You are on page 1of 21

NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


Đặng Ngọc Dinh
Trần Chí Đức
Viện Những vấn đề phát triển (VIDS)
I. Tổng quát về Hội nhập quốc tế1
I-1. Hội nhập quốc tế: trở thành một Bộ phận của Cuộc chơi
Chính sách đối ngoại, hoặc mối quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, cũng như về
khoa học và công nghệ (KH&CN) của một quốc gia đối với các nước khác và cộng đồng
quốc tế có thể được thực hiện theo một trong các quan điểm sau: xung đột; độc lập (tách
biệt); hoặc hội nhập. Trong đó, hội nhập, còn gọi là hội nhập quốc tế (HNQT-
International Integration) bao gồm cả các hoạt động hợp tác (co-operation) và điều phối
(co-ordination). Có thể nhận xét là: trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập quốc
tế là hợp tác quốc tế với mức độ sâu và rộng hơn, với các quy định mang tính chất cam
kết nhiều hơn, cùng tạo ra những kết quả mà từng quốc gia riêng biệt không thể đạt được.
Có thể diễn tả một cách đơn giản, hợp tác quốc tế là hành động thúc đẩy mối quan
hệ giữa hai hoặc nhiều quốc gia, còn hội nhập quốc tế là hành động nhằm trở thành “một
Bộ phận của Cuộc chơi” (a Part of the Game), với những quy định đã được thoả thuận
chung.
Hội nhập quốc tế có thể được thực hiện theo hai mức độ: thụ động hoặc chủ động.
Trong đó hội nhập thụ động là tiến hành các hoạt động hướng đến việc loại bỏ các rào
cản, các cách biệt để thực hiện các quy định chung, các chuẩn mực chung được xây dựng
bởi các tổ chức đại diện cộng đồng quốc tế. Còn hội nhập được coi là chủ động, một khi
các hoạt động luôn tích cực hướng đến việc cùng các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế,
xây dựng các chính sách chung, các quy định chung.
Hội nhập quốc tế là hiện tượng xã hội đa phương, đa lĩnh vực, bao gồm nhiều
quốc gia và một quốc gia đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế.
Nhằm nắm vững thực trạng và đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách
quốc gia, các hoạt động hội nhập quốc tế cần được đánh giá bởi hệ thống các chỉ tiêu
(Indicators) về hội nhập quốc tế.
I-2. Tái hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của các nền kinh tế chuyển đổi2
Đối với một số nền kinh tế chuyển đổi như một số nước XHCN cũ ở Đông Âu và
châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào, v..v), hội nhập quốc tế còn mang tính chất là quá
trình “tái hội nhập” vào nền kinh tế toàn cầu.

1
Philippe de Lombaerde, UNU-CRIS, 2003
2
OECD, Jobs Study, Facts, Analysis Strategies, 1994

1
Việt Nam đặt mục tiêu năm 2006 trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự tái hội nhập của Việt Nam vào
cộng đồng toàn cầu.
Do một số hoàn cảnh đặc biệt, đã từ lâu Việt Nam là một nước đang phát triển rất
đặc thù, không những thua kém trình độ thế giới về kinh tế, KH&CN, mà còn khác hẳn
(không hoà nhập) với những tiêu chuẩn chung của thế giới. Trong bối cảnh đó, quá trình
hội nhập quốc tế của Việt Nam có thể coi là sự trở lại với những chuẩn mực chung của
thế giới3.
I-3. Hội nhập quốc tế thúc đẩy tham gia Chuỗi Giá trị Toàn cầu (Global
Value Chain-GVC)4
GVC được định nghĩa là một Dây chuyền (Chuỗi) sản xuất-kinh doanh theo
phương thức toàn cầu hoá, trong đó nhiều nước, mà chủ yếu là doanh nghiệp, tham gia
vào các công đoạn khác nhau, từ thiết kế; chế tạo; tiếp thị; đến phân phối; hỗ trợ người
tiêu dùng.
GVC cho phép các công đoạn của Chuỗi đặt tại những địa điểm (quốc gia) có khả
năng đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Vai trò then chốt của GVC thường là các Tập đoàn đa quốc gia (MNC) do tính
chất hoạt động xuyên biên giới và khả năng thu hút hợp tác, thương mại và đầu tư quốc tế
của những Tập đoàn dạng này.
Do giá nhân công trí tuệ cũng như các dịch vụ hỗ trợ tại các nước phát triển đều
rất đắt, nên xuất hiện xu hướng các MNC ngày càng sử dụng nguồn lực bên ngoài chính
quốc (outsourcing). Trong bối cảnh đó, nếu có một môi trường đầu tư hấp dẫn và một
nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng tốt, thì khả năng tiếp thu và phát triển công nghệ
cao phục vụ công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế của một nước đang phát triển là hoàn
toàn hiện thực. Nghĩa là nhiều doanh nghiệp tại nước đang phát triển có khả năng tham
gia vào GVC theo hình thức "xuất khẩu tại chỗ".
Đến nay, nhiều công trình nghiên cứu kinh tế đã đi đến kết luận là: Lợi ích khi trở
thành một bộ phận của GVC đem lại có thể gấp 10-20 lần nếu chỉ do quá trình Tự do hoá
thương mại đem lại. Đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển, trở thành bộ
phận của GVC là một yếu tố rất quan trọng để tiếp nhận công nghệ cao;
Trong bối cảnh đó, để quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là chủ động và hiệu quả
cao, các nước đang phát triển có các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp trở thành bộ
phận của GVC. Khi đó có thể xây dựng được các chiến lược doanh nghiệp nhằm khai
thác lợi thế cạnh tranh quốc tế trên nền tảng sử dụng những điều kiện thuận lợi của địa
phương, giảm chi phí vận tải, liên lạc, đồng thời tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học và
triển khai, phát triển công nghệ (R&D), khai thác xu thế tự do hoá thương mại, đầu tư và
các dòng lưu chuyển vốn.
I-4. Hội nhập quốc tế góp phần hạn chế nạn tham nhũng quốc gia5

3
Đặng Mông Lân, Hội nhập KH&CN: Chúng ta cần làm gì? http://tiasang.com.vn; 17/05/2006
4
www.globalvaluechains.org
5
Sandholtz and Koetzle 2000; Treisman 2000

