You are on page 1of 10

NIIT – SSP

ISAS REPORT
QUARTER 3

Project Name: Network Topology

Giáo viên: Tô Ngọc Hoàng Nguyên

Sinh Viên: Bùi Sơn Trường


ISAS Quarter 3

04/2010
ISAS END-SEM PROJECT SUBMISSION FORM

Group Project Number: Individual Project Number: 5


Individual Project Title: Network Topologies

Engines used for information search:


1. Google.

Strings used for information search and no. of hits returned by


search engine on each string: (focus on the strings that gave the
maximum number of relevant hits & the minimum # of total hits)
1. network topology Khoảng 9.460.000 kết quả (0,07 giây).
2. bus topology Khoảng 480.000 kết quả (0,06 giây).
3. ring topology Khoảng 2.720.000 kết quả (0,06 giây).
4. mesh topology Khoảng 2.460.000 kết quả (0,06 giây).
5. star topology Khoảng 1.990.000 kết quả (0,18 giây).
6. rule 5-4-3 Khoảng 175.000.000 kết quả (0,15 giây).

Enter number of documents accessed in brackets:

2
ISAS Quarter 3

NETWORK TOPOLOGY
1. Giới thiệu chung
Cấu trúc liên kết mạng là cách bố trí các phần tử của mạng
(bao gồm: cáp, máy tính và các thiết bị ngoại vi khác) cũng như
cách nối giữa chúng theo một cấu trúc hình học.
Các loại cấu trúc liên kết mạng đã và đang được sử dụng hiện
nay gồm:
Cấu trúc mạng dạng Bus.
Cấu trúc mạng dạng cây (Tree).
Cấu trúc mạng dạng vòng tròn khép kín (Ring).
Cấu trúc mạng dạng hình sao (Star).
Cấu trúc mạng dạng lưới (Mesh).
2. Cấu trúc mạng dạng Bus
Đây là phương pháp kết nối mạng máy tính đơn giản và phổ
biến nhất.

Bao gồm một dây cáp đơn lẻ nối các máy tính thành một hàng.
Cấu trúc rất dễ cài đặt và không tốn nhiều cáp. Cáp 10base-2
và 10baseT là 2 loại cáp được sử dụng phổ biến trong mô hình
này.

3
ISAS Quarter 3

Máy tính trong mạng bus giao tiếp với nhau bằng cách gửi dữ
liệu đến một máy tính xác định và đưa dữ liệu đó lên cáp dưới
dạng tín hiệu điện từ.
Dữ liệu dưới dạng tín hiệu điện từ được gửi đến mọi máy tính
trên mạng. Tuy nhiên thông tin chỉ được máy tính có địa chỉ khớp
với thông tin được mã hóa trong tín hiệu gốc chấp nhận. Mỗi lần
một máy chì có thể gửi một thông điệp.
Tín hiệu gửi lên sẽ đi từ đầu cáp này đến đầu cáp kia. Sau khi
tín hiệu được truyền đến đích. Nó sẽ tiếp tục di chuyển trong
mạng không ngừng và ngăn không cho các máy tính khác gửi tín
hiệu. Do đó, tín hiệu phải được chặn lại sau khi đến đích bằng
một thiết bị gọi là Terminator.
Terminator: Là một thiết bị điện tử đặt ở cuối đoạn cáp. Có
chức năng hấp thụ các tín hiệu tự do không cho các tín hiệu dội
lại.
Ưu điểm:
Dễ thiết lập, cài đặt.
Chi phí thấp (không cần bất kỳ thiết bị phần cứng nào. Yêu
cầu ít hơn so với các cấu trúc mạng khác).
Nếu các máy trạm gặp lỗi. Các máy khác không bị ảnh
hưởng.
Nhược điểm:
Gây ra hiện tượng nghẽn mạng khi lưu lượng dữ liệu lớn.
Nếu cáp hỏng ở một điểm trên đường cáp chính. Toàn bộ hệ
thống sẽ tê liệt và rất khó xác định điểm hỏng hóc.
Tổng số máy tính trong mạng không được vượt quá 30.
Chiều dài tối đa của cáp lá 185m.
3. Cấu trúc mạng dạng vòng tròn khép kín (Ring)

4
ISAS Quarter 3

Đây là một trong những cách thức xây dựng mạng máy tính cũ
và nó khá lỗi thời. Cấu trúc này nối các máy tính trên một vòng
cáp. Không có đầu nào bị hở và tín hiệu truyền đi theo một chiều
và đi qua từng máy tính. Mỗi máy tính đóng vai trò như một bộ
chuyển tiếp khếch đại tín hiệu và sử dụng một chương trình
truyền thẻ gửi nó đến các máy tính tiếp theo. Bằng cách sử dụng
chương trình này chỉ có duy nhất một máy tính có thể truyền tãi
tín hiệu lên mạng tại một thời điểm.

