You are on page 1of 75

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản

Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN1
Tổng quan

Kinh tế học: nghiên cứu cách thức các nguồn lực khan hiếm được phân bổ cho các nhu cầu
sử dụng mang tính cạnh tranh.

Các câu hỏi chủ yếu của kinh tế học:


ƒ Sản xuất cái gì?
ƒ Sản xuất như thế nào?
ƒ Sản xuất cho ai?

Giới hạn khả năng sản xuất:


Các kết hợp hàng hóa và dịch vụ cuối cùng có thể được sản xuất ra trong một giai đoạn cho
trước ứng với trình độ công nghệ và các nguồn lực sẵn có và có giới hạn.
ƒ Chi phí cơ hội – để có được hay sản xuất được thêm một hàng hóa thì phải giảm sản
xuất một hay một số hàng hóa khác (cơ hội bị mất).
ƒ Định luật về chi phí cơ hội tăng lên – để có thêm một hàng hóa phải hy sinh hay giảm
bớt một số lượng ngày càng nhiều hơn hàng hóa khác trong kết hợp chọn lọc.
ƒ Bên trong của đường giới hạn – thể hiện các nguồn lực chưa được sử dụng hết hay
tình trạng không hiệu quả.
ƒ Mở rộng hay sự nở ra bên ngoài của đường giới hạn – thể hiện sự gia tăng của các
nguồn lực và công nghệ tiên tiến.

Cách thức các lựa chọn được thực hiện:


ƒ Cơ chế thị trường – giá được xác định thông qua thị trường, giá ra tín hiệu hiện tượng
thặng dư hay thiếu hụt. Dựa vào đó, các chủ thể kinh doanh phân bổ nguồn lực nhằm
tận dụng lợi thế để tạo ra các nguồn lợi cao nhất.
ƒ Kinh tế mệnh lệnh – cơ quan trung ương phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu.
ƒ Kinh tế hỗn hợp – một nền kinh tế kết hợp cả dấu hiệu thị trường và phi thị trường để
phân bổ hàng hóa và nguồn lực.

Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu các hoạt động hay các biến tổng gộp của nền kinh tế như sản
phẩm quốc dân, mức nhân dụng hay mức giá.

Kinh tế học vi mô: nghiên cứu hành vi cá nhân của nhà sản xuất và người tiêu dùng vận hành
và hoạt động trong các thị trường riêng lẻ của nền kinh tế.

1
Tài liệu này được tóm tắt, lược dịch và phát triển dựa vào QUICK STUDY, MACROECONOMICS GUIDE,
BarCharts, Inc. Boca Raton, FL. Dùng cho học tập và nghiên cứu.

Châu Văn Thành 1

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

Cung – Cầu

Cầu:

Đường cầu (biểu cầu): là một đường (bảng) biểu diễn số lượng một loại hàng hóa mà một
người tiêu dùng sẵn lòng hay có thể mua ứng với những mức giá khác nhau với giả định về
sở thích, thị hiếu, thu nhập, giá hàng hóa liên quan, và số lượng người mua cho trước.

Luật cầu: tăng giá (P) làm giảm số lượng cầu (Q).

Thay đổi cầu: thay đổi một yếu tố cố định (ví dụ sở thích, thị hiếu) tạo ra thay đổi tiêu dùng
dự kiến ở tất cả các mức giá, dịch chuyển đường cầu sang phải (tăng cầu), sang trái (giảm
cầu).

Thay đổi số lượng cầu: tạo ra bởi chính giá cả của hàng hóa đó và kết quả là di chuyển dọc
theo đường cầu.

Giá (hàng hóa) liên quan: giá của hàng hóa bổ sung hay thay thế bao gồm trong tiêu dùng
tương lai.
Cung:

Đường cung: là một đường (bảng) biểu diễn số lượng một loại hàng hóa mà một người bán
sẵn lòng hay có thể bán ứng với những mức giá khác nhau với giả định về chi phí sản xuất
được xác định bởi giá các nhập lượng, công nghệ, và số lượng người bán cho trước.

Luật cung: tăng giá (P) làm tăng số lượng cung (Q).

Thay đổi cung: thay đổi chi phí sản xuất làm ảnh hưởng đến doanh số bán dự kiến tại tất cả
các mức giá, dịch chuyển đường cung sang phải (tăng cung), sang trái (giảm cung).

Thay đổi số lượng cung: tạo ra bởi chính giá cả của hàng hóa đó và kết quả là di chuyển dọc
theo đường cung.
Cân bằng thị trường:

P
S

Pe

Q
Qe

Châu Văn Thành 2

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

Cân bằng: khi giá được xác định (Pe) nơi mà số lượng cầu = số lượng cung.

Đặc điểm cân bằng:


ƒ P > Pe ,thặng dư
ƒ P < Pe , thiếu hụt
ƒ P = Pe, ổn định

Kiểm soát giá:


ƒ Giá trần (thấp hơn mức giá cân bằng): thiếu hụt và thị trường chợ đen.
ƒ Giá sàn (cao hơn mức giá cân bằng): thặng dư và có tình trạng lừa dối.

Thay đổi cân bằng: giá cân bằng sẽ thay đổi bất cứ khi nào đường cung hay đường cầu dịch
chuyển

Đo lường

Đo lường sản lượng/thu nhập

GDP (tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội): giá trị thị trường của toàn bộ
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra hay sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc
gia trong khoảng thời gian nhất định (một năm).

Ba phương pháp tính GDP:


ƒ Giá trị gia tăng: Giá trị sản xuất – Giá trị nhập lượng đầu vào (từ các doanh nghiệp)
ƒ Thu nhập: Tiền lương + Các khoản thu nhập cho thuê + Lợi nhuận + Lãi + Các
khoản điều chỉnh.
ƒ Chi tiêu: Tổng gộp tất cả các khoản chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
C+I+G+X–M
Về nguyên tắc: Cả ba phương pháp này đều cho kết quả như nhau (tất nhiên phải qua
điều chỉnh và không tính trùng)

Ba loại khái niệm thông thường:


ƒ Quốc dân (National) và quốc nội (Domestic) – khác nhau phần thu nhập yếu tố ròng
từ nước ngoài.
ƒ Giá thị trường (Market prices) và giá theo chi phí sản xuất (Factor costs) – khác
nhau phần thuế gián thu (ròng).
ƒ Gộp (Gross) và ròng (Net) – khác nhau phần khấu hao.

GDP thực = GDP danh nghĩa / chỉ số giá

NDP (sản phẩm quốc nội ròng) = GDP – khấu hao (hay khoản tiêu dùng vốn)

NI (thu nhập quốc dân) = NDP – thuế kinh doanh gián thu + trợ giá

Châu Văn Thành 3

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

PI (thu nhập cá nhân) = NI – (thuế kinh doanh + lợi nhuận giữ lại + bảo hiểm xã hội) + thanh
toán chuyển nhượng

DI (thu nhập khả dụng) = PI – thuế cá nhân

Thiếu sót trong việc tính GDP:


ƒ Các yếu tố không được đo lường:
o Kinh tế ngầm
o Chất lượng được cải thiện
o Mức độ thư nhàn nhiều hơn
ƒ Các hàng hóa và dịch vụ làm hủy hoại cá nhân và tài sản (rượu, thuốc lá, súng đạn…)

Đo lường mức giá

Chỉ số giá (price index): mức giá trung bình so với mức giá trung bình ở thời kỳ cơ sở

Chỉ số giá GDP (GDP price index): đo lường sự thay đổi của mức giá trung bình của tất cả
hàng hóa và dịch vụ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo lường sự thay đổi của mức giá trung bình của hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng ở thành thị.

Chỉ số giá sản xuất (PPI): đo lường sự thay đổi của mức giá trung bình của nhà sản xuất
(bao gồm nguyên vật liệu thô, hàng hóa trung gian, hàng hóa cuối cùng).

Điều chỉnh mức sống: điều chỉnh thu nhập một cách tự động theo tỷ lệ lạm phát.

Đo lường lạm phát

Lạm phát: sự gia tăng liên tục của mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian.

Giảm phát: sự giảm đi liên tục của mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa và dịch
vụ theo thời gian (tỷ lệ lạm phát âm).

Giảm lạm phát: sự giảm đi của tỷ lệ lạm phát.

Tỷ lệ lạm phát: %∆P = [(Pt – Pt-1)/ Pt-1]*100

Phân loại lạm phát:


ƒ Lạm phát phía cung
o Lương-đẩy: tăng lương kéo theo tăng giá
o Chi phí-đẩy: tăng các chi phí ngoài chi phí lao động kéo theo tăng giá

Châu Văn Thành 4

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

ƒ Lạm phát cầu kéo: tăng giá tạo ra bởi tăng tổng cầu

Các tác động có tính vĩ mô của lạm phát (lạm phát không dự kiến trước):
ƒ Không chắc chắn
ƒ Đầu cơ
ƒ Đầu tư không hiệu quả hay không có năng suất

Đo lường thất nghiệp

Lực lượng lao động: đang có việc làm hay chưa có việc làm (chưa đi làm, có khả năng làm
việc và đang tìm việc).

Tỷ lệ thất nghiệp = Tổng số người thất nghiệp chia cho lực lượng lao động

Phân loại thất nghiệp:


ƒ Thất nghiệp theo mùa (seasonal): giai đoạn giữa các mùa vụ trong nông nghiệp, các
mùa vụ trong du lịch, thời kỳ bãi trường…
ƒ Thất nghiệp cọ xát (frictional): xảy ra khi mới tham gia vào thị trường lao động và
chuyển đổi giữa các công việc.
ƒ Thất nghiệp cơ cấu (structural): do sự co lại hay mất dần của các ngành công nghiệp,
các khu vực sản xuất hay loại hình công việc.
ƒ Thất nghiệp chu kỳ (cyclical): thất nghiệp do suy thoái kinh tế.

Các tác động có tính vĩ mô của thất nghiệp:


ƒ Giảm sản lượng
ƒ Định luật OKÚN: 1% tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp làm giảm GDP 2,5%.

Một số loại hình đặc biệt của lao động:


ƒ Khiếm dụng (underemployed): những người đang tìm công việc toàn thời gian nhưng
hiện họ đang làm việc bán thời gian hay đang làm các công việc dưới mức khả năng,
không đúng năng lực của mình (thất nghiệp ảo – phantom unemployed).
ƒ Lao động bị sa thải với lời hứa sẽ được tái tuyển dụng.
ƒ Lao động nản chí (discouraged workers): không được xếp vào lực lượng lao động do
không tiếp tục (đang) tìm việc. Họ có thể trở lại làm việc khi thị trường lao động
được cải thiện.

Châu Văn Thành 5

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

Nhóm lý thuyết

Lý thuyết cổ điển:
ƒ Lương và giá có tính linh hoạt.
ƒ Nền kinh tế tự điều chỉnh tiến đến xu hướng tăng trưởng dài hạn.
ƒ Không yêu cầu sự can thiệp của chính phủ.
ƒ Giải quyết tình trạng thất nghiệp dai dẳng cần phải có các chính sách phía cung (điều
chỉnh luật lệ, cắt giảm thuế).
ƒ Sự bảo thủ về chính trị.

Lý thuyết Keynes:
ƒ Lương và giá có tính cứng nhắc (chậm thay đổi).
ƒ Cầu khu vực tư thường không ổn định do vậy yêu cầu sự can thiệp mang tính chủ
động của chính phủ.
ƒ Giải quyết tình trạng thất nghiệp dai dẳng cần phải có các chính sách phía cầu (tăng
chi tiêu của chính phủ, cắt giảm thuế).
ƒ Sự tự do về chính trị.

Chi tiêu gộp – Cách tiếp cận của Keynes

Cân bằng dòng chu chuyển:


Chi tiêu = Sản lượng đáp ứng Cầu = Thu nhập

Chu kỳ

Chu kỳ kinh tế: Các giai đoạn luân phiên của tăng trưởng kinh tế và trục trặc.
ƒ Đáy
ƒ Phục hồi
ƒ Đỉnh
ƒ Suy thoái

Tiêu dùng và tiết kiệm

Tiêu dùng:
Phương trình: C = a + MPC. Y
ƒ a: tiêu dùng ở mức thu nhập bằng 0 hay tiêu dùng tự định
ƒ Y: thu nhập khả dụng
ƒ Khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC): tiêu dùng tăng thêm do 1 đơn vị thu nhập tăng
thêm tạo ra (MPC = ∆C/∆Y).
ƒ Khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC = C/Y)

Tiết kiệm (S) = Y – C

Châu Văn Thành 6

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

Phương trình: S = -a + MPS.Y


ƒ Khuynh hướng tiết kiệm biên (MPS): tiết kiệm tăng thêm do 1 đơn vị thu nhập tăng
thêm tạo ra (MPS = ∆S/∆Y).
ƒ Khuynh hướng tiết kiệm trung bình (APS = S/Y)

MPC + MPS = 1
APC + APS = 1

Tổng đầu tư trong nước của khu vực tư (I)

I = Toàn bộ chi tiêu vào việc tạo ra nhà máy và thiết bị mới (vốn) trong một giai đoạn nhất
định + thay đổi tồn kho kinh doanh.

I bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng và lãi suất.

Đầu tư mong muốn và đầu tư thực tế


ƒ I = đầu tư mong muốn hay đầu tư kế hoạch
ƒ Đầu tư thực tế = Tiết kiệm.
ƒ Đầu tư không được dự định = Đầu tư mong muốn < Đầu tư thực tế.
ƒ Giảm đầu tư không được dự định = Đầu tư mong muốn > Đầu tư thực tế.

Chi tiêu
Sản lượng = Thu nhập

C+I+G+X-M

Cân bằng

450

0 Y Thu nhập
Đầu tư/
Tiết kiệm
Bơm vào
(đầu tư)

Rò rỉ Cân bằng
(tiết kiệm)

0 Y Thu nhập

Châu Văn Thành 7

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

Cân bằng theo Keynes:


ƒ Tổng thu nhập/sản lượng = tổng chi tiêu
ƒ Cầu xác định cung

ƒ Tiếp cận theo chi tiêu/thu nhập (xem hình vẽ trên)

ƒ Tiếp cận theo khoản bơm vào/khoản rò rỉ


Tổng khoản rò rỉ = Tổng khoản bơm vào
(S + T + M) = (I + G + X)

Hố cách GDP và số nhân

Hố cách GDP: sự khác biệt hay chênh lệch giữa chi tiêu ở mức GDP cân bằng với GDP ở
mức toàn dụng.
ƒ Hố cách suy thoái (recessionary gap) – chênh lệch của mức chi tiêu mong muốn theo
mức sản lượng toàn dụng thấp hơn mức sản lượng toàn dụng.
ƒ Hố cách lạm phát (inflationary gap) – chênh lệch của mức chi tiêu mong muốn theo
mức sản lượng toàn dụng vượt qua mức sản lượng toàn dụng.

Số nhân đơn giản: là số nhân theo đó một sự thay đổi ban đầu của chi tiêu sẽ tạo ra một sự
thay đổi tổng chi tiêu được hình thành sau một loạt các vòng chi tiêu kéo theo.
ƒ Số nhân = 1/MPS hay 1/(1 – MPC).

Điều chỉnh hố cách:


ƒ Quan điểm Keynes – can thiệp của chính phủ.
ƒ Quan điểm cổ điển – không cần can thiệp của chính phủ.

Chính sách tài khóa

Các dạng chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa (ngân sách): việc dùng chi tiêu của chính phủ hay thuế để làm thay đổi
mức tổng chi tiêu của nền kinh tế.

Chính sách tài khóa mở rộng: tăng chi tiêu chính phủ hay giảm thuế, thâm hụt ngân sách
lớn hơn.

Chính sách tài khóa thắt chặt: giảm chi tiêu chính phủ hay tăng thuế, giảm thâm hụt ngân
sách.

Chính sách tài khóa theo Keynes: sử dụng chính sách tài khóa để loại bỏ hố cách GDP được
gọi là chính sách tài khóa thận trọng.

