You are on page 1of 32

TRƯỜNG NGHỆ THUẬT BONSAI THANH TÂM

Tài liệu tập huấn:

KỸ THUẬT TRỒNG
HOA SỨ - XƯƠNG RỒNG

1
Giảng viên: ThS. Bùi Thị Lan Hương

Tháng 9 năm 2006


LỜI CẢM ƠN

Để có được cuốn tài liệu tập huấn này đến tay người nông dân
và quí học viên yêu thích bộ môn Bonsai cây kiểng, tôi xin
chân thành cảm ơn BGH Trường Nghệ thuật Bonsai Thanh
Tâm đã lựa chọn và cho tôi cơ hội để thực hiện chương trình
này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cám ơn đến các cơ sở đã đứng ra tổ chức các lớp
đào tạo cho nông dân ở địa phương, sự quan tâm chiếu cố của quí vị đến kỹ
năng và kiến thức của người nông dân là một đóng góp lớn lao cho đất nước.

Tôi xin trân trọng tinh thần hiếu học và cầu tiến của quí vị học viên, sự
hiếu học ấy là nguồn động lực để chúng tôi muốn cống hiến nhiều hơn và làm
việc nhiều hơn nữa. Mong rằng cuốn tài liệu nhỏ này sẽ mang đến cho quí vị sự
hài lòng và giá trị sử dụng cuả nó sẽ cùng quí vị làm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trân trọng và cám ơn,

ThS. Bùi Thị Lan Hương

2
MỤC LỤC

3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÓ TRONG TÀI LIỆU

4
DANH SÁCH CÁC HÌNH

5
DANH SÁCH CÁC BẢNG

6
PHẤN MỞ ĐẦU

I. Giới thiệu chung về môn học:


Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập của thế
giới, nền nông nghiệp nước ta đang đứng trước
những cơ hội và thách thức lớn. Chiến lược phát
triển nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2010 và tầm
nhìn đến năm 2010 cuả Đảng và nhà nước ta đã
vạch rõ:

Phát triển nền nông nghiệp đa chức năng, nông nghiệp sinh thái hướng
đến xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và
tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp nông thôn. Trong NN &
PTNT, nghề trồng hoa cảnh nói riêng và sinh vật cảnh nói chung đã có từ rất
lâu trong lịch sử nhân loại và phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở
Việt Nam ta, ngày xưa, nghề sinh vật cảnh được xem là nghề phục vụ cảnh trí
cho giới quan lại và triều đình. Chắc cũng chính vì lẽ đó mà có một thời gian
dài trong xã hội ta, sinh vật cảnh được quan niệm là nghề, là thú chơi, thú tiêu
khiển của những người nhàn hạ. Thế nhưng, theo thống kê gần đây cuả ngành
sinh vật cảnh, thì ngoài việc bảo vệ nguồn gien quý hiếm, ở một số địa
phương, ngành sinh vật cảnh còn đang trở thành một ngành kinh tế có giá trị
cao, ước tính thu nhập từ hoa cây cảnh đã lên đến gần 1.000 tỉ đồng mỗi năm
(trong năm 2003, giá trị xuất khẩu từ hoa cảnh đã lên đến khoảng 30 triệu
USD). Hơn thế nữa, sản xuất và kinh doanh hoa, cây cảnh còn giúp đẩy nhanh
việc xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp ở nhiều địa phương. Cụ thể, năm 2003 đã có hơn 30.000 hộ gia
đình thoát nghèo nhờ trồng hoa, cây cảnh và nhiều hộ gia đình nhờ trồng hoa
mà có thu nhập gần 1 tỉ đồng/hecta/năm. Do vậy, với xu hướng phát triển cuả
xã hội ta ngày nay và ưu thế trong tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế điạ
phương, sinh vật cảnh đang trở thành mũi nhọn chủ lực trong việc xác định
hướng đi mới cho nông dân, giúp nông dân thoát cảnh đói nghèo
Cùng với các sản phẩm sinh vật cảnh khác, hoa sứ và xương rồng là hai
loại cây có tiềm năng lớn trong phát triển và tiêu thụ. Nhằm giúp học viên có
cái nhìn tổng quan và kỹ thuật cơ bản trong việc trồng hai loại cây này, chúng
tôi xin giới thiệu chương trình tập huấn “ Kỹ thuật trồng hoa sứ và xương
rồng” đến quí vị học viên

7
PHẦN NỘI DUNG

I. CÂY HOA SỨ:

1. Nguồn gốc xuất xứ:


Cây hoa sứ hay cây Desert Rose có tên khoa học là Adenium Obesum
Balt, thuộc họ Apocynaceae (họ trúc đào), có nguồn gốc ở các nước thuộc
vùng sa mạc châu Phi. Thái Lan hiện là quốc gia đang phát triển mạnh loài
cây này, hằng năm họ giới thiệu hằng trăm giống hoa sứ mới sang thị trường
Hoa Kỳ. Ở nước ta, hoa sứ cũng được du nhập từ Thái Lan (cách nay khoảng
trên dưới bốn mươi năm), nhiều người cứ tưởng chúng có nguồn gốc từ Thái
Lan nên gọi là sứ Thái

Bảng 1: Bảng phân loại thực vật cây hoa sứ

Kingdom Plantae – Plants


Subkingdom Tracheobionta – Vascular plants
Superdivision Spermatophyta – Seed plants
Division Magnoliophyta – Flowering plants
Class Magnoliopsida – Dicotyledons
Subclass Asteridae –
Order Gentianales –
Family Apocynaceae – Dogbane family
Genus Adenium Roem. & Schult. – desert rose
Species Adenium obesum (Forssk.) Roem. &
Schult. – desert-rose

2. Đặc điểm sinh vật học:

Một đặc điểm dễ nhận thấy nhất là cây hoa sứ thường có gốc phình to,
có u nổi thành khối. Thân mập mạp và mọng nước, cành nhánh mềm, dài và
cong queo nên dễ uốn để tạo dáng theo ý muốn. Vỏ thân có màu xám xanh,
phủ một lớp lụa trắng mỏng ngoài cùng. Lá hoa sứ thường tập trung ở đầu
cành, lá dày, màu xanh bóng, cuống không nhìn thấy rõ. Khi lá rụng để lại sẹo
trên cành.
Cây hoa sứ khi được trồng bằng hạt thì 8 tháng đến 1 năm sau đã có thể

8
ra hoa. Hoa sứ thuộc loại hoa to, thường có dạng hình phễu do cánh hợp
thành, hoa có 5 cánh, chia thùy ở đỉnh, thường có màu đỏ tươi. Hoa sứ nở
quanh năm, nhiều nhất là những tháng mùa mưa. Hoa nở thành từng chùm,
mỗi chùm có từ 3-10 chiếc, tập trung chủ yếu ở nách lá. Trong một chùm hoa,
hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho
nên rất lâu mới nở hết chùm hoa.

