You are on page 1of 33

Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN


1. Lê Thị Phương Mai 34k7.1

2. Nguyễn Thị Ánh Tuyết 34k7.1

3. Lý Thị Hoàng Vy 34k7.1

4. Nguyễn Thị Hạ Giang 34k7.1

5. Võ Hưng Sơn 34k7.1

6. Ngô Minh Hùng 34k7.1

MỤC LỤC
GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 1
Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

1 . Chi tiết về khoản vay................................................................................................ 3


2 . Thông tin khách hàng vay vốn..................................................................................4
2.1 Hồ sơ pháp lý của công ty....................................................................................4
2.2 Giới thiệu về khách hàng....................................................................................6
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty........................................................6
2.2.2 Năng lực, trình độ kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh, tổ chức quản lý của
Ban lãnh đạo............................................................................................................ 6
2.2.3 Mặt hàng sản xuất kinh doanh chính..............................................................7
2.2.4 Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.........................................................8
2.2.5 Chính sách thuế và lệ phí nộp Ngân sách mà công ty đang thực hiện (theo
quy định tại Giấy phép đầu tư số 33221000007 của Ban Quản lý Khu kinh tế mở
Chu Lai).................................................................................................................... 9
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh.......................................................................10
2.3.1 Thị trường đầu vào........................................................................................10
2.3.2 Thị trường đầu ra..........................................................................................10
2.3.3 Chính sách bán hàng hiện nay......................................................................12
2.3.4 Định hướng phát triển trong tương lai...........................................................12
3 Phân tích tình hình tài chính......................................................................................13
3.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán...........................................................................13
3.1.1 Tài sản......................................................................................................... 13
3.1.2 Nguồn vốn: ..................................................................................................14
3.2 Phân tích kết quả kinh doanh..............................................................................16
3.3 Các hệ số tài chính:.............................................................................................18
3.4 Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn..................................................................21
4 Nhu cầu của công ty..................................................................................................25
4.1 Sự cần thiết của việc tái tục, tăng hạn mức tín dụng và hạn mức bảo lãnh nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2009........................25
4.2 Phương pháp xác định hạn mức tín dụng...........................................................26
5 Tình hình bảo đảm tiền vay.......................................................................................28
6 Khả năng rủi ro..........................................................................................................31
6.1 Dự báo và phân tích khả năng rủi ro...................................................................31
6.2 Biện pháp hạn chế rủi ro.....................................................................................31
7 Kết luận và đề xuất................................................................................................... 32

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 2


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

7.1 Kết luận............................................................................................................... 32


7.2 Đề xuất............................................................................................................... 32

THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CHO VAY NGẮN HẠN

1 . Chi tiết về khoản vay


• Tên khách hàng vay vốn: CÔNG TY CP GẠCH MEN ANH EM DIC

• Hạn mức tín dụng ngắn hạn: 54.000.000.000 đồng (VND và ngoại tệ tương đương)

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 3


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

- Hạn mức trên bao gồm dư nợ của HĐTDTM ngắn hạn số 07/HDTDTM/SCB-DN.09

- Mục đích sử dụng vốn vay: bổ sung vốn kinh doanh

- Thời hạn duy trì hạn mức: 12 tháng, từ 16/05/2010 đến 16/05/2011

- Thời hạn vay áp dụng cho từng hợp đồng cụ thể: tối đa 06 tháng.

- Lãi suất cho vay: theo quy định của SCB trong từng thời điểm giải ngân.

- Phương thức giải ngân: tiền mặt / chuyển khoản.

- Phương thức trả nợ gốc và lãi: gốc trả cuối kỳ, lãi trả hàng tháng.

• Tài sản đảm bảo:

- Nhà xưởng, bất động sản: tỷ lệ đảm bảo 80%

- Máy móc thiết bị: tỷ lệ đảm bảo 70%

- Hàng tồn kho luân chuyển: tỷ lệ đảm bảo 60%

• Điều kiện:

- Định giá toàn bộ tài sản, tiến hành công chứng và đăng ký GDĐB đối với Hợp đồng
thế chấp tài sản, hạn chót hoàn tất 31/07/2010

- Có kết quả định giá TSTC mới thực hiện tăng dư nợ.

- Nếu giá trị TSTC thiếu thì Ban lãnh đạo công ty cam kết bổ sung thêm tài sản.

- Cam kết chuyển toàn bộ doanh thu về SCB Đà Nẵng.

- Thực hiện báo cáo kiểm toán tài chính hằng năm.

 Nhận xét: Theo CIC, hiện tại đơn vị chỉ quan hệ tín dụng, thanh toán quốc tế và các
giao dịch khác tại SCB. Trong quá trình quan hệ với SCB, đơn vị luôn uy tín và
thanh toán nợ gốc và lãi vay đúng hạn.

2 . Thông tin khách hàng vay vốn


2.1 Hồ sơ pháp lý của công ty
- Tên khách hàng vay vốn: CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN ANH EM DIC
GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 4
Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

- Trụ sở: KCN Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

- Số điện thoại: 0510.3123456

- Số fax: 0510.3123789

- Giấy chứng nhận kinh doanh số 456789123 do phòng Đăng ký kinh doanh – sở Kế
hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 22/10/2009.

- Ngành nghề kinh doanh:

+ Sản xuất và mua bán gạch men

+ Mua bán khoáng sản (trừ khoáng sản cấm)

- Vốn điều lệ: 180.000.000.000 đồng

- Hội đồng quản trị:

• Ông Trần Ngọc Quang Chủ tịch

• Ông Đoàn Ngộc Lê Thành viên

• Ông Châu Văn Ngân Thành viên

• Ông Đỗ Doãn Chiến Thành viên

• Ông Bùi Văn Sự Thành viên

- Ban giám đốc và kế toán trưởng:

• Ông Đoàn Ngọc Lê Tổng giám đốc

• Ông Châu Văn Ngân Phó tổng giám đốc

• Ông Hoàng Văn Lộc Phó tổng giám đốc

• Ông Võ Trí Thịnh Kế toán trưởng

- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Đoàn Ngọc Lê – chức danh: Tổng
giám đốc, theo quyết định bổ nhiệm ngày 01/11/2009 của Hội đồng quản trị công ty

Như vậy, hồ sơ pháp lý của công ty đã đầy đủ


GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 5
Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

2.2 Giới thiệu về khách hàng

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty


Đơn vị vay vốn là công ty cổ phẩn được thành lập trên cơ sở góp vốn của ba cổ đông
chính là ông Đoàng Ngọc Lê, ông Trần Ngọc Quang và ông Nguyễn Thượng Đắt với số vốn
góp ban đầu là 30 tỷ đồng, sau đó đổi vốn góp lên 60 tỷ đổng và 120 tỷ đồng, hiện nay vốn
điều lệ đăng ký kinh doanh là 180 tỷ đồng với những thay đổi như bảng dưới đây:

Giá trị góp vốn


STT Tên thành viên
Năm 2008 Năm 2009
1 Đoàn Ngọc Lê 69.104.096.938 55.000.000.000
2 Trần Ngọc Quang 67.229.814.617 60.000.000.000
3 Tổng công ty ĐTPT Xây dựng 0 56.000.000.000
4 Châu Văn Ngân 3.000.000.000 9.000.000.000
5 Trần Ngọc Bình 450.000.000 0
6 Trần Khắc Thiện 2.500.000.000 0
Tổng 142.283.911.555 180.000.000.000

2.2.2 Năng lực, trình độ kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh, tổ chức quản lý của
Ban lãnh đạo.
Hiện tại, Ban điều hành và cổ đông sáng lập của công ty gồm các thành viên sau:

- Tổng giám đốc (TGĐ): ông Đoàn Ngọc Lê, ông Lê trước đây đã từng kinh doanh
gạch men và hàng trang trí nội thất. Khoảng thời gian từ năm 1993-2006, ông Lê làm
Phó giám đốc, sau đó làm Giám đốc công ty Bạch Đằng, đến nay, ông đang giữ chức vụ
Tổng Giám đốc của công ty CP Gạch men Anh em DIC. Nhận thấy, ông Đoàn Ngọc Lê
đã có kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất và tiêu thụ gạch men,
đây là một điều kiện thuận lợi để công ty có những bước phát triển trong tương lai.

