You are on page 1of 92

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU

Trao đổi thông tin là 1 nhu cầu thiết yếu trong ddoiwd sống hàng ngày. Khi các
mối quan hệ kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đó ngày càng tăng cao.
Các thông tin được trao đổi rất đa dạng về hình thức như thoại, văn bản, số liệu,
hình ảnh và rất phong phú về cách thức trao đổi. Thông tin viễn thông được hiểu
theo nghĩa rộng là hình thức trao đổi thông tin từ xa .Chính vì vậy, hệ thống tổng
đài ra đời nhằm đáp ứng một phần nào nhu cầu thông tin của xã hội loài người .

Trong các thiết bị thì thống tổng đài là một thiết bị làm việc để kết nối phục vụ
các loại hình dịch vụ thông tin khác nhau. Hệ thống tổng đài còn là nơi cung cấp
một đường truyền dẫn tạm thời để truyền thông tin. Đồng thời nó cũng truyền theo
hai hướng giữa các loại đường dây truyền dẫn thông tin. Mặt khác nó còn được
các thiết bị chuyển mạch của tổng đài thực hiện thông qua việc trao đổi tín hiệu
với các mạng bên ngoài khác nữa.

Ngày này với công nghệ ngày càng hiện đại, các loại tổng đài ngày càng được
ứng dụng nhiều để liên lạc thông tin, trong công ty, trường học và các khu nội bộ,
bệnh viện . Phổ biến là tổng đài cơ quan PABX,và tổng đài được sử dụng nhiều là
tổng đài Panasonic KX-TES824.

Trong suốt thời gian vừa qua em đã tìm hiểu và cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy giáo trong khi thực tập. Em đã hoàn thành đợt thực tập của mình. Em xin
chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s BÙI NHƯ PHONG
đã giúp em hoàn thành đợt thực tập này.

Tuy nhiên, do trình độ cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế và thời gian
thực tập ngắn nên báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót, em rất mong sự giúp đỡ
của thầy cô và bạn bè để báo cáo được hoàn thiện hơn.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 1 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

MỤC LỤC

5.2. Các chương trình xử lý gọi trong tổng đài SPC......................40

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG

I. KHÁI NIỆM VIỄN THÔNG


Thuật ngữ viễn thông (Telecommunication) được ghép từ(Telecommunication)
Communication (liên lạc) với tiền tố Tele (từ xa). Edouard Estaunie, người
Pháp, là người đưa ra thuật ngữ Telecommunication vào năm 1904. Thời bấy giờ
từ Telecommunication dùng để chỉ chung cho Telegraph và Telephone. Từ
tiếng Anh gọi là Telecommunication hay người ta vẫn gọi tắt là Telecom.
Thuật ngữ viễn thông được dùng để chỉ tập hợp các thiết bị, các giao thức để
truyền thông tin từ nơi này đến nơi khác. Các thành phần cơ bản của một hệ thống
viễn thông bao gồm (xem hình 1):

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 2 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 1: Mô hình viễn thông cơ bản

Một máy phát (Transmitter) ở nguồn (Source). Máy phát sẽ lấy thông tin
(Information) và chuyển đổi nó thành tín hiệu (Signal) để có thể truyền được.
Tín hiệu sẽ được truyền trên một kênh truyền (Channel/Medium).
Một máy thu (Receiver) sẽ được đặt ở đích đến (Sink) để thu nhận tín hiệu
truyền từ nguồn và chuyển đổi tín hiệu ngược lại thành thông tin.
Nhiệm vụ của viễn thông là làm thế nào để truyền thông tin nhanh, chính
xác, chất lượng cao, bảo mật tốt, và dĩ nhiên là đáp ứng nhu cầu truyền thông của
con người. Do đó có thể nói ngành viễn thông bao gồm tất cả các lĩnh vực nhằm
góp phần vào việc thực hiện và cải tiến quá trình truyền thông.

II. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TỔNG ĐÀI

Năm 1876 Alexander Graham Bell phát minh ra máy điện thoại.

Năm 1878 hệ thống tổng đài nhân công ra đời ở New Haven của Mỹ (tổng đài
thương mại đầu tên trên thế giới).

Năm 1889 hệ thống tổng đài tự động được A.B Strowger của Mỹ phát minh.

Năm 1965 tổng đài điện tử có dung lượng lớn được gọi là ESS No.1 được lắp
đặt và đưa vào khai thác thành công ở Mỹ.

III. CHỨC NĂNG CÁC KHỐI TRONG TỔNG ĐÀI

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 3 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 2. Sơ đồ chức năng của tổng đài

3.1. Khối điều khiển trung tâm (CPU):

 Khối này điều khiển mọi hoạt động của tổng đài, thực hiện các chức
năng giám sát và nhận biết các trạng thai thuê bao, trung kế.

 Gửi lệnh điều khiển khối giao tiếp thuê bao và trung kế, khối thu
DTMF, khối chuyển mạch TSI, khối tạo chuông và bảng đèn báo hiệu
thông qua khối giao tiếp I/O.

3.2. Khối thu DTMF:

 Ghi nhận giải mã đa tần DTMF, giải mã thành các số thuê bao ở dạng số
nhị phân.

 Tạo tín hiệu ngắt cho CPU và tự động thiết lập trạng thái bình thường
cho lần ngắt sau.

3.3. Khối chuyển mạch TSI:

 Có nhiệm vụ kết nối và giải tỏa thông thoại giữa thuê bao với thuê bao,
thuê bao với trung kế.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 4 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

 Kết nối thuê bao, trung kế với khối âm hiệu hoặc kết nối với khối thu
DTMF khi được yêu cầu.

3.4. Khối giao tiếp thuê bao và trung kế:

 Tạo sự giao tiếp cho thuê bao, trung kế với các khối khác.

 Cung cấp dòng nuôi DC ổn định cho thuê bao khi nhấc máy, tạo tải giả
nhấc máy, chống đảo cực cho trung kế.

3.5. Khối âm hiệu:

Tạo các tín hiệu cần thiết như : Dial Tone, Ring back Tone, Busy Tone…. Để
cấp cho thuê bao.

3.6. Khối tạo chuông: Tạo các tín hiệu Sin 25Hz, 90 – 110 VAC, 2s só 3s không.

3.7. Khối nguồn:

Cung cấp các nguồn DC +24V nuôi cho thuê bao +12V, +5V, -12V,-5V cho IC,
OpAmp, Relay hoạt động. Trong đó nguồn +24V phải cách ly với các nguồn khác.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC.

I. GIỚI THIỆU CHUNG.

Tổng đài là một hệ thống chuyển mạch, nó có nhiệm vụ kết nối các cuộc liên
lạc từ thiết bị đầu cuối chủ gọi (calling side) đến thiết bị đầu cuối bị gọi (called
side). Loại tổng đài này được điều khiển bằng chương trình lưu trữ đã được lưu
sẵn trong bộ nhớ.

 Các chức năng chính tông đài SPC bao gồm:

+ Thứ tự sử lý các bước của tổng đài.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 5 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

+ Số thứ tự của đường dây thuê bao,số thuê bao,thuộc tính thuê bao.

+ Duy trì và giám sát cuộc gọi.

+ Tính cước cuộc gọi.

+ Đấu nối các thuê bao.

+ Cung cấp các dịch vụ khách hàng.

+ Vận hành bảo dưỡng.

Tổng đài điện tử số SPC (Stored Program Control) là tổng đài điều khiển theo
chương trình ghi sẵn, nghĩa là nó sử dụng bộ xử lý giống như máy tính để điều
khiển hoạt động của tổng đài. Tất cả các chức năng điều khiển được đặc trưng bởi
một loạt lệnh ghi sẵn trong bộ nhớ. Vì vậy các số liệu trực thuộc tổng đài như :
các số liệu về thuê bao, các bản phiên dịch vê địa chỉ, các thông tin tạo tuyến, tính
cước, thống kê các cuộc gọi... cũng được lưu sẵn trong bộ nhớ số liệu. Qua mỗi
bước xử lý gọi sẽ nhận được các quyết định tương ứng với mỗi loại nghiệp vụ, số
liệu đã ghi sẵn để đưa tới các loại thiết bị xử lý nghiệp vụ đó.

Các chương trình ghi sẵn có thể thay đổi khi cần thay đổi nguyên tắc điều khiển
hay tính năng của hệ thống. Nhờ vậy, người quản lý có thể linh hoạt trong quá
trình điều hành tổng đài.

Các tổng đài thế hệ trước, đặc biệt là tổng đài cơ điện, các chức năng báo hiệu,
điều khiển được thực hiện bằng các mạch tổng hợp và thực hiện đấu nối các phần
tử logic là các rơle điện, nhờ tác dụng của các tiếp điểm rơle mà các chức năng
logic định trước được thực hiện, nếu thay đổi các số liệu để thay để thay đổi quá
trình điều khiển thì việc thực hiện rất vất vả và khó khăn. Khi tổng đài điện tử số
ra đời với sự phát triển của các công nghệ điện tử tiên tiến, máy tính. Cùng với
việc sử dụng bộ xử lý ngoài thì ngoài việc điều khiển chuyển mạch nó còn có khả
năng thực hiện các chức năng khác. Các chương trình điều khiển cũng như các số
liệu có thể thay đổi nên công việc điều hành đáp ứng nhu cầu thay đổi của thuê
bao trở nên dễ dàng. Việc đưa dịch vụ tới thuê bao và thay đổi các dịch vụ cũ dễ
GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 6 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

dàng thực hiện qua trao đổi người máy. Các số liệu trong các bộ nhớ dễ thay đổi
khi ta thay đổi các dịch vụ cũ thông qua các lệnh của thiết bị ngoại vi trao đổi giữa
người và máy.

Một số dịch vụ đặc biệt có thể thực hiện bằng các thao tác từ máy thuê bao.

Điều khiển theo chương trình ghi sẵn có nhiều ưu điểm như khi thay đổi chức
năng nào đó chỉ cần thay đổi phần mềm của hệ thống. Với mạch điều khiển thì sử
dụng bộ nhớ điều khiển để điều hành toàn bộ mạng chuyển mạch nên tạo ra các
lệnh và chuyển lệnh đơn giản hơn. Vì vậy các tổng đài điện tử hiện nay đều làm
việc theo nguyên lý điều khiển bằng chương trình ghi sẵn (SPC).

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC

Trong các tổng đài điện tử hoạt động theo nguyên lý điều khiển bởi các chương
trình ghi sẵn (Stored Program Control: SPC), người ta sử dụng các bộ vi xử lý như
máy tính để điều khiển hoạt động của tổng đài, tất cả các chức năng điều khiển được
đặc trưng bởi một loạt các lệnh đã ghi sẵn trong các bộ nhớ.

Ngoài ra các số liệu trực thuộc tổng đài như số liệu về thuê bao, các bảng phiên
dịch địa chỉ, các thông tin về tạo tuyến, tính cước, thống kê... cũng được ghi sẵn
trong các bộ nhớ số liệu. Qua mỗi bước xử lý gọi sẽ nhận được một sự quyết định
tương ứng với loại nghiệp vụ, số liệu đã ghi sẵn để đưa tới thiết bị xử lý nghiệp vụ
đó. Nguyên lý chuyển mạch như vậy gọi là chuyển mạch điều khiển theo chương
trình ghi sẵn.

Các số liệu chương trình và số liệu ghi trong các bộ nhớ có thể thay đổi được
khi cần thay đổi nguyên tắc điều khiển hay tính năng của hệ thống. Nhờ vậy người
quản lý có thể linh hoạt trong quá trình điều hành tổng đài đáp ứng được các yêu
cầu của thuê bao, việc đưa các dịch vụ mới cho các thuê bao và thay đổi các dịch
vụ cũ đều được dễ dàng thực hiện thông qua các lệnh trao đổi giữa người và máy.

Việc sử dụng máy tính hay bộ xử lý số vào chức năng điều khiển tổng đài thì
ngoài chức năng điều khiển chuyển mạch thì cùng một bộ xử lý có thể điều khiển

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 7 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

các chức năng khác. Bởi vậy tổng đài điện từ SPC đã đáp ứng được đầy đủ các
yêu cầu của thuê bao với tốc độ nhanh và có hiệu quả. Nhờ có trung tâm điều hành
và bảo dưỡng được trang thiết bị trao đổi người - máy, cùng với hệ thống xử lý mà
công việc điều hành và bảo dưỡng cụm tổng đài trong một vùng mạng được thực
hiện dễ dàng. Ngoài ra các trung tâm này còn bao quát cả công việc quản lý mạng
như lưu lượng các tuyến xử lý đường vòng... Các phép đo kiểm tra cũng được thực
hiện tại các cổng nhờ phát đi các lệnh. Những sự thay đổi về dịch vụ cũng có thể
tạo ra nhờ các trung tâm xử lý tin kiểu này, tại đây cũng nhận được các thông tin
về cước, hỏng hóc sự cố...từ các tổng đài khu vực. Nhờ vậy các công tác điều hành
mạng lưới trở nên có hiệu quả hơn do các bộ xử lý có khả năng hoàn thành công
việc ở tốc độ cao nên có đủ thời gian chạy các chương trình thử vòng để phát hiện
lỗi tự động, không cần phải chi phí thời gian và nhân lực cho phép đo thử này.

2.1 Một số ưu điểm của tổng đài SPC:

Thuận tiện linh hoạt trong quá trình sử dụng khi cần mở rộng thêm thuê bao
hoặc dịch vụ thì chỉ cần thay đổi, bổ sung vào phần mềm không cần phải thay đổi
về cấu trúc phần cứng.

Thuận tiện trong việc quản lý: tổng đài SPC có khả năng lưu trữ các số liệu
trong quá trình hoạt động, thuận tiện cho việc quản lý, sử dụng khai thác tổng đài
có hiệu quả.

Tổng đài SPC có khả năng phát hiện được các sự cố, các hỏng hóc trong quá
trình hoạt động của tổng đài.

Tổng đài SPC áp dụng công nghệ tiên tiến của kỹ thuật số, kỹ thuật vi xử lý
tăng được độ tin cậy, giảm nhỏ được kích thước trọng lượng.

2.2. Phân loại tổng đài:

- Được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống viễn thông hiện nay người ta sử dụng
tổng đài tự động điện tử kĩ thuật số được điều khiển theo chương trình ghi sẵn.

- Căn cứ vào chế độ làm việc của tổng đài người ta chia tổng đài thành 2 loại:
GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 8 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

+) Tổng đài nhân công: Là có người thao tác để chuyển mạch.

+) Tổng đài tự động: Được điều khiển theo chương trinh ghi sẵn.

- Căn cứ vào cấu tạo của tổng đài người ta chia thành hai loại:

+) Tổng đài cơ điện: Là tổng đài được thực hiện việc đấu nối bằng các tiếp xúc cơ
khí sử dụng các tiếp điểm rơle.

+) Tổng đài điện tử: Là tổng đài được thực hiện việc đấu nối bằng các tiếp xúc điện tử
sử dụng các linh kiện điện tử như điốt, tranziztor, cổng logíc.

- Căn cứ vào vị trí tổng đài trong hệ thống viễn thông:

+) Tổng đài nội hạt: Là tổng đài mà các thuê bao được đấu trực tiếp vào đó được
tổ chức trong một khu vực địa lí.

+) Tổng đài chuyển tiếp nội hạt:Là những tổng đài chuyển tiếp tín hiệu thoại giữa
các tổng đài nội hạt trong một khu vực hoặc một vùng.

+) Tổng đài chuyển tiếp vùng.

+) Tổng đài quốc gia.

Hiện nay trên mạng viễn thông có 5 loại tổng đài sau:

 Tổng đài cơ quan PABX: Được sử dụng trong các cơ quan, khách sạn và
thường sử dụng trung kế CO- Line(central office).

 Tổng đài nông thôn (Rural Exchange): Được sử dụng ở các xã, khu dân
cư đông, chợ và có thể sử dụng tất cả các loại trung kế .

 Tổng đài nội hạt LE ( Exchange Local): Được đặt ở trung tâm huyện
tỉnh và sử dụng tất cả các loại trung kế.

 Tổng đài cửa ngõ quốc tế (Gateway Exchange): Tổng đài này dùng để
chọn hướng và chuyển mạch các cuộc gọi vào mạng quốc tế để nối các
quốc gia với nhau, có thể chuyển tải cuộc gọi quá giang.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 9 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

 Tổng đài đường dài TE (Toll Exchange): Dùng để kết nối các tổng đài
nội hạt ở các tỉnh với nhau, chuyển mạch các cuộc gọi đường dài trong
nước với nhau.

2.3. Nguyên lý hoạt động của tổng đài:

+ Cuộc gọi nội bộ: Là cuộc gọi xảy ra giữa 2 thuê bao trong cùng một tổng đài.

+ Cuộc gọi ra: Là cuộc gọi giữa 1 thuê bao của tổng đài này với 1 thuê bao của
tổng đài khác.

+ Cuộc gọi vào: Là cuộc gọi từ 1 tổng đài khác gọi đến thuê bao tổng đài đang xét.

+ Cuộc gọi chuyển tiếp: Là cuộc gọi giữa 2 thuê bao thuộc 2 tổng đài trên mạng
nhưng cuộc gọi đó phải được đi qua tổng đài đang xét .

III. SƠ ĐỒ CỦA TỔNG ĐÀI SPC

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 10 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 3: Sơ đồ khối tổng đài SPC

3.1 Chức năng các khối

3.1.1. Thiết bị giao tiếp:

Thiết bị giao tiếp gồm các mạch điện kết cuối thuê bao, kết cuối trung kế tương
tự và kết cuối trung kế số.

+ Khối mạch kết cuối bao gồm:

- Mạch điện đường dây thuê bao làm bảy nhiệm vụ: BORSCHT tức là;

B: (Batteryfeed): Cấp nguồn cho đường dây thuê bao theo công thức cấp nguồn
đối xứng.

O: (Overvoltage protection): Bảo vệ quá áp cho thiết bị, bảo đảm cho điện áp
trên đường dây không vượt quá nguồn cung cấp.

R (Ring): Thực hiện cấp tín hiệu rung chuông cho thuê bao bị gọi.
GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 11 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

S (Supervision): Giám sát các trạng thái thuê bao.

C (Codec): Thực hiện mã hoá và giải mã trước và sau bộ tập trung phân phối
thoại (Chuyển đổi A ↔ D). Đa số các đường dây thuê bao hiện là những đường
dây tương tự bởi vậy trước khi đưa vào trường chuyển mạch số thì các tín hiệu
tương tự phải được mã hoá thành luồng số PCM và khi đưa ra phải chuyển đổi từ
luồng PCM thành tín hiệu tương tự.

H (Hybrid): Bộ sai động thực hiện chuyển đổi 2/4 dây, phía bên thuê bao ngoài
theo hai hướng, một hướng phát một hướng thu, mỗi hướng hai dây.

T (Text): Đo thử , kiểm tra để tạo số liệu cho việc quản lí, bảo dưỡng hệ thống.

Ngoài ra khối giao tiếp thuê bao còn có mạch nghiệp vụ như mạch phối hợp báo
hiệu, mạch điện thu phát xung quay số ở dạng mã thập phân và mã đa tầm. Ở các
tổng đài số, mạch điện thuê bao còn làm nhiệm vụ biến đổi qua lại A/D (Analog -
Digital) cho tín hiệu thoại.

+ Khối mạch giao tiếp trung kế tương tự: Khối mạch này chứa các mạch điện
trung kế dùng cho các cuộc gọi ra, gọi vào và gọi chuyển tiếp. Chúng làm nhiệm
vụ cấp nguồn, giám sát cuộc gọi, phối hợp báo hiệu.

+ Khối mạch kết cuối trung kế số: Nhiệm vụ cơ bản của khối mạch này là thực
hiện các chức năng GAZPACHO, bao gồm:

- Tạo khung (Gerieration of Frame): Tức là nhận dạng tín hiệu đồng bộ khung
để phân biệt từng khung của tuyến số liệu PCM đưa đến từ các tổng đài khác.

- Đồng bộ khung (Aligment of Frame): Để sắp xếp khung số liệu mới phù hợp
với hệ thống PCM.

- Nén dãy bít “0”( Zero string suppression): Vì dãy tín hiệu PCM có nhiều
quãng chứa nhiều bít “0” sẽ khó phục hồi tín hiệu đồng bộ ở phía thu nên nhiệm
vụ này là thực hiện nén các quãng tín hiệu có nhiều bít “0” liên tiếp ở phía phát.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 12 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

- Đảo cực tính: (Polar conversion): Nhiệm vụ này nhằm biến đổi dây tín hiệu
đơn cực từ hệ thống đưa ra thành dãy tín hiệu lưỡng cực trên đường dây và ngược
lại.

- Xử lý cảnh báo (Alarm Processing): Để xử lý cảnh báo từ đường PCM.

- Phục hồi dãy xung nhịp (Clock recovery): Khôi phục xung nhịp từ dãy tín
hiệu thu được.

- Tách thông tin đồng bộ: (Hunt during reframe): Tách thông tin đồng bộ từ dãy
tín hiệu thu.

