You are on page 1of 55

CẢI TỔ HỘI ĐỒNG BẢO AN

TẠI SAO CẢI TỔ?

• Xem tài liệu phát về “HĐBA LHQ có nên phản ánh sát
thực hơn cấu trúc thế giới thế kỷ 21?”
• Xem các phần trước về Bầu cử và Phương pháp làm
việc.

Tính đại diện

• 1945: HĐ 11 thành viên trong tổng số 51 thành viên ban


đầu (chiếm hơn 20%)
• Hiện: HĐ 15 thành viên trong tổng số 191 thành viên (ít
hơn 8%)

1
TẠI SAO CẢI TỔ?

Tính đại diện và hợp pháp


• Điều 24 Hiến chương: Các nước thành viên LHQ trao cho HĐBA
trách nhiệm chính trong sự nghiệp duy trì hòa bình và an ninh
quốc tế và nhất trí rằng khi làm những nghĩa vụ do trách nhiệm
đó đặt ra, HĐBA hành động với tư cách thay mặt cho các thành
viên của LHQ.
• Liệu HĐ có thể đại diện cộng đồng quốc tế một cách hợp pháp
nếu nó chỉ phản ánh 8% tổng số thành viên LHQ?

Tính đại diện, hợp pháp và hiệu quả


• Nếu HĐBA cần gia tăng số lượng, thì con số là bao nhiêu?
– Các đề xuất đưa ra con số khác nhau: 21? 25? 26?
– Tiêu chí nào?
• Kể cả khi các thành viên LHQ nhất trí về con số, họ không thể
nhất trí phân chia giữa các khu vực như thế nào.
2
TẠI SAO CẢI TỔ?

Tính đại diện, hợp pháp và hiệu quả

• Tiêu chí thành viên HĐBA:


– 5 nước thường trực: Mỹ, Liên Xô/Nga, Trung Quốc, Anh,
Pháp
– Hiến chương không đề cập tiêu chí
• 10 nước được bầu (E10)
– Theo điều 23 Hiến chương
• HĐBA có cần tăng thành viên không?
• Tính đại diện cao hơn sẽ tăng cường tính hợp pháp, nhưng
có tăng cường hiệu quả của Hội đồng không?
• Hội đồng hiện có hiệu quả với 15 thành viên không?

3
TẠI SAO CẢI TỔ?

Phương pháp làm việc – Bất lợi cho E10

• Thiếu minh bạch


– Trước: có quá nhiều cuộc thảo luận trong phiên tham vấn
– Ra quyết định một cách không công khai (trong tham vấn)
• Thiếu tầm nhìn dài hạn và cách tiếp cận mang tính chiến lược
• Hầu hêt chương trình nghị sự, thủ tục và chính sách của HĐ
đã được quyết định trước khi các thành viên mới tham gia
• Thiếu hiểu biết về các vấn đề thực chất và vấn đề chiếu lệ
• Thiếu thể chế hóa việc ghi chép chính thức
– Diễn biến các buổi họp
– Ghi chép việc thực thi hay ko thực thi các quyết định của
UN
• HĐ làm việc thường viện dẫn tới tiền lệ mà E10 còn chưa
quen

4
CÔNG TÁC CỦA NHÓM LÀM VIỆC MỞ (OE WG)

• OEWG về vấn đề đại diện bình đẳng và gia tăng số


lượng thành viên HĐ bắt đầu hoạt động từ 1/1994.

• Xem báo cáo 2004 (A/58/47*)

• Tại các phiên trước đây, OE WG xem xét các đề xuất


miệng và văn bản và/hoặc các văn kiện lập trường của
các phái đoàn

5
CÁC LOẠI HÌNH CẢI TỔ

• Các đề xuất được chia thành 2 loại: loại 1, liên quan đến việc
tăng số lượng thành viên và các vấn đề liên quan, loại 2, liên
quan đến phương pháp làm việc của HĐ và tính minh bạch.
OEWG lần lượt xem xét hai loại đề xuất

• Trong hơn 10 năm hoạt động, nhóm đã đạt được nhất trí tạm
thời về nhiều vấn đề trong loại 2, nhưng vẫn còn khác biệt cơ
bản trong quan điểm về các vấn đề, trong đó có loại 1.