Cây hoa sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây
có thể ghép nhiều giống hoa sứ có các màu sắc khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của
hoa, cây sứ còn có giá trị thưởng thức ở thế dáng của cây nhờ vào bộ rễ đẹp
và thân có thể uốn éo được

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:


3.1. Đất trồng:
Cây hoa sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều
trồng được chỉ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước dễ dàng.
Hỗn hợp đất trồng sứ thường là:
- 40 - 50% đất phù sa
- 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục.
Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân.
3.2. Cách trồng:
Có 2 cách trồng cây hoa sứ là trồng bằng biện pháp gieo hạt và bằng
cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng biện pháp trồng bằng
cành. Tuy nhiên biện pháp này có nhược điểm là gốc và bộ rễ cuả cây sau này
sẽ không đẹp bằng cây hoa sứ được trồng từ hạt, ngược lại, cây sứ trồng từ hạt
thường có hoa không đẹp nên để có cây hoa sứ đẹp toàn diện, đòi hỏi người
trồng phải có kiến thức về cách ghép cây và chăm sóc nhánh ghép.
Cây hoa sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm
sóc nên ít người trồng trực tiếp xuống đất vườn. Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở
đáy để thoát nước, có thể cho một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu để tránh đất
trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm
bít hết lỗ thoát nước. Đổ đầy đất trồng đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ
vào, điều chỉnh cho cây ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất
sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Nếu bộ củ rễ
to, phải đặt bộ rễ cao hơn miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để
khi tưới không bị tràn nước ra ngoài.

9
Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to
hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu thì dáng cây mới đẹp.
Khi chuyển sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên
đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng
ngang bằng miệng chậu, tưới nước đủ ẩm.

3.3 Cách sửa bộ rễ và tạo hình:


Cây trồng được 1 - 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa
cho đẹp. Bộ rễ sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa
thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng
bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm,
người quỳ gối….
Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi
miệng chậu để uốn và tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để có độ xoè hợp
lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi,
hoặc dùng sơn quét lên vết cắt để tránh sự tiếp xúc với nước gây thối rửa.
Tùy theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa
bộ rễ thì phải đợi đến khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước.
Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ,
rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người... Để cho sứ lành
sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh
mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.
Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ
lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng
thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo
ý muốn.

3.4 Bón phân:

Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai
mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ.
Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ
trong năm.
Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:
- Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành dăm) - dưới 6 tháng tuổi:
Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE
trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết
hợp dùng phân bón lá phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra
chồi, lá, rễ.

10
- Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-
15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết
hợp dùng phân bón lá phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi,
lá, rễ.
- Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân
NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30
ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích
thích ra chồi, lá, rễ.

3.5. Tưới nước:


Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, và
cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa
mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để dăm không nên tưới nhiều nước.
Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm
phun.

3.6. Cho cây ra hoa:


Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải
được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn
ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều
hoa.
Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ:
- Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp
rằm tháng 7 âm lịch.
- Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ
muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8.
- Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali
cao. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu
đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang
hình thành nụ.
- Giống như một số loại cây cảnh có ngồn gốc từ các nước sa mạc như
cây xương rồng, cây bát tiên, cây sứ Thái cũng yêu cầu thời tiết phải
tương đối nắng nóng thì chúng mới sinh trưởng, phát triển một cách
bình thường và ra hoa kết trái được, nắng nóng càng nhiều chúng ra
bông càng nhiều, bông càng đẹp và màu sắc của bông càng rực rỡ.
Muốn cây ra bông trở lại và ra nhiều bông, nên tiến hành một số công
việc sau đây:
 Đưa dần cây sứ ra ngoài chỗ có nắng ít để cây làm quen dần với điều
kiện nắng nóng, sau một thời gian khi thấy cây sứ đã quen với nắng gió

11
thì mới đưa cây sứ ra chỗ trảng nắng, nóng và có gió thông thoáng (nhớ
không đưa cây ra chỗ nắng ngóng ngay vì dễ làm cho cây bị ảnh hưởng
xấu bởi nắng nóng đột ngột)
 Đồng thời với quá trình trên thì dùng dao mỏng sắc cắt bỏ bớt chiều dài
của các nhánh (cắt cách chỗ chảng hai hai khoảng ba, bốn phân là vừa)
sau đó dùng vôi ướt bôi kín những chỗ vết cắt, rồi che mưa cho cây,
không để nước xâm nhập vào chỗ vết cắt làm cho chỗ vết cắt bị thối.
Bón thêm cho mỗi chậu một ít phân lân và kali. Sau một thời gian ở
phía dưới những chỗ cắt này nhẩy tược mới, khoảng ba, bốn tháng sau
các tược mới này sẽ đồng loạt ra bông.

3.8 Phòng trừ sâu bệnh:


Cây sứ thường có nhiều sâu bệnh chính như:
- Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá,
ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn
lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể
ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin,
Vibasu, Bassa
- Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp
chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu
dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút
nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời
cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm
hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn
cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt
lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc
không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và
phấn trắng.
Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…
- Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt
thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ
nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để
phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa
50ND, D-C Ttron Plus….
- Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó
trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát
hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm
cho chết cả cây chỉ sau vài ngày

12
Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do
các vết thương từ sâu rầy gây ra

Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có
đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào
vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran
16.6 BTN…
- Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường
sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan
nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào
thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan
đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả
cây.

Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị
đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin,
Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó
trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.