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 6


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

- Chủ tịch HĐQT kiêm phó TGĐ: ông Trần Ngọc Quang

- Phó TGĐ phụ trách công nghệ: ông Châu Văn Ngân. Trước đây, ông Ngân đã từng
là trưởng phòng kỹ thuật của Công ty Gạch Đồng Tâm và hiện nay ông đang giữ chức
vụ phó TGĐ công ty CP Gạch men Anh em DIC – phụ trách công nghệ. Đây là một thế
mạnh không thể bỏ qua của công ty về mặt kỹ thuật và công nghệ.

- Phó TGĐ phụ trách tài chính: ông Hoàng Văn Lộc – cử nhân Toán, cử nhân khoa
học ngành Luật.

Về mặt nhân sự, ta có bảng tổng kết sau đây:

Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Hiện nay


Nguồn Báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán
Tổng số nhân viên 527 653 660
Trong đó:

Nhân viên quản lý 42 60

Nhận xét:

• Ban lãnh đạo công ty có trình độ chuyên môn, năng lực trong quản lý, điều hành và
đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh gạch men nên rất am hiểu thị trường,
nhu cầu và tiềm năng phát triển của ngành hàng kinh doanh và vật liệu xây dựng,
tâm huyết với nhà máy.

• Ông Châu Văn Ngân – trưởng phòng kỹ thuật công nghệ của Công ty Gạch Đồng
Tâm cũ, hiện đang giữ chức vụ phó TGĐ phụ trách công nghệ của công ty, đây là
một điều kiện hết sức thuận lợi để công ty có những bước đi thành công sau này, đặc
biệt là về mặt kỹ thuật và công nghệ.

2.2.3 Mặt hàng sản xuất kinh doanh chính


- Năm 2009: hai dây chuyền sản xuất bốn loại sản phẩm chính là

+ Gạch lát 400mm x 400mm

+ Gạch lát 250mm x 250mm


GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 7
Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

+ Gạch ốp 250mm x 400mm

+ Gạch ốp 200mm x 250mm

- Năm 2010: công ty đang tiến hành theo phương án chuyển đổi một dây chuyền sản
xuất sản phẩm từ Ceramic tráng men sang Granit tráng men với các chủng loại sản
phẩm như sau:

+ Gạch Ceramic tráng men: gạch ốp 250mm x 400mm, gạch ốp 300mm x 450mm

+ Gạch Granit tráng men: gạch lát 400mm x 400mm, gạch lát 500mm x 500mm

+ Ngoài ra, công ty còn đầu tư sản xuất sản phẩm gạch Granit mài cạnh.

2.2.4 Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh


Công ty CP Gạch men Anh em DIC có một nhà máy sản xuất gạch men với diện tích
160.000m2 tại khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Quảng Nam, với công suất thiết kế
7.000.000m2 gạch/năm (02 dây chuyền). Trên địa bàn Miền Trung – Tây Nguyên, ta thấy
được quy mô của công ty trong lĩnh vực này là tương đối lớn. Trong tháng 6/2010, công ty
đã chuyển 01 dây chuyền sản xuất gạch lát sang sản xuất gạch granit tráng men, và đưa vào
hoạt động thêm dây chuyền gạch Granit mài cạnh.

Với tiềm năng phát triển của thị trường cùng với sự hỗ trợ của các ban ngành có liên
quan tỉnh Quảng Nam, ta nhận thấy tiềm năng phát triển ủa công ty là rất lớn.

 Quy trình sản xuất:

Đối với quy trình sản xuất gạch Ceramic: hiện tại, quy trình sản xuất gạch men của công
ty theo phương thức xử lý nguyên liệu thô theo nguyên tắc nghiền ướt và nung 2 lần.
Nguyên liệu nghiền ướt cho phép tận dụng các lợi thế có được của quy trình sấy và làm ướt
mới: có thể dùng cả nguyên liệu thô và tinh, nhờ hòa tan trong nước và qua quá trình tinh
lọc sau đó nên nguyên liệu có độ thuần chất và mức độ ổn định lý hóa cao. Việc nung 2 lần
giúp cho quá trình thoát khí của xương diễn ra tốt hơn, vì thề khi quá trình tráng men sẽ tạo
được bề mặt bóng loáng hơn, nhờ vậy có thể sản xuất ra những sản phẩm cao cấp cũng như
việc khống chế quy trình nung tốt hơn, tỷ lệ thành phẩm cao, ít hư hỏng, hao hụt.

Trước nhu cầu đa dạng của thị trường xây dựng và tình hình cung ứng gạch men
Ceramic đã bảo hòa như hiện nay, công ty có kế hoạch chuyển đổi một phần dây chuyền

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 8


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

sản xuất gạch Ceramic sang sản xuất gạch Granit, và đầu tư thêm một dây chuyền gạch
Granit mài cạnh (nhập phôi từ nước ngoài về thực hiện mài bóng cát cạnh).

Đối với quy trình sản xuất gạch Granit tráng men: sau khi sản xuất như trong quy trình
sản xuất gạch Ceramic, sẽ cho qua giai đoạn mài nano và tráng men, tác dụng của giai đoạn
mài nano là làm cho bề mặt gạch không còn khe hở, như vậy sẽ có tác dụng chống thầm,
tăng chất lượng sản phẩm.

Đối với quy trình sản xuất gạch Granit mài cạnh: công ty không sản xuất phôi như gạch
Ceramic, ở dây chuyền này công ty nhập phôi từ nước ngoài và tiến hành mài cạnh (có hai
giai đoạn: mài khô và mài ướt), sau đó đánh bóng và đóng gói.

2.2.5 Chính sách thuế và lệ phí nộp Ngân sách mà công ty đang thực hiện (theo quy
định tại Giấy phép đầu tư số 33221000007 của Ban Quản lý Khu kinh tế mở
Chu Lai)
• Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm bằng 10% lợi
nhuận thu được trong thời hạn 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt đông kinh doanh.
Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi có thu nhập
chịu thuê và được giảm 50% trong 09 năm tiếp theo.

• Thuế thu nhập cá nhân: giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc
diện chịu thuế thu nhập.

• Thuế nhập khẩu: được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điều 16 Nghị định
149/2005/NĐCP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

• Tiền thuê đất, thuê mặt bằng và phí sử dụng hạ tầng.

Tiền thuê đất (chưa san lấp mặt bằng và đầu tư hạ tầng): được miễn tiền thuê đất 15 năm
kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa vào dự án hoạt động (điểm d, khoản 4, điều 14, nghị
định 142/2005/NĐ-CP) ngày 14/11/2005 của Chính phủ về tiền thuê đất, thuê mặt nước).

Tiền thuê mặt bằng và phí sử dụng hạ tầng: được miễn kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất
đến hết ngày 31/12/2015

• Các ưu đãi khác:

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 9


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

Được hỗ trợ một lần chi phí đào tạo lao động có hộ khẩu tại Quảng Nam với mức
300.000 đồng Việt Nam/người.

Được giảm từ 20-30% chi phí quảng cáo, đăng tin trên báo và truyền hình Quảng Nam,
chi phí lắp đặt điện thoại cố định, thuê liên tỉnh và quốc tế, vận chuyển bưu phẩm EMS, sử
dụng điện thoại quốc tế.

• Các loại thuế khác và lệ phí nộp theo quy định hiện hành.

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh

2.3.1 Thị trường đầu vào


Nguyên liệu chính trong sản xuất gạch Ceramic và Granit tráng men bao gồm: đất sét,
cao lanh, SiO2, men, bột màu, các chất phụ gia.

Nơi cung cấp:

- Men màu nhập khẩu nước ngoài: Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ

- Nguyên liệu chính: cao lanh, đất sét (chiếm 75% trong sản phẩm). Hiện nay, công ty
đang có nguồn cung cấp đất sét ổn định tại địa bàn lân cận: công ty Tân Phú Tài,
DNTN Thành Hải…

- Nhiên liệu khí đốt: than đá, công ty CP than Miền Trung là nhà cung cấp chính
nguồn than cục. Than cám thì hiện nay công ty đang mua chủ yếu của công ty Lộc
Thủy, Lam Hồng.

