You are on page 1of 99

(Söû duïng noäi boä)

75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Mở đầu

Trong niềm hân hoan cùng Giáo Hội tại Việt Nam mừng Năm
Thánh 2010: kỷ niệm 350 năm thiết lập hai địa phận đại diện tông
tòa đầu tiên, và 50 năm thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam, Giáo
phận Kontum có thêm một niềm vui nữa, đó là Mừng kỷ niệm 75
năm thành lập Chủng Viện Thừa Sai Kontum (1935-2010). Theo
chương trình của Tòa Giám Mục, thánh lễ Tạ Ơn được tổ chức vào
ngày 3.12.2010 - lễ thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền
giáo, bổn mạng 2 của Chủng Viện; và trong dịp trọng đại này, có 10
thầy Phó tế xuất thân từ Chủng viện Thừa sai Kontum tiến lên chức
linh mục.

Thật là một thời điểm giàu ý nghĩa! Là dịp để mọi thành phần
dân Chúa trong Giáo phận cất cao lời tôn vinh cảm tạ Thiên Chúa, vì
bao hồng ân Người tuôn đổ trên Giáo phận, đặc biệt trong công việc
đào tạo những “thợ gặt” nhiệt thành phục vụ cánh đồng truyền giáo
Tây Nguyên. Đây cũng là dịp gia đình Giáo phận tri ân Tòa Thánh,
biết ơn các Đức Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo phu, giáo
dân…đã anh dũng vượt thắng ngàn gian khó, giữ vững và tiếp nối
tinh thần thừa sai của Cha Anh, để Giáo phận Kontum có được như
ngày hôm nay.

TIỂU CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM được Đức Cha


Martial Jannin (Phước), Giám mục tiên khởi Giáo phận Kontum thiết
lập ngay từ năm đầu nhiệm kỳ giám mục của ngài (1933). Đức Cha
đã lập HỘI THỪA SAI ANNAM, thu nhận ơn gọi người Kinh từ
khắp nơi, đồng thời tiến hành xây dựng TRƯỜNG TẬP
(PROBATORIUM) để đào tạo chủng sinh, là tiền thân của TIỂU
CHỦNG VIỆN. PROBATORIUM được hoàn thành và khai giảng
khóa đầu tiên vào ngày 26 tháng 2 năm 1935. Tính từ thời điểm đó
đến nay vừa tròn 75 năm!
1
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Qua 75 năm hình thành và phát triển, Chủng viện Thừa sai
Kontum trải qua những thăng trầm, khi hưng thịnh, có lúc ngừng
nghỉ, nhưng luôn trong sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa.
Dưới mái trường Chủng viện thân yêu này, có người làm giám mục,
nhiều người làm linh mục, và rất đông các cựu chủng sinh sống đời
đôi bạn hoặc sống độc thân; tất cả đều được rèn luyện nơi đây để trở
nên hữu ích, nên người “thừa sai” loan báo Tin Mừng Tình Yêu Cứu
Độ cho anh chị em đồng loại, không phân biệt đẳng cấp, ngôi thứ hay
điều kiện sống.

Nhân dịp này, chúng tôi xin ghi lại đôi nét về Chủng Viện Thừa
Sai Kontum 75 năm qua (1935-2010). Vì Chủng Viện là hoa quả của
công cuộc truyền giáo Tây Nguyên, nên để có cái nhìn xuyên suốt,
chúng tôi xin trình bày các tiểu mục sau:

I. Việc thiết lập Chủng viện đào tạo linh mục Việt Nam thời
kỳ tông tòa, đến thời ĐGM Giáo phận Đông Đàng Trong Cuénot
Thể (1659-1848).
II. Thiết lập Chủng viện đầu tiên trên Vùng Truyền Giáo Tây
Nguyên nhưng không thành công - Linh mục truyền giáo
Kontum trên cánh đồng sứ vụ (1848-1908).
III. Nỗ lực tìm kiếm ơn gọi linh mục người bản xứ - Đào tạo
lớp linh mục địa phương Kontum đầu tiên (1908-1933).
IV. Thành lập Chủng Viện Thừa Sai Kontum - Chủng Viện
Thừa Sai Kontum qua dòng thời gian (1933-2010).

Chúng tôi sẽ dành nhiều thời lượng để tìm hiểu về Chủng Viện
Thừa Sai Kontum. Những tiểu mục khác chỉ xin lướt qua.

Với sự giới hạn về hiểu biết và tư liệu, cũng như khiếm khuyết
trong ngôn từ diễn đạt và trình bày, chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót,
kính mong mọi người rộng lượng thông cảm và chỉ dẫn.

2
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Lệnh truyền của Chúa Giêsu:


“Anh em hãy đi loan báo Tin Mừng”

Ngay trước ngày về trời, Chúa Giêsu đã truyền lệnh đi loan báo
Tin Mừng. Phúc Âm thánh Mátthêu, trong những câu chót của
chương cuối cùng thuật lại rằng: “Mười một môn đệ đi tới miền
Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy
Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giêsu
đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời
dưới đất. Vậy anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép
rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,
dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây,
Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 16-20).
Thánh Máccô cũng thuật lại như vậy: “Sau cùng, Người tỏ mình
ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người
khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không
chịu tin những kẻ đã thấy Người sau khi Người sống lại. Người nói
với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo
Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu
độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án” (Mc 16, 14-16).
Thánh Phaolô thâm tín rằng: “Khốn cho tôi nếu tôi không loan
báo Tin Mừng” (1Cr 9, 16).
Theo lệnh Chúa Kitô, tiếp nối truyền thống của Thánh Tông đồ,
Giáo Hội luôn ý thức sứ mệnh “Loan báo Tin Mừng cho muôn dân”
của mình (x. Vatican II, Ad Gentes 2).
3
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Phép lành Tòa Thánh nhân dịp mừng 75 năm thành lập
CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM

4
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Thánh Giám Mục Stêphanô CUÉNOT (Thể)


Vị Khai Sáng Miền Truyền Giáo Kontum
(1802 - 1861)

5
Ghi Daáu Hoàng AÂn

CÁC ĐỨC GIÁM MỤC TỪ NGÀY THÀNH LẬP GIÁO PHẬN 18.01.1932

1. Đức Cha Martial Jannin (Phước), Giám mục tiên khởi


Giám mục Đại diện Tông tòa tiên khởi Kontum (1933-1940)
“SURSUM CORDA”
Con nâng tâm hồn lên (Tv 24, 1)
*Sinh 07.01.1867
*Linh mục 28.09.1890
*Giám mục hiệu tòa Gadara 23.06.1933
*Sáng lập Hội Thừa Sai Annam 1935
*Thành lập TCV Thừa sai KT 1935
*Qua đời tại Kontum 16.07.1940

2. Đức Cha Jean Liévin Sion (Khâm)


Giám mục Đại diện Tông tòa (1942-1951)
“DILEXI TE”
Ta đã yêu ngươi (Gr 30, 3)
*Sinh 10.06.1890
*Linh mục 26.03.1920
*Giám mục hiệu tòa Mideo 22.04.1942
*Mở ĐCV KT, giám đốc ĐCV 1946-1949
*Qua đời tại Montbeton, (Pháp) 19.08.1951

3. Đức Cha Paul Léon Seitz (Kim)


Giám mục Đại diện Tông tòa (1952-1960)
Giám mục chính tòa Kontum (1960-1975)
“FAC ME CRUCE INEBRIARI”
Hãy làm cho tôi say mê Thánh Giá
(Stabat Mater Dolorosa, 17)
*Sinh 22.12.1906
*Linh mục 04.07.1937
*Giám mục hiệu tòa Catula 03.10.1952
*Giám mục Chính tòa Kontum 24.11.1960
*Mở chi nhánh TCV tại Đà lạt 1966 & 1972
*Từ chức 02.10.1975; Qua đời tại Paris, Pháp 24.02.1984

6
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

4. Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc


Giám mục VN tiên khởi Kontum (1975-1995)

“OMNIUM SERVUM”
Tôi tớ mọi người (1Cr 9, 19)

*Sinh 17.03.1919
*Linh mục 08.06.1951
*Giám mục phó kế vị 27.03.1975
*Giám mục Chính tòa 02.10.1975
*Tái thành lập CV Thừa sai KT 1992
*Hưu 13.04.1995

5. Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung


Giám mục Chính tòa Kontum (1995-2003)

“DILEXIT ME”
Ngài yêu tôi (Gl 2, 20)

*Sinh 10.11.1926
*Linh mục 25.08.1955
*Giám mục phó kế vị 22.11.1981
*Giám mục Chính tòa 13.04.1995
*Quan tâm đào tạo chất lượng và đức tin CS
*Hưu 28.08.2003

6. Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh


Giám mục Chính tòa Kontum (2003- …)

“PATER NOSTER”
Lạy Cha chúng con (Mt 6, 9)

*Sinh 23.10.1938
*Linh mục 22.12.1968
*Giám mục Chính tòa Kontum 28.08.2003
*Đổi mới đào tạo-Quan tâm đào tạo Lm bản xứ

7
Ghi Daáu Hoàng AÂn

I. VIỆC THIẾT LẬP CHỦNG VIỆN ĐÀO TẠO LINH MỤC VIỆT
NAM THỜI KỲ TÔNG TÒA, ĐẾN THỜI ĐỨC GIÁM MỤC ĐÔNG
ĐÀNG TRONG CUÉNOT THỂ (1659-1848)

1. Đường hướng của Tòa Thánh

Sau một thời gian dài hơn 100 năm (từ 1533) Tin Mừng đến với
Dân Việt, ngày 9 tháng 9 năm 1659, Đức Giáo Hoàng Alexandre
VII, qua Sắc chỉ “Super Cathedram” (Trên Tòa Thánh Phêrô), đã
quyết định thiết lập hai giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam,
và chọn hai vị thừa sai thuộc Hội Truyền giáo Ba Lê làm Đại diện
Tông tòa:
- Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam, gồm cả
phần đất Chiêm Thành, Chân Lạp do Đức Cha Pierre Lambert de la
Motte cai quản.
- Giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc, bao gồm cả
Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Đức Cha Francois Pallu coi
sóc.
Khu vực Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong thời bấy giờ bao gồm
tất cả các giáo phận thuộc hai giáo tỉnh Huế và Sài gòn ngày nay.

Một trong những mục tiêu của Tòa Thánh khi thiết lập các Đại
diện Tông tòa là nhằm đào tạo hàng linh mục địa phương, phục vụ
cánh đồng truyền giáo bao la miền Viễn Đông. Trong Huấn Dụ gởi
các Giám mục sắp sang Việt Nam và Trung Hoa, Thánh Bộ Truyền
Giáo căn dặn:
“Lý do chính thúc đẩy Thánh Bộ đã cử chư huynh đến các xứ ấy
với chức giám mục, là để chư huynh, bằng mọi phương thế có thể, lo
đảm trách giáo dục thanh niên, giúp họ đủ khả năng lãnh nhận chức
vụ linh mục. Chư huynh sẽ tấn phong cho họ và cử họ đi khắp các
miền bao la ấy, mỗi người công tác trong quốc gia mình, ở đó họ sẽ
hết lòng phụng sự đạo Chúa nhờ chư huynh ân cần chăm sóc. Vậy,
chư huynh hãy luôn đặt trước mắt mục đích này là: tùy sức có thể,
chư huynh hãy làm sao đưa dẫn thật nhiều người, và là những người

8
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

có những khả năng đạt đến các chức thánh, đào luyện họ và truyền
chức cho mỗi người lúc họ đã sẵn sàng”1.

Việc làm đầu tiên của các thừa sai khi đến Miền Truyền Giáo là
tổ chức họp Công đồng vào đầu năm 1664 tại Juthia, kinh đô của
Xiêm La (Thái Lan), để hoạch định chương trình mục vụ. Công đồng
Juthia đã ban hành văn kiện “NHẮN NHỦ CÁC THỪA SAI”
(MONITA AD MISSIONARIOS) và nhất trí cao rằng thiết lập
chủng viện đào tạo linh mục bản xứ là sứ mệnh hàng đầu và là điều
khẩn cấp phải làm. Trong phần cuối chương X, chương cuối cùng
của văn kiện, Công đồng qui định: Các Thầy giảng muốn được thăng
Chức Thánh cần có những phẩm hạnh cần thiết, và “phải được đào
tạo trong một Chủng viện”2 .

Theo đường hướng đó, vào năm 1665, cơ sở Chủng viện Thánh
Giuse đã được xây cất tại Juthia trên đất Thái Lan để đào tạo các linh
mục Thái-Việt-Hoa. Từ 1765, Chủng viện này được dời đến
Chantanboun (gần đất Miến), sau đó dời về Hòn Đất, một hòn đảo
phía Nam Việt Nam (Hà Tiên ngày nay). Cuối năm 1769, do xung
đột giữa Thái và Miến, Chủng viện Thánh Giuse Hòn Đất bị thiêu
rụi, Cha giám đốc Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) di tản Chủng
viện đến Virampatnam thuộc Pondichéry (Ấn Độ), trên đất thuộc địa
của Pháp. Nhưng vì địa điểm xa, không thu nạp được chủng sinh,
nên Chủng viện đóng cửa vào năm 1782. Đến năm 1807, Chủng viện
Thánh Giuse được tái lập tại Pinăng (Malaysia), với thừa sai
Letondal. Chủng viện Pinăng ban đầu có cả tiểu chủng viện và đại
chủng viện, nhưng từ năm 1926, là chủng viện triết học và thần học,

1
“Huấn Dụ Thánh Bộ Truyền Giáo cho các vị Đại diện Tông tòa sắp sang Trung
Hoa và Việt Nam năm 1659” – Trích lại theo “KHƠI NGUỒN TIẾP BƯỚC”,
TGM Kontum, Năm Thánh truyền giáo 2003-2005, tr.14.
2
“NHẮN NHỦ CÁC THỪA SAI”, Công đồng Yuthia 1664 – Trích lại theo
“KHƠI NGUỒN TIẾP BƯỚC”, TGM Kontum, Năm Thánh truyền giáo 2003-
2005, tr. 219
9
Ghi Daáu Hoàng AÂn

thu nạp hơn 100 chủng sinh đến từ 15 xứ truyền giáo, hầu hết thuộc
Hội Thừa sai Ba lê1 .

Trên đây là Chủng viện chung (Collège général) cho tất cả vùng
Đông Á và Đông Nam Á. Thực ra Chủng viện chung này vào lúc đó
có nhiều bất tiện: vị trí xa xôi, đi lại khó khăn tốn kém; tình hình
chính trị trong nước Việt Nam bất ổn (Nam Bắc phân tranh), nguy
hiểm cho các chủng sinh đến từ hai miền…nên từ lâu trong nước đã
có các chủng viện riêng:
-Miền Bắc có chủng viện Nghệ An (1685), Kẻ Lô (1697), Kiên
Lao (1683), Kẻ Cốc, Bắc Ninh (1684), Lục Thủy, Bùi Chu (1686) và
Kẻ Bùi (1773).
-Miền Trung tại Thợ Đúc, Huế (1739-1750), Bình Định, ban đầu
ở Dinh Cát (1782), sau ở Hòa Ninh (1784) và An Ninh (1801-1820).
-Miền Nam tại Hà Tiên (1776) dời lên Tân Triều, Biên Hòa
(1778), Mỹ Tho (1783), Lái Thiêu (1789-1832)2.
Về sau, khi một địa phận mới được thành lập, lại đi kèm với việc
thành lập các chủng viện mới.

2. Đức Giám Mục Cuénot (Thể) và việc đào tạo linh mục

Đến thời Đức giám mục thứ 10 của giáo phận Đàng Trong, Đức
Cha Etienne Théodore Cuénot (Thể), nhận trách nhiệm Đại diện tông
tòa vào năm 1840, đúng vào thời kỳ cấm đạo gay gắt nhất của triều
đình nhà Nguyễn (x. Các chỉ dụ cấm đạo năm 1839, 1846, 1848,
1851, 1854, 1857, 1861 và Văn Thân 1885).

Một trong những ưu tư của Đức Cha là vấn đề đào tạo linh mục
địa phương, trong hoàn cảnh Vùng Truyền Giáo luôn gặp cảnh cấm
cách, bắt bớ, tù đày.

1
“Collège général de Penang”, Le Missions Catholiques D’INDOCHINE 1933,
SÉMINAIRE DES MEP, tr.16.
2
x. “Lược sử Hội Thánh Công giáo tại VN”, Giáo lý Hội Thánh Công giáo,
HĐGMVN, tr. 107-114.
10
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Vừa mới nhận địa phận, ngày 8.10.1841, Đức Cha Cuénot Thể
mở Công đồng Gò Thị với mục tiêu đào tạo hàng giáo sĩ cho giáo
phận Đàng Trong và mở rộng vùng truyền giáo lên Tây Nguyên.
Trong vòng vài năm, ngài đã lập nhiều cơ sở đào tạo chủng sinh.
Trong hoàn cảnh bị cấm đạo, không thể tổ chức huấn luyện chủng
sinh trong một chủng viện có qui củ, nên tùy theo điều kiện, các thừa
sai có thể nhận nuôi dạy năm ba học trò tiếng La tinh, sau đó tìm
cách gởi qua Chủng viện Pinăng để được đào tạo lên chức linh mục.
Tại phần đất thuộc Giáo phận Mẹ - Qui Nhơn, chỉ sau Công Đồng
Gò Thị (1841) mới có chủng viện được lập: “Đức Cha lại lập nhà
trường qui học trò tập học tiếng La tinh, để nữa lựa gởi qua học
Pinăng, hầu sau về làm thầy cả, giúp việc linh hồn người ta, cùng mở
rộng Hội Thánh Nam Kỳ cho càng ngày càng thạnh. Vậy đã lập một
trường tại tỉnh Quãng Nam, chính họ Tùng Sơn; còn tỉnh Bình Định,
một trường tại họ Mương Lở, và một trường tại họ Làng Sông”1.

Chúng tôi vừa nhắc đến Chủng viện Làng Sông, cũng như trên
đây có đề cập đến Chủng viện Pinăng, đây là 2 chủng viện được Đức
Cha Cuénot (Thể) thường xuyên gởi chủng sinh đến để đào tạo linh
mục cho Địa phận Tông tòa Đàng Trong, sau đến Đông Đàng Trong,
mà nhiều vị trong số đó đã lên phục vụ Miền Truyền Giáo Kontum.
Địa phận Kontum có liên hệ rất gắn bó mật thiết với 2 Chủng viện
này kể cả trước và sau khi thành lập Chủng viện Thừa Sai Kontum
vào năm 1935.

Để đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, năm 1844, Đức Cha Cuénot
xin Tòa Thánh phân chia giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận:
Giáo phận Tây Đàng Trong gồm sáu tỉnh phía Nam, Cao Miên và
một phần nước Lào; giáo phận Đông Đàng Trong gồm các tỉnh miền
Trung. Vùng núi phía Tây - tức Tây Nguyên ngày nay nằm trong địa
hạt Đông Đàng Trong do ngài coi sóc. Đã từ lâu, tìm đường khai phá
lên vùng núi Tây Nguyên này, đem ánh sáng Tin Mừng đến cho anh

1
R.P Tardieu, Hạnh Đức Cha Thể, Lang-Song imp. de la mission 1907, tr. 43.
11
Ghi Daáu Hoàng AÂn

chị em dân tộc luôn là hoài bão nung nấu tâm hồn Đức Cha Cuénot.
Cuộc bắt đạo tàn bạo đang diễn ra dưới miền xuôi càng thôi thúc vị
tông đồ nhiệt thành xúc tiến ngay kế hoạch tìm đường thượng sơn,
đưa các thừa sai đến vùng truyền giáo, vừa loan báo Tin Mừng cho
anh chị em dân tộc, vừa tìm nơi ẩn náu an toàn cho chủ chăn và đoàn
chiên đang bị sói dữ rình rập cắn xé, đồng thời xây dựng các cộng
đoàn mới bền vững, an toàn hơn. Với các sắc dụ cấm đạo liên tiếp
ban hành, truy nã các thừa sai và bắt bớ tín hữu, những cơ sở chủng
viện vừa thành lập đứng trước nguy cơ bị giải thể, việc tìm kiếm nơi
chốn an toàn cho các cơ sở đào tạo này càng trở nên tối cần thiết, nếu
không muốn công cuộc truyền giáo phải khựng lại hoặc thụt lùi.

“Khi thiết lập miền truyền giáo này, Đức Cha đã nhắm hai mục
đích: trước hết, đem Tin Mừng đến cho người dân tộc, sau đó, thiết
lập một Chủng Viện cho toàn Giáo phận. Vì cuộc bắt đạo không cho
phép ngài lập Chủng Viện ở đồng bằng, nên Đức Cha đã nghĩ rằng
trong khi rao giảng đức tin cho dân tộc thiểu số, các vị thừa sai có
thể xây dựng trong các vùng tự do này một trường học dành cho các
thanh niên người Kinh được tuyển chọn. Họ sẽ học hành, tu luyện
chuẩn bị cho chức linh mục. Kế hoạch quá tuyệt vời và xem ra rất
khả thi…”1.

Vậy là một kế hoạch truyền giáo cho Tây Nguyên đã được Đức
Cha Cuénot tiến hành cách âm thầm, nhưng đầy quyết tâm và kiên
trì, trong niềm tin tưởng phó thác hoàn toàn vào sự quan phòng của
Thiên Chúa.

1
P. Dourisboure - Dân Làng Hồ, bản dịch của TGM Kontum, nxb Đà Nẵng 2008,
trang 40.
12
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

II. THIẾT LẬP CHỦNG VIỆN ĐẦU TIÊN TRÊN MIỀN TRUYỀN
GIÁO TÂY NGUYÊN NHƯNG KHÔNG THÀNH CÔNG - LINH
MỤC THỪA SAI KONTUM TRÊN CÁNH ĐỒNG SỨ VỤ (1848-1908)

1. Mở đạo Tây Nguyên thành công

Ngay từ những năm 1765 và 1775, các Đức Giám mục Đại diện
Tông tòa Đàng Trong Piguel và Pigneau đã phái các đoàn truyền
giáo tiến lên vùng Tây Nguyên, nhưng đều không thành công.
Vào thời kỳ Đức Cha Etienne Théodore Cuénot (Thể), công cuộc
truyền giáo Tây Nguyên mới dần dần gặt hái thành quả vững chắc và
phong phú, mặc dù trải qua muôn vàn gian lao, thử thách. Chính vị
Giám mục đã trực tiếp chỉ đạo công việc từ hầm trú suốt 26 năm trời
(1835-1861), cho đến khi nhận phúc tử đạo vào ngày 14.11.1861.
Khởi đầu, ngài sai những người giáo dân như ông Cả Ninh, ông
Cả Quới tìm đường lên Tây Nguyên theo ngả Cam Lộ (1839), không
thành công. Tiếp đến là hai Cha Miche và Duclos cùng một số thầy
giảng và giáo dân lên đường theo ngả Phú Yên (1842), bị bắt, hai vị
thừa sai bị giải ra Huế và lãnh án tử hình. Năm 1846, Cha Hòa và
Cha Vận được gởi lên mở vùng Buôn Đôn thuộc Đăklăk, đến sau
Cha Fontaine (Phẩm) từ Trung tâm Plei Chư được cử đến vùng
truyền giáo này. Nhưng rồi cuối cùng cũng thất bại, đến năm 1856,
Cha Hòa phải chuyển lên Kontum.

Với một ý chí sắt đá, lòng tin tưởng và phó thác vào Chúa Quan
Phòng, Đức Cha Cuénot không chùn bước mà vẫn nỗ lực dấn thân thi
hành sứ mạng.
Năm 1848, trong lúc miền xuôi đang phải trải qua những tháng
năm cấm cách, Đức Cha lại bắt tay vào cuộc thử nghiệm mới. Lần
này ngài chọn thầy sáu Phanxicô Xaviê Nguyễn Do, một chủng sinh
vừa tốt nghiệp Đại chủng viện Pinăng về nước - một người trẻ tháo
vát, đạo đức và khiêm tốn, làm người mở đường lên Tây Nguyên qua
ngả An Khê. Thầy sáu Do khéo léo đóng vai người giúp việc cho một
nhà buôn, dò đường học tiếng và đã tiếp xúc thành công với anh em

13
Ghi Daáu Hoàng AÂn

dân tộc miền Kontum. Thầy hăng hái trở về hướng dẫn các vị thừa
sai lên miền Truyền giáo.
Năm 1849-1850, hai Cha Combes (Bê) và Fontaine (Phẩm) nối
bước thầy Do lên Tây Nguyên, đoàn truyền giáo bất ngờ gặp Bok
Kiơm - “con người của Chúa Quan Phòng”, người mà đoàn truyền
giáo đã cố ý tránh gặp mặt, lại “bỗng dưng” trở nên thân thiện, kết
nghĩa anh em với thầy sáu Do, và về sau trở nên gạch nối giúp đỡ
miền truyền giáo.
Từ đây, công cuộc truyền giáo Tây Nguyên mở ra một trang sử
mới. Năm 1850, Tòa Thánh phân chia giáo phận Đông Đàng Trong
thành hai giáo phận: Bắc Đàng Trong (Huế) và phần còn lại vẫn giữ
tên giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn). Đức Cha Cuénot nghĩ
rằng đã đến lúc cần đặt những cơ sở vững chắc cho Miền Truyền
Giáo, bao gồm việc thành lập các Trung tâm và thiết lập một Chủng
viện cho toàn vùng. Ngài chọn Cha Desgouts (Đề) 45 tuổi, đang
quản nhiệm một địa sở ở tỉnh Quãng Ngãi, chỉ thị ngài phải nhanh
chóng rời nhiệm sở để lên miền dân tộc1. Cha Desgouts là người mà
Đức Cha xét thấy có đầy đủ kinh nghiệm và các đức tính cần thiết để
đảm trách chức vụ Bề trên Chủng viện Miền Truyền Giáo khi nó
thành hình. Cha Desgouts (Đề) cùng với Cha Dourisboures (Ân), 25
tuổi, lên đường nhận nhiệm vụ.
Thế là, sau bao hy sinh vất vả, cuối cùng các thừa sai cũng đã
đến được đồng bằng Kontum, miền “đất hứa” mà Đức Cha Cuénot
hằng mong ước.