2
Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát thực tiễn chứng tỏ rằng: mức độ HNQT
của quốc gia càng lớn thì mức độ tham nhũng tại quốc gia đó càng giảm, vì một khi hội
nhập sâu vào xã hội quốc tế thì quốc gia đó sẽ chịu nhiều áp lực chống tham nhũng cả về
kinh tế và về các chuẩn mực.
Ngoài ra, mối liên kết càng chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực như thương mại quốc
tế, liên lạc và vận chuyển xuyên biên giới, v..v, cũng sẽ làm giảm tham nhũng. Một khảo
sát được tiến hành đối với quãng 150 quốc gia đã khẳng định về những nhận xét trên đây.
Tổng Thư ký LHQ Kofi Annan cho rằng: tham nhũng là một mối đe doạ đáng sợ,
tham nhũng "hạ thấp nền dân chủ, phá hoại chế độ pháp quyền, bóp méo thị trường, hạn
chế tăng trưởng kinh tế và làm cho nhiều người bị mất đi quyền được chia sẻ các nguồn
lực kinh tế hay viện trợ cứu sinh"6.
II. Hội nhập quốc tế về KH&CN
II-1. Quá trình toàn cầu hoá thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN7
Tiến trình hội nhập quốc tế về nghiên cứu khoa học đã xảy ra từ lâu, trước cả sự
sự hội nhập về kinh tế của các nước trên thế giới, bắt dầu từ những hoạt động hợp tác
giản đơn như các nhà khoa học thông báo cho nhau những kết quả nghiên cứu, công bố
kết quả nghiên cứu trên những tạp chí chung, tới việc hình thành những tổ chức, những
chương trình nghiên cứu có tính toàn cầu như hiện nay.
Quá trình toàn cầu hoá về kinh tế đã làm sâu sắc và mở rộng sự hội nhập KH&CN
trên toàn cầu. Ngày nay, nghiên cứu khoa học đã trở thành một hoạt động mang tính chất
quốc tế. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tạp chí khoa học mang tính quốc tế, đăng tải
các bài báo, kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới. Những hội
thảo khoa học quốc tế, những tổ chức nghiên cứu khoa học với các nhà khoa học thuộc
mọi quốc tịch đến làm việc và những thông báo tuyển dụng các nhà khoa học từ mọi
miền trên thế giới đến làm việc, v..v, đã trở thành những sự kiện thông thường hiện nay.
Có thể nhận định khái quát là: Hội nhập quốc tế về KH&CN là sự phát triển sâu
rộng hơn các mối quan hệ quốc tế trong tiến hành hoạt động KH&CN, trong đó mỗi quốc
gia tự gắn bó với cộng đồng KH&CN quốc tế như là một bộ phận không thể tách rời,
cùng hợp tác, phân công và phối hợp hành động trong quá trình nghiên cứu và phát triển
KH&CN, nhằm mục đích chung là làm phong phú và sâu sắc kho kiến thức của nhân
loại, đồng thời những quyền lợi quốc gia về phát triển KH&CN, kinh tế-xã hội cũng được
giải quyết một cách hiệu quả hơn nhiều so với những cố gắng của từng quốc gia riêng lẻ.
Những thành tựu KH&CN hiện đại lại thúc đẩy quá trình hội nhập ngày càng sâu
và rộng hơn. Internet đang sản sinh một khối lượng tri thức khổng lồ toàn cầu (thông tin
liên lạc, hợp tác và chia sẻ dữ liệu xuyên biên giới). Năng lực đổi mới của quốc gia, mà
nòng cốt là hệ thống công nghệ và các thể chế đi kèm, đang quyết định năng lực cạnh
tranh của quốc gia trong bối cảnh gia tăng của kinh tế tri thức. Ngày nay rất nhiều thành
tựu KH&CN với mức độ chưa từng thấy trước đây là do kết quả của hội nhập quốc tế.

6
www.undp.org, 20/5/2006
7
www.bridges.ostina.org

3
II-2. Quan điểm và tác động của HNQT về KH&CN
1. Nguyên lý “cả hai cùng thắng (win- win)”
Hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN cũng giống như các hoạt động hợp tác,
hội nhập quốc tế về kinh tế, luôn chưa đựng trong nó những yếu tố mâu thuẫn về quyền
lợi quốc gia, mâu thuẫn và thống nhất giữa các nhóm lợi ích khác nhau và thường thể
hiện tính chất đa chiều trong hội nhập. Một quốc gia có thể chọn lựa chiến lược hội nhập
để có lợi nhất, tận dụng được những cơ hội cho phát triển, đồng thời giảm thiểu được
những khó khăn.
Như vậy, trong chiến lược hội nhập, tư duy theo cách tiếp cận “win-win” là giải
pháp thích hợp.
2. Tác động của HNQT về KH&CN tới phát triển kinh tế-xã hội8
Quá trình HNQT về KH&CN đã đem lại những kết quả rõ rệt không những trong
lĩnh vực KH&CN, mà còn có tác động mạnh để phát triển kinh tế của quốc gia. Trong đó
một tác động quan trọng bậc nhất là góp phần đưa nền kinh tế, mà chủ yếu là các doanh
nghiệp nội địa, hội nhập vào Chuỗi Giá trị Toàn cầu (GVC). Có thể nêu lên dưới đây một
số tác động của HNQT về KH&CN, đó là:
- Góp phần đánh giá những thời cơ và thách thức của hệ thống KH&CN quốc gia
trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu nhằm đáp ứng những mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội quốc gia;
- Tạo lập những cơ hội cho cộng đồng khoa học trong môi trường quốc tế nhằm
thúc đẩy việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN quốc gia;
- Nhận dạng và phát hiện những “ngách” cạnh tranh ở mức độ quốc tế để hội nhập
đội ngũ KH&CN cũng như những kết quả nghiên cứu vào môi trường KH&CN toàn cầu ;
- Củng cố và phát triển mạng lưới nhân lực KH&CN, dòng thông tin tri thức để hội
nhập vào thực tiễn quốc tế;
- Thúc đẩy nền KH&CN đất nước và đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh
tế;
- Đáp ứng được nhịp độ cạnh tranh quốc tế khốc liệt và hiện thực được quá trình
phát triển rút ngắn của KH&CN và kinh tế, góp phần đưa các doanh nghiệp trong nước
trở thành bộ phận của Chuỗi Giá trị Toàn cầu.
II-3. Các cam kết trong HTQT về KH&CN
Sự hội nhập quốc tế về KH&CN được thể hiện trên những cam kết sau đây:
- Sự công nhận những chuẩn mực (norm) chung trong tiến trình hoạt động
KH&CN, trong dánh giá kết quả hoạt động KH&CN. Chẳng hạn, cần có những quan
niệm thống nhất về tính chất khách quan, khoa học, yêu cầu thực chứng của những kết
quả nghiên cứu, v.v..

8
Chile, www.concyt.cl/dri

4
- Sự công nhận những định nghĩa chung trong thống kê, đo lường, đánh giá hoạt
động KH&CN của các quốc gia. Tuân thủ những khuyến nghị đã được nhiều nước hưởng
ứng về nội dung các thuật ngữ trong thống kê R&D, thống kê KH&CN của UNESCO,
OECD, ASEAN, v.v... Đến nay đã xuất hiện nhiều cơ sở dữ liệu, thống kê, về hoạt động
KH&CN của các nước với những định nghĩa, chuẩn mực để có thể làm tài liệu so sánh,
đánh giá trình độ phát triển KH&CN của các quốc gia.
- Về hành động, đó là những tham gia tích cực của quốc gia trong hệ thống
KH&CN quốc tế: cộng tác trong nghiên cứu, chịu sự phân công và chia sẻ trách nhiệm
trong các hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN quốc tế, đóng góp nhân tài, vật
lực trong những hoạt động chung.
II-4. Những chỉ tiêu hội nhập quốc tế về KH&CN9
Hội nhập quốc tế về KH&CN đang diễn ra trên thế giới có thể ở nhiều mức độ,
theo các hình thức từ thấp đến cao, có thể tạm thời phân loại như sau:
1. Hội nhập theo chỉ tiêu hợp tác về nghiên cứu khoa học
- Tham dự các hội thảo và hội nghị khoa học ở nước ngoài, các hội nghị khoa học
quốc tế;
- Có bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học nước ngoài và các tạp chí khoa học
có uy tín quốc tế;
- Tham dự các khoá đào tạo và bồi dưỡng về KH&CN của nước ngoài và các tổ
chức quốc tế;
- Tham dự vào mạng lưới trao đổi cộng tác viên khoa học hoặc giảng viên đại học
quốc tế (có cộng tác viên, giảng viên tại các viện nghiên cứu, các trường đại học nước
ngoài hoặc có các viện nghiên cứu, trường đại học với sự tham gia nghiên cứu, giảng dạy
của các nhà khoa học ngoài nước);
- Thúc đẩy và thiết lập những mối liên kết giữa các nhà nghiên cứu trong nước với
đồng nghiệp nước ngoài. Hỗ trợ trong việc thực hiện các Chương trình KH&CN quốc
gia.
2. Hội nhập theo chỉ tiêu cam kết các chuẩn mực chung về KH&CN
- Công nhận những chuẩn mực quốc tế về nghiên cứu, về các hình thức của báo cáo
khoa học, chẳng hạn: qui cách ghi trích dẫn, qui cách và các tiêu chuẩn đạo đức trong
hoạt động nghiên cứu (tính trung thực, tôn trọng bản quyền tác giả, …). Công nhận
những định nghĩa các thuật ngữ, quy định và chuẩn mực trong thống kê và quản lý
KH&CN của quốc tế và tìm cách thích nghi chúng trong mỗi nước. Thường xuyên sử
dụng các chuyên gia quốc tế trong các hoạt động đánh giá và quản lý KH&CN trong
nước (cố vấn trong xây dựng các chương trình nghiên cứu, đánh giá các thành tựu
KH&CN và các tổ chức R&D trong nước).
- Tuân thủ những công ước quốc tế về bản quyền tác giả, luật sáng chế phát minh
và sở hữu công nghiệp.