2.3.2 Thị trường đầu ra


- Thương hiệu: đơn vụ đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm là NM KEDA

- Đối thủ cạnh tranh: trị trường gạch men hiện nay có khoảng 40 nhà máy hoạt động,
trong đó phải kể đến các nhà máy gạch men đã có thương hiệu như: công ty gạch
Đồng Tâm, công ty gạch men Vitaly, công ty gạch men Taicera,… Số lượng mẫu mã
cũng như chất lượng và giá cả các sản phẩm của các công ty này tương đối tốt (mức
giá gạch Ceramic dao động từ 70.000đ/m2 đến 150.000đ/m2, mức giá gạch Granit dao
động từ 200.000đ/m2 đến 300.000đ/m2). Do đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm của
công ty với mức giá trung bình dao động từ 42.000đ/m2 đến 65.000đ/m2 đối với gạch

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 10


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

Ceramic, và 200.000đ/m2 đối với gạch Granit, là lợi thế cạnh tranh chiến lược của
công ty trong giai đoạn hiện nay.

- Công suất thiết kế của một số công ty trong lĩnh vực sản xuất gạch Ceramic như sau:

STT Tên công ty Công suất thiết kế (m2/năm)


1 Tập đoàn Prime Group 45.000.000
2 Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng 20.000.000
3 Công ty gạch Đồng Tâm 12.000.000
4 Công ty gạch men Taicera-Việt Nam 10.000.000
5 Công ty Bạch Mã 8.000.000
6 Công ty gạch men Hoàng Gia 8.000.000
7 Công ty CP Vitaly 7.500.000
8 Công ty CP gạch men Anh em DIC 7.000.000
9 Công ty gạch men Chang Yih 6.000.000
10 Công ty gạch men Thanh Thanh 5.500.000

- Bước sang năm 2009 thương hiệu và thị phần của công ty đã được khẳng định trên
thị trường miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, có thể thấy định hướng sản xuất
dòng sản phẩm chất lượng khá tốt, giá cả cạnh tranh như trên là hoàn toàn đúng đắn.

- Trị trường nội địa: gồm 23 tỉnh, thành phố thuộc miền Trung, Tây Nguyên và miền
Nam từ Hà Tĩnh đến Cần Thơ, thông qua hơn 74 đại lý tiêu thụ chính.

- Mặc khác, Ban lãnh đạo công ty là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh gạch men, có sự chủ động trực tiếp tiếp thị, thiết lập được mối quan
hệ với nhiều đại lý tiêu thụ gạch men trên địa bàn miền Trung, Tây Nguyên và các
tỉnh phía Nam. Ngoài ra, với chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm cùng với
giá cả cạnh tranh hơn cho thấy tính khả thi cao trong việc tiêu thụ sản phẩm của công
ty.

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 11


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

2.3.3 Chính sách bán hàng hiện nay


• Chính sách bán hàng cho các đại lý

- Thực hiện chính sách bán hàng có chiết khấu: chiết khấu thương mại cho khách hàng
mua hàng với khối lượng và chiết khấu thanh toán cho khách hàng trả tiền trước hạn.

- Tăng tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý từ 3% lên 5% để các đại lý tăng sản lượng tiêu thụ
sản phẩm của công ty.

- Cho các đại lý ký quỹ: trung bình 200.000.000VNĐ/1 đại lý. Nếu các đại lý đặt hàng
theo yêu cầu ký quỹ tùy theo số lượng đặt hàng.

• Chính sách bán hàng cho DIC

Sản xuất và bán hàng theo đơn đặt hàng của DIC

• Chính sách chất lượng, mẫu mã sản phẩm

- Liên tục thay đổi mẫu mã để đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng

- Ngoài hai chủng loại sản phẩm là các loại gạch Ceramic sản xuất trong năm 2009,
trong năm 2010 công ty đầu tư sản xuất thêm gạch Granit để đáp ứng nhu cầu thị
trường.

- Chú trọng chất lượng sản phẩm để nhằm khẳng định vị trí sản phẩm của công ty trên
thị trường.

2.3.4 Định hướng phát triển trong tương lai


Hiện nay, thị trường chủ lực của công ty vẫn là thị trường nội địa, sản phẩm của công ty
được tiêu thụ trên một hệ thống phân phối rộng khắp trên các địa bàn trọng điểm ở khu vực
miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.

Năm 2009, công ty đã có 74 đại lý. Trong năm 2010 và 2011 công ty dự định tăng số đại
lý lên và thực hiện các chính sách bán hàng nhằm mở rộng thị trường, công ty cũng có kế
hoạch phát triển mạng lưới, mở rộng thị trường tiêu thụ sang Cuba, Lào, Campuchia …

Chính sách bán hàng hiện nay đem lại cho công ty một khối lượng đặt hàng lớn nên
công ty duy trì chính sách này trong thời gian đến.

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 12


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

3 Phân tích tình hình tài chính


3.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán

3.1.1 Tài sản


Tổng tài sản của công ty trong năm 2008 là 303.199.640.395 đồng, trong năm 2009 là
360.366.534.377 đồng, tăng 19% so với năm 2008, cụ thể là:

- Tài sản lưu động và ĐT ngắn hạn: năm 2009 gần 99.813 triệu đồng, tăng 252% so
với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do giá trị hàng tồn kho tăng mạnh từ 12.964 triệu
lên 76.646 triệu, tương ứng từ 4,28% lên 21,27% tổng tài sản; còn lại các loại tài sản
lưu động khác tăng 0,714 triệu, các khoản phải thu tăng 7.514 triệu. Hàng tồn kho, các
khoản phải thu tăng thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp có sự tăng
lên. Tuy vậy, cần phải xem trong hàng tồn kho có khoản kém, mất phẩm chất hoặc lỗi thời
hay không. Khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào.

Hàng tồn kho: 76.646 triệu đồng (chiếm 21,27% tổng tài sản của công ty) tăng 63.682 triệu
so với năm 2008, tương ứng tăng 491% trong đó chủ yếu là tồn kho nguyên vật liệu dự trữ sản
xuất và thành phẩm, do năm 2009 hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty tăng trưởng
month, do đó nhu cầu nguyên vật liệu dự trữ và hàng tồn kho của công ty cũng tăng month, cụ
thể như sau:
Hàng tồn kho Năm 2008 Năm 2009 %Tăng/giảm Tăng/ giảm
Nguyên vật liệu tồn 10.212.912.18
kho 8 51.775.341.152 406,96% 41.562.428.964
Công cụ dụng cụ 1.787.479.881 1.385.733.682 -22,48% -401.746.199
Thành phẩm tồn kho 964.171.899 23.485.750.063 2335,85% 22.521.578.164
12.964.563.96
Tổng cộng 8 76.646.823.897 491,20% 63.682.259.929

- Tài sản dài hạn: Năm 2009 giảm 5% so với năm 2008, tương ứng giảm 14.312 triệu
đồng, năm 2009 tài sản dài hạn chiếm 72,3% tổng tài sản, so với năm 2008 (chiếm 90,65%),
tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản giảm.

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 13


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

Tài sản cố định giảm từ 272.196 triệu xuống còn 260.494 triệu, giảm tương ứng từ
89,77% xuống 72,29% ( giảm 17,48%). Còn đầu tư tài chính dài hạn đã giảm hết, chứng tỏ
doanh nghiệp đã quan tâm đến việc tăng năng lực công ty, mở rộng kinh doanh và như vậy
việc bán các chứng khoản đầu tư ngắn hạn, chi tiêu tiền là hợp lý. Đã đầu tư theo chiều sâu,
tăng sức mạnh cạnh tranh.
Tài sản cố định hữu hình: năm 2009 nguyên giá TSCĐ hữu hình đạt 263.322 triệu tăng
34.536 triệu so với năm 2008, (tương ứng tăng 15%), phần tăng này chính là phần chuyển
giao TS cho thuê tài chính thành TS của công ty (27.600 triệu đồng) và giá trị máy móc
thiết bị tăng khoản 6.024 triệu. Nhưng trong năm công ty đã khấu hao hết 28.512 triệu, vì
vậy giá trị TSCĐ thuần tăng khoản 6.024 triệu (tương ứng tăng 3%) so với năm 2008.
Đến thời điểm 28/02/2010, TSCĐ hữu hình còn 256.040 triệu đồng, giảm 4.000 triệu là
do trích khấu hao, nguyên giá TS vẫn không đổi.
Chi phí xây dựng dở dang: 25.530 triệu, tăng 9.859 triệu đồng tương ứng tăng 63% so
với năm 2008.
Như vậy trong năm tài sản dài hạn của công ty có tăng, nhưng phần tăng không bằng giá
trị trích khấu hao, do đó làm tổng TS dài hạn giảm.

