You are on page 1of 7

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Huyết áp thấp

Theo y học cổ truyền Huyết áp thấp có những nguyên nhân sau:


- Tâm dương bất túc;Thường gặp ở người thanh nữ và người cao tuổi biểu hiện ;Váng
đầu hoa mắt tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ , ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt bệu , rêu trắng nhuận ,
mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế
- Tâm tỳ hư:biểu hiện Váng đầu, hồi hộp, thở ngắn, tinh thần mỏi mệt, chân tay vô lực sợ
lạnh tự, hón ăn kém, ăn xong bụng đầy lưỡi nhạt rêu trắng hoạt mạch hoãn vô lực
-Tỳ thận dương hư :biểu hiện Váng đầu, ù tai mất ngủ mệt mỏi ngắn hơi, ăn kém đau
lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh liệt dương, tiểu tiện đi đêm lưỡi nhạt rêu trắng
mạch trầm nhược
- Khí âm hư. biểu hiện: Đau đầu chóng mặt, miệng khát họng khô, lưỡi thon đỏ ít rêu,
khô mạch tế sác
Theo tây y Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu (bệnh huyết
áp thấp) thường gặp ở phụ nữ trẻ; với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ,
rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).
Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực
hiện các quy tắc về ăn uống. giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ,
nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách
giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực
(sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn
hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được
dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức
ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.Chất caffein trong cà phê có tác
dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự
pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà
phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột
kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc. Nếu huyết áp
thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan
động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

Người mắc bệnh huyết áp thấp nên:


1. Dùng nhiều muối hơn Các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ
ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên với những người bị huyết áp
thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý
kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.
2. Uống nhiều nước Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao
hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.
3. Tập luyện đều Tập thể thao đều hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể
nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi,
nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ
thể
Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành
mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh,
yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể
dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.
4. Chế độ ăn Nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm
gạo và bánh mỳ.Tránh dùng các thức ăn, thuốc đông y có tính chất lợi tiểu.

1
5. Tránh xa đồ uống có cồn Sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể. Nên
uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn

Bài thuốc trị huyết áp thấp

Liên nhục.
Huyết áp thấp thường thấy ở cả hai giới. Tuy nhiên ở nữ tỷ lệ bị bệnh nhiều hơn nam
giới. Nguyên nhân gây bệnh: do ốm yếu lâu ngày cơ thể suy nhược; do thận dương hư suy giảm;
do khí huyết lưỡng hư. Sự điều tiết thích nghi của cơ thể không đáp ứng được kịp thời. Việc
điều trị dựa theo chứng trạng và thể bệnh để có phương dược thích hợp. Dưới đây xin giới thiệu
một số bài thuốc hữu hiệu cho từng thể bệnh trên lâm sàng.
Thể khí huyết lưỡng hư: Thường bị choáng đầu buốt đầu, mệt mỏi như mất sức, chân tay
yếu mềm, hoa mắt, tức ngực khó thở. Người bệnh muốn nằm. Huyết áp tối đa nhỏ hơn
100mmHg.
Bài 1: Xuyên khung 12g, đương quy 16g, thục địa 12g, bạch thược 12g, ngũ gia bì 12g,
hà thủ ô 12g , tần giao 10g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 8g, ngũ vị 10g, cẩu tích
12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bạch truật 16g, thục địa 12g, đại táo 12g, đương quy 16g, chích thảo 12g, cẩu tích
12g, sơn thù 12g, phụ tử 8g, đẳng sâm 16g, gừng khô 8g, quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể mệnh môn hỏa suy: Hỏa ở mệnh môn còn gọi là "tướng hỏa". Nó giữ vai trò điều tiết cho cơ
thể. Khi mệnh môn hỏa hư suy, khả năng cân bằng âm dương không còn tác dụng.
Biểu hiện mệt mỏi đuối sức, đau ngực khó thở, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, thân nhiệt hạ
thấp, mạch nhanh yếu, huyết áp tụt.
Bài 1: Cố chỉ 10g, phụ tử 10g, can khương 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, ngải diệp
(khô) 16g, phòng sâm 16g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nhân sâm 12g, can khương10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, cố chỉ 10g, ngũ vị 10g,
cao lương khương 12g, cẩu tích 12g, biển đậu 16g, chích thảo. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Nhân sâm 12g, đẳng sâm 12g, can khương 10g, quế 10g, thiên niên kiện 10g,
xuyên khung, đương quy 16g, cẩu tích 12g, phụ tử 8g, hoài sơn 16g, liên nhục (hạt sen đã bỏ vỏ
cứng) 16g, đại táo 6 quả, trần bì (sao) 10g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể thận dương hư: Cơ thể mỏi mệt, đau đầu buốt đầu, chân tay yếu mềm, vã mồ hôi,
thân nhiệt thấp, phân lỏng. Huyết áp tối đa nhỏ hơn 100mmHg.
Bài 1: Ngưu tất 16g, đỗ trọng 12g, thỏ ty tử 12g, cố chỉ 10g, cẩu tích 12g, bạch truật 16g,
ngũ vị 10g, kinh giới 12g, ngũ gia bì 12g, quế 10g, sinh khương 8g, củ đinh lăng 16g, trần bì
(sao) 12g, đẳng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Tần giao 10g, bạch truật 16g, thương truật 12g, hậu phác 12g, ngũ gia bì 16g, hoài
sơn 16g, liên nhục 16g, sinh khương 8g, cao lương khương 12g, cố chỉ 10g, ngải diệp 16g, hà
thủ ô (chế) 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, nhân sâm 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1
thang.
Lương y Trịnh Văn Sỹ

