You are on page 1of 7

Giới hạn ôn tập:

I.Sản xuất hàng hóa


- Đk ra đời của sản xuất hàng hóa.
- Hàng hóa: 2 thuộc tính của hàng hóa, lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh
hưởng đến số lượng giá trị của hàng hóa.
- Quy luật giá trị
II. Những vấn đề kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản
- Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của nó.
- Hàng hóa sức lao động: 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
- Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.
- Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
- Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Tiền công (tiền lương) dưới chủ nghĩa tư bản.
- Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
- Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
- Lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức và địa tô tư bản chủ nghĩa.
- Nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền và các hình thức tổ chức độc quyền.
III. Những vấn đề kinh tế, chính trị trong thời kỳ quá độ ở nước ta
- Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
VN.
- Tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Bản chất, hệ thống và vai trò của lợi ích kinh tế.
- Các hình thức phân phối thu nhập cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
- Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trong
thời kỳ quá độ ở nước ta.

Dạng đề thi:
Phần 1 (6đ) giải thích đúng sai
Phần 2: giải bài tập (2đ)
Phần 3: tự luận, so sánh (2đ)
NỘI DUNG ÔN TẬP
I. Sản xuất hàng hóa
1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
+ Phân công lao động xã hội
+ Tính độc lập tương đối về kinh tế giữa các chủ thể (hay sự cách biệt tương đối về kinh
tế giữa các chủ thể).
Ví dụ: Mệnh đề sau đ or s: một trong 2 đk ra đời của sx hàng hóa là sự cách biệt tương
đối về kinh tế giữa các chủ thể (đúng): vì thể hiện của tính độc lập tương đối về kinh tế
giữa các chủ thể chính là sự khác biệt về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể ngược nhau về
lợi ích; dựa trên những cơ sở như sau: sự tồn tại của cđ sở hữu tư nhân về tlsx, tồn tại
nhiều hih thức sh khác nhau về tlsx (nhà nước, tập thể, tư nhân), có sự tách biệt về q sh
và q sd tlsx (sh toàn dân, nhưng nhà nước giao cho các chủ thể như htx, hộ gia đình …sử
dụng, từ đó dẫn đến lợi ích khác nhau)
Ví dụ: Một trong những đk ra đời của sx hh là phân công lao động (sai): phân công lao
động xã hội (# phân công lao động: như phân công lao động tự nhiên theo giới tính và lứa
tuổi)
Trong đk có phân công lao động xh tính đọc lập tương đoi ve kt đòi hỏi trao đỏi sp phải
đảm bao loi ich cac bên (trao đổi sp trên cơ sở ngang giá).
2. Hàng hóa:
+ Định nghĩa -> thuộc tính: giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
Ví dụ: Mọi thứ có giá trị sd đều là hàng hóa (sai)
+ Lượng giá trị của hàng hóa (số lượng gtrị của hh): số lượng gtrị của hh đc đo bằng time
lao động xh cần thiết (hay: số lượng gtrị hh là time lao động xh tất yếu, là hao phí lao
đọng xh cần thiết (tất yếu), chính là time lđxh trung bình (trong tính toán) đều được)
Ví dụ: Lượng giá trị của hàng hóa chính là thời gian người lao động sx ra hàng hóa (sai):
đây là time lao động cá bbiệt
+ Số lượng gtrị hh chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào: Số lượng gtrị trong 1 đơn vị hh
(hoặc của 1 đơn vị hh) và số lượng gtrị hh đc tạo ra trong 1 khoảng time
3 yếu tố: năng suất lđ; cường độ lđ; tính chất của lđ (lao động phức tạp và lđ giản đơn):
lưu ý: 2 yếu tố đầu nó ảnh hưởng đến gttrị của hh ngay từ qtrình sx, yếu tố thứ 3 ảnh
hưởng đến slg gtri hh (tỷ lệ trao đổi giữa các hh) nên ảnh hưởng trong qtrình trao đổi
Ví dụ: Phân biệt sự ảnh hưởng của 2 yếu tố năng suất lđ và cường độ lđ: (những yếu tố
ảnh hưởng đến 2 yếu tố này?)
Năng suất lđ: tác động theo chiều nghịch với sô lg gtri cua 1 đv hh hoặc so lg tri co trong
1 đv hh còn ko ảnh hưởng đến so lg gtri đc tạo ra trong 1 khoảng time.
