You are on page 1of 2

http://www.esnips.

com/doc/fa8f6648-f258-41fd-9d57-
ae2828e5afa6/CayHuynhDan2

Tên khoa học của trắc thối là Dalbergia bouruana gagu, thuộc họ đậu, nó
còn có tên gọi khác là huỳnh đàn, sưa, huê xà, hoàng hoa lý… tập trung
chủ yếu ở Trung bộ và Tây Nguyên. Đây là loài thực vật rừng quý, hiếm
thuộc nhóm IA cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Gỗ trắc thối màu vàng nhạt, lõi thẫm hơn, có mùi thơm như trầm, đặc biệt
nó có vân gỗ bốn mặt chứ không chỉ 2 mặt như các loại gỗ khác và khi đưa
ra ánh sáng thấy óng ánh 7 màu. Thời vua chúa phong kiến gỗ trắc thối
dùng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu
vừa là dược liệu. Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc quay ra
săn lùng trắc thối để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Đại
Hán trước đây. Được biết quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ
được xác lâu, không bị phân hủy. Tuy nhiên, giá trị đích thực của nó lại
thuộc về vấn đề tâm linh. Người ta quan niệm nếu chết được chôn bằng
quan tài hoặc được ướp bằng bột trắc thối thì linh hồn người chết dễ được
siêu thoát, đem lại điều may mắn cho gia đình. Ngoài ra, cây trắc thối
thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm
những xâu tràng hạt với giá vài nghìn USD để bán cho các nhà sư và thiện
nam tín nữ ở Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân khiến giá của trắc thối
được đẩy lên đến mức kinh hoàng như vậy.

Gỗ huỳnh đàn còn có tên là trắc thối, sưa, huê mộc, thuộc nhóm 1A, ngang
với gỗ trắc. Có lẽ do màu sắc và vân gỗ giữa gỗ hương và huỳnh đàn khá
giống nhau nên trước đây nhiều người nhầm lẫn. Tâm lý người sử dụng
các đồ gia dụng bằng gỗ thì vẫn chọn hương, dù gỗ hương thuộc nhóm 2.
Thế nhưng, từ năm 2007, gỗ huỳnh đàn tiêu thụ mạnh sang Trung Quốc,
không chỉ gỗ xẻ thành tấm mà cả rễ cây huỳnh đàn cũng có giá nên nhiều
người đi đào mót những gốc cây huỳnh đàn đã khai thác trước đây. Tôi
cũng không rõ là bên Trung Quốc họ mua cả rễ huỳnh đàn để sử dụng vào
việc gì. Có lẽ do chưa xác định được giá trị thực của nó nên mới đây, Bộ
NN&PTNT có Chỉ thị 68, ngày 30.6, gửi các địa phương, nêu rõ: tất cả các
vụ án liên quan đến gỗ huỳnh đàn thì số gỗ ấy phải được cất trong kho
chứ không được bán phát mãi, chờ xử lý sau"

Cây huỳnh đàn có tên khoa học là Dalbergia bouruana gagu, rễ có nốt
sần như cây họ đậu, thân nhẹ nhưng chắc, quyện chứa nguồn tinh dầu
thơm như một loại trầm hương nên không có loài mối mọt nào đục
khoét được.

Miền Trung và Tây Nguyên, rải rác vẫn có những vùng huỳnh đàn mọc
tập trung nơi khe nguồn heo hút. Người dân ở một số miệt rừng từ
Khánh Hòa đến Quảng Nam, Quảng Bình hay cao nguyên Gia Lai, Kon
Tum vẫn cho rằng chỉ quê mình mới có cây huỳnh đàn tốt.

D. rimosa var. tonkinensis- Cây trắc thối hay còn gọi là cây sưa (!),
có ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định,
Ninh Bình. Tôi chắc cây nói trên báo là cây sưa này. Cây đại mộc
cao 6m, lá dài 12-30cm, có 9-17 lá phụ, hình xoan 6-9 x 3-5cm, đáy
tròn, đầu có mũi, gân phụ mảnh, mặt dưới màu tái trắng; cuống phụ
3-4mm, sóng không lông; lá bẹ không lông, mau rụng. Chùm dạng tụ
tán ở nách lá; hoa thơm, cao 8mm. Quả tròn dài cọng trên đài dài
5mm; hột hình thận, dẹp dài 9mm.
Huỳnh đàn, sưa, huê xà, hoàng hoa lý… tập trung chủ yếu ở Trung bộ và
Tây Nguyên.Tên khoa học : D. rimosa var. tonkinensis hay Dalbergia
bouruana gagu (chưa có tài liệu nào khẳng định)

You might also like