- Báo hiệu (Ofice Signalling): Thực hiện chức năng giao tiếp báo hiệu để phối
hợp các báo hiệu giữa tổng đài đang xem xét và các tổng đài khác qua các đường
trung kế.

3.1.2. Thiết bị chuyển mạch:

Ở các tổng đài điện tử, thiết bị chuyển mạch là một trong các bộ phận chủ yếu
và có kích thước lớn. Nó có các chức năng chính sau:

- Chức năng chuyển mạch: Thực hiện thiếp lập tuyến nối giữa hai hay nhiều
thuê bao của tổng đài hoặc giữa tổng đài này và tổng đài khác.

- Chức năng truyền dẫn: Trên cơ sở tuyến nối đã thiết lập, thiết bị chuyển mạch
thực hiện truyền dẫn tín hiệu tiếng nói và tín hiệu báo hiệu giữa các thuê bao với
độ tin cậy chính xác cần thiết.

+ Có hai loại hệ thống chuyển mạch:

a. Hệ thống chuyển mạch tương tự:

 Loại này được chia làm hai loại:

Phương thức chuyển mạch không gian: Ở phương thức này đối với 1 cuộc gọi
1 tuyến vật lý được thiết lập giữa đầu vào và đầu ra của trường chuyển mạch.
Tuyến này là riêng biệt cho mỗi cuộc nối và duy trì trong suốt thời gian tiến hành

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 13 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

cuộc gọi. Các tuyến nối cho các cuộc gọi là độc lập với nhau. Ngay sau khi 1
tuyến được đấu nối, các tín hiệu được trao đổi giữa hai thuê bao.

* Phương thức chuyển mạch thời gian: Phương thức này còn gọi là phương
thức chuyển mạch PAM (Pule Amplitude Modulation), tức là chuyển mạch theo
phương thức điều biên xung.

b. Hệ thống chuyển mạch số (Digital Switching System).

Phương thức chuyển mạch này còn gọi là chuyển mạch PCM ( Pulse Code
Modulation). Ở hệ thống chuyển mạch này một tuyến vật lý được sử dụng chung
cho một số cuộc gọi trên cơ sở phân chia theo thời gian. Mỗi cuộc gọi sử dụng
tuyến này trong khoảng thời gian xác định và theo chu kỳ với một tốc độ lặp thích
hợp. Đối với tín hiệu thoại tốc độ lặp là 8KHz, tức là cứ mỗi 125 µ s lại truyền đi
tiếng nói một lần. Tiếng nói trong mỗi lần chuyển đi gọi mẫu và được mã hoá theo
phương thức PCM.

3.1.3. Bộ điều khiển trung tâm:

Bộ điều khiển trung tâm gồm một bộ xử lý có công suất lớn cùng các bộ nhớ
trực thuộc. Bộ xử lý này được thiết kế tối ưu để xử lý cuộc gọi và các công việc
liên quan trong một tổng đài. Nó phải hoàn thành các nhiệm vụ kịp thời hay còn
gọi là xử lý thời gian thực hiện các công việc sau đây:

 Nhận xung hay mã chọn số (các chữ số địa chỉ).

 Chuyển các tín hiệu địa chỉ đi ở các trường hợp chuyển tiếp cuộc gọi.

 Trao đổi các báo hiệu cho thuê bao hay các tổng đài khác.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 14 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Sơ đồ khối một bộ xử lý chuyển mạch tổng quát được mô tả như sau:

Hình 4: Sơ đồ khối bộ xử lý chuyển mạch

Bộ xử lý chuyển mạch :Bao gồm một bộ xử lý trung tâm, các bộ nhớ chương
trình, số liệu và phiên dịch cùng thiết bị vào/ra làm nhiệm vụ phối hợp để đưa các
thông tin vào và lấy các lệnh ra.

Bộ xử lý trung tâm :Là một bộ xử lý hay vi xử lý tốc độ cao và có công suất xử


lý tuỳ thuộc vào vị trí xử lý chuyển mạch của nó. Nó làm nhiệm vụ điều khiển
thao tác cuả thiết bị chuyển mạch.

Bộ nhớ chương trình: Dùng để ghi lại các chương trình điều khiển, thao tác
chuyển mạch. Các chương trình được gọi ra và xử lý cùng với các số liệu cần thiết.

Bộ nhớ số liệu : Dùng để ghi lại tạm thời các số liệu cần thiết trong quá trình xử
lý các cuộc gọi như các chữ số địa chỉ thuê bao, trạng thái bận - rỗi của các đường
dây thuê bao hay trung kế...

Bộ nhớ phiên dịch : Chứa các thông tin về loại đường dây thuê bao chủ gọi và
bị gọi, mã tạo tuyến, thông tin cước...

3.1.4. Thiết bị ngoại vi chuyển mạch:

Các thiết bị đo thử trạng thái đường dây thuê bao và các đường trung kế, thiết bị
phân phối báo hiệu, thiết bị điều khiển đấu nối tạo thành thiết bị ngoại vi chuyển
mạch.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 15 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

+ Thiết bị đo thử trạng thái đường dây (Scanner).

Nhiệm vụ của khối này là phát hiện và thông báo cho bộ xử lý trung tâm tất cả
các biến cố báo hiệu và các tín hiệu đường dây thuê bao và trung kế đấu nối tới
tổng đài. Các tín hiệu này có thể là liên tục hoặc rời rạc. Ta có thể chia các thiết bị
này thành hai nhóm:

* Thiết bị dành riêng cho từng nhóm đường thuê bao và trung kế.

* Thiết bị dùng chung như thiết bị thu - phát hiện chọn số, thiết bị thu - phát tín
hiệu báo hiệu liên tổng đài.

Để phát hiện các cuộc gọi mới, mỗi đường dây cần được đo thử (quét) cứ
300ms một lần.

+ Thiết bị phân phối báo hiệu (Signalling Distributor).

Thiết bị này là tầng đệm giữa bộ xử lý trung tâm có công suất tín hiệu điều
khiển nhỏ nhưng tốc độ cao và các mạch tín hiệu đường dây có công suất lớn
nhưng tốc độ thấp. Có nhiệm vụ điều khiển, phục hồi các rơle cung cấp các dạng
tín hiệu ở mạch đường dây, mạch nghiệp vụ dưới sự điều khiển của bộ xử lý.

+ Thiết bị điều khiển đấu nối (Market):

Thiết bị này có nhiệm vụ chuyển giao các lệnh thiết lập và giải phóng các tuyến
vật lý qua trường chuyển mạch từ bộ xử lý trung tâm. Các tuyến vật lý này chỉ
được thiết lập hay giải phóng khi đã được chuyển sẵn trong bộ nhớ của bộ xử lý
trung tâm.

Tuỳ thuộc vào kiểu chuyển mạch thời gian hay không gian mà bộ điều khiển
chuyển mạch hoặc là ghi tin vào bộ nhớ điều khiển (nếu là chuyển mạch thời gian)
hoặc là thao tác các tiếp điểm chuyển mạch (nếu là chuyển mạch không gian).

3.1.5. Thiết bị ngoại vi báo hiệu:

Gồm có thiết bị báo hiệu kênh riêng và thiết bị báo hiệu kênh chung.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 16 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

+ Thiết bị báo hiệu kênh riêng làm nhiệm vụ xử lý và phối hợp các loại báo
hiệu kiểu mã thập phân hay đa tần được truyền theo kênh hay gắn liền với kênh
truyền tiếng nói cho cuộc gọi từ các tổng đài.

+ Thiết bị báo hiệu kênh chung thì tất cả các tín hiệu cho tất cả các cuộc gọi
giữa tổng đài nào đó được truyền đi theo một tuyến báo hiệu độc lập với mạch
điện truyền tín hiệu tiếng nói lên tổng đài. (Báo hiệu kênh chung là báo hiệu liên
tổng đài. Phương thức này có thể kết hợp các dạng thông tin báo hiệu xử lý gọi với
các dạng thông tin điều hành và bảo dưỡng kỹ thuật cho toàn mạng. Thiết bị báo
hiệu kênh chung đóng vai trò phối hợp và xử lý các loại báo hiệu cho các mục đích
điều khiển tổng đài.

3.1.6. Thiết bị trao đổi người - máy:

Ở tất cả các tổng đài điện tử SPC người ta sử dụng thiết bị trao đổi người máy
để điều hành, quản lí và bảo dưỡng tổng đài trong quá trình khai thác. Các thiết bị
này bao gồm các thiết bị Display có bàn phím điều khiển, các máy in tự động
(teleprinter), các thiết bị đo thử đường dây và máy thuê bao... chúng được dùng để
đưa các lệnh quản lý và bảo dưỡng vào thiết bị xử lý thao tác và bảo dưỡng của
tổng đài.

Ngoài các thiết bị nêu trên, ở tổng đài SPC trung tâm còn có thiết bị ngoại vi
nhớ số liệu. Thiết bị này bao gồm các khối điều khiển băng từ, đĩa từ. Chúng có
tốc độ làm việc cao, dung lượng lớn và dùng để nạp phần mềm vào các bộ xử lý,
ghi các thông tin tính cước, thống kê...

3.1.7. Khối cung cấp nguồn:

Khối cung cấp nguồn được phân theo các nhóm thuê bao của tổng đài và bao
gồm nhiều mức và nguồn điện khác nhau.

Các tổng đài đều dùng ắc - qui để đảm bảo cung cấp liên tục không phụ thuộc
vào mạng điện và hoạt động không ngắt quãng khi ngắt điện hay mạng bị mất
điện. Mỗi bộ nguồn có cầu chì để bảo vệ riêng. Nguồn phải ổn định tránh được

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 17 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

nhiễu để các khe mạch không chuyển sang trạng thái gây rối loạn trong chương
trình hoạt động chung.

Nguồn cung cấp cho chuông được thiết kế lắp đặt riêng để đảm bảo dùng cho
nhiều thuê bao cùng sử dụng mà không ảnh hưởng tới sự ổn định các khối khác.

3.1.8. Bus chung:

Các đơn vị ngoại vi có thể liên hệ với bộ xử lý hoặc bộ nhớ chung thông qua
bus chung, các loại thông tin điều khiển từ bộ vi xử lý hoặc các số liệu từ bộ nhớ
cũng được qua bus này tới các thiết bị nói trên.

3.2. Nhiệm vụ chung của một tổng đài:

3.2.1 Nhiệm vụ báo hiệu: Là nhiệm vụ trao đổi báo hiệu với mạng ngoài bao gồm
mạng các đường dây thuê bao và trung kế đấu nối tới các máy thuê bao hay tổng
đài khác.

3.2.2 Nhiệm vụ xử lý các thông tin báo hiệu, điều khiển các thao tác chuyển mạch

Thiết bị điều khiển chuyển mạch nhận các thông tin báo hiệu từ các đường
dây thuê bao và trung kế, xử lý các thông tin này và đưa ra và đưa ra các thông tin
điều khiển cấp các thông tin báo hiệu tới các đường dây thuê bao hay trung kế
hoặc để điều khiển hoặc để điều khiển các thiết bị chuyển mạch và các thiết bị phụ
trợ để tạo tuyến nối.

3.2.3 Tính cước: Nhiệm vụ này là tạo ra các số liệu cước phù hợp với từng loại
cuộc gọi sau khi mỗi cuộc gọi kết thúc. Số liệu cước này sẽ được sử lý thành các
bản tin cước để phục vụ công tác thanh toán cước.

3.2.4 Chức năng thiết lập cuộc gọi: Là phải tạo và thiết lập tuyến đấu nối trong nội
bộ tổng đài để truyền tín hiệu thoại giữa các máy điện thoại.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 18 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

a) Thiết lập 1 cuộc thông tin nội hạt.

Chú thích :

A: thuê bao A B: thuê bao B

B1: đặt tổ hợp B2: nhấc tổ hợp

B3: âm mời quay số B4: gửi số điện thoại

B5: phát và hồi âm chuông B6: hai bên đàm thoại

B7: đặt tổ hợp

+) Nguyên lý hoạt động :

- B1 đặt tổ hợp trên giá máy.

- B2,B3 khi có nhu cầu làm việc A nhấc tổ hợp tổng đài nhận biết trạng thái
đường dây thuê bao A thay đổi tổng đài lièn tiến hành xử lí nó và kiểm tra đường
dây thuê bao, số máy thuê bao các thông số của thuê bao A nếu thuê bao bị khoá
tổng đài gửi cho thuê bao âm báo bận vơí tần số f=425Hz nhịp ngắt 1:1 còn bình
thường thì phát âm mời quay số với f=425 Hz phát liên tục.

- B4 A gửi các con số địa chỉ của thuê bao B.

- B5 tổng đài nhận các con số và ghi vào bộ nhớ và tiến hành xử li,giải mã địa
chỉ xác định vị trí đường dây thuê bao,thuộc tính thuê bao B. nếu thuê bao B bận
tổng đài sẽ phát tín hiệu báo bận cho thuê bao A bình thường thì tổng đài chuyển

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 19 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

mạch và phát tín hiệu chuông cho thuê bao B và phát tín hiệu hồi âm chuông cho
thuê bao A với f=425Hz nhip ngắt 2:4.

- B6 B nhấc tổ hợp hai bên đàm thoại hệ thống tính cước của tổng đài bắt
đầu hoạt động.

- B7 kết thúc cuộc gọi xảy ra hai trường hợp:

+ Nếu A đặt tổ hợp trước tổng dài xác định đường dây thuê bao A thay đổi liền
giải phóng tuyến đấu nối về hướng thuê bao A đồng thời phát tín hiệu báo bận cho
thuê bao B nhắc B đặt tổ hợp vào giá máy khi B đặt tổ hợp vào giá máy tuyến đấu
nối trong nội bộ tổng đài được giải phóng hoàn toàn.

+ Nếu B đặt tổ hợp trước tổng dài xác định đường dây thuê bao B thay đổi liền
giải phóng tuyến đấu nối về hướng thuê bao B đồng thời phát tín hiệu báo bận cho
thuê bao A nhắc A đặt tổ hợp vào giá máy khi A đặt tổ hợp vào giá máy tuyến đấu
nối trong nội bộ tổng đài được giải phóng hoàn toàn.

b) thiết lập một cuộc thông tin qua hai tổng đài nội hạt.

Hình 6: Sơ đồ thiết lập thông tin qua hai tổng đài nội hạt

Chú thích:

B1 đặt tổ hợp. B2 nhấc tổ hợp.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 20 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

B3 âm mời quay số ( âm báo bận). B4 gửi số điện thoại.

B5,B6 chiếm trung kế và xác nhạn chiếm trung kế,hồi âm chuông.

B7 nhấc tổ hợp. B8,B11 đặt tổ hợp.

B9,B10 giải phóng trung kế và xác nhận giải phóng trung kế.

TĐ1 tổng đài nội hạt của thuê bao A TĐ2 tổng đài nội hạt của thuê bao B

- B1 đặt tổ hợp trên giá máy.

- B2,B3 khi có nhu cầu làm việc A nhấc tổ hợp tổng đài nhận biết trạng thái
đường dây thuê bao A thay đổi tổng đài lièn tiến hành xử lí nó và kiểm tra đường
dây thuê bao,số máy thuê bao các thông số của thuê bao A nếu thuê bao bị khoá
tổng đài gửi cho thuê bao âm báo bận vơí tần số f=425Hz nhịp ngắt 1:1 còn bình
thường thì phát âm mời quay số với f=425 Hz phát liên tục.

- B4 A gửi các con số địa chỉ của thuê bao B.

- B5,B6 TĐ1 nhận các con số địa chỉ của thuê bao liền ghi vào bộ nhớ số liệu
và tiến hành xử lí nó xác nhận thuê bao B thuộc TĐ2 liền chiiếm một đường trung
kế đến TĐ2,TĐ2 xác nhận sự thay đổi đường dây trung kế liền phát tín hiệu công
nhận chiếm trung kế khi nhận được tín hiệu chiếm trung kế TĐ1 liền gửi các con
số địa chỉ của thuê bao B cho TĐ2 xử lý TĐ2 nhận và ghi vào bộ nhớ số liệu và
tiến hành xử lí nó xác nhận đường dây thuê bao,thuộc tính của thuê bao B. nếu
thuê bao bị khoá hay bận thì phát tín hiệu báo bận về cho thuê bao A xuyên qua
TĐ1 còn bình thường TĐ2 gửi tín hiệu chuông cho thuê bao B đồng thời phát tín
hiệu hồi âm chuông cho thuê bao A.

- B7 B nhấc tổ hợp tuyến đấu nối cho 2 thuê bao A&B xuyên qua 2TĐ được
thiết lập 2 bên đàm thoại hệ thống tính cước của TĐ1 hoạt động.

- B8,B9,B10,B11 kết thúc cuộc gọi xảy ra hai trường hợp:

+ A đặt tổ hợp trước : TĐ1 xác nhận trạng thái đường dây thuê bao A thay đổi
liền giải phóng tuyến đấu nối về hướng thuê bao A giải phóng trung kế về hướng

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 21 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

TĐ2,TĐ2 xác nhận trạng thái đường trung kế thay đổi lièn phát tín hiệu xác nhận
giải phóng trung kế về phía TĐ1 và phát tín hiệu báo bận về cho thuê bao B nhắc
B đặt tổ hợp vào giá máy tuyến đấu nối giữa 2 thuê bao A&B xuyên qua 2 TĐ
được giải phóng hoàn toàn

+ B đặt tổ hợp trước : TĐ2 xác nhận trạng thái đường dây thuê bao B thay đổi
liền giải phóng tuyến đấu nối về hướng thuê bao B giải phóng trung kế về hướng
TĐ1,TĐ1 xác nhận trạng thái đường trung kế thay đổi lièn phát tín hiệu xác nhận
giải phóng trung kế về phía TĐ2 và phát tín hiệu báo bận về cho thuê bao A nhắc
A đặt tổ hợp vào giá máy tuyến đấu nối giữa 2 thuê bao A&B xuyên qua 2 TĐ
được giải phóng hoàn toàn.

IV.KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH SỐ

4.1. Giới thiệu chung về chuyển mạch số:

Nhiệm vụ của tổng đài là tạo tuyến đấu nối, nội bộ bên trong tổng đài để nối
thông tin thoại cho các máy điện thoại bất kỳ. Như vậy tổng đài làm việc như một
công tắc còn gọi là chuyển mạch số. Kỹ thuật chuyển mạch dùng để điều khiển
chức năng, nhiệm vụ của một tổng đài, trong tổng đài tương tự sử dụng chuyển
mạch tương tự, trong tổng đài số dùng chuyển mạch số. Hiện nay chủ yếu sử dụng
chuyển mạch số. Chuyển mạch số dùng để trao đổi thông tin giữa các khe thời
gian bất kỳ của luồng PCM vào và luồng PCM ra.

Hình 7: Sơ đồ bộ chuyển mạch số


GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 22 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

4.2. Đặc điểm của chuyển mạch số

Hệ thống chuyển mạch số là một hệ thống chuyển mạch trong đó tín hiệu
truyền dẫn qua trường chuyển mạch ở dạng số. Tín hiệu này có thể mang thông tin
tiếng nói hay số liệu. Nhiều tín hiệu số của các kênh tiếng nói được ghép theo thời
gian vào một đường truyền dẫn chung khi truyền dẫn qua hệ thống chuyển mạch.
Để đấu nối hai thuê bao với nhau cần phải trao đổi khe thời gian của hai mẫu tiếng
nói. Các mẫu này có thể trên cùng một tuyến dẫn hoặc ở các tuyến dẫn khác nhau
và đã được mã hoá theo phương thức điều xung mã PCM.

Có hai phương pháp thực hiện chuyển mạch các loại tổ hợp mã này theo hai
hướng đó là chuyển mạch thời gian và chuyển mạch không gian.

Để thực hiện chuyển mạch cho các cuộc gọi đòi hỏi phải sắp xếp các tín hiệu
số từ một khe thời gian của một bộ ghép hoặc một tuyến dẫn PCM sang cùng 1
khe thời gian hay sang 1 khe thời gian khác của một bộ ghép hay tuyến PCM khác.

4.3.Chuyển mạch không gian

Trong phương thức chuyển mạch không gian, khe thời gian tương ứng của các
tuyến PCM vào và ra khác nhau được trao đổi cho nhau. Một mẫu tín hiệu PCM ở
khe thời gian định trước của tuyến PCM vào được chuyển tới khe thời gian cùng
thứ tự của một tuyến PCM khác. Vậy không có sự chậm trễ truyền dẫn cho mẫu
tín hiệu khi chuyển mạch từ một tuyến PCM vào hay tới một tuyến PCM khác.

