You are on page 1of 12

Khắc phục các vấn đề trong mạng chia sẻ

(Phần 1)


Từ vấn đề cấp bách như không thể chia sẻ các file giữa các máy tính trong mạng hay một vấn đề
đơn giản nào đó, loạt bài gồm hai phần này chúng tôi cũng sẽ đề cập đến tất cả các khía cạnh
trong việc khắc phục sự cố trong mạng chia sẻ. Trong phần một này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho
các bạn cách refresh thiết bị mạng của mình và thẩm định các thiết lập chia sẻ, tường lửa và
Router đã được cấu hình.

Các vấn đề máy tính nhiều khi có thể gây sự bực mình – đặc biệt các vấn đề mạng và chia sẻ dữ
liệu. Nhiều khía cạnh trong việc kết nối mạng có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề. Cho ví dụ
như các thiết lập mà bạn hoặc ai đó có thể do vô tình nhưng đã làm cho những người dùng khác
không thể thấy các file trên mạng.

Một số các thiết lập chỉ đơn giản như không được cấu hình đúng. Bên cạnh đó hệ điều hành
Windows và công nghệ mạng nằm bên dưới đôi khi cũng có thể phát sinh các vấn đề.

Dù đó là vấn đề nào đi chăng nữa, trong hướng dẫn gồm hai phần này, chúng tôi sẽ tổng kết lại
cho các bạn các nhiệm vụ khắc phục sự cố và kỹ thuật làm cho các máy tính có thể chia sẻ dữ
liệu với nhau.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc refresh mạng và khởi động lại các máy tính lẫn các thiết bị mạng.
Tiếp đó bạn cần bảo đảm rằng các thiết lập chia sẻ, tường lửa và Router cũng được cấu hình
đúng cách.

Bắt đầu với những thứ cơ bản

Cũng như các vấn đề máy tính khác, sự cố có thể được giải quyết khi thiết bị được refresh. Phụ
thuộc vào các vấn đề mà bạn đang gặp phải, khởi động lại các máy tính và Router có thể khắc
phục được các vấn đề chia sẻ của bạn.

Nếu gặp phải các vấn đề về chia sẻ trong tất cả các máy tính được nối mạng, trước hết hãy thử
khởi động lại Router. Nếu vấn đề gặp phải chỉ diễn ra với một số các máy tính nào đó, hãy khởi
động lại các máy tính này và xem thao tác này của bạn sẽ làm cho chúng hoạt động trở lại hay
không.

Việc khởi động lại Router là một việc làm đơn giản, chỉ cần rút nguồn điện từ ổ cắm chân tường,
đợi một vài giây sau đó bạn có thể cắm trở lại. Với các máy tính, khởi động lại chúng như bạn
vẫn thực hiện hàng ngày. Nếu không thích chờ đợi để khởi động lại, bạn có thể refresh lại
adapter mạng. Từ Control Panel hoặc giao diện mạng, mở cửa sổ Network Connections. Kích
phải vào biểu tượng adapter/kết nối mạng của bạn và chọn Disable (xem trong hình 1), đợi một
vài giây, kích phải vào biểu tượng đó lần nữa, sau đó chọn Enable. Cách làm này cũng có thể
giúp bạn khắc phục vấn đề trong chia sẻ dữ liệu.

Hình 1

Bảo đảm rằng tùy chọn File and Printer Sharing đã được kích hoạt

Trên các máy tính Windows, các giao thức chia sẻ các kết nối mạng hoặc các adapter phải được
kích hoạt cho một máy tính nào đó để host và truy cập mạng chia sẻ. Mặc dù vậy các cấu hình
tường lửa và các thiết lập khác cũng có thể được kích hoạt, việc chia sẻ sẽ không thể thực hiện
khi các giao thức này không được kích hoạt.

Giao thức File and Printer Sharing for Microsoft Networks cho phép người dùng từ xa có thể chia
sẻ trên máy tính. Giao thức Client for Microsoft Networks cho phép máy tính có khả năng truy
cập vào các dữ liệu chia sẻ mạng khác.

Bạn có thể kích đúp để thấy các giao thức chia sẻ đã được kích hoạt từ hộp thoại thuộc tính của
kết nối mạng hay chưa, xem trong hình 2.
Hình 2

Từ Control Panel, kích Network Connections, kích phải và một kết nối và chọn Properties.

Nếu gặp thông báo lỗi dưới đây khi cố gắng kích hoạt các giao thức này, hãy hủy cài đặt adapter
từ Device Manager, khởi động lại và nếu cầu, cài đặt lại adaper của bạn:

"Your current selection will also disable the following components: Client for Microsoft Networks.
Are you sure you want to disable these component(s)?"

