You are on page 1of 10

TỰ DO TÀI CHÍNH

Nếu bạn nghĩ rằng con đường dẫn tới an toàn tài chính của bản thân bạn là như thế này….
Đến trường, tốt nghiệp, có công ăn việc làm tại một công ty tốt, tiết kiệm để chuẩn bị cho việc nghỉ
hưu sau này, du lịch và tận hưởng những tháng năm vàng ngọc của mình, thì có lẽ bạn sẽ bị bất
ngờ lớn, một bất ngờ mà nó chỉ xảy ra khi mọi thứ đã quá muộn.
Bất ngờ đó chính là…chỉ có khoảng 5% số người theo cách trên có thể nghỉ hưu một cách
sung túc, không lo âu gì về tài chính. 95% số người còn lại - những người có dự định tốt đẹp cho
tương lai của mình, làm việc chăm chỉ, không dám lơ là – thì nay phải nghỉ hưu và sống dựa vào
những đồng lương hưu ít ỏi hay sự hỗ trợ từ phía gia đình, người thân của họ.
Nếu bạn không tin điều đó, thì bạn hãy nhìn lại xung quanh mình mà xem. Hãy nhìn những
người bạn biết đã nghỉ hưu hay sắp nghỉ hưu ấy. Bao nhiêu người trong số họ là an toàn về tài
chính? Và nếu bạn biết được bất cứ người nào đã đạt được tình trạng an toàn về tài chính thì họ
thường là những người làm chủ, có công ty riêng. Và trừ khi bạn là một trong số những ca sĩ nổi
tiếng, con của những tỉ phú, được thừa hưởng tài sản khổng lồ từ trên trời rơi xuống,... nếu không
thì bạn chỉ có một cách để được tự do về tài chính, đó là làm chủ (Be your own boss).
Điều này nghe có vẻ như là phải có một núi công việc phải hoàn thành, bạn nhỉ. Đúng vậy,
có rất nhiều điều bạn phải học hỏi và luyện tập. Nhưng với sự phát triển của công nghệ ngày nay
thì điều đó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Kế hoạch cũ trong thời đại mới:
Trong những năm đầu của thế kỉ 19, có một phần nhỏ số người đạt được tự do tài chính
nhờ đi làm và sống tiết kiệm. Họ làm việc khoảng 40 năm hay nhiều hơn, chắt chiu dành dụm, và
nghỉ hưu ở tuổi 65 với nhiều tiền rủng rỉnh trong túi. Đây là kế hoạch vì mục tiêu giàu có và sung
túc được mọi người tán thành và thực hiện trong suốt thể kỉ 20, nhưng có một vấn đề rõ ràng mà
hầu như không ai thảo luận, hay nói đúng hơn là không dám thảo luận. Đó là vấn đề về tuổi thọ.
Đến cuối thể kỉ 20, giữa những năm 1980 và 1998, khi mà tuổi thọ trung bình của thế giới đã tăng
lên, thì mọi người cũng chỉ mong là mình có thể sống được đến tuổi 67 mà thôi.
Bạn làm thử một phép tính nhỏ xem. Đúng vậy, bạn chỉ có 2 năm (67-65 = 2) để tận hưởng
những thành quả mà mình đã làm ra trong suốt cuộc đời làm lụng và tiết kiệm vất vả. Nếu bạn hỏi
tôi thì tôi sẽ nói đó không phải là một kế hoạch tốt. Rốt cuộc thì sống tiết kiệm cả đời để rồi chỉ có
một khoảng thời gian ngắn ngủi mà tận hưởng thì có nghĩa lí gì. Đến bây giờ, thời kì đầu của thế kỉ
21, khi mà tuổi thọ trung bình đã tăng lên, thì cái kế hoạch cũ kĩ kia mà tôi hay gọi là kế hoạch 40-
40-40 (Làm việc 40h/ tuần trong 40 năm để rồi nghỉ hưu với 40 triệu đồng trong tài khoản ngân
hàng) coi ra vẫn còn nguyên hình hài và ảnh hưởng tới hàng triệu triệu người.
1
ĐỘC LẬP VỀ TÀI CHÍNH