Cấu tạo: Tầng chuyển mạch không gian S là một ma trận kích thước N xM, các
tiếp điểm chuyển mạch kết nối theo kiểu các hàng và các cột. Các hàng đầu vào
các tiếp điểm chuyển mạch được gắn với các tuyến PCM vào, các tuyến này được
gắn các địa chỉ xo, x1, x2,...,xn. còn các cột đầu ra tiếp điểm chuyển mạch tạo thành
các tuyến PCM dẫn ra được ký hiệu yo, y1, y2,..., ym . Tạo giữa các hàng và các cột
của ma trận là các tiếp điểm chuyển mạch được tạo bởi các cổng logic AND.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 23 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 8: Sơ đồ nguyên lý chuyển mạch không gian

Nguyên lý chuyển mạch: Để điều khiển thao tác chuyển mạch của các tiếp điểm
cần có bộ nhớ điều khiển. Bộ nhớ này gồm các cột nhớ hoặc các hàng nhớ tuỳ
theo phương thức điều khiển đầu vào hay đầu ra. Nếu bộ chuyển mạch làm việc
theo nguyên lý điều khiển đầu ra thì mỗi một cột nối tới các đầu vào điều khiển
của các tiếp điểm có một cột nhớ điều khiển . Số lượng các ô nhớ ở mỗi cột nhớ
điều khiển bằng số khe thời gian của mỗi tuyến PCM đầu vào. Trong thực tế các
tuyến tiếp ghép PCM này có từ 256 đến 1024 khe thời gian tuỳ theo cấu trúc và
quy mô của bộ chuyển mạch. Số lượng bit nhớ (tế bào nhớ) của mỗi ô nhớ có mối
τ
quan hệ phụ thuộc vào số lượng các tuyến PCM dẫn vào theo hệ thức: 2 = N

Trong đó τ : số bit nhớ của mỗi ô nhớ. N: số lượng tuyến PCM đầu
vào.

Ở các tổng đài thực tế trên mạg lưới của nước ta hiện nay thì mạng chuyển
mạch không gian số là các ma trận 8x8, 16x16, hoặc 32x32.

Ở tổng đài E10B thì bộ chuyển mạch không gian làm việc theo nguyên lí điều
khiển đầu ra. Trong khi đó ở tổng TDX-1B thì bộ chuyển mạch không gian có ma
trận 8x8 lại làm việc theo nguyên lí điều khiển đầu vào.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 24 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

4.4. Chuyển mạch thời gian (T)

Trong cấu tạo trường chuyển mạch số, tầng chuyển mạch thời gian được ứng
dụng rất rộng rãi và nó là một thành phần quan trọng nhất của hệ thống chuyển
mạch. Với đặc điểm cấu tạo và hoạt động của tầng chuyển mạch T, bộ nhớ sử
dụng trong trường chuyển mạch T chỉ có thể làm việc với các bit song song,
nhưng trên đường truyền chỉ sử dụng các tín hiệu có các bit nối tiếp.

4.4.1. Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào

Ở phương pháp chuyển mạch thời gian thì quá trình chuyển mạch là trao đổi vị
trí khe thời gian mang mẫu tín hiệu PCM từ tuyến PCM vào tới tuyến PCM ra của
bộ chuyển mạch thời gian. Rõ ràng trường hợp này xuất hiện thời gian trễ khi thực
hiện chuyển mạch.

Cấu tạo: Một bộ chuyển mạch thời gian tín hiệu số bao gồm 2 bộ nhớ; một bộ nhớ
tiếng nói và một bộ nhớ điều khiển. Bộ nhớ tiếng nói có số lượng các ô nhớ bằng
số lượng khe thời gian được ghép trong khung của tuyến dẫn PCM đưa vào .

Trong sơ đồ ta giả thiết là các tuyến ghép PCM đầu vào và đầu ra có 32 khe
thời gian nên các bộ nhớ tiếng nói và điều khiển có 32 ô nhớ. Trong thực tế các
tuyến ghép PCM này có 256 đến 1024 khe thời gian. Khi đó các bộ nhớ cũng phải
có số lượng các ô nhớ tương ứng. Ở bộ nhớ tiếng nói mỗi ô nhớ có 8 bit nhớ để
ghi lại 8 bit mang tin của mỗi từ mã PCM đại diện cho một mẫu tín hiệu tiếng nói.

Bộ nhớ điều khiển có số lượng ô nhớ bằng bộ nhớ tiếng nói nhưng mỗi ô nhớ
của nó có số lượng bit nhớ tuỳ thuộc số lượng khe thời gian của các tuyến ghép
PCM; chúng có quan hệ với nhau theo hệ thức: 2r = C

Trong đó r: Số bit nhớ của một ô nhớ ở bộ điều khiển.

C: Số lượng khe thời gian của tuyến ghép PCM.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 25 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Thông thường số lượng khe thời gian của các tuyến ghép chuẩn trong các hệ
thống chuyển mạch là 256, 512, 1024; lúc đó số lượng các bit nhớ trong mỗi ô nhớ
điều khiển là 8, 9 hoặc 10 bit.

Hai bộ nhớ tiếng nói và bộ nhớ điều khiển của bộ chuyển mạch thời gian số liên
kết với nhau thông qua hệ thống BUS địa chỉ và chịu sự điều khiển của bộ điều
khiển chuyển mạch hoặc trực tiếp hoặc qua bộ đệm khe thời gian.

Hình 9: Sơ đồ nguyên lý chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào

Nguyên lý làm việc: Các mẫu tín hiệu PCM từ đầu vào đưa tới được ghi vào bộ
nhớ theo phương pháp có điều khiển, tức là trình tự ghi các xung mẫu PCM ở các
bộ nhớ tiếng nói được quyết định bởi bộ nhớ điều khiển. Còn quá trình đọc các
mẫu tín hiệu mã hoá PCM từ bộ nhớ tiếng nói vào các khe thời gian của tuyến
ghép PCM ra được tiến hành theo trình tự tự nhiên. Mỗi ô nhớ của bộ nhớ điều
khiển được liên kết chặt chẽ với khe thời gian tương ứng của tuyến PCM vào và
chứa địa chỉ của khe thời gian cần đấu nối đến tuyến ghép PCM ra. Giả thiết cần
đấu nối khe thời gian TS4 của tuyến truyền dẫn PCM vào tới khe thời gian TS6
của tuyến ghép PCM ra. Để thực hiện được tuyến nối này thì ô số 4 của bộ nhớ

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 26 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

tiếng nói sẽ được sử dụng để ghi từ mã PCM mang mẫu tiếng nói chứa ở khe thời
gian TS4. Để từ mã này được đọc vào khe thời gian TS6 của tuyến ghép PCM ra
thì tổ hợp mã ở TS4 cần được ghi vào ô nhớ 06 của bộ nhớ tiếng nói. Còn địa chỉ
của ô nhớ này được bộ điều khiển chuyển mạch ghi vào ô số 04 của bộ nhớ điều
khiển ở dạng mã nhị phân 00110.

Sau khi tiến hành ghi các từ mã mang tin ở các khe thời gian của tuyến truyền
dẫn PCM vào theo phương thức có điều khiển nhờ bộ nhớ điều khiển, nội dung
các ô nhớ này được đọc ra tuần tự theo thứ tự. Quá trình điều khiển ghi thực hiện
như sau: Bộ điều khiển chuyển mạch quét đọc lần lượt nội dung các ô nhớ của bộ
nhớ điều khiển theo thứ tự 00, 01, … , 31 đồng bộ với thứ tự các khe thời gian của
tuyến PCM xuất hiện ở đầu vào. Khi đọc tới ô nhớ 04 đúng vào lúc khe thời gian
TS4 xuất hiện ở đầu vào bộ nhớ tiếng nói. Lúc này nội dung 0010 ở ô 04 của bộ
nhớ địa chỉ được đọc ra, qua BUS địa chỉ kênh ghi được đưa tới cửa điều khiển
mở cho ô nhớ 06 của bộ nhớ tiếng nói. Kết quả 8 bit mang tiếng nói chứa ở khe
thời gian TS4 của tuyến PCM vào được ghi vào 8 bit nhớ của ô nhớ này. Khi đọc
ra, 8 bit này đọc vào khe thời gian TS6 của tuyến PCM ra. Kết quả là khe thời gian
TS4 đầu vào đã được chuyển mạch tới khe thời gian TS6 của tuyến PCM ra.

4.4.2. Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra

Cấu tạo: Bộ chuyển mạch thời gian tín hiệu số điều khiển đầu ra cũng gồm có hai
bộ nhớ có cấu tạo giống như của bộ chuyển mạch theo phương thức điều khiển
đầu vào (hình vẽ). Thế nhưng nguyên lý làm việc để thực hiện đấu nối thì khác với
nguyên lý điều khiển đầu vào.

Nguyên lý làm việc: Trong phương thức chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra
thì mẫu tín hiệu PCM ở tuyến dẫn PCM vào cần được ghi vào các ô nhớ của bộ
nhớ tiếng nói theo trình tự tự nhiên. Tức là mẫu ở khe thời gian TS0 ghi vào ô nhớ
00; mẫu ở khe thời gian TS1 ghi vào ô nhớ 01 v.v… và mẫu tín hiệu ở khe thời
gian TS31 ghi vào ô nhớ 31 của bộ nhớ tiếng nói.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 27 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 10: Sơ đồ nguyên lý chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra

Khi đọc các nội dung ở các ô nhớ này vào các khe thời gian của tuyến ghép
PCM ra thì phải thực hiện có điều khiển để mẫu tín hiệu PCM ở một khe thời gian
nào đó ở đầu vào cần phải chuyển đến một khe thời gian định trước của tuyến
PCM ra (gọi là khe thời gian đích). Để thực hiện được công việc này, mỗi khe thời
gian của tuyến ghép PCM ra được liên kết chặt chẽ với một ô nhớ điều khiển theo
thứ tự tự nhiên; tức là khe thời gian TS0 gắn nhớ 00, khe thời gian TS1 gắn với ô
nhớ 01 … khe thời gian TS31 gắn với ô nhớ 31. Nội dung của các ô nhớ này được
bộ điều khiển chuyển mạch ghi địa chỉ của khe thời gian đầu vào (khe thời gian
gốc) cần được chuyển mạch tới khe thời gian ra tương ứng.

Xét một sự chuyển mạch đó là sự đấu nối khe thời gian TS4 của tuyến PCM
vào tới khe thời gian TS6 của tuyến PCM ra. Theo phương thức điều khiển đầu ra
thì căn cứ vào thông tin địa chỉ bộ điều khiển chuyển mạch ghi địa chỉ ô nhớ số 4
(00100) vào ô nhớ số 6 của bộ nhớ điều khiển.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 28 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Các mẫu tín hiệu PCM đầu vào ở các khe thời gian được ghi thứ tự lần lượt vào
các ô nhớ của bộ nhớ tiếng nói. Bộ nhớ điều khiển chuyển mạch quét đọc lần lượt
các ô nhớ của bộ nhớ điều khiển điều khiển đồng bộ với tuyến ghép PCM ra. Khi
đọc tới ô nhớ 06 thì nội dung 4 được đưa ra và từ mã PCM của khe thời gian TS4
ghi ở ô nhớ 04 của bộ nhớ tiếng nói được đọc vào khe thời gian TS6 của tuyến
PCM ra. Như vậy khe thời gian TS4 được đấu nối tới khe thời gian TS6 đầu ra.

4.4.3. Chuyển mạch số kết hợp

Tổng quan: Ngày nay, công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin…phát triển rất
nhanh, số lượng người tham gia mạng viễn thông tăng cao. Mặc dù tổng đài số đã
được đưa vào sử dụng nhưng trường chuyển mạch sử dụng một chuyển mạch thời
gian đơn lẻ không thoả mãn được về mặt dung lượng.

Với mục đích thực hiện một chuyển mạch có dung lượng lớn bằng một tổng
đài số ta cần phải có nhiều chuyển mạch thời gian.

Thông thường một chuyển mạch T sử dụng cho 125 đến 512 kênh và không
đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng hiện nay. Do vậy, để nâng cao chất lượng chuyển
mạch người ta kết nối giữa các chuyển mạch thời gian ( T ) và các chuyển mạch
không gian (S) để tạo thành trường chuyển mạch nhiều tầng, mỗi tầng được ghép
từ một số ma trận chuyển mạch kích thước nhỏ.

Trường chuyển mạch ghép kết hợp có nhiều kiểu cấu khác nhau như: T-S, S-T,
T-S-T, S-T-S, T-S-S-T, T-S-S-S-T….

Để đảm bảo khả năng tiếp thông hoàn toàn thì cần thiết chỉ sử dụng các trường
chuyển mạch kiểu T hoặc kiểu S loại tiếp thông hoàn toàn.

Thực tế có thể chấp nhận một giới hạn tổn thất cuộc gọi ở mức cho phép cho
nên các trường chuyển mạch kiểu tiếp thông hoàn toàn có cấu trúc kiểu T-T, T-T-
T, T-T-T-T,…là không kinh tế.

Còn các trường chuyển mạch 2 đốt loại T-S hoặc S-T chỉ phù hợp với các tổng
đài có dung lượng nhỏ và trung bình.
GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 29 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Thông dụng nhất hiện nay là trường chuyển mạch có cấu trúc 3 đốt kiểu T-S-T,
S-T-S được sử dụng cho các tổng đài có dung lượng trung bình và lớn. Để đảm
bảo về mặt tổn thất ta phải chú ý nhiều đến tầng ra.

Do trường chuyển mạch không gian thường có cấu trúc kiểu tổn thất, vì vậy mà
nó không thích hợp cho các tổng đài có dung lượng lớn.

Trường chuyển mạch T-S-T có cấu trúc không tổn thất hoặc tổn thất nhỏ, vì vậy
mà chuyển mạch T-S-T thường được sử dụng cho các tổng đài có cấu trúc chuyển
mạch lưu thoát lượng tải lớn.

Đối với các trường chuyển mạch cần lưu thoát lượng tải lớn hơn có thể sử dụng
các loại chuyển mạch có cấu trúc T-S-S-T hoặc T-S-S-S-T.

Việc chọn trường chuyển mạch có cấu trúc loại nào ngoài việc căn cứ vào độ
tổn thất, dung lượng, còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nữa như: tính phức tạp,
độ linh hoạt, khả năng phát triển dung lượng…

4.4.3.1. Chuyển mạch T-S-T

Ở trường chuyển mạch TST, chuyển mạch thời gian ở ngõ nhập khe thời gian
nhập đến bất kỳ khe thời gian tự do nào trên bus đi đến ngõ nhập của chuyển mạch
không gian, trong khi chuyển mạch thời gian ngõ ra kết nối khe thời gian được
chọn từ chuyển mạch không gian đến khe thời gian được yêu cầu. Do đó, các cuộc
nối xuyên qua khối chuyển mạch có thể được định tuyến xuyên qua chuyển mạch
không gian trong bất kỳ một khe thời gian thuận tiện nào.

Hình 11: Cấu trúc mạng T-S-T

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 30 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Cấu hình này cho phép hệ thống xử lý các cuộc gọi một cách không bị ngắt
quãng do bị khóa. Trong việc điều khiển mạng, việc lựa chọn khe thời gian ở đầu
vào/đầu ra và khe thời gian ở chuyển mạch không gian là không liên qua đến
nhau. Nghĩa là trong trường hợp của T-S-T, thì khe thời gian đầu vào có thể được
đấu nối với khe thời gian đầu ra bằng cách dùng khe thời gian trong đường chéo
của chuyển mạch không gian. Trong trường hợp khe thời gian 3 của đầu vào được
xác định với các cuộc gọi phải đấu nối với khe thời gian 17 của đầu ta mong muốn
để giải thích việc khóa trong mạng lưới số và đầu cuối không gian có thể cấp
đường nối từ chiều dài đầu vào đến chiều rộng đầu ra, khe thời gian 3 và 17 phải
được trao đổi với nhau. Như thế, việc đấu nối đạt được khi khe thời gian 3 của đầu
vào và khe thời gian 17 của đầu ra còn rỗi. Vào lúc này chỉ có thể có được 1
đường thông, nếu khe thời gian 3 đã được dùng, khe thời gian 17 có thể được sử
dụng nhưng vào lúc này các cuộc gọi đã bị khóa.

Trong trường hợp mạng T-S-T, bộ biến đổi khe thời gian đầu vào có thể chọn 1
trong các khe thời gian để sử dụng. Nếu hệ thống có 128 khe thời gian, khe thời
gian đầu vào 3 có thể được nối với 1 khe thời gian bất kỳ của không gian trừ khe
thời gian đầu vào 3. Theo đó trong trường hợp của T-S-T điều quan trọng phải tìm
kiếm đường dây rỗi cũng như các khe thời gian sẽ sử dụng. Trong hầu hết các
trường hợp, mạng lưới có thể được cung cấp ít nhất 1 hay nhiều đường để nối các
khe thời gian đầu vào/đầu ra.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 31 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 12: Sơ dồ chuyển mạch T-S-T

4.4.3.2. Chuyển mạch S-T-S

Cấu trúc chuyển mạch S - T - S có quá trình tương tự như chuyển mạch T - S -
T. Việc lựa chọn khe thời gian vào và ra được xác định bằng đường giao tiếp theo
yêu cầu. Do bộ biến đổi khe thời gian có thể bằng cách dùng hai chuyển mạch
không gian do đó độ linh hoạt của đấu nối được cải thiện.

Trường chuyển mạch S - T - S có cấu trúc điều khiển đơn giản nên thường được
sử dụng cho trường chuyển mạch có dung lượng nhỏ. Ở tầng ra làm việc theo
nguyên lý chuyển mạch không gian nên thường có tổn thất vì vậy nó không thích
hợp cho hệ thống dung lượng lớn.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 32 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 13: Cấu trúc mạng S-T-S

Việc lựa chọn khe thời gian đầu vào/đầu ra được xác định bằng đường giao tiếp
theo yêu cầu. Do bộ biến đổi khe thời gian có thể được thay đổi bằng cách dùng 2
chuyển mạch không gian, độ linh hoạt của đầu nối được linh hoạt.

4.4.3.3. Chuyển mạch T-S

Cấu tạo: Một khối chuyển mạch T-S gồm một chuyển mạch thời gian trên mỗi
một ngõ nhập của một chuyển mạch không gian đơn. Trên hình vẽ là: 3 chuyển
mạch thời gian và một chuyển mạch không gian có ma trận kích thước 3 * 3.
Trong trường hợp này ta sử dụng các chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra, có
nghĩa là: sự viết vào chuyển mạch thời gian được thực hiện một cách tuần tự theo
chu kỳ đếm , dưới sự điều khiển của một bộ đếm khe thời gian và sự đọc ra được
thực hiện dưới sự điều khiển của bộ điều khiển trung tâm thông qua các bộ nhớ
điều khiển( hay bộ nhớ kết nối: CM).

A1, A2, A3 : Là các bus nhập của khối chuyển mạch.

B1, B2, B3 : Là các bus xuất của khối chuyển mạch.

SM-A1, SM-A2, SM-A3, CM-A1, CM-A2, CM-A3: Lần lượt là các bộ nhớ lưu
thoại ( bộ nhớ dữ liệu ) và các bộ nhớ kết nối ( bộ nhớ điều khiển ) của 3 khối
chuyển mạch thời gian đầu vào.

Chuyển mạch không gian có các bộ nhớ của chuyển mạch điều khiển theo
hướng cột.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 33 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

CM-B1, CM-B2, CM-3: Các cột nhớ điều khiển của chuyển mạch không gian.

Hình 14: Sơ dồ chuyển mạch T-S

Nguyên lý làm việc: Cuộc gọi được thiết lập ở chuyển mạch T- S thực hiện:

Qua chuyển mạch thời gian các khe thời gian trong các tuyến PCM nhập và
PCM xuất được chuyển đổi cho nhau theo nguyên lý điều khiển đầu ra. Còn
chuyển mạch không gian có nhiệm vụ kết nối các bus nhập và bus xuất.

Tại trường chuyển mạch thời gian nội dung của khe thời gian TS5 được ghi
vào ngăn nhớ thứ ” 05 “ của bộ nhớ lưu thoại SM-A3. Đồng thời ngăn nhớ số “ 40
“ của bộ nhớ kết nối CM-A3 được lấy ra chứa địa chỉ của ngăn nhớ thứ “ 05 “
dưới dạng các bít nhị phân. Trong khoảng thời gian TS5 thì khe thời gian TS5 trên
bus nhập A1 được nối tới khe thời gian TS40 trên bus xuất của chuyển mạch thời
gian thứ nhất. Căn cứ vào nội dung địa chỉ chứa trong ngăn nhớ số “ 40 “ bộ điều
khiển trung tâm thông qua bộ nhớ kết nối sẽ phát lệnh đọc nội dung của ngăn nhớ
có địa chỉ trên vào khe thời gian thứ “ 40 “. Sau đó nội dung của từ mã chứa trong
khe thời gian TS40 được truyền vào chuyển mạch không gian trên bus nhập A3.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 34 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Đến trường chuyển mạch không gian, khi có khe thời gian TS40 đến thì, ngăn
nhớ thứ “ 40 “ của cột nhớ điều khiển CM-B1 được lấy ra ghi địa chỉ của tiếp
điểm “ thứ 3 “ của cột B1 trong chuyển mạch không gian. Kết quả là, trong
khoảng thời gian TS40 nội dung chứa trong khe thời gian TS40 trên bus nhập A3
được truyền qua chuyển mạch không gian đến bus xuất B1.

Quá trình kết nối giữa TS5/A3 đến TS40/ B1 được lặp đi lặp lại trên mỗi
khung cho đến khi cuộc gọi kết thúc (nội dung của bộ nhớ CM-A3 và CM-B1 thay
đổi).