Châu Văn Thành 8

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

Nhân tố ổn định hóa tài khóa tự động: một khoản mục chi tiêu hay doanh thu của chính phủ
mà nó đáp trả một cách tự động, có tính ngược chu kỳ đối với thay đổi của thu nhập quốc
dân.

Kinh tế học cổ điển tin rằng chính sách tài khóa tác động đến phía cung của nền kinh tế. Lập
luận cho việc cắt giảm thuế sẽ kích thích năng suất, cung lao động và tích lũy vốn.

Kiểm định đường Laffer – cắt giảm suất thuế sẽ kéo theo tăng doanh thu thuế do hiệu ứng
phía cung.

Thâm hụt ngân sách mang tính cơ cấu – Thâm hụt xảy ra tại mức toàn dụng nhân công
Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng cắt giảm thuế đã tạo ra thâm hụt ngân sách lớn hơn vào
những năm 1980.

Kinh nghiệm với chính sách tài khóa

ƒ Các chính phủ thường duy trì các chính sách tài khóa mở rộng (thâm hụt ngân sách)
vì các lý do chính trị.
ƒ Thay đổi từ sự mở rộng chính sách tài khóa thường rất trễ và chậm đạt được kết quả.

Gánh nặng nợ quốc gia


(nợ của chính phủ tích lũy)

ƒ Dịch vụ nợ (debt service) – lãi phải trả hàng năm từ các khoản nợ và thâm hụt hiện
hành).
ƒ Chuyển nguồn lực từ người giữ trái phiếu sang người trả thuế. Không có sự thay đổi
ròng.
ƒ Các thế hệ tương lai chuyển nguồn lực từ người trả thuế sang người nắm giữ trái
phiếu.
ƒ Các khoản nợ bên ngoài (chủ yếu từ các khoản nợ của chính phủ - trái phiếu kho bạc
được nắm giữ bởi chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình nước ngoài) tạo gánh
nặng nợ cho các thế hệ tương lai.
ƒ Đầu tư lấn át có thể kéo theo tăng trưởng chậm hơn trong tương lai.

Nghịch lý của tiết kiệm

Khi đầu tư phụ thuộc vào thu nhập, một nỗ lực nhằm tăng tiết kiệm có thể dẫn đến kết cục là
tiết kiệm bị giảm.

Châu Văn Thành 9

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

Xác định mức giá và sản lượng

Tổng cầu

Tổng cầu – sản lượng cầu ứng với các mức giá chọn lọc trong một khoảng thời gian cho
trước.

Đường tổng cầu dốc xuống:


ƒ Hiệu ứng cân bằng thực (real balances effect)
ƒ Hiệu ứng thương mại với nước ngoài (foreign trade effect)
ƒ Hiệu ứng lãi suất (interest-rate effect)

Mức giá

Đường tổng cầu

GDP thực

Tổng cung

Tổng cung - sản lượng sản xuất ứng với các mức giá chọn lọc trong một khoảng thời gian
cho trước.

Tổng cung ngắn hạn (SRAS):


ƒ Khi mức giá tăng , sản lượng tăng do các doanh nghiệp luôn muốn có lợi nhuận cao
hơn. Trong ngắn hạn, giá nhập lượng có tính cố định hay chậm thay đổi (như tiền
lương).
ƒ Khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất mức giá tăng lên ngay cả khi giá nhập lượng
không đổi do lợi suất giảm dần.

Tổng cung dài hạn (LRAS):


Khi mức giá tăng, sản lượng không tăng vì giá nhập lượng cũng tăng theo cùng tỷ lệ.

Châu Văn Thành 10

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

Mức giá

SRAS

Cân bằng

AD

GDP thực
Mức giá
LRAS

Cân bằng

AD
Toàn dụng nhân công

GDP thực

Không có sự thưởng phạt đối với thay đổi tổng cầu trong dài hạn

ƒ Tăng tổng cầu từ AD0 đến AD1 sẽ dịch cân bằng ngắn hạn của nền kinh tế từ a đến b,
sản lượng cân bằng vượt qua mức sản lượng toàn dụng bởi vì lương có tính cứng
nhắc.
ƒ Khi lương được điều chỉng (tăng), tổng cung ngắn hạn dần dần dịch chuyển lên trên
từ b đến c.
ƒ Sản lượng cân bằng ngắn hạn giảm dần và tiến trở về mức sản lượng toàn dụng (Y1về
Yf). Trong dài hạn, sản lượng không thể tăng vượt khỏi mức Yf. Mọi nỗ lực tăng sản
lượng đều dẫn đến làm tăng giá.
ƒ Các nhà kinh tế thuộc nhóm kỳ vọng hợp lý tin rằng nền kinh tế đi trực tiếp từ điểm
cân bằng dài hạn ban đầu sang trạng thái cân bằng dài hạn mới nếu chính sách của
chính phủ được biết trước.

Châu Văn Thành 11

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

P SRAS2
LRAS
SRAS1
c

b
AD1
a
AD0

Yf Y1 Y

Chính sách tiền tệ

Tiền

Tiền: một cách khái quát, là những gì được chấp nhận như là phương tiện trung gian để trao
đổi.

Sử dụng tiền:
ƒ Trung gian trao đổi
ƒ Dự trữ giá trị
ƒ Đơn vị tính toán

Loại tiền:
ƒ Tiền hàng
ƒ Tiền pháp lệnh

Cung tiền:
ƒ Cung tiền cơ bản (M1) = tiền được giữ bởi công chúng bên ngoài ngân hàng (tài
khoản có thể ghi check) + tiền gởi không kỳ hạn
ƒ M2 = M1 + tiền gởi tiết kiệm + tiền gởi (mức thấp, <$100.000 ở Hoa Kỳ) có kỳ hạn
ƒ M3 = M2 + tiền gởi tiết kiệm + tiền gởi (mức cao, >$100.000 ở Hoa Kỳ) có kỳ hạn

Châu Văn Thành 12

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

Ngân hàng

Trung gian tài chính: các ngân hàng làm chức năng trung gian tài chính giữa người đi vay
và người cho vay bằng cách nhận tiền gởi và cho vay.

Dự trữ của ngân hàng: tiền trong két và tiền gởi tại cục dự trữ liên bang được gọi là quỹ
liên bang. Các ngân hàng cho vay lẫn nhau khoản quỹ dư thừa theo mức lãi suất quỹ liên
bang. Dự trữ được yêu cầu bởi ngân hàng trung ương theo một tỷ lệ so với tiền gởi.

Tạo ra tiền như thế nào:


ƒ Cách thức ngân hàng tạo ra tiền: ngân hàng nhận các khoản tiền gởi không kỳ hạn
(một thành phần của cung tiền) và thực hiện việc cho vay.
ƒ Số nhân tiền: số tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ 1 đơn vị dự trữ dư
ƒ Việc tạo ra tiền tối đa:
o Giả sử công chúng ký gởi toàn bộ tiền nhận được và không dùng tiền mặt
o Giả sử ngân hàng cho vay hay chi tiêu toàn bộ các khoản dự trữ dư
o Công thức: tăng tiền = (1/tỷ lệ dự trữ bắt buộc)*(khoản tăng của dự trữ dư)

Hệ thống dự trữ liên bang

Chức năng: kiểm soát chính sách tiền tệ

Cơ cấu: bao gồm 12 ngân hàng dự trữ liên bang theo vùng được giám sát bởi Ban thống đốc
ở Washington. Ban thống đốc này được bổ nhiệm theo những nhiệm kỳ cố định và được phê
chuẩn bởi thượng viện.

Các công cụ tiền tệ:


ƒ Dự trữ bắt buộc (tỷ lệ): tỷ phần của tiền gởi được yêu cầu giữ lại như là phần dự trữ.
ƒ Lãi suất chiết khấu: mức lãi suất được định ra bởi các ngân hàng dự trữ liên bang khi
cho các ngân hàng tư nhân vay phần dự trữ.
ƒ Điều hành hoạt động thị trường mở: Dự trữ liên bang mua hay bán trái phiếu chính
phủ nhằm vào mục tiêu thay đổi dự trữ ngân hàng.

Chính sách tiền tệ thắt chặt: (giảm AD)


ƒ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
ƒ Tăng lãi suất chiết khấu
ƒ OMOS (bán)

Chính sách tiền tệ nới lỏng: (tăng AD)


ƒ Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc
ƒ Hạ thấp lãi suất chiết khấu
ƒ OMOP (mua)

Châu Văn Thành 13

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản
Niên khoá 2006-2007 Tổng quan

Cầu tiền: lượng tiền người ta có thể và sẵn lòng nắm giữ tại một mức lãi suất nào đó
ƒ Cầu giao dịch: tiền được nắm giữ cho mục tiêu mua bán trên thị trường hàng ngày
ƒ Cầu dự phòng: tiền được nắm giữ cho các mục tiêu giao dịch không được dự kiến
hay khẩn cấp
ƒ Cầu đầu cơ: tiền được giữ cho mục tiêu đầu cơ, hay cho các cơ hội kinh doanh tài
chính

Các vấn đề vẫn còn tranh luận

ƒ Các ngân hàng trung ương chỉ nên điều hành chính sách tiền tệ để giữ cho mức lạm
phát thấp?
ƒ Chính sách tiền tệ nên được sử dụng để thúc đẩy một nền kinh tế yếu?
ƒ Các ngân hàng trung ương nên kiểm soát cung tiền hay lãi suất?
ƒ Tiền nên được đo lường như thế nào?

Quan điểm của Keynes

Chính sách tiền tệ: có thể được sử dụng để giúp nền kinh tế vượt qua suy thoái và lạm phát
nhưng cần được bổ sung bởi chính sách tài khóa (chống suy thoái) và chính sách thu nhập
(chống lạm phát)

Vấn đề kích cầu:


ƒ Lãi suất – giá phải trả cho việc sử dụng tiền
ƒ Chi tiêu (đầu tư)
ƒ Bẫy thanh khoản: vị trí nằm ngang của đường cầu tiền; công chúng sẵn lòng nắm giữ
tiền (không có giới hạn) ngay tại mức lãi suất thấp. Chính sách tiền tệ không hữu hiệu

Quan điểm của các nhà trọng tiền

ƒ Chính sách tiền tệ có thể kiểm soát lạm phát


ƒ Tăng cung tiền ở một mức ổn định bền vững sẽ tạo tăng trưởng kinh tế
Không nên cố gắng điều chỉnh tăng trưởng của tiền
ƒ Phương trình trao đổi: MsV = PQ
ƒ Lãi suất:
o Danh nghĩa
o Thực = Danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Châu Văn Thành 14

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh t? vi mô Tổng quan lý thuyết
Niên khóa 2006-07

Tổng quan về Lý thuyết Kinh tế Vĩ mô


Mục đích của bài tóm tắt là nêu lên một cái nhìn tổng quan về các mô hình kinh tế vĩ mô
sẽ tạo nên trọng tâm của môn học này. Bởi vì chúng ta sẽ triển khai mô hình này theo
từng phần một vào từng thời điểm trong khoảng thời gian vài tuần lễ, cho nên sẽ khó mà
duy trì liên tục được một bối cảnh chung về cách hài hoà các phần này vào với nhau.
Hơn nữa, chúng ta sẽ thấy hữu ích khi nghiên cứu các trường hợp đặc biệt của một mô
hình hoàn chỉnh phụ thuộc vào mối quan tâm của chúng ta là dài hạn hay ngắn hạn, hoặc
trong một nền kinh tế mở cửa hay khép kín. Như vậy, dự định của bài đọc này không
phải chỉ là xem trước vấn đề, mà quan trọng hơn là cung cấp một tài liệu tham khảo qua
đó trình bày mô hình một cách trọn vẹn. Tôi hy vọng các học viên sẽ cảm thấy hữu ích
khi tham khảo tài liệu này thường xuyên trong suốt môn học nhằm giúp các bạn có được
và ghi nhớ một bức tranh bao quát để tránh bị lạc lối khi nghiên cứu chi tiết qua từng
buổi học.

Bài đọc này bắt đầu bằng danh sách các ký hiệu sẽ được sử dụng trong môn học. Các ký
hiệu này dựa theo những ký hiệu trong sách giáo khoa của Mankiw. Phần còn lại của bài
đọc sẽ trình bày tương đối tập trung về mô hình kinh tế vĩ mô mà chúng ta sẽ triển khai
trong vài tuần sắp tới.

Để cho việc trình bày mô hình không quá phức tạp, trước tiên tôi sẽ giới thiệu mô hình
trong một nền kinh tế đóng; nghĩa là nền kinh tế không có ngoại thương (vì thế NX ≡ 0
hay Y = C + I + G). Chúng ta cũng sẽ thấy hữu ích khi suy nghĩ về tổng thể nền kinh tế
bằng cách trước tiên xem xét riêng biệt từng khiá cạnh cung và cầu của nền kinh tế. Khi
trình bày tổng cầu, chúng ta sẽ xem xét thị trường hàng hoá đối với một mức giá cho
trước thể hiện qua cái gọi là phương trình (hay đường biểu diễn) IS, và kế đến chúng ta
sẽ xem xét thị trường tiền tệ đối với một mức giá cho trước được tóm tắt trong phương
trình (hay đường biểu diễn) LM. Đặt các mối quan hệ IS và LM vào với nhau sẽ cho
chúng ta lý thuyết tổng cầu.

Khi chúng ta xem xét khiá cạnh cung của nền kinh tế, điều quan trọng là phân biệt giữa
tổng cung trong dài hạn và trong ngắn hạn. Với lý thuyết tổng cầu và lý thuyết tổng
cung, chúng ta có thể đặt chung cả hai vào với nhau để biểu diễn trạng thái cân bằng
kinh tế vĩ mô. Vì chúng ta phân biệt giữa tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn, nên
chúng ta cũng phải phân biệt giữa cân bằng vĩ mô dài hạn và ngắn hạn.

Cuối cùng, chúng ta đưa thêm ngoại thương vào mô hình và phát triển một mô hình kinh
tế vĩ mô cho một nền kinh tế mở nhỏ. Chúng ta sẽ thấy rằng việc xem xét nền kinh tế
mở làm phức tạp khiá cạnh cầu của mô hình mà không ảnh hưởng đến tổng cung.

David E. Spencer/Chau Van Thanh 1 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh t? vi mô Tổng quan lý thuyết
Niên khóa 2006-07

I. Ký hiệu:

Y = GDP thực (tổng thu nhập, tổng sản lượng)


Y = mức toàn dụng (cân bằng dài hạn) của GDP thực
K = trữ lượng vốn [ K = mức toàn dụng K]
L = nhập lượng lao động [ L = mức toàn dụng L]
P = mức giá cả (trong nước) (thí dụ, hệ số giảm phát GDP)
C = chi tiêu dùng thực
I = chi đầu tư thực (mua vốn mới)
G = chi thực mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ (nghĩa là, không bao gồm các
khoản chi chuyển giao)
T = thuế sau khi trừ các khoản chi chuyển giao (thuế ròng)
EX hay X = xuất khẩu thực (chi tiêu của nước ngoài cho các hàng hoá và dịch vụ
trong nước )
IM hay M = nhập khẩu thực (chi tiêu trong nước cho hàng hoá và dịch vụ nước ngoài)
NX = xuất khẩu ròng (= EX - IM)
r = lãi suất (thực)
M = lượng tiền
i = lãi suất danh nghĩa
π = tỷ lệ lạm phát (= %∆P)
u = tỷ lệ thất nghiệp
W
W = lương danh nghĩa [ = lương thực]
P
R
R = suất thuê vốn danh nghĩa [ = suất thuê vốn thực]
P
e = tỷ giá hối đoái danh nghĩa
ε = tỷ giá hối đoái thực
P* = mức giá ở nước ngoài (nghĩa là, mức giá ở phần còn lại của thế giới)

II. Nền kinh tế đóng: NX = 0

A. Tổng cầu: Cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ

1. Phương trình IS: cân bằng trên thị trường hàng hoá

Y =C+I+G
= C(Y - T) + I(r) + G
[Thí dụ, C(Y - T) = a + b (Y - T) ; I(r) = c - dr ; G = G ; T = T ]

David E. Spencer/Chau Van Thanh 2 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh t? vi mô Tổng quan lý thuyết
Niên khóa 2006-07

2. Phương trình LM: Cân bằng trên thị trường tiền tệ

MS
= L(Y, i) ; i = r + πe
P

[Thí dụ, MS = M ; L(Y, i) = g + eY - fi (= g + eY - fr nếu πe = 0]

3. Phương trình IS cho chúng ta điều kiện cân bằng trong thị trường
hàng hoá, còn phương trình LM thể hiện điều kiện cân bằng của thị
trường tiền tệ. Kết hợp cả hai lại với nhau sẽ phản ánh những thay
đổi phiá tổng cầu của nền kinh tế. Hai phương trình này mô tả mối
tương quan giữa ba biến nội sinh: Y, r và P. Với một mức giá cho
trước P, thị trường hàng hoá và tiền tệ đồng thời đạt trạng thái cân
bằng chỉ tại những giá trị duy nhất của Y và r sao cho thoả mãn cả
hai phương trình IS và LM. P thay đổi sẽ làm thay đổi phương
trình LM và do đó tạo ra các giá trị cân bằng mới của Y và r ở cả
hai phương trình. Mối quan hệ giữa P và các giá trị cân bằng của
Y được gọi là tổng cầu. Chúng ta tìm được phương trình tổng cầu
bằng cách thay thế để loại trừ r và cuối cùng ta có một phương
trình thể hiện quan hệ giữa Y và P.