Người cao tuổi thận trọng khi có huyết áp thấp


Trong đại đa số trường hợp, người cao tuổi (NCT) thường bị tăng huyết áp. Đây là nguy
cơ lớn dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có người lại rơi vào tình
trạng huyết áp thấp. Ở người trẻ, có thể điều này ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đối với NCT
thì điều này rất cần phải chú ý.

Thói quen tốt giúp điều chỉnh huyết áp


Trong một số trường hợp bệnh lý thì người bệnh cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, hầu
hết có thể cải thiện bằng các quy tắc sống đơn giản sau.
2
Về tập luyện: Từ xưa người ta đã nhận thấy, những người bị huyết áp thấp không thể
đứng lâu một chỗ, họ cần thiết phải vận động. Ở họ, huyết áp thấp là do giảm trương lực mạch
máu - thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là
tim đập nhanh, yếu). Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng nâng cao trương lực
mạch máu và nâng cao khả năng đẩy máu của tim. Tập luyện các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể
dục nhịp điệu, cầu lông đều rất tốt. Tập luyện các bài tập thể dục trong 10 - 15 phút, 2 - 3 lần
ngày cũng rất tốt. Tuy nhiên, cần tránh tập các bài tập rèn sức mạnh các nhóm cơ với cường độ
lớn và trong thời gian dài. Khi cảm thấy không được khỏe (mỏi mệt, chóng mặt, đau đầu), có thể
tập tại nhà với các bài tập thể dục, tốt nhất là tập một số động tác ở tư thế ngồi hoặc nằm trên
sàn.
Về ăn uống: Người ta thấy, huyết áp thấp thường hay gặp ở những người ăn ít, hay bỏ
bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa dẫn đến giảm trương lực mạch máu, giảm hàm lượng
đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu và kết
quả là tụt huyết áp. Vì vậy phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3 - 4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức
chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Khuyến cáo một số thức ăn, đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: uống cà phê, nước chè
đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho. NCT cần có sự tư
vấn của bác sĩ khi lựa chọn những biện pháp này.
Ngoài ra những người bị huyết áp thấp cần ngủ nhiều hơn. Một giấc ngủ ngon sẽ làm cho
tâm trạng thoải mái, điều hòa hoạt động các trung tâm thần kinh, trong đó có trung tâm vận
mạch. Tránh dùng thuốc ngủ, thuốc an thần vì chúng gây giảm huyết áp, đau đầu và buồn ngủ
ban ngày. Tốt nhất là dùng một số loại chè thảo mộc. Phương pháp tắm nóng lạnh luân phiên
cũng rất tốt cho người bị huyết áp thấp. Thay đổi nhiệt độ nước liên tục luân phiên từ nóng sang
lạnh và ngược lại có tác dụng rèn luyện trương lực mạch máu (mạch máu dãn ra khi nóng, co lại
khi lạnh) - cải thiện trương lực mạch máu. Một phương pháp đơn giản để tăng huyết áp là nhịn
thở. Hít vào sâu rồi thở ra, sau đó nhịn thở 20 giây. Lặp lại 5 - 6 lần, 3 lần tập/ngày.