4. Kỹ thuật nhân giống:


4.1 Giống sứ:
Sở thích hoa sứ thật sự bùng nổ lần đầu tiên khi người trồng hoa có sự
chọn lưạ nhiều hơn và công việc chăm sóc cây hứa hẹn cho ra hàng trăm giống
lai khác nhau. Một điều mà chúng ta cần phải hiểu, dù như thế nào đi nưã thì
tất cả các giống sứ lớn lên từ những hạt giống đều là giống sứ lai tạo và cây sứ
tự bản thân nó rất ít khi thụ phấn và đối với mỗi một cây con thì nó sẽ có sự
khác nhau (tính không thuần chủng cuả cây sứ). Cây Sứ lai tạo có rất nhiều
loại khác nhau, từ dáng vẻ, cành nhánh. màu sắc và hình dạng của lá cho tới
màu sắc của hoa nên thường người ta phân loại theo nhóm:
4.1.1 Phân loại theo cấu trúc và đặc tính của cây
4.1.1.1. Sứ nhiều hoa (Adenium obesum):
Cây cao, thân mảnh khảnh với bản lá rộng, bề mặt bóng láng phớt đỏ
nhẹ. Ra hoa vào mùa đông và xuân, sau một khoảng thời gian lạnh khô, khi
đem vào vùng ấm, ẩm cây ngưng ra hoa.
Hình dáng hoa rất đẹp với màu trắng lan dần sang đỏ thẫm, mọc khít từ đầu
mút đến các cành nhỏ vào tận thân chính.
Sứ nhiều hoa mang rất ít đặc tính của dòng cây hybrids, do nó rất cứng cáp,

13
đặc biệt nhiều hoa, và phát triển khá tốt trong chậu.
Hầu hết các dòng sứ hiện nay đều có liên quan đến 2 dòng : A. multiflorum và
A. somalense var. somalense, do người ta dùng 2 dòng này để tạo ra các hạt
giống chuyên cho việc trồng trong chậu. Và trong quá trình tạo hạt giống này,
người ta hạn chế bớt các đặc tính của loại cây Hybrid để các hạt giống này phù
hợp hơn với điều kiện trồng trong chậu về sau.
Hình minh họa là một cây trắng "tinh khiết (Khao Pra Pa Phan) của Thái, và
cây đỏ nhung với màu đỏ lan tỏa từ trong ra ngoài rìa cánh hoa làm ta có cảm
giác như có sự lan tỏa nhiệt từ trong ra ngoài. Hai cây này thể hiện dãy màu
mà dòng sứ Adenium obesum có thể đạt được

4.1.1.2.Adeniumswazicum:
Đây là dòng Sứ được xem như khó trồng nhất, hoa có màu từ tím nhạt
hoa cà đến gần đỏ thẫm. Loại n ày được ưa thích bởI màu sắc đặc biệt của hoa,
hoa nở dày đặc tự nhiên. Giống như các dòng cây vô tính khác, Sứ swazicum
có thân khá mềm, các cành nhỏ và cuống hoa nhiều khi rủ oặt xuống, tuy
nhiên, vẫn có thể chọn ra được một vài loạI có thân đứng khá thẳng, cho hoa
sậm màu với hình dáng hoa khá đẹp

Hình minh họa cây Sứ Màu tía:


một cây rất đặc biệt rất đẹp của
dòng A. swazicum được sử
dụng để nhân giống rộng rãi.
(Nguồn http://imageshack.us)

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tạo ra được hạt của sứ swazicum.

14
Bởi việc thụ phấn cho dòng sứ naỳ là cực kỳ khó khăn do cấu trúc ống của hoa
thì hẹp và cứng, vì thế rất khó bộc lộ được phần nhuỵ mà không làm hỏng cấu
trúc của hoa. Cho dù có thụ phấn được thì “trứng” chỉ có thể daỳ dần lên mà
không bao giờ hình thành được trái bất kể thời gian bao lâu.
Ngoài ra, dòng sứ Swazicum vô tính và nhiều dòng cây hybrids khác đều rất
nhaỵ cảm với rệp đỏ.
4.1.1.3. Adenium arabicum:
Dòng Sứ này khác biệt với các dòng Sứ khác bởi cấu trúc thân nổi bật
và độ dày lá vượt trội, rất mọng nước so với các dòng khác. Do đó dòng
arabicum mang nhiều đặc tính của giống cây sa mạc nhất.
Hạt Sứ arabicum đặc biệt khá to, nẩy mầm nhanh và cho ra những cây giống
có thân cứng cáp. Hình dáng cây khá đa dạng, và hiện nay đang được nghiên
cứu nhằm tạo ra dạng thân, nhánh cao hơn dòng hiện taị.

Hình minh họa là


một cây thuộc dòng
Arabicum với dáng
cây nhỏ hơn, lá nhỏ
và có nhiều cành
nhánh

(Nguồn http://imageshack.us)
Có vài giống Sứ đẹp như ''những đoạn văn trong tiểu thuyết''. Một giống trong
số đó được bán ở Bangkok ban đầu với tên "Adenium socotranum" và tên hiện
tại là Golden Crown (Vương miện hoàng triều), một trong những giống đẹp
nhất với thân cứng cáp, lùn, củ mập mạp, lá màu xanh xậm và dài, lá dày và
trơn bóng. Hoa điển hình, nhỏ và thường có màu tía

Hình minh họa là trái của một cây


Adenium arabicum, trái mập mạp
và sẽ lớn lên, dài ra theo thời gian
(Nguồn http://imageshack.us)

4.1.1.4. Adenium somalense var. somalense:

15
Một cây Sứ lớn dòng Adenium somalense var. somalense; cây này trưng bày
tại Thái và rao bán với giá US$25,000 !

(Nguồn http://imageshack.us)
Một dòng sứ mạnh mẽ, cây cao và phát triển rất nhanh thành một cây sứ
'Khổng lồ" một cách nhanh chóng và sẽ phát triển rất nhanh trong điều kiện
trồng trực tiếp xuống đất vườn. Một dòng cây "mắn đẻ" và có khả năng lai
giống cao. Cây sứ này thuộc giống sứ nhiều hoa và là cây sứ được dùng để lai
tạo ra hầu hết các giống Sứ khác trên thế giới. Một đặc tính được truyền lại
cho thế hệ cây lai sau này là trên lá có 1 đường gân đỏ chạy dài xuống đến tận
cuống lá
4.1.1.5. Adenium somalense var. crispum:
Đây là một dòng cây được lai tạo ra gần đây, được xem như một dòng phụ của
cây Adenium somalense, nó có nhiều điểm rất khác biệt với những dòng sứ
trên. Với kinh nghiệm bản thân, những nhà trồng Sứ nhân giống vô tính tại
Mark Dimmit USA và thu được rât ít cây giống, đa phần các cây này khó sống
(có khả năng do thuốc diệt nấm Macozeb). Điểm đột phá là tính rắn chắc của
cây, dáng vẻ đặc biệt, bộ lá có vân nổi lên như cẩm thạch và rất nhiều hoa, với
những cánh hoa gợn sóng. Đây là một dòng hoa rất đặc biệt mà khi không nhìn
thấy nó ta không thể tưởng tượng được là có dòng cây này tồn tại.
4.1.1.6. Adenium bohemianum: (Sứ cùi)
Đây là một dòng sứ khá đặc biệt, nó có hoa giống với hoa cây A. swazicum,
có lá rộng bản, có thời gian ngủ (vào cuối mùa thu cây rụng hết lá trong thời
gian dài và khi mùa xuân đến cây đâm chồi nảy lộc và ra hoa mới), hoa ít. Sứ
cùi hiện nay cũng có một số dòng Hybrid khá đẹp như màu đỏ nhung, vàng