Năm 1851, Đức Cha Cuénot đã thành lập 4 Trung Tâm Truyền
Giáo, và phân bổ lãnh vực phụ trách mục vụ:
-Trung tâm Kon Kơxâm: Cha Combes (Bê), Bề trên miền, phụ
trách truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng.
-Trung tâm Plei Rơhai: Cha Desgouts (Đề) và thầy sáu Do, đặc
trách truyền giáo bộ tộc Bahnar-Rơngao. Cha Desgouts làm Bề trên
Chủng viện.

1
P. Dourisboure, Dân Làng Hồ, Sđd tr. 39.
14
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

-Trung tâm Kon Trang: Cha Dourisboure, đặc trách truyền giáo
bộ tộc Sedang.
-Trung tâm Plei Chư: Cha Fontaine (Phẩm), đặc trách truyền giáo
bộ tộc Jarai.

2. Thành lập Chủng Viện Tây Nguyên nhưng bất thành

Tại Trung tâm Rơhai (Tân Hương ngày nay), theo ý định của
Đức Cha, Cha Desgouts bắt đầu lo tổ chức Chủng viện. “Ý định của
Đức Cha là muốn dần dần thiết lập tại xứ Rơ Ngao tốt đẹp này một
trang trại kiểu mẫu, vừa là một chiến lũy đối phó với mọi trường hợp
thù địch từ phía người dân tộc, vừa là một địa điểm tập trung, là hậu
cần tiếp tế cho các thừa sai trong miền. Cuối cùng, Đức Cha cũng
chưa từ bỏ ý định thiết lập một Chủng Viện ở đó. Cũng vì vậy mà ông
bạn già của chúng tôi (cha Desgouts) vẫn giữ nhiệm vụ tuyên úy cho
cơ sở Rơhai, trong khi chờ đợi triển khai Chủng Viện tương lai, để
rồi ngài sẽ thi hành tất cả phận vụ và quyền hành của một Cha Bề
trên”1.
Một dãy nhà khá lớn được dựng lên trong khu vực gần nhà thờ
Rơhai (Tân Hương ngày nay), dùng để làm chủng viện. Số chủng
sinh các lớp, từ Trung Châu lên, là 40 người2. Nhưng vì tuổi nhỏ, sức
còn non nớt, không chịu nổi khí hậu, thường bị bệnh sốt rét, chết
cũng nhiều. “Đức Cha không biết rằng các vùng này hết sức độc hại!
Ngài không ngờ rằng Chủng Viện của ngài sẽ chỉ có thể là một bệnh
viện đầy ắp bệnh nhân mà thôi. Dù sao cha Desgouts cũng đã được
chỉ định làm giám đốc Chủng Viện tương lai này”3.

Vào giữa năm 1852, thầy sáu Do được gọi về Gò Thị để sửa soạn
thụ phong linh mục, ngài chịu chức và trở lên Kontum tháng 7.1853.

1
P. Dourisboure, Dân làng Hồ, Sđd, tr. 91
2
Lm Antôn Ngô Đình Thận, Sơ Lược Lịch Sử Giáo Phận Kontum, bản đánh máy
chữ 1970, trang 14.
3
P. Dourrisboure, Sđd, trang 40.

15
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Tình cảnh của Chủng viện vào lúc đó còn bi đát hơn nữa. Các bệnh
tật đua nhau hành hạ từ Bề trên đến chủng sinh, không học hành gì
được bao nhiêu. Đức Cha chỉ thị cho Cha Desgouts di chuyển Chủng
viện xuống Trung tâm truyền giáo Bơnông, do Cha Hòa và các Cha
người Kinh khai hóa và điều khiển. Cha Bề trên đau yếu không đi
được, ngài được đưa về Trung Châu, rồi sang Singapore chữa bệnh.
Sau đó, ngài trở lại Việt Nam coi sóc một nhà mồ côi và qua đời tại
đó.

“Phần cha Desgouts, từ lúc Thầy Sáu Do trở về An Nam thì ngài
ở một mình trong căn nhà tại làng Rơ Hai, cùng với số đông anh em
trong đoàn. Ngài cũng đã xa lìa chúng tôi mà ra đi, sau cha
Fontaine ít lâu. Đức Cha biết các học trò của cha Desgouts hiền hậu
đã phải mất nhiều thời giờ để chữa trị ghẻ lở, sốt rét và nhiều thứ
bệnh khác hơn là để học tiếng La tinh. Mặc khác, tất cả các tin tức
liên quan đến công cuộc truyền giáo của các cha người Kinh thực
hiện ở Bơ Nông cho phép tin tưởng rằng trong tương lai gần sẽ thiết
lập được một cộng đoàn Kitô hữu phồn thịnh, và một Chủng Viện lập
tại đó sẽ có nhiều cơ may thành công hơn. Do đó, cha Desgouts được
lệnh đi đến xứ Bơ Nông và đem theo các học trò của mình. Nhưng
sức khỏe của ngài đã quá suy sụp, không đủ sức chịu đựng một sự
thay đổi thủy thổ mới, và từ lúc đó cho đến khi chết, cuộc sống của
ngài chỉ là một cơn hấp hối kéo dài! Bệnh sốt rét và kiết lị buộc ngài
phải đi Singapore để điều trị. Nhưng các bác sĩ Tây phương cũng
đành bó tay và chỉ ít lâu sau, người bạn đồng nghiệp yêu quí của
chúng tôi cũng đành vĩnh viễn xa lìa chốn lưu đày này mà về quê
trời”1.

Chúng ta không có hình ảnh hoặc nhiều tư liệu nói về sinh hoạt
của Chủng Viện đầu tiên này, chỉ biết rằng tại TT Rơhai (Tân Hương
ngày nay), tòa nhà Chủng Viện này đã được tháo dỡ vào năm 1906

1
P. Dourrisboure, Dân Làng Hồ, Sđd tr. 120.
16
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

(1851-1906), để góp vật liệu vào xây dựng trường Cuénot1. Ngôi nhà
xứ cạnh nhà thờ Tân Hương
trong hình bên là ngôi nhà mà
Cha Demeure (Ngự) đã dựng
lên thay thế Chủng Viện vừa
tháo dỡ. Ngôi nhà xứ này tồn tại
đến năm 1960 (1906-1960) là
năm Cha Giacôbê Nguyễn Tấn
Đường CVK35 (Cha sở Tân
Hương 1956-1963) cho hạ
Nhà xứ được xây lên thay xuống và xây nhà xứ mới bằng
thế CV tháo dỡ năm 1906 xi-măng còn đến ngày nay.

Vậy là dự định thành lập một chủng viện vào thời điểm này trên
xứ truyền giáo của Đức Cha Cuénot đã không thành hiện thực. Trung
tâm Truyền giáo Bơnông cũng không tồn tại được lâu, đến năm 1856
thì tan rã và Cha Hòa phải lên Trung tâm Rơhai phụ giúp Cha Do
xây dựng nông trại Kontum.

3. Linh mục truyền giáo Kontum trên cánh đồng sứ vụ


(1848 – 1908)

Vượt qua giai đoạn đầu (1848-1885) đầy cam go thử thách nhưng
đặt nền móng hết sức căn bản, giai đoạn 1885-1908 có thể nói là giai
đoạn phát triển tốt đẹp của Miền Truyền Giáo Kontum. Đông đảo các
làng dân tộc bắt đầu trở lại đạo. Nhưng lấy ra đâu nhiều thợ gặt cho
đồng lúa chín vàng? Giáo phận chưa đào tạo được linh mục tại chỗ,
chưa có chủng viện, vậy nguồn nhân lực truyền giáo đến từ đâu?
Mặc dầu từ Giáo phận Mẹ các linh mục lần lượt được gởi đến, nhưng
phần nhiều là do Bề trên Kontum gởi thơ hoặc xuống trực tiếp xin

1
Nguyễn Hữu Phú, “Tân Hương, làng Việt đầu tiên trên xứ Thượng”, bản đánh
máy chữ tháng 10.1974, tr. 11 & “Bôl Giáo phu GP KT, công trình của CTT”,
PATER số 10/2007, tr. 35.
17
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Đức Giám Mục1. Và việc tìm người “trám vào chỗ trống” vẫn là nỗi
lo âu thường trực của các vị Bề trên Miền. Tuy vậy, nhờ Chúa Quan
Phòng, công việc có vẻ êm xuôi nhờ Vị Đại diện tông tòa Đông
Đàng Trong đã gởi tổng cộng gần 50 thừa sai (Việt/Pháp) nhiệt thành
đến Miền Truyền giáo trong giai đoạn này, kể cả 4 vị đang hoạt động
tích cực từ giai đoạn ban đầu khai sáng Miền Truyền Giáo.

Các ngài, kẻ trước người sau, tất cả vì lý tưởng tông đồ, coi
Kontum như chính quê hương của mình, toàn tâm toàn lực phục vụ
các linh hồn. Nhiều vị ngã gục vì kiệt sức trong khi đang thi hành
nhiệm vụ. Các ngài là tấm gương sáng, là tiền đề, là hạt giống chôn
vùi để mai sau Giáo phận Kontum triển nở nhiều ơn gọi linh mục.
Nhiều vị trong các ngài đã là giáo sư, là giáo sư của các giáo sư của
Chủng viện, của Trường Cuénot; là linh hướng của các giám mục,
linh mục Kontum. Tòa nhà Chủng viện TS do chính các ngài xây
dựng… Tất cả là hồng ân của Chúa. Cảm tạ Chúa đến muôn đời !

Chúng tôi xin ghi lại tên một số vị thừa sai Pháp/Việt phục vụ
trên Miền Truyền Giáo trong giai đoạn này, có liên quan trực tiếp
hay gián tiếp đến các chủng viện hoặc cơ sở đào tạo truyền giáo tại
Kontum vào thời điểm đó hoặc về sau này:

BẢNG 1:
(Năm các Cha đến phục vụ được rút ra từ Un peu d’histoire
(Quelques dates interesantes consernant la Mission), Echos 9/1942 –
11/1943; Năm sinh và năm Lm trích từ Lịch Công Giáo Giáo phận
Kontum 2010-2011, trang 158-162 )

Linh mục Năm Năm Năm đến


sinh Lm KT
Cha Do (Rơhai) 1823 1853 1848
Cha Hòa (Bơnông) 1848

1
x. Cha P. Ban và Cha P. Thiệt, “Mở Đạo Kontum”, Impr. de Quinhon 1933.
18
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Cha Desgouts (Đề) (Rơhai) 1807 1832 1850


Cha Combes (Bê) (Bề trên) 1825 1848 1850
Cha Fontaine (Phẩm) (Bơnông) 1815 1840 1850
Cha Dourisboure (Ân) (Bề trên) 1825 1849 1851
Cha Nguyên (Rơhai) 1864 1868
Cha Vialleton (Truyền) (Bề trên) 1848 1872 1875
Cha Geurlach (Cảnh) (Bề trên) 1858 1882 1883
Cha Jannin (Phước) (Bề trên) 1867 1890 1892
Cha Asseray (Nghị) (linh hướng CV) 1872 1896 1897
Cha Bober (Tr. Cuénot) 1898
Cha Kemlin (Văn) (Bề trên) 1875 1898 1899
Cha Alberty (Tr. Cuénot) 1874 1899 1900
Cha Hutinet (Nhì) (Bề trên CV) 1877 1900 1903
.v.v……… … … …

BẢNG 2: Tình trạng linh mục và giáo dân (1850-1905)


(Số tín hữu được trích từ La Mission des Pays – Mois en 1939)

Năm Số linh mục có mặt Số Số giáo điểm-Trung


tại điểm truyền giáo tín hữu tâm TG
1850 4 lm và thầy sáu Do 0 0
1855 5 45 3 Trung tâm TG
1860 6 100 3
1865 7 400 3
1870 5 800 3
1875 5 906 3 (gồm họ đạo Gò Mít)
1880 4 900 4
1885 5 1.230 3
1890 5 1.880 10
1895 7 3.312 43
1900 14 7.300 77
1905 19 10.610 90
…. …. …. ….
19
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Nghĩa địa các vị truyền giáo Kontum-Mả thánh


(đã cải táng, hiện tro cốt đặt ở Nhà nguyện CVK)

----------------------------------

III. NỖ LỰC TÌM KIẾM ƠN GỌI LINH MỤC NGƯỜI BẢN XỨ -


ĐÀO TẠO LỚP LINH MỤC ĐỊA PHƯƠNG KONTUM ĐẦU TIÊN
(1908-1933)

1. Trường đào tạo thầy giảng người Dân tộc (Yao Phu) và nỗ lực
tìm kiếm linh mục người bản xứ

Trước sự trở lại của anh em dân tộc ngày càng đông đảo, mà số
linh mục lại ít, Miền Truyền Giáo chưa có chủng viện đào tạo linh
mục, vả lại tâm tính của người dân tộc thì lại chưa thích hợp cho ơn
gọi trong tác vụ linh mục hay trong tu viện (người dân tộc ưa thích
độc lập không chịu gò bó, quen sống với bầu khí gia đình, tự do với
thiên nhiên…), Cha Jannin (Phước) đã có sáng kiến thành lập một
ngôi trường đào tạo các giáo lý viên người Bahnar (tiếng dân tộc gọi
là Yao Phu), để đáp ứng nhu cầu truyền giáo cũng như thăng tiến về
20
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

mặt xã hội cho anh em dân tộc. Hơn nữa, vị Bề trên cũng nhắm đến
việc tìm kiếm giữa các học sinh sắc tộc, những thành phần ưu tú để
có thể đào tạo làm linh mục phục vụ cánh đồng truyền giáo. Trường
được mang tên là Trường Chân Phước Cuénot, bắt đầu được xây
dựng vào năm 1906. Bề trên đã ra lệnh hạ dỡ cơ sở nhà Chủng viện
có từ thời Cha Desgouts tại Rơhai (Tân Hương), lấy toàn bộ cây gỗ
vật dụng đóng góp vào xây dựng Trường Cuénot! Phải chăng các
ngài muốn có một sự tiếp nối đào tạo ơn gọi linh mục? Trường Chân
Phước Cuénot được Đức Giám Mục Grangeon Mẫn khánh thành vào
ngày 7.1.1908.

Thời gian đầu, trường thâu nhận lẫn lộn con em Thượng và Kinh.
Về sau chỉ còn thâu nhận con em Thượng mà thôi. Ngoài số Giáo
Phu đã và đang làm việc trong giáo phận, Trường Cuénot được hân
hạnh có 7 vị linh mục: 3 linh mục Bahnar và 4 linh mục người Kinh
là học sinh của trường1.

Học sinh trường Cuénot tại Qui Nhơn


Đứng giữa gần Cố Tôn là Ô. Huỳnh Hữu Mừng (xã Vui)
Đứng hàng sau cùng góc bên trái là Cha Martial Lê Thành Tin
(Hình: gia đình ông Biện Nhị (anh Ô.xã Vui), Tân Hương, cung cấp)

1
Tập san Tiếng Vang của Địa phận Kontum số 109, tháng 2 năm 1972, tr. 16 ghi
là 3 Cha Bahnar và 3 Cha người Kinh, vì đã bỏ sót Cha Philíphê Đề. .
21
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Một điều thật bất ngờ, nhưng đã nằm trong kế hoạch đào tạo linh
mục bản xứ - người Kinh và người Dân tộc cho Miền Truyền Giáo,
đó là chính ngôi Trường Cuénot này đã trở thành “Vườn Ươm” đào
tạo nên lớp linh mục bản xứ Kontum đầu tiên.

2. Đào tạo lớp linh mục địa phương Kontum đầu tiên

Từ trước đến nay chưa có một linh mục nào xuất thân là người
địa phương Kontum. Tài năng, lòng quả cảm và đức hạnh của các
linh mục thừa sai người Kinh thuộc nhóm tiên khởi: Cha Do, Cha
Nguyên, Cha Bảo, Cha Hòa, cha Đạt…đã được mọi người ngưỡng
mộ. Các linh mục người Kinh đã chứng tỏ có đầy đủ bản lĩnh để tiếp
tay hoặc thay thế các vị thừa sai ngoại quốc trên Miền Truyền Giáo
Tây Nguyên, làm trụ cột vững chắc cho tương lai giáo phận, dù ngay
trong tình cảnh khó khăn nhất ( như năm 1881 Miền Truyền Giáo chỉ
còn duy nhất một linh mục người bản xứ trụ lại là Cha Phêrô
Nguyên, tại Rơhai). Nay với tư cách giám đốc trường Cuénot (1908-
1925), Cha Jannin luôn thao thức tìm kiếm giữa các học trò của mình
những bông hoa đẹp nhất để có thể chọn gởi đi đào tạo làm linh mục.
Cách thức đào tạo giai đoạn này chủ yếu là tuyển chọn các em
Kinh cũng như Dân tộc trong các giáo xứ lân cận, xuất thân từ những
gia đình đạo đức trong họ đạo, đưa vào học trong trường Cuénot, sau
đó sàng lọc tuyển chọn những em hội đủ khả năng, tìm cách gởi
xuống tu học tại Tiểu Chủng viện Làng Sông (Qui Nhơn). Sau đó tùy
hoàn cảnh, các chủng sinh sẽ được chuyển đến tiếp tục tu học tại
Chủng viện Pinăng, hay một Đại chủng viện trong miền. Sau khi
chịu chức từ tay Đức Giám Mục Giáo Phận, vị linh mục sẽ trở về
phục vụ tại địa phương Kontum.

Trong lớp linh mục địa phương đầu tiên có thể kể:
1. Cha Philípphê Đề (Tân Hương, s.1895, lm 1925);
2. Cha Phêrô Trần Ngọc Thích (Phương Nghĩa, s.1897, lm 1927);
3. Cha Giuse Châu (đs Kontum, s.1890, lm 1932);
4. Cha Micae Hiâu (Hóa) (đs Kontum, s.1901, lm 1932);
22
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

5. Cha Antôn Den (Học) (đs Kontum, s.1903, lm 1932);


6. Cha Antôn Ngô Đình Thận (Tân Hương, s.1903, lm 1933);
7. Cha Martial Lê Thành Tin (Tân Hương, s.1909, lm 1938)1

Cha Phêrô Thích Cha Antôn Thận Cha Martial Tin

Để hiểu rõ hơn cách thức tuyển chọn cũng như đường hướng đào
tạo lớp linh mục Kontum đầu tiên này, chúng tôi xin đơn cử hai
trường hợp tiêu biểu: đó là Cha Philípphê Đề và ba Cha người
Bahnar: Micae Hiâu (Hóa), Giuse Châu và Antôn Đen (Học).

1. Cha Philípphê Đề2 (s. 1895, lm. 1925, qđ. 4/11/1937)

“Cha Đề quê ở Tân Hương tỉnh Kontum, cha người mất đã lâu
còn mẹ là bà Lý, là người nhơn đức giúp việc cha sở Tân Hương lâu
năm…
Bởi mẹ có lòng đức hạnh thì cha Đề là con cũng thấy phần nhơn
đức của mẹ. Phần cha Đề hồi còn nhỏ có tính nết hiền lành thật thà
chơn chất, nên Đức Cha Phước khi ấy còn làm Bề trên trường
Cuénot chọn và đem vô học trong trường với các chú mọi. Sau Bề
trên thấy người chẳng những có tính tốt mà học sáng khá, nên đã gởi
xuống trường Làng Sông học tiếng Latinh đặng làm thầy cả. Khi
người ở nhà trường việc học hành cũng vừa đủ theo kịp chúng bạn,

1
Năm tplm của Cha Martial Lê Thành Tin là 1938, x. Les Missions Catholiques en
Indochine 1939-Imp. de la M.E.P, tr. 218.
2
x. “Hạnh tích Cha Đề”, Chức Dịch Thơ Tín, Địa phận Kontum số 58, tháng
2.1938, tr. 789-791.
23
Ghi Daáu Hoàng AÂn

song tính hạnh thì ai cũng khen: hiền lành thật thà, không bao giờ
giận ai, không bao giờ mất lòng ai. Cho nên hồi ấy có một đấng cai
trường nói chơi với một cha trên Mọi về chú Đề rằng: ‘Ille est vere
Isaelita, in quo non est dolus’, ấy là lời Đ.C.T khen ông thánh
Nathanael, là đấng thật thà xứng đáng con cháu Israel.
Khi mãn trường Latinh, thì Đức Cha chỉ người đi giúp Địa phận
Gò Thị, người giúp Địa phận ấy hai năm, cũng trọn bề việc bổn
phận, nên Đức Cha đòi người về học sách đoán và chịu chức lần
đầu, đến năm 1925 thì chịu chức thầy cả. Khi người đã lãnh chức
quyền phó tế rồi, thì Đức Cha chỉ người về Kontum vì quê người ở
đó. Khi về Kontum, thì Bề trên chỉ người coi sóc Địa phận Tơuer” …

Cha Philipphê Đề rất tận tụy với công việc mục vụ, “người hằng
đi làng này qua làng kia luôn, nhằm lúc trời mưa lụt, nhiều khi người
phải ướt cả mình”1. Năm 1937, Cha bị bệnh nặng, chạy chữa tại
Kontum, sau chuyển xuống Bình Định. Nhưng bệnh không thuyên
giảm và Cha qua đời vào ngày 4 tháng 11 năm 1937 tại họ Thác Đá,
huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định.

2. Ba Cha người Bahnar: Cha Giuse Châu, Cha Hiâu (Hóa)


và Cha Antôn Den (Học)2.

a) Cha Giuse Châu sinh năm


1900 tại họ Kontum. Cha mẹ
ngài là những tín hữu đạo đức.
Suốt thời thơ ấu, em Giuse được
nuôi dưỡng sống và lớn lên
trong bầu sữa đức tin của gia
đình và giáo xứ. Năm 1911, cha
sở họ Kontum lúc đó là Cha J.

1
x. “Hạnh tích Cha Đề”, Sđd tr. 790.
2
Tiểu sử 3 Cha Bahnar, chúng tôi dựa vào tạp chí Hlarbar Tơbang và “Sơ lược tiểu
sử ba vị Linh Mục đầu tiên người Bana thuộc Giáo phận Kontum”, Lm Nguyễn
Hoàng Sơn, 1998.
24
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Décrouille đã chọn trẻ Giuse Châu giới thiệu vào Trường Cuénot, và
được ghi danh học sinh mới vào (x. Danh sách học sinh mới vào,
HLABAR TƠBANG năm 1911, số 3, tr. 22); đến năm 1913, được ghi
tên theo lớp học sinh cũ và được chính Bok Phưk [Cha bề trên trường
Jannin (Phước)] và thầy Tâm dạy.
b) Cha Micae Hiâu (Hóa) sinh năm 1901 tại họ Kontum. Em
Hiâu được nhận vào Trường Cuénot năm 1912, trúng tuyển và được
ghi danh chính thức vào lớp mới năm 1913 (x. HLABAR TƠBANG
năm 1913, số 30, tr. 58); lớp này do Bok Ber (cha Bober) và các Chú
Luen, Xonh và Dơu phụ trách.
c) Cha Antôn Den (Học) sinh ngày 13 tháng 6 năm 1903, cùng
họ đạo với 2 Cha Châu và Cha Hiâu. Em Antôn Den (Học) vào
Trường Cuénot năm 1912, sau em Hiâu vài tháng, và được ghi danh
chính thức theo lớp học sinh mới vào năm 1913 (x. HLABAR
TƠBANG năm 1913, số 34, tr. 90); học cùng lớp với em Hiâu.

Năm 1914, Cha bề trên trường (Jannin) chọn và gởi 3 em đi tu


học tại Chủng viện Làng Sông (Qui Nhơn). Ngày 2 tháng 11 năm
1914, ba em tạm biệt quí Cha quí thầy, cha mẹ bà con và bạn bè, lên
đường xuống Tiểu chủng viện Làng Sông. Chiều ngày hôm trước
(1/11/1914), một cuộc tiễn đưa diễn ra tại trường Cuénot thật thân
tình và cảm động: ba em có đôi lời tạm biệt các bạn đồng học, và nói
lên tâm tình phó thác cho Trái Tim Chúa Giêsu. Bok Phưk có vài lời
nhắn nhủ với tất cả các học sinh của trường: “Hỡi các con…Từ xưa
đến nay người Bahnar chưa có ai được Thiên chúa ban làm linh
mục. Chúng ta hy vọng những chú này sẽ trở nên linh mục. Vì vậy
chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa soi sáng tâm trí để sau này họ
thành linh mục, và chỉ đường dẫn lối đưa chúng ta tới quê Thiên
đàng” (x. HLABAR TƠBANG năm 1914, số 42, trang 52).

Năm 1923, Đức Cha địa phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) gởi
3 thầy Giuse Châu, Micae Hiâu và Antôn Den sang học tại Chủng
viện Pinăng (Mã Lai). Ba thầy được bề trên và các cha giáo đánh giá

25
Ghi Daáu Hoàng AÂn

cao về mặt đạo đức cũng như học lực, không thua kém gì các bạn
đồng lớp; đặc biệt ba thầy nổi trội về môn cổ ngữ Latinh.

Năm 1930, học xong Triết học và Thần học tại Chủng viện
Pinăng, ba thầy trở về thực tập mục vụ tại Giáo phận Kontum.