Người cao tuổi lưu ý với bệnh viêm nhiễm


Những ổ viêm tồn tại lâu dài trong cơ thể với những đợt tái phát, làm suy giảm sức đề
kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng xấu lên trạng thái chức năng của các cơ
quan và hệ thống khác nhau. Ổ nhiễm khuẩn mãn có thể khu trú ở các cơ quan và hệ thống khác
nhau, nhưng thường xuyên nhất là ở đường hô hấp trên (viêm mũi, họng, xoang), ở răng miệng
(sâu răng, viêm lợi), túi mật, ống dẫn mật và ở bộ phận sinh dục.
ThS. Trần Quốc Minh

Các dấu hiệu huyết áp thấp cần được chú ý


Chỉ số huyết áp đạt dưới 100/60mmHg được coi là huyết áp thấp. Sức bóp cơ tim yếu,
giảm trương lực mạch máu, đặc biệt là các mạch máu nhỏ được biểu hiện bằng giảm các giá trị
huyết áp. Huyết áp thấp được chia thành huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý.
Huyết áp thấp sinh lý gặp ở những người khỏe mạnh với đặc điểm giá trị huyết áp thấp duy trì
trong suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng.
Huyết áp thấp sinh lý có thể là huyết áp thấp do thể tạng - di truyền, huyết áp thấp do rèn sức
bền thường xuyên (ví dụ ở vận động viên chạy, bơi, đạp xe cự ly dài) và huyết áp thấp ở cư dân
sống trên vùng núi cao do sự bù trừ thích nghi trong điều kiện thiếu ôxy.
Huyết áp thấp bệnh lý được phân ra thành: tụt huyết áp cấp với các biểu hiện hoa mắt, chóng
mặt, ngất và huyết áp thấp mạn tính. Huyết áp thấp mạn tính lại được chia ra: huyết áp thấp
nguyên phát do giảm trương lực thần kinh mạch máu và huyết áp thấp thứ phát - triệu chứng của
bệnh khác như thiếu máu, bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, mạn tính hay ngộ độc như: viêm họng
mạn, viêm đường mật, sâu răng, viêm lợi...

3
Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu (bệnh huyết áp thấp) với
các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực
trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).

Chữa huyết áp thấp bằng Đông dược

Hạt sen.
Đông y gọi huyết áp thấp là chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt).
Và cho rằng chứng huyễn vựng sảy ra là do khí huyết hư chiếm đa phần nguyên nhân bệnh sinh.
Do huyết hư khiến sự nuôi dưỡng tại não bị thiếu hụt mà sinh ra hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
hay váng đầu làm cho sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu, run, mạch vô lực...
Còn quan niệm của Tây y: theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện sự rối
loạn chức năng của vỏ não và trung khu thần kinh vận mạch. Vì vậy khi tình trạng huyết áp thấp
xảy ra là lúc chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết
áp tâm trương) dưới 60mmHg.
Trong chứng huyết áp thấp cũng chia ra hai loại đó là huyết áp thấp tiên phát (xảy ra do
thể trạng) và chứng huyết áp thấp thứ phát (do bệnh lý gây ra). Những người huyết áp thấp
thường có các biểu hiện như hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực,
khi thay đổi tư thế có thể sảy ra choáng váng nặng hơn là thoáng ngất hoặc ngất...
Để cùng tham khảo và có thể áp dụng, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu những phương
thuốc trị chứng huyết áp thấp từ đông dược.
Bài1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Ngày sắc 1 thang, chia 2 lần uống trong
ngày. Cần uống liền 5 - 7 thang.
Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Tất cả sắc lấy nước uống
chia làm 2 - 3 lần trong ngày. Cần sử dụng liền 3 - 7 ngày là một liệu trình. Khi theo dõi thấy
huyết áp đã trở lại các chỉ số bình thường thì sử dụng tiếp một đợt từ 3 - 6 ngày nữa và ngừng
uống.
Bài 3: Thục địa 12g, chích cam thảo 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g,
phục linh 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
uống trong ngày. Cần uống 5 - 7 ngày liền.
Bài 4: Nhân sâm tán bột 25g, tử hà sa tán bột 50g. Cả hai thứ trộn đều với mật ong, ngày
uống mỗi lần từ 3 - 5g, uống ngày 2 lần vào các buổi sáng và trưa.
Bài 5: Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế từ 2 - 4g,
chích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo tàu 5 quả. Tất cả sắc uống ngày 1 thang, chia ra 2 lần
trong ngày. Cần uống từ 3 - 5 thang liền.
Bài 6: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh, rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, thêm
một cốc nước lã và đun nhỏ lửa (lửa cháy riu riu) đến khi cạn nước sắc còn lại 1/3 cốc thì đập
trứng gà vào và khuấy đều, đun tiếp trong 2 phút nữa là được, bắc ra ăn nóng. Mỗi ngày cần ăn
1 lần và ăn liền trong 5 ngày, nếu theo dõi huyết áp thấy chưa trở lại chỉ số bình thường thì có
thể ăn thêm vài ngày.