6
CÁC LOẠI HÌNH CẢI TỔ
CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN

• Các tài liệu định hướng (xem tài liệu phát về các tài liệu định
hướng)

– Báo cáo của Ủy ban cấp cao (12/2004): Khuyến nghị về việc
mở rộng HĐBA
• Mô hình A
• Mô hình B

– Trông một nền tự do rộng rãi hơn (3/2005, Báo cáo của TTK)

– Tài liệu Kết quả Hội nghị Thượng đỉnh thế giới (12/2005,
A/60/L.1)

7
BÁO CÁO UỶ BAN CẤP CAO (12/2004)
Khuyến nghị về mở rộng HĐBA

• Mô hình A: thêm 6 ghế thường trực, không có quyền phủ quyết,


và thêm 3 ghế không thường trực, nhiệm kỳ 2 năm, phân chia
giữa các khu vực chính
• Mô hình B: không có thêm ghế thường trực, nhưng thêm loại 8
ghế nhiệm kỳ 4 năm và có thể gia hạn và một ghế nhiệm kỳ 2
năm không gia hạn, phân chia giữa các khu vực chính.

CÁC ĐỀ XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN MỞ RỘNG HỘI ĐỒNG

• Nhóm 4 nước Brazil, Đức, Ấn Độ, Nhật (A/59/L/64)


• Nhóm 3 nước Brazil, Đức, Ấn Độ (A/60/L.46) (không có Nhật,
nhưng chung dự thảo. Nhật chọn cách “tiếp cận kín đáo hơn” với
việc tham vấn với Mỹ về một dự thảo có thể có, nhưng Mỹ đã
không ủng hộ một kịch bản chỉ có Nhật, hoặc bất kỳ kế hoạch
mở rông nào tương tự)

8
CÁC ĐỀ XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN MỞ RỘNG HỘI ĐỒNG

• Liên minh Châu Phi (A/59/L.67 và A/60/L.41)


• Liên minh Thống nhất vì Đồng thuận (A/59/L.68): Argentina,
Colombia, Mexico, Kenya, Algeria, Italy, Spain, Pakistan, và Hàn
quốc

Bài tập nhóm

• Thảo luận về các đề xuất cải tổ


• Bạn ủng hộ đề xuất nào?
• Đề xuất nào khả thi nhất?
• Tiêu chí cho thành viên của HĐ là gì?
• Tại sao kết quả quá trình cải tổ còn hạn chế?

9
CẢI TỔ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN

• Nhóm làm việc không chính thức của HĐBA về tài liệu và các
vấn đề thủ tục khác là tâm điểm của những nỗ lực tăng cường
tính minh bạch và hiệu quả trong phương pháp làm việc của HĐ

• Các nỗ lực cải cách trong lĩnh vực này thường thành công hơn
do ít gây tranh cãi hơn

• Gần nhất, nhóm làm việc cho ra Lưu ý toàn diện của Chủ tịch,
trong đó đề ra những cải tiến về thủ tục và hoạt động
(A/2006/507) (Xem tài liệu kèm theo)

10
TRANH LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC Ở HỘI ĐỒNG
VÀ NHỮNG BƯỚC TIẾN MỚI

• Thiếu minh bạch: HĐ bị chỉ trích là không minh bạch (tổ chức
quá nhiều thảo luận trong tham vấn và ra quyết định không công
khai trong tham vấn)

• Số liệu năm 2005 so với năm 2000 cho thấy số buổi họp công
khai hiện nhiều hơn số buổi tham vấn

• Thiếu tầm nhìn dài hạn và cách tiếp cận mang tính chiến lược

11
CÁC CẢI TIẾN SẮP TỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
CỦA HỘI ĐỒNG

• Tính minh bạch


– Đang được thay đổi, với công tác của NGO “Security Council
Report”, cũng như nhờ nỗ lực của các thành viên HĐ để minh
bạch hóa HĐ, ví dụ như thông qua S/2006/78

• Tính liên tục


– Một phần do sự luân phiên vị trí chủ tịch, các ý tưởng đổi mới
của Chủ tịch này không được Chủ tịch sau tiếp tục

12
CÁC CẢI TIẾN SẮP TỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
CỦA HỘI ĐỒNG

• Cách tiếp cận dài hạn và mang tính chiến lược

– Không có sự chuyển giao giữa hai Chủ tịch kế nhiệm nhau;


tuy nhiên, Chủ tịch sắp mãn nhiệm thường gặp Chủ tịch sắp
tới trong các phiên họp song phương của Chủ tịch 2, như
thành viên mới của HĐ thường làm
– [Điều này có thể thay đổi vì Chủ tịch Nhóm làm việc về tài
liệu và Thủ tục sẽ không còn là Chủ tịch HĐ luân phiên đảm
nhiệm nữa]