“Lựa chọn hiện của bạn sẽ vô hiệu hóa các thành phần dưới đây: Client for Microsoft Networks.
Bạn có chắc chắn muốn vô hiệu hóa các thành phần này không?”

Kiểm tra tường lửa

Các máy tính sử dụng phần mềm tường lửa để kiểm soát kiểu lưu lượng vào ra trong adapter
mạng. Thêm vào đó, để ngăn chặn việc hack, các tường lửa cũng có thể ngăn chặn bạn chia sẻ
dữ liệu. Windows Firewall, một công cụ của Microsoft, sẽ được tự động cấu hình bởi Windows
khi sự chia sẻ được kích hoạt, tuy nhiên các thiết lập có thể bị thay đổi một cách thủ công.

Nếu gặp phải vấn đề nào trong việc chia sẻ trên một máy tính nào đó, bạn nên thẩm định lại cấu
hình tường lửa của nó. Ngoài Windows Firewall, bạn cần kiểm tra các tiện ích tường lửa của các
nhóm thứ ba được cài đặt với các giải pháp phòng chống virus và bảo mật Internet.
Trong Windows Firewall, bạn có thể truy cập thông qua Control Panel (hoặc Network and Sharing
Center trong Vista), khi đó bạn sẽ thấy mục File and Printer Sharing (xem trong hình 3). Khi xem
danh sách Exceptions, hãy bảo đảm rằng mục này đã được kiểm.

Hình 3

Các tùy chọn cấu hình chính xác cho các tiện ích của nhóm thứ ba có thể khác nhau. Một số có
thể yêu cầu bạn định nghĩa mạng thế nào là an toàn. Một số có thể có các thiết lập chia sẻ giống
như Windows Firewall. Nếu nó yêu cầu nhập vào số cổng, bạn cần mở các cổng UDP 135–139
và các cổng TCP 135–139.

Kiểm tra các thiết lập chia sẻ trong Windows Vista

Microsoft đã giới thiệu các thiết lập mạng mới trong Windows Vista, các thiết lập này cho phép
quản lý tốt hơn các sở thích chia sẻ và kết nối. Bạn có thể truy cập vào các tính năng này từ
Network and Sharing Center (xem trong hình 4). Để mở nó, hãy kích chuột phải vào biểu tượng
mạng trong khay hệ thống và chọn Network and Sharing Center.
Hình 4

Đầu tiên bạn cần phải bảo đảm rằng mạng đã được phân loại đúng. Kiểu mạng (Public hay
Private) được thể hiện bên cạnh tên mạng trong Network and Sharing Center.

Hãy chọn kiểu mạng muốn kết nối; tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi kiểu mạng này về sau
bằng cách kích liên kết Customize.

Mặc định, khi trong một mạng công (public), Vista sẽ vô hiệu hóa tính năng chia sẻ. Nếu trong
mạng riêng, Vista sẽ sử dụng các thiết lập mà bạn định nghĩa, đó chính là các thiết lập Sharing
and Discovery mà bạn có thể thấy bên dưới các thông tin kết nối mạng. Để bảo đảm có thể chia
sẻ, tối thiểu cũng cần kích hoạt hai tùy chọn đầu: Network Discovery và File Sharing.

Kiểm tra các thiết lập của Router

Hầu hết các Router đều có một tính năng để bạn có thể ngăn chặn sự truyền thông giữa người
dùng với nhau, tính này này tỏ ra rất hiệu quả trong một mạng công. Các hãng phần cứng sản
xuất Router có thể sử dụng các tên gọi khác nhau cho tính năng này, chẳng hạn như AP
isolation, layer-2 isolation và WLAN partition. Nếu tính năng này đã được kích hoạt, tính năng
chia sẻ sẽ không làm việc.

Nếu bạn không thể chia sẻ giữa các máy tính trong mạng với nhau, hãy kiểm tra trạng thái và sự
tồn tại của tính năng này. Bắt đầu bằng việc đăng nhập vào trang của Router bằng cách sử dụng
địa chỉ IP. Nếu có, bạn cần tìm tính năng trong các thiết lập không dây nâng cao hoặc cơ bản.