Đông y trị huyết áp thấp


Đông y không có bệnh danh về huyết áp - bởi vì cách đây hàng ngàn năm chưa có máy
đo huyết áp. Nhờ máy đo huyết áp thầy thuốc biết được chỉ số huyết áp. Huyết áp là áp lực của
máu vào thành mạch máu. Qua tổng kết, các nhà khoa học y học qui định khi tim bóp là huyết
áp tối đa (thì tâm thu) khi tim dãn (thì tâm trương) là huyết áp tối thiểu.
Cây và củ nhân sâm.
Đông y khám bệnh qua 4 bước (gọi là tứ chuẩn).
- Vọng là nhìn thần sắc và hình dáng người bệnh, người thấp huyết áp thường: da xanh,
dáng mệt mỏi, lưỡi nhiệt liệu - môi nhợt.
- Văn là nghe ngửi: tiếng nói cơ thể nhỏ, yếu hơi thở bình thường hoặc hôi.
4
- Vấn là hỏi bệnh:
+ Người bệnh đổi tư thế dễ chóng mặt hoa mắt.
+ Đau lưng cổ gáy, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi. Có thể hồi hộp, mất ngủ, có thể sa trực
tràng, sa tử cung.
Những người có triệu chứng trên thường đến sau giai đoạn ốm kéo dài, hoặc tiêu chảy
mất nước, hoặc nhiễm độc nôn mửa nhiều, hoặc có các bệnh đường tiêu hóa, làm cho ăn kém,
chán ăn bệnh đường hô hấp như: họng viêm mũi xoang hoặc bệnh ở tim mạch, bệnh ở thận...
Khi hỏi người bệnh thấy thuốc sẽ tìm được nguyên nhân.
- Thiết là sờ khi sờ da thường thấy lạnh ẩm.
Xem mạch: mạch trầm nhược, hay trầm tế.
Đông y chia chứng bệnh này làm 4 thể. Tùy triệu chứng mỗi loại bệnh mà có thuốc khác
nhau
Thể tỳ khí hư: Ăn kém, đại tiện lỏng, phân thường nát.
Triệu chứng: Cơ nhẽo, chân tay lạnh, mạch trầm.
Bài thuốc: Hương sa lục quân gia giảm: cát lâm sâm 12g, thêm mạch môn 12g, hoàng kỳ
20g, phá cổ chi 12g, bạch linh 16g, nhục đậu 8g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, mộc hương 12g,
cam thảo 6g, sa nhân 12g, nhục quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể tâm tỳ khí hư: Triệu chứng: hồi hộp, ngủ mê, ăn kém, người mệt mỏi, ngại hoạt động. Đổi
tư thế dễ chóng mặt, có thể sa trực tràng, tử cung, mạch trầm nhược.
Bài thuốc: Hoàng kỳ 20g, quế chi 12g, bạch truật 16g, bạch thược 12g, can khương 8g,
táo nhân 12g, nhục quế 8g, bá tử nhân 12g, đương qui 12g, cam thảo 6g, đẳng sâm 16g. Sắc
uống ngày 1 thang.
Thể tỳ thận dương hư: Triệu chứng: váng đầu, ù tai, ngủ kém. Đau mỏi lưng gối chân tay
lạnh, sợ lạnh, di tinh, tiểu đêm, lưỡi nhợt, mạch trầm nhược.
Bài thuốc: Chân vũ thang: sâm tốt 12g, liên thục 20g, hà thủ ô 20g, bạch linh 6g, đại táo 16g,
bạch truật 16g, bá tử nhân 8g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, sinh khương 3 lát, táo nhân 10g. Sắc
uống ngày 1 thang
Phụ tử chế.
Thể khí âm lưỡng hư: Triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, họng kho khát, mạch tế sắc.
Bài thuốc: Sinh mạch tán: nhân sâm 12g, hoàng kỳ 16g, mạch môn 12g, đương qui 12g,
ngũ vị 8g, kỷ tử 12g, hoàng tinh 16g, nhục quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Huyết áp thấp với các thể trên đều thuộc hư chứng. Khi huyết áp quá thấp, mạch nhanh nhỏ khó
thấy. Huyết áp tối đa dưới 60mmHg là tình trạng trụy mạch phải cấp cứu. Phải phối hợp với tân
dược, truyền máu hay truyền dịch. Đông dược có thể thêm nhân sâm, phụ tử (chế).
Phòng bệnh: Vì huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch máu. Áp lực này phụ thuộc vào 4
yếu tố:
+ Một là sức co bóp tim: Tim co bóp yếu thì huyết áp thấp.
+ Hai là khối lượng tuần hoàn - bình thường mỗi người trưởng thành có từ 4 đến 5
lít máu. Nếu khối lượng này dưới 4 lít huyết áp sẽ thấp.
+ Ba là độ quánh hay độ nhớt của máu: đó là các thành phần có trong máu: đạm,
đường, mỡ, muối, khoáng, vitamin, tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), nội tiết
tố... Các chất này giảm, làm huyết áp giảm đặc biệt là khi dòng máu thiếu đạm, đường,
mỡ, thiếu tế bào máu.
+ Yếu tố thứ tư là sức cản ngoại vi là chỉ sự đàn hồi của thành mạch. Do vậy
phòng huyết áp thấp là tập thể dục cho tim co bóp đều. Ăn uống đủ lượng nước và chất
ăn hàng ngày - Uống không đủ nước khối lượng tuần hoàn sẽ thấp - các nghề gây ra mồ
hôi nhiều hay bệnh gây nôn mửa, tiêu chảy có thể phải uống nhiều nước hơn người
thường. Chú ý ăn các loại hoa quả có nhiều nước.
PGS.TS. Dương Trọng Hiếu

