You are on page 1of 5

Vượt qua thách thức, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Cập nhật lúc 11:23, Thứ hai, 17/01/2011 (GMT+7)


Trong ba năm từ năm 2008 đến năm 2010, Việt Nam đã rất thành công
trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đưa nền kinh tế nước ta
vượt qua những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu, hồi phục tăng trưởng tốt so với nhiều nền kinh
tế khác trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong dài hạn, nền kinh tế
đang bộc lộ rõ nét những yếu kém, mà chúng ta phải nhận diện và có
quyết sách gắn nhiệm vụ trước mắt với mục tiêu trung - dài hạn.
Năm 2010: Phục hồi tăng trưởng, ổn định vĩ mô
Thật vậy, bước vào năm 2010, sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới đã chuyển sang giai đoạn đầu hồi phục,
tuy yếu ớt và còn nhiều bất ổn, thêm vào đó cuộc khủng hoảng nợ công của
một số nước Nam Âu tạo thêm sự lo lắng về một cuộc 'suy thoái kép' trong
năm nay và đầu năm sau. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế nước ta từ cuối
năm 2009 xuất hiện nguy cơ tái lạm phát cao, một phần do hệ quả tất yếu
của 'gói kích thích kinh tế' thực hiện trong năm 2009 và sâu xa hơn là do
những hạn chế bên trong của cơ cấu kinh tế; những trở ngại từ những 'điểm
nghẽn' trong việc hấp thụ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Bước vào năm
2010, nền kinh tế nước ta đứng trước hai mục tiêu dường như mâu thuẫn
phải giải quyết cùng lúc: vừa kiềm chế lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng.
Ðảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô; thúc
đẩy phục hồi tăng trưởng một cách hợp lý và tiếp tục bảo đảm an sinh xã
hội. Nhìn chung, việc thực hiện các giải pháp kinh tế - tài chính trong năm
2010 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 6 của Quốc hội và Nghị quyết số 18 ngày
6-4-2010 của Chính phủ là phù hợp. Và thực tế trong cả năm 2010 đã minh
chứng điều đó. Phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2010 đã
đạt được, tuy mục tiêu kiềm chế lạm phát có gặp khó khăn do biến động
trong những tháng cuối năm. Có thể nói, trong ba năm qua, đặc biệt là năm
2010, Chính phủ đã sử dụng khá linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính
sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài chính - tiền tệ để ngăn chặn tốc độ suy
giảm tăng trưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu; bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính - tín dụng;
kiềm chế được tốc độ lạm phát cao; bảo đảm an sinh xã hội. Tuy hiện nay
nền kinh tế đang phải vượt qua những khó khăn trước mắt như áp lực tăng
chỉ số giá cả trong những tháng cuối năm, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ -
VND, lãi suất cao, doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn..., nhưng về tổng
thể, nền kinh tế vẫn trên đà tăng trưởng khá; sức mua của thị trường trong
nước, xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 19%), tổng đầu tư xã hội...
đều tăng cao. Những chỉ báo này cho thấy, niềm tin của thị trường đối với
tình hình kinh tế vẫn được duy trì và triển vọng của thời kỳ 'hậu suy giảm'
vẫn sáng sủa.