Đến đây chúng tôi xin kết thúc phần một, trong phần hai của loạt bài này, chúng tôi sẽ thẩm định
các đặc quyền chia sẻ và file (NTFS); giới thiệu cách chia sẻ thủ công và cài đặt lại các adapter
và khôi phục lại Router về trạng thái ban đầu khi xuất xưởng.
Khắc phục các vấn đề trong mạng chia sẻ
(Phần 2)


Trong phần này chúng tôi sẽ tiếp tục bằng cách thẩm định các đặc quyền chia sẻ và file. Khi
chúng không được cấu hình đúng cách, người dùng sẽ không thể truy cập vào phần tài nguyên
chia sẻ nào đó hoặc có thể không nhận được sự truy cập toàn bộ (ví dụ như khả năng thay đổi
các file) khi muốn.

Bạn cũng có thể khám phá cách truy cập vào tài nguyên chia sẻ một cách thủ công, đây là cách
cho phép bạn khắc phục được sự cố từ vấn đề nằm bên dưới.

Cuối cùng, nếu bạn vẫn gặp phải các vấn đề, chúng tôi sẽ cài đặt lại adapter và khôi phục lại
Router về chế độ mặc định của nhà máy.

Thẩm định các đặc quyền chia sẻ

Nếu gặp phải các vấn đề trong việc truy cập đến tài nguyên chia sẻ hoặc không thể thay đổi các
file chia sẻ, khi đó bạn nên kiểm tra các đặc quyền chia sẻ. Các thiết lập này sẽ quyết định ai có
thể truy cập vào thư mục được chia sẻ và những gì họ có thể thực hiện với các file (read-only,
write, delete,…)

Cách mà bạn định nghĩa các đặc quyền chia sẻ hoàn toàn khác nhau giữa hai phương pháp chia
sẻ cơ bản (mặc định) và chia sẻ nâng cao mà bạn tự đặt.

Bạn có thể truy cập vào các thiết lập chia sẻ bằng cách kích chuột phải vào thư mục và chọn tùy
chọn sharing. Khi thẩm định các thiết lập này, bạn cần phải bảo đảm rằng mình đã định nghĩa
những gì mình muốn.

Nếu người dùng chỉ có truy cập read-only, trong khi đó bạn lại muốn họ có thể thay đổi các file,
hãy đảm bảo các điều khoản chia sẻ được thiết lập một cách đúng như vậy.

Cho ví dụ, trong chế độ chia sẻ mặc định của Windows XP, bạn hãy kiểm tra tùy chọn Allow
users to change files, xem thể hiện trong hình 1 bên dưới.
Hình 1

Khi sử dụng tùy chọn chia sẻ nâng cao trong XP hoặc Vista, bạn có thể chỉnh sửa danh sách truy
cập và kiểu điều khoản của mỗi người dùng (xem hình 2). Phương pháp chia sẻ đơn giản mặc
định trong Vista cũng giống như phương pháp nâng cao.
Hình 2

Lưu ý: Để có thêm thông tin chi tiết về việc thiết lập các điều khoản, hãy xem phần 1 của loạt bài
này.

Thẩm định các điều khoản File (NTFS)

Các điều khoản riêng cho việc bảo mật file nội bộ được cung cấp bởi hệ thống file NTFS, các
điều khoản này cũng sử dụng cho việc truy cập từ xa của đối với các file trên mạng.

Như vậy nếu các điều khoản file cho thư mục được cấu hình không đúng thì điều này có thể gây
ra các vấn đề về chia sẻ hoặc những vấn đề mà bạn không muốn có. Các điều khoản này có thể
cấu hình giống như các cấu hình cho chia sẻ nâng cao.

Để truy cập vào các thiết lập, kích chuột phải vào file hoặc thư mục, kích Properties và chọn tab
Security (xem trong hình 3).
Hình 3

Trong XP, chia sẻ nâng cao phải được kích hoạt hợp lệ cho tab Security.

Lưu ý: Để vô hiệu hóa phương pháp chia sẻ cơ bản và tìm hiểu về chi tiết của điều khoản file,
hãy xem trong phần 1 của loạt bài này.

Việc truy cập chia sẻ thủ công

Đôi khi các giao thức mạng làm việc trong chế độ background gặp trục trặc và không làm việc
đúng cách. Nếu bạn đã kiểm tra một số nguyên nhân (có khả năng) và vẫn không thể truy cập
vào máy tính chia sẻ, khi nguyên nhân có thể là ở các giao thức đã không phân giải đúng các tên
máy tính.

Để khắc phục được vấn đề này, bạn có thể tự truy cập vào một máy tính bằng đường dẫn hoặc
địa chỉ uniform naming convention (UNC) của máy tính.

