You are on page 1of 71

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phát triển tốt. Tốc độ tăng trưởng GDP quý
I/2007 đạt 7,7%, là mức cao nhất kể từ năm 2001 đến nay, và dự báo tăng trưởng cả
năm 2007 sẽ vượt mức kế hoạch 8,5%. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác
động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Riêng việc nghiên cứu tình hình xuất khẩu của những tháng
đầu năm 2007 cũng có thể hé mở một số dấu hiệu cho thấy tác động của việc thực
hiện những cam kết gia nhập WTO. Tuy những tác động này chưa thực sự rõ rệt nhưng
cũng tiềm ẩn cho thấy một số xu hướng mới rất đáng quan tâm. Một loạt vấn đề cần
được đặt ra để tìm những câu trả lời thoả đáng nhất. Chẳng hạn như, làm thế nào để
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở chính thị trường trong nước và bảo
vệ sản xuất trong nước trong điều kiện hàng rào thuế quan đã, đang và sẽ còn tiếp tục
được cắt giảm? Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa đề bù đắp vào khoản thị
trường trong nước bị buộc phải nhường chỗ cho hàng xuất khẩu? Làm thế nào để giảm
nhập khẩu để từng bước giảm nhập siêu và tiến tới xuất siêu vào cuối thập kỷ này như
chiến lược xuất nhập khẩu đã đề ra?... Để có câu trả lời thoả đáng nhất, điều mà
chúng ta cần làm trước hết là tìm hiểu những vấn đề về xuất khẩu của Việt Nam.

 

Trang 
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM
1.1 KIM NGẠCH XUẤT - NHẬP KHẨU:

Tình hình xuất - nhập khẩu của Việt Nam


từ năm 2000 đến 8 tháng đầu năm 2007

(ĐVT: triệu USD)


Năm Xuất Khẩu Nhập khẩu Tổng số Nhập siêu
2000 14.483,00 15.636,50 30.199,50 1.153,50
2001 15.029,00 16.218,00 31.247,00 1.189,00
2002 16.706,10 19.745,60 36.451,70 3.039,50
2003 20.149,30 25.255,80 45.405,10 5.106,50
2004 26.507,40 31.959,30 58.466,70 5.451,90
2005 32.233,00 36.881,00 69.104,00 4.648,00
2006 39.605,00 44.410,00 84.015,00 4.805,00
8 tháng đầu
31.218,00 37.632,00 68.850,00 6.414,00
2007(*)

(*) chỉ số ước tính ( Nguồn: Bộ Thương Mại)

Nếu như trong năm 2006 cả nước xuất khẩu 39,6 tỷ USD (trị giá tại cảng đi), nhập
khẩu 44,4 tỷ USD (trị giá tại cảng đến), cán cân thương mại tuy nghiêng về nhập khẩu,
ta nhập siêu 4,8 tỷ USD thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cả
nước đạt trên 27 tỷ USD trong khi nhập khẩu lên tới con số 32,2 tỷ USD tăng trên 30%
so với cùng kỳ năm 2006 bằng 72,5% so với năm 2006 và mức siêu nhập đã đạt đến con
số 5 tỷ USD.

Tính chung 8 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu 6,4 tỷ USD hàng hóa. Theo dự báo
của Bộ Công thương, con số siêu nhập đến cuối năm 2007 có thể lên đến trên 8 tỷ
USD. Về cơ cấu nhập khẩu năm 2006 khoảng 70% là hàng nguyên vật liệu phục vụ
sản xuất để tái xuất khẩu và sản xuất trong nước, bao gồm các mặt hàng: gỗ nguyên
liệu, bột giấy, đồng nguyên liệu, bông và sợi các loại, phân bón, sắt thép, da nguyên
liệu, máy móc thiết bị… các mặt hàng tiêu dùng khác chiếm khoảng 30% thì trong 7
tháng đầu năm 2007 kim ngạch nhập khẩu vẫn chủ yếu nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất như máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng tới 46,4%
so với cùng kỳ; xăng dầu 3,3 tỷ USD, tăng 8,2%; sắt thép 2,15 tỷ USD, tăng 60,9%, hóa
chất tăng 47,1%.

Trang 
2
Chỉ số phát triển so với năm trước - Index (%)
Xuất Nhập Tổng
Năm
khẩu Khẩu số
2000 125.5 133.2 129.4
2001 104% 104% 103%
2002 111% 122% 117%
2003 121% 128% 125%
2004 132% 127% 129%
2005 122% 115% 118%
2006 123% 120% 122%
8 tháng
đầu 2007 79% 85% 82%

Các nhân tố làm tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2004 - 2006

KNXK Trong đó
tăng Do tăng giá XK Do tăng lượng XK
(triệu KN T.trọng KN (triệu T.trọng
USD) (triệu USD) (%) USD) (%)

Năm 6.327,00 1.973,40 31.2 4.353,60 68.8


2004
Năm 5.730,00 3.294,10 57.5 2.436,20 42.5
2005
Năm 7.163,30 2.941,00 41.1 4.222,30 58.9
2006
(Nguồn: báo cáo Bộ Thương Mại trình Chính Phủ)

Tình hình Xuất khẩu hàng hóa chia theo khu vực kinh tế
(ĐVT: tỉ USD)
DN 100% vốn trong
DN có vốn nước ngoài
Năm nước
Xuất khẩu Tỷ trọng Xuất khẩu Tỷ trọng
2000 7.67 52.97% 6.81 47.03%
2001 8.23 54.76% 6.8 45.24%
2002 8.83 52.87% 7.87 47.13%
2003 9.99 49.58% 10.16 50.42%
2004 12.01 45.32% 14.49 54.68%
2005 13.7 42.55% 18.5 57.45%
2006 16.51 42.05% 22.75 57.95%
8 tháng
13.77 44.11% 17.45 55.89%
đầu 2007
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng Cục Thống Kê và Bộ Thương Mại

Trang 
3
1.2 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU:

Xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: từ nguồn lượng, chủng loại, chất lượng
hàng hoá sản xuất ở trong nước để xuất khẩu, giá cả xuất khẩu, công tác quảng cáo,
tiếp thị… đến thị trường xuất khẩu. Trong yếu tố trên, thị trường xuất khẩu là yếu tố
đặc biệt quan trọng, bởi nó tác động đến hầu hết các yếu tố khác và sự tăng trưởng của
tổng kim ngạch xuất khẩu.
Dưới đây là diễn biến các thị trường xuất khẩu từ đầu năm 2007 đến nay
- Châu Á hiện vẫn là thị trường nhập khẩu hàng của Việt Nam nhiều nhất, chiếm
trên 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của
Việt Nam vào thị trường châu Á đang giảm dần, do xuất khẩu vào thị trường này tăng
thấp hơn tốc độ tăng chung, thậm chí vào một số nước và vùng lãnh thổ còn bị giảm so
với cùng kỳ năm trước.
+Nhật Bản - thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) của Việt Nam và
lớn thứ nhất châu Á, nhưng 4 tháng qua mới đạt 1,6 tỷ USD, chỉ tăng 2,5% (quý I còn bị
giảm 1,6%), chủ yếu do xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang đây từ năm 2005 đã
vượt Mỹ lên đứng thứ nhất, nhưng từ mấy tháng nay đã bị dừng lại khi Nhật Bản kiểm
tra phát hiện dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép.
+Trung Quốc - thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam lớn thứ tư thế giới và lớn thứ
hai ở châu Á, nhưng 4 tháng qua mới đạt 1 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ (quý I bị giảm 12,1%).
Trong quan hệ xuất nhập khẩu với Trung Quốc, Việt Nam liên tục ở vị thế nhập siêu
và nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng tăng: quý I lên đến 1.134,6 triệu USD, lớn nhất
trong các nước và vùng lãnh thổ.
+Singapore - thị trường nhập khẩu nhiều hàng của Việt Nam, đứng thứ 6 trên thế
giới và thứ nhất khu vực Đông Nam Á, trong quý I đã nhập 459,3 triệu USD, tăng tới
50,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhập siêu của Việt Nam từ Singapore rất lớn, quý I lên
đến 826,3 triệu USD, đứng thứ hai sau Trung Quốc.
+Indonesia - nhập khẩu từ Việt Nam trong quý I/2007 gần 310 triệu USD hàng hoá,
vượt lên đứng thứ 8 thế giới, thứ 3 ở châu Á và thứ hai ở Đông Nam Á, tăng 27,8% so
với cùng kỳ, chủ yếu do tăng xuất khẩu gạo từ Việt Nam.
+Hàn Quốc- quý I/2007 đã nhập từ Việt Nam gần 247 triệu USD hàng hoá các loại,
đứng thứ 9 thế giới và thứ 5 châu Á. Tuy nhiên, trong quan hệ buôn bán Việt-Hàn, Việt
Nam luôn ở vị thế nhập siêu với mức nhập siêu quý I lên đến 653,8 triệu USD.
+Campuchia- quý I/2007 cũng nhập khẩu nhiều hàng của Việt Nam, đạt 223,9 triệu
USD, đứng thứ 11 thế giới, thứ 6 ở châu Á và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam
có vị thế xuất siêu trong quan hệ buôn bán với Campuchia.
+Thái Lan - quý I/2007 đã nhập khẩu từ Việt Nam 206,3 triệu USD hàng hoá, giảm
16,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong quan hệ buôn bán với Thái Lan, Việt Nam luôn
ở thế nhập siêu với mức nhập siêu quý I/2007 lên tới 400,2 triệu USD.
+Hồng Kông- quý I/2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông đạt 116,6 triệu
USD, tăng 33,3%, đưa Hồng Kông trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 20 trên thế
giới và thứ 11 ở châu Á của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nhập siêu từ Hồng
Kông với mức nhập lên tới 197,6 triệu USD.
+Đài Loan - quý I/2007 đã nhập từ Việt Nam một lượng hàng hoá trị giá 221,5 triệu
USD. Tuy nhiên, trong quan hệ buôn bán với Đài Loan, Việt Nam vẫn luôn ở thế nhập
siêu với mức nhập siêu quý I lên đến 749,7 triệu USD.

Trang 
4
Qua những kết quả ở trên, ta thấy quan hệ buôn bán của Việt Nam với các nước
châu Á trong những tháng qua có 3 đặc điểm: quy mô lớn nhất trong các châu lục khác;
tăng chậm nhất so với các châu lục khác, nên tỷ trọng giảm; Việt Nam nhập siêu lớn
nhất ở châu lục này.
- Mỹ là nước nhập khẩu của Việt Nam nhiều nhất, 4 tháng qua đạt 2,8 tỷ USD,
đứng thứ nhất trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm 19,7% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng 23,1% so với cùng kỳ. Những mặt hàng có kim
ngạch lớn nhất vào thị trường này là dệt may (1,2 tỷ USD, tăng 32,9%); giày dép 290
triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ 267 triệu USD. Trong quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt
Nam hiện ở vị thế xuất siêu lớn (quý I xuất siêu 1.967,8 triệu USD). Tuy nhiên, xuất
khẩu dệt may vào Mỹ đang bị chương trình giám sát bán phá giá giám sát, dự định điều
tra vào tháng 8, nên ảnh hưởng đến xuất khẩu trong thời gian tới.
- EU - thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam. Bốn tháng qua đã đạt gần 2,8 tỷ
USD, chiếm 19,4% tổng kim ngạch của Việt Nam, tăng 26,5% tốc độ tăng chung.
Trong khu vực này:
+Đức đứng đầu, với 604 triệu USD, tăng 32%; Việt Nam xuất siêu khá (quý I là
271,5 triệu USD);
+Anh đứng thứ hai, với 422 triệu USD, tăng 14,1%; Việt Nam xuất siêu khá (quý I
đạt 307 triệu USD);
+Hà Lan đứng thứ ba, với 320 triệu USD, tăng 28,7%, Việt Nam xuất siêu 149,6
triệu USD trong quý I;
+Italia đứng thứ tư, với 269 triệu USD, tăng 37%, Việt Nam xuất siêu khá (quý I
xuất siêu 139,7 triệu USD);
+Australia nhập khẩu từ Việt Nam 947,7 triệu USD trong quý I/2007, là nước nhập
khẩu lớn thứ ba trên thế giới của Việt Nam với tốc độ tăng khá cao (35,8%). Việt Nam
xuất siêu lớn (quý I là 803,4 triệu USD, lớn thứ 2 sau Mỹ).

1.3 CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU:

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu


(ĐVT: Triệu USD)
8 tháng đầu So cùng kỳ
Mặt hàng Năm 2006 Năm 2005
2007 2006
Dầu thô 5.091 -11.80% 8.323 7.387
Dệt may 5.084 29.60% 5.820 4.806
Da giày 2.725 14.30% 3.555 3.005
Thủy sản 2.361 14.10% 3.364 2.741
Gạo 1.154 12.10% 1.306 1.399
Cà phê 1.414 90.80% 1.101 725
Cao su 799 -1.60% 1.273 787
Hạt tiêu 178 20.20% 190 152
Chè 71 4.40% 111 100
Hạt điều 396 24.20% 505 486
Sản phẩm gỗ 1.499 24.30% 1.904 1.517
(Nguồn: báo SaigonTimes và Tổng Cục Thống Kê)

Trang 
5
Như vậy, trong 8 tháng đầu 2007, dầu thô xuất khẩu giảm 4.8% về số lượng, giá
dầu thô cũng giảm khoảng 18 USD/ tấn (khoảng 3.6%) làm cho kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng này giảm đến 11.80% so với 8 tháng đầu năm ngoái. Sự sụt giảm xuất khẩu
dầu thô đã kéo tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước xuống thấp trong 8
tháng đầu năm 2007.
Tuy nhiên , các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác đều có tín hiệu khả quan như: cà
phê, tiêu, điều, dệt may và các sản phẩm gỗ. Trong đó, xuất khẩu cà phê tăng mạnh do
nhu cầu và giá cà phê trên thế giới đang có xu hướng tăng mạnh. Tiếp đến là mặt hàng
hạt tiêu và hạt điều, tuy có kim ngạch xuất khẩu khiêm tốn,và giảm đến 43.1% về
lượng nhưng tốc độ tăng trưởng hạt tiêu lại vượt xa so với chỉ tiêu đề ra vì nguồn cung
của Việt Nam đang khan hiếm nên giá có xu hướng tăng. Năm 2006, Việt Nam là nguồn
cung hạt tiêu lớn nhất trên thị trường thế giới, chiếm đến 50% tổng số lượng giao dịch
lên 200.000 tấn trên toàn cầu.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu


(ĐVT: Triệu USD)
Mặt hàng 8 tháng đầu 2007 So cùng kỳ 2006 Năm 2006 Năm 2005
Máy móc, thiết bị 6.212 51.40% 6.555 5.254
Xăng dầu 4483 6.40% 5.848 4.969
Sắt thép 2.310 65.00% 2.905 2.984
Điện tử, linh
1.784 42.50% 2.055 1.695
kiện
Vải 2.598 34.30% 2.954 2.406
NVL dệt, may da 1.407 7.60% 1.959 2.308
Gỗ 669 41.10% 760 667

Kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2007 tăng 1,8% (gần 100 triệu USD) so với tháng 6/2007.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2007, KNNK đạt 32,2 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ
năm 2006. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 11,42 tỷ USD, tăng
26,3%; nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước là 20,82 tỷ USD, tăng
31,8%. Đa số các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó:
nhập khẩu xăng dầu tăng 12%, sắt thép tăng 24,3%, phân bón tăng 14%, máy móc thiết bị
tăng 42,2%, vải tăng 32%, tân dược tăng 22,5%.
Về thị trường nhập khẩu, 5 đối tác lớn nhất xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam là Trung
Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. KNNK từ 5 thị trường này chiếm trên
50% tổng KNNK của cả nước;
- Nhập siêu hàng hoá trong 7 tháng đầu năm ước đạt 5,45 tỷ USD, bằng 20,3% tổng
KNXK.

1.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:

1.4.1 Thuận lợi:

Trở thành thành viên của WTO, hàng hoá của VN có cơ hội có mặt trên thị trường
thế giới và hấp dẫn các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường VN. Hiện nay, FDI

Trang 
6
của nước ta đang trên đà gia tăng, đạt 5,8tỷ USD năm 2005 và theo dự kiến thì FDI của
VN sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian sắp tới.
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp có điều kiện
tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến từ các
nước phát triển. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước học hỏi cách thức quản
lý mới, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất và hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu. Cải tiến và hoàn thiện các dây chuyền sản xuất theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hóa sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí, tạo ra những sản phẩm mới
có chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Gia nhập WTO, thực thi theo đúng các nguyên tắc của tổ chức này thì hàng hóa của
VN được đối xử bình đẳng như hàng hóa của các nước thành viên khác, các doanh
nghiệp của VN có vị thế ngang bằng với doanh nghiệp của các nước thành viên khác,
các doanh nghiệp VN cũng được đối xử công bằng như các doanh nghiệp nước ngoài.
Doanh nghiệp trẻ, năng động, chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh
cùng với đội ngũ nhân viên kinh doanh nhạy bén với những thay đổi của thị trường giúp
cho doanh nghiệp nhanh chóng rút ngắn khoảng cách thua kém về tài và lực, nâng cao vị
thế của Doanh nghiệp Việt Nam ngang bằng với Doanh nghiệp nước ngoài trong môi
trường hội nhập nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của mẫu mã, chất lượng hàng
hóa, mạnh dạn trong việc đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Khả
năng thâm nhập thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp VN tăng

1.4.2 Khó khăn:

Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giá
cả, tính cạnh tranh của giá cả còn thấp. Phần lớn việc định giá là dựa vào giá cả của
đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thật sự chủ động trong việc
nghiên cứu nhu cầu thị trường để hoạch định chiến lược giá.
Nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay vẫn còn ít nên việc
thu mua, dự trữ hàng hoá còn hạn chế, đây cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp
xuất khẩu chưa có khả năng chủ động trong việc định giá. Hơn nữa, do khả năng xoay
chuyển vốn lưu động còn thấp khiến cho doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng cạn vốn
mặc dù đã thế chấp tài sản để vay ngân hàng vẫn không đảm bảo được nguồn vốn kinh
doanh cho doanh nghiệp.
Đa số doanh nghiệp VN còn chưa thể đáp ứng được các qui định nghiêm ngặt về an
toàn vệ sinh thực phẩm và các qui định về chất lượng. Trước xu thế hội nhập toàn cầu,
làn sóng nhập khẩu đang phát triển mạnh mẽ, thì tất cả các nước phải có các chiêu bài
để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, một trong những chiêu bài đó là đề ra
những qui định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, các mặt hàng xuất
khẩu của ta chư đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt này.
Sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu, chí phí nguyên vật liệu cao, năng suất lao động
thấp do đó chi phí kinh doanh cao nên lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không có nguồn lực
để phát triển
Không thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chuyên nghiệp nh ư:
vận chuyển hàng hóa, dịch vụ hải quan, ngân hàng, dịch vụ hải quan, luật sư đại diện…

Trang 
7
Hầu hết các doanh nghiệp đều tự mình thực hiện tất cả các khâu trong quá trình xuất,
nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và
nhiều lúc gặp khó khăn từ phía đối tác.
Chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, vì:
• Chưa có chính sách xây dựng thương hiệu.
• Chi phí để quảng cáo,quảng bá thương hiệu cao. Một phần tâm lý thu hồi vốn
nhanh khi làm ăn của các doanh nghiệp VN nên chưa chú trọng đến thương hiệu.
• Quan trọng nhất vẫn là chất lượng sẩn phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp VN.
Sản phẩm và dịch vụ của chúng ta chưa có sự đồng đều
Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về Pháp luật, thông lệ quốc tế, thiếu thông tin và
không tích cực tìm hiểu những qui định của các nước nhập khẩu hay những qui định
của tổ chức thương mại thế giới mà Việt Nam giờ đây đã là thành viên thứ 150. Chính
sự thiếu hiểu biết này đã gây không ít khó khăn cho Doanh nghiệp xuất khẩu VN, làm
hạn chế khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như việc doanh nghiệp nước ta từng bị
kiện bán phá giá cá tra, cá basa, tôm (do các doanh nghiệp Mỹ kiện), giày da (do các
doanh nghiệp EU khởi kiện), nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc bị Thái Lan chiếm dụng
nhãn hiệu …

Trang 
8
Chương 2: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC
2.1 DẦU THÔ:

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Sản lượng xuất khẩu dầu thô Việt Nam


(ĐVT: Nghìn tấn)
Năm Sản lượng
1997 9.638
1998 12.145
1999 14.882
2000 15.424
2001 16.732
2002 16.870
2003 17.143
2004 19.501
2005 18.084
2006 18.601
8 tháng đầu 2007 13.000
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Từ năm 1991, Việt Nam được xếp vào hàng các nước xuất khẩu dầu thô do kim
ngạch xuất khẩu dầu thô lớn hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu đã qua chế biến. Giá
xuất khẩu dầu thô tăng sẽ góp phần vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, làm tăng
nguồn thu ngoại tệ, phần nào khiến cung cầu ngoại tệ diễn biến theo chiều hướng tích
cực, từ đó tác động đến tỷ giá, làm cho tỷ giá giữa VND và USD được giữ ở mức tương
đối ổn định. Như vậy, giá dầu thế giới tăng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam,
với tư cách nước xuất khẩu dầu thô.
Với sản lượng 19,36 triệu tấn dầu và khí năm 2002, xuất khẩu 16,9 triệu tấn dầu
thô; Việt Nam đang đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về khai thác và xuất khẩu
dầu thô. Bên cạnh việc tăng tốc khai thác, xuất khẩu dầu thô, những năm gần đây,
ngành công nghiệp khí và hoá dầu Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đang phát triển
mạnh. Riêng năm 2002, ngành công nghiệp này đã cung cấp 147.000 tấn condensate và
349.000 tấn khí hoá lỏng (LPG) cho sản xuất và tiêu dùng trong nước thay thế hàng
nhập khẩu. Theo dự kiến, sản lượng dầu thô quy đổi của Việt Nam dự kiến sẽ đạt
khoảng 30-32 triệu tấn vào năm 2010. Ngoài việc tăng ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô,
những dự án khí và hoá dầu nếu được triển khai đúng tiến độ sẽ nâng cao giá trị của
ngành dầu khí, phục vụ tốt hơn cho các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp
trong nước.
Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 16,1%, trong đó
do giá tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ 2001- 2004, còn từ năm
2005 đến nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Kim ngạch xuất khẩu dầu thô Việt Nam năm 2005 trong 11 tháng đầu năm gần 16,5
triệu tấn dầu thô trị giá 6,8 tỉ đô la. Lượng dầu bán ra tuy giảm 7,6% nhưng kim ngạch

Trang 
9
tăng 30,3% vì giá dầu tăng vọt trên thị trường thế giới. Tổng lượng dầu thô xuất khẩu
giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 90 triệu tấn, trị giá đạt 23,2 tỷ USD. Tốc độ tăng kim
ngạch bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt trên 16%/năm. So với mục tiêu của Chiến
lược xuất khẩu giai đoạn 2001-2010, lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu tăng 12,5%.
Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô (khai thác từ các mỏ Bạch Hổ, Rồng,
Đại Hùng, PM3, Cái Nước, Rạng Đông, Ruby và Sư Tử Đen) đạt mức rất cao, gần 8,3
tỷ USD.
Cơn sốt nhiên liệu thế giới thời gian qua đã giúp Việt Nam tăng kim ngạch xuất
khẩu dầu thô và cải thiện cán cân thương mại. 8 tháng đầu năm 2007, cả nước xuất
được hơn 13 triệu tấn, đạt gần 3,5 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 70% về trị giá, đã
tăng 960 triệu USD so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu tính riêng tháng 8, xuất khẩu dầu thô
chỉ đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 493 triệu USD, tăng 14,3% về lượng và 38% về trị giá so
với tháng 8 năm ngoái. Theo Bộ Thương mại, sự tăng lên của kim ngạch dầu thô trong
tháng 7 chủ yếu do tăng lượng xuất, còn giá đã bắt đầu xu hướng giảm dần (giảm gần
3 USD/thùng). Dự kiến từ nay đến cuối năm, Việt Nam chỉ xuất thêm 4,5 triệu tấn với
giá 38 USD/thùng. Như vậy, kim ngạch trong những tháng cuối năm chỉ đạt 1,2 tỷ USD,
tức là bình quân mỗi tháng đạt 300 triệu USD, giảm khoảng 195 triệu USD so với tháng
8 và giảm 135 triệu USD so với bình quân tháng của 8 tháng đầu năm

2.1.2 Thị trường xuất khẩu:

Hiện có khoảng 10 nước nhập khẩu dầu thô của Việt Nam, trong đó có các bạn
hàng lớn là Australia (trên dưới 30%), Trung Quốc, Singapore (đều trên dưới 20%). Dầu
thô là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhu
cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc khoảng 40 - 50 triệu tấn/năm, cộng với yếu tố
giá cả trên thị trường thế giới của mặt hàng này trong thời gian tới vẫn sẽ có lợi cho
xuất khẩu. Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung Quốc chắc chắn sẽ giữ được
mức ổn định và tăng về giá trị. Trong 6 tháng đầu năm 2007, các mặt hàng Việt Nam
xuất khẩu sang Indonesia có kim ngạch tăng bao gồm: dầu thô xuất khẩu 838 ngàn tấn,
trị giá 371,2 triệu USD (tăng 11,7% về lượng và 0,75% về trị giá);
Hiện nay, thị trường tiêu thụ dầu thô Việt Nam chủ yếu là khu vực châu Á - Thái
Bình Dương như: Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản...
Các khách hàng mua dầu chủ yếu là các hãng và tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như:
Shell, BP (Anh quốc); Exxon Mobil, Chevron (Mỹ); Chinaoil, Sinopec, Sinochem...
(Trung Quốc); Sumitomo, Sojitz, Mitsubishi (Nhật Bản)...
Bên cạnh các khách hàng mua dầu truyền thống, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã
và đang thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh dầu thô với các khách hàng mới
trong và ngoài khu vực.