Thí dụ: một dạng tuyến tính của tổng cầu trong nền kinh tế (xem Phụ lục sách
Mankiw, Chương 10).

IS: Y = [a + b(Y - T )] + (c – dr) + G ; giải ra tìm Y, ta được:

1
Y = [(a + c + G − bT ) − dr ]
1− b

David E. Spencer/Chau Van Thanh 3 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh t? vi mô Tổng quan lý thuyết
Niên khóa 2006-07

IS( G , T )

M
LM: = g + eY - fi ; giải ra tìm r:
P
1 M
r = -πe + ( g + eY − )
f P

r M
LM( )
P

Phương trình tổng cầu hình thành bằng cách thay thế biểu thức tính r đã cho theo
phương trình LM vào phương trình IS và giải ra tìm Y theo P:
f d M
AD: Y = [(a + c − bT + G ) + dπ e + )]
f (1 − b) + de f P

David E. Spencer/Chau Van Thanh 4 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh t? vi mô Tổng quan lý thuyết
Niên khóa 2006-07

AD( G , T , M )

Y
Như vậy, phương trình tổng cầu cho ta những kết hợp giữa Y và P thoả mãn cân
bằng cả hai phương trình IS và LM.

B. Tổng cung: Y = F(K, L)

1. Dài hạn: Toàn bộ các thị trường nhập lượng ở trạng thái cân bằng,
vì thế: K = K và L = L

Do đó, Y = F ( K , L) = Y ; nghĩa là, tổng cung dài hạn không phụ thuộc
vào r hay P.

YS LS
r P

Y Y
Y Y

2. Ngắn hạn: Thị trường lao động không nhất thiết đạt trạng thái cân
bằng, nên:

L ≠ L ; thực ra, L = L(P)

David E. Spencer/Chau Van Thanh 5 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh t? vi mô Tổng quan lý thuyết
Niên khóa 2006-07

Do đó: Y = F [K, L(P)] và ↑ P ⇒ ↑ L ⇒ ↑ Y

P
AS(Pe = P1)

P1

Y Y

Phương trình đường tổng cung ngắn hạn được cho bởi:

AS: Y= Y + α(P - Pe)

Trong dài hạn, Pe = P, nên Y = Y

C. Trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô: tổng cung bằng với tổng cầu

1. Ngắn hạn: tổng cầu bằng tổng cung ngắn hạn (AS)

P
AS(Pe = P1) Trong ngắn hạn, tăng AD
sẽ làm tăng cả P và Y
P2

AD( G , T , M )
Y2 Y

2. Dài hạn: tổng cầu bằng tổng cung dài hạn (LS)

P LS
Trong dài hạn, tăng AD
AS(Pe = P1)
chỉ làm tăng P

P1

AD( G , T , M )

Y Y

David E. Spencer/Chau Van Thanh 6 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh t? vi mô Tổng quan lý thuyết
Niên khóa 2006-07

Ghi chú: Mô hình nền kinh tế đóng của chúng ta được tóm tắt bằng ba
phương trình (IS, LM, và tổng cung) với ba biến nội sinh (Y, r, P).
Giá trị của tất cả các biến nội sinh khác (thí dụ, C và I) được xác
định bằng giá trị ở trạng thái cân bằng của ba biến này ứng với giá
trị cho sẵn của các biến ngoại sinh (thí dụ, G, T, M).

III. Nền kinh tế mở nhỏ

Nền kinh tế mở: NX ≠ 0.


Nền kinh tế nhỏ: r = r* [r* là lãi suất thực thế giới)

A. Tổng cầu

1. Bây giờ, phương trình IS trở thành:

Y = C + I + G + NX
P
= C(Y - T) + I(r*) + G + NX(ε) ; trong đó ε = e
P*
*
Ứng với P và P cho trước, NX chỉ phụ thuộc vào e. Đồ thị của phương
trình IS với e trên trục tung được gọi là đường IS*:

IS*( G , T , r*)
Y
2. Đường LM*

e LM*( M P )

David E. Spencer/Chau Van Thanh 7 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh t? vi mô Tổng quan lý thuyết
Niên khóa 2006-07

3. AD:
Trong một nền kinh tế mở
P nhỏ, AD thoai thoải hay
ngang hơn AD trong nền kinh
tế đóng

AD ( G , T , M , r * )

B. Tổng cung: Lý thuyết tổng cung cho nền kinh tế mở cũng giống như
cho nền kinh tế đóng.

C. Trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô có được bằng cách cho tổng cầu bằng
với tổng cung ngắn hạn hoặc dài hạn.

Ghi chú: Mô hình nền kinh tế mở nhỏ của chúng ta được tóm tắt bằng ba phương
trình (IS, LM, và tổng cung) trong ba biến nội sinh (Y, e, P). Giá trị của
tất cả các biến nội sinh khác (thí dụ, C, I và NX) được xác định bằng giá
trị ở trạng thái cân bằng của ba biến này ứng với giá trị cho sẵn của các
biến ngoại sinh (thí dụ, G, T, M, r*).

David E. Spencer/Chau Van Thanh 8 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô 4 khu vực
Niên khóa 2006-07

Mối quan hệ giữa 4 khu vực trong nền kinh tế1

Khu vực sản xuất:

Tổng sản phẩm trong nước, GDP: (Gross Domestic Product)


GDP = C + I + G + X – M
C: Tiêu dùng
I: Đầu tư
G: Chi tiêu của chính phủ
X:Xuất khẩu
M: Nhập khẩu

Tổng thu nhập quốc dân, GNI: (Gross National Income)


GNI = GDP + NFP = C + I + G + X – M + NFP
NFP (Net Factor Payments from abroad): Thanh toán thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài

Tổng thu nhập khả dụng quốc gia, GNDI: (Gross National Disposable Income)
GNDI = GNI + NTR = C + I + G + X – M + NFP + NTR (1)
NTR (Net Transfers from abroad): Các khoản chuyển nhượng ròng từ nước ngoài

GNDI = C + S + T (2)
S: Tiết kiệm
T: Thu của chính phủ (chủ yếu từ thuế)

Tổng chi tiêu trong nước hay tổng hấp thu trong nước, A: (Domestic Absorption,
Domestic Expenditure)
A=C+I+G

Cán cân thương mại, TB: (Trade Balance)


TB = NX = X – M

Cán cân (thanh toán) vãng lai (hiện hành), CA: (Current Account)
CA = NX + NFP + NTR = X – M + NFP + NTR

(1) & (2) => (S – I) + (T – G) = CA = X – M + NFP + NTR


(có thể biểu diễn dưới dạng % của GDP)
Khi các khoản NFP và NTR không đáng kể thì CA # TB:
(S – I) + (T – G) = (X – M)

Các cách viết của CA:


1. CA = GNDI – A
2. CA = X – M + NFP + NTR
3. CA = (Sp – I) + (T – G) + NFP + NTR
4. CA = - CF (sẽ phân tích ở BOP)
1
Tham chiếu bài giảng của GS. Thái Văn Cẩn, FETP 2005

Châu Văn Thành 1

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô 4 khu vực
Niên khóa 2006-07

Khu vực ngân sách:

Cân bằng ngân sách (FB) = T – G


Ngân sách thâm hụt (DEF) = T – G <0

Tài trợ DEF từ 2 nguồn:


Trong nước:
• Thay đổi tín dụng ròng cấp cho chính phủ:
∆NDCg = NDCgt – NDCg(t-1)
• Vay trong nước: BRWg

Ngoài nước:
• Viện trợ của nước ngoài: NTRg
• Chính phủ vay nợ nước ngoài: Dg

Tổng hợp tài trợ thâm hụt ngân sách chính phủ:

T – G = DEF = ∆NDCg + BRWg + NTRg + Dg

Khu vực tiền tệ:

BM = NFA + NDCg + DCp + OIN = NFA + NDA + OIN

BM: Tiền (theo nghĩa rộng)


NFA = FA – FL = NFAcb + NFAcob : Tài sản có, ngoại tệ ròng (ngân
hàng trung ương và các ngân hàng thương mại)
NDCg: Tín dụng trong nước ròng cho khu vực chính phủ
DCp: Tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân
OIN: Các khoản mục ròng khác

Khu vực cán cân thanh toán:

BOP = CA + CF = 0

BOP thể hiện kết quả 2 loại giao dịch:


• Hàng hoá và dịch vụ, CA = X – M + NFP + NTR
• Vốn hay tài chính, CF = FDI + Dg + Dp + CFO + EO + ∆NFA

Tóm tắt BOP:


X – M + NFP + NTR + FDI + Dg + Dp + CFO + EO + ∆NFA =0
Tài khoản vãng lai (CA) Tài khoản vốn, tài chính (CF)

Châu Văn Thành 2

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô 4 khu vực
Niên khóa 2006-07

Mối quan hệ giữa 4 khu vực:

Khu vực sản xuất Khu vực ngân sách

Khu vực cán cân thanh toán Khu vực tiền tệ

1. (S – I) + (T – G) = CA = X – M + NFP + NTR
2. T – G = DEF = ∆NDCg + BRWg + NTRg + Dg
3. BM = NFA + NDCg + DCp + OIN = NFA + NDA + OIN
4. BOP = X – M + NFP + NTR + FDI + Dg + Dp + CFO + EO + ∆NFA = 0

Câu hỏi hệ thống:


1. Hãy tìm sự liên hệ giữa các khu vực?
2. Từng thành tố cấu thành sẽ phụ thuộc vào những yếu tố gì?

(Hãy tiếp tục cuộc hành trình trong phần còn lại của môn học)!

Châu Văn Thành 3

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình cổ điển
Niên khóa 2006-07

Mô hình Cổ điển (The Classical Model)


1. Mô hình Cổ điển nghiên cứu nền kinh tế thực, phù hợp việc giải thích nền kinh tế
trong dài hạn

Giả sử (tất cả các) mức giá có tính linh hoạt (do vậy, các thị trường đạt trạng thái cân
bằng); L và K cố định và là biến ngoại sinh (cho phép chúng ta không cần giải thích
cách thức xác định L và K); và chúng ta xem xét một nền kinh tế đóng

2. Sản xuất (Production), Phân phối (Distribution), Phân bổ (Allocation)


• Sản xuất: Mức GDP thực (Y) được xác định như thế nào?
• Phân phối: Đâu là yếu tố quyết định cách thức phân bổ Y cho lao động và những
người sở hữu vốn?
• Phân bổ: Cái gì xác định cách thức Y được phân bổ cho C, I, và G?

Chúng ta sẽ xây dựng một mô hình cân bằng tổng quát nhằm trả lời các câu hỏi này

3. (Sơ đồ chu chuyển của nền kinh tế đơn giản)

Thu nhập Thị trường Thanh toán các YTSX


YTSX

Tiết kiệm tư nhân Thị trường


tài chính
Thâm hụt CP

Hộ gia đình Thuế Chính phủ Doanh nghiệp

Đầu tư

Tiêu dùng Thị trường Doanh thu doanh nghiệp


HH&DV

4. Sản xuất: Ứng với trình độ công nghệ cho trước, các doanh nghiệp kết hợp các yếu
tố sản xuất (vốn và lao động) để sản xuất hàng hoá và dịch vụ

a. Thể hiện qua hàm sản xuất:


+ +
Y = F( K , L )
K: vốn; L: lao động; F(.) thể hiện mức sản lượng tối đa được sản xuất ứng với mỗi
kết hợp K và L

David Spencer/Chau Van Thanh 1

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình cổ điển
Niên khóa 2006-07

(1) Đặc tính của hàm sản xuất:


∆Y ∂Y
• Sản phẩm biên của vốn (MPK) = giữ L không đổi (có thể viết )
∆K ∂K
∆Y
• Sản phẩm biên của lao động (MPL) = giữ K không đổi (có thể viết
∆L
∂Y
)
∂L
• MPK>0 và MPL>0 và giảm dần
• Xét MPL bằng cách xem xét hàm sản xuất khi cố định K, K1

Y F’(L, K 2 MPL

F’(L, K1

K tăng lên, hàm F dịch lên trên


MPL có độ dốc dương
MPL giảm khi L tăng
MPL

L
L

• MPK có đặc tính tương tự

(2) Tình trạng công nghệ được thể hiện thông qua hàm sảm suất F. Thay đổi công
nghệ thể hiện ở sự thay đổi F

(3) Giả định hàm sản xuất thể hiện lợi suất không đổi theo qui mô
zY = F(zK, zL) với bất kỳ z>0

Nếu gấp đôi nhập lượng, xuất lượng tăng gấp đôi. Chúng ta có thể tưởng tượng
hãng này xây dựng thêm một nhà máy khác tương tự như vậy

Ví dụ: Y = (KL)1/2
Nếu K = 40, L = 10: Y = (400)1/2 = 20
Hàm sản xuất này có lợi suất không đổi theo qui mô không? Có
(zK.zL)1/2 = z(KL)1/2 = zY

b. Trong mô hình cổ điển, giả sử K = K , L = L : cả hai cùng cố định và ngoại sinh


∴ Y = F ( K , L ) = Y → sản lượng tiềm năng, sản lượng tự nhiên

David Spencer/Chau Van Thanh 2

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình cổ điển
Niên khóa 2006-07

5. Phân phối:
Thu nhập yếu tố thực = mức thu thực một đơn vị × số đơn vị

Ví dụ: L, thu nhập của lao động = W/P × L; L = L còn W/P (lương thực) được
xác định như thế nào? Tương tự lập luận cho vốn

a. Theo lý thuyết phân phối tân cổ điển: giả định các hãng là cạnh tranh

Giá thực Cung


của YTSX YTSX W/P LS

RPF (W/P)0

Cầu
YTSX LD(W/P)

Lượng cầu L0 L

Giá YTSX phụ thuộc cầu YTSX

b. Cầu các yếu tố sản xuất được xác định như thế nào? Mong muốn tối đa hoá
lợi nhuận của doanh nghiệp
(1) Các hãng:
• Thuê lao động với mức lương W
• Suất thuê vốn R
• Bán sản phẩm với giá P

Lợi nhuận = PY – RK – WL = P.F(K, L) – RK – WL

Vì vậy vấn đề của doanh nghiệp là chọn K và L nhằm tối đa hoá lợi
nhuận. Điều này xác định cầu K và L của doanh nghiệp

(2) Sử dụng biến đổi:


∂ Pr ofit ∂F R
= P. − R = P.MPK − R ⇒ MPK =
∂K ∂K P
∂ Pr ofit ∂F W
= P. − W = P.MPK − W ⇒ MPK =
∂L ∂L P

(3) Quyết định của doanh nghiệp nhằm thuê thêm một lao động. Thuê cho đến
khi MB = MC (tiếp tục thuê thêm lao động khi MB>MC)