9
Centre for Policy Research on S&T, Fraser University, Canada

5
- Tham gia hoặc chủ trì tổ chức những chương trình nghiên cứu quốc tế phù hợp
với lợi ích quốc gia. Cùng tác giả các công trình khoa học. Trao đổi sinh viên, đội ngũ
nghiên cứu khoa học và tri thức ẩn chứa trong các sản phẩm và dịch vụ (lĩnh vực nhà
nước và tư nhân). Thúc đẩy quá trình thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu khoa học.
- Hình thành những tổ chức KH&CN có yếu tố quốc tế: có sự tham gia của các nhà
khoa học thuộc nhiều quốc tịch khác nhau và không có sự phân biệt về quốc gia hay
chủng tộc. Hiện nay các tổ chức loại này tồn tại ở rất nhiều nước công nghiệp và đã mang
lại rất nhiều thành công. Có cả những tổ chức nghiên cứu của nước này nhưng đặt tại một
nước khác. Những loại tổ chức nghiên cứu như vậy đã hoàn toàn xoá bỏ ranh giới quốc
gia trong hoạt động KH&CN.
- Chỉ tiêu hội nhập cao nhất hiện nay có lẽ là gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu
khoa học và sản xuất, trong đó các quốc gia cùng nhau tạo ra những công nghệ mới và
cùng nhau chia sẻ quyền lợi thu được từ những công nghệ đó (chẳng hạn một số nước
cùng nghiên cứu xây dựng một kiểu lò phản ứng nhiệt hạch mới và dự kiến sẽ thương
mại hoá công nghệ đó trong một vài năm tới, hoặc xây dựng trạm nghiên cứu vũ trụ bên
ngoài trái đất ISS do nhiều nước cùng đóng góp để sử dụng chung).
3. Hội nhập theo chỉ tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế
Một trong những yêu cầu của HNQT về KH&CN là mau chóng nâng cao trình độ
công nghệ của doanh nghiệp và của các ngành sản xuất. Với cách tiếp cận đó, các doanh
nghiệp có vai trò rất quan trọng. Vấn đề trung tâm là tăng cường quá trình đổi mới công
nghệ trong các doanh nghiệp, hiện đại hoá, tự động hoá các quy trình kỹ thuật trong sản
xuất. Kết quả mong đợi cuối cùng là tăng cường năng lực công nghệ trong mỗi doanh
nghiệp, trong mỗi lĩnh vực sản xuất và tạo ra những thay đổi cơ bản trong hệ thống đổi
mới quốc gia, hỗ trợ các doanh nghiệp trở thành bộ phận của GVC.
Những hình thức chủ yếu hội nhập quốc tế về KH&CN hỗ trợ phát triển kinh tế
được biểu hiện như sau:
- Chuyển giao các thiết bị và dây chuyền sản xuất tiến bộ từ nước ngoài (mua máy
móc và thiết bị sản xuất tiên tiến);
- Cử cán bộ và công nhân đi đào tạo những công nghệ sản xuất mới, sử dụng máy
móc và thiết bị tiên tiến;
- Thúc đẩy đầu tư trong R&D (triển khai các loại hình mới của sản phẩm, quy trình
và dịch vụ). Cùng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong R&D;
- Tiếp nhận sở hữu trí tuệ vô hình thông qua việc mua licenses, patents, dịch vụ kỹ
thuật, thuê công nhân tri thức, v.v…;
- Mua tri thức ẩn chứa trong các sản phẩm, thông thường là các sản phẩm công
nghệ cao. Xây dựng lợi thế cạnh tranh trong thương mại công nghệ cao.
- Doanh nghiệp nước sở tại thuê chuyên gia nước ngoài trong quản lý sản xuất và
chuyển giao công nghệ;
- Hợp tác sản xuất với doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước có
từ nguồn vốn FDI, có thể dưới dạng là xí nghiệp vệ tinh hoặc chịu trách nhiệm theo sự

6
phân công quốc tế trong một khâu sản xuất nào đó mà doanh nghiệp trong nước có ưu thế
(trở thành một bộ phận của Chuỗi Giá trị Toàn cầu-GVC);
- Doanh nghiệp trong nước mua licence hoặc patent để sản xuất sản phẩm mang
thương hiệu nước sở tại, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới;
- Doanh nghiệp trong nước cùng hợp tác với đối tác nước ngoài trong nghiên cứu
và thiết kế sản phẩm mới có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
III. Chính sách HNQT về KH&CN của một số nước
III-1. Vai trò của Mỹ trong HNQT về KH&CN10
Có thể nói rằng đối với mọi quốc gia trên thế giới, kể cả những siêu cường kinh
tế, không có sự hợp tác, liên kết quốc tế thì KH&CN không thể phát triển được. Mỹ là
nước có tiềm lực KH&CN vào loại mạnh nhất trên thế giới, có nền công nghệ tiên tiến,
đã chiếm phần lớn giải thưởng Nobel về khoa học. Tuy nhiên, số công trình khoa học của
riêng họ sáng tạo ra cũng vẫn là nhỏ bé so với lượng tri thức khoa học do toàn cầu mang
lại và họ vẫn phải thực thi những chính sách thu hút chất xám trên toàn thế giới để phục
vụ công cuộc phát triển KH&CN của mình.
Chính phủ Mỹ thường xuyên chi một lượng kinh phí lớn cho hợp tác quốc tế về
R&D. Chẳng hạn, đã chi trung bình 300 triệu USD hàng năm ở thập niên 1990 để hỗ trợ
hợp tác KH&CN với Nga, và Mỹ đã thu được những lợi ích khoa học lớn từ chương trình
hợp tác này.
Hàn quốc và Mỹ suốt 40 năm nay đã cam kết xây dựng mối quan hệ hợp tác mạnh
trong KH&CN. Nhờ sự hợp tác này, đồng thời nhờ việc đầu tư mạnh mẽ của Hàn quốc
vào R&D, năng lực R&D của Hàn Quốc hiện nay đã đạt vị trí các nước dẫn đầu thế giới.
III-2. HNQT về KH&CN của Trung Quốc11
1. Quan điểm và Nguyên tắc
- Thúc đẩy các hoạt động đổi mới của Trung Quốc nhằm đáp ứng quá trình toàn
cầu hoá, đồng thời phục vụ việc xây dựng sức mạnh toàn diện của Trung Quốc;
- Tổ chức và tham gia ở mức độ cao, với chất lượng cao, những hoạt động quốc tế
về KH&CN. Tăng cường năng lực đổi mới quốc gia về KH&CN.
2. Những nhiệm vụ chủ yếu
- Tham gia tích cực các chương trình HTQT mở trong nghiên cứu cơ bản và chia sẻ
những kết quả nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực KH&CN trọng điểm;
- Tích cực liên kết trong các chương trình phát triển công nghệ cao; thực hiện
phương thức “cả hai cùng thắng”;
- Tham gia các chương trình quốc tế về khoa học vĩ mô, nhằm nâng cao tiếng nói
của Trung Quốc trong các vấn đề khoa học nóng bỏng quốc tế;