2.1.3 Thuận lợi và khó khăn:

2.1.3.1 Thuận lợi:

- Thuận lợi lớn nhất mà ngành dầu khí đã tạo dựng được trong hoạt động xuất khẩu
dầu thô là dù giá lên cao hay xuống thấp, dầu thô Việt Nam được khai thác từ mỏ Bạch

Trang 
10
Hổ, Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng... và gần đây là Sư Tử Đen, vẫn luôn hấp dẫn được
khách hàng gần xa bởi chất lượng, uy tín trong giao dịch. Trong đó, dầu thô Bạch Hổ
chiếm tới 60% tổng sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam.
- Có một hệ thống khách hàng truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty trong mọi
hoàn cảnh, nhất là những lúc khó khăn, giá dầu sụt xuống, thị trường dầu thô thế giới
gần như bị “đóng băng”, nhưng dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều, tránh được hiện
tượng phải đóng mỏ (trong hoàn cảnh bình thường, đây là điều tối kỵ nhất trong quá
trình khai thác và xuất khẩu dầu thô).
Một sự kiện rất quan trọng, mang tính bổ sung hết sức kịp thời cho việc khai thác
dầu khí của Việt Nam là trong khi lượng dầu khai thác gần 20 năm qua từ mỏ Bạch Hổ
đang giảm dần thì từ năm 2003, dầu thô từ mỏ Sư Tử Đen bắt đầu được khai thác và
đưa vào xuất khẩu với sản lượng khoảng 70.000 thùng/ngày. Bên cạnh đó, trong vài
năm tới, mỏ Sư Tử Vàng và Sư Tử Trắng sẽ đi vào khai thác, hứa hẹn một sự tăng
trưởng mới cho ngành dầu khí Việt Nam.

2.1.3.2 Khó khăn:

- Là mặt hàng đặc biệt, ngoài việc bị điều chỉnh bởi tình hình cung cầu trên thế giới,
giá dầu thô còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác như thời tiết, biến động
chính trị…
- Cũng như nhiều mặt hàng khác, dầu thô đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt về
giá của nhiều nước khác, nhất là khu vực châu Phi. Khi giá dầu lên cao, các khách hàng
tiêu thụ có xu hướng tìm các nguồn dầu khác thay thế rẻ hơn, ví dụ từ châu Phi, Trung
Đông... Chất lượng dầu thô của các nước châu Phi xấp xỉ dầu khai thác từ mỏ Bạch Hổ
nhưng được chào bán thấp hơn dầu Việt Nam 5 USD/thùng, nên mới đây những khách
hàng Trung Quốc đã rút lui để chuyển sang mua dầu của châu Phi. Đây cũng là trở ngại
lớn của chúng ta trong tương lai.
- Xuất khẩu dầu thô khi giá tăng cao trên thị trường thế giới là rất vất vả. Vì có
không ít khách hàng cạnh tranh bằng chiêu thức chào bán với giá thấp hơn để đẩy mạnh
bán ra.
- Kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tăng lên hiện nay chủ yếu là do giá
tăng chứ không phải do tăng sản lượng khai thác. Hiện tại đây là một dấu hiệu tốt
nhưng do kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá dầu nên khi giá dầu trên thị
trường thế giới ổn định trở lại, kim ngạch xuất khẩu thực tế của Việt Nam sẽ giảm
mạnh. Hơn nữa, trữ lượng dầu của Việt Nam còn ít so với các nước xuất khẩu dầu
khác. Trong số 56 nước xuất khẩu dầu thô trên thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 50 về
trữ lượng. Mức dầu bình quân đầu người ở Việt Nam cũng còn thấp, mới chỉ dừng ở 2
thùng/người, trong khi một nước xuất khẩu dầu thô chỉ có thể hoàn toàn thu lợi từ việc
giá dầu tăng khi mức dầu bình quân đầu người tối thiểu là 50 thùng/người.
- Một bất lợi khác của giá dầu cao đối với kinh tế Việt Nam là Việt Nam phải nhập
khẩu 100% xăng dầu, do đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng. Chính vì vậy
Chính phủ Việt Nam phải dùng phần doanh thu từ xuất khẩu dầu thô để bù đắp cho
lượng tăng lên trong giá nhập khẩu. Như vậy, nếu giá dầu vẫn tiếp tục tăng cao, phần
doanh thu từ dầu thô sẽ không đủ bù đắp phần giá trị tăng lên do nhập khẩu xăng dầu.
Do đó Việt Nam cần chú trọng đến các biện pháp tăng cường công suất khai thác, phát
hiện và tìm kiếm các mỏ dầu ngoài khơi mới.

Trang 
11
2.2 DỆT MAY:

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Dệt may là ngành kinh tế quan trọng, thu hút số lượng lớn lao động, hơn 300.000 lao
động là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sau ngành dầu khí.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam

Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu Tốc độ tăng trưởng


USD) (%)
1997 1.503
1998 1.450 -3,5
1999 1.746 20,4
2000 1.892 8,4
2001 1.975 4,4
2002 2.752 39,4
2003 3.689 34,0
2004 4.386 18,9
2005 4.806 9,6
2006 5.834 21,4
8 tháng đầu 2007 5.084
(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam)

Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2003 đạt 3,7 tỉ USD gấp 2 lần so với năm 2001.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước tháng 8/2007 ước đạt 830 triệu USD, tăng
32,8% so với tháng 8/2006, tính chung 8 tháng đầu năm ước đạt 5,084 tỷ USD, tăng
29,6% so với cùng kỳ. Tháng 8, sản xuất kinh doanh của ngành tiếp tục phát triển với
nhiều dấu hiệu tích cực do nỗ lực tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Chính phủ Việt
Nam và Hoa Kỳ trong việc giải quyết vấn đề cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam.
Do quản lý tốt công tác giám sát xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ để tránh kiện bán phá
giá nên các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã quay trở lại Việt Nam đặt hàng cho quý IV và các
tháng đầu năm 2008.
Tập đoàn Dệt may và Hiệp hội Dệt may đang tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp
tham gia quảng bá sản phẩm, tiếp thị sản phẩm của ngành vào thị trường EU với sự hỗ
trợ từ Trung tâm xúc tiến xuất nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan. Cuối
tháng 7/2007, Bộ Công Thương đã ra Quyết định dừng việc chuyển khẩu, tạm nhập tái
xuất hàng dệt may, hàng dệt may bán thành phẩm, nguyên phụ liệu dệt may qua Việt
Nam sang Hoa Kỳ. Đây là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn việc chuyển tải
bất hợp pháp, sử dụng giấy xuất xứ hàng hóa (C/O) từ Việt Nam thay vì C/O từ nước
khác cho việc tạm nhập, tái xuất đối với hàng dệt may.

2.2.2 Thị trường xuất khẩu:

Trang 
12
Thị trường Mỹ: nếu những tháng đầu năm, ngành dệt may VN điêu đứng vì hàng
loạt nhà NK Hoa Kỳ "bỏ đi" do lo ngại hàng dệt may VN bị Hoa Kỳ áp dụng cơ chế
giám sát, và có thể bị áp thuế chống bán phá giá... nhưng với sự chủ động giám sát đối
với hàng dệt may XK ngay từ trong nước, áp lực đã giảm, và các nhà NK Hoa Kỳ đã
quay trở lại. Trong tháng 7/2007, xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ tiếp
tục duy trì ở mức cao và tăng nhẹ so với tháng 6, kim ngạch xuất khẩu đạt 444,3 triệu
USD, tăng 3% so với tháng 6 và tăng tới 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất
khẩu sang Mỹ chiếm tới 58% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
trong tháng 7. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị
trường Mỹ 7 tháng năm 2007 lên 2,487 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây
là mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao trong nhiều năm qua và cũng là bước đệm
cho họat động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ thuận lợi trong những
tháng cuối năm nay và đầu năm 2008.
Tiếp đến là thị trường EU, đạt kim ngạch 801.987.229 USD tăng 16,78% so với cùng
kỳ năm ngoái. Với tiến độ xuất khẩu như hiện nay, nhiều khả năng xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam sang EU sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản cũng có được sự tăng trưởng khá, đạt
389.472.316 USD, tăng 13,46% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đánh dấu sự hồi
phục mạnh mẽ tại thị trường Nhật Bản. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Canađa đã có sự
tăng trưởng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm, đạt 77.651.653 USD, tăng tới 42,74% so
với cùng kỳ năm trước.
Trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng ở mức kỷ lục, tăng 491,84% so với cùng kỳ năm trước, mặc
dù kết quả xuất khẩu đạt được vẫn còn thấp, chỉ đạt 21.274.148 USD nhưng cũng đã
mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

2.2.3 Khó khăn:

Ngành dệt may hiện nay đang phải đối mặt với một số khó khăn sau:
Một là, do trình độ máy móc thiết bị của các nhà máy cơ khí trong ngành quá lạc hậu,
không được đổi mới, nên không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh
nghiệp về chất lượng và thời gian giao hàng.
Hai là, phụ tùng, cơ kiện phục vụ cho ngành dệt may đang nhập lậu vào Việt Nam
từ Trung Quốc với số lượng lớn, giá rẻ. Bên cạnh đó, tâm lý các doanh nghiệp không
muốn đổi mới thiết bị cơ khí để sản xuất phụ tùng, vì sợ không cạnh tranh nổi với sản
phẩm của Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu, nhất là cơ chế thị trường hiện nay.
Ba là, giá sắt thép trong nước thường xuyên biến động và tăng cao, nên sản xuất phụ
tùng không có hiệu quả.
Bốn là, phụ tùng cơ kiện của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khắt khe về chất
lượng, đòi hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, điều này các doanh
nghiệp cơ khí trong ngành chưa đủ vốn để đầu tư.
Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu chưa được cải thiện:
Nguyên phụ liệu cũng đang là vấn đề nan giải của ngành dệt may. Hiện nay, 70%
sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công, 30% còn lại là
bán gia công. Vì phụ thuộc tới 80% nguyên, phụ liệu nước ngoài, hàng dệt may Việt
Nam bị đội giá tới 20 – 30%. Đặc biệt đối với bông xơ thì tỷ lệ này còn cao hơn. Mỗi

Trang 
13
năm ngành dệt cần khoảng 60.000 tấn bông xơ, nhưng nguồn bông trong nước chỉ mới
sản xuất được từ 13.000 tấn đến 16.000 tấn, một con số nhỏ bé so với nhu cầu.
Mặc dù trong những năm qua, chính phủ rất quan tâm đến phát triển diện tích trồng
bông, nhưng do khí hậu và thổ nhưỡng nước ta chưa phù hợp, nên diện tích và sản
lượng bông trong những năm qua tuy có tăng nhưng không đáng kể. Đặc biệt, vụ bông
vừa qua diện tích trồng bị thu hẹp, làm sản lượng giảm 20% so với những vụ trước.
Nguyên nhân là do người nông dân chuyển sang trồng các cây khác, hạn hán kéo dài đã
làm nhiều vùng trồng bông mất trắng hàng nghìn hecta, không cho thu hoạch.
Về phụ liệu, mặc dù thời gian qua có một số nhà máy như: Công ty cổ phần phụ
liệu may Nha Trang, Công ty may Việt Tiến, Công ty dệt vải công nghiệp và các công ty
tư nhân đã sản xuất được phụ liệu khoá kéo, tấm lót, cúc, chỉ… nhưng sản lượng cũng
rất nhỏ bé, chỉ đáp ứng được khoảng 20 – 25% nhu cầu của ngành.
Chiến lược vẫn dừng lại ở ý tưởng và dự án: Chiến lược phát triển công nghiệp
phụ trợ cho ngành dệt may còn đang dừng ở ý tưởng và dự án. Việc tiếp tục nhập khẩu
phụ tùng, cơ kiện, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may với khối lượng lớn vẫn phải
triển khai. Đây là những khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may cho tiến trình hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế.

2.3 DA GIÀY:

2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Ngành công nghiệp da giày Việt Nam là ngành có lịch sử phát triển lâu đời và hiện
nay đang là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, đóng góp đáng kể
cho sự phát triển kinh tế của đất nước: là ngành đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu
của cả nước, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam và đã mang lại
danh hiệu là một trong 10 nước xuất khẩu da giày nhiều nhất trên thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam

Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu Tốc độ tăng trưởng


USD) (%)
2000 1.471 6,05
2001 1.587 7,88
2002 1.875 18,15
2003 2.260 20,53
2004 2.691 19,07
2005 3.039 12,93
2006 3.555 16,90
8 tháng đầu 2007 2.700
(Nguồn: Vinanet)

Từ năm 1991 trở về trước, ngành da giày Việt Nam chỉ chủ yếu cung cấp cho thị
trường nội địa nhưng đến năm 1992 – năm đầu tiên xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
đã đạt kim ngạch lên tới 5 triệu USD. Và với đà tăng trưởng liên tục, đến năm 2006,
tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đã đạt mức 3.55 tỉ USD. Năm 2006 tình

Trang 
14
hình sản xuất kinh doanh của toàn ngành có nhiều biến động so với năm 2005, một
phần do 3 tháng đầu năm 2006, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất hoặc có ít đơn
đặt hàng do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá các loại giày mũ da, một phần
do phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, phải đáp ứng các yêu cầu của nhà
nhập khẩu, người tiêu dùng quốc tế (về các tiêu chuẩn, giảm các hoá chất độc hai…).
Đến cuối năm 2006, theo thống kê trên 10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới đã có tới 2 đôi
sản xuất tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành “nước lớn” về sản xuất giày dép trên
thế giới, xét trong Châu Á thì chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tổng chung 8 tháng
đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,7 tỉ USD, tăng 14,3% xuất khẩu các sản
phẩm túi xách, vali, mũ, dù đạt 425 triệu USD tăng 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

2.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

Chúng ta xuất khẩu nhiều loại mặt hàng đa dạng, phong phú như giày mũ da, giày
vải, giày sandal, giày thể thao, các loại giày thời trang, dép đi trong nhà… trong đó sản
phẩm giày mũ da là sản phẩm có giá trị cao nhất. Tuy nhiên, do tác động của vụ kiện
chống bán phá giá của EU năm 2005 mà hiện nay các mặt hàng giày mũ da bị giảm
mạnh. Các nhà nhập khẩu để tránh thuế chống bán phá giá nên cũng chuyển sang đặt
các mặt hàng giày thể thao công nghệ cao hoặc các loại giày khác có mũ giả da làm cho
hai mặt hàng này có phần tăng lên. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, mặt hàng
giày vải cũng tăng mạnh, một phần do nhu cầu người tiêu dùng tăng lên, một phần do
duy trì trở lại sau thời gian giày bị suy giảm (bởi các đơn hàng dự trữ hoặc hàng tồn kho
nhiều…). Tuy nhiên yêu cầu về chất lượng và mẫu mã của sản phẩm giày vải cũng đã
cao hơn nhiều so với các năm trước.
Tháng 6/2007, giầy mũ da tổng hợp tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, đạt
11,33 triệu đôi với trị giá 87,93 triệu USD, chiếm 21,5% tổng kim ngạch xuất khẩu
giầy dép của Việt Nam trong tháng 6/2007; tăng 12,67% về lượng và tăng 11,9% về trị
giá so với tháng 5/2007; tăng 42,5% về lượng, tăng 62,7% về trị giá so với tháng 6/2006.
Trong đó xuất khẩu sang Anh đạt 1,92 triệu đôi với trị giá 15,25 triệu USD, giảm 15,3%
về lượng và 7,3% về trị giá so với tháng 5/2007; giảm 1,5% về lượng nhưng tăng 8,9%
về trị giá so với tháng 6/2006. Xuất khẩu sang Đức đạt trên 2 triệu đôi với trị giá 13,44
triệu USD, tăng 36% về lượng và 33% về trị giá so với tháng 5/2007; tăng 79,2% về
lượng và 98,2% về trị giá so với tháng 6/2006. Xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 1 triệu đôi
với trị giá 9,12 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với tháng
5/2007, nhưng tăng 223,3% về lượng và tăng 238,5% về trị giá so với tháng 6/2006…
Tháng 6/2007, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng mạnh so với tháng
6/2006. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao có đế và mũ bằng cao su/plastic
dẫn đầu về mức tăng kim ngạch và tiếp tục tăng mạnh, đạt 47,84 triệu USD, tăng 155%
so với cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang một số thị trường
chính tăng rất mạnh. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Bỉ đạt trên 6 triệu USD, tăng
137,4%; kim ngạch xuất khẩu sang Anh đạt 5,2 triệu USD, tăng 398,4%; sang Hà Lan
đạt trên 5 triệu USD, tăng 209%; sang Mỹ đạt 4,9 triệu USD, tăng 15%...Tính chung 6
tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao có đế và mũ bằng cao
su/plastic tăng 112% so với cùng kỳ năm 2006.
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu giầy mũ nguyên liệu dệt, giầy thể thao mũ nguyên
liệu dệt, giầy không thấm nước tiếp tục giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2007, kim

Trang 
15
ngạch xuất khẩu giầy mũ nguyên liệu dệt giảm 62,53% (tương đương 171,16 triệu
USD), kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 68,85% (tương
đương 79,2 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu giầy không thấm nước giảm 94,4%
(tương đương 29,85 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2006.

2.3.3 Thị trường xuất khẩu:

Thị trường EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp Việt Nam
(chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép). Tuy nhiên lượng xuất khẩu vào thị
trường này có khá nhiều biến động trong năm 2006 do ảnh hưởng của vụ kiện chống
bán phá giá làm cho sức mua và cơ cấu sản phẩm thay đổi, đồng thời phụ thuộc vào đối
tác đặt hàng, hợp tác sản xuất và sức ép về thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên,
EU vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Thị phần XK vào thị trường
này vẫn chiếm số lượng lớn là do giày dép Việt Nam tiếp tục được hưởng ưu đãi theo
hệ thống thuế quan phổ cập khi nhập khẩu vào EU. Hiệp hội Da giày cho biết, do tác
động của vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam, từ đầu năm
2006 các doanh nghiệp da - giày đang phải đối mặt với việc thiếu đơn hàng. Các nhà
nhập khẩu đã trì hoãn việc đặt hàng vì họ lo sợ mức thuế chống phá giá cao. Tuy nhiên,
sau khi có phán quyết cuối cùng của Liên minh châu Âu áp thuế chống bán phá giá 10%
đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam trong khi Trung Quốc chịu mức 16,5% thì tình
hình xuất khẩu đã dần ổn định, khách hàng đã quay trở lại Việt Nam để đặt hàng. Xuất
khẩu giày dép của Việt Nam sang các nước thuộc EU tiếp tục tăng. Tháng 7/2007 xuất
khẩu giày dép của nước ta sang EU giảm 11% về lượng và 7,2% về trị giá so với tháng
6/2007 nhưng tăng 14,85% về lượng và 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006. Tính
chung trong 7 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu giày dép của nước ta sang khối EU tăng
8,7% về lượng và tăng 10,74% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006.
Thị trường Hồng Kông: Ngoài thị trường EU, xuất khẩu giày dép của Việt Nam
trong tháng 7/2007 sang các thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Nam Phi, Nga… tiếp
tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2006. Tháng 7/2007, xuất khẩu giày dép sang thị
trường Hồng Kông đạt mức tăng cao nhất, tăng 72,63% về lượng và 120,64% về trị giá,
trong đó lượng giày dép có đơn giá trên 15 USD/đôi tăng 119,9 nghìn đôi, lượng giày dép
có đơn giá dưới 15 USD/đôi tăng 88,77 nghìn đôi.
Thị trường Châu Mỹ: Đây là thị trường mà trước đây ta không xuất khẩu sang nhiều,
tuy nhiên nay lại đạt kim ngạch rất cao. Ba nước Châu Mỹ nhập giày thể thao mũ da
lớn nhất của Việt Nam gồm: Mỹ, Braxin và Banama trong đó thị trường Mỹ là nhập
khẩu nhiều nhất. Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những nguyên nhân cơ
bản để kim ngạch xuất khẩu giày mũ da tăng mạnh vào thị trường Châu Mỹ là do việc
EU áp thuế chống bán phá giá cho Việt Nam và Trung Quốc. Ngược lại, kim ngạch xuất
khẩu giày dép sang một số thị trường như Braxin, Panama, Canada, Ôxtrâylia, Malaysia,
Achentina giảm đáng kể. Trong đó kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Panama giảm
mạnh nhất, giảm 35,44% (tương đương 2,1 triệu USD); tuy nhiên, tính chung 7 tháng
2007, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường này vẫn tăng 26,5% (tương đương
6,8 triệu USD).
Thị trường Nhật Bản: Là thị trường yêu cầu chất lượng cao và tương đối khó tính
nên tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu vào Nhật hiện nay chiếm tỷ trọng rất thấp. Nhu cầu
nhập khẩu giầy dép của nước này vẫn trong xu hướng tăng. Do đó, xuất khẩu của

Trang 
16
nước ta sang Nhật Bản sẽ tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao trong năm nay. Giầy
dép Việt Nam có thể xuất vào Nhật với số lượng lớn là các loại giày, dép có đế ngoài
và mũ giầy bằng cao su hoặc plastic, da thuộc, hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc;
dép xốp, dép quai hậu ... Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản có những yêu cầu riêng về
thiết kế, kích cỡ và phải phù hợp với thời tiết. Vì vậy, Hiệp hội da giày đang khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư và thay đổi trong việc thiết kế giầy dép theo đúng thị
hiếu của người dân Nhật Bản. Thậm chí, có thể nhập khuôn của Nhật về để sản xuất
cho phù hợp với kích cỡ của người Nhật. Ngoài ra các nhà sản xuất cần quan tâm đến
những xu hướng thời trang thay đổi theo mùa ở Nhật để sản xuất theo thị hiếu người
tiêu dùng.
Các thị trường khác như: Đông Âu, Châu Phi… đã và đang được các doanh nghiệp
khảo sát và tìm hiểu. Thị trường châu Phi có nhu cầu khá đa dạng và rất nhiều chủng
loại là thế mạnh sản xuất của Việt Nam như: giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ,
giày luyện tập, giày thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng
hợp và mũ bằng da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt...
Tính chung 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường
Hồng Kông tăng mạnh nhất, tăng 76,5% (tương đương 12,6 triệu USD) so với cùng kỳ
năm 2006. Đứng thứ 2 là thị trường Ba Lan tăng 68,4%, tiếp đến là Trung Quốc tăng
62,4%, Malaysia tăng 60,4%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta sang
Achentina giảm rất mạnh, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2006.

2.3.4 Khó khăn:

Số liệu cho thấy da giày là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao
trong những năm gần đây. Song hiện tại, ngành da giày cũng đang gặp rất nhiều vấn đề
trong quá trình phát triển và đặc biệt là trong tiến trình hội nhập. Ngành da giày Việt
Nam hiện nay bên cạnh lợi thế về nhập khẩu nhưng cũng còn tồn tại nhiều điểm yếu.
Nguồn nguyên liệu phần lớn phải nhập từ nước ngoài nên hiệu quả kinh tế thấp. Hơn
60% các sản phẩm da giày của Việt Nam là gia công cho đối tác nước ngoài – là nhà
buôn chứ không xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Do đó các doanh
nghiệp Việt Nam bị phụ thuộc và bị chi phối khá nhiều về việc sản xuất. Bên cạnh đó,
chúng ta lại quan tâm xuất khẩu quá nhiều vào một thị trường EU (50%) mà chưa dàn
trải đều trên các thị trường khác nhau. Tất cả các điều đó đã góp phần làm cho doanh
nghiệp lao đao khi bị EU kiện bán phá giá.
Thời gian qua đã cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ rất cao bị kiện
bán phá giá, trợ cấp bán phá giá, tự vệ. Ngành giày da đã kiện hai lần bởi EU vào năm
1998 và năm 2005. Nhưng vào năm 1998, chúng ta không bị đánh thuế vì thị phần gia
tăng nhỏ. Nhưng đến năm 2005 vừa qua thì vụ kiện đã tương đối lớn và EU đã quyết
định áp thuế chống bán phá giá 10% cho sản phẩm giày mũ da của Việt Nam, gây không
ít điêu đứng cho ngành da giày của nước ta.