16
viền đỏ...
4.1.1.7. Adenium oleifolium:
Đây là một dòng sứ rất mới, đòi hỏi điều kiện sống rất khắc khe nên thường
hầu như rất ít người trồng được cây này, ngay cả những vườm ươm cũng rất ít
thành công với dòng cây này

4.1.2.Phân loại theo màu sắc của hoa


Căn cứ theo màu sắc ta có các nhóm màu cơ bản sau:
4.1.2.1. Màu Trắng
Phần lớn các cây có màu trắng tinh khiết, dòng vô tính bạch tạng đều không có
sắc tố đỏ (cần hiểu là sắc tố đỏ hiện diện cực thấp trong cây) và hoàn toàn
không có màu đỏ trong cuốn và cánh hoa, trái có màu xanh lá và không có một
tì vết đỏ nào và hạt có màu trắng. Kích cỡ hoa thay đổI từ nhỏ đến lớn, với
dòng vô tính đẹp nhất luôn có cỡ hoa trung bình lớn mọc thành chùm như là
cây Moro Lok Dok cuả Thái.
Hình minh họa là một giống mới chưa đặt tên với cánh hoa trắng lớn, hoa
nhiều trên một nhánh:
Vấn đề hay gặp phải với hoa màu trắng bao gồm việc đặc tính cực kỳ nhạy
cảm vơí những đốm mà nguyên nhân gây ra do tia nước, đặc biệt hơn là thuốc
trừ sâu và phân bón lá
4.1.2.2. Màu nhạt:
Màu nhạt là màu cuả tất cả các loại hoa có màu thua màu trắng (sắc độ tinh
khiết) đến màu phớt nhẹ, thường là màu phớt hồng (hồng nhạt) hay là màu
kem. Một ví dụ cổ điển là cây Chomphoo Samran. Vài dòng vô tính có hoa khi
mớI nở ra có màu đỏ nhưng rất chậm sẽ chuyển sang màu hồng đến đỏ theo sự
thay đổi cuả nhiệt độ (dòng vô tính này có thể được gọi là “Cây hoa sứ biến
màu cảm ứng nhiệt”). Việc tạo ra một giống cây thay đổi màu mới phải có tính
chất màu thay đổi ngày càng sậm theo tuổi tác cuả cây. Màu hồng là một
giống đặc biệt cuả A. obesum và sự chọn lọc với màu cơ bản phải trội hơn hẳn
những màu trước đó. Một ví dụ khá tốt là cây Nung Deo với kiểu hoa dòng vô
tính chấp nhận được, nó có nhiều hoa và có màu xanh trong cuống hoa, lá màu
sáng bóng.Giống hồng mới phải có tất cả các đặc tính trên với nét đặc trưng
rắn chắc, sáng, hồng tuyền…
4.1.2.3. Đỏ:(dùng chung cho tất cả các cây mang sắc tố đỏ)
Giống sứ Thái màu đỏ truyền thống có viền ngoài màu trắng (có chữ Daeng
đứng trước có nghĩa là màu đỏ ở Thái) nhưng tiếp tục sự chọn lọc và nhân
giống ở Đài Loan cho ra đời một số lượng lớn cây sứ hybrid với màu đỏ nhiều
mức độ khác nhau. Từ đây ra đời bảng màu sứ vớI hy vọng mô tả đầy đủ độ
đậm nhạt cuả màu- một vài trong số đó thật sự khác biệt.Có một số vấn đề với

17
cây sứ đỏ hiện nay, trong chừng mực nào đó màu đỏ trong tất cả các giống
hybrid có nhiều sự khác biệt bao gồm màu hồng và
· Sự suy giảm màu: hầu hết các loại đỏ nhạt, từ loại lớn cho đến loại nhỏ. Một
vài giống khi nở có màu sẫm, hầu hết có màu đỏ nhung và nhanh chóng phai
màu nhạt dần đi và cuốI cùng màu đỏ mất hẳn. Đây là do ảnh hưởng bởI nhiệt
độ cao cuả môi trường. Một vài giống tốt có màu giảm rất chậm nhưng vẫn
chưa có giống nào giữ được màu, và theo kinh nghiệm thì những cây này càng
già thì màu càng đậm dần lên.
· Rìa cánh hoa bị héo khô: hoa màu đỏ là loạI dễ bị mắc tật rìa cánh hoa bị đen
dướI trờI nắng gay gắt, và khô. Chúng ta phảI có cách chăm sóc đặc biệt đốI
vớI loại này.
· Khả năng tự nở hoa hoàn chỉnh thấp: giống sứ đỏ thường bị khô hoa và
cuống hoa, dẫn đến việc khi hoa nở nhìn mất thẩm mỹ. Một vài giống vô tính
đẹp như là cây Red Beauty.
· Ít hoa: không nhiều lắm những cây hybrid màu đỏ ra hoa đơn lẻ. Vài giống
vô tính thì không ra hoa vào muà đông hoặc xuân, và chúng ra từng chùm hoa
đơn lẻ không nở rộ chỉ nở mỗi lần vài hoa.
· Hoa quá mềm: những giống hybrid màu đỏ thường có hoa không cứng cáp,
luôn ủ rủ.
4.1.2.4. Purples: Màu Tía
Hầu hết các giống sứ vô tính màu tiá đều là xuất thân từ cây sứ nguyên thủy
cuả Thái, tất cả cá giống sứ có chữ Muang có nghiã là có sử dụng cây hoa màu
tía để lai tạo.
Chúng ta có những dòng ô tính rất ít bị nhạt màu nhưng lại có hoa rất nhỏ.
Phần lớn các cây này có kích thước lớn, cây tăng trưởng nhanh, vì vậy cần
phải thay đất mỗi năm 1 lần.
4.1.2.5. Patterns:
Hoa cây sứ Pattern thì nhìn rất cứng cáp và có nhữngchuẩn mực riêng biệt; có
thể đó là hình ngôi sao ở giưã các cánh hoa (phần màu trắng), một giống hoa
cánh có viền (màu trắng vớI viền màu xậm hơn) hoặc là viền màu nhạt xung
quanh cánh hoa màu đậm hơn. Những giống pattern khác có thể sẽ ra đời trong
tương lai.
Bông hoa với ngôi sao trung tâm như là giống Thiên Tú (Universal Star) là
một giống tạo ra từ giống Thái nguyên thuỷ và màu sắc cơ bản thể hiện trên
cuống hoa và cả các cánh hoa. Hiện tại các giống được chọn lọc đều là giống
có ít sự đa dạng nhất và nó không mang nhiều hoa nhưng vài cây trong đó
nhìn rất sáng và được chọn lưa cho bộ sưu tập.
4.2.Ghép sứ:
Trong tự nhiên, thực vật không ngừng phát triển và biến đổi để tự thích

