You are on page 1of 8

CHƯƠNG II:

LẬP LUẬN KINH TẾ LẬP LUẬN KĨ THUẬT

I. Lập luận kinh tế:

Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm quanh năm, nhận lượng
nhiệt từ mặt trời rất lớn nên nước ta là một nước nhiệt đới. Vì vậy, nhu
cầu đòi hỏi của con người về giải khát rất cao, cộng với nhiệt độ của trái
đất ngày càng tăng thì nhu cầu này càng thiết yếu. chính vì thế việc ra đời
của nhà máy ngk SAN MIGUEL là nhằm đáp ứng một phần của nhu cầu.

Ngành nước giải khát


- Nước giải khát là loại đồ uống có nhu cầu rất lớn trong xã hội.
Trước đây ta chỉ có nhà máy giải khát Chương Dương (Sài Gòn) (thành lập
năm 1950-1952) và nhà máy nước khoáng vĩnh Hảo ( ) (thành lập năm
1938)
Từ 1990 trở lại đây do điều kiện phát triển xã hội ngành nước giải
khát cũng được quan tâm và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời
sống của nhân dân. Với các hình thức đầu tư chiều sâu, đầu tư nhà
máy mới, đầu tư liên doanh với nước ngoài và cả đầu tư 100% vốn
nước ngoài trên các lĩnh vực nước giải khát (nước khoáng, nước tinh
lọc, nước ngọt pha chế, nước quả...) với tốc độ tăng trưởng bình
quân từ 25-28% hàng năm. Đến nay trong cả nước có khoảng 214 cơ
sở sản xuất nước giải khát, công suất thiết kế 993,2 triệu lít/ năm,
trong đó:
- Nước giải khát ngọt pha chế: 178 cơ sở có công suất thiết kế
693,3 triệu lít/ năm.
- Nước khoáng, nước tinh lọc: 22 cơ sở có công suất thiết kế
144,8 triệu lít/năm.
- Nước quả: 14 cơ sở có công suất thiết kế 34,0 triệu lít/năm.
Do có tốc độ tăng trưởng lớn nên đến nay bình quân nước giải khát
là 5 lít/ người/ năm. Trong đó:
- Nước ngọt pha chế 3,35 lít / người / năm.
- Nước khoáng, nước tinh lọc 1,49 lít/ người/ năm.
- Nước quả 0,16 lít / người / năm.
- Ngành nước giải khát trong 10 năm qua đã tập trung đầu tư
mạnh. Nhiều cơ sở đầu tư hiện đại, đồng bộ và có công nghệ tiên tiến.
Trong vòng 10 năm tổng mức đầu tư của ngành nước giải
khát là: 3.570.283 triệu đồng, trong đó:

• 2.287.767 triệu đồng cho nước ngọt pha chế


• 373.410 triệu đồng cho nước tinh lọc, nước khoáng
• 396.106 triệu đồng cho nước quả
- Ngành nước giải khát là ngành phục vụ xã hội. Thuế suất
nước giải khát thấp, nhưng sản lượng sản xuất hàng năm
lớn nên khoản nộp ngân sách nhà nước đáng kể.
Ví dụ năm 1997, toàn ngành nộp ngân sách ( triệu đồng)

Doanh Thu Lợi nhuận Nộp ngân sách

Tổng số 1.831.414 8.638 212.410

- Nước Ngọt 1.388.232 -27.018 154.176

-Nước khoáng, NTL 304.090 35.604 47.384

- Nước hoa quả 139.092 10.850

Nguồn: Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Việc khảo sát thiết kế nhà máy nước giải khát cần quan tâm đến các yếu tố
sau:

 Quy hoạch phải đặt chi phí đầu tư là thấp nhất cần sử dụng tối đa
các cấu kiện tiêu chuẩn, giảm đến mức thấp nhất các diện tích phụ
nhưng phải đảm bảo tiện nghi.

 Khi thiết kế cần quan tâm đến nguồn nước cung cấp, nguồn nước
thải, nguồng cung cấp điện.