David Spencer/Chau Van Thanh 3

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình cổ điển
Niên khóa 2006-07

Nhớ lại: MB = P × MPL và MC = W


Vì vậy, doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận sẽ thuê thêm lao động cho đến
khi:
P × MPL = W (tương tự như trên)

(4) Điều kiện MPL = W/P ngụ ý đường MPL là đường cầu lao động (LD)

MPL
hay
W/P

LD = L(W/P)
Hay
LD = L(P)

Tương tự
KD = K(R/P)

MPL = LD

(5) Cầu vốn được thiết lập tương tự:


Tối đa hoá lợi nhuận ⇒ MPK = R/P

Tổng quát: cầu của doanh nghiệp đối với từng yếu tố sản xuất cho đến
điểm mà tại đó MP của yếu tố đó bằng với giá yếu tố thực của nó

c. Lợi nhuận kinh tế thực = Y – (MPL × L) - (MPK × K)

Định lý Euler: Nếu lợi suất không đổi theo qui mô, thì F(K, L) = (MPL × L) -
(MPK × K)
∴ lợi nhuận kinh tế = 0. Vì vậy, Y được phân chia cho K và L theo MP (sản
phẩm biên) của từng yếu tố

Ghi chú:
• Dưới điều kiện cạnh tranh hoàn toàn, lợi nhuận = 0 (trong dài hạn)
• Nếu các doanh nghiệp sở hữu vốn, thì hach toán lợi nhuận sẽ bao gồm thu
nhập vốn MPK × K

d. Hàm sản xuất Cobb-Douglas:


Y = AKαL1-α

David Spencer/Chau Van Thanh 4

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình cổ điển
Niên khóa 2006-07

Đặc tính:
(1) Thể hiện lợi suất không đổi theo qui mô

(2) MPK = αAKα-1L1-α = α(Y/K); [tỷ phần yếu tố vốn K: αY]


Vì vậy, MPK giảm khi K tăng và tăng khi L tăng, tỷ lệ với năng suất trung bình
của vốn (Y/K)

(3) MPL = (1-α)AKαL-α = (1-α)(Y/L); [tỷ phần yếu tố lao động L: (1-α)Y]
Vì vậy, MPL giảm khi L tăng và tăng khi K tăng, tỷ lệ với năng suất trung bình
của lao động (Y/L)

(4) Tăng A ⇒ tăng MPK và tăng MPL

(5) Tỷ phần của thu nhập của lao động trên thu nhập vốn = [(1-α)/α], là một
hằng số. Điểu này dường như đúng cho nhiều nước (Mỹ, α = 0,3)

6. Phân bổ:
Vì Y = Y (sản xuất) và tỷ phần của Y phân bổ cho K và L được xác định bởi sản phẩm
biên của từng yếu tố này (phân phối). Bây giờ, chúng ta nghiên cứu Y được phân bổ cho
C, I và G như thế nào? (giả sử một nền kinh tế đóng, do đó NX = 0)

a. Cần hàng hoá và dịch vụ


+
(1) Tiêu dùng: C = C (Y − T ) → hàm tiêu dùng; (Y-T) thu nhập khả dụng; T là
thuế ròng
∆C
Khuynh hướng tiêu dùng biên = MPC = ; 0 ≤ MPC ≤ 1
∆(Y − T )

C(Y-T)

MPC
1

Y-T

(2) Đầu tư: I = I( r ); với r lãi suất thực

David Spencer/Chau Van Thanh 5

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình cổ điển
Niên khóa 2006-07

NPV = NPV(r)

I(r)

(3) Chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của chính phủ: G = G

DEF = G – T, giả sử T = T

b. Cung hàng hoá và dich vụ: Y = F( K , L ) = Y

c. Cân bằng: Điều gì bảo đảm rằng Y = C + I + G? Lãi suất thực (r)

(1) Điều kiện cần bằng đầy đủ được viết lại như sau:
Y = C( Y - T ) + I(r) + G

chỉ có r là biến nội sinh, vì vậy r sẽ phải thay đổi nhằm bảo đảm cân bằng
Ví dụ như chúng ta bắt đầu từ điểm cân bằng và G tăng lên. Phía bên phải >
phía bên trái (Yd > Ys) ∴ r phải tăng nhằm kéo Yd giảm và tái lập cân bằng

(2) Thể hiện bằng hình vẽ:


r Ys

r1

Yd

Y Y

r điều chỉnh nhằm tái lập cân bằng

David Spencer/Chau Van Thanh 6

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình cổ điển
Niên khóa 2006-07

(3) Cách tiếp cận tương đương thông qua các quỹ vốn vay: r được xác định thông qua
quan hệ cung cầu quỹ vốn vay
Ghi chú: I = Y – C – G;
vế bên phải là tiết kiệm quốc gia, S: S = [(Y-T) – C] + [T-G]
⇒ S = I(r)
với S = Y - C( Y - T ) - G → cung các quỹ vốn vay
suy nghĩ về I(r) như cầu các quỹ vốn vay

Giả sử chính phủ tăng G. vế bên trái giảm và vế bên phải phải giảm để tái lập cân
bằng. Do vậy, r sẽ phải tăng . Kết quả là tăng G ⇒ giảm I: hiện tượng sự lấn át

r S’ S

Chú thích:
(1) ED (dư cầu) vốn vay ở
mức r ban đầu => tăng r
r2 (2) Tăng r => giảm I; r tiếp tục
tăng cho đến khi I giảm
một lượng tương tương G
r1 tăng (sự lấn át hoàn toàn)

I(r)

I, S
S ’ S

d. Chuyện gì xảy ra nếu:


(1) ↑ G: ⇒ ↓ S ∴ ↑ r [hay ↑ Yd ∴ ↑ r] ∴↓I
↑ ↑ ↓
(2) T: ⇒ S ∴ r [hay C ⇒ Yd ∴ r] ↓ ↓ ↓ ∴ ↑ I;
[ghi chú: ∆ C = -MPC. ∆ T; ↑ T ⇒ ↓ C ( ↑ S)
vì vậy, chính sách tài khoá tác động đến S [hay Yd]

(3) ↑ I: ⇒ ↑ r nhưng không ảnh hưởng đến I

7. Tóm tắt:

a. Sản xuất: K và L cố định và, cùng với hàm sản xuất, xác định Y

b. Phân phối: Y phân phối đến các yếu tố sản xuất theo sản phẩm biên của từng
yếu tố. Theo định luật Euler, Y phân phối hoàn toàn cho các yếu tố.

David Spencer/Chau Van Thanh 7

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình cổ điển
Niên khóa 2006-07

c. Phân bổ: Y được phân bổ cho C, I và G theo hàm tiêu dùng [C = C(Y-T)],
hàm đầu tư [I = I(r)] và chính sách tài khoá. Lãi suất thực điều chỉnh nhằm
bảo đảm cân bằng trong thị trường hàng hoá (tương đương trong thị trường
các quỹ vốn vay)

8. Các nhận xét bổ sung:

a. Về các giả định. Một vài giả định được điều chỉnh theo sự quan tâm của
chúng ta trong dài hạn (như giá linh hoạt), một vài giả định được đơn giản hoá
(như nền kinh tế đóng, K và L cố định)

b. Mô hình cân bằng tổng quát. Tất cả thị trường và thị trường hàng hoá và dịch
vụ cân bằng đồng thời.

c. Tại sao biến giá bị bỏ qua? Vì biến giá không có vai trò gì đối với các biến số
thực trong dài hạn (Đây cũng chính là sự phân đôi cổ điển)

David Spencer/Chau Van Thanh 8

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

Tăng trưởng kinh tế


1. Số liệu lịch sử về PCI:
a. Tăng trưởng theo thời gian - được giải thích từ mô hình tăng trưởng của
Solow
b. Y không tăng một cách liên tục: chu kỳ kinh tế (kinh doanh)

2. Hiểu được các yếu tố xác định tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng

a. Tăng trưởng còn có nghĩa cải thiện mức sống (sản lượng đầu người)
• Nếu sản lượng đầu người tăng ở mức 2% năm, mất khoảng 35 năm
để mức sống tăng gấp đôi; nếu tăng ở mức 4%, sẽ mất 18 năm
• Một số nước, đặc biệt là các nước Đông Á, đạt tăng trưởng rất nhanh
hơn 30 năm qua trong khi nhiều nước (châu Phi) không có thành tích
tăng trưởng tốt

b. Năng suất trên toàn thế giới chậm lại hơn 20 năm qua (tốc độ tăng thu nhập
đầu người của Mỹ giảm): 1960s: 2,8%; 1970s: 1,8%; 1980s: 1,7%

3. Trong dài hạn, Y được xác định bởi phía cung của nền kinh tế:
Y = F(K, L)

a. K tăng cùng với I; I phụ thuộc vào S. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, tích lũy vốn
nhanh hơn và sản lượng thực tăng nhanh hơn

b. L phụ thuộc vào: tốc độ tăng dân số (sinh, chết, di dân); tỷ lệ tham gia của
LLLĐ

c. F(.) phụ thuộc: thay đổi công nghệ; sắp xếp thể chế

4. Sắp xếp thể chế

a. Các xã hội loài người đã từng tồn tại qua hàng ngàn năm mà không có tăng
trưởng kinh tế. Nhiều lý do: thiếu thể chế cơ bản cần thiết

b. Thể chế quan trọng vì chúng là các yếu tố có tính nguyên tắc tạo ra động cơ
khuyến khích [cung cấp cơ hội và giảm thiểu ràng buộc]

c. Đối với tăng trưởng kinh tế, có 2 loại động cơ khuyến khích :
• Động cơ khuyến khích nhắm vào sản xuất hiệu quả ứng với nhập
lượng và công nghệ cho trước
• Động cơ khuyến khích hướng vào mở rộng khả năng sản xuất của
nền kinh tế để sản xuất thông qua tích tụ vốn và tiến bộ công nghệ

David Spencer/ Chau Van Thanh 1

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

d. Cả hai động cơ khuyến khích đều yêu cầu:

• Thị trường:
1. Cho phép thu lợi từ chuyên môn hoá và ngoại thương
2. Hệ thống giá hướng vào việc khuyến khích hiệu quả
3. Mở cửa ngoại thương cũng rất quan trọng

[ Để tất cả các thị trường hoạt động tốt, chúng ta cần quyền sở hữu và tiền]

• Quyền sở hữu tư nhân: (luật lệ liên quan đến quyền sở hữu, quyền
sử dụng và quyền chuyển nhượng các yếu tố sản xuất, hàng hoá và
dịch vụ)
1. Bảo đảm những chủ sở hữu có thể hưởng được các kết quả
tương lai từ các quyết định được thực hiện hôm nay
2. Quyền sở hữu hướng vào việc tạo ra các động cơ khuyến khích
đúng
3. Chính phủ phải xác lập quyền sở hữu; phải cưỡng lại các cám
dỗ thay đổi qui định, luật lệ (mất niềm tin)
4. Sự cưỡng chế bao giờ cũng tốn kém

• Hệ thống tài chính hữu hiệu


1. Giao dich tiền tệ rất quan trọng cho hiệu quả kinh tế
2. Hệ thống thị trường tài chính phát triển và được tổ chức tốt
(như là thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu) cần thiết cho
việc thu hút tiết kiệm và khuyến khích đầu tư hiệu quả (tích lũy
vốn)

Không có các thể chế này, viễn cảnh tăng trưởng kinh tế bị giới hạn

5. Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình động

a. Tĩnh so với động: chụp ảnh và quay video

b. Trong các mô hình tăng trưởng, cân bằng dài hạn được gọi là trạng thái dừng
(ss: steady state). [ sự cân bằng mà tại đó những biến số mà chúng ta xem xét
đến không đổi (hằng số); các biến khác có thể thay đồi nhưng chúng đang
thay đổi ở tốc độ không đổi]. Hãy suy nghĩ so sánh với một cái bồn tắm đang
được mở nước vào và cũng đang xả nước ra - nếu tốc độ vào bằng tốc độ ra,
mức nước trong bồn đang ở trạng thái dừng]

c. “Dài hạn” có nghĩa là dòng thời gian mà theo đó tất cả các điều chỉnh được
thực hiện. Khái niệm này sẽ khác nhau đối với những trường hợp ứng dụng
khác nhau:

David Spencer/ Chau Van Thanh 2

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

• Trong chương “Nền kinh tế trong dài hạn”: dài hạn có nghĩa là khi
tất cả các mức giá điều chỉnh để cân bằng các thị trường (vài tháng,
hay có thể vài năm)
• Trong chương “ Mô hình tăng trưởng Solow”: dài hạn (đôi lúc còn
gọi là rất dài hạn) là khi trữ lượng vốn điều chỉnh đến trạng thái
dừng của nó (có thể là vài thập kỷ)

(Xem thêm về: Tốc độ tăng và logarit)

6. Mô hình tăng trưởng Solow cơ bản

a. Cung:
Từ hàm sản xuất Y = F(K, L)
Giả thiết: Lợi suất không đổi theo qui mô;
K và L không còn cố định nữa

(1) Tăng trưởng của Y có thể là kết quả từ:


• Tăng trưởng nhập lượng, K và L
• Tiến bộ công nghệ (thay đổi F)

(2) Lợi suất không đổi theo qui mô: y = f(k) với y=Y/L và k=K/L
• K/L: tỷ lệ vốn trên lao động
• y = f(k): Hàm sản xuất bình quân đầu người (sản lượng trên
mỗi lao động)
o Đơn giản hoá phân tích
o Tập trung vào sản lượng trên mỗi lao động (mức sống)

y
y = f(k)

Độ dốc = (∆y/∆k) = MPK (giảm dần)

David Spencer/ Chau Van Thanh 3

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

Ví dụ về hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = AKαL1-α (chia 2 vế cho L)


⇒ y = Akα
Ghi chú:
MPK = dY/dK = α(Y/K)
dy/dk = αAkα-1 = α(y/k) =α(Y/K) = MPK

b. Cầu: (chúng ta giả sử không bao gồm G, G = T = 0)


Y=C+I hay y = c + i với c = C/L; i = I/L
s = S/Y (tỷ lệ tiết kiệm):
Vì vậy, C = Y – S ⇒ C = (1 - s)Y
∴ c = (1 – s)y

c. Cân bằng:
I = S = sY ⇒ i = s.y = s.f(k) [ghi chú: đến đây chưa có gì mới so với mô hình
tĩnh, chỉ biểu diễn dưới dạng biến trên mỗi lao động]

d. Giới thiệu trạng thái động:

• K hao mòn: với tỷ lệ khấu hao δ, (∆K = I – δK)


(để duy trì k là hằng số, i phải bằng δk ứng mỗi kỳ)

• Dân số (và L) tăng: tốc độ tăng dân số (lao động L) là n


(để giữ k là hằng số (bỏ qua khấu hao), i phải bằng δk ứng mỗi kỳ; nếu có
cả khấu hao và tăng trưởng lao động L, i phải bằng (δ + n)k nhằm duy trì k
không đổi

Nếu i = 0 (I = 0), ∆k = - δk – nk = - (δ + n)k


Nếu i ≠ 0, ∆k = i - (δ + n)k
(xem bài phát thêm)

e. Chúng ta quan tâm đến trạng thái dừng (steady state): cân bằng động tại
đó ∆k = 0 [ k (do đó cả y) không thay đổi]
Cân bằng ⇒ i = s.f(k)
∆k = 0 ⇒ i = (δ + n)k
∴ ở trạng thái dừng: s.f(k) = (δ + n)k hay còn gọi là điều kiện trạng
thái dừng

David Spencer/ Chau Van Thanh 4

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

y
(δ + n)k

s.f(k)

Tại k*, ∆k = 0: i vừa đủ để:


(1) thay thế hao mòn K
(2) cung cấp mỗi lao động mới một lượng K như
là lao động cũ

k* k

Nếu: k < k*, s.f(k) > (δ + n)k ⇒ k tăng


Nếu: k > k*, s.f(k) < (δ + n)k ⇒ k giảm

∴ k* là mức k ở trạng thái dừng


{hãy cho n = 0 nhằm đơn giản hoá trình bày}

David Spencer/ Chau Van Thanh 5

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

f. Kết quả của:


• Tăng s:

y
(δ + n)k
s2 > s1

s2.f(k) ↑ s ⇒↑ k * & ∴↑ y * ⇒ tăng trưởng


tạm thời do tích lũy vốn, nền kinh tế di
chuyển dọc theo f(k)
s1.f(k) [ví dụ: Nhật, các con “hổ” châu Á]

k 1* k2* k

• Giảm n:

y
(δ + n1)k
(δ + n2)k
n2 < n 1

s.f(k)
↓ n ⇒↑ k * & ∴↑ y * ⇒ tăng
trưởng tạm thời
[ví dự: Trung Quốc]

k 1* k2* k

7. Tiến bộ công nghệ

David Spencer/ Chau Van Thanh 6

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

Tích lũy vốn không thể tạo ra sự tăng lên liên tục của mức sống (mức sống được đo
lường bởi y*)

Tiến bộ công nghệ có thể giải thích sự tăng lên liên tục của y*. Tiến bộ công nghệ có
nghĩa là chúng ta có thể sản xuất ra nhiều sản lượng hơn với cùng một lượng
vốn và lao động

Hai cách suy nghĩ về tiến bộ công nghệ


• Tiến bộ công nghệ như là tác động vào hàm sản xuất [Parkin]
• Tiến bộ công nghệ như là tác động hướng vào tăng cường hiệu quả lao động
[Mankiw]

a. Cách tiếp cận thứ nhất:


• Xem xét sự cải thiện công nghệ “một lần”

y C y
f1(k)
(δ + n)k
f0(k)
A C’
B s.f1(k)

s.f0(k)
A’ B’

k0* k1* k k0* k1* k

∴ y tăng bởi 2 lý do:


o ↑ k : k 0* → k1* ⇒ di chuyển dọc theo f0(k): điểm A đến B
o dịch f(k): điểm B đến C

Vì vậy, cải thiện công nghệ ⇒↑ y & ↑ k

• Nếu có sự cải thiện công nghệ liên tục, thì y và k tăng lên liên
tục

David Spencer/ Chau Van Thanh 7

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

b. Cách tiếp cận thứ hai:


Tiến bộ công nghệ tăng cường hiệu quả lao động

~ ~
Đặt L = L.E; E là lao động hiệu quả; L là lao động được đo lường
theo đơn vị hiệu quả. Tiến bộ công nghệ hướng vào E, và do vậy
~ ~
hướng vào L , tăng L . Tốc độ tăng của L là n, tốc độ tăng của E là g,
~
Tốc độ tăng của L là (n + g)

• Cung: Y = F(K, L)
~ ~
⇒ y = f (k )
~ ~
y =Y /L
~ ~
k =K/L

~
tương tự như trước đây ngoại trừ L được thay bởi L ( và do vậy k
~ ~
bởi k và y bởi y )

~ ~ ~
• Cầu: y = c + i (phía cầu duy trì không đổi)

~ ~
• Cân bằng: i = s. f (k )

• Tình trạng dừng mới cũng được phân tích như trước đây; ở trạng
~
thái dừng, ∆ k = 0
~ ~ ~
∆ k = i − (δ + n + g ) k
~ ~
khi i = s. y
~ ~ ~
∆ k = s. f (k ) − (δ + n + g ) k
vì vậy,
~ ~ ~
∆ k = 0 ⇒ s. f (k ) = (δ + n + g ) k

David Spencer/ Chau Van Thanh 8

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

~
y ~
(δ + n + g ) k

~
s. f (k )

~ ~
k * là mức k ở trạng thái dừng

~
~
k* k

Ở trạng thái dừng:


~ ~
k là hằng số: ∴ k ↑ với mức g với k = k .E
~ ~
y là hằng số: ∴ y ↑ với mức g với y = y .E
(xem bài phát thêm về Tốc độ tăng trưởng trạng thái dừng)

~
8. Mức vốn k quy luật vàng (hay k nếu xét tiến bộ công nghệ): chúng ta ghi chú từ
bên trên rằng (n cho trước), chọn mức s xác định trạng thái dừng k (k*) và ∴ trạng
thái dừng y (y*)

a. Nếu một người làm chính sách có thể chọn s (và ∴ k*), giá trị nào của s sẽ được
chọn nhằm tối đa hoá phúc lợi kinh tế? Tối đa hoá c ở trạng thái dừng. Đây chính
là mức tích lũy vốn theo quy luật vàng: k*gold

Làm thế nào để xác định k*gold?


Gọi lại c = y – i. Ở trạng thái dừng: c* = f(k*) – (δ + n)k*.
k*gold là giá trị k* tối đa hoá c*.
k*gold xác định khi độ dốc của hàm sản xuất = độ dốc của đường dầu tư
trạng thái dừng; hay khi MPK = δ+n

David Spencer/ Chau Van Thanh 9

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

y*
(δ + n)k*

f(k*)

s1.f(k*)

k*gold k*
[khi k* < k*gold , c* tăng cũng như k* tăng;...]

Tính toán điều kiện k*gold :

c* = f(k*) - (δ + n)k*; muốn chọn k* để tối đa hoá c*


Lấy đạo hàm bậc 1 và cho = 0, giải tìm k*gold :
dc *
= f ' (k * ) − (δ + n) = 0
dk *

Do vậy, k*gold là giá trị mà tại đó f’(k*) = δ + n; MPK = δ + n (như bên trên)

b. Quá trình đi đến trạng thái dừng quy luật vàng.


Như trong sách Mankiw, nền kinh tế Hoa Kỳ, k* tiếp cận (phía dưới) quy luật
vàng. Có thể tăng tiêu dung ở trạng thái dừng bằng cách tăng s bây giờ

Tại sao điều này có thể không phải là “tốt nhất”? Thay vì tăng s (và do vậy tăng c
tương lai) chúng ta phải tạm thời giảm c. Vấn dề là :
• Lợi ích của tăng c* trong dài hạn có vượt qua chi phí giảm c trong ngắn hạn
không? Có công bằng không nếu thế hệ hiện tại hy sinh trong khi thế hệ tương
lai hưởng lợi ích?

9. Hạch toán tăng trưởng: nỗ lực tách tốc độ tăng của Y theo các phần đóng góp khác
nhau từ 3 nguồn: thay đổi K, thay đổi L, và thay đổi công nghệ

David Spencer/ Chau Van Thanh 10

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

Xem xét hàm sản xuất Cobb-Douglas và sử dụng phép biến đổi toán:
Y = AK α L1−α

lấy ln và vi phân

dY dA dK dL dA
= +α + (1 − α ) trong đó là chưa biết
Y A K L A
dA dY dK dL
= +α + (1 − α )
A Y K L

dA
gọi là “số dư Solow” hay”TFP: năng suất tổng các yếu tố”
A

Ví dụ:
(1) Hoa Kỳ: α = 0,3. Giữa 1950 và 1994, tốc dộ tăng hàng năm của Y = 3,2%, của
K = 2,4% và của L = 1,4%
TFP = 3,2 – 0,3.(2,4) – 0,7.(1,4) = 3,2 – 0,8 – 1,0 = 1,4

(2) Alwyn Young đã sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng giải thích về
thành tích của 4 con hổ Asian (Hong Kong, Singapore, South Korea, Taiwan)
giai đoạn 1966-1991

Kết quả tìm thấy: do tăng nhanh hơn của yếu tố nhập lượng (K, L và vốn nhân
lực), không phải tăng nhanh hơn của TFP (không phải tăng do sử dụng công
nghệ - cải cách, phát minh sáng chế)

Một ví dụ về tính toán tăng trưởng Việt Nam (1987-95) [giả sử α = 0,3]

Giai đoạn dY/Y dK/K(*) dL/L α.(dK/K) (1-α).(dL/L) dA/A


1987-89 4,77 3,77 3,60 1,13 2,52 1,12
(23,7%) (52,8%) (23,5%)
1990-92 6,56 4,91 3,31 1,47 2,32 2,77
(22,5% (35,3%) (42,2%)
1993-95 8,82 7,91 2,73 2,37 1,91 4,54
(26,9%) (21,7%) (51,4%)

(*) Tính như sau:


dK MPK .K dK I
α = . = MPK .
K Y K Y
I
MPK .
dK Y
=
K α

Chúng ta tính được I/Y, giả sử α = 0,3, và bảng trên giả định MPK = r = 0,1

David Spencer/ Chau Van Thanh 11

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
Niên khóa 2006-07

10. Hàm ý chính sách

a. Chính sách thúc đẩy tiết kiệm:


• Giảm thâm hụt ngân sách: mặc dù chúng ta không bao gồm chính
phủ trong mô hình tăng trưởng, nhưng trong phân tích của mô hình
cổ điển, tiết kiệm quốc gia bao gồm tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm
chính phủ
• Chính sách thuế khuyến khích tiết kiệm.

b. Chính sách khuyến khích tiến bộ công nghệ:


• Tài trợ của chính phủ cho R&D
• Cải thiện giáo dục nhằm tăng cường hiệu quả lao động (tích lũy vốn
nhân lực)
• Chính sách công nghiệp; chính phủ nên xác định các ngành công
nghiệp và công nghệ “đón dầu” (up-and-coming) và tài trợ cho sự
phát triển của chúng. [hầu hết các nhà kinh tế nghi ngờ vai trò/khả
năng chính phủ so với thị trường trong việc chọn lọc những
người/ngành chiến thắng (winners). Hơn nữa, chính phủ thường đáp
lại các động cơ chính trị hơn là các động cơ kinh tế]

11. Hạn chế của mô hình Solow: để lại các biến số quan trọng chưa được giải thích (s, n,
g). Các nhà kinh tế đang nghiên cứu rất nhiều nhằm giải thích các biến số này.

David Spencer/ Chau Van Thanh 12

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiền tệ và lạm phát
Niên khóa 2006-07

Lạm phát
1. Phân tích của chúng ta trước đây chủ yếu tập trung vào các biến số thực. Trong
chương này, chúng sẽ tập trung vào vấn đề tiền tệ và lạm phát.

• Lạm phát: một sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung, P

• Tỷ lệ lạm phát (π) = %∆P

Tại sao một số quốc gia từng trải qua giai đoạn lạm phát rất cao? Những ai bị tác
động bởi lạm phát?

2. Lạm phát là sự mất giá tiền tệ do cung tiền tăng nhanh hơn cầu tiền.
Lạm phát: ”hiện tượng quá nhiều tiền và quá ít hàng hóa”

3. Để hiểu nguyên nhân lạm phát trong dài hạn, chúng ta phát triển lý thuyết cổ điển
(dài hạn) về tiền tệ. Sau đó sẽ xem xét chi phí của lạm phát.

4. Kinh nghiệm trong lịch sử về lạm phát

a. Ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 20 từng trải qua giảm phát (Đại suy thoái, cuối thế kỷ
19)

b. Lạm phát ởViệt Nam giai đoạn 1986-96 (CPI)

c. Kinh nghiệm siêu lạm phát:


• Siêu lạm phát ở Đức sau WWI: mức giá tăng 10 tỷ lần (1,02*1010) giữa
tháng 8, 1922 và tháng 11, 1923; tỷ lệ lạm phát kép là 322% mỗi tháng
• Siêu lạm phát ở Hungary sau WWII: mức giá tăng 5,2*1027 lần giữa tháng
7, 1945 và tháng 8, 1946, tỷ lệ lạm phát kép là 20.000% mỗi tháng
• Các nước khác cũng từng trải qua siêu lạm phát như Argentina, Brazil,
Bolivia, Israel, Russia, Ukraine, Serbia

Tại sao siêu lạm phát? Trường hợp thông thường trong các tình huống này
là chính phủ in tiền quá nhanh để tài trợ cho chi tiêu tài khóa: Đặc quyền thu
lợi từ in đúc tiền (Seigniorage)

5. Trước tiên: Tiền là gì? Tiền được tạo ra như thế nào? Cung tiền có thể được
kiểm soát bởi ngân hàng trung ương không?

6. Tiền (Money): Trữ lượng tài sản được sử dụng để thực hiện giao dịch (cần
phân biệt giữa tiền và thu nhập)

a. Chức năng của tiền:

• Trung gian trao đổi: tiền hữu ích trong trao đổi (định nghĩa chức năng
của tiền)

David Spencer/Chau Van Thanh 1

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiền tệ và lạm phát
Niên khóa 2006-07

Tưởng tượng trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp bằng sản phẩm (hàng đổi
hàng): trao đổi yêu cầu trùng nhau ngẫu nhiên về mong muốn, nhu cầu.
Như vậy sẽ khó khăn và tốn kém.

• Dự trữ giá trị: tiền có thể được giữ cho giao dịch trong tương lai [nếu
người ta nghĩ rằng tiền mất giá (kỳ vọng về lạm phát), thì tiền sẽ không
thực hiện tốt chức năng này]

• Đơn vị tính toán: giá được tính toán thông qua đơn vị tiền (hơn là thông
qua những hàng hóa khác)

a. Các loại tiền:


• Tiền hàng: giá trị thực chất
• Tiền pháp định: không có giá trị thực chất (hay rất nhỏ)

b. Chúng ta đo lường cung tiền như thế nào? Hai cách tổng quát mang tính chọn
lọc đo lường tiền:

• M1 = C + tiền gởi có thể viết séc; C là tiền được giữ ngoài ngân hàng
• M2 = M1 + tiền gởi có kỳ hạn (nhỏ) (bao gồm cả tài khoản tiết kiệm)
Còn một số định nghĩa khác, nhưng không cần thiết trong phần học này
[Tại sao thẻ tín dụng không phải là tiền?]
• Tổng quát hóa: M = C + D; D là tiền gởi
• Trong khi tiền (currency) chỉ được tạo ra bởi chính phủ, chúng ta ghi chú
rằng các khoản tiền gởi có thể viết séc và tiền gởi kỳ hạn được tạo ra và là
phía nợ của các trung gian tài chính như ngân hàng, hiệp hội tín dụng…
Các trung gian tài chính nhận tiền gởi từ người tiết kiệm và cho vay đến
những người đi vay cuối cùng

7. Các trung gian tài chính tạo ra tiền như thế nào?
a. “Các ngân hàng”(bao gồm cả trung gian tài chính) tạo ra tiền khi mà các tổ
chức này tạo ra D mới. Họ tạo ra bằng cách nào?

• Các ngân hàng dữ trữ một phần của D; như là khi nhận được một khoản
tiền gởi mới, một ngân hàng giữ một phần dự trữ và cho vay phần còn lại.
9 Dự trữ = R = tài sản có (thường là tiền mặt trong két hay tiền gởi ở
ngân hàng trung ương) giữ bởi các ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu
rút tiền hay yêu cầu dự trữ pháp định
9 Dự trữ dư = dự trữ ngoài dự trữ bắt buộc

• Các ngân hàng tạo ra tiền (tiền gởi) khi họ cho vay phần dự trữ dư

b. Ví dụ: Giả sử ngân hàng giữ lại 10% tiền gởi như là khoản dữ trữ. 90% của
khoản tiền gởi mới nhận sẽ được cho vay. Giả sử một khoản tiền gởi mới (dự
trữ) là 100$ tại ngân hàng A. Không có tiền (currency) trong lưu thông được
giữ lại. Điều gì sẽ xảy ra?

David Spencer/Chau Van Thanh 2

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiền tệ và lạm phát
Niên khóa 2006-07

Ngân hàng ∆M (∆D) ∆ cho vay ∆ dự trữ Tích lũy ∆M


A 100 90 10 100
B 90 [72] 81 [64,80] 9 [7,20] 190 [172]
C 81 72,90 8,10 271
… … … … …
cuối cùng 0 0 0 1000

Tổng ∆M = $100 + 0,9(100) + 0,9[0,9(100)] + … = $1000;


tổng ∆M là bội số (số nhân) của ∆R ban đầu

Nếu xuất hiện việc giữ lại tiền trong lưu thông (C) thì sao? Giả sử ở mỗi vòng,
20% các khoản vay được giữ lại dưới dạng tiền trong lưu thông. [chỉ có 80% mỗi
khoản vay sẽ trở lại hệ thống ngân hàng. Tiền giữ lại trong lưu thông tạo ra sự rò
rỉ từ tiến trình mở rộng tiền]

Vì vậy, chúng ta sẽ thấy rằng dự trữ (tiền gởi) ngân hàng tăng sẽ kéo theo cung tiền
tăng. Nhưng tăng bao nhiêu?