18
nghi với môi trường sống mà tồn tại. Quá trình biến đổi đó đã sản sinh hàng
loạt sản phẩm tự nhiên: từ cây có kích thước lá to xuất hiện cây lá thu nhỏ lại;
màu sắc trên lá cũng có khác nhau; lá đốm, lá 1 sọc, lá cẩm thạch; từ hoa đơn
đến hoa kép; từ một giống hoa có một màu xuất hiện cây có hoa nhiều màu
phong phú. Dựa trên sự phát triển đa dạng đó của thực vật, nghệ nhân cây
cảnh nhiều nơi đã thu gom tuyển chọn chắt lọc lai ghép tạo ra một cây cảnh có
nhiều đặc điểm lá, hoa khác nhau:

Nếu trồng cây cần thăng làm kiểng trong chậu, cây cần thăng này sẽ khó có
hoa và trái. Nhưng nếu ta ghép cây tắc vào cây cần thăng thì trái tắc vào cây
cần thăng thì trái tắc đã hiện diện trên cây cần thăng.

Nếu muốn cây có hoa nhiều màu thì cây mai vàng ghép được các màu: vàng
đậm (12 cánh), vàng nhạt (5-6 cánh), cam (5 cánh), trắng (5-6 cánh), xanh (5
cánh) ..v.v..

Cây hoa giấy phép được nhiều hoa có màu phong phú và cũng ghép được lá
xanh lẫn sọc trắng; lá vàng đục trên cùng một cây.

Và 2 năm gần đây, nghệ nhân hoa cảnh đã trình làng cây hoa sứ Thái ghép
nhiều màu; các màu mới như sau. Qua đây tôi xin được thông tin và trao đổi
với các bạn quy trình kỹ thuật ghép hoa nhiều màu trên cây sứ Thái.

4.2.1. Gốc ghép :

Nên chọn lựa những gốc sứ có hình dạng đẹp. Bộ rễ đã thành củ già cỗi để
ghép. Tất nhiên bạn có thể đại trà trên các cây sứ 2 tuổi để lấy giống. Có 2
phương pháp: ghép ngọn và ghép hông
4.2.2. Phương pháp ghép:
4.2.2.1. Phương pháp ghép ngọn

* Thời điểm ghép:

Có thể ghép quanh năm, nhưng lý tưởng nhất vẫn là thời điểm mùa khô ở Nam
Bộ - cuối tháng 10 âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch, năm sau.

* Các thao tác ghép:

Ngưng tưới 7 ngày: nếu như bạn ghép sứ vào mùa mưa phải chủ động che

19
chắn cho chậu sứ thật khô ráo.

Cắt tỉa các cành dư thừa - chừa lại đủ số cành để ghép vì mỗi cành chỉ nên
ghép 1 màu mới đảm bảo việc lưu chuyển dòng nhựa tập trung đủ nuôi cho
ngọn ghép mới.

Chọn ngọn ghép có tiết diện tương ứng với tiết diện cành ghép nhưng không
được lớn hơn.
Ơở đầu cành ghép chọn điểm ghép cắt mở mối ghép dạng mang cá

Gở ngọn ghép cắt xéo hai bên thân để vết cắt hình chữ V khớp với cành ghép
Các động tác cắt mở vết ghép nên thao tác thận nhanh, chính xác và băng lại
bằng dây nylon chồng khít lên nhau, trùm kín mối ghép

Dùng bao nylon mới nguyên (kích thước 10x25 cm) trùm bên ngoài cành
ghép, buộc dây thật chặt, 7 ngày - 10 ngày sau tháo bỏ bao nylon; 21 ngày sau
quan sát các vết mối ghép nếu đã kéo mủ lành vết ghép thì ta cắt bỏ dây băng.

2 - 3 ngày sau ta có thể đưa cây sứ ra ngoài môi trường tự nhiên.


45 - 60 ngày sau các chồi ghép phát triển tốt sẽ cho đợt hoa đầu tiên

4.2.2.2. Phương pháp ghép hông:

Cắt tỉa cành để phân bố vị trí ghép: Cắt tỉa đầu cành sứ gốc chừa dài hơn một
đoạn khoảng 15 - 20 cm. Sau này sẽ cắt trở lại phần dư này.

Chọn vị trí để ghép: Ta chọn vị trí ghép ở bên hông cành sứ gốc 1 đoạn từ 10 -
12 cm tính từ nơi cắt tỉa trở xuống, dùng dao bén vạt xéo vào hông cành một
đoạn 2 - 3 cm.
Ngọn ghép có chiều dài 7 - 10 cm, đáy được vạt xéo hai bên theo kiểu vạt
nêm, phần vạt nêm dài độ 2 - 2,5 cm.

Sau đó ta đưa ngọn sứ ghép cắm vào cành sứ gốc.


Điều chỉnh cho phần vạt xéo ở ngọn sứ ghép nằm trong chỗ đã vạt ở cành gốc
ghép. Dùng nylon băng kỹ - quấn dây băng từ dưới lên trên qua khỏi vết cắt.
Lại quấn từ trên xuống và cột dây băng lại.

Kế đến ta dùng bao nylon có kích thước 10 - 25 cm trùm kín cành ghép lại
5 - 7 ngày sau ta tháo bao nylon.

20
15 - 20 ngày tiếp theo ta tháo băng nơi vết ghép và cắt bỏ bớt phần thừa ở
cành gốc ghép.
Đưa cây sứ đã ghép ra nắng. Chăm sóc cây bình thường

Tưới ít nước, thường một quy trình ghép như vậy thì 90 ngày sau ngọn ghép sẽ
cho hoa lần đầu. Lưu ý:

+ Nếu như ở cách ghép 1 - ghép nối tiếp giữa cành và ngọn, mối ghép cắt theo
chữ V, đòi hỏi thao tác cắt vạt mối ghép phải thật chính xác ở cả ngọn gốc và
đọt ghép mới mong có được sự tiếp xút nhựa để nuôi ngọn ghép.