13
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

Tính minh bạch của Hội Đồng (Xem tài liệu phát phần hỏi đáp
và thảo luận)
• Các nước không phải thành viên HĐ có thể tiếp cận các dự thảo
nghị quyết dưới dạng tạm thời trước khi HĐ bỏ phiếu về chúng

• Các nước thành viên có thể tiếp cận dự báo tháng vào ngày làm
việc đầu viên của tháng

• Từ 2001, tất cả các thông cáo báo chí của Chủ tịch được phát
hành có đánh số (SC/xxxx)
14
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

• Trang mạng của Chủ tịch và của HĐ từ 2002 với tất cả ngôn ngữ
LHQ
– Vào ngày làm việc thứ 2 của tháng, sau khi các thành viên
HĐ nhất trí trong phiên họp tham vấn về chương trình làm
việc tháng (lịch trình), Ban Thư ký sẽ đưa chương trình này
lên trang mạng của HĐ
• Báo cáo năm của HĐ được đưa lên trang mạng từ năm 2001

15
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

Cải thiện tính hiệu quả của Hội Đồng

• HĐ đã yêu cầu Ban Thư ký cung cấp nhiều các báo cáo phân
tích hơn, sau khi đã đưa ra các bảng thống kê chứa đựng các số
liệu cơ bản
• Tăng cường sự sẵn sàng thực thi các nhiệm vụ của HĐ
• Một số Chủ tịch đã nỗ lực khuyến khích thảo luận qua lại tập
trung hơn
• Danh sách các cá nhân phát biểu trong họp chính thức được
đưa ra bằng bốc thăm
• Không có danh sách của người phát biểu (các thành viên HĐ chỉ
giơ tay
16
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

Tính mở của Hội Đồng

• Các buổi họp giữa HĐ và các cơ quan LHQ khác


– UNICEF, Chủ tịch ICJ, Chủ tịch ECOSOC

• Họp giữa HĐ và các cơ quan phụ trợ


– ICTY/ICTR, Chủ tịch các ủy ban cấm vận

• Họp “công thức Arria” với NGOs

• Họp với các nước góp quân


17
PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VÀ E10

• HĐ làm việc thường viện dẫn tới tiền lệ, cả về các vấn đề thực
chất và thủ tục, mà E10* còn chưa quen

• Thiếu thể chế hóa việc ghi chép chính thức


– Diễn biến các buổi họp
– Ghi chép việc thực thi hay ko thực thi các quyết định của UN

• *E10 ngày càng nhận thức rõ về những bước phát triển thực
chất và thủ tục trong HĐ nhờ báo cáo tháng của NGO Security
Council Report (www.securitycouncilreport.org)

18
CÁC ĐỀ XUẤT LIÊN QUAN PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
CỦA HỘI ĐỒNG

• Dự thảo nghị quyết “S5” (A/60/L.49*)

– Costa Rica, Jordan, Liechtenstein, Singapore, và Thụy Sỹ

• Bài tập nhỏ: lưu hành dự thảo nghị quyết S5 để thảo luận xem
phần nào chấp nhận được, phần nào không

19
ĐIỀU 108 HIẾN CHƯƠNG

• Những điều bổ sung Hiến chương này sẽ có hiệu lực đối với tất
cả các thành viên LHQ sau khi được đa số 2/3 quốc gia thành
viên LHQ tán thành, và 2/3 số các quốc gia thành viên LHQ,
trong đó có tất cả các quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an
phê chuẩn theo đúng thủ tục trong Hiến pháp của mỗi nước

20
LẬP TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CẢI TỔ

Thảo luận
• Việt nam có ủng hộ các nỗ lực cải tổ LHQ?

• Liên quan đến cải tổ phương pháp làm việc, Việt nam có thể làm
gì, nhất là khi trở thành thành viên được bầu nhiệm kỳ 2008-
2009?

• Liên quan đến việc gia tăng số lượng thành viên Hội đồng, lập
trường của Việt nam đối với từng trường hợp (Nhật, Ấn,
Đức…)?