3.1.2 Nguồn vốn:

3.1.2.1 Nợ phải trả:


196,727 triệu đồng tăng 14% so với năm 2008, tuy vậy, tỷ trọng nợ phải trả so với
tổng nguồn vốn lại giảm so với năm 2008, từ 57,15% xuống 54,59%. Sự tăng lên của nợ
phải trả là do các khoản mục sau:
a. Nợ ngắn hạn:

- Vay ngắn hạn: dư nợ ngắn hạn tại SCB là 51,294 triệu đồng chiếm 14,23% trong
nguồn vốn tăng 46% so với năm 2008. Bao gồm dư nợ ngắn hạn hạn mức 35,783 triệu và
nợ ngắn hạn của các món dài hạn trong năm 2010 là 15,510 triệu. Đến thời điểm 28/2/2009
dư nợ hạn mức còn 35,665 triệu đồng

- Phải trả người bán: 29,957 triệu đồng tăng 12,579 triệu so với năm 2008 tương ứng
với 72%, năm 2009 hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng manh cùng với uy tín
trên thị trường cũng tăng lên, nên phần tín dụng của người bán tăng. Trong đó 27,189 triệu
đồng phải trả cho các nhà cung ứng vật liệu, khoản 2,768 triệu đồng là các khoản thanh toán
L/C trả chậm nhập khẩu máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ cho dây chuyền sản xuất gạch
Granit. Đến thời điểm 28/2/2010 khoản phải trả người bán là 25,098 triệu đồng.

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 14


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

- Người mua trả tiền trước: tại thời điểm 31/12/2009 là 2,316 triệu đồng. Đây là
khoản trả trước tiền hang của khách hang để hưởng chiết khấu. Tại thời điểm 28/2/2010
khoản ứng trước này đạt 8,733 triệu đồng

- Phải trả phải nộp khác: 1,985 triệu đồng, giảm 84% so với năm 2008 tương ứng
giảm 10,585 triệu. Bao gồm 1 số khoản mục sau:

● Phần ứng trước tiền bồi thường thiệt hại trong bảo lụt của công ty bảo hiểm Bảo
Việt Đà Nẵng là 1000 triệu.

● Các khoản mục ký quĩ của các công ty, các đại lý khoản 600 triệu. Theo qui định
của công ty nếu doanh nghiệp muốn trở thành đại lý bán hang của công ty thì phải ký quĩ
tuỳ vào quy mô của đại lý, và đại lý đó sẽ được hưởng hoa hồng của công ty. Đây là chính
sách bán hang rất khả thi của công ty. Năm 2009, số đại lý của công ty tăng lên 78 đại lý
phân bố khắp miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, thương hiệu và uy tín của công ty
được biết đến nhiều hơn, vì vậy công ty duy trì mức chiếm dụng của người mua 1 khoản
khá lớn từ việc ký quĩ. Đến thời điểm 31/12/2009 công ty đã cân đối lại giữa khoản ký quĩ
và công nợ phải thu nên khoản mục nay giảm khá nhiều.

● Các khoản phải nộp BHXH, BHYT, BHTN... khoản 261 triệu đồng

b. Nợ dài hạn: Năm 2009 tăng 8% so với năm 2008, tương ứng tăng 8,212 triệu
đồng, bao gồm nợ dài hạn tại SCB là 109,615 triệu đồng, bao gồm các món dài hạn usd cũ
khoản 68,926 triệu đồng và món dài hạn mới( tái cơ cấu nguồn vốn và đầu tư tài sản thuê tài
chính) là 40,688 triệu đồng.

3.1.2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu:


a. Vốn đầu tư của CSH: đạt 180,000 triệu đồng chiếm 49,95% trong tổng nguồn vốn,
tăng 37,716 triệu đồng tương ứng tăng 27%. Trong năm 2009 có sự góp vốn của công ty CP
Đầu tư phát triển xây dựng –DIC với số tiền góp vốn là 56,000 triệu( chiếm 31% vốn CSH),
ông Châu Văn Ngân cũng tăng số vốn của mình lên 9,000 triệu đồng. Đi đôi với sự góp vốn
của DIC thì ông Đoàn Ngọc Lê và ông Trần Ngọc Quang rút bớt vốn góp của mình còn
55,000 và 60,000 triệu đồng, ông Trần Ngọc Bình và ông Trần Khắc Thiện đã bán hết cổ
phần của mình.

b. Lợi nhuận chưa phân phối:

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 15


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

Theo bảng cân đối năm 2009 thì lợi nhuận chưa phân phối luỹ kế là -12,017 triệu đồng.
Đây là lợi nhuận tính trên doanh thu sổ sách nhưng lại tính trên giá vốn của hang bán trong
và ngoài sổ sách. Theo công ty giải trình thì từ đầu năm 2009 đến 30/10/2009 doanh thu của
công ty được theo dỏi thành 2 phần: phần sổ sách là phần bán hang có đầy đủ hoá đơn, phần
ngoài sổ sách là phần bán hang mà khách hang không lấy hoá đơn và các phần phụ phế
phẩm. Vì vậy trên thực tế doanh thu đạt được lớn hơn nên lợi nhuận đạt được cũng lớn hơn.

3.2 Phân tích kết quả kinh doanh


Kết quả kinh 31/12/2008 31/12/2009 Tỷ lệ/ Tỷ lệ/ Tổng Tỷ lệ tăng Giá trị tăng
doanh (Đv: Tổng DT 2009
đồng) DT
2008

Tổng doanh thu 4.433.750. 121.951.774.7 100% 100,00% 117.518


292 46 .024.454

Các khoản giảm 0 79.634.2 0% 0,07% 79


trừ 75 .634.275

Doanh thu 4.433.750. 121.872.140.4 100% 99,93% 2649% 117.438


thuần 292 71 .390.179

Giá vốn hàng 3.808.892. 97.161.872.7 86% 79,67% 2451% 93.352


bán 077 11 .980.634

Lợi nhuận gộp 624.858. 24.710.267.7 14% 20,26% 3855% 24.085


215 60 .409.545

Doanh thu hoạt 70.903. 92.975.6 2% 0,08% 31% 22


động tài chính 381 57 .072.276

Chi phí hoạt 9.175.548. 14.546.765.7 207% 11,93% 59% 5.371


động tài chính 026 26 .271.700

Trong đó: Lãi 4.115.361. 13.350.749.7 93% 10,95% 224% 9.235


vay phải trả 588 19 .388.131

Chi phí bán hàng 555.180. 2.684.038.6 13% 2,20% 383% 2.128
796 40 .857.844

Chi phí quản lý 1.330.764. 7.058.228.4 30% 5,79% 430% 5.727


doanh nghiệp 674 65 .463.791

Lợi nhuận -10365731900 514.210.5 -234% 0,42% -105% 10.879

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 16


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

thuần về HĐKD 86 .942.486

Thu nhập khác 26.084.760. 10.688.1 588% 0,01% -100% -25896711841


290 16

Chi phí khác 28.073.371. 188.048.4 633% 0,15% -99,3% -28250732241


908 49

Lợi nhuận khác 1.988.611. -177.360.333 -45% -0,15% -91% 1.811


618 .251.285

Lợi nhuận trước -12354343518 336.850.2 -279% 0,28% -103% 12.691


thuế 53 .193.771

Thuế thu nhập 0 0 0% 0,00%


doanh nghiệp

Lợi nhuận sau -12354343518 336.850.2 -279% 0,28% -103% 12.691


thuế 53 .193.771

• Doanh thu thuần:


Hoạt động sẩn xuất kinh doanh của công ty trong năm 2009 là rất tốt, doanh thu thuần
đạt được của công ty là: 121.872 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 2649%
( doanh thu năn 2008 mới ghi nhận từ ngày 16/12/2008 đến 31/12/2008). Với doanh thu
trung bình 12 tỷ/ tháng như vậy chứng tỏ công ty có bước phát triển khích lệ ( nếu tính
trung bình doanh thu 1 ngày là 400 triệu thì doanh thu bình quân 1 tháng = 12 tỷ là có cơ
sở)

Cùng với sự gia tăng của doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng lên: năm
2008 bằng 0 thì đến 31/12/2009 khoản giảm trừ doanh thu trong sổ sách là 79 triệu (chiết
khấu). Đây là khoản giảm trừ trong chính sách bán hàng của công ty.