Gtri của hh đc biểu hiện ra bên ngoài bằng giá cả. trong cạnh tranh có xu hướng giảm giá
cả nên phải tăng năng suất lao động -> thay đổi máy móc, công nghệ…
Ví dụ: Mọi yếu tố ảnh hưởng đên gtrị của hh sẽ ảnh hưởng đến giá cả (đúng) nhưng
ngược lại thì sai
Cường độ lđ tác động theo chiều thuận…đc tạo ra trong 1 khoảng time còn ko ảnh
hưởng đến gtrị (số lượng gtrị) của 1 đv hh
3. Quy luật giá trị
+ Là quy luật kinh tế của sx hh.
+ Nôi dung (yêu cầu) của quy luật gtrị: sx và trao đổi hh phải trên cơ sở hao phí lđ xh cần
thiết (hay nói: phải trên cơ sở gtrị của hh, trên cơ sở ngang giá đều được). Biêu rhiện hoạt
động của qluật gtrị là sự lên xuống của giá cả hh trên thị trường (thông qua sự biến đôg
của giá cả nhận biết quy luật hoạt động của giá cả). Nhà sx muốn: hao phí lđ cá biệt luôn
< hoặc = hao phí lao động xã hội (hao phí lđ cần thiết) Hao phí lđ sống + hao phí lđ quá
khứ = Hao phí lđ cá biệt. Muốn giám gtrị cá biệt thì giảm 2 yếu tố trên: áp dụng kỹ thuật
công nghệ mới và phương pháp quản lý lao đôg tiên tiến (động lực của all các nhà sx)
+ Tác động của quy luật giá trị:
Điều tiết sx và lưu thông hh;
(Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị 1 đv hh. Vậy: Những yếu tố ảnh hưởng đến giá
cả của hh: Giá trị của hh; Tương quan cung, cầu về hh; Cạnh tranh giữa những người bán,
người mua; Sự điều tiết của Nhà nước -> Giá cả lên xuống xoay quanh giá trị -> có 3
trường hợp: Giá cả = gtrị, hoặc >, hoặc <)
Như vậy: Điều tiết sx và lưu thông hh đc chứng minh: nếu giá cả = gtrị hh: giữ nguyên
quy mô sx; nếu giá cả > gtrị: tăng quy mô và ngược lại.
Về lưu thông: do đk các vùng khác nhau -> có chênh lệch về nhu cầu: đưa hàng hóa từ
nơi có nhu cầu ít đến nơi có nhu cầu lớn.
Xét theo nền kinh tế: phân bổ tư liệu sx của xh và lực lươg lđ xh vào các ngành nghề
khác nhau theo những tỷ lệ nhất định đảm bảo sx đáp ứng nhu cầu xh.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, ppháp quản lý lao động tiên tiến, qua đó thúc
đẩy llượng sx phát triển, năng suất lđ tăng lên. (đã được chứng minh ở trên).
Phân hóa thu nhập giữa các nhà sx (phân hóa giàu nghèo): Giả định: Tài sản của
những ng sx kinh doanh lúc xuất phát điểm là như nhau và chỉ có thu nhập từ sx kinh
doanh (ví dụ ko có thừa kế, trúng xổ số…) thì mỗi người năng lực trong sx là khác nhau,
trình đọ chuyên môn khác nhau, rủi ro khác nhau. Nên sau một qtrình sx kinh doanh, all
các nhà sx đc xếp vào 1 trong 3 nhóm: gtrị cá biệt = gtrị xh; gtrị cá biệt > gtrị xh và
ngược lại. - > sẽ có chênh lệch về ts
Tác động phân hóa thu nhập trong đk sx hh nhỏ, thúc đẩy sx tư bản chủ nghĩa ra
đời: Giả định như trên và những ng sx kinh doanh đều là sx nhỏ (sx bằng slđ, tư liệu sx
của mình và sx cho mình) thì: sẽ rơi vào 3 nhóm: gtrị cá biệt =, < hoặc > gtrị xh. Như
vậy, nếu gtrị cá biệt > gtrị xh thì người sx nhỏ có khả năng rơi vào tình trạng phá sản và
chỉ còn lại tsản duy nhất là sức lao động, muốn tồn tại thì phải bán sức lao động. Nhóm
còn lại sẽ dần trở thành tư bản.