Kết luận: Mặc dù, khối chuyển mạch T-S có dung lượng lớn hơn chuyển mạch
một tầng “ T “, nhưng chuyển mạch T-S rất hay bị tắc nghẽn từ các khe thời gian
tương ứng trên ngõ ra của chuyển mạch không gian.

4.4.3.4. Chuyển mạch S-T

Cấu tạo: Khối chuyển mạch ghép S-T gồm: một khối chuyển mạch thời gian trên
mỗi một ngõ xuất của chuyển mạch không gian đơn. Các bộ phận của chuyển
mạch thời gian và chuyển mạch không gian có cấu tạo tương tự như trong khối
chuyển mạch ghép T-S. Ở đây, ta xét khối chuyển mạch ghép như hình vẽ dưới
đây với: 3 chuyển mạch thời gian trên 3 ngõ xuất của một chuyển mạch không
gian có ma trạn kích thước cỡ 3 * 3. Các chuyển mạch thời gian điều khiển theo
nguyên tắc đầu ra, còn chuyển mạch không gian có bộ nhớ điều khiển được điều
khiển theo hướng hàng.

Nguyên lý hoạt động: Qua trường chuyển mạch không gian thì các khung thời
gian trên các bus nhập và trên các bus xuất của chuyển mạch không gian được kết
nối trong khoảng thời gian của khe thời gian cần chuyển đổi. Qua trường chuyển
mạch thời gian thì các khe thời gian trong các tuyến PCM đầu vào và đầu ra được
chuyển đổi theo nguyên tắc điều khiển đầu vào.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 35 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

 Nhận xét: Mặc dù chuyển mạch S-T có dung lượng lớn hơn và có ưu điểm hơn
hẳn vê vấn đề tắc nghẽn so với chuyển mạch không gian đơn (S). Tuy nhiên, nó
vẫn có đặc trưng tắc nghẽn cố hữu, đó là mỗi ngõ nhập của chuyển mạch không
gian chỉ có thể truy cập đến một bus xuất trong chuyển mạch thời gian của bất kỳ
khe thời gian nào.

V. XỬ LÝ GỌI

5.1. Phân tích một cuộc gọi.

5.1.1. Tín hiệu nhấc máy (off - hook)

Một thuê bao muốn thực hiện một cuộc gọi trước hết phải nhấc ống nghe. Thủ
tục cần thiết này phát ra tín hiệu nhấc máy còn gọi là tín hiệu truy cập đường
truyền, nó thông báo với tổng đài để chuẩn bị điều khiển cuộc gọi. Việc nhấc ống
nghe làm giải phóng một tiếp điểm, điều này tạo thành một mạch vòng giữa tổng
đài và điện thoại. Khi mạch này hình thành, một thiết bị bên trong tổng đài được
kích hoạt và một loạt các tín hiệu hướng đến các phần thích hợp của tổng đài được
khởi phát. Khi ống nghe được đặt xuống ở trạng thái rãnh rỗi, tiếp điểm bị ấn
xuống tín hiệu truy cập gửi đến tổng đài không còn nữa, mạch vòng bị cắt và cuộc

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 36 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

gọi không thực thi, nhờ vậy tiết kiệm được năng lượng. Năng lượng trên đường
dây thuê bao được cấp bởi nguồn pin trong tổng đài, vì nó yêu cầu một chiều.

5.1.2. Sự nhận dạng của thuê bao gọi.

Cuộc gọi được phát hiện tại đơn vị kết cuối đường dây thuê bao
(SLTU_Subscriber Line Terminal Unit) thực hiện gọi trong tổng đài, đơn vị này
đã được qui định chỉ số thiết bị(EN_Equipment number). Chỉ số này cần được
dịch sang số thư mục của thuê bao(DN_Directtory number). Do đó, cần phải dùng
các bảng dịch. Trong tổng đài SPC, chúng được giữ trong các bộ nhớ máy tính.

Hệ thống điều khiển cũng cần nhận dạng thuê bao vì:

Thuê bao cần phải trả cước cho cuộc gọi.

Cần phải tiến hành kiểm tra xem thuê bao có được phép gọi đường dài hay
không. Thông tin cần thiết được lưu giữ trong các record mô tả chủng loại dịch vụ
của thuê bao.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 37 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

5.1.3. Sự phân phối bộ nhớ và các thiết bị dùng chung.

Khi tổng đài nhận một tín hiệu truy cập(off-hook signal), hệ thống điều khiển
phải phân phối thiết bị dùng chung cho cuộc gọi và cung cấp đường dẫn cho nó
bắt đầu từ đường dây gọi, hình thành nên một nhóm các thiết bị chiếm dụng lâu,
thiết bị này cần thiết trong suốt cuộc gọi và loại thiết bị sử dụng ngắn hạn chỉ cần
trong giai đoạn thiết lập cuộc gọi mà thôi.Trong các tổng đài tương tự, cầu truyền
dẫn phân tách đường tiếng mang tín hiệu xoay chiều với thành phần một chiều
xuyên qua tổng đài là một ví dụ về loại thứ nhất. Trong các tổng đài SPC nó là
record của cuộc gọi, là vùng nhớ bị chiếm giữ trong suốt quá trình cuộc gọi. Loại
thứ hai bao gồm bộ thu và lưu trữ các chữ số cấu thành địa chỉ thuê bao được gọi.
Trong tổng đài SPC thì các chữ số này được lưu giữ trong bộ nhớ.

5.1.4. Các chữ số địa chỉ

Sau khi nhận được âm hiệu mời quay số, thuê bao nhập vào các chữ số địa chỉ
bằng cách quay số. Các chữ số đực gửi dưới dạng các tín hiệu đến tổng đài và
được lưu giữ tại đó. Hoạt động báo hiệu là khía cạnh hết sức quan trọng trong hệ
thống điện thoại.

5.1.5. Phân tích chữ số

Hệ thống điều khiển phải phân tích các chữ số để xác định tuyến đi ra từ tổng
đài cho cuộc gọi. Nếu cuộc gọi hướng đến thuê bao thuộc tổng đài nội bộ thì sẽ
được định tuyến đến đườc dây thuê bao được gọi. Nếu đường dây đang làm việc
với cuộc đàm thoại khác thì tồng đài sẽ gửi tín hiệu báo bận đến thuê bao gọi. Mặt
khác nếu cuộc gọi hướng đến tổng đài ở xa nó có thể được phân phối đến bất cứ
một mạch nào trên tuyến thích hợp đi ra khỏi tổng đài gốc. Nếu tất cả các mạch
đều bận, tín hiệu bận cũng được gửi đến thuê bao gọi. Nếu có một mạch thích hợp
đang rảnh, nó sẽ bắt lấy và không thể sử dụng cho bất kỳ cuộc gọi nào khác. Trong
tổng đài cơ điện, việc chiếm giữ này tác động đến một điều kiện về mức điện áp
đặt vào thiết bị kết cuối mạch và được xem như thao tác đánh dấu. Trong tổng đài

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 38 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

SPC thì thông tin về mạch thường được lưu giữ trong các bảng dưới dạng phần
mềm, trong trường hợp này mã chỉ định trong vùng dữ liệu cho trước chỉ ra trạng
thái của một mạch.

5.1.6.Thiết lập đường dẫn chuyển mạch.

Lúc này hệ thống điều khiển biết được các danh định của mạch nhập và mạch
xuất, sau đó chọn đường dẫn giữa chúng thông qua chuyển mạch của tổng đài
bằng các giải thuật chọn đường dẫn tổng đài thích hợp. Mỗi điểm chuyển mạch
trên đường đã chọn được kiểm tra để đảm bảo rằng không trong trạng thái phục vụ
cho cuộc gọi khác và chiếm lấy nó nếu rảnh. Trong các tổng đài SPC được thực
hiện bằng cách dò và chèn các entry trong các bảng đã được sắp xếp.

5.1.7. Dòng chuông và âm hiệu chuông

Một tín hiệu phải được gửi đến đầu ra xa để tiến hành cuộc gọi. Nếu thuê bao
được gọi là cục bộ, điều này được thực hiện thông qua việc gửi dòng điện chuông
đến kích hoạt chuông trong máy điện thoại được gọi. Nếu thuê bao không phải là
cục bộ, một tín hiệu truy cập phải được gửi đến tổng đài kế tiếp nhằm kích hoạt nó
tiến hành các thao tác riêng. Các thao tác này cũng tương tự như những thao tác
trên, bao gồm cả các tín hiệu gửi lại tổng đài nguồn. Khi tất cả các kết nối đã được
thiết lập cho phép cuộc gọi tiến hành trên mạng nội hạt hoặc mạng hợp nối hoặc
mạng trung kế, dòng điện chuông được gửi đến thuê bao đầu xa và âm hiệu
chuông được gửi đến thuê bao gọi.

5.1.8. Tín hiệu trả lời

Một tín hiệu trả lời nhận được từ thuê bao đầu xa hay từ tổng đài khác, được
nhận biết bởi hệ thống điều khiển của tổng đài cục bộ. Sự truyền phải được chấp
thuận trên đường dẫn chuyển mạch đã chọn xuyên qua tổng đài. Dòng điện
chuông và âm hiệu chuông phải được xoá trên đường dây thuê bao đầu xa và thuê
bao gọi.sau đó hai phần này được nối với nhau và công việc tính cước cuộc gọi
này với thuê bao gọi được khởi động.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 39 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

5.1.9. Giám sát

Trong khi cuộc gọi đang được tiến hành, công việc giám sát cũng được thực thi
để tính cước và phát hiện tín hiệu xoá cuộc gọi. Công việc giám sát cũng thực hiện
quét tất cả các dây kết cuối trên tổng đài để phát hiện tín hiệu truy cập của cuộc
gọi mới.

5.1.10. Tín hiệu xoá kết nối

Khi nhận tín hiệu xoá kết nối(được phát hiện bởi thuê bao gọi hoặc thuê bao
được gọi), thiết bị tổng đài hay bộ nhớ được dùng trong kết nối phải được giải
phóng và sẵn sàng sử dụng cho các cuộc gọi mới.

5.2. Các chương trình xử lý gọi trong tổng đài SPC


Xử lý gọi trong tổng đài SPC được phần mềm thao tác điều khiển thực hiện.

- Phát hiện sự bắt đầu của cuộc gọi

- Xử lý và trao đổi thông tin báo hiệu

- Xác lập tuyến nối qua trường chuyển mạch

- Phiên dịch các chữ số địa chỉ

- Tính cước

- Giám sát cuộc gọi

- Giải toả cuộc gọi

Kết luân: Đó là các công việc và các giai đoạn cơ bản của quá trình xử lý gọi
trong tổng đài SPC.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 40 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 17: Sơ đồ chương trình xử lý gọi

5.2.1. Các chương trình xử lý gọi:

Ở một hệ thống tổng đài SPC nhiệm vụ xử lý gọi được hoàn thành chủ yếu nhờ
phần mềm. Các thành phần của các chương trình xử lý được mô tả ở hình dưới.
Chúng bao gồm: Bộ phối hợp chương trình, các chương trình dò thử trạng thái,
các chương trình định liệu cuộc gọi, các chương trình điều khiển chuyển mạch ...
và sử dụng các loại bảng số liệu cố định, bán cố định và tạm thời, các bộ đệm ghi
phát, đệm trạng thái và các hàng nhớ.

5.2.2. Chương trình dò thử:

Các biến cố báo hiệu xuất hiện trong mạng điện thoại được phát hiện nhờ các
chương trình dò thử . Trạng thái của một số điểm thử ở các mạch điện thuê bao
hay trung kế được xem xét đồng thời và đều đặn qua từng khoảng thời gian. Thực
tế số lượng điểm thử này là 16 hoặc 32 được ghép với nhau và được thử đồng thời.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 41 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Bộ điều khiển trung tâm so sánh kết quả dò thử giữa lần dò mới thực hiện và
lần dò trước đó đã được lưu lại. Công việc so sánh này được thực hiện nhờ thuật
toán và mạch điện logic. Nhờ công việc so sánh này mà bất kỳ sự thay đổi nào xảy
ra giữa hai lần dò thử đều được phát hiện.

5.2.3. Chương trình tìm tuyến nối:

Chương trình này dùng để tìm một tuyến đấu nối rỗi giữa một đầu vào và một
đầu ra cho một cuộc gọi nội hạt hoặc là một tuyến rỗi giữa một đầu vào và một
đầu ra của nhóm mạch trung kế đối với các cuộc gọi chuyển tiếp, gọi ra ...

Cấu tạo của chương trình tìm tuyến phụ thuộc vào loại cấu trúc của trường
chuyển mạch. Hiện nay quá trình tìm tuyến trong các hệ thống tổng đài SPC dựa
vào quá trình tổng hợp phần mềm nhờ kỹ thuật nhớ họa đồ. Đây là một trong các
chương tư liệu quan trọng.

5.2.4. Chương trình điều khiển chuyển mạch:

Sau khi cuộc gọi đã được xác định, các chức năng phần cứng cần tác động tùy
thuộc từng cuộc gọi cần được quyết định. Chương trình điều khiển chuyển mạch
phát các lệnh cho thiết bị chuyển mạch tuyến nối qua thiết bị ngoại vi chuyển
mạch. Nhờ các lệnh này mà tuyến nối cho các cuộc gọi được thiết lập qua trường
chuyển mạch.

5.2.5. Hàng các cuộc gọi:

Khi có một biến cố xuất hiện như thuê bao nâng tổ hợp, đặt tổ hợp hoặc chọn
số, các biến cố đó được phân tích ngay và đặt vào một hàng tương ứng phù hợp
với loại xử lý cần thiết. Bộ xử lý liên tục phát hiện các biến cố trong các chu trình
dò thử. Khi đến lượt xử lý biến cố đó trong hàng, một chương trình thích hợp tách
biến cố đó ra khỏi hàng, thực hiện các chức năng logic cần thiết liên quan tới nó
và đặt kết quả vào một hàng khác có liên quan đến công việc sẽ phải giải quyết
tiếp để lấy ra (nếu kết quả ở dạng lệnh thao tác) hoặc tiếp tục xử lý (nếu kết quả là
số liệu cần phải xử lý tiếp).

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 42 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

5.2.6. Gián đoạn (Ngắt):

Để xử dụng tối ưu các bộ xử lý, thời gian làm việc của nó được phân phối cho
các công việc trên nhu cầu phù hợp với mức ưu tiên cho các công việc khác nhau.
Nhờ vậy một việc cần thiết ở mức ưu tiên cao có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm
nào. Mức ưu tiên giữa các chương trình được thông qua các mức gián đoạn. việc
phân chia các mức gián đoạn tuỳ thuộc vào từng hệ thống tổng đài.

Nói chung có 3 mức gián đoạn được sử dụng :

- Mức đồng hồ: Mức này hoạt động theo chu kỳ cách nhau 10ms, nó được
dùng cho các công việc có sự ràng buộc về thời gian ngặt nghèo như thu các thông
tin chọn số (các chữ số địa chỉ), phát hiện các biến cố báo hiệu, xử lý lỗi.

- Mức xử lý gọi: Mức này làm việc khi các hàng xử lý gọi phù hợp được đưa
vào để phân tích các số liệu chọn số thu được, xem xét số liệu thuê bao hay trung
kế, xác định tuyến rỗi ...

- Mức gốc: Mức này luôn luôn hoạt động và thực hiện các công việc ở mức ưu
tiên thấp nhất như là một phần của chu trình chương trình. Nó phục vụ cho các
công việc đòi hỏi ràng buộc về thời gian ít hơn như vào số cước thuê bao, thống kê
lưu lượng ...

Các loại bảng số liệu.

Tất cả các số liệu liên quan tới cấu trúc phần cứng của hệ thống, các đặc tính
của thuê bao, trạng thái đường dây thuê bao, thông tin về tạo tuyến và tính cước ...
có thể được phân bổ theo ba kiểu.

- Bảng số liệu cố định: Số liệu giống nhau đối với tất cả các tổng đài cùng loại.
Nó hình thành một bộ phận logic hệ thống và chứa các số liệu về cấu trúc của tổng
đài.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 43 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

- Bảng số liệu bán cố định: Số liệu bán cố định phụ thuộc các nhân tố ngoài
như dung lượng tổng đài, các đặc tính thuê bao, thông tin tạo tuyến và tính cước,
phương thức đấu nối giữa các phần khác nhau của trường chuyển mạch ...

- Bảng số liệu tạm thời: Số liệu tạm thời liên quan tới từng cuộc gọi riêng và
chứa trạng thái cuộc gọi, tuyến nối cho tín hiệu tiếng nói qua trường chuyển mạch,
khoảng thời gian gọi ...

Các chương trình xử lý gọi cần thông tin về các thuê bao ở một số giai đoạn xử
lý gọi. Số liệu cần thiết được lấy ra từ các bảng số liệu tương ứng. Số liệu này cần
được đáp ứng trong các trường hợp sau.

+ Giai đoạn trước lúc chọn số.

+ Giai đoạn chuyển thông tin địa chỉ.

+ Giai đoạn giải toả cuộc gọi.

5.3. Số liệu thuê bao:

Sử dụng phần mềm cho phép ta tạo ra thuê bao nhiều đặc tính chi tiết hơn so
với ở các hệ thống này chỉ có thông tin về đường dây thuê bao, bao gồm loại
đường dây được phép khai thác hay loại nghiệp vụ ... có thể được chương trình
hoá bằng phương thức đấu nối cứng. Ở các hệ thống chuyển mạch SPC có thể có
khoảng 50 đến 100 bits nhớ số liệu cho mỗi thuê bao. Các bit số liệu này được ghi
sẵn phục vụ cho phân loại thuê bao. Vậy có thể cung cấp cho nhiều dịch vụ mới.

5.3.1. Phân loại số kiệu thuê bao: Số liệu thuê bao được chia thành hai loại:

+ Số liệu mô tả các đặc tính của đường thuê bao.

+ Số liệu mô tả các nghiệp vụ cung cấp thuê bao.

5.3.2. Các số liệu thuê bao: Các số liệu này liên quan tới các đặc tính của đường
dây thuê bao, bao gồm:
- Số liệu tương ứng giữa địa chỉ thiết bị đường dây thuê bao (LEN: Line
equiment number) và địa chỉ danh bạ của nó DN (directory number).

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 44 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

- Số liệu xác định các đặc tính của mỗi thuê bao như đường dây đang được
phép khai thác hoặc quay số hay ấn phím ...

- Số liệu liên quan tới loại đường dây về phương diện tính cước như:

+ Đường dây miễn cước hay tính cước.

+ Đường dây có truyền dẫn xung cước hay không.

+ Đường dây có tính cước cho các cuộc gọi vào hay không ...

5.3.3. Số liệu nghiệp vụ:


- Số liệu này liên quan tới công việc cung cấp các nghiệp vụ nâng cao cho thuê
bao ngoài nghiệp vụ thông thường chúng bao gồm:

- Số liệu bán cố định dùng để xác định các nghiệp vụ mà tổng đài cung cấp cho
thuê bao chẳng han như gọi địa chỉ ngắn nghiệp vụ đường dây nóng, gọi chờ ...

- Số liệu mà thuê bao có thể thay đổi được bằng thao tác ở máy điện thoại của
mình như bảng mã thuê bao gọi địa chỉ ngắn và địa chỉ đầy đủ tương ứng, địa chỉ
gọi chuyển, gọi cảnh báo ...

- Số liệu xác định nhóm đường dây PABX, tức là nhóm các đường dây có thể
gọi đến bằng một địa chỉ. Nó cho phép tạo lập nhóm từ bất kỳ đường dây nào của
tổng đài mà không cần để ý tới địa chỉ thiết bị LEN của chúng.

5.3.4. Hồ sơ thuê bao:


Số liệu thuê bao được lưu trong các hồ sơ thuê bao. Các vùng nhớ này được phân
phát cố định cho các thuê bao. Các hồ sơ này được sắp xếp ở bộ nhớ chính hay bộ
nhớ ngoài tuỳ thuộc vào từng hệ thống. Chúng có thể được định địa chỉ theo địa
chỉ danh bạ DN hay địa chỉ máy LEN của thuê bao. Hồ sơ thuê bao có hai loại
thông tin chính: Thông tin định gốc cuộc gọi và thông tin định đích cuộc gọi.

5.4. Phân tích phiên dịch và tạo tuyến

5.4.1. Phiên dịch:

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 45 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Mục đích của công việc phiên dịch là cung cấp thông tin phục vụ đấu nối và
tính cước cho các cuộc gọi. Phiên dịch ở một tổng đài điện tử được thực hiện nhờ
các chương trình phân tích tiền định và các bảng phiên dịch. Trong đó cơ bản cần
có hai loại số liệu để tiến hành công việc phiên dịch.

- Số liệu định gốc cuộc gọi. - Số liệu chọn số.

5.4.2. Phân tích tạo tuyến.

Đây là công việc phân tích các chữ số địa chỉ thu được. Quá trình phân tích
được thực hiện từng chữ số một hoặc sau khi thu được một vài chữ số đầu. Thông
tin địa chỉ có thể bao gồm toàn bộ các chữ số địa chỉ hay một phần trong các chữ
số đó. Nói chung quá trình phân tích các chữ số địa chỉ để có được các thông tin
và tạo tuyến được thực hiện theo hai bước.