2.4 THỦY SẢN:

2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Trang 
17
Đất nước ta có chiều dài bờ biển 3260 Km, với 112 cửa sông lạch, có vùng nội thuỷ
và lãnh hải rộng 226.000 Km2, vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu Km2 với
4.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vùng vịnh, đầm phá và nhiều ngư trường với
trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn. Hàng năm chúng ta có thể khai thác 1,2 -1,4 triệu tấn
hải sản mà không làm ảnh hưởng đến tiềm năng nguồn lợi. Qua thống kê biển Việt
Nam có trên 2100 loài cá, trong đó có trên 130 loài cá có giá trị kinh tế: 75 loài tôm, 25
loài mực, 7 loài bạch tuộc và các loại thực vật biển khác.
Trong thời gian qua thuỷ sản đang trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam và thuỷ sản chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, da giày nếu xét về
kim ngạch xuất khẩu. Trên thị trường thế giới, Việt Nam đang dần trở thành một trong
những nước xuất khẩu thuỷ sản quan trọng với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua
các năm.

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng so với


Năm Kim ngạch (triệu USD)
năm trước (%)
1990 205,0
1991 262,2 27,9
1992 305,1 16,4
1993 368,8 20,7
1994 556,3 51,0
1995 621,4 11,7
1996 696,5 12,1
1997 782,0 12,3
1998 858,0 9,7
1999 973,6 13,5
2000 1.478,5 51,9
2001 1.816,4 22,9
2002 2.021,7 11,3
2003 2.275,6 12,6
2004 2.400,8 5,5
2005 2.739,0 14,1
2006 3.358,0 22,6
8 tháng đầu 2007 2.104,4
(Nguồn: Trung tâm tin học Thuỷ sản)

Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 205 triệu USD. Ngành thuỷ sản chỉ mất 12
năm để tăng kim ngạch xuất khẩu lên gấp 10 lần, từ 205 triệu USD đến 2.021,7 triệu
USD vào năm 2002. Như vậy trong 17 năm qua, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt kết quả khá ngoạn mục so với các ngành kinh tế khác và
so với các nước trong khu vực. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở
Châu Á có ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước trên thế giới và kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng khác có sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn tăng.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong các năm 2001, 2002, 2003 có tốc độ tăng trưởng
khá cao. Năm 2004, do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá, điều kiện sản xuất trong
nước gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng năm 2004 có chậm lại nhưng đã nhanh

Trang 
18
chóng đạt lại tốc độ tăng trưởng trên 5,5%. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng đã tăng đến
14,1%. Đặc biệt năm 2006 là năm mà ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất cao
22,6%. Điều này cho chúng ta thấy xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng vững chắc. 8 tháng
đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản là 2,1 tỉ USD cho thấy năm nay ngành
thuỷ sản có thể đạt được kế hoạch kim ngạch xuất khẩu là 3,5 tỉ USD.
2.4.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

Với nguồn lợi thuỷ sản phong phú, Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều loại thuỷ sản
có tính kinh tế cao. Tuy nhiên trong thời gian qua các mặt hàng thuỷ sản vẫn còn khá
đơn điệu, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Ngoài ra, từ năm 2006 đến nay kim
ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang các thị trường nhất là thị trường Đông Âu và EU
tăng.

Cơ cấu hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 8 tháng đầu năm 2007

Mặt hàng Số lượng (Tấn) Giá trị (Đô la Mỹ)


Tôm 73347.4 720985405
Cá tra, basa 213578.6 564762570
Nhuyễn thể chân đầu 48837.1 165636695
Cá 50198 160984666
Mặt hàng khác 27862.3 95858919
Cá Ngừ 32158.3 90851266
Tôm chế biến 8410.4 69133048
Cá khô 18798.2 68326099
Giáp xác khác 7896.6 59633086
Cá chế biến 28842.2 41460524
Mực khô 6149.2 39918630
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 8404 21757985
Tôm khô 2745.3 3706114
Tôm hùm 27.9 741571
Nhuyễn thể khác 243.7 460685
Tôm hùm, tôm mũ ni 12.2 187397
Tổng 527511.4 2104404660
(Nguồn: Trung tâm tin học Thuỷ sản)

Mặt hàng tôm đông lạnh vẫn đứng đầu trong thuỷ sản xuất khẩu, với 670,29 triệu
USD, nhưng thị phần lại giảm chút ít. Cá tra và cá ba sa tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu
quan trọng thứ 2, đạt 534,45 triệu USD. Cá đông lạnh chiếm vị trí thứ 3, đạt 156,67
triệu USD. Mặt hàng nhuyễn thể các loại đứng thứ 4, tăng 20,31% so với cùng kỳ năm
2006, đạt 177,98 triệu USD. Mặt hàng cá ngừ tăng 25,41% so với cùng kỳ 2006 đạt
87,13 triệu USD.

2.4.3 Thị trường xuất khẩu:

Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã nổ lực đa dạng hoá thị trường xuất
khẩu nhằm mở rộng khả năng tiêu thụ và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ
sản Việt Nam. Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu thuỷ sản

Trang 
19
chủ yếu của Việt Nam nhưng vị trí của các thị trường này cũng biến động theo thời
gian.

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo thị trường

Đơn vị tính: Giá trị (triệu USD); Tỷ trọng (%).


Năm
Thị Chỉ 8 tháng
trường tiêu 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 đầu
2007
Giá trị 382,1 467,3 465,9 538,0 582,9 754,9 813,4 842,6 396,2
Nhật
Bản Tỷ
48,9 31,6 25,6 26,6 25,6 31,4 29,7 25,1 18,8
trọng

Giá trị 39,1 298,2 489,0 655,7 782,2 592,8 634,0 664,2 413,6
Mỹ
Tỷ
5,0 20,2 26,9 32,4 34,4 24,7 23,1 19,8 19,7
trọng
Giá trị 74,9 99,2 107,0 84,4 127,2 243,9 436,7 723,5 527,9
EU Tỷ
9,6 6,7 5,9 4,2 5,6 10,2 15,9 21,5 25,1
trọng
Trung Giá trị 106,4 291,7 316,7 302,3 147,8 131,2 134,4 164,3 113,5
Quốc,
Hồng Tỷ
13,6 19,8 17,4 15,0 6,5 5,5 4,9 4,9 5,4
Kông trọng

Giá trị 64,1 77,8 64,9 79,5 73,1 165,7 123,2 150,9 108,1
ASEAN Tỷ
8,2 5,3 3,6 3,9 3,2 6,9 4,5 4,5 5,1
trọng

Các Giá trị 115,4 244,3 372,9 361,8 562,4 513,3 597,3 812,5 545,1
nước Tỷ
khác 14,7 16,4 20,6 17,9 24,7 21,3 21,9 24,2 25,9
trọng
1.816, 2.021, 2.275, 2.400, 2.739, 3.358,
Giá trị 782,0 1.478,5 2.104,4
4 7 6 8 0 0
Tổng
cộng Tỷ
trọng 100 100 100 100 100 100 100 100 100
(%)
(Nguồn: Trung tâm tin học thuỷ sản)

Thị trường Nhật Bản ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 đã là thị trường nhập khẩu
thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên vị trí độc tôn này giảm dần trong những

Trang 
20
năm trở lại đây. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản
trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ngày càng giảm từ 48,9% vào năm 1997
xuống còn 25,6% vào năm 2003, thể hiện nổ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của
các doanh nghiệp Việt Nam.
Thị trường Châu Âu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu
của Việt Nam. Mặc dù đây là khu vực thị trường rất khó tính nhưng có tiềm năng mở
rộng lớn. Thị trường EU từ vị trí thứ 2 năm 2006 đã vươn lên vị trí thứ 1, đạt 500 triệu
USD, chiếm 25,17% thị phần về giá trị (năm 2006 là 22,84%). Thị trường Mỹ đã trở lại
vị trí thứ 2, chiếm tỉ trọng 19,58% về giá trị (389,06 triệu USD). Thị trường Nhật Bản
tụt xuống vị trí thứ 3, chiếm 18,70% về giá trị, đạt 371,5 triệu USD, nguyên nhân là
những tháng đầu năm Nhật Bản kiểm soát nghiêm ngặt đối với thuỷ sản Việt Nam.
Xuất khẩu vào Hàn Quốc đạt giá trị 133,35 triệu USD (6,71% về giá trị), tăng 21,68% so
với cùng kỳ năm 2006.

2.4.4 Thuận lợi và khó khăn:

2.4.4.1 Thuận lợi:

Tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam còn rất lớn
Thông qua hình thức liên doanh và tự đầu tư, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
đã nâng cấp trang thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh
tranh trên thị trường.
Năm 2006, nước ta có thêm 38 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang
EU, nâng tổng số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này
lên 209 đơn vị. Hàn Quốc công nhận thêm 13 đơn vị đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng
tổng số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này lên 298
đơn vị. Vừa qua, Nga cũng đã chấp thuận bước đầu cho 11 doanh nghiệp Việt Nam đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm sang Nga.

2.4.4.2 Khó khăn:

Ngành thuỷ sản Việt Nam còn phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các yêu cầu về bảo vệ
môi trường, các vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thương mại từ các nước: Nhật
Bản, Canada, Mỹ, cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ Trung Quốc và một số quốc gia
trong khối ASEAN.
Các rào cản thương mại quốc tế thường gặp đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu
như: rào cản thuế quan (thuế phần trăm, thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế quan,
thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá…) và rào cản phi thuế quan (biện pháp cấm,
hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, rào cản kỹ thuật…).
Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thuỷ sản ổn định và lâu dài như quy
hoạch, giống nuôi trồng, đánh bắt… còn mang nhiều yếu tố tự phát chưa trở thành qui
trình công nghệ mang tính công nghiệp ở tầm vĩ mô.

2.5 GỖ:

Trang 
21
2.5.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Từ năm 2004, ngành xuất khẩu gỗ chế biến tạo sự bứt phá ngoạn mục, kim ngạch
xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD, tăng gấp 4 lần (tăng 88%) so với năm 2003 và duy trì tốc độ
tăng trưởng cao, năm 2005 là 35%, năm 2006 là 24,5%, sáu tháng đầu năm 2007, ngành
thực hiện kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD bằng cả năm 2004.dự kiến cả năm đạt 2,5
tỷ USD. Đồ gỗ trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 5 sau dầu thô, dệt
may, giày dép và thủy sản. 3 năm qua có sự dịch chuyển mạnh từ nguồn đầu tư FDI
doanh nghiệp (DN) các nước trong khu vực với trên 300 DN, nâng con số đơn vị chế
biến gỗ và lâm sản cả nước lên khoảng 2.000 DN, với hơn 170.000 công nhân. Năng
lực chế biến gỗ, không chỉ tăng về số lượng và quy mô, mà còn do các DN tăng cường
đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,
kể cả trình độ quản lý và tay nghề công nhân. Thị trường xuất khẩu gỗ chế biến mở
rộng với hơn 120 nước và lãnh thổ, và từng bước được củng cố vững chắc tại 3 thị
trường chính là Mỹ, EU và Nhật Bản. Năng lực cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu
VN được nâng cao.

Đồ gỗ của Việt Nam đang có một chỗ đứng khá vững trên thị trường thế giới. Kim
ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2007 đặt 1.334 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ
năm trước. Đồ gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế
giới. Những thị trường hút hàng của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ôxtraylia, Đài Loan, Malaysia, Hồng Kông.
Riêng trong tháng 7-2007, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 200 triệu USD,
tăng 37% so với tháng 7-2006. Hiện đồ gỗ Việt Nam được các đối tác nhập khẩu gỗ
đánh giá khá cao chất lượng sản phẩm cũng như uy tín.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2007 ước
đạt 1,5 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2006. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu
sản phẩm này lớn nhất của Việt Nam, kế đến là Nhật Bản, Anh… Xuất khẩu sản
phẩm gỗ đã thực hiện được 74,6% kế hoạch năm.

2.5.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm trong tháng 7/07


Nội thất phòng khách, phòng ăn 24.3%
Nội thất phòng ngủ 25.9%

Trang 
22
Đồ trang trí 0.6%
Thủ công mỹ nghệ 1.6%
Nội thất nhà bếp 3.7%
Ghế 14.8%
Dăm 8.3%
Gỗ, ván 9.1%
Nội thất văn phòng 6.2%
Loại khác 5,5%

Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trong tháng 7/07, qua bảng trên cho thấy đồ nội thất
dùng trong phòng ngủ vẫn là nhóm mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất với 47,55 triệu
USD, chiếm 25,9% tổng kim ngạch. Đồ nội thất phòng ngủ xuất khẩu gồm có giường,
bộ phận giường, tủ áo, bàn, tủ trang điểm…tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng
khách, phòng ăn, đạt kim ngạch 44,6 triệu USD, chiếm 24,3% tỷ trọng; ghế đạt 27,22
triệu USD, chiếm 14,8%; gỗ ván đạt 16,67 triệu USD, chiếm 9,1%; đồ nội thất dùng
trong văn phòng đạt 11,3 triệu USD, chiếm 6,2%…
Ghế vẫn là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, chiếm đến 25% tổng kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Các sản phẩm ghế xuất khẩu như ghế cao su, ghế gỗ
sồ, ghế living dining milner… Tiếp đến là đồ nội thất phòng ngủ, đạt 46,6 triệu USD
trong tháng 3, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất loại này trong 3 tháng đầu
năm đạt 122,2 triệu USD, tăng 15% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 18,3% tỷ trọng. Đồ
nội thất phòng ngủ như giường, tủ áo, bàn trang điểm… là những sản phẩm có thế
mạnh của ta. Đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn cũng là một sản phẩm
được ưa chuộng như bàn coffee, tủ commot, tủ buffee…đạt kim ngạch 39,8 triệu USD,
nâng tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất loại này 3 tháng đầu năm đạt 112,4 triệu
USD, tăng 19% so cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu
đồ nội thất văn phòng cũng đạt 30,9 triệu USD, tăng 3,4% so cùng kỳ năm ngoái; gỗ,
ván đạt 31 triệu USD, tăng 12%; đồ nội thất nhà bếp đạt 4,6 triệu USD, tăng 9,5%...
Hiện nay Việt Nam có trên 1.800 công ty tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ. Nhưng
những doanh nghiệp đạt kim ngạch cao đều là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài
như công ty Cty TNHH Scancom Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt 41,6 triệu USD;
công ty TNHH Green River Wood & Lumber (Việt Nam) kim ngạch xuất khẩu được
40,8 triệu USD… 20 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt kim ngạch cao nhất
năm 2006 chiếm 26,8% tổng kim ngạch, đạt 510,22 triệu USD.
Một số công ty đã tham gia niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán như công ty CP
hợp tác kinh và XNK Savimex (mã CK là SAV), kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt
15 triệu USD trong năm 2006…

2.5.3 Thị trường xuất khẩu:

Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam với kim
ngạch trong tháng 7/2007 đạt trên 81,6 triệu USD, tăng 25,6% so với tháng 7/06. Tổng
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này 7 tháng đầu năm
đạt 508,3 triệu USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 38,8% tổng kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Các sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường này vẫn là
đồ nội thất dùng trong phòng ngủ như giường gỗ, tủ áo, bàn trang điểm, kệ đầu

Trang 
23
giường… Những năm gần đây, xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội thất của Việt Nam sang
thị trường Mỹ đã gia tăng khá nhanh. Tính chung cả sản phẩm gỗ và nội thất, xuất khẩu
của Việt Nam sang Mỹ đã tăng gấp 56 lần, từ 16 triệu USD (năm 2001) lên 902,5 triệu
USD (năm 2006). Theo một con số thống kê, năm 2001 Việt Nam chỉ mới xuất khẩu vào
Hoa Kỳ một lượng rất nhỏ đồ gỗ, 16,1 triệu USD, chiếm 0,06% tỷ trọng nhập khẩu đồ
gỗ của nước này. Sang năm 2002, con số này nhảy vọt, đạt 44,7 triệu USD, tăng 178%
so với 2001 và vượt qua cả tốc độ tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang Hoa Kỳ 1,84 lần, đạt tỷ trọng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ
của cả nước. Những năm tiếp theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ của Việt
Nam sang Hoa Kỳ tuy vẫn giữ ở mức độ khá cao, song đã có nhiều dấu hiệu thiếu ổn
định. Năm 2003 đạt 116 triệu USD, tăng 160% và đây là mức tăng cao nhất trong số 25
nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu sang Mỹ, tăng gần gấp 6 lần tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam vào Mỹ (98%) và chiếm 20% thị phần đồ gỗ của Việt Nam.Đến
năm 2004, con số này là 388 triệu USD, tăng 235% và là mức tăng kỷ lục do năm đầu
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Hoa Kỳ trở thành nhà nhập
khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam và hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường này
đứng thứ 3 sau dệt may và giày dép. Đến năm 2005, bắt đầu có dấu hiệu đi xuống khi
kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chỉ đạt 697 triệu USD trong số 1,53 tỷ USD kim ngạch
xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam (chiếm 79%). Tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 29% với
902,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Riêng quý I/2007, kim ngạch đạt được 277,7 triệu
USD, tăng được 49% so cùng kỳ. Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào Mỹ tăng
nhanh là do một số nguyên nhân, trong đó yếu tố quan trọng là Hiệp định Thương mại
Việt - Mỹ đã bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam giảm
mạnh, trung bình từ 50 - 55% xuống còn 0 - 3%. Ngoài ra, đối với thị trường Hoa Kỳ, đồ
gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo và có giá khá cạnh
tranh so với một số nước, đứng thứ năm trong số 10 nước xuất khẩu gỗ lớn nhất vào
Hoa Kỳ, sau Trung Quốc, Canada, Mexico và Italia.
Kế đến là Nhật Bản, kim ngạch xuất sang Nhật Bản trong tháng 7 đạt trên 24,66
triệu USD, tăng 23,2% so với tháng 7/06, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ
sang thị trường này 7 tháng đầu năm đạt trên 177,8 triệu USD, tăng 19,7% so với cùng
kỳ năm 2006. Các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất vào Nhật Bản khá đa dạng, bao
gồm đồ gỗ nội thất, đồ gỗ công nghiệp ván sàn, khung tranh, hòm, hộp, đồ gỗ trang
trí… Trong đó đồ gỗ nội thất chiếm tỉ trọng lớn. Trong đó đồ gỗ nội thất chiếm tỉ
trọng lớn (từ 72 – 82% từng năm), đứng thứ 2, sau Trung Quốc XK vào Nhật Bản. Dự
kiến kim ngạch XK đồ gỗ sang Nhật Bản tới năm 2010 là khoảng 700 triệu USD, tốc
độ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Trong đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550
triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm. Đồ gỗ Việt Nam XK sang Nhật Bản
từ năm 2004 – 2006 đạt tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2004: đạt 180 triệu USD; năm
2005: 240 triệu USD; năm 2006: 286 triệu USD.

Trang 
24
Đứng thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản là thị trường Anh, với kim ngạch xuất khẩu trong
tháng 7 đạt 12,46 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Anh 7 tháng đầu năm đạt 120,6 triệu USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường
Anh trong tháng 2 đạt trên 12,7 triệu USD, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2006, nâng
tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của ta vào thị trường này 2 tháng đầu năm đạt
32,6 triệu USD, tăng 37% so cùng kỳ năm ngoái. Về cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu vào
thị trường Anh: xuất khẩu ghế và các bộ phận của ghế chiếm tỷ trọng cao nhất với
kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 11 triệu USD, chiếm 33,7% (trong tổng kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tới thị trường này). Trong đó kim ngạch xuất khẩu ghế
nguyên chiếc chiếm 58%. Đơn giá trung bình của mặt hàng ghế nguyên chiếc xuất khẩu
vào thị trường Anh trong tháng 2 đạt 25,9 USD/chiếc - FOB, giảm 5,83 USD/chiếc so
với tháng 1. Tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, đạt kim ngạch
trên 10,5 triệu USD trong 2 tháng đầu năm và chiếm 32,2% tỷ trọng. Kim ngạch xuất
khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn trong quý I đạt khoảng 12,6 triệu
USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng
trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường Anh 2 tháng đầu năm cũng đạt khá, gần 5
triệu USD, chiếm 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Đơn giá trung bình
của mặt hàng giường nguyên chiếc xuất khẩu vào thị trường Anh trong tháng 2 đạt
78,71 USD/chiếc – FOB, tăng 11,26 USD/chiếc.
Trung Quốc, vươn lên đứng thứ 4 với kim ngạch tăng trưởng vượt bậc đạt trên 16
triệu USD trong tháng 7, tăng 60,6% so với tháng 7/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường này 7 tháng đầu năm đạt 88,8 triệu USD, tăng 127% so với cùng kỳ năm 2006.
Tuy nhiên, sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ, ván nguyên liệu,
dăm gỗ và đồ gỗ mỹ nghệ.
Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang một số thị trường khác cũng khá tiềm năng
như kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2007 đạt 48,6
triệu USD, tăng 24,3%; Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc trong năm 2006
đạt 65,7 triệu USD, tăng 32,2% (tăng 16 triệu USD) so với năm 2005. Các mặt hàng
xuất khẩu chính: Đồ nội thất phòng khách (trong đó chủ yếu là bàn ghế và tủ); Ghế;
Đồ nội thất và đồ dùng trong nhà bếp; Gỗ nguyên liệu; Đồ nội thất phòng ngủ (giường;
bàn ghế; kệ).
Canada: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong năm 2006 đạt 33,5 triệu
USD; tăng 90,2% (tăng 15,9 triệu USD) so với năm 2005. Các mặt hàng chính: Đồ nội
thất phòng khách (bàn ghế, tủ); Đồ nội thất phòng ngủ (giường; tủ; bàn trang điểm);

Trang 
25
Ghế; Đồ nội thất văn phòng (bàn ghế, tủ)… ; 7 tháng đầu năm 2007 đạt 23,2 triệu
USD, tăng 36,1%…Đây là một thị trường tiềm năng đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu
của Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ các loại của thị trường này
từ năm 2000 đến nay liên tục tăng mạnh. Năm 2007, tiêu dùng đồ nội thất của Canada
được dự báo tiếp tục tăng trưởng và nhập khẩu đồ nội thất của nước này sẽ tiếp tục
tăng. Thị phần nhập khẩu đồ nội thất của Canada từ Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng
3% kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất của nước này. Nền kinh tế Canada tăng trưởng
khả quan hơn kinh tế Mỹ, với mức tăng 2,9 trong năm 2005 và tăng trưởng ổn định đến
năm 2007. Ngành xây dựng của nước này ước tăng 3,6% năm 2006. Nhu cầu về tiêu thụ
đồ nội thất của nước này tăng trưởng khá ổn định.
Ôxtrâylia: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Ôxtrâylia trong năm 2006 đạt 54,5
triệu USD, tăng 30,1% (tăng 12,1 triệu USD) so với năm 2005. Các mặt hàng xuất khẩu
chính: Đồ nội thất phòng khách (tủ, bàn ghế, kệ TV); Đồ nội thất phòng ngủ (giường,
tủ, bàn ghế); ghế… Ôxtrâylia là một nước có môi trường kinh tế và chính trị khá ổn
định, chính sách thương mại minh bạch. Hơn nữa, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của
thị trường này khá cao, trong khi thị phần sản phẩm gỗ của ta tại thị trường này còn nhỏ
bé. Với tất cả những thuận lợi trên thì đây vẫn còn là thị trường rất tiềm năng và năm
2006, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Ôxtrâylia sẽ tiếp tục tăng.
Kim ngạch xuất khẩu sang Đức 7 tháng đầu năm 2007 đạt trên 47,84 triệu USD,
tăng 22,1%

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2006

Năm 2006 Năm 2005 2006 so với 2005


Thị trường
(USD) (USD) (USD) (%)
Mỹ 744.083.385 566.968.429 177.114.956 31,2%

Nhật Bản 286.799.143 240.873.378 45.925.765 19,1%

Anh 135.686.710 114.928.625 20.758.085 18,1%

Trung Quốc 94.067.697 60.341.237 33.726.460 55,9%

Pháp 83.854.795 74.202.159 9.652.636 13,0%

Đức 69.973.469 75.311.341 -5.337.872 -7,1%

Hàn Quốc 65.718.820 49.678.170 16.040.650 32,3%

Ôxtrâylia 54.473.083 41.865.008 12.608.075 30,1%

Đài Loan 50.306.111 40.627.003 9.679.108 23,8%

Hà Lan 45.660.037 45.443.004 217.033 0,5%

Trang 
26
Canada 33.474.367 17.597.598 15.876.769 90,2%

Bỉ 29.184.297 24.905.053 4.279.244 17,2%

Tây Ban Nha 28.012.019 33.732.510 -5.720.491 -17,0%

Italia 23.269.791 21.902.078 1.367.713 6,2%

Đan Mạch 19.401.660 16.324.924 3.076.736 18,8%

Thụy Điển 18.801.771 15.296.538 3.505.233 22,9%

2.5.4 Thuận lợi và khó khăn:

2.5.4.1 Thuận lợi:

- Sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam
được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm
hàng hoá vào thị trường các nước. Chi phí giảm là một trong những yếu tố quyết định
hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Cơ hội
vàng đã đến với ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Vấn đề còn lại là làm thế nào để
khai thác tối đa lợi thế đó.
- Từ 1/5/2004, Mỹ đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng đồ gỗ của
Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chín của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đây là điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp (DN) sản xuất chế biến đồ gỗ Việt Nam tăng cường
xuất khẩu vào Mỹ. Trong khi đó, thị trường EU với đồ gỗ Việt Nam ngày một mở rộng,
các quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng tạo ra một sân chơi mới và
rộng lớn cho đồ gỗ Việt Nam.
- Hiện nay, hàng đồ gỗ giá rẻ của Trung Quốc chiếm thị phần khá lớn tại thị trường
Nhật Bản. Và theo nhận định của các chuyên gia Nhật Bản thì chỉ có hàng của Việt
Nam mới có thể cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc. Việt Nam có lợi thế vì có
lao động giỏi và rẻ. Hàng Việt Nam có những điểm mạnh và cơ hội khác để vào thị
trường Nhật Bản với thuế suất 0% là ngày càng có nhiều người Nhật có "cảm tình" với
hàng Việt Nam. Chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật tương đương với chi phí
vận chuyển bên trong nước Nhật dù rằng đoạn đường vận chuyển bên trong ngắn hơn.
Những cơ hội này có thể giúp tạo được mối quan hệ lâu dài cho hàng Việt Nam trên thị
trường Nhật.
- Các chính sách về đầu tư ngành gỗ của Đảng và Nhà Nước rất rõ ràng, công minh,
phù hợp đối với nền kinh tế nói chung và nói riêng là đối với các doanh nghiệp đầu tư
vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, luôn kêu gọi và luôn khuyến khích, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.
- Việt Nam rất ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng: đây là điểm rất thuận lợi,
các doanh nghiệp an tâm đầu tư và mở rộng đầu tư các ngành kinh tế tại nước nhà.