+ Khắc phục yếu điểm ở các câu 1, áp dụng cách ghép ở hoa giấy đưa sang
ghép sứ. Ơở cách ghép này ta chẻ thân cành gốc ghép (vạt xéo bên hông cành
ghép) bên ít bên nhiều chênh lệch nhau cỡ 2/3. Khi đưa ngọn ghép vào nơi vết
ghép, nhựa được tiếp xúc nhiều hơn nên đạt tỷ lệ sống của ngọn ghép nhiều
hơn. Có nhiều khi ngọn sứ lại một lần nữa cho vết ghép đẹp hơn và nhựa lại
dồn nuôi ngọn ghép tập trung hơn.
4.3.Cách gieo hạt:

Trái sứ to nhỏ tùy theo giống, mang 2 hàng hạt bên trong, màu xanh, lớn lên
có thể xanh xám, xanh nâu hoặc xanh đỏ, khi già chín. Người trồng phải lấy
dây cột lại đừng cho bung vỏ ra hoặc lấy bao bó lại

a) Hạt :

Hạt sứ cỡ như hạt gạo nhưng nhỏ hơn và dài hơn, màu xám, ở 2
dài, khi ra khỏi vỏ xòe rộng bay đi rất xa theo chiều gió. Mỗi trá đến vài trăm
hạt, Tùy theo loại tùy thco giống sứ.
b) Gieo hạt :

Muốn gieo phải gở bỏ hết lông tơ, để phơi nơi ít nắng cỡ 1 ngày, xong pha
một dung dịch phần ngàn chất kích thích ra rễ như Atonic trong vòng 1 đêm.
Làm đất 3% đất tơi xốp với 70% tro trấu, trộn đầu, bỏ vô khay, tưới nước vừa
đủ ẩm, gạ thành ô cỡ 8 phân vuông đến 10 phân vuông, gạch thêm một đường
sâu cớ 1 phân giữa
Vớt hạt đã ngâm ra bỏ hạt nào lép, đặt nằm từng hạt một xuống đường mới
vừa kẻ, là vuông. Xong lấy rổ có lưới nhỏ rây trấu hoặc sơ dừa mục phủ lên
một lớp mỏng lên hạt. M bằng vòi phun mịn cho vừa đủ ẩm, cớ 3 ngày hạt sẽ
bất đầu nẩy mầm. Mầm rất to, ng đất. Nên để ý cây nào mọc không đúng chỗ,

21
lấy tăm tre chống sửa lại cho ngay ngắn. nước vừa đủ ẩm cho cây con lên
mạnh. Khoảng 10 ngày sau, có thể tưới thêm một lần n ngàn như trước, hoặc
mỗi 10 ngày tưới phân NPK có lỷ lệ đạm cao 30 – 10 - 10 để cho cây tăng
trưởng nhanh. Khi thấy đất lún xuống, lòi rễ ra, nên bỏ đất con đứng vững.
c) Cây con

Vài tháng sau khi thấy cây con có 5 - 6 lá, có thể bứng lên trồng vô giỏ trực
nhỏ, hoặc ch cây một chậu mau lớn, tưới phân tưới nước đầy đủ cỡ 7 - 8 tháng
có thể ra hoa. Đến lú cỡ bằng bắp tay, cao trên 50 - 60 cm. Đến 1 năm cây sứ
có thể cao từ 80 cm đến 1m. hoa lai tạo ra màu
gì có thể một số cây ra hoa đỏ giống cây cho phấn đực một, số cây ra hoa
trắng giống cây trung gian nửa trắng, nửa đỏ hoặc đỏ (đậm, đỏ nhạt v.v... .>

II. CÂY XƯƠNG RỒNG:


1. Nguồn gốc xuất xứ:

22
Cây xương rồng có xuất xứ từ vùng Châu Mỹ nhiệt đới, thuộc họ xương rồng
Cactaceae, chiếm số lượng lớn trong hơn 20.000 loài cây mọng nước. Chúng được biết
đến như một loại cây biết chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn
tại nhờ vào sự biến đổi một phần hay toàn bộ cơ thể của mình (Danny Schuster, 1990.).
Có một thời gian người ta công nhận rằng Christopher Columbus đã mang những cây
xương rồng đầu tiên đến Châu Âu, nhưng theo báo cáo ở Châu Âu vào năm 1635 thì
cây xương rồng Opuntia đã được phát hiện ở Mexico năm 1325 (Mariella Pizzeti,
1985.). Các thổ dân ở đây đã coi giống xương rồng này như một thứ cây linh thiêng
thần bí với sự tôn kính đặc biệt và chỉ được trồng ở những nơi biệt lập của những vị
pháp sư, người ta đồn đại và tin tưởng rằng cha Xứ đã nằm mơ và được đấng tối cao
chỉ dẫn phải trồng giống xương rồng này để cầu an cho muôn dân. Vì vậy, đối với
người dân Mexico, cây xương rồng có một vị trí linh thiêng đặc biệt, nhà nào cũng
trồng và tôn thờ cây xương rồng. Cho đến ngày nay trên lá cờ và quốc huy của nước
Mexico luôn có hình cây xương rồng và người Mexico luôn cảm thấy cây xương rồng
là một loại cây không thể thiếu trong đời sống và gia đình của họ. Năm 1552, Martin de
la Cruz đã viết quyển sách nổi tiếng Codex Badianus trong đó có mô tả xương rồng
Cereus và Opuntia (Mariella Pizzeti, 1985.).
Cây xương rồng Melocactus đã được mô tả bởi Matthias de I’ obel vào năm
1576 dưới tên gọi là Echinomelocactus.
Năm 1597, một quyển sách nổi tiếng do John Gerald viết mang tên The Herbal or
General History of Plants trong đó có mô tả 2 cây xương rồng, một là Melocactus và
một là Opuntia.

Vào thế kỷ thứ 17, ở Vườn thực vật học Châu Âu, một số giống xương rồng đã
được nghiên cứu và định danh mặc dù trước đó, một số đã được đặt tên bởi nhà thực
vật học Linné.
Vào thế kỷ 19, đánh dấu sự gia tăng lớn về chủng loại xương rồng. Năm 1919 –
1923, quyển sách thứ 4 trong bộ sách nghiên cứu về Cactaceae đã được xuất bản.
Cho đến nay, từ sự lai giống tự nhiên và lai giống nhân tạo đã gia tăng số lượng
xương rồng lên đến gần 20.000 loài. Nhiều công trình phân loại có tính hệ thống về họ
những cây xương rồng đã được phát hành cho đến nay, chẳng hạn như công trình của
Britton and Rose năm 1922, Buxbaum năm 1956, Backerberg năm 1966, Ritter năm
1972, và Gotz năm 1984 (Danny Schuste, 1990.).