10
Caroline S. Wagner (RAND), 2004
11
Kế hoạch 5 măm (2001-05) của Trung quốc; The Wall Street Journal, 14/3/2006

7
- Tiến hành các hoạt động HTQT dựa trên những nhiệm vụ của các chương trình
phát triển KH&CN quốc gia.
- Tăng cường hạ tầng cơ sở cho HTQT về KH&CN. Đầu tư liên doanh vơi nước
ngoài chia sẻ rủi ro và kết quả nghiên cứu. Tạo lập và đảm bảo môi trường thuận lợi cho
HTQT về KH&CN;
- Thực thi chiến lược ‘đi ra thế giới” (outward going) nhằm thúc đẩy quá trình
“quốc tế hoá KH&CN cho thương mại” và Chương trình Đốm lửa;
- Hướng dẫn các bộ, và địa phương tiếp thu các chuẩn mực trong HTQT.
3. Lợi thế và Khó khăn
- Chi phí thấp và tài năng đang biến Trung Quốc trở thành thanh Nam châm thu hút
R&D toàn cầu. Số lượng các trung tâm R&D do nước ngoài đầu tư ở Trung Quốc trong
giai đoạn 2002-2005 đã tăng 3 lần (từ 200 lên khoảng 750);
- Trung Quốc có lợi thế là một thị trường tiêu dùng lớn, đồng thời là một nguồn
cung ứng khổng lồ về nhân lực được đào tạo mà giá rẻ;
- Chính phủ đã có các kế hoạch tăng nguồn kinh phí cho R&D.
- Tuy nhiên, Trung Quốc đang gặp một số trở ngại, đặc biệt là tình trạng vi phạm
trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Một số Hãng ngoại quốc lo lắng về vấn đề này đã phải
chuyển các cơ sở nghiên cứu-triển khai ra khỏi Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang gặp
một số trở ngại trong quá trình trở thành đối tác có vai trò đổi mới công nghệ hàng đầu
thế giới.
III-3. Malaysia12
Trong Kế hoạch phát triển (lần thứ 9) đến năm 2020 của Malaysia trình Quốc hội
(2/6/06) đã xác định ưu tiên chiến lược số 1 của quốc gia hiện nay là: “Đưa nền kinh tế
Malaysia hội nhập vào Chuỗi Giá trị Toàn cầu” (Moving the Malaysian economy up the
Global Value Chain).
IV. Việt Nam-Những Chỉ tiêu đánh giá HNQT về KH&CN
IV-1. Quan điểm chung
1. Hội nhập KH&CN để gia tăng khả năng cạnh tranh “Đuổi kịp”
Nhiều nghiên cứu gần đây về năng lực cạnh tranh13 đã thấy rằng: để hội nhập
hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu hoá và “đuổi kịp” các quốc gia tiên tiến trong khu vực,
Việt Nam cần phải chuyển từ việc cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và khai thác tài
nguyên thiên nhiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh trong các hàng hoá và dịch vụ dựa
trên tri thức và có giá trị gia tăng cao hơn. Ở đây cần nói thêm về khái niệm “đuổi
kịp”14.

12
www.bernama.com
13
www.undp.org, 20/5/2006,
14
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2003-2004, Đại học kinh tế TP. Hochiminh

8
Đuổi kịp các nước tiên tiến khác với khái niệm “Theo kịp nhịp độ”, vì theo kịp
nhịp độ có nghĩa là luôn đi sau các nước tiên tiến một khoảng cách nhất định. Một quốc
gia muốn đuổi kịp các nước tiên tiến, thì quốc gia đó phải có năng lực để đồng hoá và cải
tiến các công nghệ được tạo ra ở các nước tiên tiến đó. Như vậy có sự khác biệt về khả
năng cạnh tranh của nước tiên tiến và của quốc gia muốn đuổi kịp. Khả năng cạnh tranh
của nước tiên tiến tập trung vào việc tạo ra các thị trường mới nhờ tăng cường đầu tư vào
R&D và tiếp thị. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh đuổi kịp phải dựa trên sự đổi mới
“đằng sau ranh giới công nghệ” (behind the frontier), bao gồm những cải tiến liên tục đối
với quy trình sản xuất và sản phẩm, được hỗ trợ bởi nhiều loại năng lực chuyên môn, kỹ
thuật, và một số R&D chọn lọc. Khả năng cạnh tranh đuổi kịp phụ thuộc nhiều vào tinh
thần doanh nghiệp, hệ thống giáo dục, các thể chế thân thiện với thị trường và khá năng
quản lý đúng đắn nền kinh tế vĩ mô. Khả năng cạnh tranh đuổi kịp là một khái niệm
động, nó không thể xuất hiện, nếu quốc gia đó không tạo ra được các nguồn lực mới, tái
cơ cấu các ngành kinh tế và các lĩnh vực xã hội, hướng đến các sản phẩm có giá trị gia
tăng cao hơn.
Một trong những mục tiêu chủ yếu của hội nhập quốc tế về KH&CN đối với Việt
Nam là góp phần tạo ra năng lực cạnh tranh để nước ta đuổi kịp các nước tiên tiến về
trình độ phát triển kinh tế-xã hội cũng như KH&CN.
2. Hội nhập theo quan điểm “cả hai cùng có lợi”
Trong quá trình HNQT về KH&CN, đến nay Việt Nam mới chỉ có thể tham gia
một cách hạn chế trong các hình thức hợp tác quốc tế truyền thống, như bước đầu công
nhận những chuẩn mực quốc tế về KH&CN, trao đổi cộng tác viên khoa học với nước
ngoài, mà chưa có những hội nhập dưới dạng xây dựng các tổ chức nghiên cứu mang tính
quốc tế hoặc thuê các nhà khoa học nước ngoài để lãnh đạo các tổ chức, các nhóm nghiên
cứu của Việt Nam.
Để quá trình HNQT về KH&CN diễn ra hiệu quả cần khẳng định quan điểm “cả
hai cùng có lợi”. Chẳng hạn, Việt Nam có những ưu thế về điều kiện nhiệt đới, nhưng
thiếu cán bộ nghiên cứu, tri thức cũng như thiếu phương tiện nghiên cứu về nhiệt đới hoá
các sản phẩm. Để phát triển các hướng nghiên cứu nhiệt đới hoá này, Việt Nam cần tận
dụng các phòng nghiên cứu ở nước ngoài, nhưng khi đó lại có mối lo về lộ các bí mật kỹ
thuật liên quan tới vấn đề này. Điều tương tư cũng xẩy ra đối với công nghệ sinh học,
công nghệ gien, y học dân tộc, v..v. Nếu không chấp nhận chia sẻ quyền lợi thì Việt Nam
không thể có những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất
trong nước và Việt Nam cũng chẳng được lợi lộc gì. Như vậy trong chiến lược hội nhập,
cần có tư duy theo cách tiếp cận “cả hai cùng có lợi (win-win)” để có giải pháp thích hợp.
Một số lĩnh vực khác cũng sẽ xuất hiện những vấn đề tương tự. Chẳng hạn, hiện
nay Việt Nam chưa có một viện nghiên cứu hoặc một trường đại học nào đạt chuẩn quốc
tế. Làm thế nào để nâng cao năng lực nghiên cứu nếu không có những nhà khoa học hàng
đầu phụ trách các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên? Con đường ngắn nhất là mời những khoa
học gia quốc tế đến làm việc. Nhưng nếu vẫn sợ bị “Âu hoá”, sợ mất quyền lãnh đạo,
không muốn thay đổi phong cách làm việc chưa tương thích với quốc tế của các viện
nghiên cứu, các đại học hiện tại, sợ “lộ bí mật quốc gia”, thì làm sao có thể sử dụng được
các chuyên gia quốc tế?

