You are on page 1of 22

Chia sẻ một ít kinh nghiệm đi Malaysia vào tháng 7 năm ngoái:

Ngôn ngữ: nếu bạn biết tiếng Anh hoặc tiếng Hoa thì giao tiếp thoải mái.

Tiền: 1USD đổi được khoảng 3.7 ringit. Xuống sân bay bạn đổi một ít tiền thôi vì tỉ giá không
cao, khi vào đến thành phố sẽ đổi thêm ở các quầy đổi tiền trong shopping center.

Giờ của Malaysia là GMT+8 tức là đi trước VN một giờ. Bạn nhớ chỉnh đồng hồ.

Phương tiện đi lại: nhanh, tiện lợi và rẻ tiền. Bạn nên tìm một bản đồ các tuyến giao thông công
cộng để đi thử cho biết thế nào là tàu điện ngầm, monorail, ekpress. Giờ tan tầm thì tàu điện
hơi bị đông, chao ôi là chen. Mình đặc biệt thích đi monorail vì nhanh và có thể ngắm thành phố
từ trên cao. Mua vé tàu xong nhớ giữ lại đừng vứt đi thì mới ra khỏi station được :-). Nếu không
có nhiều thời gian để thử nghiệm các món này thì bạn có thể dùng taxi. Đi taxi ở KL rẻ nhưng
phải kiểm tra trước khi lên xe xem các bác tài xế có bật meter không rồi mới đi. Sau 21g có thể
phải trả giá. Có khi phải trả thêm một RM vì có người ngồi ghế phía trên. Và lưu ý ở KL rất hay
kẹt xe, có khi đi bộ lại nhanh hơn đi taxi. Xe buýt thì mình chưa thử. Cẩn thận khi đi qua đường
nhé, vì xe cộ ở KL phóng như điên. Malaysia sử dụng xe tay lái nghịch.

Ăn uống: Thức ăn ở KL theo mình thì tệ (hoặc vì mình chưa ăn thử nhiều nơi) vì béo quá (theo
kiểu người Hoa) và cay quá (theo kiểu người Ấn). Nếu bạn nuốt không trôi và muốn tiết kiệm
tiền thì đem theo mì ăn liền, cháo ăn liền v.v...sống qua ngày. Dưới tầng hầm của trung tâm
mua sắm Sungei Wang ở jalan (đường) Bukit Bintang có một foodcourt có thức ăn Việt Nam,
tuy nhiên, ăn cho đỡ thèm chứ mùi vị và giá cả thì không so được ở quê nhà rồi (1RM 1 cái gỏi
cuốn). Mì vằn thắn của chinese noodle house cũng ở khu Sungei Wang giá 6.5 ringit (1 ringit
khoảng 4200VND) Các khu vực khác xa trung tâm một chút có thể rẻ hơn nhưng mình chưa
thử.

Mua sắm: Malaysia đang mùa giảm giá lớn nhất trong năm (mega sale từ cuối tháng 7 đến cuối
tháng 9) Các cửa hàng đều niêm yết giảm giá từ 10% đến 70%. Cửa hàng mở cửa từ khoảng
10g sáng và đóng cửa 9g tối, tuy nhiên bạn cũng có thể nấn ná đến 10g. Nếu bạn say mê hàng
hiệu thì cũng có thể kiếm được nhiều món rẻ bất ngờ so với ở VN. Nếu muốn mua quà lưu
niệm thì có thể ghé Kompleks Kraf ở jalan Conlay. Mọi người nói mua ở China Town rẻ nhưng
bạn phải có bản lĩnh :-) Mình không dám trả treo ở đấy vì hơi hãi mấy người bán hàng. Mình
mua nửa ký trái cây nhưng anh chàng chỉ đưa cho mình khoảng 2 lạng. Coi như mua kinh
nghiệm vậy :-) Mua hàng hóa trong các shopping center thì rất thoải mái, vào xem không mua
đã không bị chửi mà còn được "thank you, bye bye". Mua giày đi không vừa 2 hôm sau ra đổi
vẫn OK. Nói chung là vừa ý khoản shopping. Có thể mua sắm với giá cả hợp lý ở Lot 10,
Sungei Wang đường (jalan) Bukit Bintang. KLCC thì nhiều hàng hiệu hơn.

Đi chơi: có thể mua tour ở khách sạn hoặc tại Malaysian Tourist Center (109 jalan Ampang).
Nhớ lấy một ít brochure để dành cho các chuyến đi sau. Mình mua tour đi thành phố cổ
Malacca cách KL khoảng 150km sáng đi chiều về hết 120 RM, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Nếu
bạn có thời gian và tìm hiểu kỹ các tuyến xe, khách sạn để tự đi sẽ rẻ hơn và thích hơn rất
nhiều. Mình nghe nói cũng nên đi thăm Putrajaya là trung tâm hành chính mới của Malaysia.

Ở KL thì bạn có thể đi các nơi sau:

Petronas Twin Towers (hay còn gọi là KLCC) là tòa nhà cao nhất thế giới (Hình như Taiwan
đang xây một cái cao hơn),

KL Tower (hay Menara Kuala Lumpur) là tháp truyền hình cao thứ 4 trên thế giới (15 RM để lên
xem toàn cảnh KL)

Merdeka Square (quảng trường Độc Lập): ở gần quảng trường này bạn có thể tìm thấy nơi
giao nhau của 2 con sông đã hình thành ra cái tên KL (hơi bị ô nhiễm đấy, nhớ bịt mũi khi chụp
ảnh ở đây), cột cờ cao nhất thế giới, toà thị chính cũ bây giờ là toà án, bảo tàng lịch sử (vào
cửa miễn phí)

Đi bộ thêm một đoạn cũng... hơi xa bạn có thể tìm thấy nhà ga cũ và đền thờ Hồi giáo Masjid
Negara (cái này mới xây, cái xưa nhất là Masjid Jamek nằm ở nơi giao nhau giữa hai dòng
sông mà mình đã nói ở trên) Công viên nổi tiếng nhất của KL cũng ở khu vực này.

KL Sentral: là nhà ga rất đẹp và rất hiện đại của KL

Chúc bạn một chuyến đi thành công (nếu chưa đi, hì hì)

Bạn có thể xem thêm các trang web www.lonelyplanet.com hay www.visionkl.com

Sang M''sia em thấy cứ taxi mà đi thôi các bác ạ, mặc cả nhiệt tình vào. Bọn em đi 3 đứa tính ra
rẻ hơn cả bus với cả MRT, cứ khoảng 7 - 9 Ringit/lượt/3 người
Chỗ ở em đặt qua mạng, trang www.hostelworld.com. Hình như hồi đấy em ở hostel tên là
Green Hut Louge thì phải, khoảng 9Ringit/người/2 ngày, 3 đứa ở chung 1 phòng đôi hehe
nhưng vẫn thoải mái. Phòng chả có gì ngoài 2 cái giường, nhưng được cái sạch sẽ lắm. Phòng
tắm (có nước nóng) chung, 1 tầng có khoảng 5 cái phòng tắm nên rất ổn, sạch sẽ và thoáng
đãng. Về vị trí rất thuận tiện, gần nhà ga (10'' đi bộ), gần khu China town, gần trung tâm. Khách
chủ yếu là tây balo nên nói chuyện với chúng nó cũng sướng, hỏi han vô tư. Chỉ mỗi cái là sáng
nó chỉ cho mình ăn có 1 lát bánh mỳ với hoặc mứt hoặc thịt nguội. Bọn em mặc kệ toàn ăn 2
hehhe