Có thể nói, những khó khăn trước mắt của nền kinh tế vẫn chủ yếu bắt
nguồn từ các nguyên nhân sâu xa từ cơ cấu kinh tế kéo dài trong nhiều năm
qua; trong đó nổi bật bốn vấn đề. Thứ nhất, sức cạnh tranh của nền kinh tế
đang yếu trong cuộc chạy đua toàn cầu: Chúng ta kéo dài quá lâu mô hình
tăng trưởng kinh tế theo chiều ngang, chủ yếu dựa vào sự tăng vốn đầu tư,
sử dụng lao động rẻ, khai thác tài nguyên thô và gia công hàng xuất khẩu...,
thể hiện qua các chỉ báo như: hệ số ICOR, tỷ trọng GTGT/GTSX, cơ cấu
hàng xuất khẩu, năng suất lao động, tổng yếu tố của tăng trưởng... Trong
quan hệ với nền kinh tế toàn cầu và trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu
vào nền kinh tế thế giới và khu vực, sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
vẫn nằm ở vị trí của nhóm 30% các nền kinh tế có sức cạnh tranh thấp. Do
đó, nếu chỉ nhìn ngày hôm qua của mình, thì rõ ràng bộ mặt kinh tế - xã hội
nước ta có những tiến bộ rõ rệt (dĩ nhiên vẫn còn nhiều mặt thụt lùi như
môi trường; xâm hại tài nguyên; trật tự đô thị; kỷ cương xã hội...), nhưng
nếu nhìn ra thế giới, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thì chúng ta
đang tụt hậu xa hơn trên nhiều mặt. Thứ hai, căn bệnh nhập siêu là một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây bất ổn vĩ mô. Một nền kinh tế hướng
vào xuất khẩu, nhưng sau 20 năm vẫn trong tình trạng nhập siêu ngày càng
tăng; sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều dựa vào nhập khẩu, gia công công
đoạn cuối cùng để tiêu dùng trong nước. Nếu căn cứ vào cơ cấu xuất nhập
khẩu hàng hóa và bảng cân đối tài khoản vãng lai (xuất, nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ). Có thể nhận ra rằng, nền kinh tế nước ta thực chất là nền
kinh tế tiêu thụ bán thành phẩm và thành phẩm của nước ngoài. Ðể bù đắp
cho cân đối tài khoản vốn cho nền kinh tế mang nặng tính chất tiêu thụ như
trên, chúng ta dựa vào các nguồn ngoại tệ bấp bênh như FDI, ODA, kiều
hối, xuất khẩu lao động... Thứ ba, đầu tư công thiếu hiệu quả cùng với bội
chi ngân sách ngày càng nặng: Tình trạng bội chi ngân sách ngày càng lớn,
đầu tư công thiếu đồng bộ và không tuân thủ nguyên tắc chi phí cơ hội đã
góp phần tăng nhanh hệ số ICOR. Trong 10 năm qua, để thúc đẩy tăng
GDP, khu vực đầu tư công (bao gồm đầu tư ngân sách nhà nước và DNNN)
tăng nhanh, thu hút một khối lượng tín dụng khá lớn; trong đó một phần
bội chi ngân sách dựa vào tín dụng và phát hành. Ngay cả trái phiếu của
Chính phủ cũng dựa chủ yếu vào ngân hàng thương mại, phần huy động
trực tiếp từ công chúng chiếm tỷ trọng nhỏ. Một khối lượng tiền khá lớn
đưa vào khu vực này, nhưng do tiến độ đầu tư kéo dài, thiếu đồng bộ nên
không tạo ra được khối lượng tài sản tương ứng, kéo chậm vòng quay của
đồng tiền, gây bất ổn vĩ mô, nhưng chưa được đánh giá đầy đủ. Thứ tư, nền
kinh tế đối mặt với bẫy 'tự do hóa thương mại' toàn cầu: Ðiều kiện cam kết
để gia nhập WTO của Việt Nam vào thời điểm năm 2006, người ta gọi là
WTO cộng, vì chúng ta chấp nhận mở cửa thị trường với những điều kiện
bất lợi hơn so với các nước phát triển gia nhập trước đó như cắt giảm hàng
rào thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ, thị trường đầu tư, sở hữu trí tuệ...
Việc chấp nhận những điều kiện bất lợi hơn để có thể gia nhập sân chơi này
là quyết định khó khăn, nhưng hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa chiến lược
đối với sự nghiệp CNH, HÐH nền kinh tế, khi mà toàn cầu hóa đang là xu
hướng khách quan của thế giới bước vào thế kỷ 21 và cũng là thời đại của
kinh tế tri thức. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là chúng ta làm gì để
vượt qua những bất lợi đó trước và sau khi gia nhập WTO? Tạo thuận lợi
thu hút dòng vốn nước ngoài thì nền kinh tế không hấp thụ nổi (hiện tượng
thừa vốn diễn ra ngay trong năm 2007 - năm đầu gia nhập WTO); cắt giảm
hàng rào thuế quan, xóa bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế thì nhập siêu tăng
nhanh; các chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là với doanh
nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp mà khuôn khổ WTO cho phép,
thì không mang lại kết quả rõ rệt. Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc tăng
vọt, mà chưa có giải pháp nào để kiềm chế. Với lộ trình cắt giảm thuế và
mở cửa thị trường dịch vụ trong vài năm tới, nhất là từ sau năm 2015 khi
thực hiện đầy đủ Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, thách
thức càng nghiêm trọng hơn. Việc nền kinh tế rơi dần vào 'bẫy tự do hóa
thương mại' không còn là nguy cơ, mà bắt đầu là hiện thực.