9
Nhiều ý kiến cho rằng trong quá trình HNQT của hệ thống đại học Việt Nam, cản
trở lớn nhất vẫn là tư duy chưa hội nhập về hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo,
nhất là về khoa học xã hội và nhân văn. Điều này gây khó khăn cho chiến lược HNQT tối
ưu về khoa học và giáo dục.
Qua những nghiên cứu điều tra đánh giá năng lực công nghệ trong những năm
qua đối với các doanh nghiệp Việt Nam, có thể thấy rằng chỉ có hai hình thức là tương
đối phổ biến, đó là: chuyển giao các thiết bị và dây chuyền sản xuất tiến bộ từ nước
ngoài; và cử cán bộ và công nhân đi đào tạo những công nghệ sản xuất mới, sử dụng máy
móc và thiết bị tiên tiến. Hình thức hội nhập tích cực khác, như doanh nghiệp Việt Nam
thuê chuyên gia nước ngoài trong quản lý sản xuất và chuyển giao công nghệ, chỉ mới
xuất hiện trong các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu với nhãn mác nước
ngoài như dệt may, da giày. Điều này thể hiện trình độ cũng như năng lực công nghệ của
Việt Nam còn rất khiêm tốn15
IV-2. Những chỉ tiêu đánh giá mức độ HNQT về KH&CN của Việt Nam
Trên cơ sở những chỉ tiêu nói chung trong HNQT về KH&CN đã trình bày, để
thuận tiện cho việc điều tra, thống kê và phân tích đánh giá, có thể xây dựng hệ thống chỉ
tiêu HNQT về KH&CN đối với Việt Nam theo các nhóm lớn sau:
(i) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá năng lực hội nhập quốc tế của các nhà khoa học Việt
Nam;
(ii) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá sự hội nhập quốc tế của các tổ chức KH&CN Việt
Nam (các viện nghiên cứu, trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao công nghệ, v.v.).
(iii) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hội nhập quốc tế về KH&CN của các doanh nghiệp,
nhằm đánh giá năng lực và trình độ hội nhập quốc tế về công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam, thể hiện trên năng lực tiếp cận của doanh nghiệp Việt Nam đối với
công nghệ mới, phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ và sản phẩm.
(iv) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá sự hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam về thể
chế, thông qua việc công nhận và thực thi những công ước quốc tế có liên quan tới
KH&CN và những hiệp định KH&CN song phương, đa phương, việc áp dụng những
chuẩn mực quốc tế trong quản lý KH&CN.
(v) Nhóm các chỉ tiêu về kết quả hội nhập quốc tế về KH&CN. Chẳng hạn các kết
quả thu được từ các hoạt động này (số cộng tác viên khoa học được đào tạo ở nước
ngoài, số các công trình công bố có được từ các dự án hợp tác quốc tế, những thành
tựu khoa học lớn, v.v.). Cũng có thể đưa vào nhóm này những chỉ tiêu về mua bán
patent, licence, số lượng và giá trị của các hợp đồng chuyển giao công nghệ của các
doanh nghiệp trong nước với nước ngoài.
Sau đây là những thể hiện chi tiết ý tưởng nêu trên về các nhóm chỉ tiêu.
1. Nhóm các chỉ tiêu năng lực HNQT của các nhà khoa học Việt Nam
Bao gồm các chỉ tiêu sau:

15
NISTPASS- Báo cáo điều tra năng lực công nghệ một số ngành kinh tế chủ yếu, 1996-1998

10
- Khả năng sử dụng thành thạo các ngoại ngữ chính: tiếng Anh, Pháp, Nga, v.v. và
hiểu biết về văn hoá giao lưu quốc tế, nhất là đối với các nước có nền KH&CN;
- Hiểu biết luật pháp quốc tế và biết cách ứng xử phù hợp với thông lệ quốc tế trong
những hội nghị, hội thảo quốc tế;
- Khả năng sử dụng thành thạo những phương tiện thông tin hiên đại như internet,
email, các công cụ tìm kiếm thông tin hiện đại và khai thác tốt các kho thông tin điện tử
hiện đại trên toàn thế giới;
- Mối quan hệ thường xuyên và quen biết (network) thông qua như trao đổi tư vấn,
đánh giá phản biện do các dồng nghiệp quốc tế thực hiện;
- Sự tham gia của nhà khoa học Việt Nam trong các tổ chức KH&CN thế giới, tham
gia và đóng góp báo cáo khoa học với cộng đồng khoa học thế giới thông qua các hội
thảo quốc tế, các hội đồng khoa học mang tính quốc tế v.v.
- Đánh giá tầm quan trọng và tác động của nhà khoa học Việt Nam thông qua
những công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế và chỉ số trích dẫn.
2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá HNQT của các tổ chức KH&CN Việt Nam (gọi
tắt là viện)
Bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Số (hoặc %) thành viên của tổ chức KH&CN (nhất là đối với lãnh đạo viện) có
quan hệ chặt chẽ với cộng đồng khoa học thế giới;
- Mức độ trang bị phương tiện thông tin hiện đại của viện, như: website, internet,
v.v. và tỷ lệ cán bộ sử dụng thường xuyên, thành thạo các phương tiện này trong hoạt
động chuyên môn;
- Mức độ sử dụng tư vấn quốc tế trong đánh giá và xây dựng chương trình nghiên
cứu của viện. Viện có sử dụng các nhà khoa học quốc tế trong chỉ đạo nghiên cứu, hướng
dẫn nghiên cứu sinh?
- Số lượng và tính chất các chương trình, đề tài nghiên cứu tiến hành có sự cộng tác
của nước ngoài (nghiên cứu cơ bản, ứng dụng hoặc triển khai sản xuất, cóầhm chứa công
nghệ cao?);
- Số lượt cán bộ tham gia trao đổi cộng tác viên với nước ngoài hàng năm;
- Số viện nghiên cứu nước ngoài có quan hệ hợp tác thường xuyên;
- Viện có tham gia trong mạng lưới các tổ chức KH&CN quốc tế?; Vai trò của viện
trong các tổ chức này (vai trò “dẫn dắt” hay “ăn theo”?);
- Viện có xây dựng tầm nhìn, chiến lược hợp tác quốc tế và thực thi ra sao?
3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá HNQT về KH&CN của các doanh nghiệp
Bao gồm những chỉ tiêu sau:
- Năng lực của doanh nghiệp tiếp cận với những nguồn thông tin công nghệ quốc tế
(qua internet, qua chuyên gia quốc tế hoặc công ty tư vấn chuyển giao công nghệ, v.v.);

11
- Năng lực của doanh nghiệp trong lựa chọn, tiếp thu công nghệ tiên tiến và chủ trì
các hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài (có chuyên gia và hiểu biết thông tin
công nghệ, đánh giá công nghệ, định giá mua bán và có kỹ năng, kinh nghiệm trong vấn
đề này …);
- Năng lực của doanh nghiệp trong sử dụng các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài
trong quá trình quản lý sản xuất và tư vấn chuyển giao công nghệ;
- Năng lực của doanh nghiệp trong mở rộng mạng lưới liên kết sản xuất với các
công ty nước ngoài hoặc các doanh nghiệp FDI;
- Năng lực của doanh nghiệp trong triển khai công nghệ: có thể tiến hành các hợp
đồng mua bán licence, sử dụng các patent trong tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới;
- Năng lực của doanh nghiệp liên kết với các Tập đoàn đa quốc gia (MNC) trong
việc tiệp nhận công nghệ, đổi mới sản phẩm, nhằm trở thành một bộ phận của GVC, góp
phần xây dựng năng lực cạnh tranh “đuổi kịp”của nền kinh tế Việt Nam.
4. Nhóm các chỉ tiêu đánh gíá HNQT KH&CN của Việt Nam về thể chế và pháp
luật
Bao gồm những chỉ tiêu sau:
- Mức độ đảm bảo quyền tự do sáng tạo trong các chính sách của Nhà nước; có một
môi trường thuận lợi cho hoạt động KH&CN và thiết lập các mối quan hệ quốc tế trong
hoạt động này (xuất nhập cảnh, mời cộng tác viên khoa học nước ngoài, tham gia các tổ
chức quốc tế về KH&CN, v.v.), bao gồm cả các quyền tự do ngôn luận, tự do công bố
các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực KH&CN, KHXH và nhân văn.
- Mức độ tham gia các công ước quốc tế về bản quyền, sở hữu trí tuệ và sở hữu
công nghiệp thể hiện trên các văn bản pháp lý của nhà nước và sự thực thi chúng.
- Sự công nhận và thực thi các chuẩn mực quốc tế về kết quả nghiên cứu khoa học,
sự tôn trọng bản quyền và tính trung thực, khách quan của cộng đồng khoa học trong
nước. Điều này có được pháp chế hoá thành những quy định và các chế tài trong hoạt
động KH&CN?
- Sự công nhận và tuân thủ các công ước về tiêu chuẩn hoá của quốc tế (chẳng hạn
các tiêu chuẩn về đo lường, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, v.v.).
Những tiêu chuẩn và công ước này có được cụ thể hoá thành luật và các văn bản dưới
luật của nhà nước?
- Mức độ đánh giá quốc tế về KH&CN: có thường xuyên?, có được khuyến khích
và thành quy chế?
- Tính chất của tiến trình hội nhập quốc tế của quốc gia về KH&CN: chỉ là xoá bỏ
các rào cản hay chủ động, tích cực trên cơ sở một chiến lược nhằm đem lại lợi ích phát
triển cao nhất về KH&CN của quốc gia, hỗ trợ quá trình xây dựng năng lực cạnh tranh
“đuổi kịp” cho đất nước?
5. Nhóm các chỉ tiêu về kết quả HNQT về KH&CN
Bao gồm những chỉ tiêu sau:

12
- Kết quả về chia sẻ thông tin KH&CN: đội ngũ KH&CN Việt Nam đã có thể tiếp
cận tới hầu hết cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN trên thế giới? Có cập nhật được những
thông tin mới nhất? Mức độ tiếp cận ra sao (on line, qua sách báo, tạp chí, qua các cộng
tác viên nước ngoài, v.v.);
- Kết quả đào tạo công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư các lĩnh vực công nghệ mới, đào
tạo cán bộ khoa học: lưu lượng trao đổi cộng tác viên hàng năm với các trung tâm
KH&CN trên thế giới, số lượng đào tạo đại học, nghiên cứu sinh, đào tạo các ngành công
nghệ cao, v.v..;
- Kết quả thu hút chất xám từ nước ngoài: số các kỹ thuật viên các lĩnh vực công
nghệ mới, các khoa học gia đầu ngành đến làm việc tại Việt Nam, số lượng trí thức Việt
Kiều về nước thường xuyên và đóng góp tích cực cho KH&CN trong nước, v.v..
- Mức độ sử dụng công cụ đánh giá KH&CN từ bên ngoài, do các chuyên gia quốc
tế tiến hành;
- Kết quả về thu hút đầu tư tài chính từ bên ngoài và tăng cường hiệu quả đầu tư
vào hoạt động R&D;
- Kết quả tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị KH&CN cho các tổ chức
KH&CN từ các nguồn hợp tác quốc tế;
- Tốc độ tăng trưởng về số lượng và chất lượng công trình khoa học của Việt Nam
qua thời gian trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới và theo chỉ số trích dẫn;
- Những thành tựu KH&CN nổi bật, những giải thưởng KH&CN quốc gia và quốc
tế của Việt Nam được ghi nhận trong tiến trình hội nhập quốc tế về KH&CN và tác động
của chúng tới phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
- Số lượng patent, licence được mua bán thành công hàng năm thông qua quá trình
tư vấn và hợp tác quốc tế về KH&CN;
- Số các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng chia sẻ, hợp tác công nghệ với nước
ngoài để có thể đóng vai trò quan trọng trong một khâu chủ yếu trong Chuỗi giá trị toàn
cầu (GVC).
Trên đây là một số đề xuất về các chỉ tiêu cơ bản để nhận dạng về hiện trạng và
đánh giá mức độ HNQT về KH&CN của Việt Nam từ khía cạnh R&D cũng như từ khía
cạnh đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của
doanh nghiệp. Những chỉ tiêu đó cho phép ta nhìn nhận một cách toàn diện về hiện trạng,
tính chất của HNQT về KH&CN và có thể thấy được nguyên nhân chủ yếu gây nên
những yếu kém trong HNQT về KH&CN của nước ta.
Dựa vào các chỉ số nêu trên, ta có thể cụ thể hoá hơn nữa các chỉ tiêu thành
những chỉ số định lượng hoặc định tính để tiện sử dụng trong những tình huống riêng.
Trong từng giai đoạn phát triển, tuỳ theo mục tiêu cụ thể của chiến lược HNQT về
KH&CN, ta có thể chọn từ hệ thống đầy đủ trên những chỉ tiêu cơ bản nhất để điều tra và
đánh giá trình độ và kết quả HNQT về KH&CN của nước ta.
Những chỉ tiêu trên đây nếu được đưa vào hệ thống thống kê KH&CN có thể trở
thành công cụ giám sát tiến trình hội nhập KH&CN của Việt Nam, một tiến trình cơ bản

13
tạo ra sự chuyển biến tích cực vị thế của Việt Nam trong hệ thống KH&CN thế giới và
góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. OECD- Frascati Manual 2002- Khuyến nghị tiêu chuẩn thực tiễn cho điều tra nghiên
cứu và phát triển.- Nxb Lao động, Hà Nội – 2004
2. OECD- Oslo Manual - Khuyến nghị các nguyên tắc chỉ đạo trong thu thập và diễn
giải số liệu về đổi mới công nghệ- Nxb Lao động, Hà Nội, 2005; OECD- Jobs Study.
Facts, Analysis Strategies, 1994.
3. www.globalvaluechains.org, Chuỗi Giá trị Toàn cầu (Global Value Chain-GVC),
2004;
4. www.bridges.ostina.org, Toàn cầu hoá KH&CN;
5. Chile, www.concyt.cl/dri , Mục đích Hội nhập quốc tế về KH&CN;
6. Centre for Policy Research on S&T, Fraser University, Canada, CPROST Report #
96-06, Các chỉ số về Hợp tác quốc tế trong KH&CN;
7. Kế hoạch 5 măm (2001-05), Trung Quốc; The Wall Street Journal, 14/3/2006;
8. www.bernama.com, Moving the Malaysian economy up the Global Value Chain),
2006;
9. Vietnam in the Regional and Global TNC Value Chain, Axèle Giroud, DFID
Workshop on Globalisation and Poverty in Vietnam Hanoi, September 2002.
10. Phạm Duy Hiển- Khoa học Việt nam đang ở đâu? Tạp chí Hoạt động Khoa học,
2004.
11. Đặng Mông Lân- Hội nhập khoa học công nghệ: Chúng ta cần làm gì?
<Tiasang.com.vn>; 17/05/2006 12:18:37
12. NISTPASS- Báo cáo điều tra đánh giá năng lực công nghệ của một số ngành kinh
tế chủ yếu- 1996-1998
13. Trần Chí Đức- Phương pháp luận đánh giá các tổ chức nghiên cứu và phát triển và
những gợi suy trong điều kiện của Việt Nam- Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
2003
14. Đặng Ngọc Dinh và CTV, Dự thảo Đề án Đẩy mạnh Hội nhập quốc tế về khoa học
và công nghệ, Bộ KH&CN, 2004.

14
Phụ lục

Hiện trạng KH&CN Việt Nam và vấn đề hội nhập quốc tế về KH&CN
Những ý kiến đánh giá và nhận định sau đây là trích từ bài báo của tác giả Phạm
Duy Hiển đăng trên tạp chí Hoạt động Khoa học16 và bài báo của tác giả Đặng Mộng Lân
đăng tải trên tạp chí Tia Sáng ngày 17-5-2006. Đây là những đánh giá về thành tựu
KH&CN Việt Nam theo cách nhìn của những chuẩn mực quốc tế.
1. Việt Nam có đội ngũ R&D cao hơn nhiều quốc gia trong vùng
Theo sách trắng về KH&CN Việt nam 2003, cả nước hiện có 50 nghìn người làm
R&D, năm 2003 nhà nước đã chi ra 1.380 tỷ đồng thuộc ngân sách trung ương (khoảng
90 triệu USD) để thực hiện 3600 đề tài, và kết quả được công bố trên 7000 bài báo đăng
tải trong nước, tăng 8% so với năm 2002 “... Đúng là số người làm R&D ở nước ta nhiều
hơn các nước trong vùng, gấp 4,7 lần Thái lan và 5,6 lần Malaysia theo Báo cáo Phát
triển Con Người năm 2004 của UNDP. Nhưng cho dù những thành tích về số lượng trên
đây gây ấn tượng đến mức nào, câu hỏi về chất lượng và hiệu quả hoạt động R&D vẫn
còn đó. Trong số 7000 bài báo đăng tải trong nước đó có bao nhiêu bài ngang tầm với sản
phẩm của các đồng nghiệp trên thế giới? Những công trình khoa học đó tác động thế nào
đến phát triển kinh tế - xã hội?
Căn cứ trên cơ sở dữ liệu của Viên Thông tin khoa học quốc tế ISI, số công trình
công bố hàng năm trên các tạp chí quốc tế của Việt nam trong những năm gần đây chỉ
trên dưới 400, trong số này chưa đầy 1/3 dùng nguồn nội lực trong nước, số còn lại là do
hợp tác quốc tế với nguồn lực chính từ các nước tiền tiến. Các tạp chí nói ở đây là ấn
phẩm của các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới, có bề dày uy tín nhiều năm, có hội
đồng biên tập gồm các chuyên gia sừng sỏ nhất trên thế giới, có yêu cầu cao về chất
lượng học thuật được bảo đảm bằng một hệ thống phản biện đồng nghiệp quốc tế nghiêm
ngặt. Có mặt trên các tạp chí quốc tế có uy tín vừa là lẽ sống vừa là sức ép đè nặng lên
những ai giảng dạy đại học hoặc nghiên cứu khoa học ở các nước: Publish or perish
(đăng tải hay là chết)!
2. Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới và khu vực về KH&CN?
Trả lời câu hỏi này không thể dựa trên số lượng đông đảo những người làm R&D
hoặc trên số 7000 công trình khoa học xuất bản trong nước bằng tiếng Việt. Tác giả
Phạm Duy Hiển đã đưa ra đồ thị cho thấy bức tranh của 09 nước Đông Á tiêu biểu trong
gần hai thập kỷ qua căn cứ trên số công trình công bố trên hàng nghìn tạp chí quốc tế
thuộc 21 ngành và gần 200 chuyên ngành KH&CN khác nhau, từ cơ bản đến ứng dụng,
công nghệ; từ khoa học tự nhiên đến xã hội nhân văn và các khảo cứu nghệ thuật. Đó là
cơ sở dữ liệu của ISI tập hợp hơn 20 triệu bài báo được công bố từ năm 1986 đến nay,
mỗi bài lại kèm theo số lần trích dẫn. Từ đồ thị đó, tác giả đã rút ra mấy nhận xét sau đây:
- Số công trình hàng năm tính trên đầu người rất chênh lệch giữa các nước trong
vùng. Chẳng hạn, Singapore và Indonesia cách nhau 600 lần. Hoặc Việt Nam hiện nay