Nói chung em khá là khoái cái chỗ đó, nếu không tìm được chỗ nào thì các bác nên ở đấy.
Nhân viên ở đấy nhiệt tình lắm. Em nhớ lúc em đến là 4 rưỡi sáng, đến đấy thì phòng đang có
khách chưa trả nên chúng nó cho bọn em ngồi chờ trong phòng khách, cho ăn sáng, cho xem ti
vi hỏi han nói chuyện rất là tâm đắc . Rồi đến 7h nó khuyên là nên đến Tháp đôi xếp hàng lấy
vé để được lên cái cầu nối giữa 2 cái tháp ấy. Một ngày nó chỉ phát ra 1 lượng vé nhất định thôi
nên nếu muốn lên các bác phải đến sớm nhé. Theo kinh nghiệm của em là trong lúc xếp hàng
thì cố nói chuyện với mọi người xung quanh, ví dụ như bọn em lúc ấy lại nói chuyện được với 1
ông hướng dẫn viên du lịch người Malai thế là ông í cho biết bao nhiêu chỗ để mà đi (nhớ cầm
bản đồ nhé để có gì người ta note vào đấy luôn cho mình)

Lịch trình của bọn em hồi đấy là như sau (không tính mua sắm nhé vì bọn em đi chơi là chủ
yếu)

Ngày 1:
7h - 9h30: tháp đôi
9h30 - 12h: đi chơi chụp ảnh ở khu nhà quốc hôi, tháp đôi, Independant Square... mấy cái này
gần nhau chỉ cần đi bộ.
12h - 5h: Batu cave. Động khỉ, hay phết. Cái này là do ông hướng dẫn viên du lịch ông í bày
cho bọn em. Bắt bus số 66 thì phải, các bác cứ hỏi người dân thế nào người ta cũng chỉ cho.
5h - 6h: Science Centre, gần bảo tảng dân tộc: cái này hay cực, em không kể đâu để các bác
tự tìm hiểu . Cứ bảo taxi nó chở đến bảo tàng rồi lên cầu vượt qua đường là tới.
tối: China town, mặc cả ác vào các bác nhé, 1/3 giá chúng nó nói ra thôi

Ngày 2:
Sáng - Chiều: Genting highland. Cái này bọn em mua 1 package giá chả nhớ nữa , bác cứ
hỏi thằng quản lý ở nhà trọ là ra. Giá bao gồm vé cable + ăn trưa + vé vào khu vui chơi giải trí
Hye Park (?! tự dưng quên béng mất tên), tính ra còn rẻ hơn là các bác mua lẻ. Có 1 kinh
nghiệm là các bác nên đi chuyến sớm, 6h để khoảng 8h là lên đến nơi, chơi nó được nhiều.
Vào công viên thì vớ ngay cái quyển hướng dẫn phát ở cổng tìm những trò mình thích nhất
chơi trước, còn thời gian thì chơi những trò khác sau vì xếp hàng rất đông, rất dài.

À một điều nữa là các bác nhớ hỏi kĩ cái ga có tuyến cable lên Genting nhé, như bọn em hồi
đấy quên béng quyển sổ ghi chép ở nhà nên không biết cái ga đấy tên gì. Gọi 1 thằng taxi bảo
cho tao lên cái ga bán vé đi Genting thì nó chở đến 1 cái nơi khỉ ho cò gáy nào đấy, lại phải gọi
taxi khác vòng về nên lên đến nơi đã là trưa, chả chơi được mấy trò

À một điều nữa nếu bác nào định đi từ S''pore thì ở Sing mua vé 1 lượt thôi nhé, mua vé về từ
Malai rẻ hơn 1/2 đấy. Đi xe bus em thấy chả sao, người ta đi đầy. Chỉ có điều các bác nhớ cầm
theo 1 cái áo khoác cho đỡ lạnh vì trên xe nó bật điều hoà lạnh lắm. Nên đi chuyến buổi đêm
để tiết kiệm thời gian. Xe chạy rất êm, và ghế nằm cũng khá thoải mái, ngủ tốt

Tối về nhà em up cho các bác xem mấy cái ảnh cổ động các bác đi chơi M''sia. Nói chung rất
nhiều điều lý thú

Malay huh? tớ đã đi những 3 lần , 2 lần đi trót lọt , còn lần 3 thì bị hải quan nó giữ lại 1
đêm , vì tớ cứ nghĩ giống như mấy lần trước sang nên chẳng thèm đem theo nhiều
USD...số tớ hôm ấy đi chả coi ngày hay sao , ( chớ đi mùng 7 , chớ về mùng 3 mà lại ) có
thêm 5 mạng nữa người việt và hàng sa số đám con trai con gái bị ra về như tớ ,,,huhu..
nhắc lại vẫn còn thấy sợ đến già.. nếu không vì có anh xã sắp cưới bên ấy thì tớ chẳng
thèm qua chơi làm gì ..hí hí ..nhắc đến lại nhớ anh xã quá ... vì vậy các bạn ko đem đủ
tiền mặt thì phải đem master card theo..tụi hải quan sẽ check TK...

Tớ được cái là có anh xã và gia đình nên đi đâu cũng có người kèm 24/24..oeoe..dân
malay nói tiếng Anh, hoa, malay.. rất tốt, nhiều khi còn nghe được cả tiếng việt oang
oang ở malay nữa nhé, dân mình sang đấy du lịch hơi bị đông.

Malay nói chung thì đẹp và nhiều đồ rẻ bèo , rẻ chán cả đồ điện tử hơn ở Sing , giày dép
thì mua loại nào sale ấy , rẻ, đẹp , bền....nhưng đi vào mấy siêu thị ở Kualalumpur ,nếu
có thấy thì làm ơn đừng dòm lom lom mấy tên mặc quần áo cao bồi , đeo đủ thứ phụ
tùng lẻng xẻng đứng ngay trước cổng ra vào dùm mình, chết chứ chả chơi đâu nhé...tối
thứ 7 với chủ nhật bọn Malay thanh niên nam nữ tụ tập đua xe ầm ầm náo loạn cả lên ,
mà bên ấy chỉ kẹt xe vào lúc 1h sáng ,, ac ac,,,
Bạn nào có máu mua sắm thì cứ đi xe điện trên cao từ KL thẳng chuyến đến Sunway ...xe
điện tới ngay siêu thị luôn , có cả sân trượt băng để xem nữa nhé...cứ tha hồ mà
dạo...còn có cả mấy cái siêu thị mở cửa tận 12h đêm...