Hôm nay tôi lang thang ghé đọc một blog trong đó có bài viết về độc lập về tài chính. Tôi
cũng đã đọc một vài cuốn sách hay bài viết như thế này. Nhưng có lẽ tôi cần nhận thức rõ hơn. Tôi
viết lại bài viết đó nhưng với liên hệ với chính bản thân mình.
Có lẽ đối với nhiều người, độc lập về tài chính chỉ đơn giản là không phụ thuộc vào người
thân, không phải nhờ họ thanh toán những hóa đơn thường ngày. Với một số khác, độc lập là
không phải mắc nợ. Tuy nhiên, với một số người khác nữa thì đó còn là tự do không phải làm việc
để có thu nhập.
Trên đây là những định nghĩa cụ thể trong những thời điểm khác nhau của cuộc đời và một
vài người sẽ lấy đó là mục tiêu của mình. Hãy xem thử:
TỰ DO KHÔNG PHỤ THUỘC TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI THÂN
Nhiều người trẻ khoảng 18-19 cho đến cỡ 25 thường có được sự tự do này khi họ tốt
nghiệp, nhận bằng, tìm việc và có thể sống độc lập khỏi cha mẹ.
Với nhiều người đó là sự độc lập về tài chính. Họ cố gắng nỗ lực là chính mình, không phụ
thuộc vào bất cứ ai xung quanh mình, họ có thể đứng vững trên đôi chân của mình hay người Việt
mình có câu "đủ lông đủ cánh".
Tôi cũng có lẽ đạt được mục tiêu này khoảng năm 23 tuổi tức là lúc mới ra trường. Tuy
đồng lương chỉ vẻn vẹn vài đồng, nếu so với các vị lãnh đạo ngay trong văn phòng thì cũng chẳng
thấm là bao, nhưng vớ số tiền lương nhỏ này tôi có thể chi trả những chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Công việc tuy nhàm chán và không có mấy tương lai, với những khoản thu nhập hàng tháng, tôi có
thể sống mà không phụ thuộc vào gia đình chí ít là sống cho bản thân mình.
Đây có lẽ cũng là mong muốn của các bậc cha mẹ cho con cái của họ, một công việc ổn
định.
Đặt làm mục tiêu
Nếu bạn có thể sống nhiều tháng mà không phải vay mượn hay nhận những khoản tiền trợ
cấp mà cha mẹ gởi cho thì bạn đã được được mục tiêu này. Nói chung, nó đòi hỏi một công việc
đàng hoàng, không bỏ việc ngang xương và thêm một chút ham muốn sống tự lập.
TỰ DO KHÔNG PHỤ THUỘC TÀI CHÍNH VÀO CHỦ NỢ
Khi bạn không có khoản nợ nào thì bạn có được cái sự tự do này. Không phải thế chấp,
không vay tiền để đi học, không phải trả góp mua xe, không gì hết. Ngoài nghĩa vụ thuế, bạn có
toàn quyền sử dụng thu nhập của bạn. Một số người sau khi làm việc một thời gian, họ có thể dùng