Giá vốn hàng bán năm 2009: 97,161 tỷ đồng, tăng 93,352 tỷ tương ứng tăng 2451%
so với năn 2008,thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp cũng có tốc độ tăng thấp hơn doanh thu rất nhiều (chi phí bán hàng tăng 383% và
chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 430%):
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu thuần 4.433.750.292 121.951.774.746
Giá vốn hàng bán 3.808.892.077 97.161.872.711
GVHD:TỷThS
trọng
Hồ GVHB/doanh
Hữu Tiến thu 86% 80% 17
Chi phí bán hàng/doanh thu 13% 2%
Chi phí qlý DN/doanh thu 30% 6%
Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

Trong năm 2009 công ty đã tiết giảm được chi phí đầu vào, đẩy tỷ trọng giá vốn bán
hàng từ 86% doanh thu (2008) xuống còn 80%. Công ty cũng đã cắt giảm khá nhiều chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể cắt giảm chi phí bán hàng từ 13% doanh
thu (2008) xuống còn 2%; cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp từ 30% (2008) xuống còn
6%. Chi phí bán hàng cắt giảm là một dấu hiệu tốt do công ty đã tạo mạng lưới bán hàng
khá tốt , tiết kiệm được chi phí trung gian.

Chi phí hoạt động tài chính: 14,546 tỷ đồng, tăng 5,371 tỷ so với năm 2008 do công
ty tăng dư nợ vay. Tuy nhiên tỷ trọng chi phí tài chính trên doanh thu giảm mạnh từ 207% (
năm 2008) còn 11,93% do doanh thu trong năm 2009 tăng cao.

Thu nhập khác: 10 triệu đồng, chiếm 0,01% tổng doanh thu, giảm mạnh so với năm
2008 (588% doanh thu), do năm 2008 công ty bán tài sản nên làm thu nhập khác tăng lên.

Chi phí khác: chỉ còn 188 triệu đồng , giảm 99,3% so với năm 2008. Do năm 2008
phải trả nhiều chi phí cho việc thanh lý tài sản cố định.

Dựa vào doanh thu bán hang theo bảng tổng hợp của công nợ phát sinh từng tháng
của công ty thì tính được lợi nhuận luỹ kế từ năm 2008 đến 31/12/2009 của công ty là
6,972 triệu đồng.

Đến tháng 11/2009 sau khi Tổng công ty CP đầu tư phát triển xây dựng DIC góp vốn,
công ty đã thực hiện xuất hoá đơn tất cả các hang bán ra và chấm dứt theo dỏi doanh thu
ngoài sổ sách.

3.3 Các hệ số tài chính:


STT CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 31/12/2008 31/12/2009
I Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
1 Thước đo tiền mặt

(=Tồn quỹ tiền mặt +TS chuyển thành tiền 2,339,791,610 1,907,648,386
nhanh)
2 Cơ cấu vốn
Hệ số tự tài trợ 42.85% 45.41%

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 18


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

(=Vốn CSH/Tổng nguồn vốn)


Hệ số nợ 57.15% 54.59%

(=Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn)


Hệ số vốn vay/vốn CSH 0.96 0.89
Vốn lưu động ròng

(=Nguồn vốn thường xuyên(dài hạn)-TS dài (43,532886,300) 12,702,090,900


hạn)
3 Cơ cấu tài sản
TSLĐ/Tổng TS 9.35% 27.7%
TSCĐ/Tổng TS 89.77% 72.28%
II Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 0.4 1.1

(=TSLĐ&ĐT ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)


2 Hề số thanh toán nhanh

(=[TSLĐ-hàng tồn kho]/Nợ ngắn hạn) 0.2 0.3


III Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
1 Vòng quay tồn kho 0.09 2.17

(=GVHB/Hàng tồn kho bình quân)


2 Vòng quay VLĐ 0.07 1.9

(=DT thuần/TSLĐ bình quân)


3 Vòng quay các khoản phải thu 0.29 7.99

(=DT thuần/Các khoản phải thu bq)


IV Chỉ tiêu sinh lợi
ROA-Khả năng sinh lợi trên tổng TS (0.04) 0.0009

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 19


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

(=Lợi nhuận ròng sau thuế/tổng tài sản)


ROE-Khả năng sinh lời trên VCSH (0.1) 0.002

(=Lợi nhuần ròng sau thuế/Vốn CSH)


ROS-Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (2.79) 0.003

(=LN sau thuế/doanh thu thuần)

• Cơ cấu vốn của công ty: Hệ số tự tài trợ tăng từ 42.85% năm (2008) lên 45.4%(năm
2009), đưa tỉ lệ nợ giảm từ 54.15% (năm 2008) còn 54.59% (năm 2009),đây là một
dấu hiệu tốt thể hiện quy mô vốn tự có của công ty lớn.
• Hệ số vốn vay/vốn CSH qua 2 năm đều <1, cụ thể năm 2008 vốn vay/vốn CSH là
0.96, năm 2009 tỉ lệ này giảm còn 0.89.
• Cơ cấu tài sản của công ty năm 2009 cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực:
TSLĐ/Tổng TS tăng từ 9.35% (năm 2008) lên 27.7%, và tỉ lệ TSCĐ/Tổng TS giảm
từ 89.77% (năm 2008) còn 72.28%. Sự thay đổi cơ cấu tài sản trên là hợp lí trong
giai đoạn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Chính sự thay đổi trong cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản của công ty đã nói lên sự cải
thiện trong việc sử dụng hợp lí trong năm 2009, từ vốn lưu động -43,532,886,277
triệu đồng (năm 2008) lên 12,702,090,900 triệu đồng (năm 2009).
• Do doanh thu ghi nhận với lượng hàng bán trong sổ sách trong khi giá vốn ghi nhận
của hàng bán trong và ngoài sổ sách nên lợi nhuận của công ty quá nhỏ so với tài
sản,doanh thu…nên chỉ tiêu ROA,ROE,ROS đều rất nhỏ,gần như bằng 0
• Vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2009 gần bằng 2 vòng/năm, tương đương
06 tháng/vòng, như vậy thời hạn vay hạn mức quay vòng 05 tháng hiện nay, chứng
tỏ công ty đã thu xếp được nguồn thanh toán hiệu quả.
• Vòng quay khoản phải thu năm 2009 gần bằng 8 vòng/năm, tương đương 45
ngày/vòng, doanh thu từ khi bán hàng đến khi thu tiền về khoảng 45 ngày. Thực tế
công ty có chính sách bán hàng khá tốt, hạn chế tối đa sự chiếm dụng vốn của khách
hàng.