21
LẬP TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CẢI TỔ

Thảo luận

• Lập trường của chính phủ là gì?

• Quan điểm của các nhà ngoại giao Việt nam tại LHQ?

• Công chúng nghĩ gì về cải tổ HĐBA (báo chí, các nhà nghiên
cứu, giáo sư, sinh viên)?

• Những người trong cuộc nói gì?

22
TẠI SAO CẢI TỔ?

Hội đồng Bảo an LHQ có cần phản ánh sát thực hơn
cấu trúc thế giới thế kỷ 21 không?

BBC

23
BÌNH LUẬN

• Tôi không thể hình dung được tại sao một tổ chức phi dân chủ
như HĐBA với các thành viên thường trực vẫn còn có thể tồn tại.
Patrice, Paris, Pháp

• LHQ là một tổ chức lỗi thời, bất lực và vô dụng, giành riêng cho
việc sử dụng độc quyền của năm thành viên thường trực. Đã đến
lúc xóa bỏ con voi trắng đắt đỏ này!
Bodh, Springfield, Mỹ

24
BÌNH LUẬN

• HĐBA cần duy trì hẹp như hiện nay, và loại trừ các nước không
hoàn thành nghĩa vụ đối với LHQ (như Mỹ). Sẽ là giả dối nếu
than phiền rằng LHQ là vô dụng khi mà anh gắng hết sức để làm
suy yếu, làm thiếu hụt ngân sách LHQ, và phủ quyết tất cả
những gì có thể.
David Singer, San Francisco, Mỹ

• Có thêm thành viên thường trực sẽ khiến cho mỗi nước chỉ còn
biết theo đuổi lợi ích và nhu cầu của mình
Manjit Kaur, Coventry, West Midlands

25
BÌNH LUẬN

• Thêm thành viên chỉ càng tăng thêm sự bất bình đẳng và va
chạm lợi ích trên thế giới
Hashim, Islamabad, Pakistan

• Việc yêu cầu Ấn Độ phải có một ghế thường trực tại HĐBA, rằng
ÂĐ là nền dân chủ lớn nhất chỉ nhờ dân số, lại là yếu tố loại bỏ
Ấn Độ. Nói đơn giản, sự nặng nề của đất nước này do gia tăng
dân số thiếu kiểm soát, gia tăng gánh nặng đối với hệ sinh thái,
là dấu hiệu của sự vô trách nhiệm và không thể dùng để làm lý
lẽ cho việc Ấn Độ muốn có một ghế tại HĐ.
Warner D’Cunha, Moira, Goa, Ấn Độ

26
BÌNH LUẬN
• Như trong các tuyên bố của Guy Hammond, Ấn Độ là nước đóp
góp lớn thứ 3 cho các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ trên toàn
thế giới, với 2735 lính được triển khai trong các sứ mệnh gìn giữ
hòa bình được ủy quyền của HĐBA. Ấn Độ có thể không theo
kịp Mỹ hoặc châu Âu về đóng góp tài chính, nhưng con số hai
nghìn quân thì không chỉ là bia đỡ đạn.
Rahul Nayar, Chennai, Ấn Độ

• Thực tế của các nước thành viên HĐBA là họ sẽ không bao giờ
từ bỏ quyền lực mà họ đang có, và do họ có thể phủ quyết bất
kỳ sự thay đổi nào, tôi không nghĩ rằng tình hình sẽ có biến
chuyển.
Felipe Meneguzzi, Porto Alegre, Brazil
27
BÌNH LUẬN

• Các nước có dân số đại diện cho tất cả các tôn giáo trên thế giới
trừ đạo Hồi đều được nói tới như là những thành viên tiềm năng
của HĐBA. Liệu có khôn ngoan không khi mà quá nhiều người
chỉ tay vào người Hồi giáo và nói rằng đó là điềm báo của “sự
bất an”? Có lẽ nếu một nước đa số là Hồi giáo có được một ghế
tại HĐBA (Hồi giáo chiếm tới 1/5 dân số thế giới) thì nước này
có thể đem lại giải pháp thay cho bạo lực và cách ly những kẻ
cực đoan – những kẻ đã đắc lợi do nhận thức của Hồi giáo về
sự cô lập và bất lực của mình.
Omar, London

28
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI
TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

Hỏi đáp

29
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

Tính minh bạch

• Các nước không phải thành viên HĐ có thể tiếp cận các dự thảo
nghị quyết trước khi bỏ phiếu về các dự thảo đó

• Các nước thành viên có thể tiếp cận các dự báo chương trình
công tác tháng vào ngày làm việc đầu tiên mỗi tháng

• Từ 2001, tất cả các thông cáo báo chí của Chủ tịch được phát
hành có đánh số (SC/xxxx)

30
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Hỏi đáp

Câu hỏi:

• Bao nhiêu lâu trước khi bỏ phiếu (có phải chỉ khoảng một ngày
trước đó?), các nước không phải thành viên HĐ có thể tiếp cận
dự thảo nghị quyết?

