You are on page 1of 2

Thứ tư, 27/6/2007, 08:51 GMT+7

Trẻ viêm não tăng cao ở miền Bắc

Nếu trước đây, viêm não Nhật Bản thường xuất hiện ở nhóm trẻ
dưới 5 tuổi thì hiện nay, bệnh đang "tấn công" sang trẻ 10-15
tuổi.

Tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương sáng 26/6,
mỗi giường có 2-3 bệnh nhân trong đó có nhiều trẻ viêm não.
Cháu Quyên (10 tuổi, ở Nam Định) đã toàn thân bất toại 25
ngày.
Mỗi giường bệnh có 2
trẻ nằm. Ảnh: Lao
Quyên sốt cao, khi đưa đến bệnh viện huyện được chẩn đoán là
Động.
viêm lợi, điều trị 5 ngày
không khỏi nên gia đình xin chuyển thẳng lên tuyến Viện Châm cứu Trung ương vừa
trung ương. Lúc này cháu đã liệt nửa người và hôn mê. hoàn thành nghiên cứu dùng
Xét nghiệm dịch não tuỷ cho thấy bệnh nhi bị viêm não điện châm để điều trị phục hồi
Nhật Bản. cho trẻ bị di chứng của viêm
não Nhật Bản (như rối loạn vận
Cháu Thanh (3 tuổi, ở Hà Tây) cũng đang mê man và động, thần kinh...). Kết quả cho
phải thở máy. Bố cháu bé cho biết, cách đây một tuần, thấy 39% số trẻ được điều trị
Thanh bị sốt, nôn nhiều và co giật. Cháu nhập viện khỏi hoàn toàn, số còn di chứng
được 3 ngày, đến nay vẫn chưa tỉnh. nhẹ là 45%, vừa là 14%... Trẻ
được điều trị càng sớm, tỉ lệ
Theo tiến sĩ Bùi Vũ Huy, Phó khoa Truyền nhiễm, khỏi hoặc giảm di chứng càng
trong vòng 2 tháng qua, khoa đã tiếp nhận khoảng hơn cao.
60 trẻ viêm não. Chỉ riêng trong 3 ngày cuối tuần qua,
số bệnh nhân viêm não nhập viện đã lên tới gần 30. Đa (Theo Tuổi Trẻ)
số bệnh nhi 2-8 tuổi. Các cháu đều chưa được tiêm
phòng bệnh này.

Khoảng 60-80% bệnh nhi khi được chuyển đến đã bị các biến chứng nặng, suy hô hấp, co
giật. Năm nay, trẻ mắc viêm não nhập viện đến rải rác ở nhiều địa phương như Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội...

Phải tiêm phòng trước mùa dịch 2-3 tháng

Tiến sĩ Phạm Ngọc Đính, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết mỗi
năm cả nước có 2.500- 3.000 ca viêm não, trong đó viêm não Nhật Bản chiếm 40-60%.
Các chủng virus gây viêm não khác là Entero 71, Herpes... Chủng Entero 71 chưa có
văcxin phòng bệnh.

Cũng theo tiến sĩ Đính, nếu để đến sát mùa dịch mới tiêm phòng thì văcxin sẽ không kịp
phát huy nhiều tác dụng. Tốt nhất là tiêm trước mùa dịch 2-3 tháng.
(Theo Lao Động

You might also like