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 20


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

3.4 Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn

STT TÀI SẢN 31/12/2008 31/12/2009 Sử dụng vốn Nguồn vốn


A Tài sản lưu động
và ĐT ngắn hạn
28.334.144.298 99.813.644.406 75.092.120.749 3.612.620.641
I Tiền
239.791.610 1.907.648.386 432.143.224
II Các khoản phải
thu 11.506.517.367 19.020.997.913 10.029.094.929 2.514.614.383
III Hàng tồn kho 12.964.563.968 76.646.823.897 64.084.006.128 401.746.199
2 Nguyên vật liệu
tồn kho
10.212.912.188 5.175.340.152 41.562.427.964
3 Công cụ dụng cụ 1.787.479.881 1.385.733.682 401.746.199
5 Thành phần tồn
kho 964.171.899 23.485.750.063 22.521.578.164
IV Tài sản lưu động
khác 1.523.271.353 2.238.174.210 979.019.692 264.116.835
B Tài sản dài hạn 247.865.496.097 260.552.889.971 15.898.308.891 30.210.915.007
I TSCĐ 272.196.435.077 260.494.390.847 15.898.308.881 27.600.353.111
1 Tài sản cố định
hữu hình 228.786.190.401 234.810.271.649 6.024.081.248
2 Tài sản cố định
thuê tài chính 27.600.353.111 27.600.253.111
3 Tài sản cố định vô
hình 193.448.397 153.828.194 14.379.797
4 Chi phí XDCB dở
dang 15.670.443.168 25.530.291.004 9.859.847.836
II Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn 464.000.000 464.000.000
IV Tài sản dài hạn
khác 2.205.061.020 58.499.124 2.146.561.896
TỔNG TÀI SẢN 303.199.640.395 360.366.534.377 90.990.429.630 33.823.535.648
NGUỒN VỐN
A NỢ PHẢI TRẢ 173.270.072.358 196.727.177.659 14.112.572.798 37.569.678.099
I Nợ ngắn hạn 71.867.030.575 87.111.553.516 14.112.572.789 29.357.095.379
1 Vay ngắn hạn 35.016.686.949 51.294.549.805 16.277.862.856
3 Phải trả người bán 17.377.330.398 29.957.049.198 12.579.748.800
4 Người mua phải
trả tiền trước 5.751.004.556 2.316.365.004 3.434.639.552

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 21


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

5 Thuế và các
khoản phải trả
NN 107.682.813 114.822.854 92.859.959
6 Phải trả CNV 1.043.784.499 1.543.268.582 499.484.083
9 Phải trả, phải nộp
khác 12.570.541.360 1.985.468.073 10.585.073.287
II Vay và nợ dài hạn 101.403.041.783 109.615.624.143 8.212.582.360
III Nợ khác
B NGUỒN VỐN
CSH 129.929.568.037 163.639.356.718 4.343.150.017 38.052.938.968
I Nguồn vốn và
quỷ 129.929.568.037 163.639.356.718 4.343.150.017 38.052.938.698
1 Vốn đầu tư của
CSH 142.283.911.555 180.000.000.000 37.716.088.445
5 Chênh lệch tỉ giá
hối đoái -4.343.150.017 4.343.150.017
9 Lợi nhuận chua
phân phối (12354343518 -12.017.493.265 336.805.253
II Nguồn khác
TỔNG NGUỒN
VỐN 303.199.640.395 360.366.534.377 18.455.722.815 75.622.616.797
TÔNG 109.446.152.44
5 10.944.615.245

Sử dụng vốn Số tiền TT( Nguồn vốn Số tiền TT(%)


%)
TĂNG TÀI SẢN 90990429630 83.14 GIẢM TÀI SẢN 33823535648 30.90

A.Tài sản lưu động A.Tài sản lưu


&ĐT ngắn hạn động& ĐT ngắn
75092120749 68.61 hạn 3612620641 3.30

III.Các khoản phải 10029094929 9.16 I.Tiền 432143224 0.39


thu

IV.Hàng tồn kho 64084006128 58.55 III.Các khoản phải 2514614383 2.30
thu

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 22


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

2.Nguyên vật liệu 41562427964 37.98 1.Trả trước cho 2514614383 2.30
tồn kho người bán

5.Thành phẩm tồn 22521578164 20.58 IV.Hàng tồn kho 401746199 0.37
kho

IV.Tài sản lưu 979019692 0.89 1.Công cụ dụng cụ 401743199 0.37


động khác

B.Tài sản dài hạn 15898308881 14.53 IV.Tài sản lưu 264116835 0.24
động khác

I.TSCĐ 15898308881 14.53 B.Tài sản dài hạn 30210915007 27.60

1.Tài sản cố định 6024081248 5.50 I.TSCĐ 27600353111 25.22


hữu hình

2.Tài sản cố định vô 14379797 0.01 2.TSCĐ thuê tài 27600353111 25.22
hình chính

3.Chi phí XDCB dỡ 9859847836 9.01 II.Các khoản ĐT 464000000 0.42


dang tài chính dài hạn

IV.Tài sản dài hạn 2146561896 1.96


khác

II.Giảm nguồn vốn 18455722815 16.86 II.Tăng nguồn vốn 75622616797 69.10

A.Nợ phải trả 14112572798 12.89 A.Nợ phải trả 37569678099 34.33

I. Nợ ngắn hạn 14112752798 12.89 I. Nợ ngắn hạn 29357095739 26.82

1.Người mua trả tiền 3434639552 3.14 1.Vay ngắn hạn 16277862856 14.87
trước

2.Thuế và các khoản 92859959 0.08 2.Phải trả người bán 12579748800 11.49
phải nộp ngân hàng

3.Phải trả, phải nộp 10585073287 9.67 3.Phải trả CNV 499484083 0.46
khác

B.Nguồn vốn CSH 4343150017 3.97 II.Vay và nợ dài 8212582360 7.50


hạn

I.Nguồn vốn và quỹ 4343150017 3.97 B.Nguồn vốn CSH 38052938698 34.77

1.Chênh lệch tỷ giá 4343150017 3.97 I.Nguồn vốn và 38052938698 34.77


hối đoái quỹ

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 23


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

1.Vốn đầu tư của 37716088445 34.46


CSH

2.Lợi nhuận chưa 336850253 0.31


phân phối

TỔNG SỬ DỤNG 109446152445 100 TỔNG NGUỒN 109446152445 100


VỐN VỐN

Trong năm 2009 công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau:

• Tăng hàng tồn kho 64,084 triệu dồng (chiếm 58.55% tổng vốn sử dụng), chủ yếu là
tăng đự trữ nguyên vật liệu dùng cho sản xuất 41,562 triệu đồng, và tăng lượng thành
phẩm tồn kho 22,521 triệu đồng.
• Giảm các khoản phải trả phải nộp khác 10,585 triệu đồng (chiếm 9,67% tổng vốn sử
dụng).
• Tăng các khoản phải thu 10,029 triệu (chiếm 9,16% tổng vốn sử dụng), và tăng các
khoản phải thu khách hàng là 4384 triệu đồng, tăng các khoản phải thu khác 5644
triệu đồng.
• Tăng chi phí XDCB dở dang 9859 triệu đồng (chiếm 9.1% tổng vốn sử dụng).
• Tăng TSCĐ hữu hình 6024 triệu đồng (chiếm 5.5% tổng vốn sử dụng).
• Lỗ do chênh lệch tỷ giá 4343 triệu đồng (chiếm 3.97% tổng vốn sử dụng).
• Giảm các khoản người mua trả tiền trước 3434 triệu đồng (chiếm 3.14% tổng vốn sử
dụng).
Như vậy, trong năm công ty sử dụng vốn chủ yếu là để tăng tài sản lưu động với
việc tăng dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tồn kho sản phẩm. Mặt khác, để mở
rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, với nhiều khách hàng hơn, vì vậy các
khoản phải htu khách hàng cũng tăng. Bên cạnh đó là phần tăng nhẹ của tài sản cố định.

Để tài trợ cho các nhu cầu sử dụng vốn, công ty đã sử dụng các nguồn vốn chủ yếu
sau:

• Tăng vốn chủ sở hữu 38052 triệu đồng, tài trợ được 37.77%, đây là khoản tăng của
vốn đầu tư của chủ sở hữu 37716 triệu; của phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
336 triệu đồng.
• Tăng vay ngắn hạn 16277 triệu đồng (chiếm 14.87% tổng nguồn vốn)

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 24


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

• Tăng phải trả người bán 12579 triệu đồng (chiếm 11.49% tổng nguồn vốn)
• Tăng vay và nợ dài hạn 8212trieeuj đồng (chiếm 7.5% tổng nguồn vốn)
• Giảm khoản trả trước cho người bán 2514 triệu đồng (chiếm 2.3% tổng nguồn vốn).
• Giảm lượng tiền mặt tại quỹ 432 triệu đồng (chiếm 0.39% tổng nguồn vốn).
Như vậy, năm 2009 công ty sử dụng nguồn vốn dài hạn để tăng tài sản ngắn hạn.
Trong đó việc tăng khá mạnh hàng tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm là phù hợp
với loại hình sản xuất kinh doanh của công ty và nhu cầu của thị trường hiện nay.