- Xác định kiểu cuộc gọi. - Xác định thông tin tạo tuyến.

5.4.3. Bảng phiên dịch và tạo tuyến.

Các chương trình phiên dịch và tạo tuyến đưa ra bảng phiên dịch và tạo tuyến
cho cuộc gọi. Bảng này xác định mối quan hệ giữa các chữ số địa chỉ thu được và
nhóm đường trung kế hoặc các mạch điện kết cuối dùng để đấu nối cho cuộc gọi.

5.5. Thiết lập cuộc gọi nội hạt.

Quá trình thiết lập một cuộc gọi nội hạt trong một hệ thống tổng đài điện tử kỹ
thuật số SPC bao gồm những bước cơ bản sau:

- Dò thử đường dây thuê bao chủ gọi. - Cấp chuông.

- Giai đoạn trước lúc chọn số. - Chọn số và tạo tuyến.

- Giám sát cuộc gọi.

5.6.Tính cước.

Ở tổng đài thuê bao, công việc tính cước được thực hiện bởi các đồng hồ tính
cước riêng cho từng thuê bao. Ở các tổng đài SPC các đồng hồ cước thực chất là

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 46 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

các vùng nhớ. Giá cước cho mỗi cuộc gọi có thể xác định tại chỗ thông qua các
thông tin lấy được từ các bảng phiên dịch. Giá cước này cũng có thể định đoạt dựa
vào thông tin đo cước từ tổng đài khác đưa tới. Giá cước của mỗi cuộc gọi được
biểu thị bằng số các đơn vị cước cơ sở, giống như các xung tạo bước cho các bộ
tính cước ở tổng đài cơ điện, không phải tính ra giá trị tiền hiện hành.

Các bảng phiên dịch ở các hồ sơ thuê bao cần phải cung cấp thông tin cho phép
hệ thống quyết định được đối với mỗi cuộc gọi, các tham số sau:

- Đây là cuộc gọi không tính cước hay tính cước.

- Tính cước dựa trên cơ sở giá cước đồng đều. Việc tính này sẽ chỉ ra số lượng
các đơn vị cước cơ sở.

- Tính cước trên cơ sở cự ly và thời gian hội thoại. Công việc tiính cước loại
này dựa vào tốc độ xung.

- Tính cước dựa vào thông tin cước từ tổng đài khác đưa tới. Thông tin này có
thể ở dạng thông báo về tốc độ xung hoặc dãy xung cước truyền dẫn về trực tiếp.

Tổng đài nội hạt cũng có thể cung cấp các dịch vụ liên quan tới quá trình tính
cước cho một số thuê bao. Điều này liên quan tới thông tin về các dịch vụ của thuê
bao lưu ở các hồ sơ thuê bao.

5.6.1.Tính cước tại nhà:

Ở các tổng đài điện tử SPC thuê bao có thể được cung cấp dịch vụ tính cước tại
nhà. Để có được dịch vụ này, máy thuê bao được trang bị thêm một bộ tính cước
kiểu hiển thị. Các xung cước có thể được phát đi từ tổng đài qua đường dây thuê
bao để tác động tới bộ tính cước đặt tại nhà thuê bao. Các xung này cần phải phát
đi theo phương thức thời gian thực, trong lúc thuê bao đang đàm thoại nhờ một
thiết bị phát xung cước đặt ở các bộ trung kế nội bộ, trung kế ra hoặc trang bị
chung cho cho tất cả các loại cuộc gọi. Công việc truyền dẫn các xung cước này
được điều khiển bởi trang thiết bị ngoại vi độc lập hoặc bộ điều khiển trung tâm
thông qua chương trình ghi sẵn.
GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 47 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

5.6.2. Tính cước cho thuê bao bị gọi.

Nhờ dịch vụ này cước cho các cuộc gọi được tính cho thuê bao bị gọi mà không
tính cho thuê bao chủ gọi như thường lệ. Sau khi phân tích loại dịch vụ của thuê
bao bị gọi ở tổng đài đầu cuối khởi xướng một quy trình nhận dạng thuê bao chủ
gọi, hệ thống xác định giá cước cho cuộc gọi dựa vào bảng phiên dịch của nó.
Cuối cùng nó đưa ra giá cước thích hợp tính cho thuê bao bị gọi.

5.6.3.Lập hoá đơn tính cước.

Công việc này cung cấp cho thuê bao thông tin về cước một cách chi tiết ở dạng
hoá đơn cho tất cả hoặc một số cuộc gọi. Có thể có một vài kiểu lập hoá đơn,
chẳng hạn như chỉ lập hoá đơn cho các cuộc gọi đi quốc tế, lập hoá đơn cho cả
cuộc gọi nội hạt và đường dài trong nước hoặc lập hoá đơn cho tất cả các cuộc gọi
không phải nội hạt ...

Nhờ dịch vụ này mà mỗi cuộc gọi cần được soạn thảo và đưa ra một bản tin.
Một bản tin cần soạn thảo phải được quyết định sau khi thực hiện công việc phiên
dịch vì nó phụ thuộc vào đích cuộc gọi dịch vụ của thuê bao chủ gọi. Nội dung của
một bản tin ở dạng hoá đơn chi tiết bao gồm:

- Đặc điểm thuê bao chủ gọi.

- Địa chỉ thuê bao bị gọi.

- Thời gian bắt đầu tính cước.

- Khoảng thời gian tính cước cho cuộc gọi và các đơn vị cước.

Các tin tức trong hoá đơn cước thường được ghi ở các vùng nhớ đặc biệt. Các
vùng nhớ này được phân phát linh hoạt cho các cuộc gọi trong suốt khoảng thời
gian hội thoại. Chúng được phân phát cho các cuộc gọi vào giai đoạn trước lúc
thuê bao chọn số và giải toả vào lúc kết thúc cuộc gọi hoặc ngay sau khi công việc
phiên dịch được thực hiện và quyết định cuộc gọi không cần thiết lập hóa đơn chi

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 48 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

tiết. Để nghiệp vụ này có thể cần trang bị các chương trình bổ trợ chuyên dụng cho
hệ thống tính cước.

5.6.4. Phương thức tính cước.

Việc tính toán số lượng đơn vị cước cơ bản có thể được thực hiện cho cuộc gọi
bằng cách xác định cước theo cự ly và thời gian hội thoại. Nó có thể được tính
theo thời gian thực hiện vào lúc kết thúc cuộc gọi.

- Tính toán thời gian thực: Phương pháp tính cước được thực hiện khi xung
cước được truyền dẫn qua đường dây thuê bao chủ gọi nhờ chương trình định thời
theo chu kỳ. Tuỳ thuộc loại cuộc gọi mà chu kỳ này được điều chỉnh phù hợp. Qua
một nhịp ngắt bộ tính cước phân phát cho cuộc gọi nhảy một bậc. Khoảng thời
gian ngắt bằng khoảng tính cước và có thể thay đổi trong lúc hội thoại tuỳ thuộc
sự thay đổi giá cước giữa ngày và đêm giữa ngày thường và ngày lễ. Như vậy cần
phải xác định chu kỳ thích hợp mỗi khi thay đổi giá cước thao tác theo nhịp phù
hợp vào lúc cuộc gọi và tính cước chỉ thị trực tiếp số lượng đơn vị cước cơ bản để
lập hoá đơn cho cuộc gọi.

- Tính cước sau khi hoàn thành cuộc gọi: Phương pháp tính này không thực
hiện ở chế độ thời gian thực. Vì vậy có thể sử dụng các chương trình tính cước ở
mức ưu tiên thấp. Đối với cách tính cước theo thời gian và cự ly cuộc gọi thì thông
tin cần cho công việc tính cước thường thu được từ bảng số liệu gần với các mạch
trung kế ra. Khi giá cước thay đổi giữa ngày và đêm hoặc từng ngày trong năm thì
thời gian thay đổi giá cước mới nhất được ghi lại. Điều này cho phép tính cước
riêng rẽ trong từng khoảng thời gian và từng khoảng thời gian gọi cũng được tính
theo giá cước thích hợp.

Nội dung của bộ tính cước cho thuê bao là thông tin cần được quản lý có tầm
quan trọng bậc nhất và độ trung thực của nó cần phải được đảm bảo. Điều này
được thực hiện nhờ sử dụng các bộ tính cước bổ trợ không thay đổi được lưu ở
đĩa. Chẳng hạn, ở các hệ thống tổng đài không có các bộ nhớ khối thì số liệu tính

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 49 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

cước có thể được bảo vệ, chống mất mát số liệu nhờ phương pháp sao chép nội
dung các bộ tính cước vào băng từ theo định kỳ.

Kết luận: Các tổng đài hiện nay đều làm việc theo nguyên lý điều khiển theo
chương trình ghi sẵn (SPC). Tất cả các chức năng xử lý cuộc gọi được thực hiện
trên cơ sở các chương trình ghi sẵn đã được thiết kế và lưu trữ trong các bộ nhớ
xử lý trung tâm và ngoại vi. Thế hệ đầu tiên của loại tổng đài điện tử SPC được
thiết kế theo kiểu một bộ xử lý. Sau này người ta sản xuất các tổng đài theo kiểu
module và có nhiều cấp xử lý. Với cấu trúc như vậy tổng đài có thể dễ dàng được
mở rộng dung lượng và nâng cao độ an toàn của hệ thống và hiệu quả sử dụng các
bộ xử lý cũng cao hơn. Các bộ xử lý ngoại vi được trang bị các bộ xử lý thích hợp.
Điều khiển theo chương trình ghi sẵn không những đem lại thuận lợi cho người sử
dụng mà còn đơn giản hoá rất nhiều trong quá trình khai thác và bảo dưỡng.

VI. HỆ THỐNG BÁO HIỆU TRONG TỔNG ĐÀI

6.1. Giới thiệu chung

Trong viễn thông nói chung và tổng đài nói riêng báo hiệu là các thông tin được
truyền giữa các thuê bao, giữa các tổng đài với tổng đài dùng để phục vụ cho quá
trình xử lý cuộc gọi và giải phóng cuộc gọi.

Hệ thống báo hiệu được sử dụng như một ngôn ngữ cho hai thiết bị trong hệ
thống chuyển mạch trao đổi với nhau để thiết lập tạo tuyến nối cho các cuộc gọi.

Thông thường báo hiệu được chia thành hai loại: Báo hiệu đường dây thuê bao
và báo hiệu liên đài. Báo hiệu đường dây thuê bao là báo hiệu đầu cuối, thường đó
là máy điện thoại và tổng đài nội hạt, còn báo huệu liên đài là báo hiệu giữa các
tổng đài với nhau.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 50 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 18: Sơ đồ báo hiệu trong tổng đài

Báo hiệu liên đài gồm hai loại là: Báo hiệu kênh riêng (CAS) và báo hiệu kênh
chung (CCS). Báo hiệu kênh riêng là hệ thống báo hiệu trong đó báo hiệu nằm
trong kênh tiếng hoặc trong một kênh có liên quan chặt chẽ với kênh tiếng. Còn
với báo hiệu kênh chung là hệ thống báo hiệu trong đó báo hiệu nằm trong một
kênh tách biệt với các kênh tiếng và báo hiệu này được sử dụng chung cho một số
lượng lớn các kênh tiếng.

6.2. Các loại báo hiệu trong tổng đài

6.2.1. Báo hiệu đường thuê bao

Là các thông tin báo hiệu được truyền thông tin giữa tổng đài với thuê bao trên
đường dây thuê bao.

Là báo hiệu được thực hiện giữa thuê bao với tổng đài hay giữa tổng đài với
thuê bao. Để thiết lập cuộc gọi thuê bao “ nhấc tổ hợp “ máy. Trạng thái nhấc tổ
hợp được tổng đài phát hiện và nó gửi tín hiệu “ mời quay số” đến thuê bao. Thuê
bao nhận được tín hiệu đó thì bắt đầu quay số đến thuê bao bị gọi.

Nếu thuê bao bị gọi rỗi, tổng đài sẽ gửi dòng chuông cho thuê bao bị gọi, đồng
thời tín hiệu hồi chuông được gửi trở lại thuê bao gọi. Nếu thuê bao bị gọi đang
bận thì tín hiệu báo bận được gửi trở lại thuê bao chủ gọi.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 51 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khi quay số xong thuê bao nhận được 1 số tín hiệu của tổng đài tương ứng với
từng trạng thái như tín hiệu “ hồi âm chuông”, “ báo bận”, hay 1 số tín hiệu khác.

Hình 19: Sơ đồ báo hiệu đường dây thuê bao

6.2.2. Báo hiệu liên tổng đài( trung kế)

Báo hiệu liên tổng đài có thể được gửi đi theo mỗi đường trung kế liên tổng đài
riêng. Các tín hiệu này có tần số nằm trong hoặc ngoài băng tần tiếng nói .

Dạng tín hiệu:

 Dạng xung: Tín hiệu được truyền đi là dạng xung.

 Dạng liên tục: Tín hiệu báo hiệu liên tục về thời gian nhưng thay đổi trạng
thái đặc trưng về tần số.

 Dạng áp chế: Tương tự như kiểu truyền đi bằng dãy xung nhưng khoảng
truyền dẫn tín hiệu không ổn định trước mà kéo dài cho tới khi có xác nhận của
phía thu thông qua 1 tín hiệu xác định nhận truyền ngược lại từ đầu thu tới đầu

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 52 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

phát. Phương thức báo hiệu này có độ tin cậy cao vì nó tạo điều kiện cho việc
truyền dẫn các tín hiệu phức tạp.

Các tín hiệu trong báo hiệu liên tổng đài có thể là : Tín hiệu chiếm, công nhận
chiếm, số hiệu thuê bao bị gọi, tình trạng tắc nghẽn, xóa thuân, xóa ngược....

Báo hiệu liên tổng đài bao gồm:

 Các tín hiệu thanh ghi: Được sử dụng trong thời gian thiết lập cuộc gọi để
chuyển giao địa chỉ và thông tin thể loại thuê bao.

 Các tín hiệu báo hiệu đường dây: Được sử dụng trong toàn bộ thời gian
cuộc gọi để giám sát trạng thái đường dây.

Báo hiệu liên đài ngày nay sử dụng 2 phương pháp:

 Báo hiệu kênh liên kết ( CAS)

 Báo hiệu kênh chung (CCS)

Hình 20: Sơ đồ báo hiệu liên tổng đài

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 53 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

6.2.2.1. Báo hiệu kênh liên kết( CAS)

 Khái quát

Báo hiệu kênh liên kết là báo hiệu gần và liên kết với kênh thoại, báo hiệu,
truyền thoại trên cùng 1 tuyến qua mạng lưới.

Với hệ thống báo hiệu này mỗi kênh tiếng có một đường báo hiệu riêng được ấn
định, các tín hiệu báo hiệu được truyền theo nhiều cách khác nhau: trong băng,
ngoài băng hay trong khe thời gian 16 trong tổ chức đa khung của hệ thống PCM.

Có nhiều hệ thống báo hiệu CAS khác nhau được sử dụng:

- Hệ thống báo hiệu xung thập phân.

- Hệ thống báo hiệu hai tần số.

- Hệ thống báo hiệu xung đa tần.

- Hệ thống báo hiệu bị khống chế (Hệ thống báo hiệu CCITT R2).

Trong các hệ thống báo hiệu này, thông thường các tín hiệu được truyền dưới
dạng xung hoặc tone, hoặc tổ hợp các tần số tone. Phương thức báo hiệu đa tần
được sử dụng rộng rãi cho chức năng tìm chọn, bằng cách sử dụng 2 trong 5 hoặc
6 tần số nằm trong băng kênh thoại (300-3400 Hz). Hệ thống báo hiệu CAS được
sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là hệ thống mã đa tần R2 của CCITT.

 Các hệ thống báo hiệu kênh kiên kết

a. Hệ thống báo hiệu CCITT 1: Sử dụng tần số 500 Hz và ngắt quãng 20 Hz.
Ngày nay không còn sử dụng.

b. Hệ thống báo hiệu CCITT 2: Sử dụng tần số 600 Hz và ngắt quãng 750Hz.
Ngày nay vẫn được sử dụng ở New Zealand, Nam Mỹ, Australia.

c. Hệ thống báo hiệu CCITT 3: Là hệ thống báo hiệu trong băng đầu tiên sử
dụng tần số 2280 Hz cho cả cảnh báo đường dây và báo hiệu thanh ghi. Ngày nay
được sử dụng ở Pháp, Áo, Hà Lan,Hungary.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 54 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

d. Hệ thống báo hiệu CCITT 4: Là 1 biến thể của CCITT3 nhưng sử dụng tần
số 2040 Hz và 2400Hz cho cả cảnh báo đường dây và báo hiệu thanh ghi.

e. Hệ thống báo hiệu CCITT 5: Báo hiệu đường dây sử dụng tần số 2400 Hz và
2600Hz, báo hiệu thanh ghi sử dụng 2 trong 6 tần số 700 Hz, 900 Hz, 1100 Hz,
1300 Hz, 1500Hz, 1700Hz.

f. Hệ thống báo hiệu R1: Gần giống với hệ thống báo hiệu số 5 nhưng chỉ sử
dụng tấn số 2600 Hz cho báo hiệu đường dây, báo hiệu thanh ghi giống CCITT 5.

g. Hệ thống báo hiệu R2: Sử dụng tấn số 3825 Hz cho báo hiệu đường dây
(phiên bản Analog), các tần số 540 Hz đến 1140 Hz cho hướng về, tần số 1380 Hz
đến 1890 Hz cho hướng đi với bước tần số 120 Hz.

 Ưu nhược điểm của báo hiệu kênh kiên kết

Ưu điểm: Khi có sự cố ở 1 kênh báo hiệu thì các kênh còn lại ít bị ảnh hưởng.

Nhược điểm:

 Thời gian thiết lập cuộc gọi lâu do tốc độ trao đổi thông tin chậm.

 Dung lượng nhỏ do có số đường dây trung kế giới hạn.

 Độ tin cậy không cao do không có đường dây trung kế dự phòng.

6.2.2.2. Báo hiệu kênh chung ( CCS)

Báo hiệu kênh chung là hệ thống báo hiệu dùng để truyền thông tin báo hiệu
giữa các tổng đài. Các kênh báo hiệu được truyền trên một đường trung kế riêng
biệt tách rời khỏi đường trung kế truyền tín hiệu tiếng. Trong phương thức báo
hiệu này, các đường số liệu cao giữa các bộ xử lý của tổng đài SPC được mang
các thông tin báo hiệu. Các đường báo hiệu này tách rời với đường trung kế thoại,
mỗi đường số liệu này có thể mang thông tin báo hiệu cho vài trăm kênh thoại.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 55 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Trong báo hiệu CCS thông tin báo hiệu cần chuyển thành được tạo thành các
đơn vị tín hiệu gọi là các gói số liệu. Ngoài các thông tin báo hiệu đó còn có các
chỉ thị về kênh thoại, các thông tin địa chỉ, thông tin điều khiển lỗi.

 Các hệ thống báo hiệu kênh chung

Hệ thống báo hiệu số 6: Ra đời năm 1968, được sử dụng giành cho đường dây
Analog và cho lưu thoại quốc tế.

Hệ thống báo hiệu số 7: Ra đời vào những năm 1979 – 1980, dùng cho các
mạng chuyển mạch số trong nước và quốc tế, hệ thống truyền dẫn số tốc độ cao.

 Ưu điểm của báo hiệu kênh chung

 Thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh do sử dụng đường truyền số tốc độ cao.

 Dung lượng lớn.

 Độ tin cậy cao.

 Độ linh hoạt cao.

6.3. Các phương pháp truyền báo hiệu

Báo hiệu trong viễn thông có 3 chức năng cơ bản:

 Chức năng giám sát.

 Chức năng tìm chọn.

 Chức năng vận hành quản lý.

6.3.1. Chức năng giám sát: Chức năng này được sử dụng để giám sát và phát hiện
sự thay đổi trạng thái của các phần tử ( dây thuê bao, dây trung kế).

6.3.2. Chức năng tìm chọn: Chức năng này liên quan đến thiết lập cuộc gọi.

Yêu cầu đặt ra cho chức năng này là phải có tính hiệu quả, độ tin cậy cao để
thực hiện chính xác chức năng chuyển mạch, thiết lập cuộc gọi thành công, giảm
thời gian trễ quay số.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 56 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

6.3.4. Chức năng vận hành quản lý

Khác với 2 chức năng trên chức năng này giúp cho việc sử dụng mạng 1 cách
có hiệu quả và tối ưu nhất. Nó thu thập các thông tin cảnh báo, tín hiệu đo lường
kiểm tra để thường xuyên thông báo tình hình của các thiết bị, các phần tử để đưa
ra quyết định xử lý đúng.

6.4. Hệ tống báo hiệu kênh chung số 7(SS7)

Hệ thống báo hiệu số 7 là hệ thống báo hiệu kênh chung trong đó các kênh báo
hiệu sử dụng các thông báo có nhãn để chuyển thông tin báo hiệu liên quan đến
việc thiết lập cuộc gọi, điều hành bảo dưỡng mạng.