Ưu điểm:
Số lượng cáp ít. Có thể nới rộng ra xa.
Tốc độ tuyền tãi đạt mức tối đa.
Nhược điểm:
Nếu bị ngắt ở một điểm thì toàn bộ hệ thống bị gián đoạn.
4. Cấu trúc mạng dạng lưới (Mesh)
Các thiết bị trong mạng được nối trực tiếp với tất cả các thiết
bị còn lại trong mạng mà không cần đến các Hub hay Switch.

5
ISAS Quarter 3

Được sử dụng trong các mạng có tính quan trọng cao và không
thể dừng hoạt động như các nhà máy nguyên tử hoặc các mạng
an ninh, quốc phòng.

Ưu điểm:
Cung cấp các đường truyền dự phòng giữa các thiết bị.
Mạng này có thể mở rộng mà không tạo ra sự gián đoạn
giữa các thiết bị.
Nhược điểm:
Là cấu trúc mạng tốn nhiều cáp nhất.
Thiết lập rất phức tạp.
5. Cấu trúc mạng dạng hình sao (Star)
Các máy tính được nối với một thiết bị trung tâm gọi là Hub.
Tín hiệu được truyền từ máy tính gửi dữ liệu thông qua Hub đến
các máy tính khác trên mạng. Cấu trúc này xuất hiện từ thời kỳ
đầu khi việc tính toán dựa trên hệ thống các máy tính nối vào
một máy chính trung tâm.

6
ISAS Quarter 3

HUB điều khiển mọi hoạt động trong mạng với chức năng cơ
bản là:
Xác định cặp địa chỉ truyền và nhận được phéo chiếm tuyến
thông tin và liên lạc với nhau.
Cho phép theo dõi và xử lý sai trong quá trình trao đổi thông
tin.
Thông báo trạng thái của mạng.
Gần đây với sự xuất hiện của Switch, mô hình này càng trở
nên phổ biến và chiếm đa số trên các mạng mới thiết lập.
Ưu điểm:
Hoạt động theo nguyên lý kết nối song song nên nếu có một
thiết bị nào đó ở một nút (node) bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động
bình thường.
Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn
định.
Có thể mở rông hoặc thu hẹp mạng tùy theo ý người sử
dụng.
Dễ dàng phát hiện lỗi.

7
ISAS Quarter 3

Nhược điểm:
Khả năng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào trung
tâm. Khi thiết bị kết nối trung tâm bị hỏng thì toàn bộ mạng bị
gián đoạn.
Tốn rất nhiều cáp vì mạng yêu cầu kết nối độc lập giữa các
nút thông tin và trung tâm, ngoài ra, phải tốn thêm chi phí mua
các thiết bị trung tâm (HUB/Switch).
Khoảng cách từ các nút đến trung tâm chỉ nằm trong
khoảng 100m (do sử dụng cáp RJ-45).
6. Cấu trúc mạng dạng cây (Tree)
Còn có tên gọi là mạng phân cấp (Hierachical Pology).
Cấu trúc mạng dạng cây là sự kết hợp giữa cấu trúc mạng Bus
và cấu trúc mạng hình sao. Bao gồm các máy trạm được thiết kế
theo dạng hình sao kết nối với nhau qua một đường cáp chính
được thiết kế theo mô hình mạng Bus. Mô hình này được thiết kế
nhằm mở rộng mạng lưới hiện có.

8
ISAS Quarter 3

Cấu trúc mạng dạng cây liên kết được với nhau là nhờ sư
liên kết của một tập các thiết bị định tuyến được gọi là Router.
Khi các máy tính gửi một tín hiệu đến các máy tính khác. Tín hiệu
này sẽ truyền từ Router này đến Router khác cho đến khi đến
được đích.
Các liên kết giữa người dùng được thực hiện dựa trên luật 5-
4-3:
Các thiết bị như Hub, Repeater không nhận ra địa chỉ MAC nên
khi chúng nhận được tín hiệu, chúng sẽ phát ra tất cả các cổng
còn lại. Vì vậy sẽ hình thành nên mạng xung đột trong mạng.
Để hạn chế miền xung đột do Hub gây ra, sử dụng 5-4-3.
Luật này quy định giữa 2 node bất kỳ trên mạng có thể có tối đa
5 đoạn mạng, kết nối thông qua 4 Hub (Repeater), và chỉ có 3
trong 5 đoạn mạng đó có máy tính liên lạc với nhau.

9
ISAS Quarter 3

Quy luật 5-4-3 không áp dụng trên Switch và Router.


Ưu điểm:
Kết nối từng đoạn riêng biệt.
Được hổ trợ bởi một số phần cứng và phần mềm chuyên
dụng như Cisco.
Khuyết điểm:
Chiều dài của các loại cáp tùy thuộc vào các loại cáp được
sử dụng.
Nếu đoạn cáp chính dùng cấu trúc Bus bị phá vở thì hệ
thống mạng bị gián đoạn ngay đoạn đó.
Cấu hình và thiết lập cấu trúc mạng khó hơn các mô hình
khác.

10

You might also like