II. Sản xuất hh TBCN
1. Công thức chung của tư bản
T – H – T’ trong đó T’ > T hay T’ = T + t
Mọi T vận động theo công thức trên, công thức lưu thông TBCN.
t (gtrị tăng lên hay giá trị thặng dư).
Mâu thuẫn trong công thức trên: Giá trị là lđ kết tinh trong hh -> gtrị hay gtrị thặng dư đc
tạo ra trong sx nhưng trong công thức trên lại phản ảnh lưu thông cũng tạo ra gtrị thăng
dư (hay gtrị).
Những yếu tố nào tham gia lưu thông: Hành vi trao đổi: ngang giá và ko ngang giá; Các
yếu tố vật chất: tiền, hàng; - > trong đó, chỉ có hàng hóa là có khả năng “đẻ” ra gtrị
nhưng hàng hóa này phải là hàng hóa đặc biệt: đó là trong quá trình sử dụng hàng hóa thì
hàng hóa đó không mất đi gtrị mà ngược lại còn làm tăng thêm giá trị. Đó chính là hàng
hóa sức lao động
2. Hàng hóa sức lao động.
+ Điều kiện để sức lao động thành hh slđ:
Người có slđ đem bán phải đc hoàn toàn tự do về thân thể;
Không còn tài sản nào khác ngoài sức lao động.
+ Thuộc tính của hh slđ: Giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị của hh slđ là gtrị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết dùng để sx và tái sx ra slđ.
Các bộ phận cấu thành: là những tư liệu…của chính người lđ và …để nuôi sống gia đình
người lđ, gồm những chi phí đào tạo để NLĐ có thể hoạt động trong ngành nghề nhất
định. Trong đó, 2 bộ phận đầu tiên là những bộ phận cấu thành cơ bản (ngưỡng giới hạn
dưới), bộ phận thứ ba thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm NLĐ (ngưỡng giới hạn trên).
Ở các nước khác nhau, gtrị của hhslđ có sự chênh lệch vì: trình độ văn minh (trình độ
phát triển kinh tế hay năng suất lđ xh đã thực hiện đc) của các nước khác nhau là khác
nhau; 1 vài đk xh (phong tục, văn hóa), đk tự nhiên (nóng, ẩm, lạnh…)
Giá trị sử dụng: hh slđ có khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn gtrị của bản thân nó.
Ví dụ: Hàng hóa slđ và hh đặc biệt (đúng) vì: Đặc biệt: đk tồn tại: luôn gắn với cơ thể
sống của con người; luôn gắn với thuộc tính giá trị: bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố
tinh thần;
3. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
Ví dụ: nhà tư bản mua tư liệu sx và slđ đúng giá trị…
-> định nghĩa giá trị thặng dư.
Ví dụ: Nếu nhà tư bản trả công cho LĐlàm thuê đúng bằng gtrị slđ của họ thì nhà tư bản
ko bóc lột lao động làm thuê (sai). Vì: hh slđ có đặc điểm: có khả năng tạo ra gtrị mới lớn
hơn gtrị của bản thân nó.
4. Tỷ suất gtrị thặng dư và khối lượng gtrị thặng dư.
m’ = m/v*100% (v là tư bản khả biến)
có ý nghĩa: phản ánh mức độ, trình độ bóc lột lđ làm thuê của nhà tư bản
M= m’ * V (V: tổng tư bản khả biến đc sử dụng)
5. Các phương pháp sx gtrị thặng dư
Phân biệt gtrị thặng dư thành tương đối và tuyệt đối theo phương pháp tạo ra gtrị thặng

+ Sản xuất gtrị thặng dư tuyệt đối: Kéo dài ngày lao động hoặc/và tăng cường độ lao
động. Áp dụng phổ biến trong gđoạn đầu của CNTB
+ Sản xuất gtrị thặng dư tương đối: Hạ thấp gtrị của hh slđ bằng cách giảm time lđ tất yếu
do đó kéo dài time lđ thặng dư và/hoặc tăng năng suất lđ trong các ngành sx ra tư liệu
tiêu dùng bằng áp dụng kỹ thuật công nghệ mới và phương pháp quản lý tiên tiến. Áp
dụng phổ biến trong gđoạn sau của CNTB.