• Họ có thể ảnh hướng quá trình quyết sách tới mức độ nào?

• Nếu không (điều này theo tôi là khả năng lớn), thì cải tiến này có
ý nghĩa gì so với việc chỉ biết trước một lúc những gì chắc chắn
sẽ xảy ra?

31
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Hỏi đáp

Trả lời:
• Thông thường vào buổi chiều hoặc tối trước khi bỏ phiếu, phái
đoàn “đứng đầu” sẽ nộp Ban Thư ký bản dịch 6 ngôn ngữ LHQ
của dự thảo, sau đó BTK email và fax tới các nước thành viên
HĐ, có đánh số (S/2006/xxx), vào cùng ngày.
• Quá trình này được gọi là “biến dự thảo nghị quyết thành xanh”,
bởi vì tài liệu được đánh số S/xxx có màu xanh khi được in vào
buổi sáng hôm sau và các thành viên HĐ cũng như mọi thành
viên có thể tiếp cận. Khi vào buổi sáng dự thảo nghị quyết được
bỏ phiếu, thì tài liệu sẽ có số chính thức (ví dụ: S/RES/1677
(2006)) và “được đưa trở lại màu đen” hay là dạng cuối cùng khi
được in và phân phát cho các phái đoàn tại LHQ và xuất hiện
trên hệ thống ODS và trang mạng của HĐ vào sáng hôm sau.

32
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Hỏi đáp

Câu hỏi:

• Các nước thành viên LHQ có thể tiếp cận dự báo chương trình
công tác tháng và lịch trình vào ngày đầu mỗi tháng. Liệu có thể
chuẩn bị dự báo năm hoặc quý không?

• Có thể tiếp cận các dự báo chương trình công tác tháng và lịch
trình sớm trước bao lâu, so với chương trình tháng chính thức?

• Liệu việc biết trước chỉ trong vài ngày có ích nhiều không?

33
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Hỏi đáp

Trả lời:

• Ban Thư ký chuẩn bị dự báo chương trình công tác tháng (chúng
ta gọi là “dự báo dài”) chỉ cho tháng sau đó, và được chuyển tới
các nước thành viên.

• Bên cạnh đó, BTK chuẩn bị 1 dự báo không chính thức và ngắn
hơn, khoảng 2-3 trang, dành cho vị Chủ tịch trong 2 tháng tới
(gọi là “dự báo ngắn”). Dự báo ngắn chỉ dành cho Chủ tịch trong
hai tháng tới.

34
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Hỏi đáp

• Báo cáo dài được chuyển cho Chủ tịch sắp tới và các thành viên
HĐ bằng tiếng Anh vào ngày làm việc cuối cùng mỗi tháng. Báo
cáo này sẽ được dịch trong đêm và ngày hôm sau sẽ có thể tiếp
cận được đối với mọi nước thành viên vào ngày làm việc đầu
tiên của Chủ tịch mới.

• Chương trình công tác tháng (lịch trình) của HĐ có thể tiếp cận
vào chiều ngày thứ hai của tháng với đối tượng rộng rãi hơn
thông qua trang mạng của HĐ sau khi có sự đồng ý của HĐ
trong phiên tham vấn vào buổi sáng.

35
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Hỏi đáp

Bình luận:

Minh bạch sẽ có ích nếu nó được hỗ trợ bởi những cải tiến “thực
chất” hơn trong phương pháp làm việc. Việc dự thảo nghị quyết
có thể tiếp cận trước được đối với các nước không phải thành
viên HĐ sẽ có ý nghĩa hơn nhiều, nếu cùng với đó đi kèm những
biện pháp khả thi cho các nước không phải thành viên có thể có
tiếng nói trong quá trình quyết sách, chứ không chỉ biết trước
(một ngày?) về những gì chắc chắn sẽ diễn ra.