Malay có hẳn cả khu tây balô nữa đấy , nó gần chinatown, theo anh xã mình thì
chinatown là Nothing to see...chả bao giờ hắn dắt mình đến cả , đi taxi thì phải nhớ nhìn
cái đồng hồ tính tiền , và bên malay tụi nó xài tiền RM, đồng ringgit ., nên cứ thế mà trả,
tụi taxi nó ranh ma lắm, mình mà lớ ngớ thì từ 20 RM nó hét thành 20 USD. Có 1 kkhu vui
choi nhảy nhót tập trung , cứ nườm nượp trai xinh, gái xinh ở đấy, ngồi hóng hớt đến
sáng luôn .để tớ hỏi tên đường ấy lại rồi cho các bạn biết

Nếu đi 1 mình thì các bạn nên ở KL thôi ...còn nếu có bạn thì bảo đứa nào nó ở Malay lâu
rồi dẫn đi tham quan mấy khu vực xung quanh thủ đô , xa hơn nữa thì vào rừng có cây
cầu treo tên gì tớ ko nhớ nhưng rất đẹp, xa hơn nữa thì đi xem dòng sông đóm đóm, rất
thú vị và lãng mạn,,, hé hé ,, đèn tắt hết tối thui, chỉ có đom đóm sáng như đèn ở 2 bên
bờ sông , xa nữa thì Cameron highland,,,hic... như ở Đà lạt của mình ấy, nhưng hoang sơ
hơn nhiều, là nơi trồng hoa va xuất sang SING hay cả Thái..có những bông hoa to bằng
cái BÀN luôn...nếm kem dâu trên đấy thì ngon tuyệt, khoang 40 nghìn viet nam mình 1 ly
..
tớ còn phi sang tận PENANG luôn, (qua Penang phải đi qua cây cầu dài thứ 4 trên thế
giới , bọn malay nó tự nào về cây cầu này lắm ..) giáp với cửa khẩu Thailand , cái chỗ có
nhiều em bị chết vì sóng thần ấy, buổi tối 12h đêm mà nóng khiếp, gần biển mà hông có
tí gió nào hết, bọn thanh nien ngồi dọc bờ biển , đốt mấy quả pháo hoa cứ đùng đùng
xuống biển đẹp dã man .

Còn gì nữa nhỉ , túm lại là cứ đi vòng vòng ở KL đã , đi vào cái nơi như Nhà thờ hồi giáo
( vào đây nhớ mặc áo choàng có để sẵn nếu ko nó đuổi mình như vịt ) đài độc lập ( nắng
bỏ xừ ) , Hoàng cung , chùa thiên Mẫu, ... và quan trọng là Genting higland cách KL 30
km, tha hồ mà shopping với casino, ko thì ném tuyết, làm phi hành gia luôn...nhưng giá
vé khá cao .100 -300 tiền mình .

Đồ ăn thì ôi thôi khó ăn lắm, các bạn cứ chui vào chỗ nào có người hoa nhiều mà an,
chinatown có nhiều quán , nhưng tớ chưa an bao vờ nên ko biết,, fastfood thì lựa loại
nào hợp dễ ăn nhé, đừng dại mà chọn hương vị malay để thử cảm giác...
Tớ mà kể thì đến sáng cũng ko xong , thôi để tớ túm lại sau nhiều lần đi sang Malay chơi
vậy, Malaysia rất đáng đi và nhiều thứ để xem hơn ở Sing, bạn nào có người quen ở Sing
thì bảo họ dắt sang Genting hay KL chơi ...còn ko có ai quen biết thì nên đi theo tour , lần
2 bắt được ai quen thì cứ bay sang đấy mà chơi ,khám phá nhiều nơi hơn.

Tớ kể về malay lai nhớ món tea -milk qua'', sang malay nhớ thưởng món uống này
nhé..và cả ice -tea, khác hẳn hương vị việtnam..

Từ Sin, bạn nên đi mua vé đi tàu đêm, sáng là đến Kul. Bởi đi ôtô sẽ ko được dễ dàng cho
những người mới đi lần đầu, nhất là khi phải làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu Malay.
Từ Kul, bạn có thể mua tour đi Genting trong 1 ngày, giá khoảng 600k. Nếu muốn rẻ hơn thì ra
ga Pudujaia mua vé, cách 1h là có 1 chuyến đi Genting. Tôi nhớ giá vé chỉ khoảng 70k/người,
bao gồm cả vé cáp treo. Đi cách này rất rẻ mà lại chủ động thời gian. Ga Pudujaia nằm giữa
thành phố, gần tàu điện, rất dễ tìm.

Đi khoảng 70km là bạn đến Genting, bạn mua vé vào Theme park trong 1 ngay, khoang 120k là
được chơi tất cả các trò cảm giác mạnh trong đó. Chơi chán thì lòng vòng xem cacino, mua
sắm trong các siêu thị. Genting có một chuỗi siêu thị, khách sạn thông nhau nên bạn đi lại rất
tiện lợi, rất rộng mà ko sợ bị lạc vì có chỉ dẫn.
Tới khoảng 5h chiều thì ra cap treo trở về Kul, ra bến xe ngay chân cáp treo mua vé. Tôi nhớ là
7h tối thì hết xe bus ở Genting về Kul.

Đi chơi:
- Singapore Zoo. Đi taxi mất độ 15$ Sing. Nếu thích đi Nigh Safari nữa thì nên đi
Zoo vào buổi chiều, chờ đến 7h tối thì sang Night Safari chơi luôn. Chỉ cách nhau có
mấy bước chân.
- Jurong Bird Park cũng hay.
- Sentosa: Cá nhân tớ thì thấy cũng bình thường, nhưng nhiều người thì lại thích. Đi
taxi lên đỉnh Mount Faber, rồi đi cáp treo sang. Sang đến nơi có thể đi Bảo tàng
Singapore, 4D Max, Underwater World...
- Singapore Snow City: Vào đấy mà trượt tuyết, cũng không phải là hoành tráng
lắm. Nhưng mà đổi không khí tí. Âm 8 độ chảy nước mũi.

Shopping:
- Orchard road
- Suntec City
- Vivo City (cái này gần Sentosa)
- Điện tử ngoài Funan Center thì có Simlim Square, giá rẻ hơn chút nếu biết mặc
cả.
- Nếu có sức thì Mustafa Center, bán 24/24h. Hàng hóa kìn kìn.

Ăn uống:
- Thực ra chỗ nào ở Sing cũng có chỗ ăn uống. Rẻ tiền thì vào Food Court,
Kopitiam... có đủ các loại món để chọn. Mất độ 5-8$/người.
- Nhiều tiền hơn thì vào một số nhà hàng, ăn kiểu buffet, tính ra khaongr 20-
30$/người (đô Sing nhé). Hoặc gọi món cũng có. Buổi tối ra Clark Quay ngồi ăn cho
thơ mông. Vừa ăn vừa lau mồ hôi thú vị phết.
- Nhiều hơn tí nữa thì hải sản, vi cá... giá cả vô cùng, từ vài chục đến vài trăm một
người.

