của pháp chế mới mà Australia vừa mới ban hành.
Khoanh vùng để bảo vệ.

You might also like