8. Cơ sở tiền và số nhân tiền

a. Định nghĩa cơ sở tiền: MB = C + R


[ghi chú: C và R là hai thành phần phía nợ của ngân hàng trung ương; chúng
hình thành cơ sở để các ngân hàng có thể tạo ra tiền ]

b. Số nhân tiền (m) là cầu nối giữa M và MB


M
m=
MB
M = m x MB
C R ⎛C R⎞
MB = C + R = D + D = ⎜ + ⎟ D
D D ⎝D D⎠
⎛ ⎞
⎜ 1 ⎟
D=⎜ ⎟.MB
⎜C+R⎟
⎜ ⎟
⎝D D⎠
⎛C ⎞ ⎛C ⎞
M = C + D = ⎜ D + D ⎟ = ⎜ + 1⎟.D
⎝D ⎠ ⎝D ⎠

David Spencer/Chau Van Thanh 3

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiền tệ và lạm phát
Niên khóa 2006-07

Vì vậy,

⎛ C ⎞
⎜ +1 ⎟
M =⎜ D ⎟.MB
⎜C+R⎟
⎜ ⎟
⎝D D⎠

⎛ C ⎞
⎜ +1 ⎟
m=⎜ D ⎟
⎜C+R⎟
⎜ ⎟
⎝D D⎠

9 C/D được xác định bởi người giữ tiền


9 R/D được xác định bởi các ngân hàng (khoản tối thiểu ở ngân hàng trung
ương)
9 MB được xác định bởi ngân hàng trung ương

Chúng ta cho rằng ngân hàng trung ương kiểm soát MB qua đó kiểm soát M. Vì
vậy, ngân hàng trung ương tăng MB, M sẽ tăng theo hiện tượng số nhân. Ngân
hàng trung ương kiểm soát MB như thế nào?

9. Ngân hàng trung ương (CB)(Cục dự trữ liên bang)

a. Cơ cấu tổ chức khác nhau giữa các quốc gia; một số ngân hàng trung ương
độc lập với chính phủ so với số khác

b. Chức năng:
9 Phát hành tiền (currency)
9 Định ra yêu cầu dữ trữ tối thiểu
9 Cho các ngân hàng vay (người cho vay cuối cùng)
9 Ngân hàng đối với chính phủ
9 Hình thành chính sách tiền tệ

10. Chính sách tiền tệ: được thực hiện bởi ngân hàng trung ương thông qua thay đổi
cung tiền hay lãi suất

11. Các ngân hàng trung ương ở các nước phát triển có 3 công cụ chính sách tiền tệ
chủ yếu:

9 Yêu cầu dự trữ (tỷ lệ dự trữ bắt buộc): nếu ngân hàng trung ương tăng
yêu cầu dự trữ, M sẽ giảm
9 Lãi suất chiết khấu: lãi suất ngân hàng trung ương tính cho các ngân
hàng thương mại khi họ vay phần dự trữ. Ghi chú: Vay dự trữ từ ngân
hàng trung ương ⇒↑ MB∴↑ M
9 Nghiệp vụ điều hành hoạt động trên thị trường mở (OMO): CB mua
hay bán trái phiếu chính phủ (chứng khoán) trên thị trường mở
CB mua trái phiếu (OMOP) ⇒↑ MB ⇒↑ M
CB bán trái phiếu (OMOS) ⇒↓ MB ⇒↓ M

David Spencer/Chau Van Thanh 4

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiền tệ và lạm phát
Niên khóa 2006-07

[xem xét cơ chế OMOP ảnh hưởng MB]

12. Liên hệ giữa số lượng tiền trong nền kinh tế (M) và mức giá (P) được thể hiện ở
phương trình số lượng (một đồng nhất thức):

MV ≡ PY
M là cung tiền
V vòng quay của tiền, số lần trung bình mỗi đô la được chi trả
cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng [=(PY/M)]
Giải phương trình trao đổi tìm P:
⎛ MV ⎞
P=⎜ ⎟ (a)
⎝ Y ⎠
cho trước V và Y, P sẽ được xác định bởi M

Điều này được diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ xây dựng một mô hình để
giải thích

13. Cung tiền, cầu tiền, và mức giá cân bằng

a. Cung tiền: (có thể là M1 hay M2)


M = C + D : cung tiền danh nghĩa
M/P : cung tiền thực

Chúng ta giả sử ngân hàng trung ương kiểm soát cung tiền danh nghĩa ( m ổn
định, CB có thể kiểm soát MB do vậy có thể kiểm soát M)

b. Cầu tiền: để xây dựng hàm cầu tiền, chúng ta thấy rằng người ta giữ tiền để
thực hiện các giao dịch. Nếu số lượng tiền họ muốn giữ tỷ lệ với khối lượng
giao dịch và khối lượng giao dịch tỷ lệ với thu nhập, thì:

Md = kPY : hàm cầu tiền đơn giản


hay, cầu tiền thực:
⎛Md ⎞
⎜⎜ ⎟⎟ = kY
⎝ P ⎠

c. Mức giá cân bằng: P tại đó cung tiền bằng cầu tiền
M = kPY

9 Giả sử nền kinh tế đang ở tại mức giá cân bằng. Bây giờ, chính phủ tăng
cung tiền. Ngụ ý rằng, tại mức giá P ban đầu, lượng tiền cung lớn hơn
lượng tiền cầu. Chuyện gì sẽ xảy ra?
[ người giữ tiền sẽ cố gắng từ bỏ tiền dư bằng cách tăng chi tiêu nhiều hơn
(Tăng PY). Và tiếp tực tăng cho đến khi PY tăng đủ để tái lập cân bằng]

9 Kết luận: PY phải tăng tỷ lệ với M tăng∴ Thuyết số lượng tiền; nếu Y cố
định (mô hình cổ điển), P sẽ thay đổi tỷ lệ với M

David Spencer/Chau Van Thanh 5

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiền tệ và lạm phát
Niên khóa 2006-07

14. Tỷ lệ lạm phát cân bằng: % ∆P hay π tại đó cung tiền = cầu tiền

a. Nếu cung tiền tăng, để cân bằng, yêu cầu cầu tiền cũng tăng cùng tỷ lệ; do
vậy, PY phải tăng cùng tỷ lệ
• %∆( PY ) = %∆M [thuyết số lượng tiền]

Do đó, %∆P = %∆M − %∆Y

• Nếu % ∆Y = 0 (mô hình cổ điển), thì % ∆P = % ∆M (thuyết số lượng đơn


giản)

b. Một cách nữa đi đến cùng kết luận: thể hiện phương trình số lượng theo tốc
độ tăng:
%∆M + %∆V ≡ %∆P + %∆Y

Giải tìm tỷ lệ lạm phát:


%∆P ≡ π = %∆M + %∆V − %∆Y (a)

Phương trình (a) đúng theo định nghĩa (một đồng nhất thức). Để giải thích
lạm phát, chúng ta phải giải thích tốc độ tăng của M, V, và Y

• %∆M được xác định bởi ngân hàng trung ương


• Lúc này, chúng ta giả định rằng %∆V = 0 [thuyết số lượng]
• Y= F(K, L)

(1) Trước hết, giả sử không có tăng trưởng Y: ( )


Y = F K, L

∴ % ∆P = % ∆M thuyết số lượng tiền đơn giản

(2) Thêm vào tăng trưởng Y: Giả sử chúng ta có cả tăng trưởng dân số (ở
mức n) và thay đổi tiến bộ công nghệ (hướng theo tăng hiệu quả lao
động) (tỷ lệ tăng ở mức g). Và như vậy, ở trạng thái dừng %∆Y = n+g.
Vì vậy:

%∆P = %∆M – (n+g)

Giả sử n + g = 3%. Thì để đạt tỷ lệ lạm phát zero, cung tiền cần phải
tăng với tỷ lệ 3% [trạng thái dừng]

(3) Kết luận: Thuyết số lượng tiền => trong dài hạn, sau khi tính toán tỷ lệ
tăng danh nghĩa của Y, tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào tỷ lệ tăng của M
(theo lý thuyết dài hạn, bằng chứng thực nghiệm, kể cả trường Việt
Nam giai đoạn 1990-95, là hoàn toàn phù hợp)

15. Với một hàm cầu tiền đầy đủ yêu cầu chúng ta phải phân biệt giữa lãi suất
danh nghĩa (i) và lãi suất thực (r)

David Spencer/Chau Van Thanh 6

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiền tệ và lạm phát
Niên khóa 2006-07

a. Hai mức lãi suất thực:

• r=i–π
r lãi suất thực hậu suy (ex-post),
i lãi suất danh nghĩa
π được xác định bởi %∆M
• r = i – πe
lãi suất thực tiên khởi (ex-ante),
πe là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng

lãi suất thực tiên khởi:


• là lãi suất kỳ vọng tại thời điểm hợp đồng vay mượn được thực hiện
• là lãi suất liên quan đến hầu hết mọi quyết định kinh tế, đây là mức lãi
xác định bởi điều kiện I = S (mô hình cổ điển)

b. Phương trình Fisher: i = r + πe


Hiệu ứng Fisher: 1% ↑ π e ⇒ 1% ↑ i

16. Hàm cầu tiền đầy đủ hơn: hàm cầu tiền thực cũng phụ thuộc vào lãi suất danh
nghĩa

Chi phí cơ hội của việc giữ tiền là gì?


Lãi suất danh nghĩa; i = r + πe
↑ i sẽ làm giảm mong muốn giữ tiền

⎛ +⎞
d
⎛M ⎞
Hàm cầu tiền thực đầy đủ ⎜ ⎟ = L⎜⎜ i, Y ⎟⎟
⎝ P⎠ ⎝ ⎠

17. Cân bằng: Cung tiền = Cầu tiền

⎛M ⎞
⎜ ⎟ = L(i, Y ) (b)
⎝ P ⎠

[M cố định, vì vậy P phải điều chỉnh ứng với bất kỳ sự thay đổi nào của cầu tiền]
Điều này có ngụ ý gì?

a. Thuyết số lượng tiền có thể không còn đúng hoàn toàn nữa. Giả sử tăng
M, P sẽ thay đổi như thế nào?

• Nếu tăng M không ảnh hưởng đến πe (và do vậy không ảnh hưởng
đến i) hay Y: vế bên phải của phương trình (b) không đổi do vậy
vế bên trái phải không đổi => P tăng theo cùng tỷ lệ với tăng M
(đúng như thuyết số lượng tiền)

• Nếu tăng M kéo theo tăng πe: vế bên phải của phương trình (b)
(cầu tiền) giảm, do vậy vế bên trái phải giảm => P phải tăng với tỷ
lệ lớn hơn so M tăng (thuyết số lượng tiền không còn đúng)

David Spencer/Chau Van Thanh 7

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiền tệ và lạm phát
Niên khóa 2006-07

b. Kỳ vọng về tăng M trong tương lai cũng làm tăng P ngay từ hôm nay:

Kỳ vọng về ↑ M ⇒↑ π e ⇒↓ cầu tiền; ∴ P phải tăng để tái lập cân bằng

c. Ứng dụng trong việc chặn đứng siêu lạm phát. Mong muốn cắt giảm %∆P tới
mức zero mà không gây ra giảm phát:

• Hàm cầu tiền đơn giản (thuyết số lượng tiền), để ngừng siêu lam phát
chỉ yêu cầu ↓ %∆M đến mức zero (hay n+g) từ điều kiện cân bằng:

(M/P) = kY [vế bên phải không bị ảnh hưởng bởi ↓ %∆M ]

• Hàm cầu tiền hoàn chỉnh hơn, ↓ %∆M tới zero ⇒↓ π e ⇒↑ cầu tiền
(vế bên phải của (b)) ∴↓ P (giảm phát).[chú ý: P giảm đến mức cân
bằng mới và dừng ở đây]

Trục trặc của giảm P có thể được khắc phục nếu:


(1) CB thông báo chính sách giảm lạm phát (đáng tin cậy)
(2) Và thực hiện chính sách duy nhất tăng M một lần (a once-and-for-
all) để bù trừ việc khả năng – tiềm năng giảm P)

Trục trặc của sự tín nhiệm, Thường đi kèm với cải cách tài khóa

18. Gọi lại phương trình số lượng theo tốc độ tăng:


%∆M + %∆V ≡ %∆P + %∆Y

Giải tìm tỷ lệ lạm phát:


% ∆P ≡ π = % ∆M + % ∆V − %∆Y

Thay đổi cầu tiền, cho trước Y, V thay đổi (%∆V có thể khác 0)

19. Chi phí lạm phát

a. Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền. Giảm sức mua này biểu hiện như
thuế lạm phát

b. Lạm phát làm thay đổi ý nghĩa của các thỏa thuận (hợp đồng) tiền tệ.
Nếu lạm phát không được kể đến, các bên thành viên thanh toán dựa trên
khoản tiền cố định (ví dụ, người cho vay lỗ; khoản lỗ này được “bù trừ” bởi
thành viên còn lại trong hợp đồng – người đi vay) xuất hiện tái phân phối
của cải
[một số hợp đồng bằng tiền khác như: thỏa thuận tiền lương, thuế, quỹ lương
hưu]

Nếu lạm phát được biết trước thì những tác động tái phân phối này có thể bị
lọai trừ bằng cách viết lại hợp đồng dưới dạng thực. Nếu lạm phát không
biết trước, hợp đồng có thể được chỉ số hóa
[đối với lạm phát vừa, chỉ số hóa có thể kéo theo trục trặc?]

David Spencer/Chau Van Thanh 8

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiền tệ và lạm phát
Niên khóa 2006-07

c. Lạm phát tăng i và người giữ tiền giảm việc giữ tiền (và do vậy họ mất đi
các dịch vụ liên quan đến tiền) => “chi phí da giầy”

d. Lạm phát tạo ra sự không chắc chắn kinh tế (không khuyến khích các hoạt
động kinh tế có năng suất)
[chi phí thực đơn, biến động lớn hơn của giá tương đối …]

20. Câu hỏi: Tại sao đôi lúc một số chính phủ tăng tốc độ tăng M và tạo ra siêu lạm
phát? [đặc quyền thu lợi từ việc phát hành thêm tiền và quán tính. 2 cách tài trợ
thâm hụt ngân sách. Ghi chú: điều này cần phối hợp với CB]

21. Mô hình kinh tế trong dài hạn là mô hình cổ điển; sự phân đôi cổ điển (classical
dichotomy): hành vi các biến thực trong nền kinh tế (Y, K, L, R/P, W/P, r)
độc lập với các hành vi của các biến danh nghĩa (M, P, π, i)
=> tính trung lập trong dài hạn của tiền (long-run neutrality of money)

(đây là lý do chúng ta có thể tách rời thảo luận về các hành vi trong dài hạn của
các biến danh nghĩa, giống như lạm phát)

Điều này được chấp nhận rộng rãi như là một kết quả tương đối đúng trong dài
hạn chứ không phải trong ngắn hạn. Chúng ta sẽ tiếp tục với việc nghiên cứu
hành vi kinh tế học vĩ mô trong ngắn hạn trong các học phần tiếp theo.

David Spencer/Chau Van Thanh 9

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Nền kinh tế mở trong dài hạn
Niên khóa 2006-07

Nền kinh tế mở trong dài hạn

1. Đến đây, chúng ta đã có được một bức tranh của nền kinh tế vĩ mô gần như toàn diện
trong dài hạn, bao gồm:
• Y được quyết định bởi K, L và công nghệ.
• r được quyết định bởi cân bằng trong thị trường vốn vay
• Tăng trưởng Y phụ thuộc vào tăng trưởng dân số và tiến bộ công nghệ
• P phụ thuộc vào M và π được xác định bởi tốc độ tăng trưởng của M
Nhưng chúng ta vẫn chưa xét đến ngoại thương.