Jalan Tuanku Abdul Rahman area, Jalan Petaling or Jalan Bandar area, and Jalan
Bukit Bintang
Bukit bintang. Lot 10 mua sắm, đêm về lượn China town,

Rủ hướng dẫn viên đi khu phố tàu, khu mua sắm, mặc cả thoải mái, mang theo mỳ tôm, bánh
đề phòng đói

Trước khi ghé vào các cửa hàng, bạn hãy tự trang bị cho mình những thông tin về các
thông lệ và những điều kiện tại địa phương. Những mẹo vặt mua sắm dưới đây sẽ giúp
bạn có những kinh nghiệm lý thú khi mua sắm ở Singapore. Hãy liên hệ với nhân viên
bảo vệ khách sạn hoặc ghé đến bất kỳ Trung tâm Thông tin Singapore nào để được giúp
đỡ khi đến.

Giờ mua sắm


Một số cửa hàng bách hóa và một vài cửa hiệu nhỏ hơn mở cửa hàng ngày từ 10g đến
khoảng 21g, hoặc thậm chí đến 10 tiếng. Singapore là một trong vài quốc gia trên thế
giới khá an toàn khi dạo phố về đêm. Chỉ cần lưu ý sơ, bạn có thể mua sắm an toàn.

Trung tâm mua sắm Mustafa ở khu Tiểu Ấn là cửa hàng bách hóa duy nhất ở Singapore
mở cửa 24 giờ mỗi ngày.

Giá cả và Mặc cả
Những tờ báo địa phương thường đưa tin rất nhanh về tình hình giá cả và những chương
trình khuyến mãi mới nhất. Bạn có thể dành chút ít thời gian để đọc lướt và so sánh giá
cả trước khi mua hàng.

Ở các cửa hàng bách hóa, tất cả các món hàng đều có bảng niêm yết giá với giá cố định.
Nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ cũng niêm yết giá nhưng thường có thể linh động nếu bạn có
yêu cầu giảm giá. Hãy yêu cầu người bán lẻ ra giá “thấp nhất”, sau đó bạn mặc cả cho
đến khi hai bên đi đến giá thỏa thuận.

Biên nhận và các chính sách trả đổi hàng


Tất cả các cửa hàng bách hóa và các cửa hàng bán lẻ nhỏ đều cung cấp phiếu
thanh toán hoặc biên nhận khi mua bán. Bạn đừng ngại yêu cầu người bán hàng
cung cấp biên nhận nếu họ lờ đi và hãy kiểm tra kỹ lưỡng mọi chi tiết ghi trên biên
nhận.

Những cửa hàng lớn hơn và các cửa hàng bách hóa sẽ đổi hàng hóa nếu được trả
lại trong tình trạng tốt như ban đầu. Tuy nhiên, việc trả lại hàng hóa thường chỉ
được chấp nhận trong một số ngày nhất định (thường là 3 ngày) kể từ ngày mua,
và phải trình hóa đơn thanh toán. Những cửa hàng nhỏ hơn thường không dễ dãi
cho lắm, vì thế bạn hãy kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng cũng như phương thức trả lại
hàng trước khi mua hàng.

Nếu bạn chưa quyết định mua hàng trong một cửa hàng bách hóa và muốn dành
thời gian để xem xét thêm, bạn có thể yêu cầu nhân viên bán hàng để dành món
hàng đó cho mình. Hàng hóa chỉ có thể để dành tối đa trong 3 ngày.
Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST)
Tại Singapore hiện áp dụng Thuế Hàng Hóa và Dịch Vụ (Goods and Services Tax) ở
mức 7%.

Theo Chương Trình Hoàn Thuế Cho Du Khách (Tourist Refund Scheme), nếu mua hàng
hóa tại Singapore từ những cửa hiệu bán lẻ tham gia chương trình, du khách có thể được
hoàn lại thuế GST khi vận chuyển hàng hóa ra khỏi Singapore qua Sân Bay Quốc Tế
Changi (Changi International Airport) hoặc Sân Bay Seletar (Seletar Airport) trong vòng
2 tháng kể từ ngày mua hàng. Các khoản hoàn thuế GST không được áp dụng cho
những du khách khởi hành bằng đường bộ hoặc đường biển.

Để biết thêm chi tiết về những điều kiện và thủ tục hoàn thuế, vui lòng xem tại trang
mạng này.

Những du khách đáp ứng các điều kiện của chương trình sẽ được quyền nhận tiền hoàn
thuế GST từ những cửa hiệu bán lẻ hoặc tại một chi nhánh hoàn thuế trung tâm. Hiện
tại, có 2 chi nhánh hoàn thuế trung tâm. Đó là các công ty Global Refund Singapore Pte
Ltd và Premier Tax Free (Singapore) Pte Ltd.

Chính sách hoàn thuế GST


Trong Chương trình GST Hoàn tiền Toàn cầu (Global Refund GST
Scheme), hãy tới bất cứ cửa hàng nào có biểu tượng “MUA HÀNG
MIỄN THUẾ" (TAX FREE SHOPPING) và làm theo các bước đơn
giản sau:

1. Chi tiêu tối thiểu 100 đôla Sing tại bất kỳ điểm bán lẻ nào là
hội viện của Global Refund.
2. Xuất trình passport cho người bán lẻ để nhận được phiếu
hoàn thuế (Global Refund Cheque).
3. Đem phiếu hoàn thuế đến xác nhận tại quầy Hải quan
Singapore tại Terminal 1 hoặc 2 ở phi trường Changi để làm
bằng chứng xuất khẩu hàng hóa. Những món hàng đã mua,
cùng với các biên nhận và phiếu hoàn thuế phải được xuất
trình để xác minh.

4. Bạn có thể yêu cầu chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt, thẻ
tín dụng, ngân phiếu hoặc Phiếu mua sắm miễn phí tại phi
trường (Airport Shopping Vouchers) ở các Quầy hoàn thuế
(Global Refund counter) tại sân bay. Bạn phải chịu một
khoản phí phụ thu trên tổng số tiền được hoàn lại.

Mạng lưới Hoàn trả Tiền mặt của Global Refund

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập vào www.globalrefund.com hoặc liên hệ với
Global Refund, Điện thoại: + 65 62256238.

Bạn cũng có thể ghé đến bất kỳ trung tâm trung tâm chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt
nào trong thành phố để làm thủ tục kê khai thuế ngay sau khi mua hàng. Tiền hoàn thuế
được thanh toán bằng đôla Singapore và được giới hạn đến mức tối đa là $500 trên mỗi
du khách. Du khách được yêu cầu xuất trình thẻ tín dụng Visa hoặc Mastercard còn giá
trị trong 6 tháng để sử dụng dịch vụ này. Ngoài ra, phiếu hoàn thuế phải có xác nhận
của Hải quan trong vòng 2 tháng kể từ ngày phát hành, trước khi bạn khởi hành bằng
đường hàng không.

Để biết thêm chi tiết về chính sách hoàn thuế GST, vui lòng xem trang web
www.globalrefund.com hoặc gởi thư đến taxfree@sg.globalrefund.com hoặc gọi đường
dây nóng 24/24: + 65 6225 6238.