Ví dụ: Ngày nay, ở các nước tư bản chỉ áp dụng phương pháp sx giá trị thặng dư tương
đối (sai).
6. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Tư bản bất biến (c)
Tư bản khả biến (v)
Chú ý: C là tổng chi phí tư bản bất biến còn c là
Hình thức biểu hiện của c là tư liệu sx trong quá trình sx của nhà tư bản. Bất biến tức là
ko thay đổi số lượng gtrị.
Hình thức biểu hiện của v: sự hiện diện của lđ làm thuê. Khả biến tức là số lượng gtrị có
thể thay đổi.
Như vậy, chỉ có tư bản khả biến mới có khả năng tạo ra gtrị thặng dư.
Ví dụ: Khoản trợ cấp độc hại cho công nhân làm thuê trong doanh nghiệp của nhà tư bản
là tư bản bất biến (sai)
7. Tiền lương (tiền công)
+ Bản chất: Là giá cả của hàng hóa slđộng -> tiền lương cũng xoay quanh gtrị của hh slđ
(tức là tiền lương có thể =, > hoặc < gtrị của hh slđ). Vì tiền lương chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố: gtrị của hh slđ (lương công nhân # lương kỹ sư), gtrị của đồng tiền thanh
toán, tương quan cung cầu về các loại lao động trên thị trường, cạnh tranh trên thị trường
lđộng là sự cạnh tranh giữa các nhóm NSDLĐ và các nhóm NLĐ, sự điều tiết của Nhà
nước trên thị trường lđộng, các yếu tố chính trị xã hội khác, vai trò của công đoàn
8.Tuần hoàn tư bản: sự vận động của tư bản: qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: hình thái đầu tiên là tư bản tiền tệ: diễn ra trong quá trình lưu thông: chức
năng: chuẩn bị các yếu tố cho quá trình sx: T – H (tlsx + slđ)
Giai đoạn 2: hình thái đầu tiên là tư bản sx: chức năng: sx ra gtrị và gtrị thặng dư: H (slđ+
tlsx)…sx….H’ - > tư bản sx biến thành tư bản hàng hóa:
Giai đoạn 3: chức năng: thực hiện gtrị và gtrị thặng dư có trong hàng hóa: H’ – T’ -> Tư
bản hh trở về hình thá ban đầu là tư bản tiền tệ với gtrị tăng lên.
Ví dụ: Sự thay đổi hình thái của tư bản trong các giai đoạn của tuần hoàn tư bản là tư bản
tiền tệ, tư bản sx và tư bản hàng hóa (sai)
9. Chu chuyển tư bản: time chu chuyển tư bản = time sx + time lưu thông.
Các yếu tố ảnh hưởng đến time sx: tính chất của ngành đầu tư; Năng suất lao động; Time
gián đoạn trong sx (lđ sống ko tác động trực tiếp vào đối tượng lao động); Dự trữ sx
Các yếu tố ảnh hưởng đến time lưu thông: thị trường xa hay gần; phương tiện giao thông
khó khăn hay thuận lợi;
Xét cùng một tư bản thì các bộ phận tư bản khác nhau thì time vận động khác nhau - >
chia tư bản sx thành : tư bản cố định và tư bản lưu động. Căn cứ vào phương thức chu
chuyển gtrị vào sp mới. Mục đích phân chia: nâng cao hiệu quả sd các bộ phận khác
nhau.
10. Các hình thức của gtrị thặng dư
Lợi nhuận của nhà tư bản sx công nghiệp, nông nghiệp
Lợi nhuận thương nghiệp
Lợi tức
Địa tô
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (phần này viết lung tung kinh > < )
Ví dụ: Lợi nhuận là hình thức biến thái của giá trị thăng dư (đúng) vì có điểm chung và
điểm khác biệt. Xét về nguồn gốc: m là do tư bản khả biến sinh ra còn lợi nhuận (P) là
con đẻ của toàn bộ vốn đầu tư (hoặc tư bản đầu tư) tức là con đẻ của C+V. Về mặt số
lượng: P ko phải lúc nào cũng đúng bằng m.