23
2. Đặc điểm sinh vật học:
Thân cây : xương rồng rất đa dạng: hình trụ (thường gọi là mộc trụ hoặc
độc trụ), hình cầu và đẹp. Đa số giống hình trụ và hình cầu, số ít giống hình đẹp,
như cây Lưỡi Long (Huỳnh Văn Thới, 1997).
Lông: Đa số giống xương rồng có thân trơn láng, nhưng cũng có một số
giống thân có lớp lông mịn phủ đầy, như giống Cephalocerus. Có giống trên ngọn
được phủ chụp lớp lông dài trắng xóa, gọi là “Bạch đầu Ông” như giống
Borzicactus (Huỳnh Văn Thới, 1997).
Gai : Xương rồng là biến thể của lá mà thành, đây là đặc tính của đa số
giống cây mọc ở vùng sa mạc quanh năm nóng cháy. Và nhờ vào tiết diện gai quá
nhỏ đó nên xương rồng không bị thoát nước nhanh như các giống cây kiểng có
nhiều lá khác. Tiêu biểu về dạng gai như sau: .
- Giống xương rồng Euphorbia có nhiều gai, vừa dài vừa to, lại nhọn
và cứng (giống này vốn màu xanh, nhưng ngày nay đã lai tạo ra được
giống mới có màu đỏ sẫm rất lạ và đẹp).
- Cây xương rồng Echinocactus grusonii thân có nhiều gai chằng chịt
bao kín khắp thân cây.
- Giống xương rồng Cephalocereus có lông rất cứng nhưng ít và nhỏ,
lông giấu mình trong những nùi lông tơ trắng rất êm dịu… (Huỳnh Văn
Thới, 1997).
Lá xương rồng: Khi nói đến xương rồng ai cũng nghĩ đến thân nó trơ trụi,
không lá. Thế nhưng thực tế cũng có một số ít giống xương rồng có lá. Có giống lá
nhỏ có giống lá to, nhưng đa số lá đều có cuống ngắn và bản dày vì bên trong
mọng nước:
- Cây xương rồng Aeonium holochrysum xuất xứ ở vùng Bắc Phi có nhiều
lớp lá xếp khít nhau thành vòng tròn đồng tâm, trông như những cánh hoa
Hồng đang xòe nở.
- Cây Aeonium haworthii thì có lá to và dày hơn.
- Giống xương rồng Pleiospilos xuất xứ ở vùng Nam Phi có lá hình mắt
cáo vừa dài vừa rộng bản.
- Một số giống xương rồng khác, trong đó có giống Euphorbia có lá
nhỏ xuất hiện ở phần ngọn, và từ cạnh mép của cành …
(Việt Chương, Nguyễn Việt Thi, 2002).

24
Rễ xương rồng: Xương rồng không có rễ cái (rễ trụ) mà chỉ có chùm rễ
con lưa thưa. Chùm rễ con này có nhiệm vụ giữ cho thân cây mọc đứng thăng
bằng, không bị ngã đổ, và hút chất bổ dưỡng trong đất để nuôi cây. Mặc dầu có bộ
rễ yếu, nhưng cây xương rồng lại có sức sống khỏe, dẻo dai (Việt Chương,
Nguyễn Việt Thi, 2002).
Hoa xương rồng: Xương rồng trổ hoa quanh năm, điều này đã thu hút
mạnh sự đam mê của người trồng nó. Số lượng hoa mỗi lần trổ có thể từ một đến
năm, bảy hoa, thậm chí nhiều đến chín, mười hoa, trông xum xuê rất đẹp mắt.
Tùy từng giống mà hoa nở trên cây ít hay nhiều ngày: có giống chỉ nở một
ngày rồi tàn, nhưng cũng có giống hoa khoe sắc trên cây đến vài ba ngày mới héo.
Màu sắc của hoa xương rồng cũng rất đa dạng, gồm có màu trắng, đỏ son, tím lợt,
vàng chanh, vàng cam. Đó là chưa nói đến nhiều sắc hoa có chấm điểm trông thật
hấp dẫn.
Về vị trí hoa trổ ra trên cây tùy giống mà có sự khác nhau. Thông thường
thì hoa mọc ra từ kẽ múi, nếu thân có dạng múi. Ngược lại, nếu thân dạng khía thì
hoa mọc ra ở cạnh gai (gai mọc ở mép khía). Ngay chồi con cũng vậy, thân dạng
múi chồi con nẩy ra từ kẽ múi; còn thân dạng khía thì chồi con nẩy ra ở cạnh gai.
Cũng có loài xương rồng hoa mọc thành từng cụm ở nách lá, như các loài
Euphorbia millii, Euphorbia ligularia … Có loài mọc trên sẹo của lá như loài xương
rồng Euphorbia antiquorum …(Việt Chương, Nguyễn Việt Thi, 2002).
 Trái xương rồng: Xương rồng có trái hình cầu bên trong không chia
thành ngăn hoặc múi, và chứa nhiều hột. Từ lúc xương rồng trổ hoa cho
đến ngày trái chín, tùy giống, ngắn là một tháng, dài là ba tháng.
 Hột xương rồng: Trái xương rồng chứa rất nhiều hột. Cây còn nhỏ
thường cho trái nhỏ, những cây trưởng thành ra trái to hơn. Hột vừa
chín có thể đem gieo ngay, và tỷ lệ nẩy mầm rất cao. (Việt Chương,
Nguyễn Việt Thi, 2002).
3. Công dụng của cây xương rồng:
Từ xưa, các thổ dân Châu Mỹ, nhất là vùng Colombia đã biết trồng
loại xương rồng nến có gai làm hàng rào để ngăn ngừa thú hoang phá hoại. Cây lâu
năm, cao lớn từ 3 đến 5 mét, dùng làm vật liệu xây dựng rất tốt. Khi phơi khô, thân
cây vừa nhẹ lại bền, người ta dùng làm cột, rầm, kèo, xá…trong các ngôi nhà với
một phong cách lạ, độc đáo (Danny Schuter, 1990).