36
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Hỏi đáp

Trả lời:
• Đúng, tuy nhiên có những nước không phải thành viên HĐ
nhưng có liên hệ chặt chẽ (ví dụ như nước nắm chức chủ tịch
luân phiên 6 tháng của EU như Áo trong nửa đầu 2006). Những
nước này tuy không tham gia vào các cuộc họp “cấp chuyên gia”
tổ chức nhằm đạt được đồng thuận về một dự thảo nghị quyết,
nhưng vẫn nhận được bản sao của dự thảo từ các nước trong
HĐ và có tham gia thông qua một nước thành viên HĐ (ví dụ
như thông qua một nước thành viên EU như trường hợp Áo). Do
đó, vấn đề thực chất là liệu một nước không phải thành viên HĐ
có một nước ủng hộ hoạt động thay mặt họ ngay trong HĐ hay
không?

37
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Hỏi đáp

• Một ví dụ khác:

Đối với các nghị quyết hoặc tuyên bố chủ tịch về Trung Đông, cả
phái đoàn Palestine (thông qua Qatar) và Israel (thông qua Mỹ
và Anh) có thể tường tận theo sát HĐ thảo luận về một dự thảo
nhất định. Thỉnh thoảng các nước thành viên HĐ phải rời Phòng
Tham vấn đề trao đổi với các nước không phải thành viên HĐ có
liên quan (ví dụ: đại diện Hy Lạp và Síp và đại diện Síp Thổ,
trong trường hợp Síp) về những biến chuyển khác nhau trong
ngôn ngữ của dự thảo nghị quyết hay tuyên bố chủ tịch.

38
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

Tính mở của Hội Đồng

• Các buổi họp giữa HĐ và các cơ quan LHQ khác


– UNICEF, Chủ tịch ICJ, Chủ tịch ECOSOC

• Họp giữa HĐ và các cơ quan phụ trợ


– ICTY/ICTR, Chủ tịch các ủy ban cấm vận

• Họp “công thức Arria” với NGOs

• Họp với các nước góp quân

39
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Hỏi đáp

Câu hỏi:

• Các phiên họp đó có thể đạt được kết quả trong chừng mực nào?
• Các cơ quan của LHQ, các cơ quan phụ trợ của HĐBA và các
nhân tố khác nêu trên có thể tác động HĐ tới mức độ nào?

Trả lời:

• Một trong những chỉ trích về “tranh luận theo chủ đề” của đại
diện các cơ quan LHQ khác như ECOSOC (về việc bảo vệ
thường dân) là chúng không đem lại kết quả cụ thể nào. (Bạn có
thể sử dụng hệ thống ODS và tra “kết quả cụ thể” sử dụng
“S/PV”, và bạn có thể thấy những ví dụ cụ thể). Do đó, các thành
viên HĐ bắt đầu nói chệch đi thành “mệt mỏi theo chủ đề”.

40
CÁC BƯỚC TIẾN MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Hỏi đáp

• Các buổi họp công thức Arria, thỉnh thoảng trước khi HĐ chuẩn
bị thực thi một sứ mệnh (ví dụ như tới Trung Phi, Haiti…), HĐ
thường gặp đại diện các NGO tại các nước đó. Họp theo công
thức Arria có thể có ích trong việc chuẩn bị cho HĐ về hoạt động
sau khi tới thực địa

• Đồng thời, các buổi họp công thức Arria cũng bị chỉ trích vì quá
hình thức chủ nghĩa, với những tuyên bố được chuẩn bị sẵn bởi
các NGO và quá ít thời gian cho các thành viên HĐ trao đổi thực
chất với các chuyên gia NGO. Các thành viên HĐ bắt đầu tiếp
xúc không chính thức tại Phái đoàn với các NGO, hoặc song
phương, hoặc theo nhóm.