Nhà máy nước giải khát SAN MIGUEL được đặt ở tỉnh Đồng Nai là một
nơi có lợi thế đầu tư rất lớn:

 Đồng Nai nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam là trọng
điểm đầu tư của Chính phủ. cách TP. Hồ Chí Minh 30 km về phía
Tây, một trung tâm kinh tế-khoa học kỹ thuật - văn hoá giáo dục
lớn nhất cả nước.
 Dân số trên 2 triệu người của Đồng Nai là thị trường tiêu thụ rộng
lớn và nguồn cung cấp lao động đạt chất lượng cao, dồi dào cho
nền sản xuất công nghiệp của Đồng Nai.

 Đồng Nai có hệ thống giao thông rất thuận lợi với các quốc lộ 1,
51, 20 với tổng chiều dài 244,5 km đã và đang được mở rộng nâng
cấp theo tiêu chuẩn đường cấp I, II đồng bằng ( Quốc lộ 1, 51), cấp
III đồng bằng (Quốc lộ 20) có nhiều tuyến đường liên tỉnh, tuyến
đường sắt Bắc-Nam và hệ thống các cảng ở Đồng Nai cùng với
cảng ở TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất ... đáp ứng tốt cho nhu cầu lưu thông hàng hoá và tại
Đồng Nai có nhiều cảng.

 Đồng Nai có nguồn và hệ thống cung cấp nước đầy đủ đến các khu
công nghiệp. Nguồn nước mặt sông Đồng Nai không chỉ cung cấp
cho Đồng Nai mà còn cung cấp cho TP. Hồ Chí Minh, Bình
Dương. Các nhà máy nước hiện cung cấp nước cho các cụm khu
công nghiệp gồm nhà máy nước Biên Hoà 36.000m3/ngày, nhà
máy nước Long Bình 30.000m3/ngày, nhà máy nước Thiện Tân
100.000m3/ngày, nhà máy nước Nhơn Trạch 15.000m3/ngày.Trong
tương lai nhà máy nước Thiện Tân sẽ mở rộng với công suất lên
1.000.000m3/ngày, nhà máy nước Nhơn Trạch 200.000 m3/ngày,
nhà máy nước Gia Ray 2.400 m3/ngày, trạm bơm Hóa An 6.000
m3/ngày, nhà máy nước Long Khánh 5.000 m3/ngày khi có nhu cầu
của sự phát triển kinh tế Đồng Nai.

 Tỉnh Đồng Nai có nhà máy thủy điện Trị An với tổng công suất
phát là 400 MVA đươc hòa vào mạng lưới quốc gia thông qua các
đường dây 220 KV Trị An - Long Bình. Đường dây 220 KV từ Đa
Nhim về cũng hòa lưới điện tại trạm 220/110 KV-2x250 MVA
Long Bình. Đường dây 220 KV xuất tuyến từ trung tâm nhiệt điện
Phú Mỹ cũng được kết nối tại trạm Long Bình. Để xây dựng cơ sở
hạ tầng ngày càng hoàn chỉnh, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
tiếp tục đầu tư để cải tạo và nâng cấp hệ thống điện truyền tải cũng
như phân phối. Bên cạnh lưới điện quốc gia tỉnh Đồng Nai còn có
Công ty Liên doanh Amata Power, tự phát điện để cấp điện cho
khu công nghiệp Amata và các khu công nghiệp lân cận.

Để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, Đồng Nai đã
xây dựng quy hoạch phát triển lưới điện đến năm 2005 có tính đến
năm 2010 và Bộ Công nghiệp đã phê duyệt với vốn đầu tư cho các
giai đoạn 2001-2005 là 1.641 tỷ đồng trong đó ngành điện đầu tư
cho lưới trung cao áp là 1.452 tỷ đồng và đáp ứng được nhu cầu
đến năm 2005 tổng điện năng nhận là 2.894 triệu KWh, điện bình
quân đầu người của toàn tỉnh đạt 1.236 KWh và năm 2010 tổng
điện năng nhận là 5.131 triệu KWh, điện bình quân đầu người của
toàn Tỉnh đạt 1.957 KWh.