Không chủ quan với bệnh huyết áp thấp


5
Chúng ta thường hay quan tâm và nhắc nhiều đến chứng bệnh tăng huyết áp. Nhưng cũng
có rất nhiều người huyết áp thấp và đa số đều chủ quan, cho rằng nó không nguy hiểm, điều này
dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm không kém bệnh tăng huyết áp.
Huyết áp được định nghĩa là áp lực của dòng máu chảy trong lòng mạch tác động lên
thành mạch máu (giống như áp lực của nước chảy trong lòng ống tác động lên thành ống nước).
Trị số huyết áp phụ thuộc vào áp lực bơm máu của tim, vào sức co dãn của thành mạch máu và
vào lượng máu trong cơ thể. Trị số huyết áp bình thường dao động từ 90/ 50 - 139/ 89 mmHg và
thay đổi thường xuyên tùy theo các trạng thái về thời gian, hoạt động thể lực và cảm xúc.
Huyết áp thấp được định nghĩa là khi số đo huyết áp < 90/ 50 mmHg, hoặc giảm nhiều
hơn 20 mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó kèm theo các triệu chứng do giảm
máu đến các cơ quan như chóng mặt, mệt, tay chân tê, lạnh, hồi hộp tim đập nhanh.
Huyết áp thấp là một trạng thái biến đổi sinh lý do hậu quả của nhiều nguyên nhân khác
nhau gây ra như:
- Huyết áp thấp do giảm thể tích máu: do mất máu hay mất nước (chấn thương gây chảy
máu, tiêu chảy, nôn mửa, dùng thuốc lợi tiểu...), do cơ thể giảm tạo ra máu (suy dinh dưỡng,
bệnh của tủy xương...).
- Huyết áp thấp do giảm sức bơm của tim: các bệnh lý tim mạch.
- Huyết áp thấp do giảm sức co của mạch máu: dùng các loại thuốc làm dãn mạch máu,
do cường thần kinh đối giao cảm (là hệ thần kinh làm dãn mạch) hay do suy yếu thần kinh giao
cảm (là hệ thần kinh gây co mạch)...
Một số triệu chứng nổi bật:
- Mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi
- Hoa mắt chóng mặt
- Khó tập trung và dễ nổi cáu
- Có cảm giác buồn nôn
- Suy giảm khả năng tình dục
- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc
- Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh
- Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng
Những người huyết áp thấp cần phải ngủ đẫy giấc, khoảng 9 - 11 tiếng/ngày. Ngoài ra,
người huyết áp thấp phải biết thức dậy đúng cách. Vì khi ngủ, máu sẽ tập trung vào khu vực dạ
dày (gan, phổi, lá lách), xuất hiện tình trạng thiếu máu não tạm thời. Nếu người huyết áp thấp
ngồi dậy đột ngột, có thể bị ngất đi (bất tỉnh nhân sự). Khi thức dậy, cần phải nằm thêm một lúc,
tập một vài động tác thể dục đơn giản (vận động các khớp xương chân tay). Sau đó ngồi dậy, để
chân trên giường, rồi mới từ từ cho chân ra khỏi giường và vẫn tiếp tục ngồi. Khi đứng dậy nên
vịn vào ghế, cứ đứng như thế một lúc.
Bác sĩ Phan Huy An
Những lưu ý cho người bị huyết áp thấp
Huyết áp thấp là chứng bệnh nguy hiểm và phổ biến. Muốn phòng tránh và "thoát" khỏi
chứng bệnh này, trước hết bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chứng huyết áp
thấp.
1. Nguyên nhân
- Do tình trạng khử nước trong cơ thể.
- Do đọt qụy.
- Trong thời kỳ mang thai.
- Tác dụng phụ của việc dùng thuốc.
Huyết áp thấp là chứng bệnh nguy hiểm và phổ biến
2. Biểu hiện của bệnh
- Hoa mắt.
