You are on page 1of 10

30 Tháng Tư, người lính nghĩ gì?

11 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 đài


phát thanh Sài Gòn đã phát thanh lời kêu gọi
buông súng của Ðại Tướng Dương Văn Minh.
Lời tuyên bố này đã làm cho dân chúng cả ba
miền Nam, Trung, Bắc bàng hoàng sửng sốt.
Một màu đen tăm tối đã phủ xuống đất nước
Việt Nam.
Khi lệnh đầu hàng phát đi từ Dinh Ðộc Lập và
những tiếng xích sắt của T.54 nghiến trên các
nẻo đường tiến vào thủ đô Sài Gòn của Việt
Nam Cộng Hòa, chính lúc đó có những người
lính VNCH đã tự bắn vào đầu, đã tự ôm nhau
cùng rút chốt lựu đạn tự sát để khỏi bị rơi vào
tay giặc thù Việt Cộng.
Họ là những anh hùng của dân tộc trong quan
điểm nếu không giữ được nước, không bảo vệ
được đồng bào của mình thì phải chết vinh
còn hơn là sống nhục.
Những hoạt cảnh bi thảm của ngày 30 tháng 4
từ ba mươi ba năm trước đã “Hạ Màn Của Sân
Khấu Chính Trị” Việt Nam Cộng Hòa.
Người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
khi trước chỉ vì ba chữ: “Tổ Quốc-Danh Dự-
Trách Nhiệm”, tôn trọng quân phong quân kỷ
và tuân theo quân luật, nên người lính Việt
Nam Cộng Hòa luôn luôn sẵn sàng và hãnh
diện chiến đấu cho Màu Cờ, Sắc Áo để giữ
vững vùng đất Tự Do, Dân Chủ của VNCH và
bảo vệ đồng bào của mình.
Vì cuộc chiến miễn viễn này, người lính
VNCH ít khi nào có đủ thì giờ để bình tâm suy
nghĩ đến những hoạt cảnh chính trị, để kịp
nhận định thời cuộc về đất nước.
Vì thế vai trò của người lính VNCH vì thế đôi
khi đã bị bạc đãi một cách bất nhân và thiếu sự
đánh giá khách quan của đồng bào là những
người khán gỉa đã dự khán vở Bi Trường Kịch
chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt
của những tay phù thủy đạo diễn chính trị. Kế
đó là những ngòi bút thiếu lương tâm khi viết
bôi nhọ lên sự chiến đấu của người lính
VNCH.
Sự lơ là của đồng bào khi nhìn về sân khấu
trình diễn tấm thảm kịch Chiến Tranh Việt
Nam đã không sử dụng hết quyền phán xét của
mình trong khi dự khán.
Trong khi đó những diễn viên chính là những
người Chiến Sĩ VNCH đã và đang xả thân giữ
từng tấc đất, bảo vệ đồng bào của mình đã bị
các diễn viên phụ là người lãnh đạo, là người
lên kế hoạch, là người cố vấn chính trị và
người làm Tổng Tham Mưu Trưởng của mình
vì thiếu nhạy cảm, thiếu đầu óc sáng suốt
trong trận tranh hùng qua bàn cờ quốc tế. Vì
thế những diễn viên phụ ấy đã làm lu mờ, đã
làm cho danh dự của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH
bị chà đạp chết một cách tức tưởi...
Máu của các diễn viên chính, những người
lính VNCH đã đổ xuống trên quê hương Việt
Nam chưa chấm dứt ở ngày 30 tháng 4 năm
1975, mà vẫn còn tiếp tục đổ xuống sau đó
trong các lao tù Cộng Sản Miền Bắc, trên
chặng đường vượt biên tìm Tự Do.
Những tay đạo diễn ngoại bang và những diễn
viên chính trị phụ của Việt Nam Cộng Hòa và
Cộng Sản Bắc Việt vẫn đang cố gắng dựng lại
vở Bi Hài Kịch này dưới một danh từ mới:
“Hòa Hợp Hòa Giải - Hãy Xếp Lại Chuyện
Quá Khứ Ðể Nhìn về Tương Lai...” những từ
ngữ đao to búa lớn, mỹ miều này đang quảng
cáo rầm rộ để làm nhạt phai đi ngày mà chúng
ta gọi là Quốc Hận 30 tháng 4.
Trên quan điểm đoàn kết là sức mạnh, người
lính VNCH chúng tôi minh định không đứng
trong bất cứ một phe phái hay đảng chính trị
nào.
Những tranh chấp tị hiềm có tính cách cá
nhân, đảng phái người Lính VNCH không
màng tới. Mà không những thế người lính
VNCH còn cho đó là những âm mưu xảo trá
của cộng sản qua đường lối tuyên vận tại hải
ngoại bằng nghị quyết 36 từ Bộ Chính Trị
đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm phá nát tiềm
năng chống cộng của mọi người quốc gia chân
chính nói chung và của tập thể anh em chiến sĩ
VNCH nói riêng.
Ðây là mối hiểm họa rất tai hại giống như
những “Trái Lựu Ðạn Ngôn Ngữ” mà Cộng
Sản Việt Nam đang mượn bàn tay bọn nằm
vùng, bọn đón gió trở cờ, tầng lớp trí thức
chính trị xa lông đang ném và cho nổ tung vào
cộng đồng người Việt Tị Nạn Cộng Sản.
Trước khi vở kịch mới đang diễn xuất, người
viết chỉ muốn quý đọc giả, quý chiến hữu
trong Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa
khi trước phải giành lại thế đứng của mình sau
30 năm tập dợt lại, bên cạnh những học hỏi, cố