2. Một số thực tế:


a. Thế giới ngày càng trở nên hội nhập về kinh tế thông qua mở rộng ngoại thương.
Hơn 30 năm qua, ngoại thương trên thế giới đã tăng với tốc độ gấp đôi tốc độ tăng
trưởng GDP {khoảng 11% sản lượng thế giới được xuất khẩu năm 1965; đến năm
1995, là khoảng 22%}
b. Trong một nghiên cứu gần đây, Sachs và Warner xem xét mức độ mở cửa và phát
triển: họ tìm thấy giữa 1970 vào 1990, các nền kinh tế đang phát triển mở cửa và
hiệu quả hơn đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 4,5% trong khi
những nền kinh tế khác mặc dù có mở cửa nhưng lại kèm theo nhiều hạn chế đối
với ngoại thương nên tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt 0,7%.
c. Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào ngoại thương (xuất khẩu có tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn 2-3 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP, còn nhập khẩu
là 2-4 lần)
Năm 1996, xuất khẩu đạt 30% GDP, nhập khẩu là 47% GDP; nên thâm hụt
thương mại là 17% GDP. [So với Mỹ: xuất khẩu đạt 11%, nhập khẩu là 12%].
Để tài trợ cho khoản thâm hụt thương mại này, Việt Nam đã vay các nước khác
trên thế giới.
Điều này cho thấy sự kết nối chặt chẽ giữa các luồng hàng hóa và dịch vụ với
những dòng tài chính giữa các nước. Công việc đầu tiên trong chương này là làm
sáng tỏ mối quan hệ trên. Sau đó, kết hợp yếu tố phức tạp này vào mô hình xác
định thu nhập dài hạn cơ bản (cổ điển). Cuối cùng, chúng ta sẽ phát triển một lý
thuyết dài hạn về tỉ giá hối đoái.

3. GDP là thước đo sản xuất trong nước. Trong một nền kinh tế mở, hạch toán thu
nhập quốc dân phải bổ sung thêm khu vực xuất khẩu (cầu nước ngoài đối với sản

David Spencer/Chau Van Thanh 1 Biên dịch: Quý Tâm

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Nền kinh tế mở trong dài hạn
Niên khóa 2006-07

xuất trong nước) và trừ đi nhập khẩu (cầu trong nước đối với sản xuất ở nước
ngoài). Hay:
(a) Y = C + I + G + NX

4. Viết lại (a) thành Y – C – G = I + NX và nhớ lại Y – C – G = S


Nên:
(b) NX = S - I
a NX là cán cân thương mại. NX > 0 p thặng dư thương mại [Ghi chú: nếu
NX< 0, phải đi vay từ nước ngoài để bù chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu]
b. S - I là đầu tư nước ngoài ròng. (S - I) >0 p S cao hơn I, có thể cho nước
ngoài vay. [Ghi chú: nếu {S - I) < 0, vay nước ngoài bù khoảng chênh lệch]
c. Cán cân thương mại và đầu tư nước ngoài ròng phải bằng nhau. Thâm hụt
thương mại Q (S < I) [hay 2 mặt của một đồng xu]
d. Chú ý ý nghĩa của điều này đối với những kết quả làm tăng thâm hụt ngân sách
của chính phủ. Giả sử chúng ta bắt đầu với thương mại cân bằng, NX=0. Thì mG
(hay nT).
m DEF p n S. Để trở lại cân bằng, một (hoặc một số) điều sau đây phải xảy ra:
i. n NX; hay, m thâm hụt thương mại p m vay nước ngoài để tài trợ thâm hụt
ii. nI. Do đó, tăng lấn ép (giảm) đầu tư để tài trợ cho thâm hụt
e. Tương tự, m NX đòi hỏi m S hay n I.
f. Thâm hụt thương mại có xấu hay không? Không nhất thiết.

5. Trong một nền kinh tế đóng [chương 3] không có giao dịch thương mại với phần còn
lại của thế giới (ROW) thì không có đầu tư nước ngoài; tương tự, cân bằng giữa I và
S là do r quyết định. Bất kỳ điều gì làm thay đổi I hay S đều ảnh hưởng đến r. Bây giờ
ta xem xét một nền kinh tế mở, qui mô nhỏ.
a. Mở p
• Thương mại và đầu tư nước ngoài [NX ≠ 0 và S ≠ I]
• Những thay đổi của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng lên nền kinh tế nội địa
(đặc biệt là những thay đổi của lãi suất thế giới, r*)
b. Nhỏ p những thay đổi trong nền kinh tế nội địa không có tác động đến ROW
(đặc biệt là đối với r*). Nên r = r*
[Mỹ có nền kinh tế lớn và mở. Phân tích phù hợp đối với một nền kinh tế mở qui
mô lớn nằm đâu đó giữa mô hình nền kinh tế mở, nhỏ ở chương này và nền kinh
tế đóng ở chương 3; xem thêm phụ lục cuối chương để hiểu rõ hơn]

David Spencer/Chau Van Thanh 2 Biên dịch: Quý Tâm

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Nền kinh tế mở trong dài hạn
Niên khóa 2006-07

6. Giả định quan trọng mới: lãi suất trong một nền kinh tế mở và nhỏ không phải do I và
S nội địa quyết định; nó được “ấn định” theo mức hiện hành trên thế giới, r*. [r* hình
thành từ I và S thế giới]
a Cung:
Y = Y = F(K , L ) p tương tự nền kinh tế đóng
b. Cầu:
C = C = C( Y − T ) p tương tự nền kinh tế đóng
I = I(r*) p r bây giờ cố định tại mức r*
Các thành phần phía cầu: C + I + G + NX
c. Cân bằng:
NX = (Y – C - G) - I(r*) = S - I(r* ) [nhớ lại cách tiếp cận vốn vay]

d. Như vậy, S được quyết định bởi các biến số ngoại sinh, I phụ thuộc vào r* , và NX
là chênh lệch giữa hai biến số này [điều gì đảm bảo rằng cán cân thương mại và
đầu tư nước ngoài ròng bằng nhau? Đó là tỉ giá hối đoái. Chúng ta sẽ bàn sau]

Đồ thị:

r S

Nếu S > I tại r* , thì NX > 0 (thặng


r* NX>0 dư thương mại)

r*< r NX<0 I

S I,S,NX

7. Các tác động của chính sách lên cán cân thương mại. Bắt đầu bằng thương mại
cân bằng (NX=0)

a. Điều gì xảy ra nếu m G (hay nT)? p n S


m DEF p n (S-I), và n NX; thâm hụt thương mại

David Spencer/Chau Van Thanh 3 Biên dịch: Quý Tâm

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Nền kinh tế mở trong dài hạn
Niên khóa 2006-07

r S' S

S' thực tế [Điều này khẳng định phát biểu ở trên của
chúng ta, đó là I cho trước (và không đổi vì
r* không đổi), tăng thâm hụt ngân sách chính
r* I (r*) thực tế phủ đòi phỏi phải có tăng thâm hụt thương
NX<0 mại]

I, S, NX

Điều này giúp chúng ta hiểu được vấn đề "thâm hụt kép" ở U.S. và các nước khác.

b. Điều gì xảy ra nếu m I (ví dụ, tín dụng thuế đầu tư)? Vì S cố định, NX phải n
(hay, thâm hụt thương mại) [với S cố định, m I phải có tài trợ từ nước ngoài]

c. Điều gì xảy ra nếu ROW (hay một nước lớn) m thâm hụt ngân sách chính phủ
của họ? p m r* (ngoại sinh đối với nền kinh tế nội địa)

r S m r* pn I; ∴ m NX (thặng dư thương mại)

NX>0
r2*

r1*

I,S,NX

8. Điều gì đảm bảo cán cân thương mại (NX) = đầu tư nước ngoài ròng (S - I)? Đó
là tỉ giá hối đoái thực.
a. Xét hai trạm xăng nằm hai bên biên giới giáp ranh của nước A (nước nhà) và B
(nước ngoài):
PA = 100d/1lít và PB = 1000p/l p ta sẽ mua ở đâu?
Tùy vào tỉ giá hối đoái danh nghĩa (e): cần bao nhiêu pesos (p) để mua được
một đồng (d).

David Spencer/Chau Van Thanh 4 Biên dịch: Quý Tâm

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Nền kinh tế mở trong dài hạn
Niên khóa 2006-07

e = # pesos/d
i. Nếu e = 10p/d, thì giá xăng tính bằng d ở nước B là
PB/e = (1000p)/(10p/$) = 100d = PA
ii. Bây giờ giả sử e m lên 20p/$. Thì giá xăng bằng $ ở B là
PB/e = (1000p)/(20p/$ = 50d < PA
∴ Sẽ có khuynh hướng mua ở B (nhập khẩu), miễn là không tồn tại rào
cản thương mại
iii. Bây giờ, trở lại e ban đầu = 10p/d nhưng giả định PA m lên 125d. Thì
PB/e = 100d < PA ∴ mua ở B (nhập khẩu) dù e không thay đổi
b. Vậy quyết định mua ở đâu, hay ∴ NX, phụ thuộc vào giá tương đối sử dụng
cùng đơn vị đo lường (chẳng hạn d). Giá tương đối của hàng hóa ở hai nước
này chính là tỉ giá hối đoái thực (ε).
PA eP
ε= = A [hàng lấy hàng, lít xăng ở A đối lấy lít xăng ở B]
1 PB
PB
e
c. Khái quát hơn, chúng ta tổng gộp:
• Xét tất cả hàng hóa & dịch vụ (không chỉ là xăng)
• Xét ROW cùng một lúc (không chỉ là Mexico)
eP
ε=
P*
Trong đó P = Mức giá nội địa
P* = Mức giá nước ngoài (ROW)
e = Tỉ giá hối đoái danh nghĩa đối với ngoại tệ [chỉ số tỷ giá
hối đoái có tính đến "trọng số thương mại (trade-weighted)]
d. Kết luận: NX=NX (ε) p hàm số xuất khẩu ròng
Biểu diễn trên đồ thị: ε

NX (ε)

NX

David Spencer/Chau Van Thanh 5 Biên dịch: Quý Tâm

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Nền kinh tế mở trong dài hạn
Niên khóa 2006-07

9. Tỉ giá hối đoái thực điều chỉnh để đảm bảo NX = S - I (cán cân thương mại = đầu
tư nước ngoài ròng) [Tỉ giá hối đoái thả nổi trong dài hạn]
a. Chúng ta biết rằng NX (ε) = S - I(r*)
• Vì S cố định tại S và r cố định tại r*, ε phải điều chỉnh để đảm bảo cân
bằng.
b. Phương trình cán cân thương mại cũng có thể được lý giải như một điều kiện
cân bằng trong thị trường ngoại hối:
Cầu (ròng) về nội tệ của người nước ngoài (NX) = cung (ròng) nội tệ cho người
nước ngoài (S - I)
Biểu diễn trên đồ thị:
ε
S-I
ε điều chỉnh để cân bằng

ε1

NX

NX1 NX

10. Tác động của những thay đổi chính sách lên ε
a. Điều gì xảy ra nếu mG (hay nT)? p n S

ε
(S - I)' S - I
m DEF p n (S - I) và ∴ m ε dẫn tới
p n NX
ε2
[m DEF p n cung tiền d cho người
nước ngoài. Cân bằng được khôi
ε1
phục khi εm. ε tăng làm n lượng cầu
tiền d của người nước ngoài (n
NX).]
NX

NX1 NX

b. Điều gì xảy ra nếu m I (chẳng hạn tín dụng thuế đầu tư)? m I p n (S - I) và ∴ tăng ε
dẫn tới p n NX (từ đó tái lập cân bằng)

David Spencer/Chau Van Thanh 6 Biên dịch: Quý Tâm

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Nền kinh tế mở trong dài hạn
Niên khóa 2006-07

c. Điều gì xảy ra nếu ROW (một nước lớn khác) m thâm hụt ngân sách chính phủ?
p Tăng r* ∴ n I dẫn tới p tăng (S - I) và ∴ giảm ε p tăng NX (từ đó khôi phục mức
cân bằng)
d. Điều gì xảy ra nếu chính phủ nội địa áp dụng thuế quan hay hạn ngạch nhập
khẩu? Điều này sẽ làm giảm nhập khẩu và, do đó, m NX (dịch chuyển đường NX
sang phải)
ε Kết quả của biện pháp hạn chế thương
(S - I)' S - I mại:
ε2 (1) mε
(2) Không có thay đổi trong cán cân
ε1 thương mại

NX' (3) Khối lượng thương mại n [n nhập khẩu


do hạn định, n xuất khẩu do mε]
NX
[Chẳng hạn thuế quan làm tăng giá tương
đối của hàng nhập khẩu; bù lại bởi mε và làm
NX1 NX
tăng giá tương đối của hàng xuất khẩu]

Những hạn định về thương mại không thể làm giảm thâm hụt thương mại vì chúng không
ảnh hưởng đến S hay I

11. Chúng ta đã xem xét việc xác định tỉ giá hối đoái thực, tiếp theo là tỉ giá hối đoái
danh nghĩa.
eP εP *
ε= * ⇒e=
P P
Vậy, e phụ thuộc vào ε, P*, và P. [mP* p me; m P p n e]

Sử dụng các kết quả tốc độ tăng trưởng, chúng ta có


%Ue = %Uε + (π* - π)
Do đó:
(1) Nếu π* m (tương đối so với π), nội tệ (d) sẽ tăng giá (hay, tiền d sẽ mua được
nhiều ngoại tệ hơn).
(2) Nếu π m (tương đối so với π*), nội tệ (d) sẽ giảm giá (hay, tiền d sẽ mua được ít
ngoại tệ hơn).
Bằng chứng rõ nhất là đối với các nước đang trải qua lạm phát cao (ngay cả nếu họ cố
gắng cố định tỉ giá hối đoái)

David Spencer/Chau Van Thanh 7 Biên dịch: Quý Tâm

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Nền kinh tế mở trong dài hạn
Niên khóa 2006-07

12. Qui luật một giá p ngang bằng sức mua (PPP) (The Law of One Price and
Purchasing Power Parity): tỉ giá hối đoái thực phải = 1 nếu hàng hóa được do lường
cùng đơn vị (do tình trạng kinh doanh chênh lệch giá -- arbitrage)
Mặc dù rất hữu ích như là một hướng dẫn dài hạn về những biến động của tỉ giá hối
đoái danh nghĩa, PPP vẫn thất bại vì
• Không phải tất cả hàng hóa đều được ngoại thương (dịch vụ cắt tóc, nhà ở)
• Hàng hóa không đồng nhất (Toyotas so với Chevrolets)
• Sở thích đối với hàng hóa nội địa so với hàng hóa nước ngoài
• Những hạn chế về thương mại

David Spencer/Chau Van Thanh 8 Biên dịch: Quý Tâm

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Các ứng dụng của mô hình
Niên khóa 2006-07

Các ứng dụng của mô hình kinh tế vĩ mô


Chúng ta đã dành phần lớn học kỳ này để xây dựng kỹ lưỡng một mô hình kinh tế
vĩ mô có thể áp dụng để phân tích tác động của các biến cố kinh tế dựa trên bốn biến nội
sinh chính: sản lượng thực Y, lãi suất thực r, mức giá P và tỷ giá hối đoái thực ε. Đến
đây, chúng ta có thể vận dụng những hiểu biết về các thay đổi của những biến này để suy
luận ra các tác động đối với tiêu dùng C, đầu tư I, tiết kiệm quốc dân S, xuất khẩu ròng
NX, tỷ lệ thất nghiệp u, tỷ lệ lạm phát π, lãi suất danh nghĩa i và tỷ giá hối đoái danh
nghĩa e.