Những người bán lẻ không phải là hội viên của Global Refund/Premier Tax Free thực
hiện chính sách hoàn thuế GST riêng của họ. Bạn nên kiểm tra tại các điểm bán lẻ này
số lượng chi tiêu tối thiểu để có đủ tiêu chuẩn nhận tiền hoàn thuế GST, vì mỗi cửa hàng
đều có mức yêu cầu khác nhau.
Chính sách hoàn thuế GST của Premier Tax Free

Kể từ tháng 11 năm 2003 chính sách hoàn thuế GST của Premier
Tax Free đã được Tổng cục Du lịch Singapore phê chuẩn.

Theo chính sách hoàn thuế GST của Premier Tax Free, bạn có thể
mua hàng tại bất kỳ cửa hiêụ nào có trưng bảng hiệu "PREMIER
TAX FREE" và thực hiện các bước đơn giản sau đây:

1. Hãy yêu cầu số tiền hoàn thuế Premier khi bạn chỉ mua hàng
trị giá 100 đôla Sing tại một cửa hàng riêng lẻ nào là hội viên
của Premier. Không cần phải gộp lại các hóa đơn thanh toán
cho đến trên $300 như trước đây.
2. Cửa hàng sẽ đưa cho khách du lịch một Mẫu khai xuất khẩu Miễn Thuế Ưu đãi
(Premier Tax Free) trong đó ghi rõ: mô tả hàng hóa, giá phải trả bao gồm thuế,
số lượng tiền hoàn lại.

3. Đem phiếu hoàn thuế đến xác nhận tại quầy Hải quan Singapore tại Terminal 1
hoặc 2 ở phi trường Changi để làm bằng chứng xuất khẩu hàng hóa. Những món
hàng đã mua, cùng với các biên nhận và phiếu hoàn thuế phải được xuất trình để
xác minh.

4. Bạn có thể yêu cầu chi trả tiền hoàn thuế Premier bằng tiền mặt, thẻ tín dụng,
ngân phiếu tại các Quầy hoàn thuế Premier (Premier Tax Free counter) tại sân
bay, bên cạnh Hải quan. Bạn phải chịu một khoản phí phụ thu trên tổng số tiền
được hoàn lại. Phí phụ thu không áp dụng cho các khoản hoàn thuế bằng thẻ tín
dụng.
Những người bán lẻ không phải là hội viên của Premier Tax Free có thể thực hiện chính
sách hoàn thuế GST riêng của họ. Bạn nên kiểm tra tại các điểm bán lẻ này số lượng chi
tiêu tối thiểu để có đủ tiêu chuẩn nhận tiền hoàn thuế GST, vì mỗi cửa hàng đều có mỗi
mức yêu cầu khác nhau.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.premiertaxfree.com hoặc liên hệ Premier
Tax Free, 371 Beach Road, Singapore 199597, Đường dây nóng 24/24: 1800 829 3733.
NHỮNG MẸO NHỎ KHI ĐI DU LỊCH SINGAPORE

Mỗi miền đất nơi chúng ta đến viếng thăm đều có những đặc trưng riêng trong cách ứng

xử. Chính vì vậy, để chuyến du lịch của chúng ta thêm ấn tượng, xin Quý khách dành

thời gian tham khảo thêm về những nét độc đáo trong ứng xử của đất nước này

• Khí hậu & trang phục

• Phép xã giao

• Tiền tệ

• Tiền tip

KHÍ HẬU & TRANG PHỤC

Du khách nên mang theo quần áo bằng chất liệu cotton gọn nhẹ, thoáng mát dể có thể

dễ dàng hút nhiệt vì Singapore nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với khí hậu nóng ẩm.

Ngoài ra, cũng nên đem theo bên mình một cây dù xếp tiện lợi để đề phòng những cơn

mưa nhiệt đới bất chợt.

^ top
TIỀN TỆ

Những quầy thu đổi ngoại tệ có giấy phép thường có giá thu vào cao hơn hoặc giá bán

ra rẻ hơn so với hầu hết các khách sạn và ngân hàng. Hãy kiểm tra tỉ giá ngoại tệ và

phải luôn luôn nhớ không nên đổi tiền ở những nơi không được cấp giấy phép. Có rất

nhiều quầy đổi tiền hợp pháp tại phi trường Changi và hầu hết các trung tâm mua sắm

trên đường Orchard và ở các khu kinh doanh, buôn bán khác trong thành phố.

^ top

PHÉP XÃ GIAO

Ăn mặc: Nên ăn mặc lịch sự (áo tay dài và quần dài) khi viếng thăm chùa chiền hoặc

đền thờ.

Cởi giầy: Du khách được yêu cầu cởi giày ra khi tham quan các đền thờ Ấn Độ và Hồi

giáo. Giày thường được cởi ra trước khi vào nhà người dân địa phương.

Dùng tay để ăn hay đưa thức ăn: Luôn luôn nhớ dùng tay phải khi ăn các món ăn kiểu

Ấn hay Malay.

Khi ăn kiểu Tàu: Không nên cắm đôi đũa của bạn vào trong thức ăn. Nếu cần gác đũa,

hãy để chúng trên đồ gác đũa hoặc bên cạnh đĩa hay chén của bạn. Nếu trên bàn có 2 cái

muỗng, nhớ dùng muỗng sứ để ăn và muỗng kim loại (thường với cán dài hơn) để múc

thức ăn.
Chào hỏi: Đừng ngạc nhiên khi nghe trẻ con gọi bạn là "cô" hay "chú" khi bạn nói

chuyện với chúng. Đây là một thói quen xưng hô của trẻ con ở đây khi nói chuyện với

những người lớn hơn để bày tỏ sự kính trọng.

^ top

TIỀN TIP

Ở Singapore, việc đưa tiền tip không phải là bắt buộc mặc dù cử chỉ này rất được hoan

nghênh tại đây. Các hóa đơn tính tiền ở hầu hết các khách sạn và nhà hàng đều có cộng

thêm 10% phí phục vụ.

Mạng lưới giao thông công cộng cao tốc (Mass Rapid Transit) là hệ thống tàu điện
ngầm máy lạnh phục vụ hành khách đến những nhà ga trên khắp hòn đảo. Có 3 tuyến
chính - tuyến Nam-Bắc từ vịnh Marina Bay đến Jurong East, tuyến Đông-Tây từ phi
trường Changi/Pasir Ris đến Boon Lay, và tuyến Đông-Bắc từ Harbour Front đến
Puggol

Bạn có thể lấy tập sách Hướng dẫn nhanh khi di


chuyển bằng tàu điện ngầm MRT ( A Quick Guide
to MRT Travel ) ở những phòng điều hành (Station
Control Room) tại tất cả các nhà ga MRT. Để biết
thêm chi tiết về dịch vụ MRT và xe buýt, bạn có thể
tham khảo sách hướng dẫn về mạng lưới giao thông
(TransitLink Guide) được bán với giá $1,5 tại hầu
hết các trạm MRT và những trạm dừng xe buýt cũng
như tại hầu hết những hiệu sách lớn.