Trang 
27
- Từ xưa, tay nghề của từng nhóm thợ mộc và chạm khắc tự truyền dạy cho nhau đã
đạt tới mức rất điêu luyện thể hiện qua những tác phẩm mộc, điêu khắc trong các đình
chùa. Ngày nay những sản phẩm chế biến gỗ của chúng ta cũng ngày càng tinh xảo, tinh
tế, hồn Việt trong những sản phẩm đồ gỗ chất lượng cao sản xuất tại Việt Nam đã
thuyết phục cả những thị trường khóa tính trên thế giới.
- Đang có xu hướng hình thành các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô trên turng
bình với trình độ quản lý, thiết bị, tay nghề công nhân, được khách hàng đặc biệt chú ý.
- guồn nhân lực Việt Nam ta dồi dào, phong phú. Nguồn tri thức của người lao động
Việt Nam đủ sức và thừa sức để tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ cao cấp, quy
trình kỹ thuật tiên tiến của sự phát triển tri thức tòan cầu.

2.5.4.2 Khó khăn:

- Thị phần đồ gỗ Việt Nam trong danh mục thị phần đồ gỗ nhập khẩu (NK) của
nước ngoài còn quá nhỏ bé. Chúng ta có những thị trường xuất khẩu tiềm năng nhưng
chúng ta chưa khai thác hết. Việt Nam có đội ngũ thợ cần cù, sáng tạo và tài hoa, nhưng
giá nhân công rẻ, chưa thoả đáng, nên chưa phát huy được tối ưu tiềm năng con người
trong quá trình sản xuất. Đã bắt đầu xảy ra tình trạng, một số nghệ nhân tay nghề cao
“nhảy” từ các DN trong nước các DN sản xuất đồ gỗ nước ngoài ở Việt Nam
- Từ khi bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá cao, một số DN sản xuất chế biến
gỗ Trung Quốc bắt đầu đầu tư ồ ạt sang sản xuất tại Việt Nam để tránh hàng rào
thuế nhập khẩu cao của Mỹ. Điều này khiến cho các DN sản xuất đồ gỗ Việt Nam có
thêm những đối thủ ngay cùng một sân chơi… Các nhà sản xuất đồ gỗ Trung Quốc sẽ
sản xuất tại Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ và cạnh tranh gay gắt với đồ gỗ Việt
Nam tại đây. Nhưng có lẽ, điều lo ngại hơn cả là các DN Trung Quốc rất biết tận dụng
nhân công Việt Nam, biết cách khai thác bàn tay tài hoa của những người thợ. Và đặc
biệt, họ có những quy trình công nghệ sản xuất hiện đại hơn các DN Việt Nam rất
nhiều.
- Giá nguyên liệu gỗ. Nguyên liệu gỗ trong nước đang không đủ đáp ứng cho nhu
cầu chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Tài nguyên gỗ đã bị cạn kiệt do khai thác
bừa bãi nên ta phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu. Hiện giá nguyên vật liệu gỗ đang tăng
do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái… Nhiều nước như Lào, Myanmar,
Indonesia - vốn là bạn hàng cung cấp gỗ nguyên liệu chủ yếu cho ta – nay đã ra lệnh
cấm xuất khẩu gỗ thô. Ta phải nhập gỗ đã qua sơ chế, nên giá thành đắt. Hơn nữa, chi
phí cho cước vận chuyển cũng không nhỏ, do giá dầu mỏ và nhiên liệu thế giới tăng.
Ước tính, trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ 20-22%. Điều
này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các DN.
- Việt Nam chưa có tiếng nói chung về sự phát triển của thị trường, hầu như việc
phát triển thị trường là tự phát từ hướng các doanh nghiệp, doanh nghiệp tự lực, tự
cường trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường và tự dò tìm các phương
hướng phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất mà không có bất kỳ sự tập trung chỉ đạo,
hướng dẫn những đường lối sáng suốt và kịp thời từ phía Chính Phủ, từ Hiệp hội ngành
gỗ.
- Ngành chế biến gỗ của Việt Nam còn mang tính đầu tư và sản xuất nhỏ, sản xuất
mang tính thủ công, tính cách gia đình, việc tích lũy vốn, để đầu tư thiết bị máy móc
hiện đại của các nước tiên tiến không được chú trọng. Các nhà sản xuất nhỏ là tác nhân

Trang 
28
gây nên sự mất cân đối về giá cả xuất khẩu. Do sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất chủ
yếu là chi phí công lao động thấp, không phải chịu những khoản thuế, các chi phí đónng
BHXH, BHYT và các chế độ khác cho người lao động, giá thành cấu thành cho sản
phẩm xuất khẩu thấp, vì vậy họ đưa ra giá chào bán sản phẩm xuất khẩu thấp, tạo nên
sự mất cân đối về hệ thống giá cả xuất khẩu trong nước và từ giá cả này mà khách
hàng áp đặt giá và gây áp lực đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất lớn. Và đẩ có
thể nhận được đơn hàng từ khách hàng, các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận sản
xuất với giá thấp, ít lợi nhuận và có lúc không có lợi nhuận, và điều này kéo theo hàng
loạt doanh nghiệp lớn phá sản , đóng cửa.
- Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến gỗ, họ không có bất kỳ
sự tư vấn, tham mưu nào của các công ty tư vấn, các Hiệp hội ngành gỗ, hoặc các cơ
quan hữu quan, dẫn đến việc mất phương hướng mở rộng đầu tư, đi sau các nước bạn
về đầu tư công nghệ, máy móc, và hiển nhiên thua kém nước bạn về chiếm thị phần
trên thương trường quốc tế.
- Các doanh nghiệp mới muốn xâm nhập, đầu tư vào ngành sản xuất gỗ, cũng không
có bất kỳ sự tư vấn, hướng dẫn nào về các kế hoạch, dự án đầu tư máy móc, thiết bị,
công nghệ mới của thế giới, họ bị động và dẫn đến nhiều doanh nghiệp tự đầu tư và
đầu tư sai, không mang lại hiệu quả trong sản xuất, vì thực tế do các thiết bị, máy móc,
công nghệ đầu tư không phù hợp với sự phát triển ngành chế biến gỗ toàn cầu.
- Sự bất ổn về nguồn nhập khẩu nguyên liệu gỗ, phục vụ cho sản xuất do ảnh
hưởng đến cách chính sách của các nước xuất khẩu cho chúng ta.. Hơn 80% nguyên
liệu gỗ phục vụ cho ngành xản xuất chế biến gỗ đều phải nhập khẩu, và đa số nhập
khẩu từ Malaysia, Indonesia, đây là những nước thường xuyên thay đổi về chính sách
xuất khẩu gỗ, lúc cho xuất khẩu, lúc lại cấm không cho xuất khẩu gỗ, yếu tố này hết
sức khó khăn, bị động cho các doanh nghiệp, gây sự bị động trầm trọng trong sự phát
triển ngành chế biến gỗ.
- Việt Nam chưa có các cảng gỗ, chợ gỗ, các nhà máy chuyên xẻ gỗ, cung cấp cho
các nhà máy chế biến, chưa có trung tâm nguyên phụ liệu cung ứng các sản phẩm gỗ để
các nhà sản xuất yên tâm làm ăn.
- Ở một số địa phương thủ tục hải quan còn chậm và kéo dài từ khai báo, kiểm hóa
đến chứng nhận thực xuất, hoàn thuế giá trị gia tăng, vừa làm tăng chi phí, thậm chí làm
đổ vỡ kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, thâm hụt vốn kinh doanh. Thủ tục đóng
dấu búa vào gỗ nhập khẩu cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc
nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

2.6 HÀNG ĐIỆN TỬ, LINH KIỆN MÁY TÍNH:

2.6.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử - máy tính qua các năm

(ĐVT: Triệu USD)

Trang 
29
Trong tháng đầu tiên của năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu các thiết bị tin học
đã đạt 250,2 triệu USD, tăng 35,2% so với tháng 1/2006. Trong đó, xuất khẩu trong
tháng 1/2007 đạt 110,3 triệu USD; nhập khẩu đạt 139,9 triệu USD. Các mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu là mặt hàng máy in (58,3 triệu USD chiếm 53% kim ngạch xuất khẩu) và
chủ yếu là từ các khu công nghiệp xuất sản phẩn ra nước ngoài; bảng mạch các loại
(44,3 triệu USD chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu). Máy in chủ yếu xuất khẩu đi
Mỹ: 17,4 triệu USD; Hà Lan: 9,8 triệu USD; Singapore: 7,3 triệu USD; Phần Lan: 2,7
triệu USD; Canada: 2,6 triệu USD. Bảng mạch chủ yếu sang Thái Lan: 28,3 triệu USD;
Philippin: 12,2 triệu USD và Nhật Bản 3,4 triệu USD
Tháng 2/2007, máy in, bảng mạch, ti vi... vẫn là những mặt hàng chủ lực có kim
ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm 2006, trong đó máy in có kim ngạch xuất
khẩu cao nhất đạt hơn 102 triệu USD, chiếm 37,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của 2
tháng đầu năm 2007. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 2/2007
chỉ đạt hơn 120 triệu USD, giảm 28,5% so với tháng 1/2007.
Theo số liệu thống kê tháng 2/2007, lượng máy in xuất khẩu đạt khoảng 835,661
chiếc với kim ngạch đạt trên 45,07 triệu USD, là mặt hàng điện tử có kim ngạch xuất
khẩu cao nhất trong tháng 2/2007. Trong đó máy in phun các loại xuất được 409.940
chiếc đạt trên 20 triệu USD, máy in Canon xuất được 320.259 chiếc, đạt 16,8 triệu
USD. Thị trường xuất khẩu máy in nhiều nhất trong tháng vẫn là Mỹ với tổng trị giá lên
tới 12,4 triệu USD, chủ yếu vẫn là máy in Canon và máy in phun các loại. Kim ngạch
xuất khẩu của máy in phun sang thị trường Mỹ đạt trên 7,1 triệu USD; trong đó đơn giá
trung bình của máy in phun Canon là 44,28 USD/chiếc (FOB), máy in phun loại khác là
55,65 USD/chiếc (FOB).
Trong tháng 2/2007, lượng máy in Canon xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt gần 86
nghìn chiếc, kim ngạch đạt gần 4 triệu USD; đơn giá trung bình là 46,6 USD/chiếc
(FOB), giảm nhẹ so với tháng 1/2007. Kim ngạch xuất khẩu máy in sang thị trường
Singapore đạt hơn 4,9 triệu USD với 95,196 chiếc. Hầu hết các lô hàng máy in xuất
khẩu sang thị trường này đều qua cảng Hải Phòng, đơn giá trung bình cho sản phẩm
máy in Canon là 42,43 USD/chiếc(FOB), máy in laze P1089 là 67,02 USD/chiếc(FOB).
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hà Lan và Trung Quốc trong tháng này cũng giảm
so với tháng 1/2007, tuy vậy kim ngạch của Hà Lan vẫn đạt 4,5 triệu USD và Trung
Quốc đạt 3,8 triệu USD.
Cùng với máy in, bảng mạch cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu bảng mạch đạt 35,5 triệu USD; giảm 25,8% so với tháng 1/2007.
Thái Lan là thị trường lớn nhất với kim ngạch đạt 21,16 triệu USD, giảm 33,7% so với
tháng 1/2007; tiếp theo là thị trường Philippin đạt 10,9 triệu USD, giảm 16,3% so với
tháng 1/2007. Đặc biệt trong tháng này, bảng mạch đã xuất khẩu sang thị trường Trung

Trang 
30
Phi, kim ngạch mới đạt trên 6,1 nghìn USD, nhưng đây là một dấu hiệu khả quan trong
việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng điện tử - máy tính của nước ta.

2.6.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

Cơ cấu hàng xuất khẩu tháng 1/2007

Về mặt hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng là máy in và bảng mạch các
loại. Kim ngạch xuất khẩu của máy in đạt 58,3 triệu USD, chiếm 53% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Trong đó, máy in xuất khẩu sang Mỹ đạt 17,4 triệu USD; Hà Lan đạt 9,8
triệu USD; Singapore đạt 7,3 triệu USD;... Đứng thứ hai là kim ngạch xuất khẩu của
bảng mạch, đạt 44,3 triệu USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường
xuất khẩu chủ yếu là Thái Lan đạt 28,3 triệu USD; Philippin đạt 12,2 triệu USD và
Nhật Bản đạt 3,4 triệu USD.
Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tháng 7 năm 2007:

Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2007 đạt 126,6 triệu USD tăng 8,9% so với tháng
6/2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 801 triệu USD. Tỷ trọng 3 mặt
hàng xuất khẩu lớn nhất (máy in, bảng mạch và linh kiện vi tính) trong tháng chiếm
đến 97% tổng kim ngạch xuất khẩu các thiết bị tin học xuất khẩu cả nước.
Mục tiêu đến năm 2010 ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ đạt doanh số
khoảng 4-6 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 3-5 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 2-
30%/năm.
Đồng thời, ngành công nghiệp điện tử cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ tạo khoảng
300.000 việc làm.
Ngoài ra, cơ cấu của ngành này cũng được thay đổi cho phù hợp với sở trường của
Việt Nam và thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hội nhập sâu rộng.

Trang 
31
Theo đó, sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử
chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho
các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo
lường, tự động hóa.

2.6.3 Thị trường xuất khẩu:

Thị trường xuất khẩu gồm trên 30 thị trường xuất khẩu; trong đó, 10 thị trường có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất bằng khoảng 86,6% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Thái Lan vẫn là thị trường lớn nhất về xuất khẩu với kim ngạch trong tháng đạt 29,6
triệu USD và đã chiếm 26,8% kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang
thị trường này là bảng mạch các loại (28,3 triệu USD) và linh kiện vi tính (1,3 triệu
USD). Tháng 7/2007 kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan đạt 32,2 triệu USD, tăng
17,1% so với tháng trước và đã chiếm 25,5% kim ngạch xuất khẩu thiết bị tin học trong
tháng sang tất cả các thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này từ đầu
năm đến hết tháng 7 đạt 178,5 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường
Thái Lan là bảng mạch các loại (28,2 triệu USD) và linh kiện vi tính (3,8 triệu USD).
Thị trường Mỹ luôn đứng thứ 2 về thị trường xuất khẩu; trong tháng 1 xuất khẩu
sang thị trường này đạt 18 triệu USD chiếm 16,3% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu
chủ yếu sang thị trường này là mặt hàng máy in (17,4 triệu USD). Xuất khẩu trong
tháng 7/2007 sang Mỹ đạt 16,8 triệu USD, tăng 34,4% so với tháng trước nâng tổng kim
ngạch xuất khẩu thiết bị tin học sang thị trường này 7 tháng đầu năm đạt 116,5 triệu
USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là máy in (15,1 triệu USD) và đã
chiếm 89,9% kim ngạch.
Sau Nhật Bản, hàn Quốc là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dây, cáp điện từ Việt
Nam lớn thứ hai. Tuy nhiên, tổng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỉ trọng rất nhỏ,
năm 2001 đạt 5,3 triệu USD, bằng 3,3% tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm cùng loại của
Nhật Bản từ thị trường Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện của Việt Nam
sang Hàn Quốc lại giảm liên tục trong giai đoạn 2001-2006, trong khi tổng kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam liên tục tăng mạnh trong giai đoạn này. Năm
2001, tổng kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện của Việt Nam là 154 triệu USD, trong
đó, xuất sang Hàn Quốc đạt 4,3 triệu USD, chiếm 2,8%, năm 2003 các con số tương
ứng là 263,1 triệu USD, 3,7 triệu USD; 1,4%; năm 2005 là 523 triệu USD; 2,125 triệu
USD; 0,41%, năm 2006 là 744,8 triệu USD, 8,63 triệu USD; 1,12%. Sáu tháng đầu năm
2007, kim ngạch xuất khẩu dây cáp và cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng
mức kỷ lục so cùng kỳ năm 2006 với 931% (kim ngạch 6 tháng đầu năm 2007 đạt 17,7
triệu USD, trong khi đó mức cùng kỳ năm 2006 là 1,9 triệu USD). Điều này cho thấy,
mặc dù kim ngạch xuất khẩu dây cáp và cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn
còn thấp nhưng lại đạt mức tăng trưởng quá cao, đây sẽ là đà phát triển trong thời gian
tới.
Thị trường Hà Lan: trong tháng 7/2007, xuất khẩu tới Hà Lan đạt 18,6 triệu USD,
tăng 10,7% so với tháng trước và đã chiếm 14,7% kim ngạch xuất khẩu thiết bị tin học
trong tháng sang tất cả các thị trường. Mặt hàng chủ yếu xuất sang thị trường này là
máy in (18,1 triệu USD) và đã chiếm 97,3% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Trang 
32
Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 26,03 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng 12/2006;
sang thị trường Trung Quốc tăng 27,3%. Một số sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc là loa, máy in, linh kiện sản xuất loa...
Bên cạnh đó cũng có một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như
Singapore tăng 30,01%, Hồng Kông tăng 34,5%, Australia tăng 38,4%....
Biểu đồ : Thị trường xuất khẩu tháng 7 năm 2007:

2.6.4 Thuận lợi và khó khăn:

2.6.4.1 Thuận lợi:

Gia nhập WTO, công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm, thâm nhập thị trường thế giới. Dự báo, đến năm 2010,
xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm của Việt
Nam đạt từ 3-5 tỷ USD.
2.6.4.2 Khó khăn:

- Khi chính thức là thành viên của WTO, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm
công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm cùng
loại nhập khẩu giá rẻ, chủ yếu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc. Khi
gia nhập WTO, Việt Nam phải cắt, giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp,
trong đó có máy tính, các thiết bị kỹ thuật số và các loại linh kiện điện tử. Ngoài ra, các
rào cản phi thuế quan khác đối với các nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được gỡ bỏ (bao
gồm cả dịch vụ sản xuất phần mềm). Bên cạnh đó, khi là thành viên của WTO, Việt
Nam cũng sẽ tham gia Hiệp ước Công nghệ thông tin. Những nội dung cam kết cơ bản
của Việt Nam khi tham gia hiệp ước là sẽ giảm mức thuế này theo lộ trình cắt giảm
xuống 0% đối với 330 sản phẩm công nghệ thông tin, trong vòng 5 năm đối với các sản
phẩm phần cứng, thiết bị ngoại vi, linh phụ kiện điện tử và 7 năm đối với các sản
phẩm như điện thoại, cáp viễn thông (trừ cáp biển). Gia nhập WTO, hàng rào bảo hộ
của Nhà nước đối với công nghệ điện tử (CNĐT) sẽ phải gỡ bỏ, trong khi các nước
trong khu vực CNĐT của họ phần lớn mạnh hơn ta. Chúng ta vừa may và không may là
nằm giữa trung tâm CNĐT thế giới. Thế giới người ta gọi vòng cung Đông Á là vòng
cung công nghệ điện tử chiếm khoảng 2/3 sản lượng CNĐT toàn cầu. Trong khi đó
CNĐT các nước trong khu vực người ta đều đi trước ta, Việt Nam là chỗ trũng nhất,

Trang 
33
nếu như một “cái ao” mà bỏ đi các hàng rào, thì có chỗ trũng là bị thách thức nhiều nhất.
Đây là một thách thức rất lớn đối với CNĐT Việt Nam.
- Doanh nghiệp điện tử Việt Nam tuy đã phát triển về số lượng (khoảng 200 DN),
nhưng phần lớn là các DN nhỏ, ít vốn, công nghệ sản xuất chưa cao.Trong khi đó, các
công ty đa quốc gia đã thống trị toàn cầu từ chuyên môn, công nghệ, đến thiết lập mạng
lưới sản xuất và phân phối, khống chế thị trường toàn cầu. Một số DN Việt Nam tìm
được đối tác để gia công hàng XK nhưng lại không đủ vốn và công nghệ để sản xuất
nên đành phải chuyển giao sang cho DN có vốn đầu tư nước ngoài. Một nguyên nhân
nữa khiến năng lực cạnh tranh của hàng điện tử Việt Nam bị yếu: Trong khi ngành công
nghiệp sản xuất linh kiện còn chưa phát triển thì thuế nhập khẩu linh kiện để sản xuất
của ta lại quá cao. Vì thế, hàng Việt Nam cạnh tranh về giá ở thị trường trong nước còn
khó, chưa nói gì đến cạnh tranh ở nước ngoài.