Nếu máy tính vẫn không hiển thị trong My Network Places đối với XP hoặc Network đối với Vista,
bạn có thể sử dụng tên máy tính trong địa chỉ UNC. Cách khác, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP
của máy tính trong địa chỉ UNC.
Đôi khi cần phải thực hiện một mánh khóe khi các giao thức bị lộn xộn (máy tính hiện trên mạng,
nhưng bạn lại không thể duyệt vào nó) vì My Network Places và Network mặc định sử dụng
phương pháp tên máy tính.

Để tự truy cập vào một máy tính (hoặc một thư mục chia sẻ nào đó trực tiếp), đánh địa chỉ UNC
vào trình duyệt web hoặc một cửa sổ.

Các ví dụ bên dưới thể hiện rõ cho bạn điều đó, đầu tiên hãy đánh vào hai dấu vạch chéo ngược
“\\”, sau đó tên của máy tính mong muốn hoặc địa chỉ IP; cộng với đường dẫn đến file thực thư
mục bạn cần duyệt đến, được phân biệt bằng một dấu vạch chéo ngược.

• \\desktoppc: Hiển thị một danh sách các máy tính được chia sẻ thông qua tên máy.
• \\192.168.0.105: Hiển thị một danh sách các máy tính chia sẻ, thông qua IP của máy
tính, chẳng hạn như IP thể hiện trong hình 4.
• \\192.168.0.105\sharedfolder: Truy cập vào một thư mục trực tiếp trên cùng máy tính đó
bằng địa chỉ IP.
• \\desktoppc\sharedfolder\subfolder\: Truy cập và các thư mục con của thư mục chia sẻ
bằng tên máy tính.
• \\192.168.0.105\sharedfolder\exfile.doc: Truy cập trực tiếp vào một file bên trong thư mục
chia sẻ bằng địa chỉ IP.

Hình 4

Cài đặt lại adapter và khôi phục Router

Nếu bạn vẫn không thể chia sẻ các thư mục hoặc truy cập vào các file chia sẻ, hãy thử cài đặt lại
adapter hoặc khôi phục lại Router về các thiết lập mặc định của nhà máy.

Nếu vấn đề xảy ra với một máy tính nào đó, hãy cài đặt lại adapter. Còn nếu vấn đề xảy ra trong
mạng diện rộng, hãy khôi phục lại Router.
Việc cài đặt lại một adaper gồm có công việc hủy bỏ cài đặt driver của nó, sau đó cài đặt lại
adapter. Bạn có thể thực hiện từ Control Panel hoặc bằng cách sử dụng chuột phải vào biểu
tượng Computer/My Computer, sau đó có thể truy cập vào cửa sổ Device Manager.

Tìm đến adapter mạng, kích chuột phải vào nó và chọn Uninstall, xem thể hiện trong hình 5.

Hình 5

Bây giờ bạn hãy khởi động lại máy tính. Khi máy tính khởi động lại, thông thường Windows sẽ tự
động phát hiện adapter và cài đặt lại nó, có thể có hoặc không sử dụng new hardware wizard.

Trường hợp ngược lại, nếu Windows không nhận ra adapter mạng, hãy thực hiện các hướng
dẫn cài đặt của nhà sản xuất.

Việc khôi phục Router của bạn trở về các trạng thái mặc định của nhà máy chỉ mất một vài giây,
tuy nhiên bạn cần phải nhớ cần cấu hình lại nó.

Như vậy, trước tiên bạn phải đăng nhập vào trang cấu hình của Router bằng cách đánh vào địa
chỉ IP của nó vào trình duyệt và sử dụng mật khẩu bạn đã tạo trong quá trình cài đặt để đăng
nhập ban đầu (sử dụng mật khẩu mặc định nếu bạn chưa tạo mật khẩu này).

Duyệt trong trang cấu hình và tìm nơi bạn có thể tạo một backup cho các thiết lập của Router,
sau đó lưu file cấu hình vào máy tính.
Bạn cũng nên tham chiếu các tài liệu của adapter trước khi khôi phục để có được mật khẩu mặc
định cho Router (vì bạn sẽ phải sử dụng đến mật khẩu này sau khi khôi phục).

Khi đã sẵn sàng cho việc khôi phục Router, tìm nút reset để thực hiện việc khôi phục lại.

Chỉ cần nhấn nút, giữ trong khoảng 30s và phóng thích. Bạn sẽ thấy mạng trong Windows, sử
dụng tên mạng mặc định không có sự mã hóa hay bảo mật, trường hợp này xảy ra với các
Router không dây.

Còn với các Router chạy dây, nó sẽ tự động kết nối lại. Lúc này hãy đăng nhập vào trang cấu
hình của Router, sử dụng mật khẩu mặc định nhà sản xuất và sử dụng file backup để khôi phục
lại các cấu hình của bạn.

You might also like