25
Ở sa mạc bang Texas, Arizona (Mỹ) và ở Mêhicô, cư dân trong vùng
thường trồng một loại xương rồng nước để giải khát. Cây này có thân chứa từ 75%
đến 90% lượng nước, chỉ cần bóc lớp vỏ ngoài, dùng ăn có vị giống như dưa leo
hay dưa hấu. Đến nay, dù công việc chuyên chở nước thuận tiện hơn, nhưng người
dân ở đây vẫn thích dùng phương pháp giải khát cổ truyền vốn có này (EdweardF
Anderson, 2001).
Còn loại xương rồng nón Melocactus sp. và xương rồng nón gai
Echinocactus sp., người ta bóc vỏ thân cây, cắt nhỏ từng miếng và nấu với nước
đường, là món tráng miệng được nhiều cư dân ưa dùng. Ngoài ra, thứ kẹo “xương
rồng” có hương vị đặc biệt cũng được thổ dân chế biến từ loại xương rồng này
(EdweardF Anderson, 2001).
Nhưng với loại xương rồng Bàn tay tiên thì cư dân vùng Madra
(Mêhicô) ưa thích vô cùng. Họ thường chọn những cây có lá to, chặt về rửa sạch,
đem luộc ăn thay rau hoặc ép lấy nước uống. Riêng món canh được chế biến từ loại
cây này cũng đã có hơn 10 thực đơn (EdweardF Anderson, 2001).
Nhiều loại xương rồng khác cũng cho quả ăn được tương tự như quả
Thanh Long. Người ta còn dùng làm mứt và chiết ra các chất màu, những hương
liệu cần thiết cho ngành sản xuất rượu vang. Còn quả xanh được chế biến thành
món súp, đem hầm thị hoặc đóng hộp để dùng trong các bữa ăn (Huỳnh Văn Thới,
1997).
Ở nước ta, cây xương rồng Lưỡi Long (Opuntia dillenii) sống hoang
dọc theo những vùng ven biển. Người dân địa phương Lệ Thủy (Quảng Bình), Ninh
Phước (Ninh Thuận), Bắc Bình (Bình Thuận)... thường lấy làm thực phẩm chăn
nuôi, khi lấy về, trước hết róc gai sạch bằm ra và nấu chung với thực phẩm. Nếu cho
ăn sống phải ngâm nước muối loãng rồi mới dùng, heo nuôi rất chóng lớn. Cây
xương rồng Lưỡi Long sống 40– 50 năm tuổi sẽ tạo trầm hương quý (Huỳnh Văn
Thới, 1997).
Có những loại xương rồng có thể lấy từ thân ra một loại sợi rất dai và bền,
đem xe lại đan thành túi hoặc bao tải đựng lương thực, thực phẩm rất tốt (David Squire,
1994).
Xương rồng còn dùng làm thuốc, ngoài trái Thanh Long để cho những
vị thuốc bổ máu, lợi tiểu, trị táo bón, chữa đau đầu và huyết áp cao. Các thổ dân da đỏ
vùng Mêhicô đã biết dùng thân và rễ loại xương rồng Opuntia sp. để làm thuốc lợi
mật, lợi tiểu (Việt Chương, Nguyễn Việt Thi, 2002).

26
Công dụng của xương rồng thật đa dạng. Các nhà khoa học Mêhicô
cũng đã chú ý, họ nghiên cứu để lấy ra chất Vitamin, các hoóc môn, cồn, rượu vang
và rượu mùi. Các phế phẩm sau khi chế biến dùng làm thức ăn gia súc (Mariella
Pizzetti, 1985).
Còn các loại xương rồng trồng làm cảnh, nhiều khi đem đến cho chúng
ta những giây phút thư giãn để quên đi những mệt nhọc thường ngày, hơn nữa do nhu
cầu ngày càng cao của xã hội, kinh doanh xương rồng đang trở thành một ngành kinh
doanh cây kiểng có lợi nhuận tương đối cao.
4. Kỹ thuật trồng xương rồng:
Cây Xương rồng và cây Mọng nước nói chung là những cây tương đối dễ
trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những
loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất
trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển
mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.

4.1. Nước
Cây xương rồng và cây mọng nước không cần nhiều nước. Điều quan
trọng nhất là không để chúng bị ngập hoặc úng nước. Đất trồng cây xương
rồng phải là loại đất xốp (đất cát pha thịt), nền đất cần thoát nước dễ dàng.
Trường hợp trồng cây trong chậu, dưới đáy phải có lớp sạn sỏi và có lỗ thoát
nước đủ rộng để nước trong chậu không bị ứ đọng. Bị úng nước lâu, cây dễ bị
thối rữa từ rễ dần lên thân cây. Mùa mưa, nhất là vùng tập trung mưa như ở
Đồng bằng sông Cửu Long (từ tháng 5 đến tháng 10), cần lưu ý che chắn và
làm rãnh thoát nước cho cây xương rồng. Nếu có điều kiện, nên để xương
rồng trong nhà kiếng hoặc che chắn bằng mái nylon để dễ kiểm soát lượng
nước tưới. Tưới xương rồng mới ươm hạt hoặc mới tháp vào chiều mát thì tốt
hơn là tưới vào buổi sáng hoặc lúc trời nắng.

Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo
tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém làm cây dễ bị nhiễm
bệnh hơn. Mùa nắng, từ tháng 11 đến cuối tháng 4, cách khoảng 2-3 ngày nên
tưới cây một lần, có thể tưới phun hoặc tưới ngập vừa đủ ướt trên mặt đất.
Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất.
Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Hễ thấy mặt đất bắt đầu khô
thì có thể tưới. Cây trồng trực tiếp dưới đất ngoài vườn thì tưới 1 lần/tuần vào
mùa đông và chừng 2 lần/tuần vào mùa hè (đối với những nơi có đủ 4 mùa
trong năm). Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2

27
lần/tuần.

4.2. Ánh sáng và không khí


Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh
sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây Xương rồng cần nhận ít nhất
chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6
giờ/ngày). Đối với cây Xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra
hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra
nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu
ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng
"cháy da cây", thân bị nám vàng nâu hoặc đen. Cây xuơng rồng trong trong
chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng
một lần.

Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển
tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng, bao lơn
nhà. Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc
phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái
nhà kiếng.

4.3.Nhiệt độ
Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại,
chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10 0C - 500C . Tuy nhiên, nhiệt độ
thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15 0C - 280C. Nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

4.4.Dinh dưỡng
Mặc dầu, cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô
cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước
khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm
(N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa
và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần
một số chất vi lượng khác.

Công thức NPK tổng quát cho cây xương rồng là 15 - 15 - 30.
Trong thực tế, ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau:

28
Công thức phân bón N - P2O5 -
Thời kỳ sinh trưởng
K2O
Thời kỳ cây con 16 - 16 - 8 hoặc 20 - 20 - 0
Thời kỳ tăng trưởng 18 - 19 - 30 hoặc 20 - 30 - 20
Kích thích ra hoa 10 - 60 - 10
Thời kỳ ra hoa 6 - 30 - 30
Hiện nay, trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng xương
rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. Liều lượng pha tưới
thường vào khoảng 1 - 1.5 g/lít nước.
4. Kỹ thuật nhân giống
Nhân giống: Có nhiều phương pháp để nhân giống xương rồng :
- Ương hột
- Tách nhánh
- Tháp ghép

29
PHẦN KẾT LUẬN

30
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

31
32

You might also like