2.7 GẠO:

2.7.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Gạo là sản phẩm chủ yếu của nền nông nghiệp Việt Nam. Không phải chỉ vài năm
gần đây nước ta mới có gạo xuất khẩu, mà thực tế gạo Việt Nam đã có mặt trên thị
trường thế giới hàng trăm năm nay. Ngay từ năm 1880, các tỉnh Nam Bộ đã xuất khẩu
284.000 tấn gạo, năm 1884 Bắc Bộ xuất 5.376 tấn. Trong thời kỳ từ năm 1926 đến năm
1936 Việt Nam đã xuất 8,2 triệu tấn gạo. Năm 1960 các tỉnh miền Nam xuất 340.000
tấn. Nhưng thời gian sau đó, chiến tranh liên miên, dân số phát triển quá nhanh, đất canh
tác lại hạn chế, nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thoả đáng đối với nông
nghiệp, cho nên Việt Nam trong nhiều năm liên tục phải nhập khẩu gạo từ năm 1976
đến năm 1988. Từ năm 1989 nhờ có chính sách lương thực đúng đắn mà tình hình sản
xuất và thương mại về lương thực, thực phẩm có sự thay đổi lớn. Từ chỗ phải nhập
khẩu lương thực chúng ta chuyển sang xuất khẩu gạo.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 1997 – 8/2007

Năm Số lượng (nghìn Kim ngạch (triệu


tấn) USD)
1997 3.575 899
1998 3.730 1.024
1999 4.550 1.035
2000 3.476 667
2001 3.550 588
2002 3.241 726
2003 3.892 721
2004 4.055 941
2005 5.202 1.150
2006 4.647 1.270
8 tháng đầu 2007 3.592 1.154
(Nguồn: Agro.info)

Trang 
34
Từ năm 2001, nhà nước bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo và không qui định đầu mối
xuất khẩu gạo. Cơ chế mới này tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi mang tính bình
đẳng giúp cho hoạt động xuất khẩu gạo tăng trưởng ổn định. Năm 2005, xuất khẩu gạo
của Việt Nam tăng kỷ lục cả về khối lượng lẫn kim ngạch. Năm 2006, xuất khẩu gạo
cả nước chỉ đạt khoảng 4,7 triệu tấn gạo đạt kim ngạch gần 1,3 tỷ USD, không đạt chỉ
tiêu 5 triệu tấn đề ra. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây mất mùa ở phía Nam
khiến Chính phủ phải tạm ngưng xuất khẩu trong tháng cuối năm. Mặc dù chỉ mới được
xuất khẩu gạo trở lại từ tháng 2 năm nay nhưng các doanh nghiệp đã nhanh chóng ký kết
được các hợp đồng xuất khẩu hơn 3 triệu tấn gạo (chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm nay từ 4 - 4,5
triệu tấn) với mức giá cao nhất trong nhiều năm nay. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 4,7
triệu tấn gạo đem về gần 1,3 tỉ USD thì 8 tháng đầu năm 2007 tuy mới xuất khẩu 3,6 triệu
tấn gạo nhưng đã đem về 1,15 tỉ USD. Điều này cho thấy đây là năm mà giá gạo xuất khẩu
đạt mức cao.
Về xu hướng, giá gạo trong nước cũng như thế giới vẫn tiếp tục tăng lên bởi hàng
loạt các lý do: Thứ nhất là do diện tích trồng lúa ở VN đang bị thu hẹp lại bởi tốc độ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá... Thứ hai là hiệu quả của việc trồng lúa
không cao, nên người nông dân bỏ canh tác, việc này đã diễn ra ở các vùng đồng bằng
các tỉnh phía bắc. Thứ ba là tỉ lệ tăng dân số hàng năm của mỗi quốc gia đều đang cần
nguồn lương thực, trong lúc nguồn cung không tăng. Thứ tư là yếu tố thiên tai, bão lụt
thất thường, nhất là trong tình trạng khí hậu toàn cầu đang nóng lên như hiện nay đã
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động gieo trồng lương thực và tác động lớn đến giá lương
thực. Và vấn đề thứ năm là điều rất mới, đó là trên thế giới bắt đầu xuất hiện công
nghệ chế biến cồn từ ngô (bắp) và sắn (khoai mì) để làm nhiên liệu dùng cho động cơ.
Việc sử dụng công nghệ khoa học này dùng một lượng sắn, ngô rất lớn sẽ ảnh hưởng
đến tình hình lương thực toàn cầu. Dự báo có thể ngay trong năm tới, giá sắn lát và ngô
sẽ tăng khoảng trên 100%.

2.7.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

Gạo 5% tấm, 25% tấm, 15% tấm… tiếp tục là những chủng loại xuất khẩu nhiều
nhất của nước ta trong năm 2006. So với năm 2005, xuất khẩu gạo 5% tấm và 15% tấm
tăng lần lượt về lượng là 13,10% và 5,91%; về trị giá là 17,12% và 4,85%; chủ yếu xuất
sang các thị trường Malaysia, Angola, Bờ Biển Ngà, Cuba, Indonexia, Philipine. Ngược
lại, xuất khẩu gạo 25% đã giảm 9,50% về lượng và giảm 5,89% về trị giá so với năm
2005.
Trong năm 2006, bên cạnh việc xuất khẩu một số chủng loại như gạo tám, gạo 35%
tấm, gạo thơm 100% tấm… có mức tăng trưởng khá cao, thì xuất khẩu các loại như
gạo giống Nhật 5% tấm, gạo lứt, gạo 10% tấm lại giảm so năm 2005.

Chủng loại gạo xuất khẩu trong năm 2006

Chủng loại Năm 2006 So với năm 2005


Lượng Trị giá Lượng Trị giá
(tấn) (USD) (%) (%)
Gạo 5% tấm 1.567.53 410.989.01 13,10 17,12
5 3

Trang 
35
Gạo 25% 1.322.83 369.360.84 -9,50 -5,89
tấm 3 9
Gạo 15% 1.314.06 363.537.28 5,91 4,85
tấm 1 9
Gạo 100% 75.696 15.826.093 -58,52 -58,46
tấm
Gạo 10% 68.688 19.005.308 -65,65 -67,13
tấm
Gạo 20% 66.401 17.796.727 36,71 50,03
tấm
Gạo nếp 65.250 25.696.103 8,94 63,62
10% tấm
Gạo thơm 38.481 12.474.986 -9,92 -4,65
5% tấm
Gạo tám 17.897 3.740.888 2.104,0 1.695,96
4
Gạo 35% 8.789 2.083.548 796,84 781,89
tấm
Gạo nếp 5% 4.633 1.792.657 -40,64 -19,96
tấm
Gạo nếp 3.902 1.368.983 -24,30 5,83
15% tấm
Gạo 2% tấm 3.779 1.214.619 48,14 60,28
Gạo thơm 1.892 645.525 89,20 122,59
2% tấm
Gạo giống 1.431 901.728 -92,39 54,77
Nhật 5% tấm
Gạo nếp 1.290 490.700 -19,47 32,95
100% tấm
Gạo thơm 1.124 302.130 732,59 768,94
100% tấm
Gạo lứt 631 233.833 -88,58 -84,58
Gạo 3% tấm 221 60.680 215,71 149,71
(Nguồn: Agro.info)

2.7.3 Thị trường xuất khẩu:

Philippine, Malaysia, Cuba, Indonexia và Bờ Biển Ngà lần lượt là năm thị trường
nhập khẩu gạo lớn nhất trong năm 2006 của nước ta. Riêng xuất khẩu tới Philippin đã
đạt hơn 1,5 triệu tấn, gần bằng 1/3 trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, và
cao hơn hẳn (gấp 3 lần) so với khối lượng xuất khẩu tới thị trường lớn tiếp theo là
Malaixia. Tuy nhiên, giá xuất khẩu tới Philippin trong năm qua không được cao, trong
khi khối lượng xuất khẩu tăng 15% so với năm 2005 thì kim ngạch thu được lại giảm
hơn 7%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Indonexia đạt mức tăng trưởng cao, tăng tới
245,8% về lượng và tăng tới 283,1% về trị giá so năm 2005. Ngược lại, xuất khẩu sang
Bờ Biển Ngà lại giảm 35,3% về lượng và giảm 31,7% về trị giá so năm 2005..

Trang 
36
Ngoài ra, xuất khẩu gạo của ta trong năm 2006 sang một số thị trường như Thổ Nhĩ
Kỳ, Irắc, Đài Loan, Georgia, Litva, Mỹ… cũng tăng mạnh. Ngược lại, xuất khẩu sang
Etiôpia, Hà Lan, Xenegan, Modambic… lại giảm khá mạnh so năm 2005.

Thị trường xuất khẩu gạo năm 2006

Thị Năm 2006 So 2005


trường Lượng Trị giá Lượn Trị giá
(tấn) (USD) g (%) (%)
Philippine 1.509.85 429.249.07 14,97 -7,15
4 5
Malaixia 504.622 139.550.79 11,59 19,92
8
Cuba 453.100 131.240.40 6,89 -4,37
2
Inđônêxia 339.830 104.616.91 245,8 283,10
0 1
Bờ Biển 213.550 53.114.867 -35,32 -31,70
Ngà
Angola 181.708 47.547.856 -10,83 -11,30
Nhật Bản 165.222 43.095.581 -16,06 -19,33
Ghana 115.718 28.538.890 63,11 64,33
Nam Phi 104.653 24.907.944 -58,58 -56,56
Singapore 103.151 26.753.028 147,9 154,87
7
Irắc 90.900 25.172.600 1.198 1.338
Tanzania 87.102 22.105.233 6,49 12,11
Cônggô 72.860 18.498.818 19,69 29,75
Kenya 64.683 15.415.608 -17,13 -15,55
Nga 61.639 17.359.426 3,17 14,87
(Nguồn: Agro.info)

Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2007 không đạt chỉ tiêu bởi nhiều mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của VN bị giảm kim ngạch tăng trưởng. Đầu tiên phải kể đến gạo. Trong 6
tháng đầu năm, gạo VN xuất khẩu đã giảm 5% về giá trị, 18% về lượng so với năm
2006. Hầu hết các thị trường chính của gạo VN đều bị giảm mạnh, cụ thể: Nga (giảm
75%), Cuba (giảm 67%), Nam Phi (giảm 58%), Nhật Bản (giảm 52%), Philippines
(giảm 44%), Trung Quốc (giảm 40%). Gây thất vọng không kém là xuất khẩu giày dép,
một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực lâu năm của VN nhưng tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chỉ đạt 11%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra
là 21%.
Nguyên nhân của sự mất "phong độ" này là do các vụ kiện chống bán phá giá khiến
cho thị trường EU, thị trường chính chiếm tới gần 80% trong tổng kim ngạch toàn ngành
giảm xuống chỉ còn khoảng 50 - 60%.

2.7.4 Khó khăn:

Trang 
37
Bên cạnh niềm vui, nhìn vào ngành gạo Việt Nam vẫn còn canh cánh những nỗi lo.
Đó là, tuy Việt Nam xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4, nếu
xét về giá trị xuất khẩu. Việt Nam phải bán gạo rẻ vì hệ thống chế biến và tiếp thị
yếu. Mặt khác, tuy nông dân Việt Nam đã đạt mức kỷ lục về năng suất, sản lượng lúa
và lợi nhuận tính theo ha, song do hầu hết nông dân đều trồng lúa trên diện tích nhỏ nên
không thể thoát nghèo - nếu chỉ trồng lúa. Một nghịch lý đáng chú ý lâu nay là nhiều
doanh nghiệp nước ngoài mua gạo, cà phê, chè, ca cao, tiêu, điều của Việt Nam chế
biến lại bán giá cao gấp nhiều lần.
Một khâu yếu khác, cho đến nay trên thương trường quốc tế chưa có thương hiệu
hoặc nhãn hiệu gạo nổi tiếng đặc trưng cho gạo Việt Nam. Trong khi, các thương hiệu
gạo “hoa nhài – Jasmine”, gạo Basmani đã được gắn liền với các quốc gia sản xuất là
Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan trên thị trường thế giới.
Gạo Việt Nam không được trả giá cao là do “không rặt một thứ, pha trộn tùm lum”.
Một trong những lý do quan trọng là người nông dân không kết nối trực tiếp được với
doanh nghiệp xuất khẩu. Nông dân chủ yếu bán gạo cho thương lái. Mà thương lái lại
không để nguyên hoặc chia từng loại, mua của rất nhiều nơi về trộn lại với nhau rồi
mới bán. Thêm vào đó Việt Nam chưa có những công ty có năng lực lớn thực sự. Chẳng
hạn tầm cỡ như công ty xuất khẩu gạo V ở nước mình, không có nhiều nhà máy, khi ký
hợp đồng thì rải ra thu gom nhiều nơi, gạo không cùng giống, chất lượng không đồng
nhất là vậy.

2.8 CAO SU:

2.8.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Sản lượng cao su xuất khẩu

1.1.
1.2. (Nguồn: thời báo kinh tế Việt Nam)
1.3. Theo số liệu thống kê, lượng cao su xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2007 đạt khoảng
291 ngàn tấn, kim ngạch đạt 547 triệu USD, tổng kim ngạch tăng 6% do giá cao su xuất
khẩu trung bình 6 tháng đầu năm nay cao hơn cùng kỳ này năm 2006 là 6%
Trong tháng 6/2007, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 60 ngàn tấn, kim ngạch đạt
121 triệu USD, so cùng kỳ năm trước lượng co su xuất khẩu tăng 5%, nhưng kim ngạch

Trang 
38
chỉ tăng 3%, nguyên nhân do giá cao su xuất khẩu gần đây giảm so với năm 2006, trên
30 USD/tấn.
Theo dự báo của Hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên, sản lượng cao su thế
giới năm 2007 sẽ tăng 3,08% lên 9,36 triệu tấn. Tổng tiêu thụ cao su tăng 4,7% đạt 22,2
triệu tấn. Mặt khác giá dầu thế giới luôn trong tình trạng bất ổn và trong xu thế tăng
giá. Giá cao su thế giới có thể biến động, khi tăng, khi giảm nhưng nhìn chung luôn
vững ở mức cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tháng 7/2007 Việt Nam xuất
khẩu được khoảng 60 ngàn tấn cao su các loại, đạt kim ngạch trên 123 triệu USD, tăng
12,23% về lượng và tăng 12,27% về trị giá so với tháng trước nhưng lại giảm 8,5% về
lượng và giảm 13,76% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng cao su xuất khẩu 7
tháng đầu năm 2007 đạt khoảng 344 ngàn tấn, kim ngạch đạt 658 triệu USD, giảm 4%
về lượng nhưng kim ngạch đạt xấp xỉ cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cao su Việt Nam dự báo sẽ tăng 7-10%, đạt 750.000-780.000 tấn trong
năm 2007, trong đó 250.000 tấn được nhập khẩu rồi tái xuất, so với 236.000 tấn năm
2006.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, Việt Nam sẽ tăng sản lượng cao su nguyên liệu –
dùng để sản xuất lốp xe và giày dép – lên 700.000 tấn trong vòng 3 năm, so với 540.000
tấn năm 2006, tức là tăng 30% từ nay tới năm 2010.
Trong bối cảnh nhu cầu cao su nguyên liệu tăng trên toàn cầu, miền Trung – Tây
Nguyên có kế hoạch tăng gấp đôi diện tích trồng cao su lên 220.000ha vào năm 2010.
Khu vực này gồm 5 tỉnh, hiện đã có 116.000ha cao su. Việt Nam, có kế hoạch trồng
100.000ha cao su vào năm 2010 ở 4 tỉnh Đắklắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắc Nông. Việt
Nam hiện có tổng cộng 490.700ha cao su. Mục tiêu của Việt Nam là tăng sản lượng mủ
thêm 13% lên 700.000 tấn vào năm 2010, so với 620.000 tấn dự kiến của năm 2007.

2.8.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

Hầu hết các mặt hàng cao su xuất khẩu trong năm 2006 đều tăng khá như xuất
khẩu cao su khối SVR 3L tăng 13,91% về lượng và tăng 51,51% về trị giá so với năm
2005. Giá xuất khẩu trung bình đạt 1.954 USD/tấn, tăng 33% (tăng 485 USD/tấn) so với
giá xuất khẩu trung bình năm 2005. Đáng chú ý trong năm 2006, giá xuất khẩu trung bình
cao su khối SVR 3L sang thị trường Mêhicô tăng rất mạnh, tăng tới 1.050 USD/tấn so
với giá xuất khẩu trung bình năm 2005, đạt 2.530 USD/tấn. Ngoài ra, giá xuất khẩu mặt
hàng này sang một số thị trường khác đạt khá cao như giá xuất khẩu sang Malaysia đạt
2.107 USD/tấn, tăng 47,7%; sang Nga đạt 2.106 USD/tấn, tăng 45,5%; tới Tây Ban Nha
đạt 2.065 USD/tấn, tăng 43,7% và sang Nhật Bản đạt 2.018 USD/tấn, tăng 35,7% so với
giá xuất khẩu trung bình năm 2005.
Xuất khẩu mủ cao su Latex cũng tăng 52,2% về lượng và tăng 103,7% về trị giá so
với năm 2005, đạt 84,92 ngàn tấn với trị giá 105,916 triệu USD. Mủ cao su Latex được
xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Đức. Giá xuất khẩu trung bình
đạt 1.247 USD/tấn, tăng 33,85% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2005.
Trong 6 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu cao su SVR10 giảm 4,04 về lượng và giảm
0,06% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2006. Giá xuất khẩu trung bình loại cao su này
sang thị trường Nhật Bản đạt giá cao nhất với 2.028 USD/tấn, tăng 38 USD/tấn; tiếp
đến giá xuất sang Đài Loan đạt 1.961 USD/tấn, tăng 199 USD/tấn; giá xuất sang Hàn

Trang 
39
Quốc cũng đạt 1.930 USD/tấn, tăng 89 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên,
giá xuất khẩu lọai cao su này sang thị trường Trung Quốc luôn thấp hơn các thị trường
trên từ 150-200 USD/tấn, chỉ ở mức 1.798 USD/tấn.
Trong 6 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu cao su SVR3L chỉ tăng 5,85% về lượng và
tăng 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006, đạt 112,6 ngàn tấn với trị giá 227,86 triệu
USD. Loại cao su này được xuất sang 55 thị trường. Trong đó xuất sang Trung Quốc
chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm tới 67% tổng lượng cao su SVR3L xuất khẩu của cả
nước, đạt trên 75,5 ngàn tấn, với trị giá 151,6 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng
4,63% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006. Giá xuất sang Trung Quốc đạt 2.007
USD/tấn, tăng 12 USD/tấn; xuất sang Đài Loan đạt trên 7 ngàn tấn, với giá xuất đạt
2.054 USD/tấn, tăng 158 USD/tấn; xuất sang Nga đạt trên 4 ngàn tấn, giá xuất đạt 2.078
USD/tấn, giảm 48 USD/tấn so với giá xuất khẩu trung bình cùng kỳ năm trước.

2.8.3 Thị trường xuất khẩu:

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2006

Thị trường Năm 2006 So với 2005


Lượng Trị giá Lượng Trị giá (%)
(tấn) (ngàn $) (%)
Trung Quốc 469.975 851.379 27,1 63,98
Hàn Quốc 32.324 50.768 11,26 58,31
Đức 30.066 58.606 45,12 103,73
Đài Loan 22.429 44.580 -0,4 37,22
Nga 20.475 41.858 6,87 55,29
Mỹ 17.360 27.875 -9,66 12,6
Bỉ 12.324 18.839 -17,83 9,07
Italia 11.790 21.309 62,67 131,14
Nhật Bản 11.563 23.823 0,36 44,95
Malaixia 10.109 19.457 69,19 127,89
Pháp 8.348 16.581 3,48 45,97
Tây Ban Nha 8.079 14.590 15,48 54,88
Thổ Nhĩ Kỳ 7.482 14.157 8,81 54,77
Indonexia 4.841 6.166 4,02 33,75
Canada 4.043 7.906 33,39 80,58
Anh 3.818 6.216 -4,81 30,73
Ấn Độ 3.750 6.914 -16,43 45,5
Braxin 2.866 4.685 13,69 36,39
(Nguồn: Vinanet)
1.4. Trong năm 2006, cao su Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 40 thị
trường trên thế giới. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước
ta, chiếm 66,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt gần 470 ngàn tấn với
trị giá 851,38 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 64% về trị giá so với năm 2005.
Từ đầu năm 2007 đến nay, xuất khẩu cao su sang thị trường Malaysia tăng rất mạnh,
tăng 844,53% về lượng và tăng 819,33% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006, đạt trên 13

Trang 
40
ngàn tấn với trị giá gần 26 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu cao su sang thị trường
Trung Quốc lại giảm 13,35% về lượng và giảm 10,11% về trị giá so với cùng kỳ năm
2006, đạt 173,56 ngàn tấn với trị giá 326,79 triệu USD do thị trường này chuyển sang
mua cao su của Thái Lan.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, thị trường xuất khẩu cao su 7
tháng đầu năm tương đối ổn định. Lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tuy giảm
13% so với cùng kỳ năm trước nhưng đây vẫn là nước nhập khẩu cao su Việt Nam lớn
nhất với thị phần 63%, tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, với mức thị phần từ 4-
5%.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang có kế hoạch tăng cường xuất khẩu cao su sang thị
trường châu Âu, đồng thời giảm sản lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc. Chiến
lược này nhằm đa dạng hoá thị trường, tránh nguy cơ rủi ro khi tập trung sản lượng
xuất khẩu phụ thuộc vào một thị trường.

2.9 CÀ PHÊ:

2.9.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Sản lượng xuất khẩu cà phê

Năm Sản lượng (nghìn tấn)


1997 392
1998 382
1999 482
2000 734
2001 931
2002 722
2003 749
2004 975
2005 885
2006 897
6 tháng 2007 832
(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)

Trong vòng 20 năm lại đây ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh chóng
vượt bậc đưa sản lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần. Bản kế hoạch đầu tiên về cà
phê xây dựng năm 1980 đạt mục tiêu cho ngành cà phê Việt nam chỉ có 180.000 ha với
sản lượng 200.000 tấn. Sau nhiều lần điều chỉnh con số đó cũng chỉ lên đến 350.000 ha
với 450.000 tấn. Nhưng thực tế hoàn toàn khác. Những con số thống kê điều tra vào
năm 2000 cho thấy diện tích cà phê cả nước đã lên đến 520.000 ha với sản lượng
900.000 tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê.
Việt Nam vẫn đang tiếp tục chủ trương giảm bớt diện tích cà phê để đầu tư cho
việc nâng cao chất lượng, đảm bảo phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh
của sản phẩm cà phê. Theo đó, diện tích cà phê đến năm 2010 sẽ chỉ còn khoảng
390.000 ha, trong đó chú trọng mở rộng loại cà phê chè Arabica đang được thị trường
thế giới ưa chuộng. Đồng thời với việc đa dạng hoá sản phẩm để tăng kim ngạch xuất

Trang 
41
khẩu, ngành cà phê Việt Nam cũng áp dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng như
bắt buộc kiểm tra sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng trước khi thông quan.
Vụ cà phê 2005/2006 đã xuất khẩu 775.457 tấn, trị giá gần 827 triệu USD (bình quân
1.066,5 USD/tấn).
Chỉ trong vòng 6 tháng đầu niên vụ 2006 - 2007 (từ 1/10/2006 đến 31/3/2007), nước
ta đã xuất khẩu được hơn 615 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch 830 triệu USD, vượt
tổng kim ngạch xuất khẩu cả niên vụ trước 4 triệu USD, nghịch lý “được mùa – rớt
giá” đã không lặp lại. Từ đầu niên vụ đến nay, giá cà phê trên thị trường thế giới luôn
ổn định ở mức cao: Nếu như niên vụ trước, giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt 970
USD/tấn thì niên vụ này đạt 1.350 USD/tấn, tăng 39%. Sự chênh lệch giữa giá cà phê
trong nước so với giá cà phê trên thị trường thế giới (tại sàn giao dịch Luân Đôn) giảm,
từ mức 200 USD/tấn xuống còn 100 USD/tấn.
Trong quý 1/2007, Đắc Lắc – tỉnh dẫn đầu về cà phê cả nước – đã xuất khẩu được
trên 115 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch 168 triệu USD, tăng 32,4% về giá, 47% về sản
lượng và 95,6% về kim ngạch so với cùng kỳ. Tiếp sau Đắc Lắc là Đắc Nông với
lượng xuất khẩu trên 22 ngàn tấn, đạt kim ngạch 30 triệu USD; Lâm Đồng xuất khẩu
trên 19 ngàn tấn, đạt trên 28 triệu USD…
Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới,
trong 6 tháng đầu năm nay đã đạt 832.000 tấn, sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 64%,
kim ngạch tăng 2,1 lần chiếm gần 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
nông sản. Với kim ngạch trên 1,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, cà phê là mặt hàng
nông sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất, nằm trong số ít các mặt hàng xuất khẩu đạt một
tỷ đô la. Lượng cà phê xuất khẩu 6 tháng tăng hơn 60%, nhưng kim ngạch xuất khẩu
lại tăng tới hơn hai lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả của việc giá cà phê
biến động theo xu thế tăng liên tục với mức bình quân hiện nay khoảng 1.530 USD/tấn
(tăng 28-29% so với cùng kỳ năm trước).

2.9.2 Thị trường xuất khẩu:

Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 59 nước và vùng lãnh thổ, trong đó mười nước
dẫn đầu về nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là các nước trong khốI EU và Mỹ so
với những năm 1992, 1993 thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tập trung vào các
nước Singapore, Hong Kong, Nhật Bản chiếm 60% trong mườI nước nhập khẩu lớn
nhất.
Điều đó cho thấy uy tín của ngành cà phê Việt Nam ngày càng nâng lên từ thị trường
trung gian vào được thị trường tiêu thụ trực tiếp và có dung lượng lớn mặc dù đây là
những thị trường yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn rất cao.