Năm 1931, ba thầy trở lại Chủng viện Đại An (Qui Nhơn) học
thêm những môn cần thiết, chuẩn bị lãnh chức linh mục.

Ngày 29 tháng 6 năm 1932, ba thầy Giuse Châu, Micae Hiâu và


Antôn Den lãnh nhận tác vụ linh mục tại nhà thờ Chính tòa Qui
Nhơn, do Đức Giám Mục Đại diện Tông tòa Qui Nhơn Tardier
(Phú). Ba Cha là những người dân tộc đầu tiên nhận chức thánh trên
Miền Truyền Giáo Kontum. Từ đây, các ngài lao mình vào công tác
mục vụ trên cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên cho đến hơi thở cuối
cùng. Cha Giuse Châu qua đời ngày 1.1.1955 tại Sài gòn; Cha Micae
Hiâu (Hóa) qua đời ngày 29.4.1949 tại Kontum; và Cha Antôn Den
(Học) qua đời ngày 17.10.1987 tại Kontum.

IV. THÀNH LẬP CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM .


CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM QUA DÒNG THỜI GIAN
(1933 – 2010)

A. Thành lập Chủng viện Thừa sai Kontum

1. Bối cảnh

Sau 84 năm khai sinh và nỗ lực xây dựng (1848-1932), Miền


Truyền Giáo Kontum phát triển về nhiều phương diện, hội đủ những
điều kiện căn bản để có thể tự đảm đương công việc truyền giáo.
Ngày 11.01.1932, Tòa Thánh đã công bố Đoản sắc Bref thiết lập Địa
phận Tông Tòa Kontum, tách khỏi Địa phận Qui Nhơn; và Sắc lệnh
chính thức thành lập ký ngày 18.01.1932 thiết định địa giới địa phận
mới gồm 4 tỉnh: Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột và Attôpơ (thuộc

26
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Lào). Ngày 23.01.1933, linh mục Martial Jannin (Phước), đang giữ
chức vụ Bề trên Miền Truyền Giáo, được Tòa Thánh bổ nhiệm làm
Giám mục Đại diện Tông tòa tiên khởi Địa phận Kontum, hiệu tòa
Gadara, khẩu hiệu “Sursum corda” (Con nâng tâm hồn lên) (Tv
24,1). Thánh lễ tấn phong Giám mục diễn ra tại nhà thờ Chính tòa
vào ngày 23 tháng 6 năm 1933, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, do Đức
Cha Dreyer, Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương chủ phong.

Quang cảnh lễ tấn phong Giám mục Martial Jannin (Phước)


Tại Nhà thờ Chính tòa Kontum 23.6.1933

Tại thời điểm chia tách (1932), tình hình Giáo phận Kontum
được ghi nhận như sau1:

+Diện tích: 40.000 km2


+Dân số: 625.000 người
+Số người công giáo: 19.808 tín hữu
+Linh mục thừa sai ngoại quốc: 14
+Linh mục bản xứ: 15 (12 Kinh, 3 Bana)
+Thầy giảng dân tộc (Yao phu): 160
+Nhà thờ và nhà nguyện: 134
1
Les Missions Catholiques D’INDOCHINE 1933, Séminaire de M.E, tr. 45.
27
Ghi Daáu Hoàng AÂn

+Đại Chủng sinh: 4


+Tiểu Chủng sinh: 15
+Thầy dòng Giuse: 2 (1 trường học với 70 học sinh)
+Nữ tu Mến Thánh Giá: 4 (2 Kinh, 2 Bana)

Sang năm 1933, hiện tình của Giáo phận được Tân Giám mục
Jannin báo cáo về Tòa Thánh, với một giọng văn dí dỏm nhưng rất
đơn sơ và chân thành, Đức Cha ghi lại như sau:

“Đây là lần đầu tiên trên bầu trời các báo cáo của Hội Thừa Sai
xuất hiện một ngôi sao mới, ngôi sao của người Bahnar, độ lớn mới
có 200, ánh sáng còn rất mờ nhạt và chập chờn, ít ai biết đến. Nhưng
dầu sao cũng vẫn là một ngôi sao, nghĩa là trung tâm phát ra ánh
sáng thần linh để chiếu sáng các xứ Mọi mênh mông hầu hết còn
nằm trong bóng tối tử thần. Như ngôi sao ở Bê-lem, nhiệm vụ của nó
là đưa dẫn người dân bần cùng ở xứ này đến với Thầy Chí Thánh.
Trong năm đầu tiên ra riêng này, Miền Truyền Giáo Bahnar thân
yêu của chúng tôi có hoàn thành tốt vai trò của nó không? Nó có
thực sự chiếu rọi ánh sáng Chúa Kitô trên những vùng xa xôi heo hút
này không? Có thể trả lời : vừa có vừa không. Có, nhưng chỉ trên
một phần đất nhỏ hẹp trong Địa phận, và bằng chứng ánh sáng đã
chiếu soi các tâm hồn là những con số tuyệt đẹp mà các đồng nghiệp
anh dũng từ rừng rú của tôi báo cáo về. 1.447 người được Thanh tẩy
trong đó có 584 tân tòng chinh phục từ dân ngoại, không phải là một
trong những tia sáng huy hoàng đó sao? 146.093 lần rước lễ chẳng
phải là một tia sáng rạng ngời sao?...và cứ như thế. Miền Truyền
Giáo mới đã đạt ngay con số 20.000 tín hữu cũng là phản ánh Ơn
Cứu Độ từ ánh sáng thần linh đó. Thực vậy, năm ngoái, dân số Công
giáo là 19.806 tín hữu, năm nay lên tới 20.402.
Nhưng đàng khác, có thể nói là ngôi sao Kontum còn lâu mới
chiếu sáng khắp cả xứ: vì trong 50.000 cây số vuông bao trùm Địa
phận, mới chỉ được một hay hai ngàn thấy ánh sáng của nó, tất cả
những nơi khác vẫn chỉ là đêm đen ngoại đạo.

28
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Thật vậy, Sắc lệnh Tòa Thánh ngày 18.01.1932 thiết định cương
giới Địa phận Tông Tòa mới của chúng tôi gồm 4 tỉnh dân sự:
Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột và At-tô-pơ, cũng như tất cả miền núi
thuộc tỉnh Quãng Nam. Mà cả ở miền núi này cũng như ở At-tô-pơ
và Ban Mê Thuột, cho đến bây giờ chưa ai nhìn thấy ánh sáng lờ mờ
của nó (ngôi sao Kontum); nó chưa sáng đủ mạnh để người ta thấy.
Trong tỉnh Pleiku, một tỉnh vừa tách khỏi Kontum, ánh sáng cứu độ
của nó mới đến được có 4 hay 5 điểm mà thôi. Còn ngay trong tỉnh
trung tâm là Kontum, thì ít là 4 phần 5 còn ở giữa đêm tối, nhất là ở
phía Bắc và phía Đông.
Tại sao lại phải giấu chuyện này?...Ngay giữa 20.000 tân tòng,
có bao nhiêu người vững bước theo Đức Tin? Khốn nỗi, đó chỉ là
thiểu số; đa số theo ánh sao đấy, nhưng thất thường, bước thấp bước
cao, theo xa xa thôi. Chỉ cần đọc một số bản tường trình ta sẽ thấy
ngay điều đó”1.

Mối bận tâm to lớn của vị Đại diện Tông tòa là với một lượng
nhân sự hạn hẹp như trên, thì việc duy trì được những thành quả hiện
có đã là cực kỳ khó, huống chi mở rộng địa bàn truyền giáo đến các
vùng khác chưa biết Chúa. Với tâm hồn ưu tư tông đồ, lúc nào Đức
Cha cũng thương yêu, lo lắng và hằng suy nghĩ tìm phương cách đem
Tin Mừng đến cho họ:

“Đức Chúa Trời lòng lành vô cùng, thương yêu hết mọi người,
nên đã sai Ngôi Hai xuống thế chịu chết mà chuộc tội hầu cho các
dân các xứ đặng rỗi.
Nước Annam đã lâu đời nhờ các đấng giảng đạo phương Tây,
sang giảng dạy cho biết đàng lên thiên đàng, mà rày đã được nhiều
linh mục bổn quốc giúp việc giảng đạo, lại hầu hết các địa phận đã
có trường La tinh và nhiều học trò dưng mình vào, hầu sau lên chức
thầy cả nối tiếp việc truyền giáo.

1
BÁO CÁO NĂM 1933 CỦA ĐỨC CHA MARTIAL JANNIN VỀ GIÁO PHẬN
KONTUM, in trong PATER, Giáo phận Kontum, số 06/2006, tr. 6-11.
29
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Nhưng thương thay! Còn muôn vàn dân Mọi, ở trên các từng núi
minh mông suốt cả phía tây nước Annam, chưa được ơn ấy. Vốn đã
có mấy cha Lang-sa và mấy cha Annam lên giảng đạo, cùng đã đem
trở lại được độ 25.000 người, song còn biết mấy muôn mấy triệu
chưa biết Chúa là gì, hằng ở trong bóng tối tăm, những thờ ma lạy
quỉ. Mà Đức Chúa Trời cũng thương yêu cùng muốn cho đặng rỗi,
nên Đức Giáo Hoàng là đấng thay mặt Đức Chúa Giêsu dưới đất,
muốn cho sự đạo trên xứ Mọi được mau tấn phát mở mang, thì đã
chia xứ ấy làm địa phận riêng.
Nhưng phải làm sao bây giờ? Các cha ngoại quốc thì ít, mà còn
phải đi giảng đạo cho nhiều dân nhiều xứ khác, phần thì khó trông
cho có nhiều thầy cả bổn xứ, vì bổn đạo Mọi hãy còn thiểu số và đức
tin chưa vững là bao”1.

“Ớ anh em rất yêu dấu,


Kìa lời Chúa phán và Hội thánh truyền dạy các người giáo hữu
phải có lòng ái mộ lo cho nước Cha trị đến càng ngày càng thạnh.
Vậy thì ta là bổn đạo Annam cũng phải có lòng ái mộ việc cao trọng
ấy như anh em giáo hữu các nước.
Ta hãy suy ơn rất trọng Đức Chúa Trời đã làm cho xứ sở ta, là
từ đời trước đã khấng ban nhiều đấng thừa sai đem sự sáng đức tin
cho nước ta. Nhờ các đấng ấy, thì rày ta đã được vững bước trên con
đàng lên thiên đàng. Từ cõi nước Xiêm cho đến địa đầu nước Tàu, xứ
Đông Pháp ta hiện đã được 1.300.000 người có đạo.
Vậy hỡi các anh em giáo hữu Annam, ta hết thảy hãy tận tâm
giúp việc mở mang Nước Chúa. Ta hãy suy, kìa một bên xứ ta về
phía Tây, còn biết mấy muôn mấy ngàn làng Mọi đang ngồi trong
bóng tối tăm ngoại giáo, mà Đức Chúa Giêsu cũng đã chịu chết
chuộc tội cho họ như đã cứu chuộc ta; các dân mọi rợ đáng thương
xót ấy cũng có linh hồn giống hình ảnh Chúa, song họ chẳng được
phước như ta, chẳng được các đấng thừa sai dạy dỗ như ta. Bởi đó
1
Đức Cha JANNIN, “ÍT LỜI VỀ SỰ LẬP HỘI THỪA SAI NGƯỜI ANNAM,
HẦU GIẢNG ĐẠO CHO CÁC DÂN TRÊN XỨ MỌI”, Chức Dịch Thơ tín, ĐP
Kontum số 22 Fevrier 1935, tr. 260.
30
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Đức Giáo Hoàng là cha chung cùng hết lòng lo cho các dân các xứ,
đã đem lòng thương các dân Mọi ấy, thì đã khấn lập một địa phận
mới, để tiện bề khai hóa dạy dỗ các dân ấy. Hiện nay ở xung quanh
trung tim địa phận Kontum đã được 20.000 bổn đạo Mọi, song còn
biết mấy trăm vạn phải đem trở lại. Ấy là nỗi âu lo Đức Giám Mục
mới và các đấng giảng đạo địa phận ấy phải chịu, vì hằng thấy trước
mặt muôn việc phải làm, mà số các đấng thì ít oi hi thiếu”1.

2. Thành lập HỘI THỪA SAI NGƯỜI ANNAM và kiến thiết


CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM

Với kinh nghiệm 41 năm (1892-1933) ở tại Vùng Truyền giáo


Bahnar, nhận chức giám mục khi đã 66 tuổi (1867-1933), Đức Cha
Jannin được biết đến là một đấng nhiệt thành mở mang đạo thánh,
chí khí mạnh mẽ, tài đức cao dày. Ngài vừa là giáo sư (dạy trường
Cuénot), vừa là kỹ sư (làm thủy điện; độ chế xe hơi), vừa là kiến trúc
sư (thiết kế Tiểu CV Thừa sai Kontum, xây dựng trường Cuénot).
Sau khi cầu nguyện và suy nghĩ chín chắn, Đức Cha quyết định bắt
tay vào thực hiện chương trình. Theo đó, do tính đặc thù của Miền
Truyền giáo, một dự án kép được thực hiện song song: thành lập Hội
Thừa sai người Việt Nam và xây dựng cơ sở Chủng viện, để bảo đảm
rằng, khi Chủng viện đi vào hoạt động sẽ có đủ số ơn gọi thường
xuyên được đào tạo. Dự án này có thể phải mất 20 năm hoặc hơn nữa
mới hy vọng cung cấp một số đông linh mục phục vụ trên cánh đồng
Tây Nguyên.
“Nhưng với nhân sự hạn hẹp, vốn không đủ để duy trì các công
việc đã khởi xướng hay giữ được vị thế đã có, thì làm sao mở rộng
các hoạt động lành thánh của đạo Kitô đến khắp các vùng người Mọi
này? Đây là mối bận tâm to lớn của vị Đại diện Tông tòa. Khắp nơi
trên thế giới, người ta đều thấy các linh mục thiết lập cộng đoàn.
Vậy ở đây có thể khác được không? Phải có các linh mục, có nhiều
linh mục, để chúng tôi có thể thi hành nhiệm vụ lớn lao đã được ủy
1
“MẤY LỜI BÁ CÁO CỦA ĐỨC CHA KONTUM”, Chức Dịch Thơ Tín, ĐP
Kontum số 25 Mai 1935, tr. 292.
31
Ghi Daáu Hoàng AÂn

thác cho chúng tôi một cách thích đáng. Miền Truyền Giáo-Mẹ Qui
Nhơn rất dễ thương đã cho chúng tôi 10 chỗ ở Tiểu Chủng Viện và 2
chỗ ở Đại Chủng Viện trong 5 năm. Đây là một ân huệ rất quí báu
mà chúng tôi phải tri ân hơn cả. Nhưng như thế có là gì trước kết
quả mà chúng tôi phải đạt được? Đàng khác, nếu lập một Tiểu
Chủng Viện ở đây, với những yếu tố cụ thể hiện có, thì hầu chắc
chắn là sẽ thất bại : vì thật là ảo tưởng nếu ta tin rằng sẽ có đủ ơn
gọi linh mục từ phía những tân tòng người Mọi, và 4.000 giáo dân
người Annam hiện trà trộn giữa người Mọi, rõ ràng chỉ cung cấp
được một số hết sức nhỏ bé những người phục vụ cung thánh.

Nhưng Chúa Quan Phòng đã gợi lên cho chúng tôi một kế hoạch
mà chúng tôi đã nghiên cứu qua một thời gian. Đó là thiết lập một tổ
chức, trong 20 năm tới, có thể bảo đảm cung cấp một số linh mục
đáng kể lo công việc Phúc Âm hóa các xứ này. Công trình này thiết
yếu là lập một Hội các Thừa sai mà chủ yếu là người Annam.

Trong các miền truyền giáo ở Đông Dương có 1.200.000 người


công giáo và một số người đã vinh dự được kể vào số các tiền nhân
anh dũng tử đạo. Nói chung, đời sống đạo của họ là mãnh liệt và số
đông thiếu niên chỉ ước mơ hiến dâng đời mình để phụng sự Thiên
Chúa. Thực tế, các chủng viện người Annam dư đầy ơn gọi; các
Dòng tu mới được lập ở Bắc Hà và ở Nam Kỳ : Chúa Cứu Thế,
Phanxicô, Các Sư Huynh, ngay cả Dòng khổ tu chiêm niệm đều tìm
được các ơn gọi mà họ mong muốn. Tất cả những người Annam này
đều đủ khả năng đi theo con đường hoàn thiện, vậy tại sao họ lại
không thể trở thành những Thừa Sai lành nghề, sẵn sàng đi loan báo
Phúc Âm trong các miền xứ lân cận? Mục tiêu chính của Hội mà
chúng tôi dự định thiết lập trước tiên là loan báo Phúc Âm cho các
xứ người Mọi”1.

1
BÁO CÁO NĂM 1933 CỦA ĐỨC CHA MARTIAL JANNIN VỀ GIÁO PHẬN
KONTUM, in trong PATER, Giáo phận Kontum, số 06/2006, tr. 6-11.
32
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Dự án trên được Đức Cha gấp rút đệ trình lên Tòa Thánh để có
nền tảng pháp lý và vận động những trợ giúp cần thiết thực hiện công
trình.

“Chúng tôi hằng suy nghĩ tìm cách thực hiện dự định thánh thiện
này, và chúng tôi thấy rằng dự kiến vừa đề xuất thì đã được đón
nhận hết sức thuận lợi. Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, Mgr. Dreyer, với
tất cả uy tín của mình đã ủng hộ dự định này. Nhờ sự trợ giúp quảng
đại (từ nhiều nơi), chúng tôi đang kiến thiết một ngôi nhà, hy vọng sẽ
hoàn thành vào năm 1934, sẽ dùng làm PROBATORIUM (Trường
thử) cho khoảng 100 học trò.

Và khi thời điểm thuận tiện đến, chúng tôi sẽ đề nghị các Giám
Mục đáng kính ở Đông Dương giúp đỡ tìm kiếm trong lãnh địa của
các Ngài một số thiếu niên xuất thân từ gia đình tốt, bảo đảm những
điều kiện ơn gọi làm linh mục và làm tông đồ. Các em sẽ qua nhiều
năm ở Trường thử để học tiếng Annam, tiếng Bahnar và tiếng Pháp.
Sau thử thách đầu tiên ấy, sẽ có cuộc tuyển chọn. Lúc đó, ai chứng tỏ
được những khả năng và phẩm chất cần thiết sẽ được tuyển vào
ÉCOLE APOSTOLIQUE DES MISSIONS MOYS (Trường Tông Đồ
Thừa Sai Xứ Mọi), để học các tiếng La tinh. Những em khác có thể
rút lui hay ở lại phục vụ Miền truyền giáo, làm thầy giảng chẳng
hạn.

Tất cả dự tính mà Thầy Chí Thánh đã soi sáng cho chúng tôi đơn
giản chỉ có thế. Chúng tôi muốn thực hiện để danh Người được cả
sáng hơn. Chắc chắn công trình sẽ gặp những cản trở và không thiếu
những khó khăn khi thực hiện, nhưng làm việc cho Thiên Chúa,
chúng tôi luôn dựa vào ơn trợ giúp của Người và niềm cậy trông phó
thác sẽ không bao giờ khiến chúng tôi phải thất vọng. Adveniat
regnum tuum!”1.

1
BÁO CÁO NĂM 1933 CỦA ĐỨC CHA MARTIAL JANNIN VỀ GIÁO PHẬN
KONTUM, in trong PATER, Giáo phận Kontum, số 06/2006, tr. 6-11.
33
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Đức Giáo Hoàng Piô XI đã chấp thuận và ban phúc lành cho dự
án, qua phúc đáp của Thánh Bộ Truyền giáo ngày 17.01.1934, mà
Đức Cha Kontum đã hân hoan loan báo:

“Bởi đó Đức Giám Mục địa phận Kontum đã định lập một Hội
Thừa Sai người Annam, hầu sau này đi giảng đạo cho các xứ Mọi,
mà Đức Giáo Hoàng đã khen và ưng nhận việc ấy, như ta thấy trong
thơ Tòa-áp-việc-giảng-đạo đã gởi cho Ngài.

Rôma ngày 17 tháng 1 năm 1934

Kính trình Đức Cha,

Đức Giáo Hoàng Piô XI chúng ta đang hiển vinh cai trị Hội
Thánh bây giờ, nghe tin Đức Cha đang lo lập một Hội Thừa Sai
người Annam, theo khuôn mẫu Hội Thừa Sai Paris, thì ngài lấy làm
vui mừng lắm. Việc ấy rất ám hạp, vì chưng chẳng có ai ám hạp mà
giảng đạo cho các dân cõi Đông Dương cho bằng người Annam.
Thật vậy, vì người Annam đã quen phong thổ, đã từng chịu khó và từ
xưa đến nay hằng tỏ lòng sốt sắng và đức tin vững vàng. Bởi đó Đức
Thánh Cha ban phép lành cách riêng trên việc ấy, Ngài nguyện Chúa
lòng lành vô cùng, khấn ban cho Hội Đức Cha lập chóng nên Hội
trưởng thành và trổ sinh nhiều kết quả.
Chớ gì dân Annam, là dân đã được nhiều Đấng thánh tử đạo
trên trời, hằng tỏ lòng ngoan ngùy sốt sắng hơn hết các dân cõi
Đông Dương, nên tông đồ và khai hóa các dân lân cận. Thế ấy thì
dân Annam sẽ đáng gọi là Con đầu lòng Hội Thánh bên cõi Đông
Dương.
Vả lại việc làm ích cho linh hồn người ta thể ấy, mà khởi lập
trong năm thánh kỷ niệm Chúa chuộc tội cho thiên hạ, thật là một
điều tốt lành vậy.

Nay có mấy lời kính chúc Đức Cha vạn hảo.

34
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Ký tên : FUMASONI BIONDI Hồng y, Viện trưởng.


CHARLES SALOTTI Tổng Giám Mục, thơ ký.

Gởi cho Đức Cha Martial Jannin


là Giám Mục địa phận Kontum”1.

Như vậy, Hội Thừa sai Annam đã được thành lập, đúng như Tòa
Thánh đã tiên liệu và chỉ đạo: Phải ưu tiên làm sao sớm có người
bản xứ truyền đạo và phục vụ người bản xứ.

“Hẳn thật nhờ ơn Chúa soi, thì đã lập một Hội Thừa Sai người
Annam, hầu giảng đạo cho các dân Mọi ấy. Nhờ đó, sau này sẽ được
nhiều người trở lại và được rỗi. Thấy bổn đạo Annam có đức tin
mạnh mẽ và hằng ước ao cho nước Cha trị đến, nên trông chắc Hội
ấy ngày sau sẽ được thạnh vượng. Kìa bổn đạo Annam đã có nhiều
thầy dòng, đã có nhiều ẩn sĩ, thì lẽ nào không có được đấng thừa sai
sao? Đức Giám Mục Kontum chẳng hề nghi ngại điều ấy, nên đã
nhứt định tra tay lập Hội.
Hội này đã lập tại Kontum, là trung tim các xứ Mọi. Việc đầu
tiên là đã xây một nhà trường Probatorium chắc chắn rộng rãi, có
thể dung nạp được từ 100 đến 120 học trò Annam, là con những cha
mẹ đạo đức ở các nơi gởi đến. Ở đó các trẻ sẽ chuyên các lớp về bực
sơ đẳng, đoạn sẽ sang trường Truyền giáo của hội mà học La tinh và
phụ chuyên các lớp Pháp-Việt. Khỏi năm sáu năm sẽ vào trường lớn
học cách vật, lý đoán và dọn mình lãnh chức thừa sai”2.

3. Diễn tiến thi công công trình Trường Thừa sai

Như chúng ta đã thấy ở trên, ngay từ năm 1933, đề án tòa nhà


Chủng viện đã được thiết kế và bắt đầu thi công. Kế hoạch thực hiện
gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là một nửa cánh phía Đông bao gồm cả
1
Đức Cha JANNIN, “ÍT LỜI VỀ SỰ LẬP HỘI THỪA SAI NGƯỜI ANNAM,
HẦU GIẢNG ĐẠO CHO CÁC DÂN TRÊN XỨ MỌI”, Sđd tr. 261.
2
“MẤY LỜI BÁ CÁO CỦA ĐỨC CHA KONTUM”, Sđd tr. 292.
35
Ghi Daáu Hoàng AÂn

nhà nguyện sẽ được thi công trước, dùng làm PROBATORIUM


(Trường Thử). Sau đó sẽ tiếp tục xây dựng phần thứ 2 cánh phía Tây,
dùng làm ÉCOLE APOSTOLIQUE DES MISSIONS MOYS (Trường
Tông Đồ/ Trường Thừa Sai/ Trường Truyền giáo/ Tiểu Chủng viện).
Chính Đức Cha vừa là nhà thiết kế vừa là đốc công toàn bộ công
trình1.

Bản thiết kế Trường Thừa sai do Đức Cha Jannin vẽ 2:

Mặt trước Mặt phía sau

Phòng ngủ Chi tiết vì kèo

Trên một ngọn đồi bao quát cả ba mặt Đông, Tây, Nam thành
phố Kontum, đối diện và cách Trường Cuénot 600m về hướng Bắc,
một công trường nhộn nhịp dưới sự điều động của Đức Cha, giáo dân
1
x. P. Christian Simonnet, “La Mission du Far-West Vietnamien”.
2
Tài liệu hiện lưu trữ tại Văn Khố MEP. Hình do anh P. Nguyễn Văn Nho CVK47
cung cấp.
36
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Kinh-Thượng hăng hái phát dọn mặt bằng; các phương tiện thô sơ
được sử dụng: voi, trâu bò, ngựa…tất bật kéo gỗ từ những cánh rừng,
tận những cánh rừng bên kia sông Đakbla (núi Chư H’reng), xuôi
dòng nước cập bờ, rồi được kéo vượt dốc đến tập kết nơi bãi đất rộng
vừa được phát quang; các tay thợ mộc, thợ nề giỏi được thuê tận
dưới Bình Định, Quãng Ngãi, Quãng Nam…lên đục đẽo, xây dựng.