2
khoản tiền dành dụm và tín chấp để có thể mua nhà mà không phải vay mượn từ người thân. Họ
nói họ độc lập về tài chính. Điều này không đúng, vì họ đang vay mượn từ ngân hàng - chủ nợ.
Tôi chưa đạt được mục tiêu này. Hiện tôi không nợ ngân hàng, không phải sống trốn chủ
nợ đòi nhưng để chi tiêu những khoản lớn như mua nhà, hay mua xe thì chắc hẳn tôi sẽ trở thành
con nợ. Thậm chí ngay cả khi tôi lập gia đình thì sẽ vẫn phải vay mượn.
Đặt làm mục tiêu
Để đạt sự độc lập này thì phải luôn đảm bảo tiêu xài ít hơn tiền mình kiếm.
Nếu có khoản nợ lớn nào đó thì phải dùng ngay thu nhập để thoát khỏi khoản nợ đó. Điều
này đòi hỏi bạn phải có thu nhập đủ trang trải nhu cầu chi tiêu cơ bản, và hơn thế phải luôn kiểm
soát chi tiêu của mình, và luôn theo kế hoạch trả nợ của mình.
TỰ DO KHÔNG PHỤ THUỘC TÀI CHÍNH VÀO CÔNG VIỆC
Ở đây không có nghĩa là một công việc tự do, freelance chẳng hạn. Dù bạn có những công
việc như vậy thì thu nhập của bạn vẫn là nhận từ ông chủ trả cho công việc bạn làm.
Nhiều người có tài chính vững vàng xem sự tự do không phụ thuộc vào việc làm là sự độc
lập về tài chính thực sự: sự kết thúc phụ thuộc tài chính vào công việc. Điều này không có nghĩa là
bạn phải nghỉ làm, điều này đơn giản có nghĩa là thu nhập của bạn từ công việc không còn là yêu
cầu phải có.
Còn theo cách nói của một entrepreneur nổi tiếng, nguồn tài chính của bạn sẽ đến từ những
khoản thu nhập thụ động. Bạn dùng tiền của mình để đầu tư vào một cái gì đó để nhận lại lợi
nhuận dù bạn không phải làm việc gì cả hoặc bạn có thể bán bản quyền của một sản phẩm mình
tạo ra...
Tôi cũng chưa đạt được mục tiêu này. Tôi chỉ có an ủi mình rằng mình cũng có nghĩ tới kế
hoạch để có một ngôi nhà mơ ước, hay nói to tát hơn là sự độc lập về tài chính khỏi bất cứ điều gì,
bất cứ ai. Tôi luôn bị ám ảnh tư tưởng nghỉ hưu sớm hay "fire your boss", và tự do làm việc của
mình. Tôi nghĩ rằng chỉ có cách này mới mau tránh sự phụ thuộc vào công ăn việc làm. Khi đó tiền
làm việc cho mình, thay vì mình làm việc cho nó. Tôi có kế hoạch sơ sơ thế này: làm việc cho
công ty tập đoàn gì đó, vừa tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, đồng thời, tìm kiếm cơ hội để đầu tư
cho bản thân. Khi có đủ số vốn và uy tín cần thiết, thì sẽ mở một cty riêng. Dĩ nhiên, việc mở một
công ty không phải là chuyện phô trương mà là bởi lợi thế của nó. Hiện chỉ có một người bạn cùng
lớp của tôi dám từ bỏ công việc của mình để khởi nghiệp riêng. Nhiều người thỉnh thoảng có hỏi
tôi sao không mở một cty quy mô nhỏ thôi rồi từ từ phát triển lên, hay một bạn khác hỏi 200 triệu
làm gì được không. Nhưng một công ty đầu tư hay quản lý quỹ mà làm nhỏ là làm sao? Nó không
đơn giản như việc ngâm xoài non bán.

3
Đặt làm mục tiêu
Chi tiêu ít hơn tiền kiếm được và đầu tư dài hạn phần còn lại. Làm việc để có thể tối đa hóa
các khoản thu nhập, giảm thiểu chi tiêu, và dành dụm phần chênh lệch.
Độc lập về tài chính là một mục tiêu lớn, nhưng cũng như bất kỳ mục tiêu nào khác, bạn
phải nên xem nó có ý nghĩa thế nào với bạn. Và nên lập ra, chí ít phác thảo một kế hoạch để đạt
được mục tiêu. Nếu không thì bạn chỉ thổi kèn đánh trống mà thôi.

LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Khi tôi đọc các website về kinh tế, tài chính như Market Watch, Washington Post,
Financial Times, Forbes, Yahoo! Finance, CNN Money thậm chí cả trang AskMen... tôi luôn thấy
có một phần là personal finance (tài chính cá nhân) để trao đổi những vấn đề về tài chính cá nhân.
Ở trên các trang về tài chính cá nhân trên thường thảo luận về những gì rất bình thường như cách
quản lý về credit cards, luật thuế mới, những lưu ý về tài chính khi kết hôn hay li dị, vấn đề tài
chính khi con cái vào năm học mới, hay vô ĐH, hay cao hơn một chút là cách trả góp mua nhà, tư
vấn về các quỹ hưu trí, tài chính khi con cái lập nghiệp, vấn đề về bảo hiểm, tiết kiệm, ngân
hàng...Thường thì những người có một vấn đề trục trặc hay sắp có một dự định quan trọng mà cần
phải cân nhắc về tài chính thì có thể viết mail hỏi các vấn đề trên, rồi sẽ có người tư vấn. Còn ở
Việt Nam, thực không thấy có. Ở Việt Nam, chỉ thấy có các những trang web nói về giá cổ phiếu
lên từng ngày, những forum thảo luận giữa các thành viên mà phần lớn các threads được tạo ra từ
admin hoặc spammer để quáng cáo, tiếp đó là các trang rao vặt bán cổ phiếu OTC (UpCom). Thậm
chí những forum chẳng liên quan gì cũng chen chân mở thêm topic mà phần lớn các bài chỉ là
copy dán từ các trang báo. Bạn cũng có thể lên Youtube để coi một vài bài nhạc rap chế về chứng
khoán. Một số rảnh rỗi làm cả thơ. Tuy vậy, dịch vụ về lập kế hoạch tài chính (financial planning)
hay quản lý danh mục đầu tư (portfolio management), quản lý quỹ hưu trí (pension funds),... thì ở
Việt Nam không thấy. Các công ty quản lý quỹ chỉ thấy quản lý quỹ mà mình thu hút vốn hoặc
quỹ do công ty mẹ chỉ định. Riêng mảng quản lý cho những cá nhân có thu nhập cao thì không
phát triển (high net worth individuals).
Có thể hiểu lý do tại sao nhiều gia đình Việt Nam thuộc dạng nghèo mặc dù họ tự nhận
mình là "vừa đủ sống". Hầu hết, họ chỉ tính tới những nhu cầu trước mắt, mà không hoàn toàn có
nhiều kế hoạch cho tương lai. Có thể bắt gặp nhiều cha mẹ tuy đã 40-50 tuổi mà vẫn loay hoay
trong việc trong việc nhà ở, chưa nói gì tới chuyện cho con cái học ĐH, cao học, hay hôn nhân của
con cái. Người Việt Nam có thu nhập thấp do kinh tế kém phát triển. Song, cũng như nhiều gia
4
đình trên thế giới không phải ai cũng nghĩ về mấy thứ như kế hoạch tài chính. Có nghe những
chuyện như nhiều người thời trẻ kiếm nhiều tiền nhờ làm cho công ty nước ngoài hoặc làm nghệ sĩ
nổi danh, song đến khi đứng tuổi thì lại gặp khó khăn vì không có một kế hoạch cho việc nghỉ hưu.
Khi tôi học trên ghế nhà trường, học đủ thứ tùm lum như vỏ trái đất, axít sulfuric, cách đọc kí hiệu
mã vạch trên những con transistor, tính sine, cosine, nghiệp vụ giao nhận vận tải, nguyên lý
marketing,...Song, người ta không dạy cách chi tiêu tiền, cách sử dụng sổ tiết kiệm, tạo quỹ dự
phòng, mua bảo hiểm hay lập kế hoạch tài chính cho tương lai.
Tôi gom lại vài ý kiến cho việc lập kế hoạch tài chính cá nhân thế này:
Tài chính cá nhân là việc kế hoạch về tài chính cho mỗi cá nhân, bao gồm phân tích tình
hình tài chính, và dự đoán các nhu cầu ngắn và dài hạn.
Mục đích của tài chính cá nhân không phải là việc làm sao kiếm càng nhiều tiền càng tốt để
bỏ vào các tài khoản ngân hàng. Trong cuộc sống chúng ta có nhiều nhu cầu khác nhau và chúng
có tác động qua lại, do đó phải hài hoà trong lựa chọn những giải pháp.
Ai sẽ là người lập kế hoạch, quản lý, và thực hiện chúng? Tốt nhất là chính bản thân bạn,
ngoài ra, việc thực hiện thì bạn là người không thể thay thế.