Bảng tham khảo các thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu cà phê lớn

Thị trường Tháng 11/2006 11 tháng/2006


Lượng: Trị giá: L- Trị giá: USD

Trang 
42
Tấn USD ượng:
Tấn
Đức 16.970 24.817.324 123.460 153.570.142
Mỹ 15.776 22.661.988 100.916 124.255.254
Tây Ban Nha 4.424 5.836.694 64.968 75.974.515
Italia 2.564 3.729.798 43.652 52.538.578
Anh 3.881 5.259.280 29.999 35.427.400
Hàn Quốc 3.516 4.819.123 29.501 34.640.330
Nhật Bản 1.784 2.597.389 29.430 36.690.148
Hà Lan 2.242 2.967.038 24.083 28.442.897
Thụy Sĩ 2.912 4.389.942 21.074 24.758.790
Bỉ 2.933 4.134.493 19.020 24.008.605
Pháp 1.693 2.319.979 18.848 22.230.062
Ba Lan 1.451 1.897.388 14.980 17.481.762
Malaixia 2.107 2.879.918 14.047 17.515.482
Trung Quốc 1.747 2.514.387 11.959 13.672.846
Philippine 2.062 2.901.580 9.432 11.736.638
Ôxtrâylia 1.267 1.859.069 7.708 9.627.160
(Nguồn: thông tin thương mại)

2.9.3 Thuận lợi và khó khăn:

2.9.3.1 Thuận lợi:

- Nhận định của Tổ chức cà phê quốc tế cho thấy, ở một số vùng trồng cà phê, hiện
tượng El Nino có thể ảnh hưởng xấu đến sản lượng cà phê niên vụ 2007-2008. Do đó,
dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2007-2008 có thể đạt khoảng 109-112 triệu
bao, trong khi nhu cầu tiêu thụ khoảng 118-120 triệu bao. Vì vậy, sự phục hồi của giá
cà phê còn có thể tiếp tục duy trì trong năm 2007. Hiệp hội Cà phê Việt Nam cho rằng,
với đà xuất khẩu hiện nay, từ nay đến cuối năm mặt hàng cà phê tiếp tục có cơ hội đạt
mức tăng trưởng cao về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
- Người dân đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật
cung cầu của thị trường thế giới để chủ động lượng cà phê bán ra nhằm hạn chế rủi ro.
- Hiện nay, tình hình thời tiết không thuận lợi đang khiến thị trường thế giới theo xu
hướng cung không đủ cầu, bởi vậy, giá cà phê còn tiếp tục tăng, có lợi cho xuất khẩu cà
phê Việt Nam - nơi đang cung cấp tới trên 40% lượng cà phế trên thế giới.
- Ngoài yếu tố thuận lợi về giá, việc đa dạng hoá sản phẩm cũng góp phần tăng kim
ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Cà phê Việt Nam không chỉ được biết đến ở 71
quốc gia và lãnh thổ dưới dạng nhân sống chất lượng cao mà còn được người tiêu dùng
thế giới thưởng thức dưới dạng hoà tan. Với tổng diện tích gần 500 ngàn ha, kim ngạch
xuất khẩu chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản, cà phê vẫn được coi là
một trong những cây trồng chiến lược trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng
hoá ở Việt Nam, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân.

2.9.3.2 Khó khăn:

Trang 
43
- Về chính sách thuế: Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về
thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị trường truyền
thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU... Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như
bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế
này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử
dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà
phê trong nước. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi
thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung
gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.
- Về chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt
Nam: hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới
chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như
ngành kinh tế Việt Nam. Các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu
tính linh hoạt.
- Vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng, mặc dù
trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông,
thuỷ lợi, điện… đã có những chuyển biến đáng kể. Ví dụ như đường giao thông kém sẽ
làm tăng chi phí vận chuyển, giảm giá thu mua tại các điểm thu mua cà phê khác nhau,
đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, đường càng xấu thì giá càng thấp.
- Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc
hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất
lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt Nam hoạt động này chưa
được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng
giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần
đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ.
- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế
quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu
những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự
phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu
trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng
đúng mức.
- Gia nhập WTO sự cạnh tranh đang diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp nước
ngoài có ưu thế lớn về vốn và công nghệ, nên đầu tư xây dựng những khu chế biến cà
phê nhân xuất khẩu chất lượng cao rất hoàn chỉnh và đồng bộ. Trong thời gian tới, tỷ
trọng này sẽ tăng lên nhanh do họ có ưu thế vượt trội về vốn, trình độ năng lực quản
lý, kinh nghiệm, thị trường và mạng lưới khách hàng. Lúc đó, các doanh nghiệp làm ăn
không hiệu quả, không cạnh tranh được sẽ bị giải thể phá sản hay trở thành đại lý thu
mua, gom hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài.
- Uy tín của cà phê Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng. Chất lượng cà phê Việt
Nam chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng, Việt Nam chưa có tên trong số 25 nước đang
tự nguyện ghi lên chứng chỉ xuất xứ về chất lượng cà phê xuất khẩu của mình. Hiện
nay, phần lớn DN chế biến trong nước vẫn xuất khẩu chủ yếu cà phê được phân loại
theo tiêu chuẩn cũ (TCVN 4193-93), với các chỉ tiêu sơ đẳng là phần trăm lượng ẩm, tỷ
lệ hạt vỡ và tạp chất. Tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) đã được ICO coi là văn bản
chuẩn để phân loại cà phê lại chưa được áp dụng.

Trang 
44
- Phát triển diện tích cà phê ồ ạt, không theo qui hoạch, kế hoạch này đã nằm ngoài
tầm kiểm soát của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng. Đặc biệt, nghiêm trọng
hơn, phần lớn diện tích cà phê mới phát triển sau này đều được trồng ở những vùng
không có, hoặc thiếu nguồn nước tưới, đất trồng cà phê không đủ tiêu chuẩn (nghèo
dinh dưỡng, tầng đất mỏng, đất dốc). Vi phạm các qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc
ngay từ khâu khai hoang, làm đất, cây trồng xen che phủ...Việc tăng nhanh diện tích cà
phê này không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến tài
nguyên môi trường...

2.10 HẠT TIÊU:

2.10.1 Tình hình xuất khẩu:

Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu qua các năm

(đvt: nghìn tấn)


Từ năm 2004 đến giữa năm 2006, giá tiêu đen xuống thấp chỉ còn khoảng 70% giá
trung bình giai đoạn 2000-2004, cộng thêm giá phân bón tăng cao đã khiến nông dân
trồng tiêu tại nhiều nước bỏ bê các vườn tiêu của họ. Ngoài ra, vài năm gần đây thời
tiết không thuận lợi do ảnh hưởng của El Nino, hạn hán kéo dài, sâu bệnh hoành hành
nên sản lượng tiêu của tất cả các nước đều giảm, có những nước giảm rất mạnh như
Ấn Độ, trong khi nhu cầu thế giới vẫn tăng khiến giá tiêu được khôi phục vào những
tháng cuối năm 2006 và tiếp tục tăng cao vào đầu năm 2007.
Riêng năm 2006 Việt Nam xuất khẩu đạt 118.800 tấn, chiếm 60% sản lượng hồ tiêu
trên thế giới. Có thể nói, thị trường hồ tiêu thế giới đang hết sức nóng. Vai trò cây tiêu
Việt Nam đang đứng thế chủ đạo cho thị trường tiêu thế giới. Điều đó được thể hiện,
trong tháng 5 vừa qua người trồng tiêu Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đã bước vào mùa vụ
thắng lợi về sản lượng cũng như giá cả trên thị trường. Có những thời điểm giá tiêu đã
nhảy lên mức kỷ lục 77.500 đồng/kg.
Khuyến cáo, các hộ trồng tiêu không nên vội vã bán ra gây ảnh hưởng cho thị
trường. Điều đáng mừng là đến đầu tháng 6 giá tiêu thị trường trong nước vẫn giữ ổn
định trên 70.000 đồng/kg. Doanh nghiệp cũng như người trồng tiêu hết sức bình tĩnh
trong giai đoạn giá tiêu được giá như hiện nay vì thị trường tiêu thế giới đang ở trong

Trang 
45
tình trạng khan hiếm. Từ thực trạng đó, giá hạt tiêu xuất khẩu liên tục đạt 3.200-3.600
USD/tấn. Tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ.
Điều đáng mừng cho hồ tiêu Việt Nam là những tín hiệu rất tích cực trên thị trường
thế giới. Trong khi sản lượng hồ tiêu trên thế giới đều giảm chỉ còn chưa đến 1 tấn/ha
thì sản lượng hồ tiêu Việt Nam vẫn giữ nguyên ở mức 2,5 tấn/ha.
Tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2007, các doanh nghiệp đã xuất khẩu trên
53.000 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch 146 triệu USD. Về sản lượng chỉ đạt gần 50%
nhưng giá trị tới 97% so cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu đã tăng lên 3.500 - 3.600
USD/tấn. Hiện lượng tiêu tồn kho còn khoảng 30.000 tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ
trên thế giới đang tăng cao. Dự báo giá tiêu tiếp tục tăng trong sthời gian tới.
Việt Nam đang nắm giữ 60 - 65% sản lượng hồ tiêu trên thế giới. Nhu cầu tiêu thụ
hồ tiêu trong những năm qua tăng đột biến. Những ngày cuối vụ, cung không đủ cầu đã
đẩy giá tăng cao. Hiện nay giá hồ tiêu đang giữ mức giá ổn định từ 70.000 - 73.000
đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm qua. Nắm được nhu cầu tiêu thụ hồ
tiêu trên thế giới, nhiều hộ nông dân thu hoạch "găm" hàng không bán ra, trong khi các
doanh nghiệp đang thiếu nguyên liệu trầm trọng để chế biến. Sản lượng xuất khẩu
giảm nhưng giá tăng.

2.10.2 Thị trường tiêu thụ của hồ tiêu xuất khẩu:.

2.10.2.1 Xuất khẩu trực tiếp:

Mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt trên 80 thị trường trên thế giới, trong đó
Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 20% tổng lượng
xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp đến là Đức, Hà Lan, Ấn Độ, Singapore, Nga, và Trung
Đông.
Hoa Kỳ hiện đang là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Năm 2006 Hoa Kỳ
đã nhập khẩu 70.540 tấn, trị giá 135,5 triệu USD từ các nguồn hàng trên thế giới, bao
gồm 55.500 tấn tiêu đen, 7.800 tấn tiêu trắng và 7.240 tấn tiêu xay, chiếm 22% tổng
lượng tiêu nhập khẩu của thế giới. Lượng nhập khẩu của năm 2006 đã tăng 5% so với
66.890 tấn của năm 2005, trong đó tiêu đen tăng 6%, tiêu trắng tăng 8% trong khi tiêu xay
giảm 3%.
Thâm nhập vào Hoa Kỳ chậm hơn cà phê nhưng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu Việt
Nam vào thị trường này đã tăng nhanh chóng. Nếu như năm 1997, trị giá hạt tiêu Việt
Nam xuất sang Hoa Kỳ mới chỉ đạt 2,1 triệu USD thì đến năm 2002 đã lên 16,947 triệu
USD, năm 2005 đạt 29,582 triệu USD, và năm 2006 đạt 33,552 triệu USD. Sự tăng vọt
này là do các thương nhân Hoa Kỳ ngày càng tăng cường nhập hạt tiêu thẳng từ Việt
Nam và giảm nhập qua các công ty trung gian nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay hầu như chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào xuất khẩu trực
tiếp và thâm nhập đến thị trường tiêu dùng cuối cùng của Hoa Kỳ mà hình thức chủ yếu
vẫn là xuất khẩu thô hoặc sơ chế sau đó các công ty Hoa Kỳ sẽ chế biến lại. Trong vài
năm gần đây, Hoa Kỳ đã tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam thay thế Ấn Độ. Kể từ
năm 2001 tới năm 2005, lượng tiêu nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Ấn Độ đã giảm mạnh
trong khi nhập khẩu từ Việt Nam lại tăng nhanh chóng. Năm 2000, xuất khẩu hạt tiêu
của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ đạt 1.763 tấn trong khi Ấn Độ xuất sang Hoa Kỳ 11.035
tấn thì tới năm 2005 lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng lên 21.186

Trang 
46
tấn trong khi Ấn Độ giảm xuống 3.828 tấn. Năm 2006, lượng xuất khẩu hạt tiêu Việt
Nam sang Hoa Kỳ tuy giảm nhưng giá trị xuất khẩu tăng do giá tiêu những tháng cuối
năm tăng .

Bảng Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam và Ấn Độ sang Hoa Kỳ


giai đoạn 2000-2006
(Đơn vị: tấn)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

Việt Nam
1.763
3.160
11.000
11.434
13.892
21.186
19.429

Ấn Độ
11.035
8.121
7.591
5.105
2.196
3.828
3.904

(Nguồn:Trun
g tâm thương mại quốc tế - ITC)

Hà Lan là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Trong
giai đoạn 2001-2006 Hà Lan luôn giữ vị trí là một trong những nhà nhập khẩu tiêu hàng
đầu của Việt Nam với mức tăng trưởng cao. Từ năm 2001 lượng tiêu xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường này đã chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng lượng xuất khẩu của
Việt Nam, với 5.108 tấn, trị giá 8,164 triệu USD. Tuy nhiên lượng hạt tiêu nhập khẩu
của Hà Lan từ Việt Nam trong giai đoạn này dao động không nhiều. Năm 2006 Hà Lan
nhập khẩu 8.932 tấn tiêu từ Việt Nam với giá trị 14,898 triệu USD.

Trang 
47
Hạt tiêu là một trong những gia vị được ưa thích nhất của người Đức phải nhập
khẩu từ nước ngoài. Năm 2006, Đức nhập khẩu 26.030 tấn hạt tiêu, trị giá 48,3 triệu
euro, gồm 23.450 tấn tiêu hột và 2.580 tấn tiêu xay, chiếm gần 30% tổng giá trị các loại
gia vị nhập khẩu khác (năm 2005 là 25%). Lượng nhập khẩu của Đức năm 2006 tăng
15% so với mức nhập khẩu 22.730 tấn năm 2005. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu các
loại gia vị của Đức (không kể những loại gia vị đã pha trộn) trị giá 161 triệu euro. Theo
số liệu thống kê, hiện Việt Nam đứng đầu trong số các nước cung cấp hạt tiêu cho thị
trường Đức. Lượng hạt tiêu Đức nhập từ Việt Nam chiếm 35% thị phần, tiếp đến là từ
Braxin 19% và Indonesia 17%.
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang thị trường Đức tăng rất mạnh trong giai đoạn
2001-2006. Năm 2001 Việt Nam mới chỉ xuất 1.617 tấn hạt tiêu sang Đức, trị giá 2,528
triệu USD thì năm 2006 đã tăng lên 10.957 tấn, trị giá 19.021 triệu USD. Nếu năm 2001,
Đức mới chỉ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ 10 của Việt Nam, sau Singapore,
Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất, Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Ai Cập,
Pakistan và Indonesia thì năm 2006, Đức đã là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam về
xuất khẩu hạt tiêu. Thời gian gần đây, số lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của
Việt nam sang Đức tiếp tục tăng với tốc độ kỷ lục, hứa hẹn một thị trường xuất khẩu
đầy tiềm năng cho mặt hàng tiêu Việt Nam.

2.10.2.2 Xuất khẩu qua nước trung gian:

Mặc dù Việt Nam hiện là nước xuất khẩu tiêu hàng đầu thế giới nhưng tiêu của
Việt Nam vẫn phải xuất khẩu qua các nước trung gian và sau đó được tái xuất với mức
giá cao hơn và Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu tiêu sau đó tái xuất lớn nhất
của Việt Nam. Lượng hàng tái xuất trong tổng xuất khẩu của Ấn Độ ngày càng tăng.
Nếu như năm 2000 tổng lượng hạt tiêu nhập để tái xuất của Ấn Độ là 6.570 tấn trong
tổng xuất 19.900 tấn thì tới năm 2004 con số tương ứng là 14.200 tấn trong tổng xuất
14.049 tấn.
Lượng tiêu mà Ấn Độ nhập từ Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2001-
2006. Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 4.228 tấn, trị giá 6,451 triệu USD và
năm 2006, con số này đã tăng lên 7.843 tấn, trị giá 11.066 triệu USD. Các công ty Ấn Độ
đã nhập khẩu tiêu của Việt Nam, sau đó tái xuất và thu được lợi nhuận khá cao. Đây
cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Trong các nước ASEAN, từ nhiều năm qua Singapore được coi là thị trường truyền
thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới vì đây là nơi
chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi. Singapore cũng đã từng là một trong những nước
nhập khẩu hạt tiêu lớn của Việt Nam song trong những năm gần đây, lượng tiêu xuất
khẩu sang thị trường này giảm khá mạnh. Nếu như năm 2001 Singapore nhập từ Việt
Nam 12.266 tấn tiêu, trị giá 19,832 triệu USD thì năm 2005 con số tương ứng chỉ còn
2.039 tấn (trong tổng nhập khẩu 12.782 tấn) và 3,455 triệu USD. Năm 2006, nhập khẩu
hạt tiêu của Singapore từ các nước trên thế giới đạt 15.702 tấn, gồm 8.457 tấn tiêu đen
và 7.245 tấn tiêu trắng, tăng 23% so với năm 2005. Lượng nhập khẩu của Singapore từ
Việt Nam năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005, đạt 6.032 tấn, trị giá 9.637 USD.
Singapore thuộc khối ASEAN, có vị trí địa lý gần Việt Nam, chi phí vận chuyển thấp, do
đó các doanh nghiệp xuất khẩu cần khai thác tiềm năng và cần tìm hiểu rõ nguyên nhân
để có biện pháp khôi phục xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu sang thị trường này.

Trang 
48
Bảng 2.4 Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra một số thị trường
quan trọng trên thế giới
(Đơn vị tính: %)

Trang 
49
Thị trường
chính
2003

2004

2005

2006

Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng

Tổng
100
100
100
100
100
100
100
100

Châu Mỹ
16.5
15.4
14.2
14.1
22.9
22.0
18.3
18.3

Châu Âu
36.1
35.1
37.0
36.4
41.5

Trang 
50
2.10.3 Thuận lợi và khó khăn:

2.10.3.1 Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên: Thiên nhiên ưu đãi, đất đai và khí hậu phù hợp cho cây tiêu
sinh trưởng và phát triển tốt.
- Nguồn nhân lực dồi dào: Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
lớn, nông dân chăm chỉ cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác loại cây trồng
đòi hỏi kỹ thuật như cây tiêu đồng thời có khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất và
chế biến hạt tiêu.
- Chi phí đầu tư cho các vườn tiêu không đòi hỏi nhiều : So với các loại cây công
nghiệp khác như cà phê, điều, cao su… cây hạt tiêu cần chi phí đầu tư thấp nhất.
- Nguồn cung lớn và phân bổ đều trong năm: Hiện nay Việt Nam chiếm khoảng
50% nguồn cung thị trường. Các nhà kinh doanh hạt tiêu quốc tế thừa nhận chỉ cần
ngành hạt tiêu Việt Nam có một biến động nhỏ cũng ảnh hưởng đến thị trường hạt tiêu
thế giới. Nông dân Đắc Lắc tập trung bán tiêu vào những tháng đầu năm (từ tháng 2
đến tháng 7) trong khi người sản xuất tiêu tại Quảng Trị lại bán dồn vào cuối năm (từ
tháng 7 đến tháng 12). Ngược lại tiêu tại Phú Quốc được bán mạnh vào các tháng từ
tháng 2 đến tháng 4. Tính chất mùa vụ rải đều quanh năm này giữa các vùng sản xuất
chính của Việt Nam tạo ra một nguồn hàng rải đều trong năm cho các nhà xuất khẩu và
người sản xuất cũng có những giá bán cao hơn thời gian còn lại trong năm.
- Năng suất cao: So với các nước sản xuất tiêu, năng suất hạt tiêu của Việt Nam tương
đối cao do các vườn tiêu của Việt Nam đều có tuổi đời khá trẻ, từ 10-15 năm – thời
điểm mà cây hạt tiêu cho năng suất cao nhất.
- Sản lượng và chất lượng ổn định: Ưu thế rất lớn của ngành hạt tiêu Việt Nam là chất
lượng và sản lượng ổn định. Kể từ năm 2002 đến nay, khi giá hạt tiêu trên thị trường
xuống thấp, trong khi nhiều nước đã giảm mạnh sản lượng thì Việt Nam vẫn duy trì
được mức sản lượng cao. Ngoài ra hạt tiêu Việt Nam có hương vị (thơm, cay) và phẩm
cấp lý hóa tính không thua kém tiêu của Indonesia và Ấn Độ nên có sự cạnh tranh tốt. Do
đó, các nhà nhập khẩu rất an tâm với hạt tiêu Việt Nam.

2.10.3.2 Khó khăn:

- Phát triển thiếu quy hoạch: Việc phát triển cây hạt tiêu tại Việt Nam chủ yếu là do tự
phát, chưa có định hướng quy hoạch cụ thể theo yêu cầu sinh thái tối ưu cho cây tiêu và
theo nhu cầu thị trường, thiếu các tổ chức có đủ năng lực và tầm nhìn sâu rộng trong
lĩnh vực sản xuất. Quy mô sản xuất hạt tiêu Việt Nam vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ
theo từng hộ cá thể, sản lượng và chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời
tiết, côn trùng và dịch bệnh. Vài năm trước khi giá tiêu tăng, giá cà phê giảm, nhiều nông
dân đã phá bỏ cà phê để trồng tiêu. Điều này dẫn tới tổng diện tích trồng tiêu tăng lên
nhanh chóng, từ 10.000 ha năm 1999, lên 42.000ha năm 2003 và 52.000 ha năm 2005.
- Nguồn vốn: Hầu hết nông dân thiếu vốn để sản xuất, chế biến lâu dài do đó việc sản
xuất và kinh doanh tiêu Việt Nam không ổn định. Hạt tiêu thường được thu hoạch vào
mùa mưa, dân không có vốn đầu tư cho thiết bị sấy, nên không kiểm soát được độ ẩm
hạt, chế biến thường theo phương pháp thủ công. Đến nay nước ta mới có khoảng 6
doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến xử lý bằng hơi nước; 7 doanh nghiệp có dây

Trang 
51
chuyền tách tạp (que, cành, tạp chất, đất đá...). Điều này đã giải thích lý do tại sao Việt
Nam không thể nâng cao tiêu chuẩn và thương hiệu cho mặt hàng hạt tiêu của mình và
thường bị lỗ vì phải bán ở mức giá của người mua.
- Chất lượng tiêu: Các đơn vị kinh doanh mới chỉ tập trung thu mua để xuất khẩu, chưa
chú trọng vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị gia
tăng cho sản khiến cho giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp hơn tiêu
các nước 100 - 200 USD/tấn.
- Thương hiệu: Mặc dù kể từ năm 2002 Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về xuất
khẩu hạt tiêu, nhưng cho đến nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, vẫn
chưa có thương hiệu hạt tiêu "Made in Vietnam".
- Thiếu thông tin: Đại đa số nông dân trồng tiêu, nhà chế biến và nhà xuất khẩu tiêu đều
không nắm rõ hay cập nhật được thông tin của ngành. Một minh chứng là gần đây, khi
giá tiêu thế giới tăng vọt lên 2.000 USD/tấn, rồi 3.000 USD/tấn... thì lượng hàng của
Việt Nam chỉ còn khoảng 40%. Hơn 60% lượng hạt tiêu đã được xuất trước đó với
mức giá chỉ khoảng 1.200 USD/tấn. Có hai nguyên nhân chính làm ngành hạt tiêu Việt
Nam thua thiệt so với các nước sản xuất khác trên thế giới: Thứ nhất, các doanh nghiệp
thiếu thông tin, mua đến đâu bán đến đó mà không dự báo được cung trên thị trường
không đủ cầu, trong khi các nhà buôn quốc tế dự báo được đã tranh thủ mua hàng với
giá thấp. Thứ hai là các nhà xuất khẩu thiếu kế hoạch trong phương thức buôn bán. Các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ thói quen có hàng thì mua, không có thì ngưng. Trong
khi đó, các nhà buôn quốc tế có kế hoạch cụ thể, mua ở đâu, sản lượng bao nhiêu mỗi
tháng, dự trữ bao nhiêu, bán cho ai, số lượng bán bao nhiêu...
- Liên hệ giữa nông dân và doanh nghiệp còn yếu: Chưa có những cuộc đối thoại trực
tiếp nhằm trao đổi thông tin, giải quyết khúc mắc giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà
nông. Việc kiểm soát chất lượng chế biến chưa được chặt chẽ và quản lý sản phẩm
trong vụ và chế biến sau vụ còn lỏng lẻo.
- Phương thức sản xuất lạc hậu: Việc sản xuất và chế biến tiêu của Việt Nam chủ
yếu vẫn áp dụng các tập quán cũ, không biết cách phòng ngừa sâu bệnh, còn sử dụng
nhiều phân hữu cơ. Các trang trại lớn thì thuê mướn nhân công chưa lành nghề chăm sóc
vườn tiêu và đa phần chưa xem việc trồng tiêu là sản xuất hàng hóa. Nông dân không
được đào tạo bài bản về cách thức sản xuất, thu hoạch và cất trữ tiêu. Ngoài ra, một trở
ngại lớn đối với họ nữa là thiếu thông tin thị trường. Kết quả là sản lượng và chất
lượng tiêu của Việt Nam khá thấp, trong khi chi phí sản xuất lại cao. Và khi giá tiêu hạ,
nông dân sẽ bị thua lỗ. Hiện vẫn còn khoảng 50% diện tích tiêu trồng trên vùng đất
trống không có vành đai chắn gió, sử dụng phân hữu cơ nên dễ dẫn đến tình trạng đất
bị xói mòn, giảm dưỡng chất, khiến tuổi thọ vườn cây không dài, bị cằn cỗi và phát
sinh nhiều sâu bệnh. Hiện vẫn còn 30% các vườn tiêu ở vào giai đoạn trên 20 năm tuổi
hoặc khai thác theo kiểu "mì ăn liền" cần cải tạo trong khi việc giảm giá liên tục trong
thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến việc tái đầu tư, trồng mới của nông dân. Các trở
ngại trên đang là nguy cơ giảm sản lượng hạt tiêu trong các mùa vụ tới.
- Tầm nhìn cho sự phát triển còn hạn hẹp: Cả khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu
hạt tiêu của Việt Nam đều thiếu một tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của ngành với
chính sách đúng đắn và mục tiêu cụ thể.