TRƯỜNG THỬ (PROBATORIUM) đã hoàn thành


(Chủng viện cánh phía Đông và Nhà nguyện)

Đến tháng 3.1934, khung nhà lớn và ngôi nhà nguyện đã được
dựng lên. Có một điều Đức Cha và những người thợ luôn cảnh giác
và dè chừng: đó là những sự cố có thể xảy ra trong lúc đang thi công.
Đúng như mọi người lo lắng, tòa nhà bên cánh phía đông đang được
dựng lên, thì thình lình một cơn lốc mạnh tràn qua làm sụp đổ hoàn
toàn, khiến phải một phen hoảng hốt1.
Tuy vậy Đức Cha vẫn bình tĩnh, không xiêu lòng. Ngài cho làm
lại từ đầu, cần gia cố thêm phía nhà nguyện những cột chống đỡ to
lớn chắc chắn hơn, để có thể tiếp tục thi công an toàn. Với lòng kiên
nhẫn, ý chí sắt đá luôn tín thác vào Chúa, cuối cùng công việc vẫn

1
x. Compte rendu năm 1934, tr. 172 và Annales năm 1935, tr. 369.
37
Ghi Daáu Hoàng AÂn

trôi chảy, và tòa nhà đã được hoàn thành sẵn sàng khai giảng vào đầu
năm 1935.

Đó là một tòa nhà gồm một tầng trệt với hai tầng lầu, làm toàn
bằng gỗ cà chích, gỗ sao…nghĩa là toàn những danh mộc, đứng vững
chãi trên những trụ xây bằng gạch cao 2 mét. Tường và trần nhà trét
đất trộn rơm, cửa sổ kính, mái lợp ngói vảy (đến năm 1949 thay bằng
ngói Phú Phong). Sàn nhà cao với các lối ra vào phía trước và phía
sau xây theo kiểu nhà chồ có bậc cấp lên xuống, mang sắc thái nhà
sàn của đồng bào Thượng. Nói chung, tất cả được kiến trúc theo kiểu
dân tộc Tây Nguyên. Riêng phần nhà nguyện, đặc biệt Nhà tạm và
bàn thờ…được chạm trổ hết sức công phu, do chính Đức Cha Jannin
vẽ họa tiết, theo kiểu rô-man, lộng lẫy và tráng lệ1.

Công việc xây dựng cơ bản của


Trường Tập đến ngày 18 tháng 9
năm 1934 đã hoàn thành, còn lại
những hạng mục phụ phải tiếp tục
kiện toàn.
+Hình bên: Chụp từ bản thiết kế:
“Chi tiết các công việc đã thực hiện
đến ngày 18.9.1934”.

4. Chuẩn bị về nhân sự điều hành và chiêu sinh

Ngày 18.8.1934, Cha Bề trên địa phận Gustave Hutinet (Nhì),


sau mười mấy tháng về Pháp, đã trở lại Kontum. “Bấy lâu nay người
đã hao tỏa tinh thần, vì đã tận tâm lo cho địa phận Kon Hơring bổn
đạo thêm đông, nhà thờ rộng rãi. Khi Đức Cha lãnh quờn giám mục
rồi, người thấy mình sức yếu, nên đã xin về Pháp dưỡng bịnh. Nhưng
nào có nghĩ đến mình, chỉ nhờ mười mấy tháng mà đi chỗ nọ chỗ kia,
1
x. P. Christian Simonnet, “La Mission du Far-West Vietnamien”, tr. 6.

38
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

có một ý lo giúp địa phận mới lẻ mẹ mà thôi. Nay người về tức thì để
trí đến trường Probatorium là nơi người sẽ ở và làm bề trên. Ấy chốn
sau này sẽ sản xuất những đứng coi sóc địa phận, mà được người dìu
dắt khai tâm, thật là một điều rất đáng mừng vậy”1.

Cơ sở trường lớp đang dần ổn định, nhân sự điều hành đang sắp
đặt, các phần việc chính yếu đã hoàn tất, Đức Cha đã gởi thơ kêu gọi
đến khắp nơi, để tuyển học sinh cho kịp khai giảng vào đầu năm
1935. Có nhiều thơ xin cho các con em vào học trường Probatorium
được chuyến đến Tòa giám mục Kontum, nên ngày 17.1.1935, Đức
Cha đã gởi thông báo trình bày “ÍT LỜI VỀ SỰ LẬP HỘI THỪA
SAI NGƯỜI ANNAM, HẦU GIẢNG ĐẠO CHO CÁC DÂN TRÊN
XỨ MỌI”2, nói rõ mục đích của Hội Thừa sai Annam, về Trường
Thừa sai, cũng như những qui định của nhà trường về nhập học và
chương trình học thời gian đầu:
“…Vậy như các thánh tông đồ đã bỏ xứ Giu-dêu mà đi giảng đạo
cho các dân thiên hạ, như các cha thừa sai phương Tây lìa quê
hương mình, mà đi giảng đạo cho các dân ngoại, như dân Annam ta
đây, thế nào, thì rày Hội Thánh cũng chọn dân Annam để làm tông
đồ dạy dỗ các dân lân cận, còn mê muội thờ phượng bụt thần, cũng
thể ấy . Đó là dấu Đức Thánh Cha có lòng thương và tin cậy người
Annam lắm.
Những kẻ Chúa sẽ kêu gọi làm việc cao trọng này là nên tông đồ
dưng trót mình giảng đạo cho xứ Mọi, thì sẽ học tập tại Kontum, nên
Đức Cha Jannin đã lập một nhà trường Probatorium, ở đó những trẻ
dưng mình làm thừa sai sẽ sửa nết na, tập nhơn đức và theo học các
lớp sơ đẳng ba năm, đoạn kẻ nào bền đỗ, thì sẽ vào trường nhỏ học
La tinh và phụ chuyên các lớp Pháp-Việt; sau hết sẽ vào trường lớn
học cách-vật lý-đoán, và luyện tập các đức tính về bực đấng thừa
sai.
Bởi đó xin các cha và các bực phụ huynh muốn dưng trẻ thuộc về
mình cho Chúa, hãy chú tâm kén chọn, vì đứa trẻ ấy, nhờ ơn Chúa,
1
x. Chức Dịch Thơ Tín, ĐP Kontum, số 18 Octobre 1934, tr. 214.
2
x. Chức Dịch Thơ Tín, ĐP Kontum, số 22 Fevrier 1935. tr. 260-263.
39
Ghi Daáu Hoàng AÂn

sau này chẳng những sẽ chịu chức thầy cả, mà lại phải nên đấng
thừa sai, sẽ lìa quê cha đất tổ, sẽ sống thác trên nơi rừng núi, sẽ tế lễ
mình cho dân Mọi được ơn trở lại và được rỗi. Nên hãy chọn những
trẻ trông sau này sẽ đủ sức đủ tài và nhứt là có đủ nhơn đức, mà
gánh nổi việc trọng ấy; âu là mình cũng sẽ được phần công nghiệp
trong việc giúp Hội Thừa Sai người bổn xứ.

I. Những điều buộc học trò phải có, cho đặng nhận vào trường
Probatorium, định như sau này :
1. Trừ khi có lẽ riêng, thì kẻ xin vào học phải là con cha mẹ có đạo
dòng.
2. Cha mẹ trẻ ấy phải có tiếng tốt và không mang bịnh truyền nhiễm
như : ho lao, thổ huyết, phung cùi .v.v.
3. Trẻ ấy phải sốt sắng, đơn sơ và tốt tính.
4. Phải có trí, ít nữa là vừa đủ, phải biết viết và đọc quốc ngữ cho
trơn xuôi, như đã có bằng sơ học, thì càng tốt.
5. Trẻ ấy phải có sức khỏe và không tì tích gì khó coi.
6. Ước chừng từ 10 cho đến 13 tuổi.

II. Những điều định khi ở tại trường.


1. Bao lâu còn ở, thì nhà trường sẽ chịu cơm ăn, thuốc uống, quần
áo và sách vở giấy viết. Nhưng các bực phụ huynh đã biết rõ địa
phận Kontum mới thành lập còn thiếu thốn, nên những cha mẹ học
trò có dư dã, nếu lấy lòng rộng rãi mà giúp ít nhiều, thì địa phận sẽ
hết lòng biết ơn và ghi tên kẻ ấy vào tập Chức dịch thơ tín là tạp chí
của địa phận.
2. Mỗi năm sẽ có tháng nghỉ, nhưng các trò ấy đã đành lìa cha mẹ
quê hương, mà dưng mình làm tông đồ trên đất Mọi cả đời, nên từ bé
cũng phải tập sự dứt lòng trìu mến quê hương, mà cứ ở lại trên
Kontum. Cứ 3 năm mới cho về quê một lần mà thôi.

III. Về việc đi tựu trường.

40
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

1. Đức Cha định sẽ làm lễ khánh thành nhà trường và ngày học trò
sẽ tựu vào tuần Chúa nhựt thứ Bảy mươi, là từ ngày 17 đến 23 tháng
2 năm 1935 (từ 14 đến 20 tháng giêng Annam)1.
2. Các học trò phải lo phí lộ đến tại nhà ông sáu Triêm2, là chủ xe
ca-mi-on ở Qui Nhơn, ở gần phố Phước Hiệp. Ông này sẽ lãnh chở
lên Kontum. Từ Qui Nhơn lên Kontum địa phận Kontum sẽ chịu tiền
phí lộ.
3. Khi tựu trường phải có thơ cha sở, tờ chứng về phép Rửa tội và
phép Thêm sức, lại phải có giấy bằng lòng dưng con trót đời của cha
mẹ hay là người bảo dưỡng. Những trẻ nào đã ở trong một trường
La tinh hay là trường Dòng nào, thì còn phải có tờ làm chứng của bề
trên nhà ấy nữa.
4. Phải đem theo ít nữa là 2 áo cụt trắng, 2 quần trắng, 2 áo đen, 1
áo dài trắng, 1 nón tây trắng, mền và gối. Kẻ nào đem theo được
nhiều hơn càng hay và phải nhớ có một cái tráp hay là valise mà
đựng đồ.
Sau khi đã rõ biết các thể lệ đã định trong tờ này, những kẻ nào
thật lòng muốn dưng mình cho Chúa mà vào trường Probatorium ở
Kontum, thì phải kíp viết thơ xin Đức Cha Jannin.

Đề thơ: Son Excellence Monseigneur Jannin, Vicaire Apostolique de


Kontum (Annam), hầu kẻ nào ngài ưng nhận, thì ngài sẽ cho thơ lại
mà chỉ quyết ngày tựu.
B.N: Những kẻ trước đã gởi thơ xin, và đã được thơ ưng nhận rồi,
thì bây giờ cũng phải viết thơ xin lại mới được. Các thơ xin phải kíp
gởi cho Đức Cha, hạn đến cuối tháng 1.1935 là cùng.
Kontum, ngày 17 tháng 1 năm 1935
Giám Mục Ma-xi-a-li Phước ký ”

1
Từ ngày 17 - 23.2.1935 là những ngày học sinh lai rai đến. Ngày Khai giảng
chính thức là ngày 26.2.1935 (xin xem tiếp phần sau). Chú thích của người soạn.
2
Theo Cha Gcb. Nguyễn Tấn Đường CVK35 cho hay: Ông Sáu Triêm có xe đò
chạy tuyến Qui Nhơn-Kontum. Ông rất quen biết với TGM Kontum. Thời gian
sau, mỗi khi học sinh Trung Châu về nhà nghỉ hè hay tựu học trở lại, ông Sáu
Triêm đều lãnh chở.
41
Ghi Daáu Hoàng AÂn

5. Ngày khai giảng khóa đầu tiên

Ngày 26.02.1935 thực sự là ngày hội vui cho Địa phận


Kontum: ngày khai giảng khóa đầu tiên của Chủng viện.

“Ngày 26 février là ngày định cho học trò tựu trường


Probatorium. Số học trò gần một trăm. Học trò về địa phận Kontum
độ một phần ba, còn bao nhiêu là học trò Trung Châu: Nha Trang,
Phú Yên, Bình Định, Quãng Ngãi, Quãng Nam; nghe đâu địa phận
Sài gòn cũng sẽ có. Đông nhứt là học trò về tỉnh Bình Định. Mấy
hôm trước đã có mười trẻ nữ thuộc các xứ An Sơn, Trà Kiệu, Phú
Thượng, Cồn Dầu lên ở nhà phước lo việc ăn uống cho học trò. Nhà
trường chính và các nhà phụ tùng đã gọi được là tạm an, song còn
phải sắm thêm nhiều đồ tùy tòng nữa”1.

Một không khí tựu trường nô nức với bao xốn xang, vui buồn lẫn
lộn, nhất là đối với các bậc phụ huynh và các em ở xa, từ các tỉnh
đồng bằng cách xa Kontum hàng 200 cây số. Lần đầu tiên các em
phải xa nhà, xa cha mẹ, xa làng quê…biết bao tình cảm bịn rịn.
Nhưng rồi tất cả đã can đảm lên đường, quyết dấn thân theo tiếng
Chúa gọi.

Chúng tôi xin trích ghi lại “CẢM TƯỞNG VỀ NGÀY KHAI
TRƯỜNG PROBATORIUM”, của ký giả P. C, đăng trong CHỨC
DỊCH THƠ TÍN của Địa phận Kontum, số tháng 04.1935, tr.281-
284, để chúng ta cùng sống lại những giây phút “thuở ban đầu lưu
luyến ấy”, mà hẳn sẽ còn ghi nhớ mãi trong trang sử của Tiểu Chủng
viện Thừa sai Kontum.

“Từ ngày địa phận Kontum rẽ phân lìa mẹ, đông qua hạ lại mà
đã được một tuổi rưỡi chẵn chòi. Việc đầu tiên đứng bề trên địa
phận trù tính, là cất một xưởng cho học sĩ tập rèn, hầu sau đi gieo

1
Chức Dịch Thơ Tín, ĐP Kontum, số 23 Mars 1935, tr. 274.
42
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

lời E-vang cho đến những hang cùng ngõ hẻm; ấy là trường
Probatorium giồi luyện những kẻ sau này mở mang Nước Chúa.
Những công việc to tát còn chinh rinh lở dở, mà bề trên đã gởi
chương trình tuyển chọn khắp nơi, cho được những học sinh đủ tài
đủ đức, cùng ấn hành ngày tựu. Mà lạ thật, ngày hai mươi ba tháng
giêng ta (tức ngày 26.02.1935 dl - chú thích của người soạn), thợ vừa
bỏ đục bước ra, thì cũng ngày ấy học sinh tựu trường. Kể sao cho hết
những giọt lệ rơi ở giải đất Trung Châu, từ bắc vô nam vẫn nghe
những tiếng phân trần từ biệt : “Con đi bình yên, nhớ cha nhớ mẹ,
anh em chú bác con cũng đừng quên, nguyện cùng Chúa trên an bề
hồn xác, phần con ra sức tấn đức học hành, ngõ sau công thành cho
sáng danh Chúa”. “Xin mẹ ở lại xin cha an lòng, con hằng khẩn
mong chẳng hề khi ngớt, ngày sau có phước sẽ đặng gặp nhau”. Kìa
bị giếch nọ va-li, kẻ trên xe người dưới đất, dặn dò giã biệt, hai mắt
chăm nhau mà lòng ngậm ngùi thương nhớ.
Sục sục, ù…Chú lái vô tình đã dứt đoạn câu từ biệt, chiếc xe
phóng tới, tay khoát đầu chào, hai bên nhìn nhau mà chỉ thấy đám
bụi nổi lên mốc phếu. Chiếc xe từ từ thẳng lối, cứ lèo tây theo con
đường quan lộ. Khỏi hai ba tiếng đồng hồ, thì không còn dấu gì là
đất tổ quê cha, lên ải xuống đèo, càng thấy bao la những rừng cùng
núi. Trong xe một lũ trẻ thơ, đơn sơ thanh tịnh, đương có nói nói
cười cười, lòng vui phới phở : “Ta đi đâu? Lên Kontum là nơi rừng
núi, ắt sẽ thấy những cây mục lá khô; ta lên xứ Mọi, ắt sẽ gặp những
đao cùng tác”.
Nào có dè, bóng ác vừa tan, thì xe kia đã tới. Thấy mọi sự đều
khác hẳn trí suy : kìa lầu sứ, nọ sở nhà thương, lố xố dinh quan, mấy
hàng trại lính, hai bên phố xá đàng thẳng dọc ngang. Đổ về ngả
đông sáu bảy trăm thước, bẻ lái ra bắc, ấy là trường Probatorium.
Bắc mặt xem lên là một ngôi nhà ba từng, nguy nga đồ sộ, trên một
gò khoản khoát tư vuông; trước sau có những quan lộ chiều ngang
dãy dọc, dưới xa có chợ là chốn bổ dưỡng học sinh, kế gần một bên
có mương nước chảy, sạch sẽ trong veo đi ngang cửa hang Đức Mẹ,
tứ vi là nhà người Annam ở, lợp ngói cái đỏ cái vàng, xen cùng màu

43
Ghi Daáu Hoàng AÂn

cây lá cỏ, trên cao xem rất ngoạn mục, tợ hồ vườn hoa nở của thợ
thiên nhiên.
Trong trường đã có mẹ là các bà dì, chăm lo cơm ăn áo mặc, đã
có anh là các thầy, chỉ dạy cho biết điều thật lẽ ngay, trên lại có cha
là bề trên Nhì. Người là một đứng lịch duyệt từng trải, đã 35 năm
dày sương đạp nắng, xông pha lướt thắng ngàn nỗi đắng cay, hiểu rõ
tình hình phong tục nhiều xứ, nên nay phụng lịnh Đức Cha, người lại
về trường Probatorium mà thừa hành cái câu truyền bá. Đương ung
dung an tọa tư phòng, bỗng thấy lũ học sinh bước vô chào bái, thì
người vui mừng lên tiếng : “Ớ các con yêu dấu, chúng con đã nghe
tiếng Chúa kêu mà lìa cha bỏ mẹ, song chớ tưởng mình đã ra mồ côi,
này có cha đây lãnh lo hồn xác, phần chúng con có một việc là tấn
đức tấn tài, ngõ sau này mở khai nước Chúa”.
Cha con truyện vãn nhiều nỗi ái yêu, mà lũ trẻ thơ vẫn thầm thì
cùng nhau: “không dè, không tưởng”, ấy cũng là câu những kẻ du
lịch Kontum thường hay kháo láo. Sau hết bái tạ lui ra, ngoảnh mặt
vô nam còn thấy một ngôi nhà to lớn, tuy đã có dấu rêu xanh, nhưng
cũng là vẻ vang xinh đẹp, ấy là trường Cuénot, đã hơn 30 năm cuốc
xáo, thì đã trổ sanh hơn 200 thầy và chú Giáo phu, cho đến bây giờ
thì chúng là rường cột con nhà giáo hữu Mọi. Đó là việc Đức Cha
bây giờ dày công gầy tạo, mà rày nhan nhản bông quả tốt tươi; ấy
cũng là nhờ ngài có lòng kiên nhẫn, lướt thắng mọi nỗi éo le. Nay vì
địa phận còn bua, nên ngài chọn nhà này làm nơi tạm ngự.
Ngài là một đấng nhiệt thành mở mang đạo thánh, chí khí mạnh
mẽ, tài đức cao dày; đã 45 năm trèo non lội suối, giảng dạy nhiều
nơi, chung đụt cùng con rừng cháu núi, đắng cay chua ngọt đã nếm
đủ các mùi. Công thành đức trọn, nay Chúa trao mão ngọc gậy vàng,
mà giữ chăn đoàn chiên Chúa. Vậy việc đầu tiên là Đức cha lo lập
Hội Thừa Sai người Annam. Tuy niên tuế đã ướm thất tuần thân mòn
tóc bạc, mà cũng đem công hiến trong cuộc xây tạo trường
Probatorium, kiểu mẫu mới lạ mà vẻ vang khéo léo. Cho dầu địa
phận còn non nớt khó nghèo, nhưng theo bửu hiệu ngửa trông ơn
Chúa, ngài cứ một bề khởi công như lòng đã nguyện. Thật Chúa
không từ bỏ kẻ cậy trông, ngày nay đã thành một ngôi nhà nguy nga
44
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

đồ sộ. Muốn thì được, ấy là cái mục đề ngài đã tập rèn trong trí bấy
lâu, như ta đã thấy cái bóng nó trong bản thông cáo của ngài : “Vậy
thì chúng ta lo gấp đi, chúng ta không có mộng tưởng đâu…Ta
chẳng nghi ngại gì nữa…mà khởi sự thi hành…cùng phú dưng trong
tay phép tắc Chúa”. Ấy lời mạnh mẽ mà công hiệu, lại thêm cái
chương trình chí ý khôn ngoan, nên rõ ngài là một vị đức tài xuất
chúng.
Bây giờ ta đứng mà trông lên cái khu nhà lộng lượt kia, nó biểu
lộ ra một tấn kịch hăng sùng : trong 45 năm từ khi áp má từ cha giã
mẹ, cho đến cái hồi lãnh hiệu “Sursum corda”, thì rõ lòng Đức Cha
không ước mong sự gì cho bằng mở mang nước Chúa. Này tổ chúng
con Cha đã lót sẵn, đàng đi dốc dác Cha đã san bằng, vườn tược
Cha đã sửa sang sạch sẽ, xin Cha chớ vội đi về, một hãy gán lại mà
hưởng một chút bông thơm quả tốt”.

Và Cha P. C1, như đại diện cho lớp linh mục đàn anh, đã có đôi
lời nhắn nhủ các em thơ mới chập chững bước vào ơn gọi thừa sai,
bằng những lời chân thành đầy tâm huyết, gợi lên lòng biết ơn, vâng
phục, chăm chỉ tiến bước trên con đường đã chọn:
“Vậy hỡi bạn học sinh các em ơi, các em vào ra ngưỡng cửa
hằng ngày, cũng dư thấy dấu những hột mồ hôi Đức Cha đổ ra trong
một năm xây tạo; các em hãy nhớ ơn ngài, nguyện cùng Chúa giữ
gìn ngài hôm sớm. Trong nhà với bề trên hãy hết lòng kính tôn vưng
phục, với thầy dạy dỗ hãy tận tình yêu mến đáp ơn, bên kia cùng các
dì cũng một lòng kính nhường thảo thuận; chớ hề theo tính kiêu ngoa
xấc xược, thế thì trên Chúa cũng không thương, mà dưới thế gian
người ta cũng chê ghét. Ngoài ra các em hãy tưởng đến chúng tôi,
đương lo việc Chúa nơi đầu non xó núi. Các em lòng còn thanh tịnh,
được Chúa hôm sớm ấp yêu, hãy xin cùng Người cho chúng tôi mạnh
mẽ vững vàng, tận tình cùng nghĩa vụ. Dưới nữa là con mọi rợ, là

1
Bút hiệu của một Lm viết cho Tạp chí CHỨC DỊCH THƠ TÍN, tạp chí của Hội
Chức việc Á Thánh Năm Thuông, ĐP Kontum. Chúng tôi phân vân giữa 2 Cha:
Cha Phêrô Chước (Biên tập viên CDTT, ở Pleiku), và Cha Phêrô Nguyễn Cơ (giáo
sư trường Cuénot, quản lý CDTT, ở Kontum).
45
Ghi Daáu Hoàng AÂn

những kẻ các em mai sau sẽ chui đụt với cùng, xin cho chúng càng
ngày càng biết Chúa.
Lạy Chúa, kẻ ở Nhà Chúa phước lộc là dường nào, vì đời đời
được ngợi khen danh Chúa (Ps 83)”.

80 học sinh ngày khai trường Probatorium 26.2.1935


chụp với Đức Cha Phước và Cha Bề trên Nhì

Từ ngày 26.2.1935, 80 em lớp tuyển sinh đầu tiên này sẽ trải qua
3 năm học tiểu học tại Trường Thử, dưới sự dìu dắt của Cha giám
đốc Hutinet (Nhì), các cha giáo và các thầy dòng Giuse (Bình Định)
do Đức Cha mời lên giúp. Sau đó theo kế hoạch, khi tòa nhà cánh
bên phải hoàn tất vào năm 1938, được dùng làm Tiểu Chủng viện, sẽ
đón các em lên tiếp tục tu tập.

Song song với việc lo đón nhận và nuôi dạy các học trò, Đức Cha
cũng kêu gọi các tín hữu trong và ngoài Giáo phận hãy cầu nguyện
và đóng góp vật chất để giúp Hội Thừa sai Annam được duy trì và
ngày càng mở rộng.
“Đàng đi hãy còn dài, mà chúng tôi đã qua bước thứ nhứt :
trường Probatorium mới khai giảng, chúng tôi đã lãnh được 80 trẻ,
bởi các cha mẹ đạo đức ở các tỉnh dưới Annam gởi, nguyện dưng
con sống thác ở đất Mọi “cho sáng danh Chúa”. Cám đội ơn Chúa.
46
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Vậy hỡi các anh em bổn đạo Annam, anh em đã có lòng mến
Chúa dường ấy, hãy khấn giúp chúng tôi, hãy thương xót số phận
muôn vàn người Mọi còn ngoại đạo, như chúng tôi đã hết lòng
thương họ, vì họ cũng có thể nên anh em ta trong Chúa Kitô. Xin anh
em hãy làm một đôi việc lành, hầu xin cho họ được ơn trở lại. Nhứt
là anh em hãy cầu nguyện, hãy bố thí ít nhiều để chóng mở mang Hội
Thừa Sai Annam này, thì Đức Thánh Cha sẽ biết ơn và Chúa sẽ trả
công trọng vọng đời đời cho anh em ở trên trời”1.