- Lập kế hoạch
Để có thể lập kế hoạch, bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính của mình và những người liên
quan, nhu cầu của bản thân và của những người thân, đặc biệt là những người phụ thuộc vào bạn.
Tiếp đó, là bạn cần hiểu rõ về các giải pháp tài chính mà có thể thực hiện, và cuối cùng là quyết
định lựa chọn. Những người không thích gò bó thường cho rằng 'Ôi cần quái gì lập kế hoạch!'. Tuy
nhiên, nếu coi kỹ thì bạn nên, chẳng hạn như trong trường hợp bạn dự định mua nhà nhưng con
trai lớn của bạn chuẩn bị học đại học ở nước ngoài. Bởi mỗi người đều có những ưu tiên khác nhau
trong cuộc sống nên cần phải sắp xếp sao cho hợp lí.
Những kiến thức về tài chính là quan trọng, bạn nên coi việc tìm hiểu những kiến thức này
giống như công việc hàng ngày bạn đến sở làm. Trong trường hợp, tình hình tài chính của bạn
phức tạp hoặc kiến thức tài chính giới hạn, bạn có thể cân nhắc tìm tư vấn về tài chính cá nhân.
Vần đề về nhà tư vấn, bạn cần hiểu rõ là:
+ Họ được trả phí để quản lí tiền của bạn
+ Liệu họ có quản lý hợp pháp, và có đạo đức không? (Tức là họ có tranh thủ dùng tiền của
bạn vào việc khác không hay họ lại giống như các chủ hụi ở việt Nam, gom tiền xong rồi trốn?)
+ Trình độ của họ, dễ thấy nhất qua chính thành tựu mà họ đạt được

5
- Quản lý và thực hiện
Việc quyết định và thực hiện không ai khác chính là bản thân bạn, ngay cả khi bạn thuê
mướn một nhà tư vấn tài chính. Bạn chọn đầu tư vào quỹ hưu trí, bạn là ngưởi bỏ tiền ra, và bạn là
người thụ hưởng.
Về quản lí, bạn cần coi kỹ về chi phí và lợi ích. Chi phí gồm cả chi phí cơ hội, nghĩa là khi
bạn đầu tư vào một thứ như bất động sản, bản bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào chứng khoán. Soi xét kỹ,
quản lý tài chính cá nhân không khác gì quản lý doanh nghiệp của bạn. Do đó, kiến thức và kinh
nghiệm là không bao giờ thừa.
Bạn sẽ có nhận thức rõ hơn về thu chi của bản thân: đâu là nguồn thu của những tài khoản
ngân hàng của bạn, những khoản chi nào phải ưu tiên trước...
Kỹ năng đánh giá các khoản đầu tư sẽ là cái bạn cần. Đánh giá tốt sẽ cho bạn thấy đâu là
khoản đầu tư tiềm năng, và đâu là cái bẫy. Một doanh nghiệp thành công còn nằm ở chỗ họ tránh
được những khoản thuế. Do đó bạn sẽ thấy những cách để giảm thuế là đáng nên học.
Bạn có lẽ sẽ cần học cách hạn chế tiêu dùng những tài sản mà không mang lại giá trị thặng
dư như mua xe hơi trong khi bạn thực sự không có nhu cầu, mua du thuyền, mua đồ đạc xa
xỉ,...Tôi thấy ở Việt Nam nhiều người không có nhiều tiền nhưng lại mua xe hơi (phần lớn trả
góp), họ không nhận thức rõ rằng họ đang ôm một cục nợ. Tôi không phản đối người ta mua xe,
nhưng họ nên có nhiều tiền hơn cho việc này.
Mục tiêu sau cùng của tài chính cá nhân là sự độc lập về tài chính mà rất nhiều người cố
gắng đạt được. Mỗi người hoàn toàn có thể quản lý điều khiển tài chính của bản thân mà không
cần phải đạt bằng cấp nào. Những người có cái nhìn thực tế sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đạt
được những mục tiêu dài hạn. Nếu bạn muốn nhờ người khác quản lý, hãy tìm một nhà quản lý
độc lập có trả phí để đưa ra tư vấn không thiên vị hay tư lợi. Nên nhớ rằng, bạn là người quyết
định.