Đi từ trung tâm thành phố đến phi trường Changi bằng tàu điện ngầm MRT chỉ mất 27
phút. Tàu xuất phát từ ga Changi Airport trung bình 12 phút một chuyến và sau đây là
bảng giờ tàu chạy:

Từ Changi Airport đến City Hall


Chuyến đầu tiên: lúc 5g31 (thứ Hai - thứ Sáu), 5g59 (chủ Nhật và ngày lễ)
Chuyến cuối cùng: lúc 23g18 (hằng ngày )

Từ City Hall đến Changi Airport


Chuyến đầu tiên: lúc 6g09 (thứ Hai - thứ Sáu), 6g45 (Chủ nhật và ngày lễ )
Chuyến cuối cùng: lúc 0g03 ( hằng ngày )

Giá vé một chiều đến ga City Hall là $1,4. Để thuận tiện cho hành khách, trên tàu luôn
có giá để hành lý và không gian trống ở mỗi toa hành khách.

Hệ thống thông tin vận chuyển đường sắt (RATIS) phổ biến thông tin giờ giấc chính xác
về thời gian tàu đến và ga đến. Thông tin tàu đến và tàu đi đều được hiển thị trên màn
hình plasma ở khu vực sân ga và trên bảng đèn LED tại phòng chờ. Hãy nhớ đọc thông
tin những ga đến của hệ thống RATIS hoặc nghe thông báo trên tàu để chắc rằng bạn
không đi nhầm tàu.

Nếu bạn đang trên tàu đi về hướng ga Pasir Ris, bạn sẽ phải xuống tại ga chuyển tiếp
Tanah Merah và lên tàu khác đi về ga Changi Airport.

Các chuyến khởi hành thường xuyên


Mỗi chuyến khởi hành cách nhau khoảng từ 2 phút rưỡi đến 8 phút, từ 5g30 đến 0g30
mỗi ngày. Hãy kiểm tra giờ đi và đến chính xác của tàu tại từng trạm MRT tương ứng.

Giá vé
Di chuyển bằng tàu điện ngầm MRT rất rẻ, giá vé dao động từ 0,8 đến tối đa $1,7.

Thay vì trả bằng tiền mặt, bạn có thể thanh toán vé xe buýt và tàu nhanh MRT bằng thẻ
ez-link card. Bạn có thể mua hoặc nạp tiền thẻ tại bất kỳ phòng vé TransitLink nằm tại
hầu hết các ga MRT và tại các trạm dừng xe buýt. Thẻ dành cho người lớn được bán với
giá $10 bao gồm một khoản phí đặt cọc là $5.

Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi đường dây nóng TransitLink Hotline tại số 1 800-
336 8900 (miễn cước khi gọi tại Singapore ) hoặc xem trang web SMRT

các trung tâm mua sắm Takashimaya, Suntec City, Vivo City…

Ngày đầu tiên, em nghĩ anh chị nên mua ngay cái card để đi tàu điện ngầm và bus. 1 card là 15
sgd, trong đó, có 7 sgd để dùng khi đi lại, dùng hết tiền thì nạp thêm vào. Khi nào rời Sing thì
trả lại nó cái thẻ rồi lấy lại tiền, hình như là 5 sgd, em ko nhớ rõ lắm. THẻ này có thể mua tại bất
cứ ga tàu điện ngầm nào, gọi la MRT.
Ở Sing cũng ko có nhiều trò gì chơi bời hết. Thú vui duy nhất ở đây, theo lời bọn bản địa, và em
cũng thấy thề là shopping. Bạt ngàn, thượng vàng hạ cám đủ cả. Anh chị có thể shop ở
Orchard road, Suntec city hall, Raffle mall. Đấy lad những trung tâm mua sắm lớn. Bọn Tây thì
nó hay đến Little India với China town để mua mấy đồ vào vèo, thổ cẩm.

Ngoài ra, có thể đến Sim Lim square để mua đồ điện tử.

Ăn uống ở đây rất dễ. Có rất nhiều quán ăn bình dân ngoài dường ( food court). Các quán này
đc xếp loại vệ sinh từ A đến D. A là tốt nhất. Gía trung bình 1 bữa ăn/ nguời tầm 5sgd. Đồ ăn ở
đây bao gồm đồ Tàu, Malay, Ấn Độ. CŨng có món Tây nhưng gí cả đắt hơn chút.

Shopping bên Sin khoảng 11h trưa người ta mới mở cửa cơ. Bác cứ ngủ cho sướng để lấy sức
mà đi bộ.
Nếu muốn mua đồ hiệu, hàng xịn thì lên khu Orchard - Takashimaya building, đối diện bên kia
là Paragon.
Ăn uống ở dưới tầng hầm của toà nhà Takashimaya cũng có nhiều quán ăn ngon lắm.
Sau đó có thể đi SimLim Square để xem và mua đồ điện tử .
Ngày hôm sau - có thể lượn lòng vòng shopping khu Bugis, City Hall, Raffles Place ( khu này có
chỗ bán nước hoa rẻ vì thỉnh thoảng lại discount 80% ), sau đó đi Sentosa. Nếu bác muốn tham
quan toàn bộ đảo thì fải đi từ trưa, nếu ko thì ko đủ thời gian. Còn nếu ko muốn tốn nhiều tiền
thì theo em bác nên đi cái Thủy Cung ( Water World ), Nhạc nước , xem xiếc cá heo, vào bảo
tàng sáp, bảo tàng côn trùng ..v..v. ( từng đó cũng đủ phê rồi , về nhà là vốn để buôn rồi )
Chiều tối thì lượn xuống Mustafa mua đồ - đây là khu shopping của người Ấn, nhiều thứ rẻ lắm.
À, mà chỗ này cũng là nơi đổi tiền ngoại tệ gần như cao nhất ở Sin, bác mang tiền xuống đây
mà đổi. Nếu đổi nhiều thì nhớ mặc cả.
Nếu ko muốn shopping nữa thì 2 bác dẫn nhau ra Boat Quay ngồi uống nước, cafe, ăn uống
linh tinh xem bọn Tây bọn Tàu lượn đi lượn lại. Nghe nhạc Jazz, Rock, Hip hop, hay nhạc linh
tinh của bọn Sin - cũng hay. Muộn muộn thì lên cái tàu du lịch của nó làm một vòng trên sông
cũng coi được nhiều cái hay phết - đi khoảng 30 phút.

Một số điểm cần nhớ cho chuyến du lịch bụi của mọi người:

* Tiền mua một Ez link ( thẻ đi tàu và bus) là 15$, trong đó 10$ tiền vé, 2$ tiền làm thẻ mới, 3$
tiền deposit. Bao giờ về thì lấy lại tiền deposit 3$ ở máy GTM - General Ticket machine, hoặc
đưa thẳng cho nhân viên MRT tại phòng Passeneger service. Đây cũng là cách đơn giản để
top-up thêm tiền, hỏi thông tin về địa điểm mình muốn đi, sau khi ra khỏi MRT.
* Đi Mustafa thì đi MRT đến Farrer Park, rồi xem mấy biển chỉ dẫn, cái exit nào dẫn ra khu
Mustafa Shopping Centre

* Đi Explanade Theatre thì đi tàu đến City Hall. Đi bộ vòng vòng dưới đường ngầm. Thế là có
thể đến được 2 nơi: 1 là khu Suntec City, vào ghé đài nước phong thuỷ để lấy may mắn ( Fall of
Wealth) và 2 là nhà hát mái vòm sầu riêng và công viên sư tử biển ( 2 cái này cạnh nhau) Tại
bến City Hall có biển chỉ rất dễ thấy, cứ đi và ngắm các cửa hàng dưới lòng đất cũng hết cả tiền
và thời gian

* Bác nào thích đồ điện tử, IT thì có thể đến 2 nơi: 1 là Funal Mall - ngay cạnh MRT City Hall. 2
là Sim Lim Square ( đi tàu đến Bugis, rồi đi bộ khoảng 300-500m, tiện thể ghé qua Seiyu mua
sắm luôn - ở cạnh nhau). Ở Sim Lim thì có nhiều đồ, nhưng phải xem kỹ vì giá ở hàng này với
hàng khác có khi chênh nhau từ 2$ đến 10$.