B. HAI SỰ KIỆN ĐÁNG GHI NHỚ NĂM 1935

1. “Một Thánh Giá của Trường Probatorium”

Khai trường chưa đầy một tháng (từ 26.2 – 18.3.1935 = 22 ngày),
một biến cố xảy đến mà mọi người đều gọi là “một Thánh giá của
Trường Probatorium”. Đó là trường hợp một chủng sinh ưu tú vừa
mới qua đời ngay tại nhà trường.

“Trường Probatorium đã khai giảng. Bề trên bề dưới, thầy giáo


học trò đang vui vẻ tấn phát, tâm hồn đầy những mộng tưởng bao la,
chẳng ngờ giờ Chúa đến viếng thăm và gởi một thánh giá làm kỷ
niệm. Thánh giá này chẳng phải là vật thích tạo ở nơi thảo mộc, bèn
là bởi một vật sanh linh. Nhưng ai nấy chẳng những là không chút ái
ngại, mà lại vui lòng lãnh thánh giá Chúa ban, để làm vọng đăng soi
cho chí ý trong con đàng mình vừa bước chơn và quyết dõi theo
Chúa cho đến cùng.
Số là có một học trò thuộc về địa phận Truông-dốc, tên là Au-gu-
ti-nô Phận, con ông bà xã Tôn ở họ Gò-đồng. Ngày tựu trường các
kẻ có khíu quan sát, thấy nết na và mọi cách cử chỉ của trò, dẫu chưa
biết tính hạnh ông bà cha mẹ trò, thì cũng rõ trò là con một gia thất
đạo đức lễ nghi. Trò ở trường chưa mấy ngày, mà mỗi ngày xem ra
đã nở thêm một hoa về đức hạnh và gương tốt, làm cho đấng bề trên
1
“MẤY LỜI BÁ CÁO CỦA ĐỨC CHA KONTUM”, Sđd tr. 293.

47
Ghi Daáu Hoàng AÂn

đang ở giữa tám chín mươi học trò mới lạ, mà đã nhận thấy cùng để
bụng vui mừng, trông ngày sau sẽ có nhiều linh hồn người mọi rợ
được rỗi, nhờ hăng lực cùng lòng sốt sắng rất to, sẽ nở ra bởi một
chút da thịt mỏng mảnh ấy. Nhưng thiên lý vị nhiên, dường như Chúa
muốn dùng xác trò nên như bài dạy kẻ theo sau hằng nhớ mình là bụi
đất, cùng hằng phải thuận theo thánh ý Chúa, ấy là vác thánh giá
Chúa trao, lại đem linh hồn trò về trời để khẩn nguyện cho chúng
bạn còn dưới thế. Xét lại thì ý nhiệm mầu Chúa có dấu phát hiện
trong mấy ngày trò làm việc cấm phòng vừa được mười ngày…
Lúc bấy giờ trường Probatorium có năm ba trò cảm rét, một đôi
trò có hơi nặng, còn mấy trò khác chỉ rét qua loa mà thôi. Chính trò
Phận cũng vào số mấy trò đau nhẹ.
Tuy vậy bề trên Nhì cùng các thầy thay nhau hết giường nọ sang
giường kia, bưng cơm bưng thuốc; trò nào có hơi nặng, thì lập tức
cho mời quan thầy thuốc nhà thương nhà nước khám bịnh chỉ thuốc.
Các cha xung quanh cũng năng tới lui thăm viếng, kẻ bày phương nọ
người chỉ thuốc kia; ai nấy cũng lấy hết tâm lực phần xác mà lo cho
trường Kontum khỏi bị tiếng xứ độc…
Chiều ngày 17 mars trò Phận bịnh tình xem ra có hơi nặng hơn
chút đỉnh, thì ai nấy càng lo lắng giúp đỡ; nhưng trò còn nói chuyện
và không thấy dấu gì khả nghi. Sáng hôm sau độ tám giờ mai có một
thầy dòng đến thăm, thầy hỏi trong mình ra sao, trò Phận thưa
không sao, chỉ có mệt và khó thở. Qua chín giờ rưỡi bề trên Nhì đến
thăm, thấy diện mạo có dấu khác, tức thì người lo cho trò xưng tội,
đem Mình Thánh Chúa và ban phép xức dầu thánh. Trò chịu các
phép một cách tỉnh táo và sốt sắng, làm cho các kẻ xung quanh đều
cảm động. Có một thầy hỏi trò còn đều gì bối rối không? Trò rằng:
không. Trước khi ban phép đại xá, trò nói Chúa cho sống Chúa định
chết, mình sẵn lòng vưng theo ý Chúa. Chịu phép đại xá rồi, thầy cả
đưa thánh giá, trò hôn cách cung kính. Khỏi hai ba phút linh hồn lìa
xác bình an. Ôi sự chết đáng ước ao là dường nào!
Tức thì có điện tín báo cho cha mẹ trò biết tin buồn ấy và bề trên
có ý đợi thân nhơn đến, nên định chiều ngày 19 mars mới chôn.
Trong khoảng thì giờ ấy, học trò chia phiên cầu lễ, ban đêm có họ
48
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Phương-nghĩa tiếp vào, nên tiếng đọc kinh không hề ngớt. Sáng 19
hát lễ qui lăng trọng thể và đến chiều tối đã táng xác trò trong vườn
nhà trường Probatorium.
Ấy về phần thiêng liêng thật là phước lộc cho trò Phận, song về
phần xác trò đã để lại cho ai nấy một nỗi nhớ thương. Mà sự nhớ
thương ấy hằng thúc giục mọi người sẵn lòng vác thánh giá theo
chơn Chúa, là bỏ ý riêng mình, bỏ sự sống mình, thuận theo thánh ý
Chúa trong mọi sự mà chớ”1.

2. Lễ phong chức Linh mục đầu tiên tại Kontum.


Linh mục đầu tiên gia nhập Hội Thừa Sai Annam.

Thầy Tađêô Trần Đình Gương là thầy giảng gia nhập địa phận
Kontum năm 1922. Năm 1924 được địa phận Kontum (Cha bề trên
E. Kemlin Văn) gởi đi Chủng viện Qui Nhơn tiếp tục tu học. Học
xong thầy Gương trở lại Kontum thụ phong linh mục do tay Đức Cha
Jannin (Phước) ngày 24.6.1935, và phục vụ tại địa phận Kontum.
Cha Tađêô Trần Đình Gương cũng là vị linh mục đầu tiên xin gia
nhập Hội Thừa sai Annam do Đức Cha Kontum thành lập năm 1935.

“Ngày thứ hai 24 Juin 1935, tại nhà thờ chính tòa Kontum, Đức
Giám mục Phước (Mgr Jannin) đã làm lễ truyền chức linh mục cho
một cha người Annam, quí danh là cha Thadée Gương. Cuộc lễ long
trọng, có đủ mặt các Đấng Tây Nam linh mục trong cả địa phận tề
tựu, các viên chức trong tỉnh, học trò các trường lớn nhỏ và bổn đạo
Annam và Mọi đến chầu lễ rất đông.
Từ ngày xứ Kontum lìa địa phận mẹ là Quinhon ra làm ăn riêng
(tách làm địa phận mới, có Đức Giám Mục riêng cai quản bốn tỉnh:
Kontum, Pleiku, Banméthuôt và Attopeu) nay đã hơn hai năm, mới
có cuộc lễ truyền chức linh mục lần này là một”2.

1
“Một Thánh giá của trường Probatorium”, Chức Dịch Thơ Tín, Địa phận Kontum
số 25 Mai 1935. tr. 290-291.
2
“Cuộc lễ phong chức lần thứ nhứt tại Kontum”, Chức Dịch Thơ Tín, ĐP Kontum
số 27 Juillet 1935, tr. 319.
49
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Chúng tôi xin trích ghi lại đôi nét tiểu sử của Cha Tađêô Trần
Đình Gương, theo 2 bài viết “Cuộc lễ phong chức lần thứ nhứt tại
Kontum” (tác giả: Trần Công Thơ) và “Tiểu sử Cha Tađêô
Gương” (Tác giả: Cha Phaolồ Ban), in trong tạp chí Chức Dịch Thơ
Tín, Địa phận Kontum, số 27 tháng 7.1935, tr. 319-321; và số 53
tháng 9.1937, tr.700-702.

“Cha Tađêô Gương là người tỉnh Phú Yên, ở họ Mằng-lăng, sinh


ra năm 1902, nguyên là tên Khâm…Trước kia ngài đã có học nhà
trường Latinh Lòng-sông (Quinhon) ít năm, song rủi bị đau yếu, bề
trên coi bề không thể tấn tới được nữa, nên cho ngài thôi học, và cho
ra làm thầy giảng (catéchiste).
Năm 1922, Đức Cha sai ngài lên Kontum giúp việc cho cha Bề
trên Văn (R.P Kemlin) lúc ấy đang ở tại Kontum là chính tòa Giám
mục bây giờ, cũng là nơi ngài trở về lãnh chức Linh mục hôm nay
đó.
Ngài giúp cha Bề trên Văn gần ba năm, làm đủ các việc, nào dạy
con nít, dạy chầu nhưng, coi nhà thờ.v.v., trong các việc bổn phận Bề
trên đã chỉ cho ngài thì dầu trọng dầu hèn ngài hằng vui lòng làm
trọn cả. Bởi chưa phục thủy thổ lại ngài sẵn yếu, nên thường cũng
hay đau hoài.
Nhờ cha Bề trên Văn là một đấng gồm đủ mọi nhơn đức cùng nổi
tiếng thông thái khôn ngoan, từ quan chí dân thảy đều mến yêu kính
phục, ngài đầy lòng bác ái, hay lo cho kẻ muốn ở nhà Đ.C.T cách
riêng, (hiện nay địa phận mới này đã được ba cha Bahnar và gần
mười chị nhà phước mến Thánh Giá Bahnar, đều là nhờ công khó
của cha Bề trên Văn đó). Ngài thấy thầy Khâm siêng năng, hiền
lành, vui vẻ, mà nhứt là bền chí và chịu khó, vưng lời, nên ngài đã
hết lòng lo lắng xin Đức Cha Quinhon cho thầy trở lại học thêm cho
đến nơi, hầu sau chịu chức linh mục về giúp địa phận Kontum”…
“Khi thầy Khâm được tin ấy thì vui mầng và hết lòng đội ơn cố
chính Văn cùng thưa người rằng: ‘Lạy cha, bấy lâu nay con như đã
chết, nay được sống lại cũng là nhờ cha, con biết lấy gì mà trả nghĩa
cha, con xin hứa, nếu Chúa chọn con lên làm thầy cả, thì con sẽ dâng
50
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

mình con cho cha, để giúp việc Chúa trên xứ Mọi’. Cha Bề trên
rằng: ‘Thầy đã thấy các cha trên xứ Mọi này đầy sự vất vả khốn cực
trăm bề, thánh giá xứ này nặng lắm!’. Thầy rằng: ‘Các đấng và
chính cha còn chịu khó được nỗi ấy, huống lựa là con”…
“Đức Giám mục Quinhon đã ưng thuận theo lời cha Bề trên xin,
nên ngày 16 tháng Juin năm 1924 thầy Khâm đã từ giã Kontum mà
xuống trường Lòng-sông học lại…”
“Đức cha kêu thầy Khâm về học Latinh lại cùng cải tên là
Gương, vì kể người là như gương cho anh em chúng bạn bắt chước.
Thầy Gương về học thì phải vất vả khổ sở lắm, vì đã lớn tuổi,
phần trí khôn cũng tầm thường, không phải là người sáng giỏi, nên
phải học riêng nhiều và ráng lắm mới theo kịp anh em; còn phần xác
thì yếu, hay đau ốm, có nhiều lần tưởng là phải bỏ việc. Song nhờ ơn
Chúa và lòng đạo đức cùng kiên nhẫn, thì cũng đã gắn gượng đến
nơi”.
Năm 1934 người đặng gọi chịu chức thứ năm, thì làm tờ tình
nguyện làm thầy cả xứ Kontum như lòng cố chính Văn đã ước mà
cũng như lời thầy đã hứa nữa”.
“Ngày 18.6.1935…là ngày ngài lên Kontum để sắp chịu chức
Linh mục và khấn hứa dưng mình vào Hội các Linh mục bổn quốc
trong địa phận mới này, để mở mang nước Chúa Khi-ri-xi-tô trên
miền sơn cước cho càng ngày càng rộng”.

Lễ tạ ơn của tân linh mục


Tađêô Trần Đình Gương tại
Chủng viện Thừa sai
Kontum 6.1935

51
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Sau khi chịu chức, Đức Cha bổ nhiệm ngài làm cha sở Kon Mah
(1935-1936), cha phó Phước Thiện (1936-1937, phó Cha Phan), cha
phó Phương Quý (1937). Cha Tađêô Trần Đình Gương qua đời ngày
28.7.1937 tại Phương Quý do bệnh thương hàn.

C. CON ĐƯỜNG TIẾP TỤC ĐI TỚI

Sau biến cố trò Phận qua đời, mọi việc trở nên dễ chịu hơn, như
báo cáo của Cha bề trên Hutinet (Nhì) trình cho Đức Cha:

“…Những tháng đầu thật ra ít vất vả. Cần thích nghi các trẻ em
này cho quen khí hậu trên vùng núi và vào khuôn phép bản tính chưa
có kỷ luật của chúng. Hơn nữa, một bệnh truyền nhiễm lấp ló thăm
ngôi trường Dự bị này; một số lớn học sinh bị liệt giường, nhiều chú
làm cho chúng tôi lo lắng, nhưng Chúa tốt lành chỉ để có một em là
nạn nhân, một trong những em tốt nhất của chúng tôi, chết trong tiền
định của Thiên Chúa. Đó đã là Thánh giá nền tảng của công trình,
dấu hiệu chắc chắn được Chúa chấp nhận và ban phúc lành. Từ thời
gian đó, tình trạng sức khỏe khá hơn, tất cả đều thích nghi, tỏ ra
vững tiến trên đường học vấn, không ngoan và tràn đầy tình thương
của Chúa. Các em nghỉ hè đầu tiên ở đây vui vẻ. Các em tuy có nhớ
nhà, nhưng dần dần cũng quen sống xa xứ sở, xa cha mẹ mà các em
sẽ chỉ được gặp sau 3 năm học tập”1.

Vào tháng 8.1936, sau một năm rưỡi trường Tông đồ đi vào hoạt
động, Đức Cha Jannin đã ra bản thông tri “PETITE NOTICE sur
L’ECOLE APOSTOLIQUE DE KONTUM pour l’evangélisation
des Pays Mois”2, duyệt lại ý hướng, lý do, cách thức thực hiện, cũng
như những công việc đã và đang tiến hành về TIỂU CHỦNG VIỆN.

1
x. Compte rendu, năm 1935, trang 170-171
2
“PETITE NOTICE” do Đức Cha Jannin soạn: x. Chức Dịch Thơ Tín, ĐP
Kontum, số 24 Avril 1935, tr. 283.
52
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Đức Cha cho biết hiện có thêm nhiều em khác từ các nơi xin vào
trường, nhưng các Cha giới hạn chỉ thu nhận 50 em mà thôi, vì
không đủ tài chính. “Hơn nữa, chúng tôi còn phải lo xây dựng tiếp,
nghĩa là còn phải chi phí nhiều…Bên trái nhà nguyện cần xây lên
một tòa nhà giống như vậy để làm Tiểu chủng viện”…“Vậy thì
chúng ta lo gấp đi, chúng ta không có mộng tưởng đâu…Ta chẳng
nghi ngại gì nữa…mà khởi sự thi hành…cùng phú dưng trong tay
phép tắc Chúa” (x. Petite Notice, 8.1936)

PROBATORIUM hoàn thành 1935


Hình: chụp lại trong tờ “Petite Notice” xuất bản 8.1936.

“Tiếp theo sau việc xây cất trường Truyền giáo, cần phải xây
dựng một Tiểu chủng viện. Cơ sở mới này kế tiếp; tất cả được chuẩn
bị và sẽ hoàn tất vào năm 1938”1.

Hiện tình Giáo phận Kontum vào năm1937 – 19382:

Dân cư : 750.000 người


Số người Công giáo: 24.525

1
x. Báo cáo của Đức Cha Jannin về Hội Thừa sai Paris năm 1937, in trong
Compter rendu năm 1937, tr. 167-168.
2
x. Les Missions Catholiques en Indochine 1939, Impr. De M.E.P, Hongkong, tr.
217 và 221-222.
53
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Số dự tòng: 4.259
Cộng đoàn tín hữu: 192

Nơi thờ phượng:


Nhà thờ: 27
Nhà nguyện: 130

Nhân sự:
Đức Giám Mục Đại diện Tông tòa : 1
Các Lm Thừa sai Paris (2 vắng mặt): 13
Linh mục (3 Bana + 11 Kinh) : 14
Thầy dòng Giuse : 3
Nữ tu (2 Pháp + 3 Bana + 29 Kinh) : 34
Giáo lý viên (19 Kinh + 225 dân tộc): 244

1. Thi công và hoàn thành phần 2 - cánh phía Tây


của Chủng viện Thừa sai : 1935 - 1938

Việc thi công tòa nhà Chủng viện cánh phía Tây tiếp tục được
tiến hành. Theo Cha Giacôbê Nguyễn Tấn Đường, CVK35 hiện nghỉ
hưu tại TGM Kontum, khi ngài mới đến nhập học vào ngày
26.2.1935, thấy công việc đang ngổn ngang. Nguyên một bãi đất
trống phía trước gần trường Lasalle là một bãi cây gỗ đủ loại,
phương tiện kéo gỗ chủ yếu là trâu, bò; còn voi không có nhiều, chỉ
có mấy con voi của nhà nước; các thợ xây đang tiếp tục xây trụ móng
của tòa nhà kế tiếp. Ngài nhớ là phần thợ hồ (xây nền móng) do ông
Quyền, người quê Bình Định, đảm trách. Ông Quyền bên lương,
nhưng sau khi Tiểu Chủng viện được hoàn thành, ông đã theo đạo và
về quê đem vợ con lên, xin nhập đạo và lập nghiệp luôn tại Kontum,
ở xứ Phương Nghĩa.
Cuối năm 1938, phần nửa Chủng viện bên cánh trái đã xây dựng
xong. Tòa nhà Chủng viện bây giờ bao gồm Nhà nguyện chính giữa,
2 cánh đối xứng hai bên, có tổng chiều dài là 100m, cao 2m, với 1
tầng trệt và 2 tầng lầu. Tầng lầu trên hết làm nhà ngủ cho chủng sinh.
54
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Tầng lầu giữa làm các lớp học, phòng học chung, phòng ở của Cha
giám đốc và các Cha giáo sư…Tầng trệt gồm nhà vệ sinh, nhà tắm và
nhà chơi với các môn thể thao như bóng bàn, bóng đá nhỏ; (trước
Chủng viện còn có 2 sân đá banh dành cho chủng sinh lớn giải trí,
tập dượt và thi đấu giao hữu giữa các lớp vào những ngày lễ).

Thật đúng như một lời nhận xét về Chủng viện: “Đó là một kiệt
tác của Đức Cha Martial Jannin (Phước), Đại diện tông tòa tiên
khởi Kontum” 1.

TRƯỜNG THỪA SAI2

Ơn trên nuôi dạy rất cao dày,


Đồ sộ gầy nên một chỗ này.
Hai dãy lầu son cao vọi vọi,
Tư bề tường phấn chắc trày trày.
Trên an nệm chiếu khi trưa tối,
Dưới sẵn bút nghiêng việc tháng ngày.
Sĩ tử bốn phương vầy một cửa,
Trau giồi đợi thuở bước thang mây.

Nhà đá
1
x. P. Christian Simonnet, “La Mission du Far-West Vietnamien”.
2
x. Tạp chí “Chức Dịch Thơ Tín”, ĐP Kontum, số 63 tháng 6.1938, tr. 849.
55
Ghi Daáu Hoàng AÂn

2. Khai giảng TIỂU CHỦNG VIỆN: ngày 7.2.1939

Ngày 10.7.1938, Đức Cha Jannin đã bổ nhiệm Cha Bề trên Địa


phận J. B Décrouille (Tôn) làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thừa sai
Kontum, thay Cha Bề trên Hutinet (Nhì) đi dưỡng bệnh tại Hồng
Kông1.
Ngày 26.7.1938, Cha Bề trên Nhì lên đường đi Hồng Kông
dưỡng bệnh ít tháng. “Các học trò yêu dấu của người rất lấy làm
thương nhớ vì tình cha con đang mặn nồng âu yếm, bỗng nhiên phải
lìa xa nhau, chít chiu như gà mất mẹ ; song Chúa nhơn từ chẳng để
chúng phải mồ côi, nên đã đem đến cho chúng một bề trên khác hiền
lành đạo đức là cha J.B Décrouille. Cầu chúc cho ngài được mau
bình phục hầu trở về địa phận”2.
Ngày 30.7.1938, Cha Décrouille (Tôn) đến Chủng viện Thừa sai
chính thức nhận nhiệm vụ3.
Tháng 1.1939, sau gần sáu tháng tạm xa, Cha Hutinet đã trở về
địa phận, ngài nghỉ ít hôm tại Trường Cuénot, sau đó trở lại tiếp tục
làm việc tại Probatorium với cương vị giám đốc. Còn Tiểu Chủng
viện do Cha Décrouille (Tôn) làm giám đốc4.

Sau đúng 3 năm dùi mài nơi Trường Thử, ngày 7.2.1939, các chú
khóa đầu tiên (26.2.1935) có quyền vui mừng và hãnh diện tiến lên
giai đoạn 2, trở thành những tiểu chủng sinh đầu tiên của Tiểu chủng
viện thừa sai Kontum. Tính từ ngày khai giảng vào tháng 2 năm 1935
với 80 học sinh, cộng với số vào sau của các năm từ 1936 đến 1938,
cho đến lúc này (7.2.1939), sau 3 năm, tổng số học sinh của cả
trường cũng gần bằng với số học sinh lúc đầu, nghĩa là cũng chỉ ở
con số 87 học sinh (45 TCV+42 hs còn ở lại Probatorim)! Một số em
đã bỏ cuộc trở về gia đình trong giai đoạn Trường Thử. Sau đây là

1
x. Tạp chí “Chức Dịch Thơ Tín”, ĐP Kontum, số 65 tháng 9.1938. tr. 868.
2
Như trên.
3
Như trên.
4
x Chức Dịch Thơ Tín, ĐP Kontum, số 69 tháng 1.1939. tr. 949.
56
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

báo cáo của hai Cha giám đốc Tiểu Chủng viện và Trường Thử, vào
thời điểm khai giảng Tiểu chủng viện:

a) Báo cáo của Cha Jean-B. Decrouille (Tôn):

“Ngày 7 tháng 2 vừa rồi (1939), Đức Cha Jannin đã làm phép
trọng thể tòa nhà mới Tiểu Chủng Viện. Hầu hết các cộng sự đều có
mặt tại buổi lễ. Vào bữa cơm trưa, các học sinh thuộc lớp đầu tiên
của Probatorium đã hát một bài ca tạm biệt các em còn ở lại; và sau
bữa ăn trưa hôm đó, 45 chú chính thức bước lên Tiểu Chủng Viện,
trong đó 24 chú thuộc lớp cinquième và 21 chú thuộc lớp sixième.
Chiều hôm sau, trong diễn từ đầu tiên với các tiểu chủng sinh của
tôi, tôi đã dâng hiến Tiểu chủng viện cho Đức Mẹ trên trời, cầu xin
Mẹ ban ơn cho các chủng sinh, và luôn luôn là Nữ Vương và là Mẹ
của Tiểu chủng viện…”1.

b) Báo cáo của Cha Gustave Hutinet (Nhì):

“Sau khi 45 học sinh được chuyển lên Tiểu chủng viện vào tháng
hai vừa rồi (1939), Probatorium còn lại 42 học sinh. Khoảng tháng
3, chúng tôi có một khóa nhập học, và chúng tôi đã đón nhận thêm
29 học sinh mới, đến từ các tỉnh khác nhau thuộc Annam. Phần lớn
các em mới vào đã có bằng tiểu học; hầu hết thuộc lứa tuổi đáp ứng
đòi hỏi của Công đồng Hà Nội, tức từ 9-13 tuổi…”2.