 Các tài liệu địa chất hiện có cho thấy Đồng Nai có kết cấu địa chất
tương đối ổn định, vững chắc. Lớp vỏ phong hóa rất dày và cấu tạo
phong phú, đặc biệt kiểu vỏ phong hóa chiếm phần lớn địa bàn là
laterit dạng dăm ferit ferolit do các keo sắt đang trong quá trình
biến đổi nên chúng có độ gắn kết và chịu lực rất tốt, do đó khi xử
lý nền móng ít tốn kém, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình
như nhà xưỡng, đường giao thông, bến cảng...
 Thông tin liên lạc của Đồng Nai đã được đầu tư mở rộng và hiện
đại hóa đáp ứng tốt yêu cầu với chất lượng cao. Toàn tỉnh có 79
bưu cục, 47 tổng đài điện thoại điện tử , tập trung ở các trung tâm
công nghiệp

II. Lập luận kĩ thuật:

Các phương pháp làm lạnh:

 Phương pháp làm lạnh trực tiếp: nhờ môi chất lạnh;

Ưu điểm:

 Thiết bị đơn giản vì không cần thêm một


vòng tuầ hoàn phụ

 Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ chính xác

Nhược điểm:

 Khả năng rò rỉ môi chất, khó có khả năng dò


tìm

 Việc cấp môi chất lỏng cho các dàn bay hơi
ở xa khó khăn.

 Trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém do đó


khi máy lạnh ngừng hoạt động thì dàn lạnh
cũng hết lạnh nhanh chóng.

Do đó ta không chọn phương pháp làm lạnh trực tiếp.


 Phương pháp làm lạnh gián tiếp: Dùng chất tải lạnh để cấp lạnh rất
phù hợp với công nghệ làm lạnh nước giải khát vì sẩn xuất nước
giải khát không cần nhiệt độ quá thấp.

Chất tải lạnh : là môi chất trung gian tải lạnh từ máy và thiết bị
lạnh đến tải tiêu thụ lạnh.

a) Chất tải lạnh là nước: các chất tải lạnh tuần hoàn trước hêt
phải kể đến nước. Nước có công thức hóa học H2O, điểm hóa
rắn 0oC, điểm sôi ở áp suất khí quyển là 100oC. nước là chất
tải lạnh lí tưởng vì nó đáp ứng hầu hết các yêu cầu đã nêu.
Nhưng nó có một nhược điểm là điểm hóa rắn quá cao nên chỉ
ứng dụng cho nhiệt độ dương, trên 0oC như điều hòa không
khí, bảo quản lạnh thực phẩm, rau quả trên 0oC…

b) Chất tải lanh là nước muối: là dung dịch của nước với một

loại muối nào đó. nhiệt độ đông đặt của nước muối phụ thuộc

vào loại muối và nồng độ muôis trong dung dịch. Trong kỹ

thuật lạnh người ta sử dụng dung dịch muối ăn NaCl và muối

clorua canxi CaCl2: dung dịch muối ăn là rẻ tiền, dễ kiếm nhất

nhưng nhiệt độ đông đặc thấp nhất có thể đạt được chỉ là

-21.20C nên chỉ sử dụng cho nhiệt dộ đến -150C. Nếu cần

nhiệt độ thấp hơn phải sử dụng dung dịch muối CaCl2. Ngoài

ra cũng có thể sử đụngung dịch muối khác như: K2CO3 và

MgCl2.
Tính chất chung của muối là an toàn, không cháy nổ, không

độc hại ngưng ăn mòn mạnh kim loại chế tạo máy.

c) Các hợp chất hữu cơ: ở đây ta chọn dung glycol vì được dung

phổ biến hiên nay. Là chất lỏng không màu, không mùi, có

tínhnhờn và có vị hơi ngọt.

Ưu điểm:

Không ăn mòn kim loại.

Nhược điểm:

Dễ bay hơi, để tránh tổn thất do bay hơi, cần thực hiện

vòng tuần hoàn kín chất tải lạnh, tranh các bể hở như bể

nước muối

Từ những phân tích trên ta chon phương pháp làm lạnh gián tiếp và dung

chất tải lạnh là dung dịch glycol

You might also like