Hình 21: Mô hình SS7

6.4.1. Cấu trúc hệ thống báo hiệu SS7

Báo hiệu số 7 có cấu trúc phân lớp giống như mô hình giao tiếp mở OSI báo
hiệu số 7 có 4 lớp.

Lớp 1, 2, 3: Giống như lớp 1, 2, 3 của mô hình giao tiếp mở OSI tạo thành ba
phần chuyển bản tin là MTP-1, MTP-2 và MTP-3.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 57 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 22: Mô hình giao tiếp mở OSI báo hiệu số 7


Lớp 4 là lớp ứng dụng giống như lớp 7 của OSI ứng dựng cho các dịch vụ như:
Truyền thoại TUP, Truyền số liệu DUP và đa dịch vụ số IUSP. Do không có 3 lớp
trung gian là 4, 5, 6 nên tốc độ truyền báo hiệu nhanh nhưng khả năng ứng dụng
dịch vụ có hạn vì vậy đưa thêm lớp con giữa lớp 3, 4 gọi là điều khiển đấu nối báo
hiệu SCCP cung cấp dịch vụ: Đo kiểm tra TCAP, vận hành bảo dưỡng OMAP.

6.4.1.1. Cấu trúc chức năng MTP-1:

MTP-1 gọi là đường số liệu báo hiệu tương đương với lớp 1 là lớp vật lý của
OSI xác định các tham số điện đặc tính vật lý chức năng của đường báo hiệu số 7.

Đường số liệu báo hiệu là 1 đường truyền dẫn theo hai hướng gồm 2 kênh hoạt
động có thể là 1 đường báo hiệu tương tự hoặc là đường báo hiệu số.

 Đường báo hiệu số

Một đường báo hiệu gồm: Đường truyền dẫn số nối giữa hai hệ thống chuyển
mạch số để truyền cho các thông tin báo hiệu giữa hai thiết bị đầu cuối báo hiệu.

Hình 23: Sơ đồ báo hiệu số

Chú thích:

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 58 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

ST : Thiết bị đầu cuối báo hiệu

DS : Chuyển mạch số

DCE: Thiết bị đầu cuối truyền dẫn số

 Đường truyền tương tự

Đường báo hiệu tương tự bao gồm một đường truyền dẫn tương tự nối giữa hai
hệ thống chuyển mạch số để truyền các thông tin báo hiệu giữa hai thiết bị đầu
cuối báo hiệu.

Modem: Dùng để biến đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại

Hình 24: Sơ đồ báo hiệu tương tự

6.4.1.2. Cấu trúc chức năng của MTP-2.

MTP-2 cùng với MTP-1 tạo thành một đường báo hiệu tin cậy không lỗi gồm 3
khuôn dạng bản tin.

Hình 25: Cấu trúc MPT-2

Chú thích:

F: Là cờ dùng để đánh dấu thời điểm bắt đầu và kết thúc của một bản tin là từ
mã đặc biệt gồm 8 bít.
GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 59 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

CK: Trường kiểm tra dùng để kiểm tra lỗi của bản tin 16 bít.

SIF: Trường thông tin báo hiệu chứa thông tin báo hiệu gồm 8n trong đó N≥ 2.

SIO: Trường chỉ thị dịch vụ để chỉ thị các dịch vụ của bản tin báo hiệu như các
dịch vụ thoại ,truyền số liệu vận hành bảo dưỡng và di động.

LI: Là trường chỉ thị độ dài dùng để phân biệt 3 bản tin gồm 6 bit

+ Nếu LI = 0 là bản tin FISU.

+ Nếu LI = 1,2 là bản tin LSSU.

+ Nếu 2 < LI < 63 bản tin là MSSU.

EC: Là trường sửa chữa lỗi gồm 16 bit sửa lỗi bằng thủ tục tự động phát lại

SF: Là trường chỉ thị trạng thái để chỉ thị trạng thái của đường truyền báo hiệu.

*Đơn vị tín hiệu bản tin MSSU

Để truyền các thông tin báo hiệu, các thông tin báo động và các thông tin định
tuyến được đặt trong SIF.

Thông tin định tuyến còn gọi là nhãn bản tin gồm mã điểm báo hiệu phát OPC.

+ Mã điểm báo hiệu DPC.

+ Mã điểm báo hiệu lựa chọn đường báo hiệu SLS.

* Bản tin chỉ thị trạng thái đường LSSU.

Dùng chỉ thị trạng thái của đường truyền báo hiệu được đặt trong SF dùng 3 bit.

*Đơn vị báo hiệu thay thế FISU

Dùng để chỉ thị trạng thái của đường truyền dẫn một cách nhanh chóng nhất khi
trên đường báo hiệu không truyền hai đơn vị bản tin MSSU và LSSU.

6.4.1.3. Cấu trúc chức năng MTP-3:

MTP-3 có chức năng xử lý và quản lý bản tin.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 60 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Chức năng xử lý bao gồm: Chức năng phân biệt bản tin dùng nhận biết bản tin
thuộc điểm báo hiệu hoặc điểm báo hiệu khác mà điểm báo hiệu phải làm nhiệm
vụ chuyển tiếp, nếu bản tin thuộc điểm báo hiệu thì sẽ được đưa đến chức năng
phân phối bản tin. Nếu bản tin báo hiệu không thuộc điểm báo hiệu sẽ được đưa
đến chức năng định tuyến bản tin dựa vào mã điểm báo hiệu để phân biệt bản tin.

Chức năng định tuyến bản tin: Là phải định tuyến bản tin chuyển bản tin đến
điểm báo hiệu thu dựa vào mã điểm báo hiệu và lựa chọn đường báo hiệu để định
tuyến bản tin.

Chức năng phân phối bản tin: Chuyển bản tin tới người sử dụng thích hợp
dựa vào mã dịch vụ đặt trong trường SIO. Mục đích của chức năng xử lý bản tin
là chuyển bản tin báo hiệu đến đúng địa chỉ nhận đúng người sử dụng.

Chức năng quản lý: Bao gồm quản lý lưu lượng quản lý tuyến báo hiệu và
quản lý đường báo hiệu mục đích để khai thác mạng báo hiệu một cách hiệu quả
bao gồm các công việc: Là phải thay thế các tuyến, các đường báo hiệu có sự cố
sang các đường dự phòng phải điều khiển lưu lượng khi có tắc nghẽn, chuyển tạm
thời các lưu lượng báo hiệu sang các hướng khác để tránh tắc nghẽn.

CHƯƠNG III: MẠNG ĐIỆN THOẠI

I.SƠ LƯỢC MẠNG ĐIỆN THOẠI

Mạng điện thoại hiện nay được phân thành 5 cấp tổng đài:

Cấp cao nhất gọilà tổng đài cấp 1 (tổng đài quốc tế).

Cấp 2 ( tổng đài chuyển tiếp quốc gia).

Cấp 3( tổng đài quá giang nội hạt).

Cấp 4( tổng đài nội hạt).

Cấp thấp nhất goị là tổng đài cấp 5 (tổng đài khu vực ).Tổng đài cấp 5 là tổng
đài được kết nối với thuê bao và có thể thiết kế được 10000 đường dây thuê bao.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 61 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hai đường dây nối thuê bao với tổng đài cuối gọi là“vùng nội bộ“ trở kháng
khoảng 600.

Tổng đài cuối sẽ được cung cấp cho thuê bao một điện áp 48VDC.

Hai dây dẫn được nối với jack cắm.

Lõi giữa gọi là Tip (+).

Lõi bọc gọi là Ring (-).

Vỏ ngoài gọi là Sleeve.

Khi thuê bao nhấc máy tổ hợp, khi đó các tiếp điểm sẽ đóng tạo ra dòng chạy
trong thuê bao là 20mA DC và áp rơi trên Tip và Ring còn +4VDC.

II. CÁC THÔNG TIN BÁO HIỆU TRONG ĐIỆN THOẠI

2.1 Tổng quan

Trong mạng điện thoại, việc thiết lập và giải tỏa đường kết nối tạm thời tùy theo
các chỉ thị và thông tin nhận được từ các đường dây thuê bao. Vì vậy các tín hiệu
báo hiệu trong điện thoại có vai trò quan trọng trong việc hoạt động của toàn bộ
mạng lưới cũng như ở trong một số loại hình dịch vụ của mạng.

2.2 Phân loại thông tin báo hiệu

2.2.1 Thông tin yêu cầu và giải tỏa cuộc gọi:

Thông tin yêu cầu cuộc gọi: khi đó thuê bao gọi nhấc tổ hợp và tổng đài sẽ kết
nối đến thiếp bị thích hợp để nhận thông tin địa chỉ (số bị gọi).

Thông tin giải tỏa: khi đó cả hai thuê bao gác máy tổ hợp (on hook) và tổng đài
sẽ giải tỏa tất cả các thiếp bị được làm bận cho cuộc gọi, và xóa sạch bất kỳ thông
tin nào khác được dùng cho việc thiết lập và kềm giữ cuộc gọi.

2.2.2 Thông tin chọn địa chỉ:

Khi tổng đài đã sẵn sàng nhận thông tin địa chỉ, nó sẽ gửi một tín hiệu yêu cầu.
Đó chính là âm hiệu quay số đến thuê bao.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 62 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

2.2.3 Thông tin chấm dứt chọn địa chỉ:

Thông tin này chỉ dẫn tình trạng của đường dây bị gọi hoặc lý do không hoàn
tất cuộc gọi

2.2.4 Thông tin giám sát:

Chỉ rõ tình trạng nhấc/gác tổ hợp của thuê bao gọi và tình trạng on-off hook của
thuê bao gọi sau khi đường nối thoại đã được thiết lập.

 Thuê bao gọi nhấc tổ hợp

 Thuê bao bị gọi đã trả lời và việc tính cước đã bắt đầu.

 Thuê bao bị gọi gác tổ hợp.

 Thuê bao bị gọi đã gác tổ hợp kết thúc cuộc gọi và ngắt đường kết nối cuộc
gọi sau một thời gian nếu thuê bao gọi không gác máy.

2.3. Báo hiệu trên đường dây thuê bao

2.3.1 Báo hiệu trên đường dây thuê bao gọi

Yêu cầu cuộc gọi: Khi thuê bao rỗi, trỡ kháng đường dây cao, trở kháng đường
dây xuống ngay khi thuê bao nhấc tổ hợp kết quả là dòng điện tăng cao. Dòng tăng
cao này được tổng đài phát hiện như là một yêu cầu một cuộc gọi mới và sẽ cung
cấp đến thuê bao âm hiệu mời quay số.

Tín hiệu địa chỉ: Sau khi nhận tín hiệu mời quay số, thuê bao sẽ gửi các chữ số
địa chỉ. Các chữ số địa chỉ có thể được phát đi bằng hai cách quay số, quay số ở
chế độ Pulse và quay số ở chế độ Tone.

Tín hiệu chấm dứt việc lựa chọn: Sau khi nhận đủ địa chỉ, bộ phận địa chỉ
được ngắt ra. Sau đó việc kết nối được thiết lập.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 63 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Tín hiệu trả lời trở về: Ngay khi thuê bao bị gọi nhấc tổ hợp, một tín hiệu đảo
cực được phát lên thuê bao gọi.Việc này cho phép sử dụng để hoạt động thiếp bị
đặc biệt đã được gắn vào thuê bao gọi (như máy tín cước).

Tín hiệu giải tỏa: Khi thuê bao gọi giải tỏa có nghĩa là on hook, tổng trở đường
dây lên cao. Tổng đài xác nhận tín hiệu này giải tỏa tất cả các thiếp bị liên quan
đến cuộc gọi và xóa các thông tin trong bộ nhớ đang được dùng để kềm giữ cuộc
gọi. Thông thường tín hiệu này có trong khoảng thời gian hơn 500ms.

2.3.3 Báo hiệu trên đường dây thuê bao bị gọi

Tín hiệu rung chuông: Đường dây thuê bao rỗi nhận cuộc gọi đến, tổng đài sẽ
gửi dòng điện rung chuông đến máy bị gọi. Dòng điện có tần số 20Hz,25Hz, 50Hz
được ngắt khoảng thích hợp. Âm hiệu hồi âm chuông được gửi về thuê bao gọi.

Tín hiệu trả lời: Khi thuê bao bị gọi nhấc tổ hợp nhận cuộc gọi, tổng trở đường
dây xuống thấp, tổng đài phát hiện việc này sẽ cắt dòng điện rung chuông và âm
hiệu hồi âm chuông bắt đầu gian đoạn đàm thoại.

Tín hiệu giải tỏa: Nếu sau khi giai đoạn đàm thoại, thuê bao bị gọi ngắt tổ hợp
trước thuê bao gọi sẽ thay đổi tình trạng tổng trở đường dây, khi đó tổng đài sẽ gởi
tín hiệu đường dây lâu dài đến thuê boa gọi và giải tỏa cuộc gọi sau một thời gian.

Tín hiệu gọi lại bộ ghi phát: Tín hiệu gọi lại trong giai đoạn quay số trong
khoảng thời gian thoại được gọi là tín hiệu gọi lại bộ ghi phát.

2.4. Hệ thống âm hiệu tổng đài

2.4.1 Tín hiệu chuông (Ring signal)

Hình 26: Dạng tín hiệu chuông

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 64 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khi một thuê bao bị gọi thì tổng đài sẽ gửi tín hiệu chuông đến để báo cho thuê
bao đó biết có người bị gọi. Tín hiệu chuông là tín hiệu xoay chiều AC thường có
tần số 25Hz tuy nhiên nó có thể cao hơn đến 60Hz hoặc thấp hơn đến 16Hz. Biên
độ của tín hiệu chuông cũng thay đổi từ 40 VRMS đến 130 VRMS thường là 90 VRMS.
Tín hiệu chuông được gửi đến theo dạng xung thường là giây có và 4 giây không
(như hình vẽ). Hoặc có thể thay đổi thời gian tùy thuộc vào từng tổng đài.

2.4.2 Tín hiệu mời gọi (Dial signal):

Đây là tín hiệu liên tục không phải là tín hiệu xung như các tín hiệu khác được
sử dụng trong hệ thống điện thoại. Tín hiệu này được tạo ra bởi hai âm thanh
(tone) có tần số 350Hz và 440Hz.

2.4.3 Tín hiệu báo bận (Busy signal):

Khi thuê bao nhấc máy để gọi thì thuê bao sẽ nghe 1trong 2 tín hiệu:

 Tín hiệu mời gọi cho phép thuê bao thực hiện ngay một cuộc gọi.

 Tín hiệu báo bận báo cho thuê bao biết đường dây đang bận không thể thực
hiện cuộc gọi ngay lúc này. Thuê bao phải chờ đến khi nghe được tín hiệu mời
gọi. Tín hiệu báo bận là tín hiệu xoay chiều có dạng xung tổng hợp bởi hai âm
có tần số 480Hz và 620Hz. Tín hiệu này có chu kỳ 1s (0.5s có và 0.5s không).

2.4.4 Tín hiệu chuông hồi tiếp:

Thật là khó chịu khi bạn gọi đến một thuê bao nhưng bạn không biết đã gọi
được hay chưa. Bạn không nghe một âm thanh nào cho đến khi thuê bao đó trả lời.
Để giải quyết vấn đề này tổng đài sẽ gửi một tín hiệu chuông hồi tiếp về cho thuê
bao gọi tương ứng với tiếng chuông ở thuê bao bị gọi. Tín hiệu chuông hồi tiếp
này được tổng hợp bởi hai âm có tần số 440Hz và 480Hz. Tín hiệu này cũng có
dạng xung như tín hiệu chuông gửi đến cho thuê bao bị gọi.

2.4.5 Gọi sai số:

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 65 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Nếu bạn gọi nhầm một số mà nó không tồn tại thì bạn sẽ nhận được tín hiệu
xung có chu kỳ 1Hz và có tần số 200Hz–400Hz. Hoặc đối với các hệ thống điện
thoại ngày nay bạn sẽ nhận được thông báo rằng bạn gọi sai số.

2.4.6 Tín hiệu báo gác máy

Khi thuê bao nhấc ống nghe khỏi điện thoại quá lâu mà không gọi cho ai thì
thuê bao sẽ nhận được một tín hiệu chuông rất lớn (để thuê bao có thể nghe được
khi ở xa máy) để cảnh báo. Tín hiệu này là tổng hợp của bốn tần số 1400Hz +
2050Hz + 2450Hz + 2600Hz được phát dạng xung 0.1s có và 0.1s không.

2.4.7 Tín Hiệu Đảo Cực:

Đảo cực

Tín hiệu đảo cực chính là sự đảo cực tính của nguồn tại tổng đài, khi hai thuê
bao bắt đầu cuộc đàm thoại, một tín hiệu đảo cực sẽ xuất hiện. Khi đó hệ thống
tính cước của tổng đài sẽ bắt đầu thực hiện việc tính cước đàm thoại cho thuê bao
gọi. Ở các trạm công cộng có trang bị máy tính cước, khi cơ quan bưu điện sẽ
cung cấp một tín hiệu đảo cực cho trạm để thuận tiện cho việc tính cước.

BẢNG TÓM TẮT TẦN SỐ TÍN HIỆU TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI
Vùng họat động Chuẩn Dạng tín hiệu đvị
(Hz) (Hz)
Tín hiệu chuông 16 – 60 25 Xung 2s on 4s off Hz
Tín hiệu mời gọi 350+440 Liên tục Hz
Tín hiệu báo bận 480+620 Xung 0,5s on 0,5s off Hz
Tín hiệu chuông hồi tiếp 440+480 Xung 2s on 4s off Hz
Tín hiệu báo gác máy 1400+2060+ Xung 0,1s on 0,1s off Hz
2450+2600
Tín hiệu sai số 200-400 Liên tục Hz

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 66 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

CHƯƠNG IV : TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐIỆN THOẠI

I. NGUYÊN LÝ THÔNG TIN ĐIỆN THOẠI:

1.1. Sơ đồ:

Ống nói. Ống nghe.

Nguồn điện. Đường dây.

Hình 29: Nguyên lý máy điện thoại

1.2. Nguyên lý hoạt động:

Khi ta nói trước ống nói của máy điện thoại, dao động âm thanh của tiếng nói sẽ
tác động vào màng rung của ống nói làm cho ống nói thay đổi, xuất hiện dòng điện
biến đổi tương ứng trong mạch. Dòng điện biến đổi này được truền qua đường dây
tới ống nghe của máy đối phương, làm cho màng rung của ống nghe dao động, lớp
không khí trước màng rung dao động theo, phát ra âm thanh tác động đến tai
người nghe và quá trình truyền dẫn ngược lại cũng tương tự.

II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ MÁY ĐIỆN THOẠI

1. Khi thu phát tín hiệu chuông thì bộ phận đàm thoại phải được tách rời đường
điện, trên đường chỉ có dòng tín hiệu chuông.

2. Khi đàm thoại, bộ phận phát và tiếp nhận tín hiệu chuông phải tách ra khỏi
đường điện, trên đường dây chỉ có dòng điện điện thoại.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 67 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

3. Máy phải phát được mã số thuê bao bị gọi tới tổng đài và phải nhận được tín
hiệu chuông từ tổng đài đưa tới.

4. Trạng thái nghỉ, máy thường trực đón nhận tín hiệu chuông của tổng đài.

III. NHỮNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÁY ĐIỆN THOẠI

3.1. Chức năng báo hiệu: Báo cho người sử dụng điện thoại biết tổng đài sẳn
sàng tiếp nhận hoặc chưa tiếp nhận cuộc gọi đó bằng các âm hiệu: Tone mời quay
số, tone báo bận.

3.2. Phát mã số của thuê bao bị gọi vào tổng đài: Bằng cách thuê bao chủ gọi ấn
phím số … trên máy điện thoại.

3.3. Thông báo cho người sử dụng điện thoại : Biết tình trạng diễn biến việc kết
nối mạch bằng các âm hiệu hồi âm chuông, âm báo bận.

3.4. Báo hiệu bằng chuông kêu, tín hiệu nhạc, tiếng ve kêu: Cho thuê bao bị gọi
biết là có người đang gọi mình.

3.5. Biến âm thanh thành tín hiệu điện: Phát sang máy đối phương và chuyển tín
hiệu điện từ máy đối phương tới thành âm thanh.

3.6. Báo hiệu cuộc gọi kết thúc.

3.7. Khử trắc âm, chống tiếng dội, tiến keng, tiếng clíc lhi phát xung số

3.8. Tự động điều chỉnh âm lượng và phối hợp trở kháng với đường dây.

IV. PHÂN LOẠI MÁY ĐIỆN THOẠI

4.1. Chức năng:

Là một thiết bị đầu cuối (terminal – equipment), có chức năng:

 Chuyển đổi qua lại giữa tiếng nói và dòng điện truyền trên dây dẫn.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 68 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

 Gởi các số quay đến tổng đài xử lý.

 Nhận các tín hiệu gọi từ đối phương gởi đến (chuông kêu).

 Quay lại số máy gọi sau cùng (redial).

