You are on page 1of 2

Khái niệm “ Lãnh Đạo” và các học thuyết liên quan(24/03/2009 08:40:00 )

Nhắc đến khái niệm lãnh đạo, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có một ý niệm hay một
định nghĩa của riêng mình. Trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn học cái
nhìn tổng quát về lãnh đạo và các học thuyết liên quan.

Từ trước tới nay, có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo đã và đang được đưa ra. Một vài học
giả cho rằng lãnh đạo một nhóm người là thay đổi ý nghĩ và hành động của họ theo con
đường người mình vạch ra, thường là hướng tới một mục đích nào đó. Có một vài người lại
nghĩ lãnh đạo đơn giản là để người khác hành động theo ý thích của mình hay cho rằng lãnh
đạo là nghệ thuật “ thu phục nhân tâm”. Dù định nghĩa khái niệm lãnh đạo theo cách nào,
tựu trung người ta không thể phủ nhận rằng một người lãnh đạo thành công là người có ảnh
hưởng lớn tới cuộc sống của những người khác, cho dù với mục đích tốt hay không tốt.

Vậy có những học thuyết nào liên quan đến khái niệm lãnh đạo?

- Học thuyết “ Con người tuyệt vời” ( Great man Theory) : Dựa trên gỉa
thuyết: Những nhà lãnh đạo là do tự nhiên sinh ra, không do thực hành mà có được
và những nhà lãnh đạo đại tài sẽ “ xuất hiện” khi thời thế cần họ. Học thuyết này
nẩy sinh dựa trên những nghiên cứu trong quá khứ về những người lãnh đạo tốt.
Những người này thường xuất thân từ tầng lớp quý tộc, chỉ có số ít từ các tầng lớp
thấp hơn. Do vậy có một số người tin rằng khả năng lãnh đạo của một người gắn
liền với gen sinh học của người đó và môi trường người đó sinh sống.

- Học thuyết kế thừa ( Trail Theory): Dựa trên gỉa thuyết: con người được sinh ra với
tính cách kế thừa và một vài tính cách đặc biệt phù hợp để trở thành lãnh đạo. Sở dĩ
có học thuyết này vì trước kia đã có những nghiên cứu tập trung vào khía cạnh tính
cách, kỹ năng của những người lãnh đạo. Như Stogdill (1947) đã nhận diện những
khả năng và kỹ năng một người lãnh đạo cần có:

- Học thuyết hành vi lãnh đạo : Giả thuyết của học thuyết này trái ngược hẳn với giả
thuyết” Con người tuyệt vời” ,tức là khẳng định một người làm lãnh đạo không phải
tự nhiên sinh ra, không phải do kế thừa, mà do thực tế rèn dũa mà thành. Thêm vào
đó, một người lãnh đạo thành công dựa trên những tập tính, hành vi có thể định
nghĩa. Nói theo cách khác, học thuyết “ hành vi” lãnh đạo này lấy những hàng động
người lãnh đạo thực hiện làm trọng, chứ không tìm kiếm ở những tính cách hay khả
năng của người đó. Trong học thuyết hành vi lãnh đạo lại phát sinh học thuyết về “
Vai Trò Lãnh Đạo” ( Cấp dưới đóng vai trò là người “ phát” tín hiệu những mong
chờ của họ đối với lãnh đạo, nếu người lãnh đạo đó không đáp ứng như mong đợi ,
sẽ xảy ra xung đột về vai trò”) và học thuyết về “ Mức độ quan tâm của người lãnh
đạo đến những người xung quanh”.

Khả năng Kỹ năng


• Thích ứng tình huống • Thông minh( sáng dạ)
• Thích ứng với môi trường xã • Kỹ năng
hội • Sáng tạo
• Nhiều tham vọng và coi • Tài ngoại giao và khéo ứng
trọng thành tích xử
• Quyết đoán • Ân nói lưu loát
• Hoà đồng • Khả năng tổ chức
• Đáng tin • Có sức thuyết phục
• Ảnh hưởng chi phối (mong • Các kỹ năng xã hội
muốn ảnh hưởng tới người
khác)
• Năng động
• Bền bỉ
• Tự tin
• Chịu đựng được sức ép
• Sẵn sàng chịu trách nhiệm

You might also like