Trang 
52
2.11 HẠT ĐIỀU:

2.11.1 Tình hình xuất khẩu:

Tình hình xuất khẩu hạt điều qua các năm

(đv: nghìn tấn)

Năm 1992, Việt Nam mới khai thông thị trường Trung Quốc, từ chỗ là nước xuất
khẩu điều thô, thì năm 1996-1997, Việt Nam đã chấm dứt xuất khẩu điều thô qua Ấn
Độ, để giữ lại chế biến, phục vụ cho xuất khẩu điều nhân. Năm 2000-2001, Việt Nam
trở thành nước có sản lượng điều thô đứng thứ hai thế giới. Năm 2002 - 2003, Việt
Nam là nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Năm 2005, với kim
ngạch xuất khẩu trên 480 triệu USD, các nhà xuất khẩu nhân điều đã đạt con số cao
nhất trong lịch sử ngành điều. Và, năm 2006, vinh quang đã về Việt Nam; bất chấp năm
2005, ngành điều lỗ khoảng 1.000 tỉ đồng, năm 2006 lỗ khoảng 300 tỉ đồng...
Hai tháng đầu năm 2007, ước tính xuất khẩu hạt điều của nước ta đạt khoảng 19
ngàn tấn, kim ngạch đạt khoảng 75 triệu USD, tăng 127% về lượng, 122% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm 2006.
Tháng 02/2007, lượng xuất khẩu hạt điều giảm do đúng vào thời điểm nghỉ tết Đinh
Hợi nên ước chỉ đạt khoảng 8,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 31,7 triệu USD, giảm
23,88% về lượng và giảm 26,83% về kim ngạch so với tháng 01/2007 nhưng tăng
21,17% về lượng và tăng 15,53% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2007, cả nước xuất khẩu
được 92.000 tấn hạt điều, giá trị khoảng 375 triệu USD, đạt gần 66% kế hoạch năm về
lượng và 67% về trị giá hàng xuất khẩu.

Trang 
53
Tham khảo giá hạt điều xuất khẩu tính đến 24/05/2007

Trang 
54
Mặt hàng
ĐVT
Lượng
Giá (USD)
thị trường
ĐKGH

Nhân hạt điều


Kg
15,876
4.50
Australia
FOB

Hạt điều nhân sấy khô


đã qua chế biến
Kg
23,814
2.93
Canada
FOB

Nhân hạt điều thành


phẩm
Tấn
16
833.49
Canada
FOB

Nhân hạt điều đã qua sơ


chế loại DW
Kg
680
3.77
Trung Quốc
DAF

Nhân hạt điều sơ chế


WW450
Kg
1,406
4.30
Trung Quốc
EXW

Nhân hạt điều thành

Trang 
55
2.11.2 Thị trường xuất khẩu:

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2007, Mỹ tiếp tục
là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam với 3,08 ngàn tấn, kim ngạch
đạt 13,22 triệu USD, và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định so với tháng 12/2006 và so
với cùng kỳ năm ngoái. Giá hạt điều xuất khẩu trung bình vào thị trường này đạt 4.279
USD/tấn, tăng 6% so với tháng 12/2006.
Trong tháng 1/2007, lượng điều của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ,
Canada, Singgapore, Hồng Kông và Đài Loan. Bên cạnh những thị trường đó, thì trong
tháng này xuất khẩu sang các thị trường UAE, Đức, Thái Lan và Na Uy cũng tăng rất
mạnh, tăng 300% về lượng so với tháng 12/2006.
Giá xuất khẩu hạt điều trung bình trong tháng 1/2007 đạt 4.023 USD/tấn, tăng 43
USD/tấn so với tháng 12/2006. Trong đó, giá xuất khẩu sang Mỹ đạt 4.279 USD/tấn;
Trung Quốc đạt 3.482 USD/tấn; Hà Lan đạt 4.267 USD/tấn…

Giá xuất khẩu hạt điều sang một số thị trường chính
(số liệu tháng 1/2007)
STT Thị trường Đơn giá (USD/tấn)
1 Mỹ 4.279
2 Trung Quốc 3.482
3 Hà Lan 4.267
4 Australia 4.075
5 Anh 4.096
6 Nga 4.162
7 Canađa 3.823
8 UAE 3.850
9 Đài Loan 3.875
10 Đức 4.324
Sau 15 năm cạnh tranh trên thương trường, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều
Việt Nam đã làm rạng danh đất nước khi vượt Ấn Độ, giành ngôi vị đứng đầu thế giới
về xuất khẩu hạt điều.
Sau khi vượt qua cường quốc về xuất khẩu điều, Ấn Độ, vào cuối năm 2006, nửa
đầu năm nay, xuất khẩu điều của Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng cả về số lượng và
kim ngạch. Thật vậy, năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được 127.000
tấn nhân điều, đạt kim ngạch gần 504 triệu USD; trong khi Ấn Độ chỉ xuất khẩu có
118.000 tấn nhân điều. Chính kết quả này đã đẩy Việt Nam lên ngôi vị xuất khẩu nhân
điều hàng đầu thế giới trong năm 2006.

2.11.3 Khó khăn:

Ngành điều đang rơi vào tình trạng đói công nghệ, chưa hề đổi mới một cách tích
cực công nghệ chế biến sản phẩm trong vòng 15 năm nay. Các quy trình sản xuất hiện
nay chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năng suất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao, chất
lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh. Ví dụ, tỷ lệ hạt điều trắng của Việt Nam chỉ đạt
khoảng 40% trong khi các nước như Ấn Độ hay Brazil tỷ lệ này là 70%.

Trang 
56
Chất lượng sản phẩm điều của Việt Nam chưa đồng đều, nhiều khi còn kém nên
khách hàng quay sang nhập hàng của Ấn Độ nhiều hơn thay vì nhập trực tiếp từ Việt
Nam. Các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu chưa quan tâm đến vấn đề chất
lượng và vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn Việt Nam đối với hạt điều mới chỉ áp dụng
cho nguyên liệu đầu vào chứ chưa phù hợp với thành phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn quốc
tế. Trên thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa áp dụng tiêu chuẩn
Việt Nam cho chế biến hạt điều một cách nghiêm túc, chứ chưa nói đến tiêu chuẩn thế
giới.
Ngoài khó khăn cơ bản về công nghệ và nhân công thì việc giá nguyên liệu đầu vào,
xăng dầu tăng cao, làm tăng chi phí đầu vào, trong khi giá điều giảm dẫn đến giá xuất
khẩu thấp hơn so với giá sản xuất cũng đang là vấn đề khó khăn chính đối với ngành
điều. Tại Việt Nam chi phí chế biến điều đã tăng tới 0,63USD/kg. Giá điều chế biến
trên thị trường nội địa liên tục tăng trong khi giá xuất khẩu lại giảm. Ví dụ, tại Bình
Phước, giá điều chế biến lên tới 3,70USD/kg, trong khi giá xuất khẩu chỉ khoảng
3,80USD/kg, giảm 0.68USD so với mức giá thấp nhất của năm ngoái. Như vậy, các nhà
sản xuất trong nước đang lỗ khoảng 0,30USD/kg.
Hơn nữa, do khó khăn trong đầu ra, nên các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam
không nhận được các yếu tố hỗ trợ khác. Sự thua lỗ của ngành điều vào năm trước đã
khiến ngành ngân hàng siết chặt vốn vay, càng gây nên khó khăn cho sảm xuất và tiêu
thụ sản phẩm. thêm vào đó, việc tiêu thụ, sản xuất điều còn thiếu tính tập trung, làm
theo kiểu hộ gia đình nhỏ lẻ.
Việc điều hành phát triển và thu mua nguyên liệu còn nhiều bất cập. Các doanh
nghiệp còn hiện tượng tranh mua tranh bán, sản phẩm phần lớn xuất khẩu dưới dạng
bán thành phẩm. Hạn chế trong xúc tiến thương mại, nên thị trường không được mở
rộng. Giá mua bán trên thị trường thì dao động, không dự báo được.

Trang 
57
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM

3.1 GIẢI PHÁP CHUNG:

Tích cực đổi mới công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế. Vấn đề đổi mới công nghệ luôn là vấn đề rất nan giải đối
với các doanh nghiệp VN. DN xuất nhập khẩu VN còn thiếu nhiều thông tin về các
công nghệ tiên tiến hiện nay nên có khi đã bỏ tiền ra mua công nghệ đã trở nên lạc hậu
ở thời điểm hiện tại... Vì vậy, ta nên đưa ra một số giải pháp để doanh nghiệp có thể
đổi mới công nghệ như:
• Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để họ có khả năng “đổi
mới công nghệ”. Cụ thể là ta nên xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp các doanh
nghiệp trong lúc họ cần vốn. Làm cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với nguồn
vốn vay từ ngân hàng hơn qua việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể phát hành
chứng khoán để huy động vốn.
• Cần xây dựng hệ thống thông tin khoa học công nghệ để cung cấp thông tin cập
nhật, chính xác và chi tiết về các công nghệ hiện đại , qua đó, doanh nghiệp có thể an
tâm lựa chọn công nghệ thích hợp nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Đồng thời, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và triệt để công nghệ đó, tránh gây
lãng phí.
• Thực hiện cổ phần hóa các trung tâm nghiên cứu công nghệ để có thể hoạt động
tốt hơn, đồng thời triển khai hướng các trung tâm này vào việc phục vụ cho các doanh
nghiệp có hiệu quả hơn, thay vì ta cứ phải nhập công nghệ từ nước ngoài một cách tràn
lan như bây giờ.
• Chú trọng đầu tư vào con người, giúp người lao động lẫn người quản lý có đầy
đủ kiến thức, hiểu biết để khai thác triệt để các công nghệ mới và hiện đại.
Để đẩy mạnh xuất khẩu trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định được chiến
lược mặt hàng xuất khẩu và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn thị

Trang 
58
trường và xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì các doanh nghiệp cần lực
chọn phương thức đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý sao cho phu hợp.
Mặt hàng xuất khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nước nhập
khẩu. Phát triển thị trường, tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp để xây dựng thương
hiệu vững chắc nhằm khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Phải
tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và the chiều ngang để đảm bảo nguồn cung
nguyên liệu và phải luôn nhận thức được tầm quân trọng giữa cạnh tranh và hợp tác.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít cần phải tăng cường hợp tác, liên kết để giúp đỡ
lẫn nhau. Phải hoàn thiện cơ chế quản lý; đào tạo và phát huy năng lực lãnh đạo của
nhà quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhận thức được vai trò
quan trọng của các hiệp hội ngành hàng, phải liên kết chặt chẽ với các tổ chức này, để
các tổ chức này thật sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Tích cực
tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, Sự biến động trên thị
trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước. Điều này đòi hỏi chúng
ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn có năng lực dự báo và phân tích tình hình,
cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế
được những ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới .Từ
thời điểm này trở đi, chúng ta không thể tiếp tục lơ là trước các sự kiện của thế giới.
Những biến động dù rất nhỏ nhưng nếu không tích cực phân tích, tìm hiểu nguyên nhân,
dự báo xu hướng tiếp diễn và có biện pháp phòng ngừa thì việc chúng ta bị ảnh hưởng
là rất lớn.
Khi hội nhập, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau không những giảm
hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh mà còn đe dọa đến sự sống
còn của chính doanh nghiệp đó. Giờ đây cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi việc liên
kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra sản phẩm
một cách chặt chẽ, có hệ thống từ đầu vào cho đến đầu ra.
• Thành lập các bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu thu mua nguyên
liệu chế biến, đến khâu sản xuất sản phẩm đến lúc xuất khẩu sản phẩm.
• Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu về những đặt tính của sản phẩm để dự
báo trước những rủi ro có thể xảy ra khi thời gian vận chuyển kéo dài, hay các yếu tố
về nhiệt độ, độ ẩm…có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
• Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về việc sử dụng chất kháng sinh và các loại
hóa chất khác.
• Có các chứng từ về kiểm tra chất lượng hàng hóa đầy đủ trước khi xuất khẩu
hàng hóa.
• Các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu những qui định của các nước nhập
khẩu về vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm để đảm bảo sản phẩm của mình luôn đáp
ứng đúng các yêu cầu đó, nhằm tạo lòng tin cho đối tác và tạo cơ hội hợp tác kinh
doanh lâu dài với các đối tác.

3.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO NHỮNG NGÀNH XUẤT KHẨU CHỦ LỰC:

3.2.1 Dầu thô:

Trang 
59
Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện hợp đồng
của các khách hàng; thường xuyên mở rộng thị trường tiêu thụ; thường xuyên cập nhật,
dự báo tình hình cung cầu dầu thô trên thế giới; phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các
đơn vị khai thác dầu thô nhằm cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ… Đặc biệt, với vai trò
là nhà xuất khẩu dầu thô duy nhất và chung cho toàn bộ các mỏ dầu có quyền bốc dầu
của Việt Nam, thời gian qua, PETECHIM đã tổ chức và phối hợp linh hoạt công tác bán
dầu và bốc dầu tại các mỏ khác nhau (co-load) với các khách hàng khác nhau. Nghiệp
vụ này đã mang lại hiệu quả lớn như: đạt mức giá bán cao vì khách hàng giảm được
cước phí vận chuyển; tiết kiệm chi phí điều hành, chi phí thuê máy bay trực thăng và tàu
dịch vụ; góp phần bảo đảm an toàn cho kế hoạch sản xuất của các mỏ, tăng tần suất
bốc dầu và hạn chế tình trạng kho chứa bị đầy buộc nhà điều hành mỏ phải cắt giảm
sản lượng hoặc ngừng sản xuất…

3.2.2 Dệt may:

• Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh
thị trường nội địa, thực hiện chuyển đổi phương thức để hạn chế và thoát thế gia
công.
• Các DN cần xúc tiến đầu tư, thương mại thông qua các tổ chức quốc tế, tham
tán thương mại ở nước ngoài. Để khẳng định mình, không gì khác hơn là nhanh chóng
xây dựng thương hiệu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, đăng ký
bản quyền nhãn mác sản phẩm.
• Ngoài việc đầu tư, đổi mới thiết bị hiện đại và đồng bộ, sản xuất nguyên phụ
liệu nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trên mỗi sản phẩm, cần chú tâm hơn đến đào tạo
nguồn nhân lực, từ công nhân có tay nghề cao đến kỹ sư thiết kế, tạo mẫu mốt sản
phẩm, thậm chí là cán bộ quản lý với phong cách làm việc quy chuẩn, chuyên nghiệp.
• Tìm mọi biện pháp để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh của hàng hoá.
• Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh
thị trường nội địa, thực hiện chuyển đổi phương thức để hạn chế và thoát thế gia
công.
• Từng bước áp dụng các tiêu chuẩn ISO: 9001, 14000, SA 8000 để nâng cao uy tín,
chất lượng hàng hoá, nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ vững các khách
hàng truyền thống. Chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường.
• Các DN cần xúc tiến đầu tư, thương mại thông qua các tổ chức quốc tế, tham
tán thương mại ở nước ngoài. Để khẳng định mình, không gì khác hơn là nhanh chóng
xây dựng thương hiệu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, đăng ký
bản quyền nhãn mác sản phẩm. Thực hiện liên kết các doanh nghiệp trên địa bàn để
mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng thực hiện đơn hàng lớn, thời gian giao
hàng ngắn.
• Ngoài việc đầu tư, đổi mới thiết bị hiện đại và đồng bộ, sản xuất nguyên phụ
liệu nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trên mỗi sản phẩm, cần chú tâm hơn đến đào tạo
nguồn nhân lực, từ công nhân có tay nghề cao đến kỹ sư thiết kế, tạo mẫu mốt sản
phẩm, thậm chí là cán bộ quản lý với phong cách làm việc quy chuẩn, chuyên nghiệp.

Trang 
60
• Nâng cao vai trò của Hiệp hội Dệt may trong việc cung cấp thông tin, điều phối
hoạt động, tránh các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
trong nước.
• Cơ chế giám sát dệt may phải minh bạch về thông tin: Để có cơ chế giám sát
một cách hiệu quả nhất, cần có cơ chế minh bạch, đặc biệt là thông tin về năng lực
sản xuất, lượng xuất khẩu hàng dệt may sang các th ị trường chính như Hoa Kỳ, Nhật
Bản Canada… và giá xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) cung cấp cho cơ quan chức
năng. Hiệp hội ngành hàng, các DN báo cáo cho Bộ Thương mại về năng lực sản xuất,
thực tế sản xuất, lượng hàng xuất...Từ những thông tin này VCCI sẽ công khai thông tin
về số C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) đã cấp để làm cơ sở cho cơ quan liên ngành
kiểm tra những trường hợp tăng đột biến về lượng xuất khẩu hoặc có dấu hiệu gian
lận thương mại.

3.2.3 Da giày:

• Phát triển công nghiệp sản xuất da và nguyên liệu sản xuất giày dép trong nước
để chủ động chuyển từ phương thức gia công sang xuất khẩu tự doanh, nâng cao hiệu
quả xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh về giá phục vụ thị trường tiêu dùng có thu
nhập trung bình và thấp.
• Đa dạng hóa sản phẩm giày dép để phục vụ cho nhu cầu của các dân tộc đa văn
hóa ở các nước trên thế giới: giày dép da, nhựa, cao su, hài thêu, giày bông, vải … giúp
cho chúng ta xây dựng chiến lược đẩy mạnh doanh số xuất khẩu giày dép trên thị
trường.
• Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh hoạt động các cụm công nghiệp đã
phê duyệt; xây dựng dự án tiền khả thi đối với các cụm công nghiệp khác; có cơ chế ưu
đãi vốn đầu tư cho từng dự án, từng loại hình đầu tư cụ thể.
• Huy động mọi nguồn lực của doanh nghiệp; sử dụng một phần vốn ngân sách
hoặc ODA cho các chương trình quy hoạch vùng nguyên liệu.
• Từng doanh nghiệp phải xác định thị trường chủ yếu để có chiến lược đầu tư và
tiếp thị phù hợp; chú trọng khâu thiết kế mẫu mã và quảng cáo sản phẩm; Nhà nước hỗ
trợ các trung tâm triển lãm hàng xuất khẩu trong và ngoài nước, cung cấp thông tin thị
trường, ký kết các thoả thuận ở cấp chính phủ.
• Quy hoạch các nhà máy thuộc da vào khu công nghiệp tập trung xa dân cư tránh
gây ô nhiễm và thuận tiện trong việc xử lý môi trường; khai thác năng lực thuộc da đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu.

3.2.4 Thuỷ sản:

Coi trọng nâng cao chấp lượng, hạ giá thành, đa dạng hoá mặt hàng, giữ vững các thị
trường truyền thống và mở rộng thêm thị trường mới, chú ý thị trường Trung Quốc là
thị trường lớn và ở gần nên có thể xuất khẩu nhiều loại thuỷ sản với số lượng lớn.
•Các doanh nghiệp cần liên kết, phối hợp nhiều hơn với người nuôi trồng thủy sản
để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu, cần liên kết,
phối hợp nhiều hơn với người nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu
thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu.

Trang 
61
•Ngoài việc tăng cường học tập về pháp luật, thông lệ mua bán, nét văn hóa của thị
trường thâm nhập..., các doanh nghiệp cần cùng nhau hợp tác trên tinh thần cộng đồng
để tạo nên sức mạnh tự bảo vệ và tăng sức cạnh tranh; coi trọng chữ tín, giữ gìn thanh
danh để thực hiện chiến lược phát triển lâu dài. Bởi vì thời gian qua, còn không ít doanh
nhân thiếu trung thực trong kinh doanh, thiếu ý thức đoàn kết đấu tranh với các tệ nạn
trong ngành như tệ ngâm, bơm tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.
•Hai là, doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm vững yêu cầu từng thị trường, nhất là
các quy định về an toàn vệ sinh chất lượng thủy sản, các mức giới hạn cho phép cũng
như quy trình thực hiện; cơ quan kiểm duyệt về chất lượng thủy sản Việt Nam và điều
kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Thủy sản Việt Nam đang xuất khẩu sang các thị
trường có điều kiện hơn mình về công nghệ, mức sống. Các nhà máy chế biến của
Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
•Ba là, để nâng cao sức cạnh tranh thị trường của hàng thủy sản nước ta, trong thời
gian tới, Bộ Thủy sản tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển; tiếp tục thực
hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh nuôi, trồng thủy sản làm
nguồn chính cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa;
đẩy mạnh cải tiến nghề nghiệp, công nghệ khai thác và bảo quản sau đánh bắt, nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Ngành chủ trương nuôi thủy sản
theo hướng sản xuất hàng hóa là một hướng đi quan trọng nhằm giảm dần khai thác
vùng biển gần bờ và chủ động nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Theo đó, một số
vùng sản xuất hàng hóa theo các nhóm sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu như tôm
sú, cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh với công nghệ nuôi mới, nuôi công nghiệp tuần hoàn
khép kín không thay nước, sử dụng thức ăn công nghiệp, dần sử dụng các chế phẩm
sinh học thay thế cho các hóa chất và thuốc phòng, chữa bệnh cho thủy sản dùng trong
nuôi trồng có ảnh hưởng đến môi trường.
•Bốn là, ngành thủy sản đang nỗ lực thực hiện nuôi sạch theo tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh quốc tế (GAP, HACCP); áp dụng các công nghệ và phương pháp quản lý để loại
bỏ việc dùng các hóa chất, thuốc kháng sinh bị cấm trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
Ðây được coi là một bước chuyển lớn của ngành thủy sản để bảo đảm yêu cầu vệ sinh
thủy sản ngay từ khâu nguyên liệu.
•Năm là, tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất
nguyên liệu với chế biến xuất khẩu nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh; giảm dần các yếu tố tự phát trong quá trình sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội
địa; đầu tư tăng năng lực chế biến mặt hàng có giá trị gia tăng cao, nhằm đáp ứng yêu
cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Làm tốt công tác xúc tiến thương
mại, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về thương mại quốc tế.
• Riêng nhóm sản phẩm cá ba sa :10 giải pháp phát triển bền vững nhóm sản phẩm
cá ba sa:
Đó là: thống nhất cách gọi tên cá; xây dựng tiêu chuẩn theo yêu cầu thị trường; xây
dựng mối liên kết dọc lấy nhà máy làm trung tâm; xây dựng các tổ chức cộng đồng
quản lý vùng nuôi; quy hoạch phát triển vùng nuôi tập trung; bảo vệ nguồn gen, cải
thiện chất lượng giống bố mẹ; chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp; nghiên cứu
ứng dụng vacxin và công nghệ sinh học; xây dựng thương hiệu quốc gia và hệ thống
phân phối; đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.