6
QUỸ DỰ PHÒNG KHẨN CẤP
Quỹ emergency fund - dự phòng trong trường hợp khẩn cấp là một việc thiết yếu chứ
không phải như các món đồ thời trang thời thượng mà tôi có giới thiệu một lần. Các nhà lập kế
hoạch tài chính cá nhân luôn khuyên rằng việc xây dựng một quỹ dự phòng như vậy là việc đầu
tiên phải làm khi lập một kế hoạch tài chính cho mỗi người.
Mục đích của quỹ này
Là đề phòng khi mình có thể bị mất việc không cần biết lý do là gì. Phòng trường hợp như
căn nhà của bạn bất chợt phải chi tiêu lớn vì vụ xe ủi vô ý đâm vào, bạn cần làm cửa, mái nhà mới,
hay nhà có người bị bệnh tật đau ốm mà bạn không lường trước được.
Khi có quỹ phòng thân này, bạn có thể yên tâm làm công việc kinh doanh, đầu tư của mình.
Thử tưởng tượng nếu bạn không có khoản này, một ngày kia bạn dồn hết tiền mua bất động sản
nhưng bỗng có một sự kiện bất giờ khiến bạn phải chi trả một khoản tiền, lúc đó bạn mới thấy ý
nghĩa của quỹ dự phòng như thế nào.
Trước đây, tôi có làm một survey về vấn đề tiền lương, nhưng không ai ở Việt Nam mà tôi
gởi bản survey có ý thức về emergency fund, mặc dù có nghe nói.
Cần bao nhiều tiền cho quỹ dự phòng
Chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân sẽ khuyên rằng bạn sẽ bỏ ra một lượng tiền mặt tương
ứng với từ 3 đến 6 tháng chi tiêu. 3 tháng là tối thiểu, nhưng theo tôi được biết thì một người mất
việc có thể phải mất tới 6 tháng để tìm được một công việc mới.
Mỗi người, mỗi gia đình khác nhau nên số tiền cần thiết cho một quỹ dự phòng sẽ thay đổi
theo từng người.
Ở Mỹ, người ta có thông kê về số liệu chi tiêu một năm là $49,638 (2007, U.S. Department
of Labor) nên có thể tính ngay một quỹ sẽ cần là $24,819.00.
Ở Việt Nam, tôi chưa tìm được số liệu tương tự. Có thế áng chừng con số tối thiểu cũng
khoảng 3.000.000đ/tháng. Còn chi tiết hơn tôi tính thế này:
- Thu nhập trung bình một người ở tp HCM, năm 2006 là 2.302.000đ (www.molisa.gov.vn)
- Lạm phát trung bình 2007, 2008, 2009 là 8.3 %, 22.97% và 7% (dự tính) nên mức lương sẽ phải
là 3.280.323
- Trừ 10% tiết kiệm thì chi phí hàng tháng sẽ là 2.952.291
Vậy tính ra áng chừng 3 triệu đồng tháng là hợp lý. Và quỹ emergency fund sẽ cần là 3
triệu x 6 = 18 triệu.
Như đã nói ở trên mỗi người có nhu cầu chi tiêu khác nhau nên sẽ có mức dự phòng khác nhau.