16
Phạm Duy Hiển- Khoa học Việt Nam đang ở đâu? Tạp chí Hoạt động Khoa học, 2004.

15
chỉ mới đạt được trình độ của Thái lan cách đây 20 năm. Nhưng sự chênh lệch đó không
làm phai mờ một thực tế là các tạp chí quốc tế đã được các nước xem như sân chơi không
thể vắng bóng của giới khoa học.
- Số công trình trên đầu người phản ánh trình độ phát triển của các quốc gia. Điều
này có thể giải thích như tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và hoạt động R&D.
Singapore, Đài loan, Hàn Quốc có thu nhập bình quân và số công trình cao nhất.
Philippines, Indonesia và Việt Nam có thu nhập bình quân và số công trình thấp nhất.
Nhưng nếu so Việt Nam với Indonesia và Philippines thì tình hình của ta gần đây có
“sáng sủa” hơn đôi chút. Hiện nay số công trình tính trên đầu người của ta xấp xỉ
Philippines và gấp 2,5 lần Indonesia, trong khi thu nhập bình quân của hai nước này lại
gấp đôi Việt Nam.
- Trên thang lôgarit, số công trình hàng năm tính trên 01 triệu dân của các nước
tăng đều đều theo đường thẳng. Đây là quy luật tăng trưởng theo hàm mũ, giống như
nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội khác, cứ sau một chu kỳ số công trình tăng gấp đôi. Chu kỳ
càng ngắn, tốc độ tăng trưởng càng cao. Hàn Quốc tăng nhanh nhất, chỉ sau 3,3 năm tăng
gấp đôi. Philippines tăng chậm nhất, phải mất 15,8 năm. Chu kỳ của Việt Nam là 5,8
năm, chậm hơn Trung quốc (4,7 năm), Singapore (5 năm) và Đài loan (5,2 năm), nhưng
nhanh hơn Malaysia (7,9 năm), Indônêxia (6,9 năm) và Thái lan (6,7 năm). Việt Nam
tăng nhanh hơn Thái lan, nhưng nếu Việt Nam duy trì tốc độ này, thì phải 100 năm nữa
con cháu ta mới đuổi kịp họ về số công trình khoa học công bố!.
Gần đậy, theo báo cáo "Cạnh tranh toàn cầu" của Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF), so với Thái Lan, các chỉ số xếp hạng về công nghệ của ta ở rất xa phía dưới: công
nghệ: 92(VN) - 43(TL), đổi mới công nghệ: 79-37, chuyển giao công nghệ: 60-4, thông
tin và truyền thông: 86-55, sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp: 20%-31%. Theo
báo cáo của cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) về chỉ số sẵn sàng điện tử của 65 nước năm
2005 thì Việt Nam đứng ở thứ 61 trong khi Indonesia là 60, Trung Quốc 54, Philippin 51,
Thái Lan 44, Malaysia 35, Singapore 11. Tình trạng này khó có thể nói là không có liên
quan đến tình trạng thấp kém của giáo dục - đào tạo và KH&CN của ta hiện nay (Đặng
Mông Lân, 2006).
3. Có thể nói gì về chất lượng học thuật?
Lọt qua được hệ thống phản biện nghiêm ngặt để xuất hiện trên một tạp chí có uy
tín đã là thành công lớn của nhà khoa học. Sau khi được công bố, giá trị học thuật của
công trình sẽ được giới chuyên môn khắp nơi đánh giá, thể hiện qua số lần công trình
được tải xuống (download) từ website của nhà xuất bản và số lần được đồng nghiệp trích
dẫn trong những năm sau đó. Như vậy, số lần trích dẫn tập hợp trong cơ sở dữ liệu của
ISI sẽ giúp ta đánh giá ý nghĩa học thuật của từng công trình. Mặc dù cách làm này còn
thô thiển và thường bị chỉ trích, song nó được chấp nhận hầu như ở tất cả các nước tiền
tiến, vì chưa có cách nào hay hơn.
Dựa trên số lần trích dẫn ta sẽ hiểu các công trình của Việt nam được đồng nghiệp
trên thế giới hưởng ứng đến mức nào. Bảng dưới đây phân loại số công trình năm 2001
theo 21 ngành KH&CN cùng với số lần trích dẫn trung bình tính cho từng ngành. Chọn
năm 2001 để có một thời gian đủ dài cho các công trình được đồng nghiệp nghiên cứu
xem xét.