1
x. “L’Ecole Apostolique”, La Mission des PAYS-MOIS en 1939, Impr. Bx
Cuénot, à Kontum.
2
x. “L’Ecole Apostolique”, Sđd.
57
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Ch

ủng sinh các lớp đầu tiên CVK35+36+37 với Cha


B

58
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

ôû lôùp 8 ñöôïc hai thaùng, toâi ñöôïc nhaø tröôøng ñeà baït leân lôùp 7 (septìeme),
lôùp nhaäp hoïc naêm 1937 vaø vì theá, toâi coi mình laø CVK 37. Luùc ñoù, tröôøng
coù 4 lôùp, vôùi khoûang 120 chuûng sinh:
• Lôùp huitìeme 1938 ; Lôùp Septìeme 1937 ;
• Lôùp Sixìeme 1936 ; Lôùp Cinquìeme 1935 ;
Toâi muoán keå teân taát caû chuûng sinh cuûa 4 lôùp, nhöng thôøi gian hôn 60
naêm ñaõ laøm queân ñi khaù nhieàu teân tuoåi hoaëc coù nhöõng khuoân maët haõy
coøn nhôù roõ nhieàu neùt, maø teân thì laïi khoâng laøm sao nhôù ñöôïc. Vì theá, toâi
chæ coù theå neâu ra khoûang moät nöûa trong soá caùc chuûng sinh nhöõng lôùp ñaàu
tieân vaø nhöõng naêm ñaàu tieân aáy. Xin nhaéc laïi: ñòa phaän Kontum ñöôïc
chính thöùc thaønh laäp naêm 1932, taùch töø ñòa phaän meï Qui-Nhôn. Ngay sau
khi thaønh laäp, Ñöùc Cha Jannin ñaõ cho tieán haønh xaây chuûng vieän, maát gaàn
3 naêm môùi hoøan taát ñeå coù theå ñoùn caùc lôùp chuûng sinh ñaàu tieân vaøo naêm
1935. Trong thôøi gian ba naêm aáy, caùc chuûng sinh ñöôïc göûi theo hoïc taïi
ñòa phaän Qui-Nhôn. Vaäy, caùc chuûng sinh cuûa 4 LÔÙP ÑAÀU TIEÂN aáy, laø:
LÔÙP 8 (Huitieøme) 1938

TEÂN ÑÒA CHÆ TEÂN ÑÒA CHÆ


Hieáu Di Linh AÙnh Taán Taøi, Phan Rang
Hanh Phaùp Ñoâng Banmeâthuoät
Phaùn Nhaø Ñaù, Bình Ñònh Nam Saøigoøn
Chaùnh Ñaïi An, Bình Ñònh Leã Ninh Hoøa
Danh Ñaïi An, Bình Ñònh Nghi Qui Nhôn
Ñeà USA Tröôøng Pleiku
Nieäm USA Thoâng Goø Vaáp, Saøigoøn
Queá USA Trinh LM (cheát)
Haân Kontum Höôøn Qui Nhôn

59
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Saùch Mieàn Taây Chung Giaùm Muïc KT


* vì toân troïng nguyeân baûn, cho neân khoâng ghi teân thaùnh, hoï vaø teân
ñeäm

LÔÙP 7 (Septieøme) 1937

TEÂN ÑÒA CHÆ TEÂN ÑÒA CHÆ


Binh Nhatrang Höông Haø Döøa,NT (cheát)
Baùu Nöôùc ngoøai Trung MaèngLaêng,Phuù Yeân
Hieån Thanh Ña,Saøigoøn Aùi Ñaïi An,Bình Ñònh
Dung USA Nhôn Quaûng Nam
Laõnh Phuø Myõ,Bình Ñònh Ñaëng (Laân) USA
Thanh LM,Saøigoøn Ñaùo Kontum
Söûa Nhatrang(cheát) Ñeà Nhaø Ñaù,Bình Ñònh
Thoâng USA Ngoân Phuø Myõ,Bình Ñònh
Vieät Hoä Dieâm,P.Rang Baûy Kyø Böông, B.Ñònh
Vi Taân Hoäi,P.Rang (c) Sanh Xoøai, Bình Ñònh
Thöôûng Ñaïi An,Bình Ñònh

LÔÙP 6 (Sixieøme) 1936

TEÂN ÑÒA CHÆ TEÂN ÑÒA CHÆ


Quí Quaûng Nam Chieåu Thuû Ñöùc
Ñaêng Nöôùc ngoøai Thöù Ñaêktoâ
Thöôøng Nöôùc ngoøai Trieát Bình Ñònh
Tri LM, Nhatrang (c) Nhieãu Pleiku

60
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Taán Nhatrang Phaùn Qui-Nhôn


Vieát USA Phaùn Qui-Nhôn

LÔÙP 5 (Cinquìeme) 1935

TEÂN ÑÒA CHÆ TEÂN ÑÒA CHÆ


Linh LM (Laøo) Trieàu Banmeâthuoät (cheát)
Ngöõ Haølan, Ñaêklaêk (cheát) Yeán Kontum
Vaên LM, Uùc Hoøang LM, Kontum
Leâ LM (cheát) Ñöôøng LM,Kontum
Neân LM. Kontum

NHAÂN SÖÏ THÔØI KYØ 1938 – 1945:


• Beà treân: Coá Jean Baptiste Deùcrouille (Toân)
• Quaûn Lyù: Thaày Ñieän
• Giaùm thò (Surveillant) : Thaày Ñeä vaø Thaày Dieân
• Linh höôùng: Coá Louis Asseray (Nghò)
• Giaùo sö:
GIAÙO SÖ MOÂN HOÏC LÔÙP
Coá Creùtin Phaùp + Lyù+Hoùa
Coá Curien Toùan Lôùp Seconde + Premieøre
Freøre Ambroise Phaùp + Toaùn Lôùp Troisìeme + Quatrieøme
Freøre Gaston Nhaïc + Söû+ Ñòa Lôùp Quatrieøme
Freøre Ireùneùe Phaùp Lôùp Cinquieøme+lôùp Sixieøme
Freøre Jules Phaùp Lôùp Cinquieøme+lôùp Sixieøme
Thaày Loäc (GM) Phaùp Lôùp Premieøre
Thaày Lyù Phaùp Lôùp Seconde+lôùp Troisieøme
61
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Thaày Raäu Latin


Thaày AÙnh (LM) Latin
Thaày Dieân Vieät+Haùn
Thaày Ñeä Doctrine/giaùolyù

(hết phần trích Hồi-ức)

D. TIỂU CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM


QUA DÒNG THỜI GIAN

I. THỜI KỲ 1935 – 1952

*1935-1945:
Như trên đã trình bày, quãng thời gian từ 1935-1940 việc dạy và
học tại Chủng viện đều ổn định.

a/ Tiểu Chủng viện (lớp cinquième)


Giám đốc: Cha Jean-B. Descrouille (Tôn)
Linh hướng: Cha Aloys Asseray (Nghị)
Số học sinh: 30
b/ Probatorium: (3 lớp)
Giám đốc: Cha Gustave Hitinet (Nhì)
Linh hướng: Cha Aloys Asseray (Nghị)
Số học sinh: 60
Ngoài ra, có 8 Đại chủng sinh: 3 học ĐCV Pinăng, 2 ĐCV Xuân
Bích (HN) và 3 ĐCV Qui Nhơn).
(x. Les Missions Catholiques en Indochine 1939, Impr. De M.E.P,
Hongkong, tr. 217 và 221-222).

Công việc đang trôi chảy thì ngày 16.7.1940, Đức Cha Martial
Jannin (Phước) qua đời. Một mất mát to lớn cho địa phận cũng như
cho Tiểu chủng viện. Sau 52 năm truyền giáo ở miền Tây Nguyên,
kể cả 7 năm giám mục, liên tục không một thời gian nào bị gián đoạn
62
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

nghỉ phép hay dưỡng bệnh như nhiều vị thừa sai khác. Tài ba, đức độ
của ngài ai cũng công nhận. Công trình tuyệt tác của ngài, ai cũng
chiêm ngưỡng ngợi khen, trong đó có tòa nhà Tiểu Chủng viện đang
trên đà phát triển rất thuận lợi.

Sau gần 2 năm dưới quyền Cha Bề trên Tổng đại diện Décrouille
(Tôn), giáo phận lại vui mừng đón nhận vị Giám mục mới: Đức Cha
Gioan Sion (Khâm). Đang là giám đốc nhà Dòng “Các sư huynh
Thánh Giuse” tại Kim Châu (Qui Nhơn), thì ngài được Tòa thánh bổ
nhiệm vào ngày 23.12.1941 làm giám mục Đại diện Tông tòa
Kontum. Lễ tấn phong giám mục tại nhà thờ Chính tòa Qui Nhơn
ngày 24.4.1942, với khẩu hiệu giám mục: “Dilexi Te” (Ta đã yêu
ngươi) (Gr 31,3). Ngày 24.4.1942, Đức tân Giám mục lên Kontum
chính thức nhận nhiệm vụ. Giáo phận lại tiếp tục tiến triển với một
bầu khí mới cho đến năm 1945.

*1945 – 1952: Giai đoạn thử thách


Ngày 19.3.1945, quân Nhật lật đổ chính quyền Pháp ở Đông
dương, sau đó tiến lên Kontum tiếp thu quyền bính, tập trung tất cả
người Pháp lại một nơi. Đức Cha Sion (Khâm) và các linh mục thừa
sai Pháp đều bị quản thúc tại Chủng viện, rồi bị áp giải về Nha
Trang, nhập đoàn cùng những người Pháp được tập trung tại đó. Thời
kỳ này, Chủng viện hầu như trống không, các chủng sinh nghỉ hè bị
kẹt ở Trung Châu không tựu trường được. Số chủng sinh có mặt tại
Chủng viện được Cha Dương Ngọc Đáng, tạm phụ trách Chủng viện
lúc đó, cho giải tán về gia đình.

• 1946: Mở Đại Chủng Viện tại Kontum


Đến tháng 6.1946, thời cuộc đã cho phép Đức Cha Sion và các
Cha thừa sai trở về Kontum. Điều ngài quan tâm lo lắng nhất đó là
việc tiếp tục đào tạo linh mục. Vì tình hình hiện tại không cho phép
gởi chủng sinh đến nơi khác, nên ngài cố gắng qui tụ lại một số
chủng sinh, tổ chức các lớp Triết học và Thần học đồng thời tuyên bố
thiết lập Đại Chủng viện (Trường Lý đoán) ngay tại Kontum. Đức
63
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Cha ban hành Bản Qui Chế dành cho Đại Chủng sinh (Statuta
Ordinarii pro Alumnis Seminarii Majoris Kontum, 1946). Các Cha
giáo sư là Cha Paul Crétin (Xuân), René Thomann (Mẫn), Joseph
Curien (Kim)… Dù sức khỏe suy yếu nhiều, chính Đức Cha vẫn
đảm trách nhiều giờ dạy.

Các thầy ĐCS: G. B Trần Khánh Lê, Anrê Phan Thanh Văn,
Gcb Nguyễn Tấn Đường, Gcb Nguyễn Thành Tri, Gioan Lê Đình
Hạng, Phaolô Phan Xuân Tấn, Giuse Nguyễn Ngọc Viết, Gcb Huỳnh
Kim Miên.v.v. (x. Echos 8.1946, tr. 3)

Ngày 27.12.1949, Đức Cha Gioan Sion (Khâm) đã phong chức


linh mục cho 2 thầy Phó tế G. B Trần Khánh Lê và Anrê Phan Thanh
Văn. Đây là 2 linh mục đầu tiên xuất thân từ Chủng viện Thừa sai
Kontum, thuộc khóa đầu tiên 1935.

Sức khỏe càng ngày càng suy kiệt, tháng 4.1950, Đức Cha Sion
về Pháp chữa bệnh, nhưng bệnh tình càng trầm trọng và ngài đã qua
đời tại quê hương của ngài vào ngày 19.8.1951.

64
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

BỔN MẠNG CỦA TIỂU CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM

Thánh hiệu của Nhà nguyện (Le Titulaire de la Chapelle), cũng


là bổn mạng chính của Chủng viện Thừa sai Kontum là THÁNH
TÂM CHÚA GIÊSU.
Hai bổn mạng phụ (tùy) (Les Patrons secondaires) là Thánh
PHANXICÔ XAVIÊ và Thánh TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU.

(x. Mgr Jean Liévin Sion, Statuta Ordinarii pro Alumnis Seminarii
Majoris Kontum 1946, phần Titulaire et Patrons)

1. Ngay từ đầu, khi mới thành lập Chủng Viện (bao gồm Trường
Thử và Nhà nguyện), Đức Giám Mục GP đã dâng hiến Chủng Viện
cho Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu.
Trong Nhà nguyện, phía trên cung thánh, có đặt một pho tượng
Thánh Tâm Chúa Giêsu cao gần 2m, bên trên ghi dòng chữ:
“EUNTES ERGO DOCETE OMNES GENTES” (Vậy anh em hãy đi
giảng dạy muôn dân) (Mt 28, 19; Mc 15, 16). Đó là lệnh truyền
truyền giáo của Thầy Chí Thánh Giêsu, trước khi Ngài về trời. Đó
cũng là thánh hiệu của Nhà nguyện.
Giai đoạn đầu, vào dịp lễ bổn mạng Thánh Tâm Chúa Giêsu,
Chủng viện tổ chức rất long trọng, có cấm phòng cho học sinh, chầu
65
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Mình Thánh Chúa, rước kiệu Trái Tim, dâng lễ trọng thể sốt sắng
.v.v. Chúng tôi xin ghi lại không khí mừng lễ bổn mạng Chủng viện
những năm đầu như sau:
*Năm 1936:
“TRƯỜNG TẬP : Năm nay ba ngày trước lễ Trái Tim là bổn
mạng nhà trường có mở cấm phòng trọng thể do cha Ban, chính sở
Plei Pơo giảng. Ngày sau hết mà cũng là ngày áp lễ, khi chầu Phép
lành, cả nhà trường sĩ lượt nhau đến trước Mình Thánh Chúa, đọc
kinh dâng mình cho Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu cả tiếng.
Tối lại có kiệu Trái Tim xung quanh nhà và sau hết cũng đọc kinh
dâng mình cho Đức Mẹ nữa. Sáng Chúa nhựt Đức Cha làm lễ hát,
đoạn đặt Mình Thánh chầu cả ngày. Ba giờ hát kinh chiều; tối sáu
giờ rưỡi Đức Cha làm Phép lành trọng thể.
Nhờ lời giảng dạy đơn sơ mà lại có vẻ hùng hồn mạnh mẽ
của cha Bề trên Hội chức dịch, thì ai nấy đã trải qua mấy ngày cấm
phòng sốt sắng. Chớ chi hết thảy đặng dùng ơn cấm phòng cho nên,
để mưu ích cho chính mình mà vì đó mà kẻ khác sẽ cũng đặng nhờ
ơn trọng vậy”1.
*Năm 1937:
“TRƯỜNG THỪA SAI KONTUM :
“Ngày thứ Sáu sau Chúa nhựt lễ Mình Thánh Chúa, là lễ Trái
Tim Đ.C.S., dời lại Chúa nhựt sau, cũng là bổn mạng chính Nhà
trường Thừa sai Kontum”.
“Chiều ngày thứ Tư mồng 2 tháng này, cả nhà trường Thừa sai
sẽ bắt đầu vào phòng cho đến Chúa nhựt, để dọn mình mừng lễ Rất
Thánh Trái Tim Đ.C.S. là bổn mạng chính nhà trường. Cha Simon
Thiệt là cha sở Kon Trang sẽ giảng cấm phòng cho các học sĩ”2.

2. Thánh Phanxicô Xaviê và Thánh Têrêxa HĐGS là 2 vị thánh


bổn mạng các xứ truyền giáo, nên vào dịp lễ 2 vị thánh này, Chủng
viện cũng tổ chức kính rất trọng thể. Hơn nữa, vào ngày lễ Thánh

1
x. Tạp chí “Chức Dịch Thơ Tín”, ĐP Kontum, số 39 tháng 7.1936, tr. 479.
2
x. Tạp chí “Chức Dịch Thơ Tín”, ĐP Kontum, số 50 tháng 6.1937, tr. 642 và 655.
66
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Phanxicô Xaviê (3.12) là Ngày Giáo sĩ Truyền giáo, là bổn mạng của
HỘI THỪA SAI ANNAM1 do Đức Cha Jannin (Phước) thành lập
năm 1935, nên cũng là lễ lớn của Chủng viện. Lễ Thánh Têrêxa
HĐGS là Ngày tu sĩ truyền giáo, bổn mạng các tu sĩ đang dạy học
trong Chủng viện.

Đến năm 1946, thời Đức Cha Gioan Sion (Khâm), khi thành lập
Đại Chủng Viện Kontum, ngài ban hành Qui Chế ĐCV (Statuta
Ordinarii pro Alumnis Seminarii Majoris Kontum 1946), đã ấn định
lễ bổn mạng chính/tùy như đã nêu trên.

NHÀ PHƯỚC MẾN THÁNH GIÁ

Năm 1913, Dòng Mến Thánh Giá từ Trà Kiệu lên phục vụ tại
Trường Cuénot, với 4 nữ tu đầu tiên. Tiếp theo là từ Mằng Lăng, từ
Gò Thị lên.
Năm 1935, khi thành lập Chủng viện TS Kontum, Đức Cha
Jannin (Phước) đã lập thêm một cộng đoàn nữa, ở gần Chủng viện,
để giúp các Cha lo cho chủng sinh.
“Hơn 20 năm nay ở Kontum chỉ có một nhà phước Mến Thánh
Giá cũ ở gần trường Cuénot. Các dì các chị ở đó toàn là người
annam, đành lìa quê cha đất tổ, vui lòng vác thánh giá theo chơn
Chúa lên núi, hầu thông công việc cứu chuộc dân mọi rợ. Tuy số
người ít oi: kể từ bà nhứt cho đến chị mặc áo trắng bé tí chỉ được 16
dì, song rày cũng nên nhà mẹ, toan nở ra một nhà con. Hiện nay gần
trường Probatorium đang lo xây lập một nhà phước nữa. Đoạn mẹ
sẽ chia con ra hầu lo chuyên nghề mẹ dạy.
Đức Cha đã đặt dì Annà Nghề làm bà nhứt nhà phước mới, còn
nhà mẹ thì bà Maria Sổ làm bà. Bà nhứt mới này với ba dì khác cách
22 năm nay đã tỏ ra đức vưng lời và lòng sốt sắng mà lên đất
Kontum trước hết. Lúc ấy đàng sá chưa thông, phải trèo đèo lội suối,
1
Tạp chí Chức Dịch Thơ Tín của ĐP Kontum, số 69 tháng 1.1939, tr. 935, có ghi:
“Hôm Chúa nhựt thứ 3 mùa abventồ nhằm ngày lễ cả kính ông thánh Phanxicô
Xavie, là Bổn mạng Hội Thừa sai Annam là Hội giảng đạo cho dân mọi”.
67
Ghi Daáu Hoàng AÂn

đi bộ chín mười ngày, thân phận đờn bà yếu đuối, mà cũng vui lòng
đạp tuyết giày sương, ăn bờ ở bụi; ấy mới thật là vui lòng vác thánh
giá.
Từ ấy đến nay vẫn cứ một lòng lo việc Chúa: khi đau thì tế lễ
mình, lúc mạnh thì dưng công việc, chẳng từ lao khổ, không phân
chủng tộc, hằng mong ước dưng cho Chúa nhiều linh hồn tốt lành
sáng sủa, chẳng quản chi những cái xác đen đỉu xấu xa.
Ấy thánh giá bà vác đã lâu, nên đã cũ thật, nhưng cũ mà xem ra
bà mộ mến hơn thánh giá mới có bề mát mẻ hơn! Nay bề trên đặt bà
làm mẹ kẻ khác, thật là đúng đắn. Nguyện cho bà được đủ ơn đủ sức
mà lo cho nhà phước mới này được mau tấn phát”1.

Trước ngày khai giảng Probatorium ít hôm, cộng đoàn MTG


Chủng viện được tăng cường thêm 10 đệ tử lên ở giúp, lo cơm nước
cho chủng sinh (x. Chức Dịch Thơ Tín số 23 tháng 3.1935, tr. 274).

“Phía sau Chủng viện là nhà cơm, kế tiếp là nhà các Dì phước
Mến Thánh giá và đệ tử phụ trách ẩm thực cho các Cha, các thầy và
toàn thể chủng sinh. Các cơ sở này không còn nữa, nhường chỗ cho
nhà Đức Cha, phòng các Cha, nhà ăn và nhà kho mọc lên chi chít”
(Trích Hồi-ức của Phạm bá Việt CVK37)

Từ năm 1956 - 1976, các nữ tu dòng Thánh Phaolô phục vụ nhà


bếp thay cho các dì MTG.

Hiện nay có các Yă dòng Ảnh Phép Lạ giúp lo ẩm thực cho các
Đức Cha và các Cha trong TGM. Gần CV phía sau có Cộng Đoàn
các dì dòng Chúa Quan Phòng mở nhà trẻ.

1
Tạp chí Chức Dịch Thơ Tín, ĐP Kontum, số 20 tháng 12.1934, trang 228-229.
68
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

HỘI ÔNG THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ

Ngay từ khi mới thành lập Hội Thừa Sai Annam vào năm 1935,
với bao khó khăn thiếu thốn, Đức Cha Jannin (Phước) đã kêu gọi sự
đóng góp của mọi thành phần trong giáo phận, trợ giúp cho Hội:
“Vậy hỡi các anh em bổn đạo Annam, anh em đã có lòng mến
Chúa dường ấy, hãy khấn giúp chúng tôi, hãy thương xót số phận
muôn vàn người Mọi còn ngoại đạo, như chúng tôi đã hết lòng
thương họ, vì họ cũng có thể nên anh em ta trong Chúa Kitô. Xin anh
em hãy làm một đôi việc lành, hầu xin cho họ được ơn trở lại. Nhứt
là anh em hãy cầu nguyện, hãy bố thí ít nhiều để chóng mở mang Hội
Thừa Sai Annam này, thì Đức Thánh Cha sẽ biết ơn và Chúa sẽ trả
công trọng vọng đời đời cho anh em ở trên trời”1.

Ngay từ thời gian đầu, Hội Thừa sai Annam đã đề ra điều lệ cầu
nguyện cho những ân nhân dâng cúng giúp Hội, như năm 1935: “số
tiền Họ Ban mê thuột quyên cúng giúp Hội thừa sai Annam ở
Kontum (có ghi tên - người soạn cộng lại được tổng cộng 26$90).
Hội thừa sai hết lòng cám ơn quí vị đã cúng giúp và hằng ngày
hằng cầu nguyện cho những kẻ đã vì danh Chúa mà làm ơn cho
mình, như điều đã định trong Hội” (x. Chức dịch thơ tín, số 27
tháng 7.1935, tr.323).

Năm 1936, số ân nhân của Hội Thừa sai Annam tăng nhanh, Đức
Cha Jannin (Phước) ban hành bản Điều lệ “Hiệp hội ông thánh
Phanxicô Xaviê”, đặt ra các mức đóng góp (vĩnh công, niên công,
nhứt-nhì-ba.v.v. để khuyến khích các hội viên. Bản Điều lệ
“Association St Francois-Xavier ayant pour but d’aider à la
fondation de la nouvelle Société des Missionnaires-Annamites pour
l’évangélisation dé Pays Moys” được in trong “La Mission des
PAYS MOIS en 1937”, Vicariat Apostolique de Kontum, trang bìa
cuối.
1
“Mấy lời bá cáo của Đức Cha Kontum”, Chức Dịch Thơ Tín, ĐP Kontum, số 25
tháng 5.1935, tr. 293.
69
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Chỉ riêng năm 1937, số hội viên được ghi nhận là 531 hội viên
(có liệt kê tên đầy đủ trong tạp chí Chức Dịch Thơ Tín, số 58 tháng
2.1938 (không tính các năm trước).

Bổn mạng của Hội Thừa sai Annam, nay cũng là bổn mạng của
Hội ông thánh Phanxicô Xaviê.
“Hôm Chúa nhựt thứ 3 mùa abventồ nhằm ngày lễ cả kính ông
thánh Phanxicô Xavie, là Bổn mạng Hội Thừa sai Annam là Hội
giảng đạo cho dân mọi. Nên Đức Cha Phước đã làm lễ trọng thể, tại
trường tập Probatorium, để cầu cho kẻ sống và kẻ chết, là những kẻ
đã vào hội đặng nhờ lễ ấy.
Ngày ấy các học trò cũng dọn mình rước lễ và cầu nguyện cho
hết mọi người trong Hội.
Kìa của cải ta dâng mà giúp việc Chúa thì có ích là ngằn nào! Vì
hằng lên tiếng kêu van cầu khẩn cho ta trước mặt Đ.C.T chẳng
những khi ta còn sống, mà lại khi đã qua đời nó cũng chẳng
quên…Còn các của dùng về việc khác, thì nó mau quên mau bỏ ta là
dường nào!
Vậy chớ gì trong ta ai nấy hãy ráng mà vào Hội tùy sức ta, ta
nghèo thì vào bực rốt, giàu thì bực nhứt, tùy gia phong kiệm…ấy là
của ta để dành mà lại có lợi cho ta nữa”1.

• Lời bảo về Hội Thánh Phanxicô Xaviê này phải đọc trong các
nhà thờ, nhà nguyện vào ngày Chúa nhật IV Mùa Vọng:
(Trích từ Lịch Công Giáo Địa Phận Kontum, năm 1970)

Hội Thánh Phanxicô Xaviê


(Trợ cấp Chủng Viện Thừa Sai Kon Tum)

Một Địa phận muốn sống mạnh và chu toàn bổn phận của mình,
cần phải có nhiều linh mục đạo đức, để thông phát ơn cứu chuộc cho
giáo dân và tận tâm mở rộng Nước Chúa thêm.

