You are on page 1of 9

Góp Ý Dự Thảo 4 Luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng

Một số vấn đề pháp lý và kinh nghiệm quốc tế

Quế Anh Phạm


Giám đốc, CUTS International – Văn phòng Hà Nội
Đà Nẵng, 31 tháng 7 năm 2009
Đóng góp một số ý kiến cho Dự thảo 4 Luật
BVNTD Việt Nam

Phạm vi điều chỉnh của Luật


Khởi kiện tập thể vs. Khiếu kiện của Tổ chức BVNTD
Vấn đề áp dụng luật này với các luật khác có liên quan và
các điều ước quốc tế
Quỹ Bảo vệ Người tiêu dùng
Phạm vi điều chỉnh
 Quan điểm truyền thống về “yếu tố nước ngoài”
trong các quan hệ, vụ án dân sự - Vd: Điều 405 (2)
– Bộ Luật Dân sự 2004 của Việt Nam
 Quan hệ tiêu dùng: Truyền thống vs. Trong thời
đại của Internet và Thương mại điện tử
 Luật Bảo vệ NTD của các quốc gia khác: Không rõ
ràng – Không nhắc tới vấn đề pháp quyền theo
lãnh thổ
 Các phương pháp xử lý:
 Thuyết “nơi thực hiện hành vi” (conduct)
 Thuyết “ảnh hưởng” (effect)
 Vấn đề giải thích và áp dụng luật
Khởi kiện tập thể vs. Khiếu kiện của Tổ
chức BVNTD
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam không quy định về thủ tục
khởi kiện tập thể, trừ các trưởng hợp liên quan đến tranh chấp
lao động tập thể (Đ31(2) Bộ Luật TTDS VN 2004); việc nhập các
vụ án dân sự tương tự nhau (Đ38); và vấn đề người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan (Đ56 (4) & Đ61)
Quyền khiếu kiện của Tổ chức bảo vệ NTD quy định tại dự
Luật là một vấn đề hoàn toàn mới tại nước ta, tuy đã được một
số quốc gia trên thế giới áp dụng.
Khiếu kiện tập thể là một biện pháp được áp dụng để giúp giải
quyết những hạn chế về tính hiệu quả của công tác thực thi
pháp luật về bảo vệ NTD nếu chỉ dựa hoàn toàn vào khiếu kiện
của cá nhân NTD và công tác quản lý nhà nước
Tìm hiểu thêm về các hình thức khiếu
kiện/xét xử tập thể trên thế giới

• Xét xử một vụ án điển hình (test case) cho các khiếu kiện
tương tự: Đức, Áo, Anh
• Khiếu kiện theo lớp (class action): Hoa Kỳ
• Khiếu kiện tập thể do một hoặc nhiều nguyên đơn đại diện
cho một nhóm NTD
• Khiếu kiện tập thể do một tổ chức đại diện quyền lợi NTD,
như tổ chức bảo vệ NTD, thực hiện: Hà Lan, Anh, Hàn
Quốc
Khiếu kiện tập thể và các vấn đề cần chú
ý
Địa vị pháp lý (quyền khiếu kiện – legal standing)
của bên nguyên đơn
Vấn đề xác định lớp/các thiệt hại, khiếu nại, tranh
chấp tương tự
Tính đại diện của bên nguyên đơn
Quyền tham gia (opt-in) hoặc không tham gia
(opt-out) của cá nhân NTD
Vai trò của luật sư và khả năng lạm dụng quyền
khiếu kiện tập thể
Các vấn đề khác: như bồi thường thiệt hại, v.v.
Vấn đề áp dụng luật này với các luật khác
có liên quan và điều ước quốc tế
Giải quyết quan hệ của Luật BV NTD với các luật khác có liên
quan như:
Pháp luật chống độc quyền và cạnh tranh không lành
mạnh
Pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm
Pháp luật về quảng cáo
Pháp luật về sở hữu trí tuệ
Pháp luật về thương mại điện tử
Pháp luật tố tụng dân sự
Pháp luật về hợp đồng
Các điều ước và thỏa ước quốc tế có liên quan
Quỹ Bảo vệ NTD – Kinh nghiệm của Ấn Độ

Nguồn thu của Quỹ: thuế gián thu, đầu tư


Cơ quan quản lý Quỹ và cơ quan vận hành Quỹ:
Vai trò của Bộ Tài chính và Bộ Các Vấn đề về NTD
Cơ chế xem xét các yêu cầu tài trợ: Ủy ban liên
hợp
Tư cách của các tổ chức, hoạt động được xin tài trợ
Giám sát , báo cáo và kiểm toán
Xin cảm ơn quý vị!

You might also like