gắng của những diễn viên trẻ bắt đầu nhập
cuộc. Chúng ta phải thuần thục vai trò và trách
nhiệm của từng diễn viên ngõ hầu làm cho vở
kịch mới “Ðường Về Quê Hương”này phải
được sự ủng hộ nhiệt tình của khán thính gỉa
là những đồng bào của chúng ta từ hải ngoại
đến quốc nội. Cũng như làm thức tỉnh những
phù thủy đạo diễn phải kinh ngạc về sự thực
hiện vai trò diễn viên chính của chúng ta.
Vì chính lề lối suy tư và hành xử tự tôn, tự
mãn, mục hạ vô nhân của những người đạo
diễn chính trị này đã phá vỡ mọi nỗ lực kết
hợp từng bị trì hoãn trong công cuộc vận động
mang lại sự Tự Do và Dân Chủ cho đất nước
Việt Nam. Cũng những người này tự coi minh
là người lãnh đạo có khả năng, nhưng thật ra
họ chỉ là những chuyên viên chính trị xa lông
tiếp tục muốn tự giam cầm trong các khuôn
đúc cũ theo kiểu “Sông Lạch” của xã hội nông
nghiệp, và đã làm che khuất đôi mắt nơi họ về
thứ viễn kiến “Ðại Dương” tối cần thiết trong
kỷ nguyên mới hiện đại.
Vì bất hạnh của biến cố 30 tháng 4 năm 1975
cho đến nay đã là 33 năm. Nhưng cũng là một
cơ may để cho gần một triệu người Việt Nam
đang quen nếp sống chậm tiến được viễn du
trong thập tử nhất sinh, xuất dương tìm học
những điều văn minh mới trong đó có thêm
tầng lớp thế hệ thứ hai, thứ ba đang cố gắng
với chúng ta trên con đường đấu tranh đòi hỏi
Tự Do Dân Chủ và sẵn sàng về xây dựng đất
nước sau khi có bầu cử tự do dưới sự giám sát
của quốc tế.
Những người Chiến Sĩ VNCH chúng tôi nhận
thức rằng, công cuộc Kháng Chiến không thể
thành công với sự lãnh đạo của vài ba quân
nhân chuyên nghiệp già nua, của những chính
khách xa lông một thời vang bóng, trí thức
biển lận đang tiếc nuối quyền lực chưa chịu
thức tỉnh với kiến thức khoa học và siêu tốc độ
như hiện nay.
Công cuộc phục quốc đòi hỏi phải được lãnh
đạo, quản trị một cách tối tân với những kế
hoạch, sách lược chính trị, kinh tế, kỹ thuật
tinh vi và dài hạn. Như vậy chỉ còn trông cậy
vào giới trẻ có tài và thực tâm đóng góp với
cha anh...
Phục hoạt đất nước theo chiều hướng kháng
chiến phục quốc không thể được lãnh đạo theo
kiểu hội kín cổ xưa. Mà phải được theo lối
điện toán hóa, chuyên môn hóa, kỹ thuật hóa.
Lãnh tụ không thể là một người. Mà lãnh tụ
phải là một tập đoàn Ða Năng Ða Hiệu, biết
Cư An Tư Nguy cho người dân , biết Tự
Thắng Ðể Chỉ Huy, biết Vì Dân... Có thế mới
mong canh tân đất nước, mới bắt kịp được sự
tiến bộ của các nước khác trên thế giới.
Người lính VNCH hôm nay không chống
cộng theo kiểu thập niên 30-40, không tố cộng
theo kiểu thập niên 50-60, cũng như không
chống cộng theo kiểu máy móc của nửa thập
niên 1970-75, theo lối kháng chiến 5-7 người
tại Thái Lan vào những năm giữa thập niên 80.
Tất cả hiện nay đều là những sự xa vời thiếu
thực tế đối với chính trường và ngay cả chiến
trường cũng vậy.
Vấn đề căn bản đặt ra cho người lính VNCH
còn yêu nước hiện nay là phải nghĩ gì, hành
động ra sao cho thích nghi, để ra khỏi những
con lạch, con sông hạn hẹp thì mới tiến tới đại
dương của vận hội mới được. Với hoàn cảnh
đấu tranh mới cho sự đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ
cho đất nước rút ngắn lại con đường phục hồi
xứ sở, chúng ta những người lính VNCH còn
hiện diện nơi đây hãy cùng nhau cúi đầu tưởng
niệm những anh lính, chiến sĩ và đồng bào đã
hy sinh vì lý tưởng Tự Do đã vị quốc vong
thân.
Sau ba mươi ba năm vở trường kịch cộng sản
rồi cũng phải chấm dứt bởi sự hạ màn. Vở
kịch diễn trong ba mươi ba năm qua trên đất
nước Việt Nam cũng như ở hải ngoại có gì gọi
là mang lại hạnh phúc cho đồng bào hay
không? Dở như thế nào? Nội dung có được
nhiều người khen hay chê ra sao? Và những
đoàn kịch hát “Live” sẽ tồn tại như thế nào khi
đất nước chúng ta có Tự Do-Dân Chủ thật sự
trở lại.
Chúng ta hãy tạm khép kín nỗi buồn riêng tư,
để đêm đêm chúng ta không còn phải khắc
khoải u sầu vì đời của người lưu vong. Chúng
ta hãy nhìn thẳng vào đại sự để nhận lấy vị trí
diễn viên khiêm nhường của chính mình trong
công cuộc chung mà mọi người khi còn tấm
lòng nghĩ về đồng bào, về quê hương Việt
Nam bên kia bờ Thái Bình Dương.
Viết cho mùa tưởng niệm 30 tháng 4.

Phạm Lễ, BMD


Người lính mang số quân 700426
KBC.4339. CTF.228

You might also like