Trong năm 2008, công ty đã sữ dụng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ dài hạn. điều
này dẩn đến vốn lưu động ròng của công ty năm 2008 bị âm. Để cải thiện tình hình, năm
2009, công ty đã tăng nguồn vốn dài hạn tới 273254 triệu đồng bằng cách tăng nguồn
vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Vốn lưu động ròng của công ty năm 2009 đã cải thiện
đáng kể (cụ thể là 29062 triệu đồng). Cơ cấu sử dụng vốn như vậy là đã hợp lý.

Như vậy, xét về tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty, có thể thấy rằng cơ
cấu sử dụng vốn của công ty khá hợp lý và an toàn.

4 Nhu cầu của công ty


4.1 Sự cần thiết của việc tái tục, tăng hạn mức tín dụng và hạn mức bảo lãnh nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2009
• Công ty chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2008, đúng vào thời điểm tình hình
kinh tế chung nhiều diễn biến phức tạp như lạm phát, thắt chặt tín dụng …, dẫn đến một số
khó khăn lớn cho công ty trong việc tiêu thụ hàng hóa. Sang năm 2009, tuy nền kinh tế thế
giới dần hồi phục nhưng vẫn còn những khó khăn chung. Đầu năm 2010, nền kinh tế lại bắt
đầu khó khăn, tình hình tín dụng thắt chặt, lãi suất vay tăng cao và không còn sự hỗ trợ từ
lãi suất từ chính phủ, các chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao…khó khăn cho doanh
nghiệp trong việc chủ động nguồn vốn.
• Hiện nay, cùng với xu hướng phát triển kinh tế và đầu tư xây dựng trong nước, thị
trường gạch ceramic đã có dấu hiệu bão hòa, ngày 1 nhiều công trình xây dựng cơ bản, xây
dựng nhà dân dụng với nhu cầu về thị trường gạch của người tiêu dùng ngày một nâng cao,
người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng gach granit hơn gạch ceramic, do gạch granit có
cường độ cao hơn, độ phẳng tốt hơn, tính chống mài mòn cao hơn và kích thước chuẩn
hơn..thích hợp với các công trình dân dụng, nhà dân dụng, công sở. Vì vậy, trong kế hoạch
năm 2010, công ty đã quyết định thực hiện phương án chuyển đổi công nghệ của dây
chuyền gạch ceramic lát sang sản xuất gạch ceramic tráng men và đầu tư thêm dây chuyền
GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 25
Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

granit mài cạnh (nhập phôi từ nước ngoài và tiến hành mài cạnh và đánh bóng) và dự kiến
sẽ cho ra sản phẩm trong tháng 6/2010. Như vậy, công ty sẽ sản xuất đồng thời 2 dòng sản
phẩm: ceramic và granit, với định hướng đó, công ty sẽ duy trì được lượng khách cũ, đồng
thời sẽ phát triển thêm phân khúc khách hàng có nhu cầu cao hơn.
• Trong năm 2009, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định.
Trong năm 2010, công ty sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều loại
sản phẩm hơn và chính sách bán hàng mới phù hợp với tình hình thị trường xây dựng hiện
nay. Vì vậy, công ty có nhu cầu cấp lại hạn mức tín dụng, bảo lãnh phù hợp với tình hình
kinh doanh trong năm 2010.

4.2 Phương pháp xác định hạn mức tín dụng


Phương pháp dựa vào giá thành, giá bán của 1m2 gạch men và công suất sản xuất, khả
năng tiêu thụ gạch men trên thị trường để xác định hạn mức tín dụng của công ty

doanh thu (5) 312.683.333.300


giá bán
ceramic 51,000
granit tráng men 66,000
granit mài cạnh 200,000
Chi phí giá vốn (6) 236.894.479.167
Chi phí trung bình sx 1m2 gạch ceramic (kèm phụ lục) (a) 37.6
sản lượng sx ceramic trong năm (1) 2.187.500
Chi phí trung bình sx 1m2 gạch granit (kèm phụ lục) (b) 48.5
Chi phí trung bình sx trong năm granit tráng men (kèm phụ
lục) (2) 1.895.833
chi phí trung bình sản xuất 1m2 gạch granit ( c) 165,000
sản lượng sx granit mài cạnh trong năm (3) 379,979
Khấu hao (8) 13.513.000.000
Chi phí lãi vay (7) 18.480.000.000

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 26


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

Lợi nhuận trước thuế =(5)-(6)-(7) 57.308.854.133


Thuế (được miễn thuế)
Lợi nhuận sau thuế (10) 57.308.854.133
Tổng chi phí sản xuất cần thiết=(5)-(8)-(10) 241.861.479.167
vòng quay vốn lưu động 2
Chi phí cho một vòng quay vốn lưu động (11) 120.930.739.583
Vốn lưu động ròng (12) 29.062.734.172
vốn chiếm dụng người khác (phải trả người bán) (13) 37.903.116.667
Hạn mức mới=(11)-(12)-(13) 53.964.888.745
Hạn mức tín dụng cũ 44.000.000.000
Hạn mức tăng 9.964.888.745
Hạn mức mới làm tròn 54.000.000.000
(a),(b): giá vốn đã bao gồm khấu hao và chưa tính chi phí lãi vay

(c): giá vốn sx gạch Granit mài cạnh bao gồm 90% là giá vốn nhập phôi từ nước ngoài
+10% chi phí gia công tại công ty

(1) Công suất thiết kế của 01 dây chuyền 3.500.000 m2/năm, tuy nhiên, công suất thực
tế đạt được hiện tại khoảng 75 công suất thiết kế, do đó sản lượng sx =
3.500.000/12*10*75%=2.187.500m2/năm (trừ 2 tháng công ty ngưng sx để bảo trì máy
móc)

(2) Vì dây chuyền sx gạch granit là chuyển giao công nghệ từ 1 dây chuyền sx gạch
ceramic ( công suất thiết kế 3.500.000) nên công suất thực tế đạt được khoảng 65%, do
đó sản lượng sx =3.500.000/12*10*65%= 1.895.833 m2/năm (trừ 2 tháng công ty ngưng
sx để bảo trì máy móc)

(3) công suất thiết kế của dây chuyền mài cạnh 701.500 m2/năm, do mới đưa vào vận
hành nên công suất thực tế đạt được khoảng 65% công suất thiết kế, do đó sản lượng sx
=701.500/12*10*65%=379.979m2/năm

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 27


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

(4) Chiếm dụng vốn khác: bằng tỷ lệ chiếm dụng vốn trong năm 2009 *tổng chi phí giá
vốn năm 2010=0.16*236.894.479.167

• Các trường hợp có thể xảy ra:


Changing cells Trường hợp bình thường Trường hợp xấu trường hợp tốt
Thay đổi giá bán gạch ceramic 0% -3% 5%
Thay đổi giá bán gạch Granit tráng men 0% -3% 5%
Thay đổi giá bán gạch granit mài cạnh 0% -3% 5%
Thay đổi công suất sx gạch ceramic 75% 65% 85%
Thay đổi công suất sx gạch Granit tráng men 65% 55% 70%
Thay đổi công suất sx gạch granit mài cạnh 65% 55% 70%
Thay đổi chi phí sx gạch ceramic 0% 5% -6%
Thay đổi chi phí sx gạch Granit tráng men 0% 5% -6%
Thay đổi chi phí sx gạch granit mài cạnh 0% 5% -6%
HẠN MỨC CẤP 53.964.888.745 46.448.744.266 55.575.703.078

Như vậy, trên cơ sở dự toán với sự hợp lý nhất định ở các khoản mục trên, phòng kinh
doanh đề nghị cấp

• Hạn mức tín dụng 54 tỷ đồng (bao gồm hạn mức tín dụng cũ 44 tỷ đồng)