41
CÁC TÀI LIỆU ĐỊNH HƯỚNG VỀ CẢI TỔ

42
BÁO CÁO CỦA UỶ BAN CẤP CAO

78. Cần có một đánh giá về thành phần của HĐBA vào năm 2020,
trong đó có đánh giá về thành phần (theo như đoạn 249 của báo
cáo chính) các nước thường trực và không thường trực dưới
góc độ tính hiệu quả của HĐ trong việc tiến hành các hành động
tập thể để ngăn chặn và xóa bỏ các mối đe dọa cũ và mới đối
với hòa bình và an ninh quốc tế. (255)

79. Ủy ban khuyến nghị rằng với bất kỳ đề xuất nào cũng
không nên mở rộng quyền phủ quyết. (256)

43
BÁO CÁO CỦA UỶ BAN CẤP CAO(12/2004)
Khuyến nghị về mở rộng HĐBA

Mô hình A: thêm 6 ghế thường trực, không có quyền phủ quyết, và


thêm 3 ghế không thường trực, nhiệm kỳ 2 năm, phân chia giữa
các khu vực chính

Mô hình B: không có thêm ghế thường trực, nhưng thêm loại 8 ghế
nhiệm kỳ 4 năm và có thể gia hạn và một ghế nhiệm kỳ 2 năm
không gia hạn, phân chia giữa các khu vực chính.

44
TRONG MỘT NỀN TỰ DO RỘNG LỚN HƠN
Báo cáo của TTK – 2005

a) Theo điều 23 Hiến chương, các phương án cải tổ cần gia tăng
sự tham gia vào quá trình quyết sách của những nước đóng
góp nhiều nhất cho LHQ về tài chính, quân sự, và ngoại
giao, đặc biệt là về đóng góp ngân sách chính thức, tham gia và
các hoạt động hòa bình được ủy quyền, đóng góp vào các hoạt
động tự nguyện của LHQ trong lĩnh vực an ninh và phát triển, và
các hoạt động ngoại giao hỗ trợ các mục tiêu và sứ mệnh của
LHQ

45
TRONG MỘT NỀN TỰ DO RỘNG LỚN HƠN
Báo cáo của TTK – 2005

b) Tham gia vào quá trình quyết sách cần có những nước có tính
đại diện rộng rãi hơn, nhất là cho các nước đang phát triển

c) Các phương án đó không được hạn chế tính hiệu quả của HĐBA

d) Cần tăng cường tính dân chủ và khả năng chịu trách nhiệm của
Hội đồng

46
TRONG MỘT NỀN TỰ DO RỘNG LỚN HƠN
Báo cáo của TTK – 2005

• “Tôi kêu gọi các nước thành viên xem xét hai lựa chọn, mô hình
A và B, được đề xuất trong báo cáo này, hoặc bất kỳ đề xuất nào
khả thi về mặt quy mô và cân bằng xuất phát từ một trong hai
mô hình trên. Các nước thành viên LHQ nên nhất trí quyết định
về vấn đề quan trọng này trước hội nghị thượng định vào tháng
9/2005. Sẽ là tốt nhất nếu các nước thành viên quyết định bằng
đồng thuận, nhưng nếu không thể thì cũng không thể lấy đó làm
lý do để trì hoãn hành động”.

47
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH THẾ GIỚI 2005
Báo cáo Kết quả

153. Chúng tôi ủng hộ việc sớm cải cách HĐBA như là thành tố
then chốt trong nỗ lực chung cải tổ LHQ để làm LHQ có tính đại
diện rộng hơn, hiệu quả, minh bạch hơn, và do đó tăng cường
tính hiệu quả, hợp pháp và việc thực thi các quyết định của HĐ.
Chúng tôi cam kết tiếp tục nỗ lực nhằm đại được quyết định vì
mục tiêu này và yêu cầu Đại hội đồng theo dõi tiến bộ về cải
cách đã được cho đến cuối năm 2005.

154. Chúng tôi khuyến nghị rằng HĐBA tiếp tục điều chỉnh phương
pháp làm việc theo hướng tăng cường sự tham gia của các
nước không phải thành viên HĐ trong hoạt động của HĐ một
cách phù hợp để tăng cường sự chịu trách nhiệm trước các
quốc gia thành viên và tăng cường tính minh bạch trong công
việc của HĐ
48
MỘT SỐ MÔ HÌNH CẢI TỔ CƠ CẤU THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG BẢO AN

49
CƠ CẤU THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG BẢO AN HIỆN TẠI

• 15 nước thành viên (5 thường trực, 10 được bầu)