Năm 2011: hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững
Dự báo chung của thế giới, năm 2011 kinh tế sẽ phục hồi khá hơn năm
2010, nhưng chưa phải là thời kỳ hồi phục mạnh mẽ và dư chấn của cuộc
khủng hoảng tài chính vẫn còn tác động đến ba nền kinh tế lớn: Nhật Bản,
EU và Bắc Mỹ. Tuy khu vực châu Á vẫn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng,
nhưng thị trường lớn của nước ta vẫn nằm ở các nền kinh tế phục hồi chậm
nêu trên, nên năm 2011 chưa phải là thời kỳ tăng tốc đối với nền kinh tế
Việt Nam. Quan điểm là nên xây dựng mục tiêu tăng trưởng hợp lý và ưu
tiên vẫn là phục vụ cho các mục tiêu trung-dài hạn của nền kinh tế, được đề
ra trong kế hoạch 2011-2015 và chiến lược 10 năm 2011-2020.
Từ cách nhận diện trên, có thể thấy Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2011 chỉ là sự khởi đầu của Kế hoạch năm năm 2011-2015 với mục
tiêu trọng tâm là chất lượng tăng trưởng. Ðó phải là từng bước chuyển đổi
mô hình tăng trưởng để khắc phục những yếu kém nêu trên thông qua các
chính sách kinh tế vĩ mô. Các chính sách kinh tế cần hướng đến mục tiêu
dài hạn, tạo niềm tin cho thị trường (việc thay đổi nhanh chóng chính sách
trong hai năm qua chỉ là điều bất đắc dĩ, nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm
giảm niềm tin của nhà đầu tư và không thể hướng họ đầu tư dài hạn). Do
đó, về mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2011, như Nghị quyết kỳ họp thứ 8
của Quốc hội đã xác định mục tiêu tăng GDP năm 2011 chỉ khoảng 7-
7,5%.; kiểm soát chỉ số CPI dưới 7%. Nếu chính sách kinh tế tạo được
niềm tin cho thị trường, thì tốc độ tăng trưởng nêu trên rất dễ dàng đạt được
(quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ, nên số tuyệt đối cũng rất nhỏ - chỉ
khoảng 7-8 tỷ USD). Năm 2011 phải tiếp tục kiềm chế CPI, nhưng cũng
không thể sử dụng các chính sách công cụ để kéo xuống quá thấp, mà chủ
động duy trì một mức lạm phát hợp lý để kích thích kinh tế; mức hợp lý là
khoảng 7% (thấp hơn mức tăng GDP). Năm 2011 nên tập trung cơ cấu lại
đầu tư công theo hướng ưu tiên cho việc đầu tư đồng bộ các công trình giao
thông; nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm; do đó, vẫn phải duy trì bội chi
ngân sách cho đầu tư nhưng nên chỉ ở mức hơn 5% GDP. Có chính sách để
các địa phương có điều kiện tự huy động vốn đầu tư, mà ngân sách quốc
gia không phải bội chi. Cần triển khai có hiệu quả chính sách đối tác công
tư (PPP) trong đầu tư để phát huy nguồn 'vốn mồi' của ngân sách, mà
Chính phủ vừa ban hành. Trong thương mại, cần tập trung các biện pháp
'phòng vệ' để giảm nhập siêu hàng tiêu dùng, có chỉ tiêu giảm nhập siêu
(dưới 18% kim ngạch xuất khẩu). Triển khai có hiệu quả Quỹ Bảo lãnh tín
dụng để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn đầu tư; thực hiện
chính sách lãi suất huy động và cho vay, bảo đảm lãi suất dương không quá
2%. Duy trì tỷ giá hợp lý, không để VND tăng hoặc giảm giá so với USD
dựa trên sức mua của VND trên thị trường nội địa. Khai thông hai thị
trường bất động sản và thị trường chứng khoán bằng các công cụ tài chính
như thuế, tín dụng, định chế đầu tư...
Tóm lại, năm 2011 là năm chuẩn bị điều kiện để tái cấu trúc và chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế và nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 2011-
2015 là nâng cao chất lượng tăng trưởng. Các chính sách kinh tế - tài chính
trong giai đoạn này cần hướng vào mục tiêu trên nhằm tạo điều kiện phát
triển bền vững trong dài hạn.

You might also like