You are on page 1of 1

BÀI TẬP

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

a) Tính quy định của vật chất:


- Điều kiện vật chất (cơ sở vật chất, quy luật khách quan …) là điểm xuất phát, là cơ sở cho sự
nảy sinh và phát triển của ý
thức, nội dung phản ánh của ý thức.
- Điều kiện vật chất là nguồn gốc nảy sinh ra các phương pháp nhận thức và phương pháp hoạt
động thực tiễn để tác động có hiệu quả làm biến đổi, cải tạo thế giới khách quan theo mục đích
và bản tính của con người.
- Điều kiện vật chất là nguồn gốc làm xuất hiện các công cụ và phương tiện ngày càng tinh xảo
hơn. Những công cụ này đã nhân sức mạnh, nối dài các giác quan của con người trong việc làm
chủ và chinh phục thế giới.
- Điều kiện vật chất là nơi kiểm nghiệm sự đúng sai mỗi kết quả nhận thức, cũng như hoạt động
thực tiễn của con người.

b) Tính năng động sáng tạo của ý thức:


Vật chất và ý thức có mối quan hệ hai chiều trong đó vật chất quy định ý thức xét về mặt thế giới
quan (mặt bản thể luận) còn ý thức tác động trở lại là do tính năng động, sáng tạo của ý thức và
tính chất này thể hiện qua những mặt sau:
- Trong mọi hoàn cảnh, ý thức luôn luôn muốn giành quyền làm chủ, nghĩa là muốn thúc đẩy,
định hướng cho con người nhận thức, và hoạt động thực tiễn để biến “vật tự nó” thành “vật cho
ta”.
- Trong quá trình này con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa sáng tạo ra hoàn cảnh và
làm chủ hoàn cảnh do mình sáng tạo ra.
- Trong những điều kiện nhất định một bộ phận ý thức nào đó có thể kìm hãm sự biến đổi của
hoàn cảnh, hoặc bảo thủ hơn hoàn cảnh, hoặc vượt trước hoàn cảnh tuỳ theo tính chất khoa học
hay phản khoa học của bộ phận ý thức đó thông qua hoạt động thực tiễn.
- Song dù tính năng động của ý thức có cao đến đâu cũng không thể bất chất quy luật khách
quan. Toàn bộ tính năng động của ý thức chỉ là sự nhận thức đúng và vận dụng sáng táo những
quy luật khách quan của chính thế giới vật chất để “nhào nặn” vật chất theo ý muốn chủ quan và
theo quy luật khách quan.

Do đó mối quan hệ vật chất – ý thức là mối quan hệ biện chứng, nếu tuyệt đối hoá mặt nào đều
dẫn tới sai lầm, hoặc là rơi vào chủ nghĩa duy vật thô thiển, tầm thường, siêu hình (nếu quá đề
cao vật chất) hoặc là rơi vào chủ nghĩa duy tâm (nếu quá đề cao ý thức).

Hoàng Yên – 08CBC

ĐH SP Đà Nẵng

You might also like