• 5 nhóm khu vực có đại diện tại HĐ
– Khu vực 1 (WE OG):
3 thường trực, 2 được bầu nhiệm kỳ 2 năm
– Khu vực 2 (GRULAC):
2 được bầu nhiệm kỳ 2 năm
– Khu vực 3 (Đông Âu):
1 thường trực, 1 được bầu nhiệm kỳ 2 năm
– Khu vực 4 (châu Phi):
3 thành viên được bầu nhiệm kỳ 2 năm
– Khu vực 5 (châu Á và Trung Đông):
1 thường trực và 2 được bầu nhiệm kỳ 2 năm
50
CẢI TỔ THEO ĐỀ XUẤT CỦA TỔNG THƯ KÝ – MÔ HÌNH A

• 24 thành viên gồm: 5 thường trực có quyền phủ quyết,


6 thường trực không có quyền phủ quyết,
13 được bầu

– Khu vực 1 (châu Mỹ): 1 thường trực – phủ quyết, 1 thường trực,
4 được bầu nhiệm kỳ 2 năm
– Khu vực 2 (châu Âu): 3 thường trực – phủ quyết, 1 thường trực,
2 được bầu nhiệm kỳ 2 năm
– Khu vực 3 (châu Phi): 2 thường trực, 4 được bầu nhiệm kỳ
2 năm
– Khu vực 4 (châu ÁTBD):
1 thường trực – phủ quyết, 2 thường trực,
3 được bầu nhiệm kỳ 2 năm

51
CẢI TỔ THEO ĐỀ XUẤT CỦA TỔNG THƯ KÝ – MÔ HÌNH B

• 24 thành viên gồm: 5 thường trực (1),


8 ghế nhiệm kỳ 4 năm có thể gia hạn (2),
11 ghế nhiệm kỳ 2 năm không gia hạn (3).

4 nhóm khu vực có đại diên tại HĐ.


– Khu vực 1 (châu Mỹ): 1 (1), 2 (2), 3 (3)
– Khu vực 2 (châu Âu): 3 (1), 2 (2), 1 (3)
– Khu vực 3 (châu Phi): 2 (2), 4 (3)
– Khu vực 4 (châu Á TBD):
1 (1), 2 (2), 3 (3)

52
DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT ĐHĐ A/59/L.64 – G4

• 25 nước thành viên gồm:


5 nước thường trực hiện tại (1),
6 thường trực mới (2),
10 nước được bầu hiện tại nhiệm kỳ 2 năm (3),
4 ghế mơi bầu nhiệm kỳ 2 năm (4)

– Khu vực 1 (WE OG): 3 (1), 1 (2), 2 (3)


– Khu vực 2 (GRULAC): 1 (2), 2 (3), 1 (4)
– Khu vực 3 (Đông Âu): 1 (1), 1 (3), 1 (4)
– Khu vực 4 (châu Phi): 2 (2), 3 (3), 1 (4)
– Khu vực 5 (châu Á và Trung Đông):
1 (1), 2 (2), 2 (3), 1 (4).

53
DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT ĐHĐ A/59/L.67 – AU

• 26 thành viên HĐ gồm:


5 thường trực hiện tại (1),
6 thường trực mới có quyền phủ quyết (2),
10 ghế được bầu nhiệm kỳ 2 năm (3),
5 ghế mới được bầu nhiệm kỳ 2 năm (4).
– Khu vực 1 (WE OG): 3 (1), 1 (2), 2 (3)
– Khu vực 2 (GRULAC): 1 (2), 2 (3), 1 (4)
– Khu vực 3 (Đông Âu): 1 (1), 1 (3), 1 (4)
– Khu vực 4 (châu Phi): 2 (2), 3 (3), 2 (4)
– Khu vực 5 (châu Á – Trung Đông):
1 (1), 2 (2), 2 (3), 1 (4)

54
DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT ĐHĐ A/59/L.68 – Thống nhất vì Đồng thuận
(UFC)

• 25 nước thành viên HĐ gồm:


5 thường trực (1),
10 được bầu nhiệm kỳ 2 năm (2),
10 ghế mới được bầu nhiệm kỳ 2 năm (3)

– Khu vực 1 (WE OG): 3 (1), 2 (2), 3 (3)


– Khu vực 2 (GRULAC): 2 (2), 4 (3)
– Khu vực 3 (Đông Âu): 1 (1), 1 (2), 2 (3)
– Khu vực 4 (châu Phi): 3 (2), 6 (3)
– Khu vực 5 (châu Á – Trung Đông):
1 (1), 2 (2), 5 (3).

55

You might also like