7
Tiến hành lập và "quản lý" quỹ
Khi nào lập quỹ? Ngay bây giờ. Bạn phải dành ra số tiền cần thiết tùy theo thu nhập cá
nhân của bạn.
Để quỹ ở đâu? Dĩ nhiên không phải để trong nhà bạn vì:
a/ Dễ mất trộm, cắp, hoặc nhiều khi cháy mất
b/ Tiền để không thì mất giá. Lời khuyên tốt là dồn vào trong chứng chỉ tiền gởi ở ngân
hàng, tài khoản ngân hàng vì chúng an toàn mà còn được thêm chút tiền lời dù không nhiều lắm.
(Ở Mỹ có quỹ 401K miễn thuế, nhưng nếu để ở đây thì lại lộn xộn, nhầm lẫn với kế hoạch nghỉ
hưu.)
Xây dựng quỹ cũng không phải quá khó. Bạn phải cắt giảm chi tiêu, không mua sắm xa xỉ,
hoãn kế hoạch du lịch, đi ăn tiệm ít hơn. Dĩ nhiên lọai bỏ thẻ tín dụng vì chúng mang nợ cho bạn.
Quỹ của bạn bắt đầu từ những khoản tiết kiệm nhỏ nhặt.
Khi bạn đã có đủ số tiền cho quỹ của mình, một lời khuyên là nhất quyết không bao giờ
đụng vào số tiền này, trừ trường hợp bất khả kháng như mất việc, người thân qua đời cần tiền mai
táng, mất trộm xe, hàng xóm bỗng nhiên bị đau tim nhập viện, hay khách hàng của bạn có 2 đứa
con bị tai nạn, một đã chết...
Tôi có đọc trên một blog rằng có một anh Việt kiều ở hải ngoại có làm một quỹ dự phòng
cho bà mẹ ở Việt Nam. Có nhiều lúc người thân, gia đình muốn mượn tiền mua đất vì để trong
ngân hàng chẳng bõ bèn gì. Nhưng anh này nhất định không chịu vì đó là tiền để phòng ốm đau
cho bà mẹ nên anh muốn lúc nào cũng sẵn có nó.
Việc xây dựng quỹ emergency fund là một quan trọng và cần làm ngay. Nó không phải là
con heo đất mà mấy đưa con nít sẵn sàng đập đi khi muốn mua đồ chơi. Vì vậy nếu bạn đã lập một
quỹ cho bản thân, thì nhất định chỉ sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp mà thôi.

8
TIẾT KIỆM MUA NHÀ

Mua nhà là niềm ao ước của của rất nhiều người đặc biệt là khi họ không được thừa hưởng
gia tài từ người thân hay có thu nhập cao. Ở Việt Nam, đó lại là nỗi trăn trở vì giá nhà quá cao.

Một ngân sách thu chi hàng tháng hoàn hảo sẽ là:
- Nhà cửa: không quá 33%, lý tưởng là 25%
- Đi lại: không quá 10%
- Nợ: không quá 10%
- Tiết kiệm: tối thiểu 40%
Tuy nhiên, ở Việt Nam có lẽ là xa vời vì nhà giá đội quá cao, trong khi lương quá thấp.
Theo một báo cáo (Ngành bất động sản Việt Nam 2009 – 2010) thì ở Việt Nam phải bỏ tiết kiệm
mua nhà tới 80% thu nhập. Điều này quả không ổn. Vậy làm sao để có thể tiết kiệm mua nhà?
Có một số vấn đề thế này: Những người mua nhà lần đầu, đặc biệt là các vợ chồng trẻ
thường đỏi hỏi quá cao. Vợ chồng có thu nhập khá một chút lại đòi mua những căn hộ cao cấp
thường là trên 1 tỷ. Nhưng điều này tạo gánh nặng quá lớn, vì gần hết thu nhập sẽ dành cho việc
này. Họ sẽ hoàn toàn không có tiền tiết kiệm để đầu tư, thậm chí họ không có một quỹ dự phòng
cho bản thân. Chiến lược ở đây là mua căn nhà vừa tầm, được vài năm bán lại để lên kế hoạch mua
căn nhà thứ hai. Họ nên chọn những căn họ chung cư vừa tầm, có thể xa trung tâm thành phố chút
cũng được.
Còn nếu thu nhập của bạn quá thấp hoặc bạn thực sự muốn như căn hộ đắt tiền ở Nam Sài
Gòn, hay có khu đô thị đang nóng ở Hà Nội thì buộc phải giải quyết vấn đề đầu tiên là thu nhập.
Bạn phải nỗ lực để nâng lương, đồng thời phải có những thu nhập thụ động khác (cho thuê, hay
đầu tư...) để phụ trợ vào.
Nói chung, dù bạn ở mức thu nhập nào, điều căn bản cần có khi bạn mua nhà đó là tiết
kiệm. Bạn sẽ tiết kiệm để có được khoản tiền cần thiết (thường ở Việt Nam là 30% giá trị căn nhà
cần mua) để có thể vay tiền ngân hàng và thế chấp bằng căn nhà sẽ mua. Và khi mua rồi thì bạn
9
tiết kiệm để chi trả lãi ngân hàng hàng tháng. Dưới đây là những khuyên hữu ích khi tiết kiệm mua
nhà:

- Xác định mục tiêu lâu dài: bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền để mua nhà.
- Mở một tài khoản tiết kiệm (có lời hàng tháng) để mua nhà. Chỉ bỏ tiền vào, và không được phép
rút ra. Loại bỏ những dịch vụ có tính phí kèm theo như nhắn tin số dư qua điện thoại.
- Quy định ra một lượng tiền nhất định hàng tháng 5, 10, hay 20% thu nhập tùy thuộc vào khả
năng và bỏ vào tài khoản. Khi nhận được tiền hàng tháng thì bỏ ngay vào tài khoản.
- Nếu có phần thưởng, miễn thuế, hay có khoản lợi nhuận nào, bỏ vào tài khoản. Nếu là phần
thưởng, yêu cầu chuyển sang tiền mặt.
- Nếu có thể, ở chung nhà với cha mẹ khi đang tiết kiệm.
- Chỉ mua sắm thực phẩm, quần áo, đồ dùng khi thực sự cần thiết. Trước khi mua, liệt kê thành
danh sách, và chỉ mua những cái trong danh sách. Mua nhiều rau, hạn chế thịt cũng tiết kiệm được
nhiều.
- Tạm thời hạn chế hoặc tạm thời ngưng những dịch vụ không cần thiết: các phí tin nhắn thông
báo, GPRS, voicemail, báo chí. Dẹp bỏ thẻ tín dụng. Tự mình bấm móng tay, hay gội đầu. Chạy bộ
quanh khu nhà thay vì tới phòng tập.
- Giảm nhu cầu giải trí bên ngoài, du lịch, tiệc tùng, hay đi ăn tiệm. Quên đi những thứ như khoai
tây chiên, gà chiên, bánh pizza. Thay vào đó ở nhà, thuê đĩa video và mời bạn bè tới chơi.
- Cho bạn bè và gia đình biết là mình đang tiết kiệm mua nhà. Phần lớn họ sẽ hiểu bạn sẽ ít có quà
cáp khi đang tiết kiệm.
- Nên nhớ tích tiểu thành đại. Tiền lẻ cũng để dành, hàng tháng có thể bỏ vào tài khoản.
- Bán đi những thứ đồ đạc mà tốn nhiều chi phí hàng tháng. Bán xe tốn xăng, hay tốn phí bao
dưỡng hàng tháng.
- Kiếm công việc bán thời gian, ngay cả khi công việc không đều đặn.
- Tìm kiếm hỗ trợ của nhà nước, địa phương về nhà ở.
Nên nhớ có một khoảng chênh lệch rất lớn giữa những cái mình cần và cái mình muốn nên hãy
loại bỏ những thứ mình không cần, và chỉ bám theo những cái cần mà thôi. Khi đó bạn mới có thể
nhanh tiết kiệm mua nhà.

10

You might also like