- Chóng mặt
- Đau đầu.
6
- Thậm chí có thể bị ngất.
- Mệt mỏi.
- Suy giảm khả năng tình dục.
- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
- Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh.
- Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
Một ngườiđược coi là huyết áp bình thường nếu như huyết áp đo được ở mức
khoảng80/120 mmHg. Thông thường huyết áp có thể dao động giữa 110-120 (tâm thất) và 70-
80 (tâm thu). Người bị coi là huyết áp thấp nếu như huyết áp tâm thudưới mức 65 mmHg.
3. Mẹo nhỏ mách bạn
Luyện tập đều đặn, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung
thêm một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Để khắc phục chứng huyết áp thấp, bạn cần tuân thủ theo những phương châm sống dưới
đây:
- Luyện tập đều đặn, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi.
- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn
sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút
muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Nên ăn mặn hơn người bình thường.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho
cơ thể.
- Ngoài ra sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng
đáng kể.
Bên cạnh đó cà phê và trà đặc cũng có những đóng góp rất tích cực đối với chứng huyết
áp thấp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.
- Uống đủ lượng nước. Việc uống nước rất quan trọng, bởi lẽ nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ
dễ xảy ra tình trạng bị khử nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn trong khi bạn đang
luyện tập hoặc hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng. Hơn thế nữa, nếu bạn bị
tiêu chảy hay buồn nôn, bạn cần chắc chắn đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể.
- Tránh tắm nước quá nóng, bởi điều này sẽ khiến cho nhiệt độ trong cơ thể tăng cao.
- Sau khi ngồi lâu bạn nên đứng lên từ từ và cẩn thận để tránh bị hoa mắt và chóng mặt.
- Ngủ đủ giấc là yếu tố cần thiết để giúp bạn duy trì huyết áp ở mức ổn định.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì việc chỉ ăn 3 bữa chính như thông thường, bạn nên
chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày bạn cần bổ sung thêm các loại
thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm
B rất có lợi trong việc phòng tránh và điều trị chứng huyết áp thấp.
- Tránh xa các loại đồ uống có cồn.
- Không đứng quá lâu.
- Nếu bạn bắt đầu dùng một loại thuốc mới như thuốc trợ tim, thuốc chống suy nhược...
bạn cần đọc kỹ nhãn mác và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, bởi lẽ một số loại thuốc
chính là "thủ phạm" gây nên chứng huyết áp thấp.
- Dùng nước ép củ cải đường tươi là một trong những bài thuốc trị chứng huyết áp thấp
hiệu quả nhất. Bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp nên uống một cốc nước ép củ cải đường chia
thành 2 lần mỗi ngày.
- Ngâm 7 quả hạnh trong nước qua đêm. Sau đó bóc vỏ chúng và nghiền nát chúng thành
một dạng bột. Sau đó cho quả hạnh vào trong sữa ấm và dùng dung dịch này để uống.

You might also like