You are on page 1of 2

Thứ tư, 3/1/2007, 09:45 GMT+7

Trẻ sinh thiếu hay thừa cân đều bất lợi

Không chỉ những trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2,5 kg mới đáng
làm bố mẹ lo lắng. Ngay cả những em bé thừa cân (sinh đủ
tháng, nặng trên 3,5 kg đối với con so và trên 4 kg đối với con
rạ) cũng có thể gặp điều bất lợi.

Tiến sĩ Lê Hoàng, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết,
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sinh ra đạt cân
nặng tiêu chuẩn là những trẻ đủ tháng (38-41 tuần tuổi), có
Ảnh: Dlottgroup.
trọng lượng đạt từ 2,5 kg đến 3,5-4 kg (tùy thuộc vào con so
hay con rạ).

Các trường hợp nhẹ cân, đủ tháng thường là do thai chậm phát triển trong tử cung. Những
trẻ này có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là các nhiễm khuẩn hô hấp, khó
nuôi. Có những trẻ không chỉ nhẹ cân mà còn có bệnh bẩm sinh khác như tim.

Trẻ nhẹ cân, thiếu tháng thì càng nguy hiểm hơn nữa vì bào thai chưa phát triển đầy đủ
theo quy luật tự nhiên, các cơ quan chưa hoàn thiện, cơ thể khó thích nghi với điều kiện
môi trường sống ngoài cơ thể mẹ. Những trẻ này thường có bệnh kèm theo ở phổi, não,
mắt...

Trẻ thừa cân cũng có không ít nguy cơ. Đối với người mẹ, thai to sẽ làm chuyển dạ khó
khăn, phải sử dụng nhiều hơn các biện pháp can thiệp sản khoa. Nhiều trường hợp đến
bệnh viện trong tình trạng vỡ tử cung, nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con. Những trẻ
có cân nặng bất thường cũng dễ bị các bệnh rối loạn chuyển hóa, béo phì, tim mạch... khi
trưởng thành. Riêng với trường hợp sinh già tháng thường bị suy thai, trẻ sinh ra sẽ phải
nuôi dưỡng rất khó khăn.

Theo tiến sĩ Lê Hoàng, với trẻ sinh ra thiếu cân dù đủ hay thiếu tháng, nguyên nhân hay
gặp nhất là chế độ dinh dưỡng của người mẹ quá kém. Đứa trẻ không được cung cấp đầy
đủ chất thức ăn để phát triển, dẫn đến suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Thiếu cân do
thiếu tháng cũng có thể vì người mẹ bị chấn động cơ thể hoặc tinh thần mạnh, dẫn đến đẻ
non. Có trường hợp người mẹ mắc một bệnh nguy hiểm nào đó cần đình chỉ thai nghén
khi chưa đủ tháng.

Thừa cân thường xuất hiện ở thành phố, nơi người dân có điều kiện chăm sóc tốt cho
người mẹ. Trong thời gian thai nghén, người mẹ tăng trung bình từ 12 đến 15 kg, nếu quá
trọng lượng này là không hợp lý. Không ít người đã ăn quá nhiều, thậm chí nhồi nhét và
không có các phương pháp vận động thích hợp nên tăng cân vượt mức, và thai quá to.

Thai to còn gặp ở những thai phụ tiểu đường. Con của những người mẹ này nếu không
được chú ý sẽ rất dễ bị hạ đường huyết ngay khi sinh, thậm chí tử vong. Bản thân những
người sinh con thừa cân cũng có nguy cơ bị các bệnh tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường
sau này.

Để trẻ có cân nặng khi sinh hợp lý, người mẹ cần ăn đủ chất chứ không nên cố ăn một
cách nhồi nhét. Cần có một tinh thần sảng khoái, tránh những stress. Thai phụ không nhất
thiết phải nghỉ ngơi tuyệt đối mà nên vận động hằng ngày, có thể làm những việc nhẹ
nhàng, đi bộ... để tăng sức đề kháng cho mẹ và con, tạo cho người mẹ tự tin hơn khi
chuyển dạ, giảm được các can thiệp sản khoa.

Đa số phụ nữ Việt Nam hiện nay vẫn trong tình trạng thấp bé, nên việc tăng cân cũng nên
vừa phải để phù hợp với tầm vóc của người mẹ. Nên khám thai đúng định kỳ để nhận biết
sớm các dấu hiệu bất thường.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

You might also like