P’= m*100%/(c+v)
P’ phản ảnh mức sinh lời của vốn đầu tư
Lợi nhuận thương nghiệp: nguồn gốc liên quan tới 2 vấn đề: là 1 bộ phận gtrị thặng dư do
tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, là 1 phần thu nhập của khách
hàng mà tư bản có thể thu đc từ mua rẻ bán đắt.
Lợi tức là phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay trả cho
Địa tô tư bản chủ nghĩa: là lợi nhuận siêu ngạch (phần lợi nhuận siêu ngạch mà tư bản
thương nghiệp trả cho…) là m trong tư bản nông nghiệp, phản ánh quan hệ giữa tư bản
nông nghiệp, địa chủ và công nhân nông nghiệp. Hình thức: địa tô chênh lệch và địa tô
tuyệt đối. Cơ sở phân biệt: đều là lợi nhuận siêu ngạch nhưng khác nhau về cơ sở kinh tế:
địa tô chênh lệch: chênh lệch giữa giá cả sx chung của nông phẩm với giá cả của sp trên
ruông đất tốt và trung bình.
Tiền đề: (tiền đề tự nhiên) Do độ màu mỡ, vị trí; (tiền đề nhân tạo):độ màu mỡ do thâm
canh, cải tạo đất mà có
11. Tư bản độc quyền
Nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền
Do chạy theo gtrị thặng dư (lợi nhuận) tối đa hóa lợi nhuận.
Nguyên nhân cụ thể: tích tụ, tập trung tư bản có quy mô, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới
Do tác động của khủng hoảng kinh tế
Do sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa
Ví dụ: cạnh tranh là 1 trog những nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền
Các hình thức:
Cartel: sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn trong lĩnh vực lưu thông, phân công thị
trường
Xanhđica: Ngoài những thỏa thuận giống cartel, còn có ban quản trị kiểm tra sự thực hiện
cam kết.
Tờ - rớt: mọi hoạt đôg sx ..
Công- soc-si-on

4 dạng bài:
Dạng 1: Nền kinh tế có 3 cơ sở sx mô tơ điện. Cơ sở 1: sx 300 chiếc, chi phí 2 h/chiếc.
Cơ sở 2 sx 400 chiếc, chi phí 2,5h/chiếc. Cơ sở 3 sx 600 chiếc, chi phí 3h/chiếc. Tính giá
trị của 1 chiếc mô tơ điện.
Tóm tắt: (phải viết tóm tắt)
Time lđ xh trug bình: có bao nhiêu sp và tổng quỹ time cho all số sp đó:
Cơ sở 1: 600 h;
Cơ sở 2: 1200 h
Cơ sở 3: 1800 h
Lấy tổng số giờ chia tổng số sp
Dạng 2: Chi phí sản xuất nguyên nhiên vật liệu là 300 nghìn USD, thuê nhà xưởng 100
nghìn USD. Tổng giá trị của hàng hóa bán đc là 1 triệu USD. tỷ suất giá trị thặng dư là
200%. Tính giá trị tư bản khả biến.
Tóm tắt: C = 300.000+100.000=400.000
C+V+M = 1 triệu USD
m’ = 200%
V=?
Dạng 3: 100 công nhân làm thuê trong 1 tháng sx 12.500 sp, lương tháng mỗi người là
250 USD, chi phí nguyên vật liêu, máy móc là 250 nghìn USD. Tỷ suất giá trị thặng dư là
300%. Tính giá trị của 1 sp và cơ cấu của nó.
Tóm tắt:
V=100*250
C=250.000
m’=300%
Dạng 4: 1 cỗ máy mới mua về có giá trị là 600 nghìn USD, dự tính sd trong 15 năm và
thực hiện khấu hao đều. Sau 4 năm sd, trên thị trường xuất hiện 1 loại máy hiện đại hơn,
nê ngtrị của cỗ máy nói trên bị giảm 20%, tính hao mòn vô hình.
III. Những vấn đề kinh tế, chính trị trong thời kỳ quá độ ở nước ta
+ Đọc các giải pháp chi tiết.
+ Tính tất yếu và tác dụng của CNH, HĐH:
CNH là gì? Là quá trình biến nền kinh tế lđ thủ công thành….