Sing có chính sách hoàn thuế GST - good & service tax, cho khách du lịch ( định nghĩa là cư trú
tại sing <1 tháng và hưởng chế độ miễn thị thực - vd VN mình). Áp dụng cho mức chi tiêu tối
thiểu 200S$ thì sẽ được hoàn thuế GST. Vậy khi shopping, các bác nhớ bảo bọn bán hàng nó
cho cái form GST refund ( tờ màu xanh thì phải), và các bác lúc nào cũng phải cầm passport
trong túi để tiện việc khai đòi nợ CP Sing .. 5% thì không nhiều, nhưng mà các bác mua
LCD monitor, lò vi sóng, điện thoại... sum lại cũng kha khá đó...

Các bác nên consider một số đồ này ở Sing đang rẻ hơn VN nè: đồ về y tế, chăm sóc sức khỏe
, màn hình LCD máy tính - nên mua màn 15" hoặc 19", đừng mua 17" - hại cho mắt ( đấy là lời
khuyên cho bác nào xài máy tính), lò vi sóng, nồi cơm điện, máy ảnh, điện thoại ( riêng vụ điện
thoại thì phải cẩn thận vì có thể có giá rất rẻ do hàng ký year plan, còn giá bình thường thì
ngang giá với hàng xách tay ở VN, nhưng chất lượng thì đảm bảo.), quần áo Bossini, Giordano
- mang về buôn kiếm ít tiền. Tại sân bay, khu duty free thì có thể mua thuốc lá và rượu

Ở Singapore có khu chợ trời hoặc chợ vỉa hè nào không?


Những khu chợ trời buôn bán suốt ngày nằm ở Bugis Village, phố Ả rập và khu Tiểu Ấn. Tại
đây bày bán rất nhiều món nữ trang dân tộc rẻ tiền và các món quà lưu niệm. Vào ngày thứ
Bảy của tuần thứ ba trong tháng, có chợ trời đêm ở Tanglin Mall. Ở khu Far East Square có
chợ trời vào các tối thứ Sáu và thứ Bảy, và mỗi Chủ nhật, bạn sẽ tìm thấy chợ trời ở Clarke
Quay (09:00giờ đến 17:00 giờ). Nếu bạn muốn tìm đến những khu chợ vỉa hè có giá cả đặc biệt
phải chăng, hãy kiểm tra thông tin trong các tờ nhật báo.
Xem thêm thông tin ở trang Mua sắm ở đâu

Tôi nên mang những món quà lưu niệm nào về nhà cho bạn bè và bà con?
Bạn sẽ ngạc nhiên đối với đủ loại quà lưu niệm đặc biệt của Singapore được bán với giá
khuyến mãi! Chúng tôi có đủ thứ từ những thanh nam châm trang trí đẹp mắt cho đến những
nhành phong lan mạ vàng xinh đẹp. Các món quà lưu niệm độc đáo khác mà bạn có thể tìm
thấy như vải lụa batik, những gói bột trộn sẵn để chế biến các món ăn địa phương, trà và cà
phê địa phương và những loại bánh mứt của phụ nữ Peranakan như món mứt ‘kueh bangket’
và bánh tart nhân dứa.

Xem thêm thông tin ở trang Mua gì

Đâu là nơi tốt nhất để may áo quần?

Hãy thử đến trung tâm mua sắm Tanglin Shopping Center hoặc Far East Shopping Centre. Tại
đó có một số cửa hàng may đo.

Xem thêm thông tin ở trang Mua sắm ở đâu

Tôi nên mua sắm các mặt hàng máy tính và điện tử ở đâu?

Đối với máy tính và các mặt hàng liên quan đến máy tính, người dân địa phương thích đến mua
sắm ở trung tâm Funan. Ở đây bạn sẽ tìm thấy ba tầng lầu chuyên cung cấp các sản phẩm
phần cứng, phần mềm, thiết bị ngoại vi và những mặt hàng công nghệ thông tin, và tầng lầu thứ
tư là nơi trưng bày những thiết bị nghe nhìn tiên tiến nhất. Trung tâm Funan nằm tại giao lộ
North Bridge Road và Coleman Street. Trạm MRT gần nhất là City Hall.

Funan The IT Mall


109 North Bridge Road
Tel: (65) 6337 4235

Một trung tâm khác cũng nổi tiếng về các mặt hàng điện tử Sim Lim Square, nơi có bốn tầng
lầu chuyên cung cấp các loại máy hát âm thanh nổi, máy hát băng để bàn, đầu CD, TV, đầu
Video, máy hát đĩa laser, máy chụp hình, quay phim và nhiều tmặt hàng khác. Để yên tâm, bạn
nên đi lùng và dọ giá trước khi mua bất cứ một món hàng nào.
Sim Lim Square
1 Rochor Canal
Tel: (65) 6332 5839

Cửa hàng bách hoá Mustafa dọc theo đường Serangoon Road cũng là một trung tâm bán hàng
điện tử nổi tiếng.

Mustafa Centre
145 Syed Alwi Road
Tel: (65) 6295 5855

Best Denki cũng được giới thiệu là nơi cung cấp các mặt hàng máy tính và điện tử.

Best Denki
Ngee Ann City
391 Orchard Road #05-01/05
Tel: (65) 6835 2855

Bạn có thể tìm thấy nhiều nơi để mua sắm các mặt hàng này ở trang Mua sắm cái gì trong
trang website của chúng tôi.

Xem thêm thông tin ở trang Mua sắm ở đâu

Tôi có một khoản tài chính eo hẹp. Tôi có thể mua hàng giá rẻ ở đâu?

Hãy đi thẳng đến các cửa hàng giảm giá và rẻ tiền như Tang’s Budget Corner tại Tangs Plaza,
Metro’s Factory Outlet ở nhiều địa điểm khác nhau, Export Fashion, đại lý kho hang Esprit ở
Hiap Huat House, các cửa hang Sasa và Mustafa trong khu Tiểu Ấn. Clarke Quay cũng là nơi
có một số đại lý của các nhà máy,

Những mẹo nhỏ mà đem lại lợi ích không nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có những ngày hè thật vui
bên người thân và bạn bè.
1. Nên và không nên

Không nên Mang theo cuốn danh bạ điện thoại hay sổ ghi địa chỉ chi chít và dày cộm (vì chúng
sẽ làm hành lý thêm nặng). Nên In địa chỉ người thân, bạn bè vào những mảnh giấy có decal
rồi dán lên bưu thiếp - vừa tiết kiệm tiền bạc vừa không mua thiếu quà tặng hay bưu thiếp cho
mọi người khi trở về.