16
Chưa đầy 30% các công trình của Việt Nam là do người Việt Nam tiến hành tại
các cơ sở nghiên cứu trong nước bằng nguồn nội lực. Hơn 70% còn lại (250 công trình)
là do hợp tác với các nước tiền tiến qua trao đổi khoa học, thực tập của cộng tác viên Việt
Nam, hoặc do các tổ chức quốc tế thực hiện ở nước ta. Các hoạt động R&D do nội lực chỉ
tiếp cận được 16 trên tổng số 21 ngành KHCN. Trừ ngành toán, tất cả các ngành khác
đều có số công trình hợp tác với nước ngoài nhiều hơn. Ngành toán cũng đứng đầu về số
công trình nội lực (30%), kế đến là vật lý (28%), trong đó 20% là vật lý lý thuyết. Như
vậy, hai ngành không cần thiết bị nghiên cứu là toán và vật lý lý thuyết chiếm một nửa
các công trình do nội lực. Trong một nửa còn lại, vật lý thực nghiệm đứng đầu bảng, tiếp
sau là y học lâm sàng và khoa học vật liệu. Đặc biệt, quá ít công trình quốc tế thuộc
những ngành có liên quan đến công nghệ thông tin và công nghệ sinh học là hai hướng
mũi nhọn được chú ý nhiều nhất ở Việt Nam.
Trừ ngành toán, các công trình do nội lực cũng ít được trích dẫn hơn các công
trình do hợp tác quốc tế. Tính trung bình, số lần trích dẫn là 1,6 với các công trình do nội
lực và 6,9 do hợp tác quốc tế (bảng 1). Có 51 công trình được trích dẫn trên 10 lần, trong
đó chỉ có 04 là do nội lực. Có 44 trong số 104 công trình do nội lực không được một ai
quan tâm trích dẫn.
4. Có thể nói gì về hiệu quả kinh tế-xã hội?
Cơ sở dữ liệu ISI không cho phép đánh giá trực tiếp hiệu quả kinh tế-xã hội của
các công trình. Tuy nhiên, nếu so sánh cấu trúc chuyên ngành các công trình quốc tế của
Việt nam với một số nước trong vùng ta có thể nêu ra mấy nhận xét sau đây.
- Số chuyên ngành được nghiên cứu ở Việt nam ít hơn các nước. Ta còn có quá ít
những công trình về khoa học xã hội, kinh tế, thần kinh, tâm lý học, v.v…
- Ta mạnh về toán và vật lý lý thuyết là hai ngành ít tốn kém nhất mà cũng ít tác
động trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhất. Hai ngành này lại cũng chưa trở thành mảnh
đất tốt cho khoa học máy tính và các ngành khoa học tự nhiên khác phát triển, thể hiện
tính “tự phát” trong những nghiên cứu trình độ cao ở nước ta. Những ngành ít cần đầu tư
nhất lại có nhiều công trình quốc tế nhất chứng tỏ đầu tư chưa hiệu quả.
- Trái lại, trong 05 nước ASEAN khác, toán và vật lý lý thuyết thường đứng ở cuối
bảng. Để tiện so sánh, bảng 2 ghi lại 05 chuyên ngành có số công trình quốc tế nhiều nhất
của các nước Đông Á. Dễ dàng nhận thấy rằng “mặt tiền” khoa học ở các nước láng
giềng gắn liền với đời sống, sản xuất và công nghệ hơn ở ta. Trong khối ASEAN, hoạt
động R&D ở Malaysia và Thái lan đã làm cơ sở cho một số công nghệ và khoa học hiện
đại phát triển. Indonesia và Philippines nặng về các ngành phục vụ đời sống. Còn
Singapore đã thể hiện vai trò của vật lý đối với công nghệ điện tử và vật liệu. Đó cũng là
bức tranh ở Hàn Quốc và Đài loan.
Hình 1
Số công trình khoa học công bố hàng năm trên các tạp chí quốc tế tính trên
01 triệu dân của 09 nước Đông Á (1986-2004)

17
Bảng 1
Công trình công bố trên các tạp chí quốc tế của Việt Nam năm 2001 phân theo
ngành và số lần trích dẫn trung bình sau khi công bố cho từng ngành

Ngành KHCN Bằng nội lực Qua hợp tác quốc tế

% trên tổng Số lần % trên tổng số Số lần


số trích dẫn trích dẫn

Toán học 30 1.7 7.1 1.3

Vật lý 28 2.7 14.9 8.2a)

Y học lâm sàng 5 2.0 15.4 10.7

Khoa học vật liệu 5 3.0 5.0 3.5

18
Hoá học 4 0.8 9.1 6.4

Công nghệ 4 0.3 2.1 0.5

Thực & động vật 4 2.2 7.5 2.4

Khoa học nông nghiệp 3 1.3 7.1 2.6

Sinh thái/môi truờng 3 5.3 6.2 9.7b)

Khoa học trái đất 3 0.0 5.0 5.1

Sinh học & sinh hoá 2 1.5 0.8 1.5

Khoa học máy tính 2 0.0 0.4 0.0

Vi sinh 2 1.0 6.6 8.1

Khoa học xã hội 2 1.0 2.9 4.6

Kinh tế học 1 0.0 2.5 9.2

Miễn dịch học 1 1.0 0.4 0.0

Sinh học phân tử và di 0 2.9 43c)


truyền

Dược học và dược phẩm 0 3.7 3.1

Thần kinh học 0 0.4 12

Tâm lý học 0 0

Khoa học không gian 0 0

Tổng số công trình 104 250

Số lần trích dẫn trung 1.5 6.9


bình

19
Chú thích bảng 1

a. Trong số này có một công trình về mật độ trạng thái chuẩn hạt trong hợp kim MgB2
thực hiện tại Pháp với sự tham gia của một cộng tác viên từ Viện Vật liệu Việt nam được
trích dẫn 145 lần.
b. Trong số này có một công trình do các tác giả Thuỵ sĩ hợp tác với ba tác giả VN về ô
nhiễm thạch tín trong nước ngầm ở Hà nội được trích dẫn 75 lần.
c. Trong số này có công trình của 40 tác giả người Anh và Đan mạch và một cộng tác
viên Viện Y học nhiệt đới Tp Hồ chí Minh về bản đồ gien của khuẩn Samonella enterica
serovar CT18 được trích dẫn 222 lần.
Bảng 2
Năm chuyên ngành có số công trình quốc tế nhiều nhất
của các nước Đông Á (2000-2004)

Nước Năm chuyên ngành KHCN mạnh nhất của chín nước Đông á

Việt Nam Vật lý chất rắn, Toán, Toán ứng dụng, Y học cộng đồng, môi trường và
nghề nghiệp, Thực vật học.

Thái lan Miễn dịch học, Dược học và dược phẩm, Sinh hoá và sinh học phân tử,
Vật liệu po ly me, Công nghệ hoá chất.

Malaysia Tinh thể học, Công nghệ hoá chất, Công nghệ điện và điện tử, Khoa học
công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học và vi sinh ứng dụng

Inđônêxia Thực vật học, Y học cộng đồng, môi trường và nghề nghiệp, Sinh thái
học, Khoa học môi trường, Y học nhiệt đới.

Philippin Thực vật học, Nông học, Nông nghiệp, Sinh học biển và nước ngọt, Thuỷ
sản.

Singapo Vật lý ứng dụng, Công nghệ điện và điện tử, Khoa học vật liệu, Vật lý
chất rắn, Hoá lý.

Trung Khoa học vật liệu, Hoá lý, Vật lý đa ngành, Toán, Toán ứng dụng.
quốc

Hàn Vật lý ứng dụng, Khoa học vật liệu, Sinh hoá & sinh học phân tử, Vật lý
Quốc đa ngành, Công nghệ điện & điện tử.

20
Đài loan Khoa học vật liệu, Công nghệ điện & điện tử, Vật lý ứng dụng, Vật lý
chất rắn, Hoá lý.

Tóm lại, qua những phát hiện của các tác giả trên và qua những nhận định trong
khá nhiều bài báo trên các tạp chí và hội thảo KH&CN trong nước, có thể rút ra một số
kết luận dưới đây về KH&CN Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
- Khoa học công nghệ Việt Nam hiện trong tình trạng yếu kém so với các nước trên
thế giới và nhiều nước trong khu vực, ngay cả với các nước trong khối ASEAN như Thái
Lan, Malaysia, Singapore. Sự yếu kém này thể hiện rõ nhất trên các chỉ số về hội nhập
như số công trình công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế, chỉ số trích dẫn; những chỉ
số xếp hạng về công nghệ như trình độ công nghệ, chuyển giao công nghệ, sử dụng các
phương tiện truyền thông, sử dụng công nghệ cao trong sản xuất đều ở thứ hạng thấp so
với các nước trong khu vực.
- Những thành tựu có ý nghĩa quan trọng về khoa học, được công bố trên các tạp
chí quốc tế, phần lớn (chiếm tới trên 2/3) là có nguồn từ hợp tác quốc tế, mà không phải
là do nội lực.
- Ngay cả trong những lĩnh vực gọi là ưu tiên của Việt Nam thì số công trình khoa
học cũng không nhiều và giá trị khoa học cũng không cao (biểu hiện ở mức độ công bố
và chỉ số trích dẫn), điều này chứng tỏ nội lực cho phát triển của Việt Nam rất hạn chế.
Trong bối cảnh đó, rõ ràng hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam là vô cùng
quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để có thể đánh giá một cách khách quan mức độ hội
nhập để có thể hình dung được hiện trạng và đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có những
biện pháp cải thiện tình hình. Nhu cầu xây dựng một bộ chỉ số đánh giá về hội nhập quốc
tế về KH&CN của Việt Nam là cần thiết, nó sẽ giúp ích cho công tác quản lý và đánh giá
hoạt động này một cách khách quan và góp phần hiệu quả vào quá trình phát triển kinh
tế-xã hội của đất nước.

21

You might also like