Xóa 'bức tường vô hình' giữa cha mẹ và con

You might also like

You are on page 1of 2

Thứ hai, 7/5/2007, 18:51 GMT+7

Xóa 'bức tường vô hình' giữa cha mẹ và con

Chị Cúc khuyên con để tóc dài thì nó ra tiệm "gọt" cái đầu
trụi lủi, bảo nói nhỏ, đi khẽ thì con bé vừa nhún nhảy vừa
huýt sáo, bảo đi ngủ thì lôi sách ra đọc. Chị khổ tâm vì thấy
con ngày càng ngỗ ngược.

Theo các nhà tâm lý, một trong những vấn đề gây nhức đầu
nhất cho cha mẹ là không thể gần gũi khi con cái bước vào
tuổi dậy thì. Đứa con bỗng nhiên tạo nên một bức tường ngăn
Ảnh: Corbis.com.
cách với cha mẹ. Nhiều em còn cố tình chống đối, làm ngược
với những lời khuyên răn, chỉ bảo của phụ huynh.

Cha mẹ không thể "bắt sóng" của con

Trong nhiều gia đình hiện nay, cha mẹ và con cái không thể nói chuyện với nhau một
cách thoải mái, tự nhiên được nữa.

Chị Lưu Mai, nhân viên một nhà sách, tìm đến chuyên viên tư vấn với nỗi băn khoăn:
Hơn 10 năm nay, con gái chị luôn quấn quýt bên mẹ. Vậy mà mới đây, chỉ một sáng thức
dậy, chị đã thấy con mình thật lạ lẫm, khác thường. Chị biết, ở tuổi dậy thì, con cái muốn
riêng tư, tự lập nhưng điều đó không có nghĩa là trở nên hoàn toàn xa lạ với người thân.
Chị lo lắng cố tìm cách gần con nhưng cô bé càng trốn kỹ trong phòng. "Bây giờ, khi đi
học, con bé khóa cửa phòng, dặn người giúp việc không được vào lau dọn, kể cả mẹ cũng
chỉ được vào khi con đồng ý", chị Mai ngậm ngùi kể.

Ông Nguyễn Thanh Bình, phó giám đốc một công ty tin học, cũng không biết vì sao mình
xung khắc với cậu con trai. Để phòng ngừa con hư, ông không mua xe mới cho nó, không
nối mạng để con khỏi giao tiếp lung tung, tránh tiếp cận các loại thông tin vô ích. Thế
nhưng, trong suy nghĩ của cậu con trai 15 tuổi, ông là một người cha vô trách nhiệm,
không thương yêu con.

Chuyện con trai ăn chơi lêu lổng càng khiến ông bố giận dữ, không kiềm được cơn nóng
giận khi cha con gặp nhau. Ông Bình muốn nói rất nhiều điều với con về những trải
nghiệm của bản thân, muốn dạy con các bài học làm người nhưng đành chịu thua. Cuộc
sống xô bồ bên ngoài đã chiếm được thế "độc quyền", bày vẽ cho con ông cách tồn tại
với nhiều mánh khóe.

Còn chị Cúc, một người nội trợ gia đình lại lo lắng vì đứa con gái càng lớn càng ngỗ
ngược. Chị sợ giới tính của con có vấn đề. Cô bé rất ghét mặc áo dài. Chị bảo con để tóc
dài thì nó ra tiệm cắt trụi tóc. Trái với lời khuyên của mẹ, cô bé đi đứng, nói năng, ăn
uống như một thằng con trai.

"Con gái bất trị quá, không ai nói lọt tai nó, nhất là chuyện nữ tính. Nó chỉ thích không bị
ai quấy rầy. Có những lúc tôi khóc mà nó cũng chẳng mủi lòng. Nó tuyên bố: 'Có khi con
là con gái, mà có khi lại là con trai, mẹ lo làm gì cho mệt", chị Cúc tâm sự.

Không kỳ vọng quá nhiều, bạn và con sẽ đỡ mệt mỏi hơn

Pieta Valentine, một nhà giáo dục tư duy tích cực của Trung tâm các giá trị cuộc sống ở
TP HCM, cho biết các bậc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái thường là những
người đã nỗ lực rất nhiều vì trẻ. Sự hy sinh, đầu tư không tiếc cho con thường làm phát
sinh đòi hỏi, mong muốn con cái phải đạt được cái này, có được điều kia. Cũng vì thế, họ
rất dễ bực mình, thất vọng khi "con đáp lại công lao của cha mẹ chỉ thế này thôi sao".

Trong khi đó, đứa trẻ lại cảm thấy quá mệt mỏi, bởi phải "nhón gót, với tay" theo các kỳ
vọng của cha mẹ nên thường trốn vào một góc, tự cô lập với cha mẹ. Chúng cảm thấy
chơi với bạn bè hoặc người ngoài sẽ an toàn hơn, bởi những người đó không hề đòi hỏi
và trông đợi vào những cố gắng của chúng. Khi yêu đứa con như chính nó chứ không
phải những danh hiệu, thành tích mà con đạt được, bạn sẽ thấy bình an hơn.

Một bức tường sừng sững khác giữa cha mẹ và con cái là khi đứa trẻ không sống lặng lẽ
trong nhà mà quyết liệt chống đối phụ huynh. Chúng hay có những hành vi ngược lại với
các "mệnh lệnh" của cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh phát cáu trước tình huống đó, sử dụng
cả đòn roi để khống chế con. Kết quả, đứa con bỏ nhà đi bụi. Thực tế, chưa hẳn trẻ thích
những chuyến đi mạo hiểm cũng không hẳn quá mê bạn bè mà chúng muốn cha mẹ phải
phát hoảng lên, nháo nhào đi tìm. Điều đó càng kích thích con cái "diễn" thêm nhiều trò
độc khác. Thật ra, nếu quá để ý, chăm chú đến con cái, bọn trẻ sẽ làm bạn kiệt sức. Vì
thế, thay vào đó, bạn nên dạy cho con biết sử dụng sự tự do, sức khỏe và các kỹ năng vào
những công việc có ý nghĩa.

(Theo Phụ Nữ)

You might also like