 Ghi âm cuộc đàm thoại đang diễn ra.

 Cài đặt bức điện thông báo đến người gọi. (Trong trường hợp vắng nhà).

 Lưu trữ số điện thoại đối phương vào bộ nhớ.

 Kềm giữ cuộc đàm thoại vàphát tín hiệu chờ (tín hiệu nhạc).

4.2. Phân loại:

4.2.1. Máy điện thoại cơ điện: Là loại máy dùng đĩa quay số, với loại máy này
chức năng cung cấp dịch dụ bị giới hạn. Nó có khả năng đàm thoại, quay số, nhận
chuông mà không mà không có các chức năng như kể trên.

4.2.2. Máy điện thoại điện tử: Là loại máy dùng nút ấn để gọi số. Với loại máy
này cung cấp được nhiều chức năng phục hơn, được dùng rộng rãi hiện nay và có
rất nhiều chủng loại:

a. Máy điện thoại ấn phím loại thông thường (standar – tel):

 Đàm thoại (Nói và nghe)

 Quay số dùng chế độ: T: Tone và P: Pulse.

 Rung chuông điện tử

 Gọi lại số sau cùng (Redial)

 Đàm thoại không dùng tổ hợp (spker – phone).

 Kèm giữ và phát nhạc (hold on music)

 Lưu trữ số điện thoại vào bộ nhớ.

 Điều chỉnh âm lượng nghe.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 69 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

 Điều chỉnh âm lượng chuông.

 Lấy lại âm hiệu mời quay số mà không cần gác tổ hợp.

b. Máy điện thoại ấn phím có màn hình (Display – tel)

Ngoài các chức năng máy điện thoại thông thường, loại máy này có thêm các
chức năng như sau:

 Hiển thị thời gian như một đồng hồ trên màn hình tinh thể lỏng.

 Hiển thị số thuê bao bị gọi khi tiến hành quay số.

 Hiển thị khoảng thời gian của cuộc đàm thoại.

 Hiển thị trạng thái máy trong quá trình sử dụng.

c. Máy điện thoại ấn phím có phần ghi âm (Cassette – tel)

Ngoài chức năng của máy điện thoại thông thường, loại này có thêm các chức
năng như sau:

 Cài đặt vào máy bức điện báo tin vắng nhà và trả lời tự động khi có đối
phương gọi đến.

 Tự động ghi nhận các thông tin của đối phương gởi đến, sau khi đã trả lời
bức điện báo tin vắng nhà.

 Điều khiển thay đổi bức điện cài đặt, nghe các bức điện của đối phương ở
xa (Remote control) và ở gần (Local control).

d. Máy điện thoại ấn phím không dây (Cordless – tel)

Ngoài chức năng như máy thông thường, loại máy này còn có các chức năng :

 Thiết lập cuộc gọi nội bộ giữa máy chính (Base Unit) và máy cầm tay.

 Thiết lập cuộc gọi ra đường dây từ máy cầm tay hoặc tứ máy chính.

 Nhận cuộc gọi từ bên ngoài trên máy chính hay máy cầm tay.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 70 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

 Cự ly liên lạc từ máy cầm tay đến máy chính tùy thuộc vào nhà sản xuất và
môi trường liên lạc.

e. Máy điện thoại truyền hình (Video – tel)

Ngoài chức năng thông thường của một máy điện thoại ấn phím, loại máy này
cho phép thấy được hình của đối phương đang đàm thoại với ta trên màn hình tinh
thể lỏng. Hệ thống có ống thu hình đặt phía trước máy. Màn hình có kích cỡ
khoảng 3 inch.

V. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MẠCH ĐIỆN CHO MỘT MÁY ĐIỆN
THOẠI:

5.1. Phương pháp hở mạch:

Hình 30: Trạng thái chờ chuông

TH: Mạch tín hiệu chuông NN: Mạch nói nghe

S : Tiếp điểm tổ hợp

5.1.1. Trạng thái chờ chuông: Tổ hợp đặt trên giá đỡ cũa máy, nút gác tổ hợp làm
tiếp điểm S2 chập S1. Mạch thu chuông được đấu thường trực lên đường dây để
đón tín hiệu chuông từ tổng đài phát tới. S3 hở tách mạch đàm thoại ra khỏi đường
dây.

5.1.2. Trạng thái đàm thoại: Thuê bao nhấc tổ hợp lên khỏi giá đỡ, nút gác tổ hợp
làm cho tiếp điểm S2 chập S3, mạch nói nghe đấu lên đường dây. S1 tách mạch
chờ tín hiệu chuông. Khi phát tín hiệu chuông tới tổng đài. Mạch phát pulse hoặc
Tone đấu lên dây.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 71 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

5.2. Phương pháp chập mạch:

5.2.1. Trạng thái chờ chuông

Tổ hợp đặt trên giá đỡ của máy, làm S2 chập S3. Mạch thu chuông được đấu lên
đường dây, còn mạch nói nghe bị đoản mạch.

5.2.2. Trạng thái đàm thoại, S2 chập S1

Do vậy mạch nói nghe được đấu lên đường dây còn mạch thu chuông bị đoản.

CHƯƠNG V: TỔNG ĐÀI PANASONIC KX-TES 824

I.Tổng quan về tổng đài KX-TES 824

Hình 31: Khung tổng đài KX-TES824

Tổng đài Panasonic TES–824 có sự linh hoạt về tính năng cũng như cấu hình
mở rộng là 1 giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Dòng tổng đài analog Panasonic KX-TES824 là dòng tổng đài điện thoại đầu
tiên có hệ thống định cấu hình với 3 đầu vào và 8 đầu ra trên khung chính(CCU).

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 72 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hệ thống tổng đài tiến tiến KX-TES824 là hệ thống điện thoại có thể hỗ trợ tốt
cho kinh doanh và nhu cầu cá nhân. KX-TES824 hỗ trợ 3 đường trung kế (CO) và
8 thuê bao. Với các card tuỳ chọn có thể mở rộng khả năng hệ thống lên 8 trung kế
(CO), 24 thuê bao khi nhu cầu tăng lên. Các model mở rộng của hệ thống KX-
TES824 đều có các tính năng cơ bản của khung chính, được xây dựng dựa vào hệ
thống chính gồm các tính năng cơ bản:

 Trả lời tự động nhiều cấp(3 cấp, hơn 3 cấp cần Card Disa KX-TE82491).

 Ghi âm cuộc gọi (Lắp thêm Card ghi âm KX-TE82492)

 Hiển thị số gọi nội bộ (Hiển thị số bên ngoài gọi đến cần lắp thêm card hiển
thị số KX-TE82493).

 Cấu hình tối đa - 8 trung kế / 24 Máy nhánh .

 Kết nối USB Lập trình tổng đài trên máy tính.

1.1. Thông số kỹ thuật

 Cấu hình ban đầu: 03 trung kế, 08 thuê bao.

 Quản lý cuộc gọi và cung cấp 50 Account code cho từng máy lẻ

 Tích hợp sẵn 01 kênh DISA-OGM - Ghi lời nhắn và trả lời tự động, truy
cập trực tiếp từ bên ngoài vào máy nhánh.

 Hiển số gọi đến tất cả các máy nội bộ. (Nâng cấp Card hiển thị số)

 Hạn chế thời gian gọi đi.

 Hạn chế hoặc cấm máy nội bộ gọi di động, liên tỉnh, quốc tế.

 Khả năng lập trình, cài đặt từ xa.

 Khả năng mở rộng: 05 trung kế - 16 thuê bao; 6 trung kế - 24 thuê bao; 8


trung kế 24 thuê bao

1.2.Các loại card mở cho TES 824 gồm:

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 73 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

1) Card KX-TES82474 là Card 8 thuê bao thường để mở rộng 08 thuê bao số

2) Card KX-TES82480 mở rộng 2 trung kế 08 thuê bao

3) Card KX-TES82483 mở rộng 3 trung kế 08 thuê bao

4) Card KX-TES82491: Card mở rộng chức năng trả lời tự động DISA.

5) Card KX-TES82492: Card ghi âm lời nhắn thời gian 60 phút.

6) Card KX-TES82493: Card hiện số trung kế CID 3 kênh.

1.3. Dung lượng hệ thống

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 74 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

1.4. Các cấu hình có thể nâng cấp hệ thống tổng đài Panasonic KX-TES824:

1.5. Tính năng cơ bản của hệ thống KX-TES824

+ Lời chào tự động, giúp cho khách hàng bấm trực tiếp người cần gặp mà
không phải qua bàn trực lễ tân làm trung gian.

+ Hệ thống cho phép cấm các máy lẻ không cho gọi di động, đường dài hoặc
hoàn toàn không được gọi ra ngoài ( Chỉ gọi trong nội bộ hệ thống )

+ Chức năng tạo mã cá nhân giúp quản lý chi phí cũng như cuộc gọi của mỗi
thành viên tốt hơn.

+ Kết nối với PC để lập trình hệ thống, kết nối với PC dùng phần mềm tính
cước quản lý chi phí cũng như cuộc gọi của máy lẻ.

+ Kết nối với bộ nguồn dự phòng giúp hệ thống hoạt động liên tục ngay cả khi
mất điện.

+ Tích hợp chức năng hiển thị số gọi đến giữa các máy nhánh nội bộ ( máy
nhánh nội bộ phải có chức năng hiển thị số gọi đến ) .

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 75 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

+ Tích hợp tính năng trả lời, quay số tự động, thời gian ghi âm lời chào là 3 phút.

+ Hạn chế gọi đi quốc tế, liên tỉnh, di động bằng mã số cá nhân cho từng người
sử dụng. Có tối đa 50 mã cá nhân trên hệ thống .
+ Hạn chế thời gian gọi ra cho mỗi cuộc gọi .
+ Tự động chèn mã 171, 177,178,... khi gọi liên tỉnh, quốc tế .
+ Tính năng tự động dò tìm máy fax: Khi sử dụng line nội bộ làm số fax, khi có tín
hiệu fax đến, tổng đài tự động chuyển đến máy fax mà không đổ chuông điện thoại

+ Đàm thoại hội nghị : Tổng đài hỗ trợ đàm thoại 3 bên

Các tính năng nổi bật:

♦ Mở rộng đơn giản và linh hoạt.

♦ Tích hợp tính năng DISA 3 cấp ( Direct Inward System Access).

♦ Khả năng lưu trữ tin nhắn thoại ( Built - in Voice Message ).

♦ Định tuyến cho các cuộc gọi từ dịch vụ Fixed Line SMS.

♦ Hiển thị thông tin của số máy bên ngoài gọi đến (số máy, tên người gọi ) .

♦ Khả năng lập trình dễ dàng trên PC ( Panasonix TX-TE Mainternace


Console).

♦ Khả năng liên kết linh hoạt nối nhiều loại dây thiết bị (SLT, PT, DSS, máy
FAX, điện thoại không dây, thiết bị dữ liệu đầu cuối ).

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 76 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hình 32: Sơ đồ kết của tổng đài KX-TES824

II. Hướng dẫn sử dụng TES824

2.1. Gọi nội bộ: Nhấc máy -> nhấn số nội bộ ( phím DSS tương ứng với số
nội bộ đã lưu) -> nói chuyện .
2.2. Gọi Operator : Nhấc máy -> nhấn số ( 0/ 9 ) -> nói chuyện .
2.3.Gọi ra ngoài chiếm ngẫu nhiên CO
Nhấc máy -> nhấn số ( 0/ 9 ) chiếm CO -> số điện thoại cần gọi -> nói chuyện .
2.4. Chiếm trực tiếp CO gọi ra ngoài
Nhấc máy -> nhấn ( 81-> 88 ) chiếm CO -> quay SĐT cần gọi -> nói chuyện .
2.5.Gọi bằng Account Code :
Nhấc máy -> nhấn số 9 ( 81/ 88 ) chiếm CO -> nhấn ** -> Pass word ( account
code ) -> quay SĐT cần gọi -> nói chuyện .

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 77 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

2.6. Call Pickup : Rước cuộc gọi


* Plant 1 :
Rước theo nhóm : Nhấc máy -> nhấn số 40 -> nói chuyện .
Rước trực tiếp : Nhấc máy -> nhấn số 4 + Ext No -> nói chuyện .
* Plant 2,3 :
Rước theo nhóm : Nhấc máy -> nhấn số #40 -> nói chuyện .
Rước trực tiếp : Nhấc máy -> nhấn số #4 1+ Ext No -> nói chuyện .
2.7. Chuyển cuộc gọi :
* Chuyển nội bộ :
Đang nói chuyện nhấn Transfer / Flash / Hookswitch -> nhấn số Ext hoặc nhấn
phím trên DSS -> gác máy .
* Chuyển trên đường CO :
Đang nói chuyện nhấn Transfer -> nhấn 9 ( 81 -> 88 ) -> nhấn số điện thoại ->
gác máy .
2.8. Đàm thoại tay ba :
Nhấc máy -> nhấn số 9 ( 81/ 88 ) -> nhấn số điện thoại -> nói chuyện-> nhấn
CONF/ Flash / Hookswitch -> nhấn số Ext -> nói chuyện -> nhấn CONF/ Flash
-> Hookswitch -> nhấn số 3 -> 3 người nói chuện cùng lúc .
2.9. Ghi âm bản tin thường :
Program -> 9-> 1-> OGM no (có 8 OGM từ OGM1-> OGM8) -> Record(bắt
đầu đọc bản tin -> Store(kết thúc bản tin và lưu bản tin) .
Nghe lại : Program -> 9-> 2-> OGM No (1->8)
2.10. Ghi âm bản tin 3 cấp : DISA AA
-Bản tin cấp 2 : 2 level AA
Program -> 9-> 3-> AA No for 2 level DISA OGM ( 0-9 ) + * -> Record ->
Store
- Bản tin 3 cấp : 3 level AA
Program -> 9-> 3-> AA No for 2 level DISA OGM ( 0-9 )-> AA No for 3 level
DISA OGM ( 0-9 ) -> Record -> Store .

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 78 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

2.11. Nghe lại bản tin 3 cấp : DISA AA


-Bản tin cấp 2 :
Program -> 9-> 4 -> AA No for 2 level DISA OGM ( 0-9 ) -> *.
-Bản tin cấp 3 :
Program -> 9-> 4 -> AA No for 2 level DISA OGM ( 0-9 ) -> AA No for 3 level
DISA OGM ( 0-9 )
2.12. Lưu số trên bàn DSS từ bàn lập trình và bàn DSS:
-Lưu số Ext :
Program # * -> nhấn phím cần lưu trên bàn DSS-> nhấn phím số 1(trên bàn lập
trình) -> Ext -> Store .
-Lưu số CO :
Program # * -> nhấn phím cần lưu trên bàn DSS-> nhấn phím số 0(trên bàn lập
trình)-> CO -> Store .
-Lưu số quay nhanh :
Program # * -> nhấn phím cần lưu trên bàn DSS-> nhấn phím số 2 trên bàn lập
trình-> nhấn số 9 ->số cần lưu -> Store .
2.13. Call Forwarding :
-All call tấc cả cuộc gọi vào sẽ Forward đến moat máy khác được gán
Set : nhấc máy -> FWD/DND ( 71 ) -> 1 -> Ext No -> # -> gác máy .
Cancel : nhấc máy -> FWD/DND ( 71 ) -> 0 -> gác máy .
-Busy / No answer khi gọi vào máy bị bận hoặc không trả lời thì sẽ forward
cuộc gọi đến máy khác đã được gán
Set : nhấc máy -> FWD/DND ( 71 ) -> 2 -> Ext No -> # -> gác máy .
Cancel : nhấc máy -> FWD/DND ( 71 ) -> 0 -> gác máy .
-To outside CO line cuộc gọi sẽ được forward trên đường CO đến một máy cố
định hay máy di động đã được gán
FWD/DND ( 71 ) -> 3 -> 9/0 -> số điện thoại -> # -> gác máy .
Cancel : nhấc máy -> FWD/DND ( 71 ) -> 0 -> # .
-Follow me :

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 79 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Set : nhấc máy -> FWD/DND ( 71 ) -> 5 -> Ext No -> # -> gác máy .
Cancel : nhấc máy -> FWD/DND ( 71 ) -> 8 -> Ext No -> # -> gác máy .
2.14. Tránh làm Phiền : DND sẽ không có chuông đổ khi có cuộc gọi đến
Set : nhấc máy -> FWD/DND ( 71 ) -> 4 -> # -> gác máy .
Cancel : nhấc máy -> FWD/DND ( 71 ) -> 0 -> # -> gác máy .
2.15. Khoá bàn phím chỉ nhận cuộc gọi không thực hiện cuộc gọi
Lock : Nhấc máy nhấn 77 -> password -> password -> # -> gác máy .
Unlock : Nhấc máy nhấn 77 -> password -> # -> gác máy .
2.16. Chuyển chế độ ngày đêm bằng tay ở máy Operator :
Ngày : Nhấc máy -> 780 -> # -> gác máy .
Đêm : Nhấc máy -> 781 -> # -> gác máy .
2.17. Kiểm tra chế độ ngày đêm ở máy Operator :
Không nhấc máy nhấn phím # .
2.18. Xoá cài đặc chức năng ở máy con
Nhấc máy -> 79 -> # -> gác máy .

III. Các bước lập trình tổng đài PANASONIC KX-TES 824

Để lập trình hệ thống thì bàn lập trình phải gắn vào Port 1; Jack 01:
Nhấn Program -> *#1234 ->” System No? -> nhập mã lệnh lập trình theo hướng
dẫn dưới đây:
Chú ý: Các lệnh sau tương đương ứng các phím trên bàn lập trình KXT7730
hoặc KXT 7030.
Next : Tương đương với phím SP-Phone dùng để lật trang màng hình đi tới.
Select:Tương đương với phím Auto Answer.
Store:Tương đương với phím Auto Dial Store.
End:Tương đương với phím Hold (kết thúc).
FWD:Dùng để di chuyển con trỏ đi tới.
CONF:Dùng để di chuyển con trỏ đi lui.

Redial:Dùng để lui trang màng hình trở lui

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 80 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

1. Cài đặt ngày giờ cho tổng đài :

-Nhập 000-> Next ->Year ( 00-99) nhập 2 số cho năm-> Select ( Auto
answer): chọn Jan -> Dec cho tháng -> Day (1 -> 31) nhập 2 số cho ngày ->
Select ( Auto answer): chọn Sun -> Sat ->Hour (bấm từ 1->12) để chọn giờ ->
Minute (bấm từ 00->99) để chọn phút -> Select ( Auto answer): AM/PM để
chọn giờ AM hay PM -> Store để lưu -> End kết thúc.

2. Đổi Password lập trình hệ thống:

- Nhập 002 -> Next -> Password(0000 – 9999) nhập Password bốn số cần thay
đổi (mặc định là 1234) -> Store để lưu -> End kết thúc.

3. Khai báo bàn giám sát DSS :

- Nhập 003 ->Next -> DSS Console No (1->2) Nhập 1 hoặc 2 để chọn bàn
DSS1 hay DSS2 -> ExtJack No (02 -> 16) chọn Jack đã gắn bàn DSS ->Store
->End kết thúc.

- Nhập 004 ->Next -> DSS Console No (1->2) Nhập 1 hoặc 2 để chọn DSS1
hoặc DSS2 vừa chọn ở bước trên >> Ext Jack No (01->24) chọn Jack mà gắn
bàn lập trình (thường chọn Jack 01) -> Store để lưu -> End để kết thúc.

4. Chế độ ngày đêm chuyển đổi tự động (Auto) hoặc nhân công (Man) :

- Nhập 006 ->Next ->Select để chọn Auto hay Man -> Store để lưu -> End .

5. Định thời gian làm việc ở chế độ ngày đêm :

- Nhập 007 ->Next -> Next (Sun -> Sat) để chọn thứ hoặc phím Redial (Sun-
> Sat) hoặc “*” (Everyday) chọn tất cả các ngày trong tuần ->Select (day / night /
lunch-S/lunch-E) chọn chế độ ngày, đêm,trưa -> Hour (1 -> 12) bấm từ 1->12
chọn giờ >> Minute (00 -> 59) nhập tư 00 - 59 chọn phút -> bấm Select chọn AM
hoặc PM ->Store để lưu -> End kết thúc.

6. Chọn Jack làm máy Operator :


GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 81 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

- Nhập 008 ->Next -> Ext jack No (01 -> 08) nhập từ 01-> 08 để chọn Jack
cho Operator ->Store để lưu -> End kết thúc.

7. Thay đổi số máy nhánh:

Để thay đổi số máy nhánh bạn có thể chọn một trong 3 Plan sau:

* Plan 1 : Ext 100 -> 199

* Plan 2 : Ext 100 -> 499

* Plan 3 : Ext 10 -> 49

- Nhập 009 ->Next ->Select chọn Plan 1/2/3 ->Store ->Next -> Ext jack No
(01->24) -> Ext No nhập số máy nhánh cần thay đổi ->Store để lưu -> End.

8. Kết nối trung kế ( Kết nối CO hoặc không kết nối CO ) :

- Nhập 400 ->Next -> Outside line No (1…8/*) nhập 1->8 để chọn CO1-CO8
hoặc “ * ” chọn tất cả CO -> bấm Select chọn Connect hoặc No connect ->
Store để lưu ->End kết thúc.