1
Tạp chí Chức Dịch Thơ Tín, số 69 tháng 1.1939, tr. 935-936.
70
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Vậy đào tạo linh mục tương lai trong Chủng viện là một vấn đề
rất cần thiết trong mỗi Địa phận. Riêng ở Kontum và Pleiku chúng ta
biết bao địa sở Thượng hoặc Kinh đang cần nhiều linh mục. Nhưng
với định luật : “kêu nhiều chọn ít”, với thời gian đào tạo lâu dài,
không dưới 15, 16 năm, biết bao nhiêu công phu và tốn kém! Ở các
xứ truyền giáo phần lớn phí tổn đều do Hội Giáo Hoàng Thánh
Phêrô trợ cấp, nhờ giáo hữu khắp hoàn cầu đóng góp. Nhưng anh
em ở trong Địa phận, không nên quên lãng bổn phận riêng đối với
Chủng viện nhà; chúng ta cần góp người là gởi con em vào Chủng
viện và góp lực là đài thọ công việc xây đắp thế hệ linh mục ngày
mai cho chính mình. Ngay từ ngày đầu của Chủng viện Thừa sai, các
Bề trên Địa phận Kontum đã thiết lập hội trợ cấp gọi là Hội Thánh
Phanxicô Xaviê.
Mỗi người dâng cúng theo đúng điều kiện, được hưởng ngay một
thánh lễ thường theo ý và được ghi tên vào danh sách vĩnh viễn của
hội viên. Hằng ngày trong niên khóa, vào giờ kinh tối, Chủng viện
dâng lời cầu nguyện cho ân nhân. Mỗi Chúa nhật đầu tháng, Chủng
viện dâng một thánh lễ thường; và mỗi năm hai kỳ - sau lễ Các Đẳng
và sau Tết Nguyên Đán, có hát lễ trọng cầu cho hội viên còn sống và
đã qua đời.
Vậy Địa phận kêu mời anh chị em giáo hữu rộng tay dâng cúng,
và đó cũng là phương thế để có người cầu nguyện cho mình mãi mãi.
Và cũng kêu mời hiệp ý dâng thánh lễ cầu nguyện xin Chúa trả công
cho những ai đã góp phần vào công việc đào tạo những lớp người sẽ
kế vị Chúa Cứu Thế sau này.
Trụ sở Hội đặt tại Chủng viện Thừa sai và linh mục Giám đốc
Chủng viện cũng là Giám đốc Hội.

Năm 1975, Chủng viện TS Kontum đóng cửa, Hội ông thánh
Phanxicô Xaviê cũng không thu nạp hội viên mới.
Ngày 22.12.2007, Đức Cha đương nhiệm Micae Hoàng Đức
Oanh đã tái lập “Hội Phanxicô Xaviê”:

71
Ghi Daáu Hoàng AÂn

“Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” (Mt 9,37). Lời Chúa thôi
thúc việc đào tạo các tay thợ lành nghề cho cánh đồng truyền giáo
càng cấp bách. Đây là ưu tiên mục vụ hàng đầu của Giáo phận. Vì
thế, tôi quyết định tái lập “Hội Phanxicô Xaviê” như đã có trước
đây, để cầu nguyện, để hỗ trợ công việc đào tạo ơn gọi trong Giáo
phận. Rất mong mọi thành viên trong Giáo phận cũng như bạn bè
khắp nơi hăng say hưởng ứng. Trong những ngày sắp tới, chúng ta
sẽ học tập đào sâu tinh thần, thể lệ tham gia sinh hoạt của Hội này”
(x. Văn thư Số 05/MV/07/TgmKt, ngày 22 tháng 12 năm 2007)

Qua một năm sinh hoạt trở lại, số hội viên đã lên tới con số 2000.
Ngày 7.7.2008, Đức Cha Micae ban hành “Kinh nguyện Gia đình
Phanxicô Xaviê”, và kêu gọi mọi thành phần dân Chúa hưởng ứng
cầu nguyện, tham gia.

“Vâng, thưa anh chị em, Gia đình Phanxicô Xaviê – trước đây
thường gọi là Hội Phanxicô Xaviê – vừa sinh hoạt lại tròn một năm.
Hiện có 1.916 thành viên trong và ngoài nước ghi tên tham gia. Hy
vọng năm 2009 số người tham gia sẽ đông đảo hơn. Khi điều kiện
cho phép, chúng tôi sẽ trình bày cùng anh chị em chi tiết của một
năm hoạt động này. Nhu cầu đào tạo nhân sự của Giáo phận hiện
vẫn còn cấp bách và lớn lao…
Vì thế, anh chị em thân mến, Một lần nữa chúng tôi xin chân
thành cám ơn sự hưởng ứng tham gia tích cực của anh chị em trong
năm qua và tiếp tục tham gia đóng góp dồi dào hơn nữa trong những
năm tới. Cũng mong qua anh chị em, sẽ có thêm nhiều thành viên
mới của Gia đình Phanxicô Xaviê.
Ở đây, chúng tôi cũng không quên nhớ tới những anh chị em
thành viên đã qua đời trong năm qua. Nguyện xin Chúa đón nhận
anh chị em vào hưởng Quê Trời. Hằng ngày chúng ta nhớ gặp nhau
qua Kinh nguyện Gia đình Phanxicô Xaviê. Giáo Phận Kontum đặc
biệt nhớ tới tất cả, và từng thành viên trong thánh lễ đầu tháng cũng
như các thánh lễ đã qui định trong Bản hướng dẫn” (Văn thư Số
09/VT/’09/Tgmkt, ngày 22 tháng 01 năm 2009)
72
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Trở lại với CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM:

II. THỜI KỲ 1952 – 1975 :

Được tấn phong Giám mục Đại diện Tông tòa Kontum vào ngày
ngày 3.10.1952 tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, Đức Cha Paul Seitz (Phaolô
Kim) nhận nhiệm sở ngày 2.11.1952.
Giữa bối cảnh chiến tranh đang khốc liệt (1954- 1955), Đức Tân
giám mục chăm lo củng cố những cơ sở sẵn có và đề ra chương trình
mục vụ trong giai đoạn mới.
Trước hết Chủng viện được trùng tu, hoạt động sôi nổi trở lại sau
thời gian như bị co cụm vì chiến tranh. Đến năm 1970 con số chủng
sinh lên đến con số 317 tiểu chủng sinh; 26 đại chủng sinh được gởi
đi học tại các đại chủng viện. Đức Cha cho xây cất cơ sở Tòa Giám
Mục bên cạnh phía sau Chủng viện, không lớn lắm nhưng thanh lịch
hài hòa, như ta thấy ngày nay.
Đường hướng chú trọng về chiều sâu: lưu ý đặc biệt chương trình
giáo dục các chủng sinh; giúp đỡ những phương tiện cần thiết hữu
hiệu cho các linh mục đang làm việc trên cánh đồng truyền giáo.
Song song với việc xin thêm các linh mục từ Hội Thừa sai Ba Lê,
ngài vận động tuyển sinh ơn gọi từ những địa phận khác ngoài
Kontum, đồng thời chú tâm tuyển chọn ơn gọi người dân tộc.
Tháng 9.1955, Đức Cha đặt Cha Thomann (Mẫn) làm giám đốc
Tiểu chủng viện thừa sai Kontum, thay Cha Décrouille (Tôn) nghỉ
hưu. Cha Phêrô Trần Thanh Chung được đặt làm quản lý chủng viện
kiêm giáo sư.
Tháng 7.1957, Cha Alexis Phạm Văn Lộc được bổ nhiệm làm
giám đốc CV thay Cha Thomann (Mẫn). Vừa nhận trách nhiệm giám
đốc, Cha Alexis Phạm Văn Lộc lo sắp đặt lại sinh hoạt CV để đi vào
nề nếp ổn định; phân chia các lớp hợp lý; kiện toàn chương trình học
văn hóa cũng như tu đức.
Nhằm nâng cao trình độ học vấn cho chủng sinh, để có được
những linh mục chất lượng trong tương lai, Đức Cha Phaolô Kim đã
thành lập một chi nhánh của CVK tại Đà Lạt (Sohier), và đặt Cha
73
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Phaolô Lê Quang Trinh làm giám đốc kiêm quản lý. Chi nhánh này
đón nhận các chủng sinh 4 lớp của TCV Kontum, từ lớp 3è
(Troisièm) đến lớp Terminale (theo chương trình Pháp), và học sinh
đến học tại trường Adran của các sư huynh Lasan (Đà Lạt).
Sau 2 tuần nhận nhiệm vụ, Cha giám đốc (chi nhánh Sohier)
Phaolô Lê Quang Trinh bị tai nạn xe hơi và qua đời. Đức Cha bổ
nhiệm Cha Phêrô Trần Thanh Chung làm giám đốc thay thế Cha
Trinh. Đến năm 1974, Cha Giuse Bùi Đức Vượng thay Cha Phêrô
Trần Thanh Chung, và đến tháng 5.1975, cơ sở này bị Nhà Nước
XHCN trưng dụng.
Tại Kontum, vào tháng 5.1969, Cha Alexis Phạm Văn Lộc bàn
giao công việc giám đốc CVK cho Cha Giuse Đoàn Đức Thiệp, để đi
du học.
Ngày 31.12.1971, Đức Cha đã bổ nhiệm Cha Micae Hoàng Đức
Oanh chính thức làm linh hướng chung của Chủng viện (x.Tập san
Tiếng Vang, GP Kontum số 109, tháng 1.1972, tr.14). Sang năm
1972, do chiến tranh tại vùng Kontum trở nên khốc liệt, Đức Cha cho
di tản CVK lên Đà Lạt, tại cơ sở mượn của Dòng Chúa Cứu Thế; và
cơ sở này, cũng như cơ sở Sohier đều phải đóng cửa do biến cố
30.4.1975.

*Chủng Viện Thừa Sai Kontum, niên khóa 1973-19741:


a) Từ lớp 6 đến lớp 9 (tại Dòng Chúa Cứu Thế-Đà Lạt)
Giám đốc : Cha Giuse Đoàn Đức Thiệp
Ban giảng huấn : Cha Jean Faugère, Cha Hericus Radelet,
Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên,
Cha Cha Phaolô Nguyễn Văn Sách, và 5 thầy.
Niên khóa 1973-1974: 196 chủng sinh.
b) Từ lớp 10 tới Tú Tài (Tại 1 Thống Nhất, Đà Lạt)
Giám Đốc: Cha Phêrô Trần Thanh Chung
Ban giảng huấn: Cha Jean Paul Burck, Cha Anphonsus
Desroches, Cha J.B Ginhoux, Cha Giuse Nguyễn Vân Đông.

1
x. Lịch Công giáo Địa phận Kontum năm 1974.
74
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Niên khóa 1973-1974: 73 chủng sinh.

III. THỜI KỲ 1975-2010

Ngày 27.3.1975, Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc được tấn phong
Giám mục phó với quyền kế vị, do Đức Cha Phaolô Seitz (Kim), tại
nhà thờ Phương Nghĩa, khẩu hiệu giám mục: “Omnium servum” (Tôi
tớ mọi người) (1Cr 9, 19).
Ngày 30.4.1975, nước Việt Nam thống nhất. Trên nguyên tắc,
hầu hết các Đại chủng viện và Tiểu chủng viện trên toàn quốc đều
được lệnh “đóng cửa”. Tháng 5.1975, chi nhánh Tiểu chủng viện
Kontum tại Đà Lạt (Sohier) bị Nhà Nước trưng dụng (GHHV Piô X
vẫn còn duy trì hoạt động). Thời điểm đó (1975) giáo phận có 44 Đại
chủng sinh theo học tại các ĐCV Xuân Bích (Huế), Hòa Bình (Đà
Nẵng), Giáo Hoàng Học Viện Piô X (Đà Lạt); 255 Tiểu chủng sinh
đang học ở 2 cơ sở tại Đà Lạt: Dòng Chúa Cứu Thế 186 chủng sinh;
Sohier 69 chủng sinh. (x. Lịch CG ĐP Kontum năm 1975, tr. 136-
146).
Đứng trước hoàn cảnh “dầu sôi lửa bỏng” này, để bảo toàn cho
các chủng sinh của địa phận và tiếp tục duy trì việc tu học, Đức Cha
Phaolô Seitz (Kim) đã quyết định thành lập Đại Chủng viện tại
Kontum.
Ngày 23.6.1975, Đức Cha ra thông cáo mở ĐCV và kêu gọi qui
tụ chủng sinh (bản Thông Cáo đánh máy chữ):

THÔNG CÁO
gửi các chủng sinh thuộc Giáo phận Kontum

Cha hân hoan báo tin cho các con:


1. Giáo phận Kontum đã quyết định mở ngay Đại Chủng viện
tại Kontum.
2. Đại Chủng viện niên khóa 75-76 sẽ gồm các chủng sinh:
a/ Các lớp hiện đang theo học tại các ĐCV, trừ GHHV Đà Lạt.
b/ Các lớp hiện đang đi thực tập.
75
Ghi Daáu Hoàng AÂn

c/ Tất cả các Chủng sinh từ lớp 1 đến lớp 14 niên khóa 74-75.
3. Các Chủng sinh từ lớp 4 trở xuống (niên khóa 74-75) sẽ được
cứu xét sau.

Trong tinh thần phục vụ Chúa và anh em nghèo khổ, cùng với
lòng can đảm chấp nhận làm việc trong những điềm kiện khó khăn
gian khổ của Giáo phận, Cha kêu gọi các con (những Chủng sinh
được kể trong số 2 trên đây), hãy cố gắng tìm cách xin phép trở về
Địa phận, càng sớm càng hay, để tiếp tục học và tu luyện.

Kontum ngày 23 tháng 6 năm 1975


Ký tên
Phaolô Kim
Giám mục Giáo phận Kontum

Tháng 8.1975, Đức Cha Phaolô Kim cùng tất cả các Cha thừa sai
Pháp bị buộc phải rời Việt Nam trở về bản quốc. Khó khăn lại chồng
chất khó khăn! Đức Cha phó Alexis Phạm Văn Lộc cố gắng hết sức
để lèo lái Giáo phận, trong đó có Chủng viện Thừa sai Kontum.
Cha Giuse Bùi Đức Vượng được đặt làm giám đốc CV, Cha
Phêrô Nguyễn Vân Đông làm quản lý, cùng với một số Cha làm giáo
sư: Cha Giuse Đỗ Hiệu, Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, Cha Luca
Bùi Văn Thủ, Cha P.X Phạm Hữu Thế, Cha Gioakim Nguyễn Hoàng
Sơn… chuẩn bị tổ chức dạy một số môn cần thiết. ĐCV khai giảng
vào ngày 21.9.1975.
Ngày 2.10.1975, Đức Cha phó Alexis Phạm Văn Lộc chính thức
trở thành Giám mục chính tòa Kontum, sau khi Đức Cha Phaolô Kim
đệ đơn xin từ chức. Công việc tu học của các chủng sinh vẫn duy trì,
mặc dù trải qua muôn vàn khó khăn.

Hồi ký của Nguyễn Đức Lân CVK64,năm 2010 (x. website llcvk)
“Sau năm 1975 các chủng lớn được qui tụ về Tiểu Chủng viện
Kontum để thành lập Đại Chủng viện, vì các ĐCV trong giáo tỉnh, ở
Huế và Đà Nẵng đóng cửa.
76
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

Sau khi các ban thần học và triết học đã được sắp xếp, nghĩa là
đã ổn định “cái học”, Ban Giám đốc còn phải ổn định “cái ăn”. Thế
mới đúng là “ăn học”.
Sau thời gian dùi mài kinh sử, nghiên cứu thần học, triết lý, các
chủng sinh còn phải canh tác. Công việc được chia thành 2 ban: Ban
trồng tỉa và Ban chăn nuôi.
…Ngày mùa các chủng sinh phải đi trồng mì, nhổ mì, cấy lúa,
trồng bắp, gặt lúa, bẻ bắp…ở các cánh đồng như Cuénot, Kon
Mơnây, Tân Phú, Kim Sơn…gọi là để “cải thiện”. May mắn là được
ăn cơm độn mì lát. Mười hạt cơm cõng một lát mì”.

Tháng 8.1976, sau gần một năm hoạt động, Chủng viện Thừa sai
Kontum được lệnh phải giải thể. Tòa nhà Chủng viện bị đóng cửa. 77
ĐCS Kontum, 12 thầy Giáo Hoàng Học Viện Đà lạt buộc phải giải
tán ai về nhà nấy! Tương lai phía trước bấp bênh, vô định. Con
đường đi tới chức linh mục thật gay go, cay đắng, cực khổ…

Hồi ký một cựu chủng sinh, năm 2010 (x. website llcvk)
“Mình được sống với anh em vào thời khắc hết sức đặc biệt sau
1975…Dầu chỉ hơn 1 năm nhưng ấy là trang sử đặc biệt của đời
mình, những ngày ấy ấp ủ bởi tình thương yêu chân chất của ĐC
Paul Seitz, ĐC Lộc, Cha Bề trên Bùi Đức Vượng, Cha Sơn, Cha
Đông, Cha Liên, Cha Thế, Cha Hiệu…
Một ngày tháng 8 năm 1976, anh em được áp tải hàng dài trong
quần áo lao động trên đường phố Kontum như những tội nhân…Và
rồi anh em phải xa nhau…”.

Và như Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông giãi bày trong bức thư gởi
cho anh cựu chủng sinh Phaolô Nguyễn Văn Nho CVK47, và anh em
CVK, ngày 15.10.2010, về chuẩn bị mừng 75 năm thành lập CVK (x.
website llcvk):
“Có lẽ hay nhất là thời chăn bò, nuôi heo, nuôi ngỗng, nuôi gà
sau năm 75…Nuôi mà không được ăn, vì bị đuổi về gấp! Chắc là các
đấng phu nhân phải lấy làm cảm động lắm vậy!”.
77
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Linh mục đoàn Kontum dịp tĩnh tâm 1976

*1976 – 1990:
Có thể nói đây là thời kỳ “trắng”về ơn gọi. Trong điều kiện
Chủng viện TS Kontum bị đóng cửa, không có tuyển sinh mới; các
chủng sinh cũ thì phải trở về quê sinh sống, học tập; một số lao động
trong các nông lâm trường, theo gia đình đi kinh tế mới, đi nghĩa vụ
quân sự…Các chủng sinh phải tự lo lấy cuộc sống và tự vạch hướng
đi cho ơn gọi của mình. Nhiều chủng sinh tham gia vào các công
việc phục vụ giáo xứ: dạy giáo lý, tập hát; một số đông chuyển
hướng…Trong khi đó tại giáo phận Kontum, trong vòng 10 năm từ
1976 – 1986, tình hình được Đức Cha phó Phêrô Trần Thanh Chung
tổng kết như sau: “10 năm qua, 10 linh mục qua đời. Số còn lại gần
nấm mồ hơn 10 năm. Linh mục trẻ nhất của Giáo phận cũng đã qua
40 tuổi đời. 10 năm qua, số những kẻ tin vào Danh Đức Kitô thêm
đông đúc, nhưng số chủ chăn chưa thêm lấy được một. Đoàn chiên
lại càng thêm rõ nét “bơ phờ vất vưởng”.
(Thư của ĐGM phó Phêrô Trần Thanh Chung gởi ACE tín hữu các xứ họ,
giáo hạt Pkeiku, Phục sinh 11.4.1986; x. Thư Chung GP KT 1998, tr. 170)

*1986 – 1990: Nhà Nước chính thức chấp nhận 6 Đại Chủng
Viện trong nước Việt nam, lúc đầu 6 năm chiêu sinh một lần, sau đó

78
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

2 năm chiêu sinh một lần. Số chiêu sinh bị giới hạn, tùy theo địa
phương.

Ở các nơi khác, một số Đại chủng sinh Kontum vẫn kiên trì theo
đuổi ơn gọi, bất chấp mọi thử thách; và nhờ sự giúp đỡ của Đức Cha
Kontum, quí Đức Cha, quí Cha sở tại, họ lần lần tiến tới chức linh
mục:
Cha Phaolô Đậu Văn Hồng, CVK61, Lm 1990 tại Ban Mê Thuột;
Cha Lu-y G. Nguyễn Hùng Vị, CVK63, Lm 1990 tại Nha Trang;
Cha Giuse Nguyễn Việt Huy, CVK62 , Lm 1990 tại Phan Thiết;
v.v.

Sau 1990:
Cha Giuse Đỗ Viết Đại, CVK59, Lm 1992 tại Xuân Lộc;
Cha G.B Trần Quang Truyền, CVK62, Lm 1994 tại Đà Lạt;
Cha Giuse Nguyễn Văn Úy,CVK65, Lm 1998 tại Ban Mê Thuột;
Cha Antôn Mai Xuân Nam, CVK63, Lm 1998 tại Ban Mê Thuột;
Cha Raphaen Trần Xuân Nhàn, CVK67, Lm 1999 tại Vinh;
v.v.

Ở hải ngoại:
Cha Phêrô Hà Thanh Hải, CVK67, Lm 1988 tại Australia;
Cha Gioan Nguyễn Văn Đích, CVK65, Lm 1988, tại Pháp;
Cha Phêrô Bùi Đình Thân, CVK66, Lm 1990 tại Canađa;
Cha Phêrô Nguyễn Thế Tuyển, CVK73, Lm 1992, tại Hoa Kỳ;
Cha Philípphê Nguyễn Hữu Tiến, CVK65, Lm 1999 tại Pháp;
v.v.

GIÁO PHẬN KONTUM1: Từ 1981 – 1991, Thầy Phó tế Lu-y


Gonzaga Nguyễn Quang Vinh, cùng với 2 chủng sinh P.X Lê Tiên và
Gioan Nguyễn Đức Trường vẫn cố gắng theo đuổi và nuôi dưỡng ơn
1
Giai đoạn từ 1981-2010: chúng tôi tham khảo và ghi lại theo lời kể của Cha Lu-y
Gonzaga Nguyễn Quang Vinh, chính xứ Tân Hương vào tháng 10.2010, và một vài
linh mục có liên hệ.
79
Ghi Daáu Hoàng AÂn

gọi. Các thầy mở một tiệm xe đạp gần nhà thờ Thăng Thiên (Pleiku)
lấy tên là “Tổ Hợp Gia Công” (Gia Công: Gia Lai – Công Tum!),
cùng nhau vừa làm vừa học, và giúp dạy kèm 3 ứng sinh: Tứ (sau đổi
hướng), Phạm Thế Cường (c), Lâm Như Sơn (c).
Ngày 6.11.1991, Thầy Sáu Lu-y Gonzaga Nguyễn Quang Vinh
thụ phong linh mục, do Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc, tại Nhà thờ
Đức An, Pleiku, và được bổ nhiệm làm Cha phụ tá giáo xứ Đức An.
“Tổ Hợp Gia Công” đóng cửa.

Ngay sau đó, Đức cha gởi một số thầy vào học thần học tại Học
Viện Đa Minh (Ba Chuông) Sài gòn. Qua hành trình theo đuổi ơn gọi
đầy chông gai, thử thách, cuối cùng nhờ ơn Chúa, các thầy cũng lần
lượt tiến lên chức linh mục. Đó là các Cha Giuse Trần Ngọc Tín (lm
1998), Gioan Nguyễn Đức Trường (lm 1999), P.X Lê Tiên (lm
1999), Đaminh Nguyễn Tiến Trung (lm 2000), Antôn Nguyễn Văn
Binh (lm 2003), Vinh Sơn Nguyễn Ngọc Quyền (lm 2004)...

+Năm 1991 đánh dấu khôi phục lại việc đào tạo chủng sinh tại
Giáo phận Kontum. Đức Cha Alexis đã liên hệ với thầy Giuse Đỗ
Viết Đại, nguyên là chủng sinh Kontum đã hoàn tất chương trình
Triết và Thần học tại GHHV Piô X, hiện đang phụ trách đào tạo ơn
gọi tại Giáo phận Xuân Lộc, mời thầy cộng tác đào tạo ơn gọi cho
giáo phận Kontum.
+Đầu năm 1992, sau khi thầy Giuse Đỗ Viết Đại thụ phong linh
mục (14.1) tại Giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha hối thúc bắt tay thực
hiện kế hoạch, cùng cộng tác với Cha Giuse Đại còn có anh Phêrô
Nguyễn Anh Võ, thầy Giuse Trần Văn Bảy .v.v.
Tháng 7.1992, Đức Cha thông báo chiêu sinh cho khóa dự tu
1992 – 1993 giáo phận Kontum.
Theo đề nghị của Đức Giám mục Giáo phận, Cha Lu-y Gonzaga
Nguyễn Quang Vinh phụ trách tuyển sinh ơn gọi, đã mở lớp đầu tiên
tại nhà thờ Thăng Thiên ngày 7.9.1992 (lớp học là nhà Thư Viện của
giáo xứ Thăng Thiên), ban đầu gồm 4 chủng sinh:

80
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

-Bênêdictô Nguyễn văn Bình -Lu-y Nguyễn Quang Hoa


-Giuse Võ Văn Dũng -Đaminh Trần Văn Vũ
và 1 ứng sinh là Đỗ Văn Hùng; có 1 ứng sinh nữ là Maria Phan Thị
Yến Vy (dòng Nữ Lao Động Thừa Sai (T.M) cũng theo học. Thầy
dạy là Cha Vinh với sự cộng tác của các cựu chủng sinh Phaolô
Nguyễn Huy Huệ, P.X Trần Thanh Tứ, dạy môn tiếng Pháp…

Tiếp theo, hạt Kontum cũng có ứng sinh nộp đơn xin vào dự tu:
-Hiêrônimô Lê Đình Hùng -Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh
-P.X Trần Anh Duy -Phêrô Nguyễn Ngọc Thanh
-Phêrô Võ Hữu Thu - v.v.

Vùng Đăklăc do Cha Phaolô Đậu Văn Hồng phụ trách tuyển sinh
cũng đã ghi tên các ứng viên vào danh sách chủng sinh dự bị:
-Hồ Văn Huyên -Hà Văn Hường -Vũ Đình Long
-Trần Văn Hải -Hồ Đức Dũng - v.v.