Mô hình được mô tả một cách đơn giản nhất bằng bốn phương trình sau:

(1) Y = C(Y - T) + I(r) + G + NX(ε) ; phương trình IS

M
(2) = L(Y , r + π e ) ; phương trình LM
P

(3) Y = Y + α(P - Pe) ; phương trình AS

(4) r = r* ; nền kinh tế mở nhỏ

Mô hình này là cách trình bày tổng quát cho các trường hợp đặc biệt thể hiện qua việc
đưa vào các ràng buộc và giả định đối với các phương trình như sau:

A. Nền kinh tế đóng (Closed economy, ký hiệu là C):

• Ba biến nội sinh: Y, r, P

• NX ≡ 0, nên phương trình (1) trở thành:

(1C) Y = C(Y - T) + I(r) + G

• Không có phương trình (4).

• Hệ phương trình:

(1C) Y = C(Y - T) + I(r) + G ; phương trình IS

M
(2) = L(Y , r + π e ) ; phương trình LM
P

(3) Y = Y + α(P - Pe) ; phương trình AS

David E. Spencer/Chau Van Thanh 1 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Các ứng dụng của mô hình
Niên khóa 2006-07

Dài hạn: [Mô hình cổ điển]

• P = Pe, nên phương trình (3) trở thành:

(3-lr) Y= Y

• Mô hình hoàn chỉnh bao gồm các phương trình (1C), (2) và (3-lr).

• Hệ phương trình:

(1C) Y = C(Y - T) + I(r) + G ; phương trình IS

M
(2) = L(Y , r + π e ) ; phương trình LM
P

(3-lr) Y= Y ; phương trình AS

• Y được xác định bằng phương trình (3-lr).

• Với Y cho trước, r được xác định bằng phương trình (1C).

• Với Y và r cho trước, P được xác định bằng phương trình (2). [Phân đôi cổ
điển1].

Ngắn hạn: [Mô hình IS-LM, AD-SRAS]

• Nếu πe = 0, phương trình trở thành:

Ms
(2C-sr) = L(Y , r )
P

• Mô hình hoàn chỉnh bao gồm các phương trình (1C), (2C-sr) và (3).

• Hệ phương trình:

(1C) Y = C(Y - T) + I(r) + G ; phương trình IS

Ms
(2C-sr) = L(Y , r ) ; phương trình LM
P

(3) Y = Y + α(P - Pe) ; phương trình AS

1
Sự phân biệt giữa các biến thực và biến danh nghĩa theo lý thuyết trong mô hình cổ điển, trong đó nhấn
mạnh các biến danh nghĩa không ảnh hưởng đến các biến thực (ví dụ thay đổi cung tiền không ảnh hưởng
đến các biến thực - tính trung lập của tiền).

David E. Spencer/Chau Van Thanh 2 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Các ứng dụng của mô hình
Niên khóa 2006-07

B. Nền kinh tế mở nhỏ (Small and Open economy, ký hiệu là O):

• Mô hình của một nền kinh tế mở nhỏ bao gồm cả phương trình (4). Khi phương trình
này được thay vào các phương trình (1) và (2), chúng ta có:

(1O) Y = C(Y - T) + I(r*) + G + NX(ε)

Ms
(2O) = L(Y , r * + π e )
P

• Điều đó mang lại cho chúng ta ba biến nội sinh: Y, ε, và P.

Dài hạn: [Mô hình cổ điển của nền kinh tế mở]

• Mô hình hoàn chỉnh bao gồm các phương trình (1O), (2O) và (3-lr).

• Hệ phương trình:

(1O) Y = C(Y - T) + I(r*) + G + NX(ε)

Ms
(2O) = L(Y , r * + π e )
P

(3-lr) Y= Y

• Y được xác định bằng phương trình (3-lr).

• Với Y cho trước, ε được xác định bằng phương trình (1O).

• Với Y và ε cho trước, P được xác định bằng phương trình (2O). [Phân đôi cổ
điển].

Ngắn hạn: [Mô hình Mundell-Fleming]

• Với P và P* cho trước, e lỷ lệ với ε. Vì thế, phương trình (1O) trở thành:

(1O-sr) Y = C(Y - T) + I(r*) + G + NX(ε)

• Nếu πe = 0, phương trình trở thành:

Ms
(2O-sr) = L(Y , r * )
P

• Mô hình hoàn chỉnh bao gồm các phương trình (1O-sr), (2O-sr) và (3).

• Hệ phương trình:

David E. Spencer/Chau Van Thanh 3 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Các ứng dụng của mô hình
Niên khóa 2006-07

(1O-sr) Y = C(Y - T) + I(r*) + G + NX(ε)

Ms
(2O-sr) = L(Y , r * )
P

(3) Y = Y + α(P - Pe)

Tỷ giá hối đoái thả nổi:

• Với P cho trước, e điều chỉnh để thoả phương trình (1O-sr)

Tỷ giá hối đoái cố định:

• e được ấn định ở e = ef; ngân hàng trung ương phải điều chỉnh cung tiền để
duy trì e ở mức cố định. Kết quả là, M trở thành một biến nội sinh.

Một số ứng dụng:

Bạn nên có khả năng phân tích được các tác động của mỗi biến cố kinh tế sau đây đối với
các biến nội sinh phù hợp (Y, r, và P, trong nền kinh tế đóng, cũng như ε trong nền kinh
tế mở) trong nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở nhỏ, trong ngắn hạn và dài hạn. Trong
nền kinh tế mở nhỏ ngắn hạn, bạn nên xem xét cả hai cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và cố
định.

1. Thay đổi của thâm hụt ngân sách chính phủ.

2. Thay đổi tự định trong tiêu dùng (thay đổi có tính ngoại sinh).

3. Thay đổi tự định trong đầu tư (thay đổi có tính ngoại sinh).

4. Thay đổi cung tiền.

5. Thay đổi tự định của cầu tiền (thay đổi có tính ngoại sinh).

6. Tăng thâm hụt ngân sách chính phủ tại phần còn lại của thế giới (chỉ đối với nền kinh
tế mở nhỏ).

7. Thay đổi thuế nhập khẩu (chỉ đối với nền kinh tế mở nhỏ).

David E. Spencer/Chau Van Thanh 4 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Các ứng dụng của mô hình
Niên khóa 2006-07

Mở rộng: Các trường hợp đặc biệt về mô hình

Mô hình IS*-LM* cho nền kinh tế mở nhỏ (ngắn hạn) có sự khác biệt về tỷ giá (r?r*)

Trong đó: r = r* + ?

Với ? bao gồm rủi ro quốc gia và rủi ro tỷ giá [d – (ee – e)/e]

• Y = C(Y - T) + I(r*+?) + G + NX(e)

• M/P = L(r*+?, Y)

Mô hình IS-LM cho nền kinh tế mở lớn (ngắn hạn) được xác định bởi:

• Y = C(Y - T) + I(r) + G + NX(e)

• M/P = L(r, Y)

• NX(e) = NFI(r)

Hay:

• Y = C(Y - T) + I(r) + G + NFI(r)

• M/P = L(r, Y)

David E. Spencer/Chau Van Thanh 5 Biên dịch: Kim Chi


Hiệu đính: Châu Văn Thành

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình IS-LM
Niên khóa 2006-07

Mô hình IS-LM
1. Mô hình IS-LM: cung cấp cơ sở lý thuyết tổng cầu
a. Giả sử: P cố định, Kinh tế đóng
b. IS - cân bằng thị trường hàng hoá: I(r) = S(Y)
c. LM - cân bằng thị trường tiền tệ: L(i, Y) = M/P

2. Đường IS: Các kết hợp (Y, r) Æ thị trường hàng hoá cân bằng
Ba cách thiết lập IS:
a. Thị trường vốn vay:
Cân bằng thị trường hàng hoá => I = S
Đường IS: những kết hợp Y và r thoả I(r) = S(Y)
• Mô hình cổ điển: trong dài hạn (P linh hoạt), I(r) = S( Y ). Y cố định,
điều kiện cân bằng cho phép xác định với r duy nhất thoả
+
• Nếu P cố định trong ngắn hạn và Y ≠ Y : S = S( Y ),
∴ I(r) = S(Y) Æ mỗi giá trị Y sẽ ứng với giá trị cân bằng khác nhau
của r. ↑ Y yêu cầu ↓ r để tái lập cân bằng. Do vậy, đường IS có độ
dốc âm

Mỗi điểm trên đường IS là


một kết hợp giữa Y và r thoả
I=S

IS

b. Giao điểm Keynes:


• Thị trường hàng hoá trong ngắn hạn (Y không cố định)
E=C+I+G ; E = chi tiêu dự kiến (kế hoạch)
C = C(Y - T ) ; nhớ lại MPC = [∆C/∆(Y-T)]<1

I = I( r ) = I ; lúc này, giả sử r cho trước
G= G

David Spencer/Chau Van Thanh 1

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình IS-LM
Niên khóa 2006-07

Cân bằng: Y = E;
chi tiêu thực tế (GDP thực) = chi tiêu dự kiến (kế hoạch)

E 450 (Y = E)

E=C+I+G

Tại Y1
Y=E

Yb Y1 Ya Y

• Tại Ya: Y > E; tồn tại tình trạng tăng tồn kho ngoài dự định ; ∴ doanh
nghiệp giảm sản lượng (vì vậy Y ↓ )

Tại Yb: Y < E; tồn tại tình trạng giảm tồn kho ngoài dự định ; ∴ doanh
nghiệp tăng sản lượng (vì vậy Y ↑ )

Æ Y1 là cân bằng ổn định

• Hình thành và di chuyển dọc theo IS:


Điều gì xảy ra nếu r tăng (r1 đến r2)?
I ↓ , ∴ E dịch xuống dưới, Æ ↓ Y

David Spencer/Chau Van Thanh 2

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình IS-LM
Niên khóa 2006-07

r E
Y=E

E1 = C + I1 + G
r2

E2 = C + I2 + G
r1

I2 I1 Y2 Y1 Y
Với hai điểm (Y1, r1) và (Y2, r2) trên đường IS (Hình vẽ)
Khi r = r1, chỉ có Y1 cân bằng thị trường hàng hoá
Khi r = r2, chỉ có Y2 cân bằng thị trường hàng hoá

Æ đường IS có độ dốc âm
r

r2

r1

IS

Y2 Y1 Y

• Dịch chuyển IS:


Cho trước r, các yếu tố làm thay đổi giá trị cân bằng Y (thị trường hàng
hoá). Ví dụ, ∆G hay ∆T.
Tăng G dịch IS (lên trên) sang phải; làm tăng Y với r cho trước

David Spencer/Chau Van Thanh 3

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình IS-LM
Niên khóa 2006-07

E Y=E r

E2=C+I+ G2

E1=C+I+ G1
r1
IS’(G2)

IS’(G1)

Y1 Y2 Y Y1 Y2 Y

• Đô lớn dịch chuyển IS đo lường như thế nào?


Ghi chú: ∆G (hay ∆I) có tác động số nhân vào Y cân bằng ứng với sự dịch
chuyển theo phương ngang của IS.

Xét trường hợp tăng G:


Æ tăng thu nhập (Y) một lượng bằng lượng tăng G, nhưng tiếp theo sẽ là
tăng C một lượng bằng MPC × ∆G. Rồi tăng Y và lại tăng C một lượng
MPC(MPC × ∆G)…

Cuối cùng, tổng tăng Y là ∆Y được xác định như sau:


1
∆Y = ∆G + MPC × ∆G + MPC(MPC × ∆G) + … = . ∆G
1 − MPC

∆Y 1
Số nhân chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ: =
∆G 1 − MPC
∆Y − MPC
Tương tự, ta có số nhân thuế: =
∆T 1 − MPC
c. Phương pháp đại số:
I(r) = S(Y) là phương trình đường IS

• Giả sử chúng ta có mô hình tuyến tính và giải tìm Y:


C = a + b(Y - T ) ; b = MPC < 1
I = c – d.r
∴ phương trình IS: c – dr = Y – [a + b(Y - T )] - G ; giải tìm Y:
a+c 1 b d
Y=[ + G - T]–( )r
1− b 1− b 1− b 1− b

David Spencer/Chau Van Thanh 4

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình IS-LM
Niên khóa 2006-07

• Kết luận rút ra từ phương trình trên:


(1) IS có độ dốc âm và phụ thuộc vào bvà d (thực chất là phụ thuộc
vào MPC và độ nhạy của cầu đầu tư theo lãi suất): [kinh tế học của
dộ dốc: ↑ r → ↓ I → ↓ Y]

9 b càng lớn → thay đổi r có tác động lớn hơn đối với Y: IS
càng ngang

9 d càng lớn → thay đổi r có tác động lớn hơn đối với Y: IS
càng ngang
(2) Thay đổi G hay T sẽ dịch IS một khoảng ứng với số nhân thích
hợp. [ ↑ G ( ↓ T) sẽ dịch IS sang phải; và kết quả là ↑ Y ứng với r
cho trước]

Ghi chú: chúng ta có thể giải và tìm r:


a + G − bT 1− b
r= -( )Y
d d

3. Đường LM
Các kết hợp (Y, r) Æ thị trường tiền tệ cân bằng
Hai cách thiết lập LM:

a. Tính ưa thích thanh khoản:


M
Cân bằng thị trường tiền tệ: = L(i, Y)
P
Giả sử P không đổi hay là hằng số, π = 0, vì vậy π e = 0 và i = r. ∴ chúng ta có
thể viết lại điều kiện cân bằng trong thị trường tiền tệ như sau:
M
= L(r, Y)
P
• Thể hiện bằng hình vẽ (Giả định P là hằng số; L(r, Y) vẽ ứng với Y cho
trước)

David Spencer/Chau Van Thanh 5

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình IS-LM
Niên khóa 2006-07

r (M/P)S

Cho trước Y = Y1, chỉ có r1


thoả cân bằng trên thị trường
tiền tệ.
r1 Do vậy, (Y1, r1) là một điểm
nằm trên đường LM

L(Y1)

M M/P
P

• Y tăng Æ Dịch chuyển L sang phải Æ tăng r Æ thể hiện sự di chuyển dọc
theo đường LM

r (M/P)S r

LM

r2 r2

LM có độ
L(Y2) dốc dương
r1 r1
L(Y1)

M/P Y1 Y2 Y
M
P

• Dịch chuyển LM
Cho trước Y, các yếu tố làm thay đổi giá trị cân bằng r (thị trường tiền tệ).
Ví dụ, ∆M. ↑ M Æ dịch LM xuống dưới (sang phải); kết quả là ứng với Y
cho trước sẽ làm giảm r.

David Spencer/Chau Van Thanh 6

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình IS-LM
Niên khóa 2006-07

(M/P)S
r r LM( M 1 )

LM( M 2 )
r1 r1

r2 r2

L(Y1)

M/P Y1 Y
M1 M2
P P

b. Phương pháp đại số:


M
= L(r, Y): phương trình đường LM
P

• Giả sử chúng ta có mô hình tuyến tính và giải tìm r:

L(r, Y) = e.Y – f.r

∴ phương trình LM là:


M
= e.Y – f.r ; giải tìm r
P
1 M e
r=-( ) + ( )Y
f P f

• Chúng ta rút ra vài kết luận từ phương trình này:


(1) Đường LM có độ dốc dương và phụ thuộc vào e và f (cụ thể là phụ
thuộc vào độ nhạy của cầu tiền theo thu nhập và độ nhạy của cầu
tiền theo lãi suất): [kinh tế học về độ dốc: ↑ Y → ↑ L → ↑ r]

9 e càng lớn (L dịch lớn hơn) → thay đổi Y có tác động lớn
hơn đối với r: LM dốc hơn

9 f càng lớn (L ngang hơn) → thay đổi Y có tác động nhỏ


hơn đối với r: LM càng ngang

David Spencer/Chau Van Thanh 7

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Mô hình IS-LM
Niên khóa 2006-07

(2) Thay đổi M/P sẽ dịch LM. ↑ (M/P) sẽ dịch LM xuống dưới (sang
phải)

4. Cân bằng ngắn hạn: IS = LM


• Cân bằng đồng thời cả hai thị trường, hàng hoá và tiền tệ
• Giải hệ phương trình đồng thời tìm hệ nghiệm (Y, r)

r
LM(M)

IS(G,T)

Y Y

David Spencer/Chau Van Thanh 8

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn

You might also like