Tính tất yếu (có 3 điểm): do yêu cầu thực hiện mục tiêu kinh tế xh của xh mới trong điều
kiện cơ sở vật chất kỹ thuật do lịch sử để lại rất lạc hậu (cải thiện đời sống nhân dân; đáp
ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu ngày càng tăng lên, đánh giá..(tư liệu sx chủ yếu là
thiết bị thủ công là chủ yếu, cơ sở vật chất hạ tầng của nền kinh tế yếu kém -> năng suất
lao động thấp) muốn thực hiện CNH mà giữ nguyên cơ sở vật chất yếu kém thì ko đc mà
phải cải cách toàn bộ; do yêu cầu thực hiện (ko chép nổi > <); do yêu cầu HĐH lực lượng
vũ trang củng cố quốc phòng, an ninh.
Tác dụng của CNH, HĐH (giáo trình)
Bản chất, hệ thống và vai trò của lợi ích kinh tế (Giáo trình)
Các hình thức phân phối thu nhập cơ bản trong thời kỳ quá độ của nước ta (yêu cầu so
sánh và phân biệt): Phân phối theo lao động; thông qua các quỹ phúc lợi, tập thể; phân
phối theo tài sản.
So sánh:
Giống nhau: Đều là các hình thức phân phối thu nhập cho cá nhân. Khi tham gia các hình
thức phân phối này, các cá nhân sẽ nhận đc các khoản thu nhập bằng tiền hoặc hàng hóa.
Khác nhau:
Tiêu chí Phân phối theo lao động Phân phối thông qua Phân phối theo vốn
quỹ phúc lợi tập thể
xã hội
Căn cứ để Số lượng và chất lượng lđ Căn cứ vào yêu cầu Căn cứ vào số lượng
thực hiện mà mỗi cá nhân đã đóng phát triển toàn diện vốn hoặc tài sản đã
phân phối góp trong quá trình sx kinh của các cá nhân đóng góp cho các
doanh trong xh hoạt động kinh tế
Căn cứ vào những
hoàn cảnh riêng biệt
của các cá nhân
hoặc gia đình
Phạm vi thực Trong các cơ sở kinh tế Tất cả các hộ gia Trong các cơ sở
hiện nhà nước và kinh tế tập thể đình, cá nhân ko kinh tế mà gọi là đa
phân biệt thành dạng hóa sở hữu
phần kinh tế (các loại hình trung
gian quá độ như :
TNHH, liên doanh,
tín dụng…)
Tác động Khuyến khích NLĐ chăm Khắc phục hạn chế Huy động đc các
chỉ lđ và có ý thức nâng của ng tắc phân phối nguồn vốn để phát
cao trình độ chuyên môn theo lđ triển kinh tế trong
Tạo thuận lợi cho việc Đảm bảo sự phát đk nguồn vốn của
phân bổ sd lực lượng lđ triển toàn diệnc ủa nền kinh tế ở VN
trong các ngành, vùng cá nhân còn hạn hẹp
miền khác nhau Giảm thiểu khó Tăng hiệu quả sd
Giáo dục ý thức lđ đúng khăn thường xuyên vốn.
cho NLĐ hoặc đột xuất cho
các cá nhân và gia
đình, phản ánh tính
ưu việt của xh mới
Hình thức thu Tiền lương, tiền công Khoản trợ cấp bằng Lợi tức cổ phần
nhập tiền hoặc hàng hóa Tiền lãi gửi tiết
Được hưởng các kiệm
dịch vụ miễn phí

Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trong thời
kỳ quá độ ở nước ta.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là gì?
Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng: do sự phát triển của phân công lao động quốc
tế (chuyên sâu, ko phải sản phẩm nguyên chiếc mà là chi tiết sp); do sự phát triển của
KHKThuật, của cách mạng khoa học; do sự phát triển của cơ sở vật chất hạ tầng quốc tế,
thông tin liên lạc quốc tế: hàng không, đường biển…
Lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại: giúp VN thu hút thêm nguồn ngoại
lực, để sử dụng hiệu lực nguồn nội lực. Cụ thể: Bổ sung những nguồn tài nguyên thiên
nhiên còn thiếu để phát triển kinh tế; Bổ sung nguồn vốn; Mở rộng thị trường (bán –
mua); Góp phần giải quyết khó khăn trên thị trường lao động; Tiếp thu những thành tựu
KHKT tiên tiến.

You might also like