• Thời hạn duy trì hạn mức từ 16/5/2010 đến 16/5/2011

• Vòng quay 02 vòng/năm. Thời hạn mỗi hợp đồng tín dụng ngắn hạn cụ thể là 6th

• Nguồn trả gốc và lãi: doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2010

5 Tình hình bảo đảm tiền vay


• Tổng dư nợ hiện nay của công ty:

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 28


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

• Tổng giá trị TSCĐ được dùng để thế chấp là:

Loại hình Số tiền


Hạn mức tín dụng cũ đã sử dụng 35.659.795.753
Dư nợ dài hạn cũ 84.965.494.320
Dư nợ dài hạn mới 41.438.900.000
Cam kết L/C 2.845.976.400
Tổng 164.910.166.473

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 29


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

Tỷ lệ
KH (01/01/09- Dư nợ giải ngân
Hạng mục Nguyên giá Giá trị còn lại
đảm
31/03/10) tối đa
bảo
Nhà xưởng 42.262.000.000 2.220.998.767 40.041.001.233 0.8 32.032.800.987
MMTB 140.489.234.240 9.441.828.089 131.047.406.151 0.7 91.733.184.305
Nhà kho XDDD 16.178.530.746 16.178.530.746 0.8 12.942.824.597
Hàng tồn kho thành
17.481.900.000 17.481.900.000 0.6 10.489.140.000
phẩm
Hàng tồn kho HTTTL
1.222.400.000 1.222.400.000 0.6 733.440.000
(LC 04, TG: 19,100)
Hàng tồn kho HTTTL
343.800.000 343.800.000 0.6 206.280.000
(LC 05, TG: 19,100)
Hàng tồn kho HTTTL
312.094.000 312.094.000 0.6 187.256.400
(LC 06, TG: 19,100)
MMTB (thuê TC) 24.269.642.858 1.628.960.047 4.092.943.293 0.7 15.848.477.968
NVL chính (chỉ thế
4.092.943.293 0.6 2.455.765.976
chấp cho Bảo lãnh)
Tổng 246.652.545.137 13.291.786.903233.360.758.234 166.629.170.232

• Tình trạng pháp lý của TSTC


• Hiện tại, đơn vị hoàn tất việc xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công trình
trên đất
• Hồ sơ pháp lý về máy móc, thiết bị: đã đầy đủ
• Khách hàng đang thực hiện
• Xây dựng nhà kho dở dang và cung cấp hồ sơ để định giá. Theo báo cáo kiểm toán
2010, giá trị nhà kho XDDD: 25.530 triệu đồng, lớn hơn giá trị SCB đã nhận thế
chấp 16.178 triệu đồng.
• Cung cấp hồ sơ trạm than, và hồ sơ máy mài cạnh ướt trong dây chuyền sản xuất
gạch granit mài cạnh để định giá nhận TSĐB, theo hợp đồng kinh tế, giá trị khoảng
6.000 triệu đồng.
• Trong thời gian tới
• Định giá lại toàn bộ tài sản: nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng tồn kho thành phẩm.
Tiến hành ĐKGD ĐB, công chứng, thế chấp
• Trước khi có kết quả định giá TSTC, chỉ giải ngân tối đa 164.910.166.473 đồng

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 30


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

• Sau khi có kết quả định giá TSTC, Chi nhánh tiếp tục giải nhân tiếp theo đúng tỷ lệ
tài sản đảm bảo an toàn.

6 Khả năng rủi ro

6.1 Dự báo và phân tích khả năng rủi ro


• Rủi ro do biến động giá nguyên vật liệu đầu vào
• Rủi ro do khách quan như tình hình thời tiết, biến động thị trường tiêu thụ
• Rủi ro về việc không bán được sản phẩm
• Rủi ro về sử dụng dây chuyền thiết bị không đồng bộ, hư hỏng trong quá trình hoạt
động
• Sự đóng băng thị trường bất động sản có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường nguyên
vật liệu xây dựng

6.2 Biện pháp hạn chế rủi ro


• Nguồn nguyên liệu trong nước cũng như nhập khẩu luôn được đảm bảo do đơn vị đã
thiết lập được quan hệ uy tín với nhiều nhà cung cấp đầu vào trong và ngoài nước
• Rủi ro thiên tai, đây là rủi ro bất khả kháng không thể kiểm soát được. Tuy nhiên đơn
vị đã mua bảo hiểm đối với toàn bộ nhà máy với người thụ hưởng là SCB nên rủi ro
cũng được hạn chế
• Rủi ro không bán được hàng: hiện tại công ty đầu tư đa dạng hóa sản phẩm và đầu tư
vào dòng sản phẩm gạch granit đang được ưu chuộng trên thị trường, bên canhm đí
sản phẩm ceramic của nhà máy còn phục vụ cho người tiêu thụ trung bình với giá
tương đối cạnh tranh hơn các dòng sản phẩm cùng loại trên thị trường, hơn nữa chất
lượng mẫu mã tốt so với mức giá nên rủi ro được giảm thiểu đáng kể
• Hệ thống dây chuyền nhập đồng bộ từ hãng thiết kế KEDA, đây là hãng cung cấp
thiết bị có uy tín tại trung quốc và có bảo hành cho công ty,do đó, rùi ro cũng được
hạn chế 1 phần

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 31


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

7 Kết luận và đề xuất


7.1 Kết luận
• Nhà máy sản xuất gạch men Anh Em Dic đã bắt đầu đi vào sản xuất và kinh doanh
ổn định, thương hiệu gạch của công ty đã được khẳng định trên thị trường miền
trung, tây nguyên và Miền nam
• Năng lực tài chính và năng lực quản lý: hội đồng quản trị của công ty đều là những
người có kinh nghiệm và có quan hệ rộng trong lĩnh vực kinh doanh hàng trang trí
nội thất. Công ty có một mạng lưới các đại lý tiêu thụ sản phẩm khá rộng khắp, đặc
biệt là ở khu vực miền trung, tây nguyên và miền nam
• Năm 2009, sau khi tổng công ty đầu tư và xây dựng (DIC) tham gia, tình hình tài
chính của công ty đã đi vào ổn định, vốn CSH tăng lên đạt 180 tỷ đồng và thị trường
tiêu thụ cũng được mở rộng
• Công ty có thiện chí và mối quan hệ hợp tác với SCB trong thời gian qua
• Với việc đầu tư vào Khu công nghiệp Chu Lai , công ty sẽ được hưởng những chính
sách ưu đãi về đầu tư. Và đây là một dự án điển hình của Tỉnh Quảng Nam với tốc
độ đầu tư nhanh và giải quyết được số lượng lớn công ăn việc làm cho hơn 500 công
nhân lao động tại huyện Núi Thành, QN.
• Công ty có chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt (chính sách chiết khấu, các buổi
giao lưu, họp mặt…)và tạo được nhiều mối quan hệ với nhà cung cấp, nên tận dụng
được nguồn vốn( công nợ) thông qua các bảo lãnh thanh toán mở tại SCB
• Về phía ngân hàng, có điều kiện gia tăng doanh số kinh ngạch xuất khẩu thông qua
việc tài trợ vốn lưu động cho đơn vị để nhập khẩu nguyên liệu nhu men màu, phôi
gạch.Đồng thời, ngân hàng sẽ có điều kiện để phát triển các dịch vụ chuyển tiền, phí
thanh toán quốc tế…
• Công ty đã thực hiện đúng cam kết chuyển doanh thu bán hàng về Ngân hàng

7.2 Đề xuất
• Tái tục và tăng hạn mức tín dụng của công ty như sau:
• Hạn mức tín dụng: 54.000.000.000
• Cho phép quy đổi giá trị tài sản đảm bảo với tỷ giá đúng bằng tỷ giá quy đổi dư nợ
tại thời điểm có sự biến động tỷ giá (từ 500đ trở lên)

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 32


Bài tập lớn: Thẩm định hồ sơ cho vay ngắn hạn

Vậy sau khi thẩm định toàn bộ hồ sơ của khách hàng, nhóm chúng tôi kính trình Tổng
Giám đốc ngân hàng, Hội đồng tín dụng, Phòng quản lý tín dụng, Giám đốc Chi nhánh xét
duyệt.

GVHD: ThS Hồ Hữu Tiến 33

You might also like