You are on page 1of 2

Thứ hai, 13/8/2007, 15:35 GMT+7

Trẻ chậm nói vì bố mẹ kiệm lời

"Bà bà, bánh!", bé Hưng bập bẹ. Bà nội bận nên mẹ đưa bánh cho bé, cái nào bé cũng lắc
đầu. Rồi bé nổi giận, túm lấy tay mẹ mà cắn. Mãi sau mọi người mới hiểu Hưng muốn
loại bánh bà ngoại cho.

Hơn 2 tuổi nhưng bé Hưng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hầu như chỉ nói được một số từ
mà chưa biết diễn đạt ý nghĩ thành câu đơn như các bạn cùng lứa nên nhiều lúc khó khăn
trong việc diễn đạt ý muốn của mình. Mỗi lần như vậy, Hưng rất bực tức, nhiều khi phát
cáu. Dần dần, bé trở thành một đứa trẻ dễ kích động và có xu hướng bạo lực.

Một lần, Hưng nói với mẹ: "Bà, bà, bánh". Bà nội lúc đó đang bận nên chị Liên mẹ bé lấy
bánh cho con. Nhưng đưa loại bánh nào, Hưng cũng không ăn. Rồi cậu bé đỏ mặt tía tai
hất tung cái bánh trong tay mẹ, xông vào túm lấy mẹ mà cắn, sau đó khóc ầm lên. Nhìn
thấy hộp bánh hôm qua bà ngoại sang chơi mua cho, chị Liên lấy đưa con và thấy bé ăn
một cách hăm hở. Lúc này chị mới đoán ra ý của bé: "Con muốn ăn bánh của bà mua".

Thấy Hưng chậm nói, tính nết hơi kỳ cục, nhiều người xì xào là cháu bị bệnh tự kỷ. Lo
sợ, chị Liên đem con đến một chuyên gia tâm lý. Sau khi kiểm tra và hỏi chuyện kỹ, nhà
tư vấn khẳng định cháu không hề bị tự kỷ, mà chỉ chậm nói do không được tiếp xúc nhiều
với ngôn ngữ. Do sức yếu, Hưng không đi mẫu giáo mà ở nhà với bà nội. Bà mải loay
hoay làm việc nhà, cho cháu chơi một mình hoặc xem băng hoạt hình tiếng nước ngoài.
Vợ chồng chị Liên đi làm về muộn, cơm nước tắm giặt xong thì đến giờ cho con đi ngủ,
vả lại cũng quá mệt nên không chơi nhiều với con.

Bé Diệp, con bác sĩ Thành ở Cầu Giấy, Hà Nội, cũng có biểu hiện chậm nói. Đã 15 tháng
nhưng bé chưa nói được âm nào rõ ràng hay có nghĩa. Và cũng không có ai trong nhà
nghĩ đến việc tập cho bé nói, hay thậm chí chỉ là tập phát âm những tiếng thông thường
như "bà bà", "mẹ mẹ". Cô giúp việc - người tiếp xúc với Diệp nhiều nhất - gần như
không trò chuyện với bé, chỉ thỉnh thoảng ra lệnh cộc lốc: "Lại Bạn có thường
đây", "ăn đi"... Vợ chồng anh Thành cũng không để ý. Chỉ đến khi trò chuyện với bé
thấy em bé hàng xóm mới chuyển đến tuy ít tuổi hơn Diệp mà đã ở tuổi tập nói
ríu ran tập nói cùng cả nhà, họ mới nhận ra thiếu sót của mình và không?
bắt đầu "tăng tốc" trò chuyện cùng trẻ.

Phải nói cho con nghe


Bất cứ lúc nào
Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trường Mầm mon có thể
Hoàng Gia - Equest (Đội Cấn, Hà Nội), khẳng định: Trẻ muốn nói Thường xuyên
được phải có một thời gian dài sống trong môi trường ngôn ngữ, Ngày vài lần
nghĩa là phải được nghe tiếng nói, mà là tiếng nói đầy xúc cảm, nói Hầu như không
chuyện với chính bé. có thời gian trò
chuyện với con
Theo ông Khanh, khả năng hiểu ngôn ngữ ở trẻ có thể xuất hiện từ khi 2-3 tháng tuổi:
Vừa nghe mẹ nói, kết hợp với âm sắc, tính biểu cảm trong lời nói và các cử chỉ kèm theo.
Đến tháng thứ 9 trở đi, tuy chưa nói được nhưng trẻ có thể hiểu hầu hết những yêu cầu
của người lớn, chẳng hạn nếu mẹ bảo: "Đưa búp bê cho mẹ nào" thì bé có thể làm theo.

Sau một thời gian dài nghe và tích lũy, đến một lúc nào đó, lượng ngôn ngữ đủ nhiều sẽ
tạo sự dồn nén khiến trẻ bật ra thành tiếng nói. Điều này thường xảy ra từ khi trẻ được 1
tuổi. Từ chỗ chỉ nói các từ, đến 15-18 tháng nhiều trẻ đã có thể phát ra các câu đơn như
"Con ăn", "Mẹ bế".

Bố mẹ càng nói chuyện nhiều với con, bé càng sớm biết nói và phát triển vốn từ, cách đặt
câu rất nhanh. Những trẻ có bố mẹ đi làm xa hoặc quá bận, giao con hoàn toàn cho người
giúp việc rất dễ bị chậm nói. Do khó biểu đạt ý nghĩ của mình, trẻ phải dùng đến các cử
chỉ, và khi người khác không hiểu, trẻ rất dễ nổi cáu và sinh hung tính. Mặt khác, việc
chậm phát triển ngôn ngữ cũng hạn chế sự phát triển trí tuệ.

Nói chuyện với con như thế nào?

Bạn hãy chuyện trò nhiều với con ngay từ thuở sơ sinh, nói bất cứ điều gì bạn muốn tâm
tình, hoặc chơi đùa với bé, hát ru bé. Những xúc cảm trong giọng nói của mẹ sẽ giúp trẻ
hiểu. Đến 7-8 tháng, bạn đã có thể dạy bé biết tên gọi của những vật dụng đơn giản mà bé
vẫn nhìn thấy. Chẳng hạn, khi cho con chơi búp bê, bạn chỉ vào đó và nói "búp bê" - phát
âm một cách rõ ràng, chậm rãi. Hát, đọc thơ, đọc truyện, kể chuyện cũng là những
phương pháp tốt.

Khuyến khích cho con nói bằng cách nhìn thằng vào mắt bé để hướng dẫn bé nhìn vào
vật, rồi nhìn vào miệng mẹ để xem cách phát âm. Khi con có yêu cầu gì, nên để trẻ nói ra,
và bạn sửa cho bé nếu bé nói sai. Nếu chưa kịp nói đã được đáp ứng nhu cầu, trẻ sẽ
không có nhu cầu nói nữa. Khi con đã lớn hơn, bạn cần yêu cầu bé nói thành câu và kịp
thời uốn nắn các lỗi.

"Dù bận đến mấy, mỗi ngày bố mẹ cần dành 1-2 tiếng để chơi với con, và đây là thời gian
luyện nói cho trẻ một cách đầy hứng thú và hiệu quả nhất" - tiến sĩ Nguyễn Công Khanh
nói.

Hải Hà

You might also like