9. Chọn chế độ quay số cho trung kế :chọn chế độ DTMF

- Nhập 401 ->Next -> Outside line No (1…8/*) nhập 1->8 chọn CO1->CO8
hoặc “*” chọn tất cả CO ->Select để chọn DTMF Mode ->Store để lưu ->End.

10. Xác lập máy đổ chuông ở chế độ ngày / đêm / trưa :

* Chế độ ngày : (Theo thời gian trong chương trình 007)

- Nhập 408 -> Next -> Outside line No (1…8/*) nhập 1->8 chọn CO1 -> CO8

hoặc bấm “*” để chọn tất cả CO -> Exit Jack No (01->24/*) nhập từ 01->24
chọn máy đổ chuông hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh đổ chuông -> Select
chọn Enable (đổ chuông) / Disable (không đổ chuông) ->Store để lưu -> End.

* Chế độ đêm : (Theo thời gian trong chương trình 007)

- Nhập 409 ->Next -> Outside line No (1…8/*) nhập 1->8 chọn CO1 -> CO8

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 82 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

hoặc bấm “*” để chọn tất cả CO -> Exit Jack No (01->24/*) nhập từ 01->24
chọn máy đổ chuông hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh đổ chuông -> Select
chọn Enable (đổ chuông) / Disable (không đổ chuông) -> Store để lưu -> End.

* Chế độ trưa : (Theo thời gian trong chương trình 007)

- Nhập 410 -> Next -> Outside line No (1…8/*) nhập 1->8 chọn CO1 -> CO8
hoặc bấm “*” để chọn tất cả CO >> Exit Jack No (01->24/*) nhập từ 01->24
chọn máy đổ chuông hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh đổ chuông >> Select
chọn Enable (đổ chuông) / Disable (không đổ chuông) -> Store để lưu -> End.

11. Chế độ Delay chuông ở chế độ ngày / đêm / trưa :

* Chế độ ngày tương ứng với chương trình 408:

- Nhập 411 -> Next >> Outside line No (1…8/*) nhập 1->8 chọn CO1 ->
CO8 hoặc bấm “*” để chọn tất cả CO -> Exit Jack No (01->24/*) nhập từ 01-
>24 chọn máy đổ chuông hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh đổ chuông
Delay hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh đổ chuông Delay -> Select chọn
Immediately, 5s,10s,15s ->Store để lưu ->End kết thúc.

* Chế độ đêm tương ứng với chương trình 409:

- Nhập 412 -> bấm Next -> Outside line No (1…8/*) nhập 1->8 chọn CO1 ->
CO8 hoặc bấm “*” để chọn tất cả CO -> Exit Jack No (01->24/*) nhập từ 01-
>24 chọn máy đổ chuông hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh đổ chuông
Delay hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh đổ chuông Delay -> Select chọn
Immediately, 5s,10s,15s -> Store để lưu -> End kết thúc.

* Chế độ trưa tương ứng với chương trình 410:

- Nhập 413 >> Next >> Outside line No (1…8/*) nhập 1->8 chọn CO1 ->
CO8 hoặc bấm “*” để chọn tất cả CO >> Exit Jack No (01->24/*) nhập từ 01-
>24 chọn máy đổ chuông hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh đổ chuông

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 83 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Delay hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh đổ chuông Delay -> Select chọn
Immediately, 5s,10s,15s -> Store để lưu -> End kết thúc.

12. Chế độ Hunting : Tìm máy rỗi trong nhóm đổ chuông

Chú ý : Trước khi khai báo nhóm liên tụ vào chương trình 600 để khai báo
nhóm Ext.

- Nhập 600 ->Next -> Exit Jack No (01->24) nhập 01->24 chọn máy nhánh để
nhóm vào trong một nhóm -> Exit Group (1…8) nhập 1->8 để chọn nhóm ->
Store để lưu ->End kết thúc. (Chọn các Exit vào trong 1 nhóm).

- Nhập 100 -> Next -> Ext group No (1…8) nhập 1->8 chọn nhóm máy nhánh

-> Select chọn Enable/Disable -> Store để lưu ->End kết thúc.

- Nhập101 -> Next -> Ext group (1…8) nhập 1-> 8 chọn nhóm máy nhánh -
>Select chọn Terminal / Circular -> Store lưu -> End kết thúc.

- Nhập 414 (chế độ ngày) -> Next -> Outside line No(1…8/*) nhập 1-> 8 chọn
CO1>> CO8 hoặc bấm “*” để chọn tất cả các CO -> Select chọn
Normal/DIL/DISA1/DISA2/UCD (chọn DIL) -> Ext Jack No(01->24/*) nhập

01->24 để chọn máy nhánh hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh -> Store để
lưu -> End kết thúc.( Chọn DIL cho Exit Jack thấp nhất trong nhóm) .

- Nhập 415 (chế độ đêm) -> Next -> Outside line No(1…8/*) nhập 1-> 8 chọn
CO1>> CO8 hoặc bấm “*” để chọn tất cả các CO ->Select chọn
Normal/DIL/DISA1/DISA2/UCD (chọn DIL) >> Ext Jack No(01->24/*) nhập

01->24 để chọn máy nhánh hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh ->Store để
lưu -> End kết thúc.( Chọn DIL cho Exit Jack thấp nhất trong nhóm) .

- Nhập 416 (chế độ trưa) ->Next -> Outside line No(1…8/*) nhập 1-> 8 chọn
CO1-> CO8 hoặc bấm “*” để chọn tất cả các CO -> bấm Select chọn
Normal/DIL/DISA1/DISA2/UCD (chọn DIL) -> Ext Jack No(01->24/*) nhập

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 84 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

01->24 để chọn máy nhánh hoặc bấm “*” để chọn tất cả máy nhánh -> Store để
lưu ->End kết thúc.( Chọn DIL cho Exit Jack thấp nhất trong nhóm) .

* Terminal: Chế độ đổ chuông không xoay vòng.

* Cicular : Chế độ đổ chuông xoay vòng.

13.Chế độ DISA : Chế độ trả lời tự động

- Nhập 414 ( Chế độ ngày ) ->Next -> Outside line No (1…8/* ) nhập 1->8
chọn C01->C08 hoặc bấm “* “ để chọn tất cả CO ->Select chọn
NOMAL/DIL/OGM1/OGM2/UCD (chọn OGM 1 hoặc OGM 2) ->Store để lưu
->End kết thúc .( Chọn OGM1/OGM2 ) .

- Nhập 415 ( Chế độ đêm ) -> Next -> Outside line No (1…8/* ) nhập 1->8
chọn C01->C08 hoặc bấm “* “để chọn tất cả các CO ->Select chọn
NORMAL/DIL/OGM1/OGM2/UCD (chọn OGM 1 hoặc OGM 2) ->Store để
lưu ->End kết thúc.

- Nhập 416 ( Chế độ trưa ) ->Next-> Outside line No (1…8/* ) nhập 1->8
chọn C01->C08 hoặc bấm “*” để chọn tất cả các CO -> Select chọn
NORMAL/DIL/OGM1/OGM2/UCD ( chọn OGM 1 hoặc OGM 2) ->Store để
lưu ->End kết thúc . ( Chọn OGM1/OGM2 ).

14.Chế độ DISA 3 cấp :

- Nhập 500 ->Next ->Select chọn with AA/Without AA ( chọn with AA) ->
Store để lưu ->End kết thúc .

- Nhập 501 ->Next ->AA No ( 0->9 ) nhập 0->9 ứng với 10 máy nhánh trong
chế độ AA ->Select chọn Jack/Grp/3 level AA/Not Store (chọn 3 LevelAA) ->
Ext jack No ( 01…24 ) hoặc Ext Group No (1…8 ) ->Store để lưu ->End.

* Chú ý: Chọn AA No từ 0 -> 9 tương ứng với 10 máy nhánh trong Disa cấp 2
sau để chọn ở chế độ 3 level AA tương ứng cho AA No từ 0 -> 9 .

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 85 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

- Nhập 5X (X= 40-> 49) ->Ne xt -> Second AA No (0…9 )-> Third AA No (
0…9/* ) ->Select chọn ( Jack/Grp/3 level AA/Not Store ) -> Ext jack No ( 01…
24 ) hoặc Ext Group No ( 1…8 ) -> Store để lưu ->End kết thúc.

Chú ý: *X ( 40 -> 49 ) tương ứng AA No từ 0 -> 9 .


*Second AA No : Chọn số AA No theo từng nhánh từ 0 -> 9 . Sau đó chọn * cho
Third AA No và chọn 3 level AA cho tất cả các nhánh trong Third AA No .
*Third AA No chọn số tương ứng cho từng nhánh từ AA No ( 0 ->9 ) để gán cho
từng Jack cho từng Ext .
* 414, 415, 416 : Khai báo vào chế độ DISA cấp I ( Disa tổng ).

15.UCD( phân chia cuộc gọi đồng nhất) :

Chú ý: Nếu có cuộc gọi từ ngoài vào các máy đổ chuông bận trên đường CO sử
dụng chế độ UCD thì tổng đài sẽ thực hiện chế độ UCD như phát bản tin thông
báo khoảng thời gian chờ hoặc kết thúc cuộc gọi. Phái có Card DISA.

- Nhập 4X ( 14-16 )->Next ->CO line No (1->8/*) nhập từ 1->8 để chọn từng
CO nhập “* “ chọn tất cả->Select chọn Normal/UCD/ Modem(chọn UCD)
->Store để lưu -> End kết thúc.

Chú ý:X : 14-16: ngày , đêm , trưa.

 Chọn UCD .
- 408 cho chế độ ban ngày để chọn máy đổ chuông .khai báo giống mục V
- 409 cho chế độ ban đêm để chọn máy đổ chuông .Khaibáo giống mục V
- 410 cho chế độ ban trưa để chọn máy đổ chuông .Khai báo giống mục V
- Nhập 600 -> Next -> Ext Jack No (chọn máy đã khai báo đổ chuông) -> Ext
group No(cho những máy đổ chuông vào cùng 1 nhóm) - >Store để lưu -> End.

 Cho những máy đổ chuông vào một nhóm .

-Nhập 100 -> Next -> Ext group No(chọn nhóm đổ chuông) ->Select chọn

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 86 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

( Enable/Disable ) -> Store để lưu ->End kết thúc.


 Chọn nhóm có những máy đổ chuông về chế độ Enable .
- Nhập 101 ->Next -> Ext group No ->Select chọn ( Terminal / Cicular ) ->
Store để lưu ->End kết thúc.
 Chọn Terminal / Cicular cho nhóm “Ext group No” đã chọn ở trên.
+Terminal chế độ đổ chuông không xoay vòng.
+Cicular chế độ đổ chuông xoay vòng.

-Nhập 527 -> Next -> UCD OGM No chọn 1…8 ->Store để lưu -> End.
 Chọn bản tin UCD phát ra khi các máy đổ chuông bận
-Nhập 521 ->Next -> Waiting time ( 1-32 min/1-59s ) ->Select chọn thời gian-
>Store để lưu->End kết thúc .

 Chọn khoảng thời gian chờ khi phát bản tin UCD khi các máy bận .

-Nhập 523 -> Next ->Select chọn Intercept- Disa/Disconnect -OGM ->
Disa/UCD OGM No ( 1…8 ) ->Store để lưu ->End kết thúc .

Intercept :

+Normal : Đổ chuông ở máy được khai báo đổ chuông sau UCD hoặc nhấn
trực tiếp số nội bộ .
+ Disa : Phát bản tin OGM và đổ chuông ở máy khai báo sau UCD hoặc

nhấn trực tiếp số nội bộ .

Disconnect :

+Normal : Kết thúc . +DISA: Phát ra bản tin rồi kết thúc.

16.Cấm Ext (máy lẻ) gọi ra trên đường CO :

- Nhập 4X (X=05,06,07) ->Next -> Outside line No nhập (1…6) chọn từ


CO 1…C06 hoặc bấm “* “ chọn tất cả CO ->Ext Jack No (nhập 1->24 hoặc “* “
chọn tất cả) -> Select chọn (Enable cho phép chiếm CO khi bấm số 9 gọi ra
ngoài / Disable không cho gọi ra ngoài ) -> Store để lưu ->End kết thúc .

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 87 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

+ X=05 ban ngày,06 ban đêm,07 trưa


 Chọn Enable cho các Ext trên đường CO nếu cho máy Ext chiếm CO gọi ra
ngoài . Nếu không cho thì chọn Disable .

17.Hạn Chế cuộc gọi :

- Nhập 3X (X= 02-05 ) -> Next -> Code No ( 01-20 là nơi tạo mã cấm cho từng
cos từ cos 2 ->cos 5) ->Store để lưu ->End kết thúc .
+ 02 : Class 2 + 04 : Class 4
+ 03 : Class 3 + 05 : Class 5

- Nhập 6X (X= 01…03 ) ->Next -> Ext jack No ( 01…24/* ) -> Cos No

( Ext jack ở Cos 1 thì không bị giới hạn ) -> Store để lưu ->End kết thúc .
+ 01 : cho ban ngày + 02 : cho ban ngày + 03 : cho ban ngày

18.Gọi ra ngoài bằng Account code :

- Nhập 605 -> Next -> Ext Jack No ( 01…24/* ) ->Select chọn (Option/
Forced/ Verify all / verify toll) ->Store để lưu->End kết thúc. .

 Verify all : Không tạo mã cấm nào trong chương trình (khi gọi ra ngoài phải
nhập Account code ) .
 Verify toll : Áp dụng từ Class 3 -> class 5 . Khi đó đã tạo những mã cấm trong
chương trình 303 -> 305 . Muốn gọi phải nhấn Account code . Những mã không
cấm trong chương trình 303->305 không cần nhấn Account code.

- Nhập 310->Next ->Code No ( 01-50 ) ->Account code ( 0->9 )->Store để lưu


->End kết thúc .
 Tạo mã Account để khi gọi thì nhấn mã có 4 ký tự .(0000->9999)
- Nhập 303-305 : Tạo mã cấm khi sử dụng ở Class ( 3->5 ) ở chế độ Verify – toll .
- Nhập 601-602-603 : Đưa máy nhánh vào Class 3-5) sử dụng Account code .

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 88 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

19.ARS :Chế độ tự động chèn dịch vụ khi gọi

-Nhập 350 ->Next -> CO line No ( 1…8/* chọn CO để sử dụng chế độ ARS)
nhập từ 0->8 nếu chọn từ CO 1-> CO 2, chọn tất cả thì chọn “*” ->Select chọn (
Enable sử dụng ARS / Disable không sử dụng ARS ) -> Store để lưu > End.
 Chọn đường CO để sử dụng dịch vụ ARS ( Enable ) .
- Nhập 351 ->Next ->Code No ( 01-80 ) -> Area code ( tối đa 7 digits, 0…9 )
->Store để lưu ->End kết thúc.
 Chọn mã vùng khi gọi sẽ chèn dịch vụ ARS cho Route 1 .
- Nhập 352 -> Next -> Code No ( 01-80 ) -> Area code ( tối đa 7 digits, 0…9 )
->Store để lưu->End kết thúc.
 Chọn mã vùnng khi gọi sẽ chèn dịch vụ ARS cho Route 2 .
- Nhập 353 -> Next -> Code No ( 01-80 ) -> Area code ( tối đa 7 digits, 0…9 )

->Store để lưu -> End kết thúc .

 Chọn mã vùng khi dọi sẽ chèn dịch vụ ARS cho Route 3 .

- Nhập 354 ->Next -> Code No ( 01-80 ) -> Area code ( tối đa 7 digits, 0…9 )

->Store để lưu -> End kết thúc .


 Chọn mã vùng dùng khi gọi se chèn dịch vụ ARS cho Route 4 .
- Nhập 361 -> Next -> Route No ( 1…4 ) -> chọn từ 1 -> 4 để chọn Route 1

->Route 4-> Added Number (chèn mã dich vụ như 171,177,178,179 cho từng
Route tương ứng)->Store để lưu -> End kết thúc.

20.Đảo cực : - Nhập 424->Next -> CO line No ( 1…8/* ) chọn từ 1 ->8 cho CO
1->CO 8 hoặc chọn tất cả thì chọn “*” ->Select chọn ( Enable chế độ đảo cực /
Disable không chọn chế độ đảo cực ) -> Store để lưu -> End kết thúc.

21.Chỉnh thời gian Flash time :

- Nhập 418->Next -> CO line No ( 1…8/* ) nhập từ 1->8 nếu chọn từ

CO 1->CO 8 nhập “*” chọn tất cả-> Select chọn ( 600/900/1200ms )


GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 89 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

->Store để lưu-> End kết thúc.

22. Giới hạn thời gian gọi ra ngoài :

- Nhập 212->Next -> Time ( 1->32 Minite là thời gian cần giới hạn ) ->Store
để lưu->End kết thúc.
 Tạo khoảng thời gian giới hạn để đàm thoại ( 1-> 32 min )
- Nhập 613 ->Next -> Ext Jack No ( 01…24/* chọn Jack Ext từ 0 ->24 nếu chọn
tất cả các Jack thì nhập “*” ) ->Select chọn (Enable là giới hạn/ Disable là không
giới hạn ) -> Store để lưu -> End kết thúc.

23.Giới hạn gọi ra trên đường CO :

- Nhập 205 ->Next -> ( 1-32min là thời gian cần giới hạn) ->Store để lưu->
End kết thúc.
Áp dụng khi sử dụng ở chế độ Call forwarding to out side CO line , Call transfer
to outside CO line . Khi hết thời gian giới hạn sẽ chấm dứt cuộc đàm thoại .

24.Chuyển cuộc gọi trên đường CO line :

- Nhập 606 ->Next -> Ext Jack No ( 01…24/* ) nhập từ 1->24 để chọn

Ext Jack nếu chọn tất cả các Jack thì nhập “*” ) -> Select chọn (Enable chế độ
chuyển cuộc gọi/ Disable chế độ không chuyển cuộc gọi ) ->Store để lưu ->End.

25.Call Forwarding cuộc gọi trên đường CO line :

- Nhập 607 ->Next -> Ext Jack No ( 01…24/* ) nhập từ 1-> 24 để chọn từ Jack
1 -> 24, nhập “*” chọn tất cả) -> Select chọn (Enable chế độ cho phép / Disable
không cho phép ) -> Store để lưu -> End kết thúc.

26.Reset dữ liệu hệ thống ( reset phần mềm )

- Nhập 999 ->Next ->Select chọn ( All Para / System / CO / Ext / Dss /Speed
dial ) -> Store để lưu-> End kết thúc .

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 90 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

+ All para: Reset Tổng Đài trả về giá trị Default .


+ CO para: Reset Tổng Đài trả về giá trị Default của các chức năng CO line.
+ Ext para: Reset Tổng Đài trả về giá trị Default của các chức năng Ext line.
+ DSS para: Reset Tổng Đài trả về giá trị Default của các chức năng DSS console

27.Hiển thị số gọi đến :

- Nhập 900 ->Next -> CO line No ( 1…8/* ) nhập từ 1-> 8 nếu chọn từ

CO 1-> CO 2,nhập ”*“ nếu chọn tất ca các CO) ->Select chọn (Enable hiển
thị / Disable không hiển thị ) -> Store để lưu-> End kết thúc.

 Chọn có hoặc không có hiển thị trên từng CO

- Nhập 910 ->Next -> CO line No ( 1…8/*) nhập từ 1 -> 8 nếu chọn từ

CO 1->CO 8,nhập “*” nếu chọn tất cả ) -> Select chọn ( FSK hiển thị ở hệ
FSK / DTMF hiển thị ở hệ DTMF) ->Store để lưu ->End kết thúc.

28.Set cổng COM máy in RS232C

- Nhập 800 ->Next ->Select ( CR + LF/CR ) ->Store để lưu ->Next -> Select (
1200/2400/4800/9600bps tốc độ máy in phải giống với tốc độ của tổng đài ) ->
Store -> Next ->Select ( 7/8 bit ) -> Store -> Next-> Select chọn ( Mark/Space/
Even / All/ None ) -> Store-> Next-> Select ( 1 bit / 2bit ) -> Store ->End .

+ Chọn mã đường line : CR + LF/CR + Chọn độ dài ký tự : 7/8 bit .

+ Chọn tốc độ bit : 1200/2400/9600/4800 + Chọn bit stop : 1 bit /2bit .

+ Chọn bit parity : Mark/Space / even/ old/ None

29.Chọn chế độ in hay không in cuộc gọi ra hoặc vào :

- Nhập 802 ->Next ->Select chọn ( On / Off / Toll ) -> Store để lưu ->Next ->
Select ( On / Off ) ->Store để lưu -> End kết thúc.

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 91 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

+ Outgoing call : cuộc gọi ra : ON( In tất cả cuộc gọi) / OFF(không in)/ Toll
( in những cuộc gọi giới hạn ).
+ Incoming call : Cuộc gọi vào : On ( In ) /Off (kông gọi).

GVHD: Th.s BÙI NHƯ PHONG 92 SV: Nguyễn Viết Vững – ĐT6-K10

You might also like