Năm 1993, Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc quyết định tái lập
Tiểu Chủng viện Thừa sai Kontum. Nhận thấy không thể đào tạo tại
Giáo phận (Kontum hoặc Gialai), trong điều kiện thiếu thốn mọi thứ:
cơ sở học tập, giáo sư; hơn nữa các ứng sinh gặp nhiều nhiêu khê vì
kiểm soát hộ khẩu, đăng ký tạm trú, phải sinh hoạt lén lút…Đức Cha
tìm hiểu một hình thức khác thích hợp hơn trong hoàn cảnh mới.
Hình thức tập trung đào tạo như một tiểu chủng viện cần được thay
thế bằng chế độ ứng sinh dự tu vào chủng viện. Các ứng sinh này ở
gia đình (hoặc thuê nhà), theo học văn hóa ở các trường đại học hoặc
cao đẳng, và mỗi tháng tập trung một vài ngày để được đào tạo về tu
đức, tiếng Pháp và các môn cần thiết, trước khi được tuyển lên đại
chủng viện.
Vì thế Đức Cha quyết định chuyển việc đào tạo ứng sinh vào
Thành phố Hồ Chí Minh. Ngài lo liệu nơi cư trú, bố trí các linh mục
phụ trách và nhân sự trong Ban giảng huấn. Một công việc khá khó
khăn và nặng nề, nhưng nhờ ơn Chúa, với nhiệt tâm và khôn ngoan,
Đức Cha đã vượt qua.
81
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Đức Cha bổ nhiệm Cha Lu-y Gonzaga Nguyễn Hùng Vị phụ


trách đào tạo chủng sinh cho Chủng viện TS Kontum (1993), cùng
tiếp tay làm việc với Cha Giuse Đỗ Viết Đại và các Cha các thầy
khác như: Cha Phaolô Đậu Văn Hồng (dạy Pháp văn), thầy Giuse
Trần Văn Bảy (quản lý, dạy Pháp văn).v.v.
Ngày 10.1.1993, tất cả 21 ứng sinh Kontum và Ban mê Thuột tập
trung vào Tp. Hồ Chí Minh gặp Đức Cha, sau đó gặp Cha Đại, Thầy
Bảy bàn bạc chuẩn bị những công việc và thủ tục cần thiết cho khóa I
CVK 1993-1994, khai giảng vào ngày 2.2.1993.

*1995-2003:

Ngày 13.4.1995, Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung kế nhiệm


Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc (xin nghỉ hưu). Đứng trước tình hình
giáo phận còn nhiều khó khăn, “…số giáo dân khoảng 180.000 và
ngày càng tăng từ các dinh điền cũ, các nông trường, các điểm kinh
tế mới và nhất là từ cộng đồng anh chị em Jarai ào ạt tìm đến với
Giáo Hội. Đa số các địa sở cũ cũng như mới đều không có nơi thờ
phượng, không Sách Thánh, không người phục vụ hướng dẫn. Nơi
nào cũng khao khát Lời Chúa, thèm khát Bí tích, mong muốn có linh
mục, có tu sĩ, có người dạy giáo lý. Vỏn vẹn chỉ có hơn 20 linh mục
đã cao tuổi làm việc bao quanh hai thị xã chính Kontum và Pleiku”
(Thư gởi các bạn cựu học sinh CVK tại hải ngoại, Tết Bính Tý 1996,
Thư chung GP Kontum, tr.197), Đức Cha luôn đặt niềm tin tưởng
phó thác vào Chúa Quan Phòng. Ngài lưu tâm đến việc giáo dục văn
hóa cho thế hệ trẻ và việc thực hành kinh nguyện trong gia đình để
cổ võ ơn gọi riêng của từng đứa con.
“Tôi cũng ước mong anh chị em ưu tiên quan tâm đến việc học
hành giáo dục con em. Chúng ta có bổn phận cung cấp cho con cái
một nền giáo dục đầy đủ về nhân bản, văn hóa, nghề nghiệp và Lời
Chúa. Đây là một điều có tính quyết định cho việc phát triển và đào
tạo các tông đồ cho cánh đồng truyền giáo” (Thơ dịp tĩnh tâm năm
1995, Thư chung GP Kontum 1998, tr.183).

82
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

“Với các gia đình, tôi xin lưu ý đặc biệt về Kinh nguyện!”(Thơ
chung nhân dịp 150 Truyền giáo Tây nguyên, sđd, tr. 253). “Chúng
ta đừng ảo tưởng. Không có cầu nguyện, không bao giờ có đổi mới
thực sự” (Thơ dịp Tết Mậu Dần 1998, sđd, tr.284). “Gia đình là con
đường của xã hội và Giáo hội, là cái nôi của con người xã hội được
triển nở đầu tiên, là chủng viện sơ khởi” (Thơ chung dịp Kim khánh
Hội dòng Ảnh Phép lạ 25.3.1997, sđd, tr.215).
Đức Cha Phêrô bổ nhiệm Cha Lu-y Gonz. Nguyễn Hùng Vị làm
giám đốc Tiểu chủng viện TS Kontum, và đề ra tiêu chuẩn chọn lựa
ứng sinh vào Đại Chủng viện, theo đó các ứng sinh cần có đời sống
đạo đức tích cực (chuyên cần cầu nguyện, siêng năng dự lễ, tích cực
phục vụ giáo xứ .v.v. Đồng thời chú trọng đào tạo kỹ lưỡng cho
chủng sinh về tri thức văn hóa, tu đức và đức tin cao độ, nhất là tinh
thần thừa sai, để có thể phục vụ cho anh em người nghèo, anh em
dân tộc.
Giáo phận chuẩn bị mừng đại lễ 150 năm Truyền giáo Tây
Nguyên (1848 – 1998), Đức Cha cho tu sửa ngôi nhà Chủng viện,
sửa chữa chỗ mối mọt và quét sơn dầu…

+Năm 1998: Sau bao năm đợi chờ mòn mỏi, lần đầu tiên, 7 thầy
đại chủng sinh khóa I (1993 – 1994) của Giáo phận Kontum chính
thức nhập học tại Đại Chủng viện Huế, khóa III. Một ngày vào giữa
trưa 14.9.1998, Cha Lu-y Nguyễn Quang Vinh cùng 7 đại chủng sinh
Kontum dâng thánh lễ tại Núi Đức Mẹ Trà Kiệu, tạ ơn Đức Mẹ vì
bao ơn lành phù giúp tháng năm qua; sau đó tiếp tục hành trình
hướng dẫn các thầy đến nhập học Đại Chủng Viện Huế. Mãn khóa
ĐCV (1998-2006), giáo phận Kontum hân hoan đón nhận 6 tân linh
mục và 1 Phó tế:

1. Cha Hiêrônimô Lê Đình Hùng,


2. Cha Giuse Võ Văn Dũng,
3. Cha P.X Trần Anh Duy,
4. Cha Giacôbê Trần Tấn Việt,
5. Cha Phêrô Nguyễn Ngọc Thanh,
83
Ghi Daáu Hoàng AÂn

6. Cha Bênêdictô Nguyễn Văn Bình,


7. Phó tế Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh.

*2003 – 2010:

Ngày 28.8.2003, Giáo phận Kontum hân hoan đón mừng Tân
Giám mục Giáo phận: Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh. Thánh lễ
tấn phong do Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung chủ phong, tại nhà
thờ Chính tòa Kontum. Khẩu hiệu Giám mục: “PATER NOSTER”
(Lạy Cha chúng con) (Mt 6, 9).
Trước tình hình xã hội đang đổi thay nhanh chóng, với nền kinh
tế thị trường kéo theo trào lưu tục hóa, làm băng hoại các giá trị đạo
đức; phong trào nhập cư gia tăng, địa bàn mục vụ rộng, nhiều nơi
đang còn là “vùng trắng” công giáo: không nhà thờ, không có linh
mục, không có sinh hoạt tôn giáo. Đức Cha đặt trọng tâm vấn đề
Loan Báo Tin Mừng. Giáo phận còn thiếu linh mục rất nhiều, bên
cạnh việc lo liệu bằng cách mời gọi các linh mục, tu sĩ nam nữ từ nơi
khác đến cộng tác, Đức Cha đặt mục tiêu đào tạo ơn gọi linh mục, tu
sĩ trong Giáo phận là ưu tiên số một trong chương trình mục vụ.
“Mỗi Kitô hữu là một nhà truyền giáo; xứ đạo là trường đào tạo mọi
thành viên trở thành chứng tá Tin Mừng mọi nơi…Vì thế, mỗi xứ đạo
nên có hai tổ chức chuyên trách: một lo cho truyền giáo, một lo cho
ơn gọi” (Thư mục vụ của Giám mục Kontum tháng 10.2008).

Để khơi gợi ơn gọi từ người trẻ, bằng cách trò chuyện với các
bạn qua thư luân lưu gởi cho thiếu nhi, cho sinh viên học sinh, cho
các thầy cô giáo...lúc nào Đức Cha cũng nhắc nhớ về ơn gọi thừa sai,
làm nhà truyền giáo trong học đường, giảng đường, trong mọi nơi
mọi hoàn cảnh.

Để việc đào tạo ơn gọi nói chung, đào tạo chủng sinh nói riêng, có
chất lượng và có tính liên tục, Đức Cha đề ra mức độ chú trọng được
phân chia theo từng cấp: ơn gọi thuộc độ tuổi học sinh cấp I và cấp II

84
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

thì các cha xứ có trách nhiệm, cấp III thuộc giáo hạt và cấp đại học
dưới sự coi sóc của giáo phận.

Tòa Giám Mục Kontum và đường hướng đào tạo ơn gọi1

“1. Nhu cầu thật cấp bách và lớn lao.

Giáo Phận Kontum với diện tích 25.110 km2 và dân số “tạm” nằm ở
mức 1.500.000 - vì luôn có di dân mới tìm đến lập nghiệp tại vùng
đất màu mỡ và yên lành này – đang cần số linh mục và tu sĩ đông
gấp 4-5 lần con số hiện nay. Khắp nơi xin gửi linh mục, tu sĩ, giáo lý
viên đến. Khắp nơi khát khao được nghe Lời Chúa, Lời Sự thật, Lời
Sự sống, Lời Yêu thương. Họ đang phải đứng trước nhiều cám dỗ,
cạm bẫy của “đêm tối linh hồn”. Họ đói tình thương, đói sự thật.
Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã viết trong Sứ Điệp Ngày Thế
giới Hòa Bình 2009 như sau: “Cần có cái nhìn bao quát và rõ ràng
về nạn nghèo đói...nghèo đói vật chất... nghèo đói không thuộc vật
chất...” (số 2). Một trong những phương cách giải quyết ưu tiên là
“chăm lo vun trồng những con người mới cho Giáo Hội và Xã hội
trong đó phải kể đến vun trồng ơn gọi linh mục, tu sĩ”.

2. Đường hướng đào tạo ơn gọi.

Con đường đào tạo ơn gọi là cuộc hành trình xuyên suốt khởi đi từ
đào tạo con người, đào tạo con người giáo dân nên trưởng thành và
nhiệt tình phục vụ cho Tin Mừng cứu độ. Nó sẽ được thực hiện từ gia
đình, giáo xứ, giáo hạt đến giáo phận. Đây là một lựa chọn hàng đầu
trong chương trình mục vụ của giáo phận.

* Từ gia đình. Gia đình là cái nôi đào tạo ơn gọi. Gia đình là “tiểu
chủng viện, là đệ tử viện đầu tiên”. Gia đình là trường đào tạo con
người có nhân bản, có nhân cách, có tính xã hội, có tâm tình cầu

1
Văn thư số 09/VT/’09/Tgmkt, ngày 22 tháng 01 năm 2009
85
Ghi Daáu Hoàng AÂn

nguyện, biết quên mình hy sinh cho Giáo Hội và Xã hội. Gia đình
cần cho con em thấy nhu cầu ơn gọi linh mục, tu sĩ của Giáo Phận,
của Giáo Hội. Các gia đình Samson, Samuel, cách riêng Gia đình
Nazareth... là những tấm gương sáng cho các gia đình suy gẫm noi
theo bắt chước.

* Từ giáo xứ. Giáo xứ là Giáo Hội thu gọn. Con em được làm quen
với Giáo Hội qua giáo xứ, cách riêng với Giáo Hội địa phương.
Được huấn luyện tham dự vào các công việc của giáo xứ theo lứa
tuổi, các em sẽ gắn bó và ý thức trách nhiệm xây dựng giáo xứ, từ
đó, xây dựng Giáo Hội. Gia đình ơn gọi giáo xứ là nơi chuẩn bị cho
các con em biết lắng nghe, biết đáp trả tiếng Chúa mời gọi dấn
bước.

* Từ giáo hạt. Vì chưa có tiểu chủng viện, Giáo hạt giữ vai trò giúp
cho các ơn gọi cấp 3 làm quen với nhau và đi sâu hơn vào công cuộc
tìm hiểu ơn gọi. Tuổi này rất cần được chăm sóc đặc biệt. Giáo Phận
đã trao phó giai đoạn này cho quý cha quản hạt chăm sóc. Thời gian
qua, mặc dầu phương tiện eo hẹp, các ngài cũng đã cố gắng rất
nhiều.

* Từ giáo phận. Khi bước lên bậc đại học hay cao đẳng, các con em
sẽ được ban đào tạo giáo phận quan tâm chăm sóc. Vì thế hằng năm,
cứ vào ngày mồng 4 Tết, các sinh viên cả giáo phận đều có dịp gặp
nhau để hun đúc tinh thần gia đình, tinh thần huynh đệ, tinh thần
thừa sai.

3. Con đường đi tới.

Theo hướng mục vụ trên đây, dưới ánh sáng của Lời Chúa, Giáo
Phận Kontum sẽ triển khai Thư Mục Vụ của HĐGMVN năm 2009 về
Gia đình và Sứ Điệp Ngày quốc tế Hoà Bình 2009 của Đức Thánh
Cha Bênêđictô XVI. Một trong các điểm cần đào sâu là gia đình với
công việc loan báo Tin Mừng. Từ gia đình các con em được tập
86
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

luyện đời sống cầu nguyện và thừa sai qua tiếp cận với những tầng
lớp “nghèo khổ”. Đẩy mạnh việc chăm lo cho các con em chăm học
và ham học “làm người”, làm người thừa sai. Tạo nhiều cơ hội
thuận tiện cho con em tham gia tích cực và thiết thực vào các sinh
hoạt của xứ đạo, nhất là với những tầng lớp nghèo khổ, đang sống
như thể bên lề xã hội (x. Sứ điệp Hòa Bình 2009, số 2). Các em cần
được hun đúc từ xã hội cụ thể để phục vụ tích cực…”.
Một quan tâm nữa đó là đào tạo linh mục bản xứ người dân tộc.
Nhiều lần Đức Cha đã nói lên mối ưu tư này.
Năm 2006, Cha Lu-y Gonzaga Nguyễn Hùng Vị đi du học, Đức
Cha bổ nhiệm Cha Tôma Nguyễn Văn Thượng thay thế, làm giám
đốc Chủng viện TS Kontum.
Việc đào tạo chủng sinh vẫn duy trì theo hướng ứng sinh vào học
tại Tp. Hồ Chí Minh để thi vào một trong các trường đại học hoặc
cao đẳng, và học các môn cần thiết về tu đức, ngoại ngữ…Có thay
đổi điều chỉnh chương trình cho phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra,
một cơ sở được xây dựng tại giáo xứ Đức An, Tp. Pleiku (Trung
Tâm Bok Do), đang thành hình và bước đi dò dẫm, nhằm tạo điều
kiện thuân lợi cho việc chiêu sinh và đào tạo ứng viên người dân tộc
thiểu số cũng như Kinh trong Giáo phận.

12 tân linh mục (khóa 2000-2008) được ĐC Micae


truyền chức dịp Lễ bế mạc Năm Thánh Giáo Phu 14.11.2008;
Đợt truyền chức đông nhất từ trước đến nay.

87
Ghi Daáu Hoàng AÂn

QUÝ CHA GIÁM ĐỐC CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM


(1935 – 2010)

1. Cha Louis-Gustave Hutinet (Nhì)


Giám đốc Chủng viện 1935-1940
(Probatorium, Kontum)
*Sinh 1877
*Linh mục 1900
*Qua đời 01.10.1957

2. Cha J. B Décrouille (Tôn)


Giám đốc TCV 1938-1945 và
1946-1955
(Tiểu Chủng viện Thừa sai Kontum)
*Sinh 1883
*Linh mục 1909
*Qua đời 02.10.1961

3. Cha Phêrô Dương Ngọc Đáng


Quyền Giám đốc TCV 1945-1946
*Sinh 1896
*Linh mục 1925
*Qua đời 1960

4. Cha René Thomann (Mẫn)


Giám đốc TCV 1955-1957
*Sinh 1922
*Linh mục 1946
*Qua đời 14.05.1972

5. Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc


Giám đốc TCV 1957-1969
*Sinh 07.03.1919
*Linh mục 08.06.1951
*Giám mục phó 27.03.1975
*Giám mục chính tòa 02.10.1975
88
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

6. Cha Phaolô Lê Quang Trinh


Giám đốc TCV 1966
(Cấp III - Đà Lạt)
*Sinh 1929
*Linh mục 1957
*Qua đời 15.08.1966

7. Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung


Giám đốc TCV 1966-1974
(Cấp III - Đà Lạt)
*Sinh 10.11.1926
*Linh mục 25.08.1955
*Giám mục phó 22.11.1981
*Giám mục chính tòa 13.04.1955

8. Cha Giuse Đoàn Đức Thiệp


Giám đốc TCV 1969-1975
(Phụ trách Cấp III)
*Sinh 1929
*Linh mục 1960
*Qua đời 06.01.1985

9. Cha Giuse Bùi Đức Vượng


Giám đốc TCV 1974-1975
(Giám đốc Cấp III)
*Sinh
*Linh mục 1958

10.Cha Lui Goz Nguyễn Hùng Vị 11.Cha Tôma Nguyễn Văn Thượng

Giám đốc TCV Giám đốc TCV


1995-2006 2006-…
*Sinh 1952 *Sinh 1946
*Linh mục 2990 *Linh mục 1974

89
Ghi Daáu Hoàng AÂn

*Khóa đầu tiên vào Trường Dự Bị (PROBATORIUM) năm 1935,


gồm 80 học sinh, mãn trường được 8 linh mục, đó là các Cha :

8 Linh mục thuộc khóa đầu tiên 1935


Hàng trước, từ trái:
1.Cha Anrê Phan Thanh Văn , s.1925; lm.1949; qđ.19/10/2008
2.Cha Phêrô Nguyễn Hoàng , s.1920; lm.1958; qđ.28/08/2009
3.Cha G.k Chế Nguyên Khoa , s.1919; lm.1953; qđ.05/07/1970
4.Cha G.k Nguyễn Thúc Nên , s.1921; lm.1954; hưu TGM
Hàng sau, từ trái:
5.Cha Giuse Võ Quang Linh OMI, s.1920; lm.1954; qđ. (Pháp)
6.Cha Gcb Nguyễn Tấn Đường , s.1919; lm.1953; hưu TGM
7.Cha Gcb Nguyễn Thành Tri , s.1922; lm.1961; qđ.02/03/2000
8.Cha G.B Trần Khánh Lê, s.1923; lm.1949; qđ.29.7.1985
(Cha Giuse V.Q.Linh p.vụ ở Lào và Cha Gcb N.T.Tri thuộc GP Qui Nhơn)
*Hai Cha trong số 8 Cha của khóa đầu tiên CVK35 hiện còn
sống, đang nghỉ hưu tại Tòa Giám Mục Kontum :

“Ông ngoại” Gcb Nguyễn Tấn Đường, 91t & Cha già Gk Nguyễn Thúc Nên, 89t
90
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

*Hai Linh mục đầu tiên của Chủng viện TS Kontum thụ phong
vào ngày 27.12.1949 :

Gha G.B Trần Khánh Lê Cha Anrê Phan Thanh Văn


Qua đời: 29.7.1985 Qua đời: 19.10.2008

*Năm 2010, Giáo phận có 11 thầy Phó tế:

1. Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh, s.1975, Australia


2. Giuse Vũ Quốc Bình, s.1975, TGM Kontum
3. Lu-y Nguyễn Quang Hoa, s.1969, gx Thánh Tâm
4. Phêrô Vũ Trọng Hà Nguyên Khôi, s.1977, TGM KT
5. Antôn Hoàng Văn Lợi, s.1960, gx Mỹ Thạch
6. Phêrô Nguyễn Đình Lộc, s.1959, gx Ninh Đức
7. Tôma Thiện Lê Công Huy Khanh, s.1978, gx Hoa Lư
8. Phanxicô Xaviê Hồ Văn Phương, s.1968, gx An Sơn
9. Tađêô Võ Xuân Sơn, s.1978, gx La Sơn
10. Giuse Võ Văn Trường, s.1977, gx Thánh Tâm
11. Gioakim Nguyễn Hữu Tuyến, s.1978, gx Ph. Nghĩa

Theo thông báo của TGM Kontum, vào ngày 3.12.2010, lễ


Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo, bổn mạng 2
của Chủng viện, tại sân khuôn viên Chủng viện Thừa sai Kontum,
Đức Cha Micae Giám mục GP Kontum sẽ truyền chức linh mục cho
10 thầy (stt từ 2-10 trong ds trên). Thật là một hồng ân to lớn Chúa
ban cho Giáo phận. Xin tôn vinh và cám tạ Thiên Chúa muôn đời !

91
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Một Vài Tổng kết 1:

Dưới mái trường Chủng viện thừa sai Kontum, 75 năm qua
(1935-2010) đã sản sinh:
*Tổng số linh mục: 91 Lm
(đã tính 10 tiến chức ngày 3.12.2010)
*Phó tế: 1
*Tu sĩ dòng Xitô: 1

+Trong đó:
-Từ 1935-1974: 68 linh mục
-Từ 1992 - nay: 23 linh mục, 1 Phó tế, 1 tu sĩ Xitô
Trong số 91 linh mục:
-12 Cha đã qua đời ,
-79 Cha còn sống (4 nghỉ hưu, 75 đang làm việc)
-48 Lm trong Giáo phận Kontum
-12 Lm ngoài Giáo phận Kontum
-19 Lm ở hải ngoại (1 hồi tục)

1
Theo Tổng kết của anh Antôn Nguyễn Đình Nhạc CVK68, đăng trên trang mạng
www.thanhcavietnam.net.
92
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

THAY LỜI KẾT

Chủng viện Thừa sai Kontum đã trải qua chặng đường lịch sử 75
năm với những thăng trầm. Con số 91 linh mục xuất thân từ mái nhà
gỗ Chủng viện từ trước đến nay quả là còn khiêm tốn! Số linh mục
phục vụ tại giáo phận chỉ một nửa trong số đó! Nửa còn lại thuộc các
giáo phận khác hoặc ở hải ngoại. Đó là mối ưu tư của các Đức Giám
Mục Giáo phận Kontum.
Tuy nhiên, tạ ơn Chúa, vì Ngài có đường lối riêng của Ngài.
Xuyên suốt hơn 160 năm truyền giáo Tây Nguyên (1848-2010), từ
khởi đầu cho đến nay, nhiều lớp linh mục đã đến phục vụ tại
Kontum! Và nếu tính luôn Trường Cuénot, nơi xuất thân của 7 linh
mục địa phương Kontum đầu tiên, cùng theo một đường hướng đào
tạo thừa sai của Đức Cha Martial Jannin (lúc đó là Cha bề trên
Trường Cuénot), thì có thể nói Giáo phận chưa bao giờ không có
Chủng viện – nghĩa là cơ sở nhà trường để đào tạo linh mục: Chủng
viện đầu tiên tại TT Rơhai với Cha bề trên Desgouts (1851-1906)
[không có linh mục], tiếp đến là Trường Cuénot (dỡ cây gỗ qua) với
Cha bề trên Jannin (1906-1935) [7 linh mục: 3 Bahnar, 4 Kinh], và
Tiểu Chủng viện Thừa sai Kontum từ 1935 đến nay [91 linh mục] !
Cho dù những tòa nhà Chủng viện, trong nhiều giai đoạn có lúc
không hoạt động, vì nhiều lý do, nhưng ơn gọi và việc đào tạo linh
mục thừa sai cho giáo phận vẫn được các vị chủ chăn duy trì cách
này hay cách khác. Và qua thời gian vẫn có những linh mục tiếp nối
đến làm việc trên cánh đồng truyền giáo Kontum. Đó là một hồng ân
quí giá mà chúng ta hằng ghi nhớ và luôn hát lên bài ca cảm tạ:

“Xin cảm tạ tình thương Chúa bao la !”

Kontum, Chúa nhật I Mùa Vọng 28.11.2010


CVK_con
Con của CVK35 Lê Thành Yến
93
Ghi Daáu Hoàng AÂn

94
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

95
Ghi Daáu Hoàng AÂn

96
75 Naê
Naêm Chuûng Vieän Thöøa Sai Kontum

KINH CẦU NGUYỆN GIA ĐÌNH PHANXICÔ XAVIÊ

Lạy Thiên Chúa là Cha rất nhân từ,


Xin Cha sai Thánh Thần đến đổi mới chúng con,
biến chúng con nên những đứa con:
Biết nhìn thấy “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”;
Biết nghe rõ lệnh Chúa truyền
“Hãy đi loan báo Tin Mừng cho mọi thụ tạo”.

Vâng, lạy Cha rất nhân từ,


Xin Cha sai Thánh Thần đến dẫn dắt chúng con:
Ra đi gieo vãi Tin Mừng cách nhưng không;
Đẩy lùi bóng tối tội lỗi và chữa lành những vết thương lòng;
Chấp nhận chịu đựng mọi gian nan thử thách,
Cùng nhiệt tâm vun trồng ơn gọi thừa sai.

Và lạy Cha rất nhân từ,


Nhờ lời Mẹ Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế
cùng là Nữ Vương các thánh Tông đồ chuyển cầu,
Xin cho gia đình Phanxicô chúng con ngày càng phát triển,
Hầu đáp ứng nhu cầu đào tạo các vị thừa sai
Cho cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên.
Chúng con nguyện xin nhân danh Đức Giêsu Kitô,
Chúa chúng con, Đấng hằng sống và hiển trị,
cùng hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Amen.

97
Ghi Daáu Hoàng AÂn

Nhà nguyện Chủng viện Thừa sai Kontum

98

You might also like