Không nên Để tài sản và những vật dụng quan trọng ở ngăn ngoài, bên hông hay phía trước
vali để dễ trông chừng (đây là những vị trí “thuận lợi” cho kẻ trộm cắp ra tay và bạn không thể
lúc nào cũng ôm khư khư hay tập trung trông hành lý được!).

Nên Cất những tài sản quí, tài liệu quan trọng vào giữa túi và bỏ những vật dụng có vẻ “tế nhị”
(đồ lót chẳng hạn) vào túi để đánh lạc hướng kẻ gian! Không nên Tìm điện thoại trong túi, vali
khi tình cờ có ai đó nhắc bạn rằng bạn đang có điện thoại. Nên Rất có thể “người có lòng tốt”
nhắc bạn chính là một kẻ cắp “giả dạng”. Vì thế, thay vì kiểm tra ngay điện thoại, bạn không làm
gì hết và chỉ bí mật kiểm tra ngay khi có thể.

Không nên Mang nhiều thứ trong hành lý để tránh thiếu thốn, nhất là mỹ phẩm hay các sản
phẩm chăm sóc da, cơ thể. Nên Thay cho túi mỹ phẩm cồng kềnh, bạn hãy mua những bộ kit
sản phẩm nhỏ hoặc mua những sản phẩm đa chức năng vừa đủ sử dụng trong thời gian đi
nghỉ.

Không nên Cất ví ở túi sau. Nên Nơi an toàn để cất ví là túi trước, bên trái vì hầu hết mọi người
(và kẻ móc túi) đều thuận tay phải. Bạn cũng có thể “đánh lừa” kẻ cắp bằng cách bỏ một cái ví
trống không vào túi sau.

Không nên Vội vàng chen lấn để xếp hàng lên máy bay, tàu, xe... khi nghe thông báo (vừa mất
trật tự lại dễ bị móc túi).

Nên Ngồi yên ở ghế chờ mọi người tuần tự sắp hàng. Hãy nhớ rằng bạn đã đặt chỗ rồi, không
ai có thể lấy mất chỗ của bạn và chuyến đi sẽ chỉ bắt đầu sau khi mọi thứ đã được kiểm tra đầy
đủ!

2. Cần mang thêm những gì?

Chanh
Trên đường đi, có thể bạn sẽ phải đợi nhiều ngày mới được tắm rửa hoặc đôi khi việc tắm rửa
không được thoải mái và tiện nghi như ở nhà. Khi đó, hãy chia đôi trái chanh và đặt trên vòi
nước. Hương thơm của chanh còn có tác dụng giải độc và thư giãn rất tốt. Khi bị muỗi hay côn
trùng cắn, bạn hãy thoa nước chanh lên vết cắn, sẽ bớt đau và mau lành.

Túi đựng đồ dùng cá nhân

Mua một chiếc túi nhỏ để cất riêng những vật dụng cá nhân nhỏ hoặc sẽ được sử dụng thường
xuyên.

Ảnh chụp mới nhất của con

Nếu con bạn bị lạc, tấm hình đó sẽ giúp cảnh sát tìm trẻ dễ hơn là bạn chỉ miêu tả bằng lời, đó
là chưa kể đến những khó khăn về ngoại ngữ nếu bạn đi du lịch nước ngoài.

Nước

Những chuyến bay dài ngày có thể làm cơ thể bạn mất nước. Vì thế, hãy mua thêm vài chai
nước dự trữ, vì không phải lúc nào các nhân viên cũng sẵn sàng để phục vụ bạn mọi lúc mọi
nơi. Nên mang theo nước để giải nhiệt khi đến chơi ở các công viên giải trí. Ở đây người ta
cũng có bán nhưng chắc chắn là sẽ không rẻ chút nào! Khi đi chơi biển, nếu bạn không thích
phải liên tục chạy đi mua nước mát để giải khát, hãy mang theo những chai nước đã đông
thành đá vì như thế sẽ giữ nước được lâu hơn.

Khăn lau khử mùi, kem chống nắng

Hãy đem theo loại khăn lạnh dùng một lần có tác dụng khử mùi để giữ cơ thể luôn sạch, không
“bốc mùi” và luôn có cảm giác tươi mát. Kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ da khi bạn đi du lịch
đến các vùng nắng nóng.

Radio, máy nghe nhạc cá nhân, sách báo

Những “phụ kiện” này sẽ giúp bạn thư giãn trong quá trình di chuyển và suốt kỳ nghỉ. Giá bán
một chiếc radio, máy nghe nhạc cá nhân (như MP3, MP4) ngày nay không quá mắc. Với chiếc
radio cá nhân, bạn có thể nghe bất cứ đài nào, giờ nào bạn thích mà không làm phiền người
bên cạnh.
3. Cẩn thận với chứng tắc nghẽn mạch máu

Một nghiên cứu mới đây của Pháp chỉ ra rằng những người đi xe hơi, máy bay hoặc tàu lửa lâu
hơn năm giờ sẽ gia tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu lên bốn lần. Mối nguy hiểm này đặc
biệt gia tăng khi đi máy bay do tình trạng không vận động và mất nước.

Để tránh, bạn cần lưu ý:

* Suốt chuyến bay, cứ mỗi 30 phút hãy co duỗi cẳng chân, bàn chân cũng như các ngón chân.

* Đi bộ loanh quanh trong máy bay bất cứ khi nào có thể.

* Khi máy bay dừng ở các trạm tiếp nhiên liệu, hãy tranh thủ đi dạo.

* Ăn nhẹ, uống nhiều nước và hạn chế thức uống có cồn vì chúng có thể làm bạn mất nước.

* Mua một chiếc gối ngủ ở sân bay. Chiếc gối này rất nhẹ và giúp ích cho đầu và cổ bạn trong
khi ngủ. Không uống thuốc ngủ.

* Tháo giày để chân được thoáng và thư giãn; mua một đôi vớ đặc biệt, có độn dày để mang
trong suốt chuyến bay.

* Mang những loại quần áo dễ thay, rộng rãi.

* Đối với phái nữ, rửa mặt và tẩy trang để da được “thở”, giữ ẩm cho da.

Vài lưu ý khác

Tự email cho mình Hãy tự gửi email cho mình với tất cả những tài liệu, thông tin quan trọng
như số chuyến bay, số thẻ tín dụng, passport, bằng lái chẳng hạn để lỡ có mất chúng, bạn chỉ
cần một cú nhắp chuột để vào email của mình là đủ!

Đánh dấu vali Để tránh nhầm lẫn hay thất lạc hành lý của mình, bạn nên đánh dấu vali của
mình với những miếng dán màu hoặc bất kỳ dấu hiệu nào dễ thấy nhất đối với bạn. Nếu cả nhà
cùng đi du lịch, hãy mua vali đồng màu cho các thành viên

You might also like