3.2.5 Gỗ:

Trang 
62
- Sở Công nghiệp và Ban quản lý các khu công nghiệp nên tiến hành rà soát các chính
sách khuyến khích đầu tư, tạo hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ
xuất khẩu tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường và đa dạng hóa các mặt hàng, nhanh
chóng thích nghi với yêu cầu của thị trường thế giới. Thực hiện một số biện pháp mang
tính tình thế trong giai đoạn hiện nay.
- Trong tình hình gỗ nguyên liệu trong nước ngày càng khan hiếm cả về số lượng và
chủng loại, việc nhập gỗ nguyên liệu gặp nhiều khó khăn ách tắc từ nước ngoài, giá
đầu vào nguyên liệu gỗ nhập tăng đột biến, tỉnh có chủ trương khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư trồng rừng trong nước và nước ngoài, nhất là liên kết trồng rừng nguyên
liệu tại Lào và Cam-pu-chia.
- Trước nhu cầu đa dạng, phong phú về mặt hàng của thị trường thế giới, cần
chuyển hướng một số doanh nghiệp chế biến các mặt hàng gỗ ngoài trời sang sản xuất
các mặt hàng gỗ nội thất. Ðiều này liên quan đến vốn đầu tư mở rộng nhà xưởng, công
nghệ mới, đào tạo công nhân kỹ thuật và thiết kế mẫu mã để đáp ứng yêu cầu các thị
trường.
- Tập trung chỉ đạo quy hoạch các khu công nghiệp trong đó ưu tiên phát triển tập
trung các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Từng bước, đa dạng hóa sử dụng
nguyên liệu gỗ đầu vào như gỗ nông nghiệp, gỗ vườn, gỗ ép công nghệ; đồng thời tìm
kiếm những mẫu mã mới có khả năng kết hợp sản phẩm gỗ với các loại nguyên liệu
khác nhằm giảm sức ép về nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
- Nhằm phát triển bền vững ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam, cung ứng kịp thời
cho thị trường ngoài nước những hợp đồng lớn, bảo đảm an toàn môi trường cũng như
tránh các hàng rào kỹ thuật chống phá giá, các doanh nghiệp cần liên kết trong việc tìm
nguồn hàng, trực tiếp tổ chức nhập khẩu, nhằm giảm chi phí, trung gian.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh có đất trồng rừng cần
thực hiện việc quy hoạch và cấp đất cho doanh nghiệp trồng rừng. Làm rõ trách nhiệm
của chủ rừng trong đó quy định cụ thể quyền lợi của người nhận, người trồng và bảo
vệ rừng với lợi ích thỏa đáng với công sức, vốn bỏ ra. Nhà nước cần quy hoạch rừng
thành KCN, giao cho doanh nghiệp, đăng ký diện tích rừng như các KCN chế biến gỗ.
Ðể doanh nghiệp thật sự gắn bó với rừng cần miễn thuế sử dụng đất trồng rừng, miễn
thuế tài nguyên hoàn toàn hoặc một phần, cho chủ rừng khai thác lâm sản phụ từ rừng
tự nhiên được giao. Miễn thuế nhập khẩu công nghệ thiết bị, máy móc chế biến gỗ
rừng đồng thời miễn thuế lợi tức cho các tổ chức kinh doanh trồng rừng.
- Cần khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư trồng rừng trong vùng có
nhà máy chế biến. Có biện pháp thích hợp ngăn chặn việc khai thác cây non vì cây lớn
có giá trị cao, lại tận dụng được cành ngọn cho công nghiệp giấy. Tập trung trồng rừng
theo phương thức thâm canh, tự túc nguồn nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế
biến xuất khẩu sản phẩm gỗ vào năm 2020; đồng thời, đẩy mạnh công nghệ chế biến
ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng.
- Hình thành ngay các trung tâm phân phối nguyên liệu gỗ hiện đại ở những vùng
sản xuất sản phẩm gỗ tập trung như Ðồng Nai, Bình Dương, Bình Ðịnh, Bắc Ninh.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư máy, thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chú ý đầu tư máy, công nghệ tự động hóa
vào những khâu sử dụng nhiều lao động phổ thông như khâu đánh bóng, phun sơn vừa
làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm.

Trang 
63
- Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại,
xây dựng thương hiệu đồ gỗ Việt Nam. Cho doanh nghiệp được quyền lựa chọn một
trong hai phương thức hỗ trợ xúc tiến thương mại, bằng việc hỗ trợ 0,01% kim ngạch
xuất khẩu của doanh nghiệp để tự tham gia hoạt động xúc tiến thương mại theo quy
định chung.

3.2.6 Hàng điện tử, linh kiện máy tính:

- Các doanh nghiệp trong ngành phải nghiên cứu để đưa ra được những sản phẩm
điện tử phù hợp với nhu cầu thị trường, giá cả cạnh tranh và đặc biệt là chất lượng
cao. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại cũng cần được chú ý với sự phối hợp và
giúp đỡ từ phía cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại. Để đạt được
những mục tiêu đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoặc các trung
tâm thương mại ở nước ngoài tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá
sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời,
Chính phủ cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành này,
đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc
gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt
Nam. Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển
công nghiệp điện tử.
- Nên xem xét để đưa thuế suất nhập khẩu MFN đối với linh kiện, phụ tùng điện tử
về bằng với thuế suất CEPT/AFTA để tạo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
sản xuất hàng điện tử.
- Thuế nhập khẩu linh kiện phải thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên chiếc. Linh kiện,
phụ tùng nào trong nước đang sản xuất được thì tăng (thuế) tối đa có thể được, đồng
thời giảm đến mức tối thiểu (0%) cho các linh kiện, phụ tùng không sản xuất được.
- Các doanh nghiệp cần có một quy hoạch, chiến lược ngành dài hơi để yên tâm đầu
tư. Đã có nhiều cảnh báo hội nhập đối với ngành điện tử là “cái chết được báo trước”
vì thiếu khả năng cạnh tranh, không có nền tảng vững chắc là công nghệ và nghiên cứu,
triển khai. Các doanh nghiệp phải tính đến đầu tư. Đầu tư phải có quy hoạch, các chính
sách đầu tư, chính sách thuế hỗ trợ cho quy hoạch.

3.2.7 Gạo:

Những loại gạo xốp, nở bán giá thấp nên hạn chế và dần dần thay thế bằng những
loại gạo dẻo, thơm. Thuyết phục nông dân trồng đúng phương pháp. Có thể bắt đầu
bằng cách các công ty kinh doanh tham gia vào việc hợp tác, hỗ trợ nông dân xây dựng
những chuỗi nông trường, chọn đất tốt, chọn giống, canh tác, kỹ thuật… làm ra những
loại gạo ngon tiêu biểu.
Xây dựng thương hiệu riêng và đưa ra bán ở các vùng đô thị trong và ngoài nước. Từ
đó khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, tạo dựng thương hiệu
uy tín từ chất lượng để nâng thu nhập trồng lúa lên cao hơn.
Nhà kinh doanh có thể cùng tham gia với nông dân, xây dựng thương hiệu cho hạt
gạo, bắt đầu bán từ trong nước rồi xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài; phát huy văn
hoá ẩm thực Việt Nam, sản xuất và chế biến những món ngon từ gạo: cơm tấm, bún,

Trang 
64
hủ tiếu, bánh tráng… để quảng bá với nước ngoài như cách làm của Nhật Bản, Hàn
Quốc: giới thiệu hàng trăm loại bánh làm từ gạo.
Cùng lúc, điều hành xuất khẩu gạo, tránh xuất khẩu quá mức gây ảnh hưởng đến
giá. một cách có khoa học, nhạy bén.
Mở rộng thị trường xuất khẩu là cần thiết, nhưng đừng quên thị trường nội địa
phong phú và hơn 83 triệu dân. Việc làm cấp bách là phải nâng cao chất lượng hạt gạo,
giúp nông dân tiêu thụ và thắng trên sân nhà. Xuất khẩu gạo là chuyện rất cần nhưng
muốn nông dân tìm đầu ra ổn định cho nông sản thì cũng không thể “hở lưng” trong thị
trường nội địa.
Chính phủ Việt Nam nên đầu tư mạnh vào công nghệ tưới, tiêu và khuyến khích
nông dân chọn phương thức sản xuất hiện đại nhằm nâng cao sản lượng lúa. Bên cạnh
đó, Chính phủ cũng tăng cường cải tiến hầm chứa thóc để có thể đảm bảo dự trữ lâu
dài đồng thời hỗ trợ các nhà xuất khẩu quảng bá thương hiệu nhằm tạo niềm tin cho
khách hàng trên thị trường quốc tế về chất lượng và tiêu chuẩn gạo của Việt Nam.

3.2.8 Cao su:

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp chế biến cao su tại Việt Nam còn ít, khả năng
cạnh tranh còn chưa cao, các nhà sản xuất cao su việt Nam cần được tạo điều kiện để
hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để liên doanh, liên kết xây dựng các nhà máy chế
biến mủ cao su để tạo ra cao su chế biến có chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu sản
phẩm, tạo điều kiện dịch chuyển thị trường từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh.
Nhập khẩu các máy móc, công nghệ, kỹ thuật chế biến cao su tại Việt Nam,
chuyển giao công nghệ giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà sản xuất.

3.2.9 Cà phê:

- Đào tạo nguồn nhân lực cho cà phê, từ lĩnh vực sản xuất, trồng trọt, chế biến, đến
nghiệp vụ kinh doanh, xúc tiến thương mại, xuất khẩu, để cà phê Việt Nam khỏi bị
thua thiệt và mất uy tín trên thị trường quốc tế.
- Nhà nước cần đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, để tập hợp nông dân
vào hợp tác xã kiểu mới hoàn toàn tự nguyện.Chỉ có đổi mới tổ chức sản xuất, nông
dân mới có điều kiện tiếp thu đồng đều kỹ thuật mới, tiếp cận thị trường trong và
ngoài nước, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá trị hàng hoá cao.
- Giảm diện tích cà phê, chỉ giữ lại qui mô diện tích hợp lý dựa theo những công
trình điều tra, nghiên cứu, qui hoạch giành quỹ đất cho cây cà phê dưới 170.000 ha, chủ
yếu là những địa bàn được xác định rất thích hợp về đất đai, khí hậu, nguồn nước.
Giảm diện tích vùng đất xấu (dốc cao, thiếu nước, trồng cây khác hiệu quả hơn…),
chọn trồng giống mới, tốt, trẻ hóa vườn cà phê già cỗi, hướng đến sản xuất theo hướng
hữu cơ, an toàn. Đa dạng hóa cây trồng, phá thế độc canh, nắm vững kỹ thuật canh tác.
Giảm phân bón vô cơ, tăng phân hữu cơ, hạn chế dùng thuốc hóa học, trồng cây che
bóng với vườn lớn (đối với vườn cà phê có diện tích nhỏ nông dân có thể trồng xen cây
ăn trái thích hợp), thu hái trái già, sơ chế bảo quản hạt tuân theo yêu cầu kỹ thuật. Biết
điều chỉnh vườn cà phê tăng năng suất khi giá lên cao và giữ năng suất trung bình khi giá
xuống thấp (điều khiển từ việc tưới nước, bón phân). Cần đặt lên hàng đầu việc loại

Trang 
65
bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo những lô hàng chất lượng, an toàn
mới nâng cao uy tín cà phê Việt Nam.
- Việc cần phải làm là tìm công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong đó
giảm thiểu đầu tư vào phân hoá học, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới để đạt một năng
suất không phải là cao nhất nhưng có mức lợi nhuận tốt nhất. Ngành cà phê Việt nam
cũng quan tâm khuyến cáo các nhà sản xuất sử dụng nhiều phân hữu cơ thay cho việc
dùng nhiều phân hoá học lâu nay coi đó là một phương hướng tiến bộ trong kỹ thuật.
- Có kế hoạch và chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những diện tích cà
phê không thích hợp sang những cây trồng khác phù hợp, mang lại hiệu quả về kinh tế
lẫn môi trường, xã hội, đồng thời tổng kết các mô hình chuyển đổi, hoặc trồng xen các
loại cây ăn quả trong vườn cà phê để nhân rộng mô hình. Cần có cơ cấu giống cà phê
phù hợp, trong đó ngoài giống cà phê vối là chủ lực còn phát triển thêm cà phê chè, cà
phê mít.
- Các dạng sản phẩm từ cà phê xô đến các dạng thành phẩm đều phải có chất lượng
cao, luôn ổn định. Tìm mọi biện pháp để không ngừng hạ giá thành trong quá trình sản
xuất, nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất (tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh,
trồng xen cây đậu đỗ các loại, phân xanh ở chung quanh bờ lô, giảm lượng phân bón
hoá học..).
- Tôn trọng hệ sinh thái tổng hợp theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê, nhất là phải
trồng cây đai rừng chắn gió, che bóng, cây che phủ mặt đất để điều hoà ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm, giảm tốc độ gió, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất...
- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị công nghệ từ sân phơi, nhà
kho, các cơ sở chế biến. Xây dựng chính sách giá cả trong thu mua sản phẩm với
nguyên tắc: chất lượng cao, trả giá cao, chất lượng thấp thì trả giá thấp, thậm chí
không thu mua.
- Các doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh cà phê đẩy mạnh công tác tiếp thị,
quảng bá, giới thiệu các dạng sản phẩm, thương hiệu cà phê rộng rãi trên thị trường
trong, ngoài nước. Các nhà sản xuất kinh doanh xuất khẩu quan tâm giải quyết một
cách đồng bộ bằng những kế hoạch triển khai, nhất là về khâu tổ chức, kiểm tra, bước
đi cụ thể nhằm có cơ sở để tạo ra một nền sản xuất kinh doanh bền vững trong sản
xuất cây cà phê- một thế rất mạnh của tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ hội nhập.
- Quan tâm đến thị trường kỳ hạn (Futures Market). Tức là mua bán hàng hóa sẽ
được giao và thanh toán ở một ngày nhất định trong tương lai theo giá thỏa thuận hiện
tại. Để hạn chế những rủi ro trong quá trình giao dịch mua bán trên thị trường, việc
tham gia thị trường kỳ hạn là cần thiết và sử dụng phương thức chốt giá bảo vệ như
một công cụ tài chính để giảm thiểu rủi ro nhằm tránh dao động về giá là biện pháp tích
cực cho các DN mua bán cà phê trên thị trường hiện nay. Để hạn chế thua lỗ, giảm
thiểu rủi ro khi giá dao động, cách tốt nhất là DN phải học hỏi, nghiên cứu sâu thị
trường và phân tích kỹ thuật, có chiến lược rõ ràng trong kinh doanh bằng cách sử dụng
thị trường kỳ hạn và thị trường quyền chọn (option); lập kế hoạch kinh doanh tốt, quản
lý tốt và nhạy bén trong mọi trường hợp.
- Để tiếp tục giữ vững vị thế của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế
giới ngoài định hướng lớn trong chiến lược của ngành cà phê đề ra như: Tập trung công
tác nghiên cứu triển khai kế hoạch chợ đầu mối và sàn giao dịch cà phê; Chính phủ xem
xét quan tâm đầu tư cho ngành cà phê, có chiến lược phát triển ngành cà phê trong từng
giai đoạn cụ thể về sản xuất, chế biến, tiêu thụ; Dành kinh phí xúc tiến thương mại

Trang 
66
hàng năm cho ngành cà phê để tập trung cho công tác đào tạo, đặc biệt là cán bộ phân
tích, dự báo thị trường giá cả; Vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm, chứng chỉ
quản lý chất lượng sản phẩm là một yêu cầu cấp thiết
- Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng: Sản
xuất cà phê hữu cơ là một phương hướng của ngành cà phê Việt nam, cần được quan
tâm. Tiềm năng để sản xuất cà phê hữu cơ lớn vì phía Bắc Việt nam có một vùng núi
rộng lớn điều kiện khí hậu thích hợp cho cà phê Arabica sinh trưởng phát triển. Đồng
bào dân tộc thiểu số ở đây ít sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu. Đó là điều kiện
thuận tiện để phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Thu nhập từ cà phê hữu cơ cao hơn sẽ
khuyến khích nông dân tham gia sản xuất mặt hàng này. Vấn đề ở đây lại là việc cấp
chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ làm sao cho thuận tiện và có hiệu quả
cho nông dân. Việt nam cũng có nhiều vùng có khả năng sản xuất cà phê thơm ngon.
Nếu có chủ trương tổ chức sản xuất tốt cộng với chế biến tốt hoàn toàn có thể đưa ra
thị trường những mặt hàng cà phê hảo hạng như cà phê Buôn Ma Thuột.
- Phát triển một ngành cà phê bền vững: Đây là một vấn đề mà ngành cà phê Việt
nam phải cố gắng trên nhiều lĩnh vực từ khâu áp dụng những kỹ thuật sản xuất nông
nghiệp tiên tiến đến công nghệ chế biến tiên tiến, đưa ra thị trường nhiều chủng loại
sản phẩm mới, phát triển sản xuất nhiều loại cà phê hảo hạng, cà phê hữu cơ...

3.2.10 Hồ tiêu:

Về phía nhà nước


- Chính phủ tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển ngành hạt tiêu: cần đề ra luật
để đám bảo cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, tạo sự tin tưởng cho khách
hàng khi sử dụng hạt tiêu Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sở khoa học công nghệ
và môi trường tỉnh, thành phố cần phối hợp với Cục xúc tiến Thương mại hỗ trợ doanh
nghiệp một phần kinh phí thực hiện tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical
Control Points) - tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn đã được Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm chấp nhận.
- Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác vào khâu tạo giống, kỹ thuật trồng và
chế biến hạt tiêu đạt chuẩn quốc tế để gia tăng xuất khẩu hạt tiêu giá trị gia tăng, chất
lượng cao.
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và xây dựng hệ thống tổ chức quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương.
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
bao gồm các bộ phận quản lý, kiểm nghiệm và thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn
thực phẩm từ trung ương đến địa phương và các Bộ, ngành liên quan.
- Đẩy mạnh công tác thông tin và giáo dục – truyền thông về vệ sinh an toàn thực
phẩm tại cộng đồng.
- Lập bản đồ quy hoạch phát triển vùng trồng tiêu để ngành có thể phát triển bền
vững, tránh tình trạng khi giá tăng thì nông dân ồ ạt đổ xô vào trồng tiêu còn khi rớt giá,
nông dân lại chặt phá dẫn tới nguồn hàng xuất khẩu không ổn định. Do đó nhà nước
cũng cần có những biện pháp để điều tiết thời điểm bán hàng nhằm duy trì, ổn định giá
hạt tiêu góp phần ổn định quan hệ cung - cầu trên thị trường, đồng thời, tăng cường

Trang 
67
việc cung cấp thông tin về giá cả, thị trường để các doanh nghiệp và người trồng hạt
tiêu nắm được diễn biến thị trường.
Về phía Hiệp hội
- Đẩy mạnh công tác thị trường, xúc tiến thương mại: Thực hiện các cam kết với
lãnh đạo các nước ASEAN, các nước Châu Á Thái Bình dương –APEC và tổ chức
thương mại quốc tế- WTO về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường, kinh doanh xuất nhập
khẩu, phối hợp các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng
và quản lý chất lượng hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ
thương hiệu hàng hóa.
- Phối hợp với các địa phương để tăng cường, nâng cao chất lượng công tác khuyến
nông, gắn tiến bộ khoa học công nghệ với sản xuất, chế biến và bảo quản hàng hóa.
- Tổ chức hội thảo, tổng kết những mô hình đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh
giỏi, nhân rộng điển hình.
- Quan hệ thường xuyên tạo mối gắn kết giữa các Bộ ngành chức năng giữa chính
quyền, các đơn vị chuyên môn các cấp ở các tỉnh, thành. Có hình thức liên kết với ngành
tài chính, các ngân hàng để tạo đủ vốn cho người sản xuất, nhất là ở những vùng sản
xuất hàng hóa tập trung, đủ vốn cho các doanh nghiệp để thu mua, chế biến, tạo đủ
chân hàng để chủ động ký kết hợp đồng xuất khẩu, nhằm phát triển sản xuất kinh
doanh ngành hàng ngày càng có hiệu quả tốt hơn.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình công tác của ngành, đề xuất những chủ
trương, giải pháp, dự án mới, trình chính phủ, Bộ ngành chức năng, để chỉ đạo, hỗ trợ
ngành hàng phát triển ổn định, bền vững có hiệu quả trong bối cảnh nước ta đã hòa
nhập vào tổ chức thương mại quốc tế.
Về phía doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hàng đầu đến xây dựng các tiêu chuẩn
quản trị chất lượng tại doanh nghiệp mình như ISO 9000, HACCP, GMP, ISO 14000…
vì đây là những giấy thông hành để các doanh nghiệp bước chân vào các thị trường
nước ngoài một cách dễ dàng.
- Tập trung đổi mới hệ thống thiết bị máy móc, nâng cao trình độ công nghệ sản
xuất từ vốn tích lũy của doanh nghiệp, vay từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, từ nguồn tín
dụng ưu đãi của nhà nước hay kêu gọi liên doanh liên kết. Tuy nhiên cần lưu ý tránh
nhập khẩu thiết bị công nghệ quá cũ, lạc hậu mà nên nhập khấu các thiết bị hiện đại,
tiên tiến.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp hợp lý, trình
độ cao sẽ tác động mạnh đến chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường gia công, hợp tác đầu tư hoặc nhập khẩu công nghệ chế biến tiêu giá
trị gia tăng nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ thuật cũng như công nghệ chế biến.
- Đầu tư và giám sát trực tiếp hệ thống trồng và chăm sóc tiêu nhằm kiểm soát được
nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao.
- Khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết giữa người trồng tiêu và các nhà chế
biến để duy trì tính ổn định trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, tránh tình trạng nhà
chế biến thiếu nguyên liệu trong khi nông dân không bán được hàng.
- Lãnh đạo doanh nghiệp phải xây dựng những giá trị chất lượng vì khách hàng, phải
trực tiếp tham gia vào việc hoạch định chất lượng , xây dựng các hệ thống và biện pháp
để vươn lên không ngừng, thúc đẩy sự tham gia và tính sáng tạo của mọi nhân viên.

Trang 
68
- Muốn kiểm soát được chất lượng hạt tiêu, cần phải kiểm soát được chất lượng
nguyên liệu và các yếu tố đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình chế biến. Đó là hai
khâu cơ bản nhất cần được tập trung kiểm soát hàng ngày.
Về phía người nông dân
Người nông dân nên trồng nhiều loại cây để giảm sự phụ thuộc vào chỉ một loại
hàng hóa như tiêu và cần tăng cường sự ổn định của mặt hàng này.
Những nỗ lực để giảm chi phí sản xuất và diệt trừ sâu bệnh gây hại nghiêm trọng
như bệnh thối rễ, bệnh vàng lá… nên từng bước được đẩy mạnh thông qua sự mở rộng
và đổi mới công nghệ. Ngoài các chương trình và hoạt động định hướng thị trường ra,
các đại lý buôn bán hạt tiêu và người nông dân trồng tiêu cần phải xem xét tính đàn hồi
của nông dân với các điều kiện thị trường.
Chỉ nên trồng tiêu trên đất bazan có đủ nước tưới, mật độ thích hợp là 1.200-1.250
nọc/ha. Nên sử dụng phân tổng hợp chuyên dùng cho tiêu hoặc phân hữu cơ ủ hoai, phân
hữu cơ sinh học…, chỉ nên dùng phân vô cơ 15-20% so với lượng sử dụng phù hợp tuổi
của tiêu. Ứng dụng phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp IPM, chủ động phòng trừ sâu
bệnh hại. Để giảm bớt chi phí, nông dân nên trồng tiêu bằng choái sống hoặc choái xi
măng, trồng cây chắn gió.
Để sản xuất tiêu sạch, an toàn và chất lượng cao phục vụ xuất khẩu đáp ứng được
các tiêu chuẩn xuất khẩu, người nông dân cần lưu ý
- Sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật theo hướng IPM và sinh học.
- Thực hiện tốt khâu kỹ thuật sau thu hoạch, bảo quản chế biến.

3.2.11 Hạt điều:

Để cạnh tranh được, ngành điều Việt Nam phải tổ chức lại sản xuất, đầu tư công
nghệ, thiết bị để giảm lượng lao động thủ công. Các doanh nghiệp nên chú trọng và
kiểm soát tốt hơn nữa về cung cầu; tổ chức hệ thống thu mua, chế biến điều có hiệu
quả hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm,
đến tiêu chuẩn và hệ thống chất lượng trong sản xuất và chế biến điều. Xây dựng
thương hiệu và quảng bá tiếp thị cũng là một trong các nhân tố ngành điều nên chú ý
nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn trong tương lai.
Đổi mới công nghệ chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành
điều chú trọng để tạo dựng và giữ vững thương hiệu hạt điều Việt Nam trên thị trường
thế giới.
Để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cần phải nhanh chóng đổi mới thiết bị, tiếp tục
cơ cấu lại sản xuất để sử dụng lao động nông nhàn ở nông thôn; nhập khẩu thêm điều
thô từ bên ngoài; coi trọng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vững chất
lượng sản phẩm; giao hàng đúng hạn, đảm bảo uy tín với khách hàng.

Trang 
69
KẾT LUẬN

Qua tất cả những vấn đề được trình bày liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam như
trên chúng ta có thể tin rằng trong những tháng tới triển vọng tăng xuất khẩu là rất khả
quan do nhiều mặt hàng có lượng xuất khẩu tăng, và đặc biệt là tăng về giá như cà phê,
gạo, cao su, hạt tiêu, thuỷ sản, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, dây điện và cáp điện... Tuy
nhiên, cũng còn không ít khó khăn có thể gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của chúng ta.
Để bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2007, trong những
tháng còn lại của năm, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ. Trong đó, tập trung vào
một số giải pháp chính gồm: tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng thúc đẩy xuất khẩu tăng về
lượng, chú trọng phát hiện các mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng
tăng trưởng lớn để tập trung đầu tư. Động viên mọi thành phần kinh tế làm hàng xuất
khẩu thông qua: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo các
nhóm chính sách, đầu tư cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất

Trang 
70
khẩu như bến cảng, kho tàng... đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu.



Trang 
71

You might also like