You are on page 1of 156

School@net Technology Company

Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường

NGÂN HÀNG ĐỀ
THÔNG MINH

Phiên bản dành cho giáo viên

BASIC FULL
EDITION EDITION

iQB Product Suite 2.0


Copyright (C) 2007 by School@net Co., Ltd. All rights resered.
iQB Cat 2.0 User Guide

MỤC LỤC

Về các phát triển mới của phiên bản iQB 2.0.............................................................................7


1. Hỗ trợ đầy đủ nhất các khuôn dạng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm..................................7
2. Tăng cường các tiện ích trong khi nhập và điều chỉnh câu hỏi..........................................7
3. Mở rộng và cải tiến đáng kể lệnh khởi tạo đề kiểm tra theo hướng thuận tiện và đáp ứng
nhu cầu thực tế các nhà trường...............................................................................................8
4. Mở rộng mô hình Mẫu đề kiểm tra: Sơ đồ Test................................................................11
5. Mở rộng mô hình Ngân hàng câu hỏi: khái niệm Câu hỏi chính thức và tạm thời..........12
6. Lệnh điều chỉnh kỹ năng và phạm vi kiến thức câu hỏi trong CSDL..............................13
7. Khái niệm đề kiểm tra chính thức và đề kiểm tra gốc......................................................14
8. Phát triển khái niệm kiểm tra trực tuyến: kiểm tra chính thức và không chính thức.......15
9. Mở rộng lệnh trộn câu hỏi của đề kiểm tra......................................................................15
10. Nhập nội dung câu hỏi: hỗ trợ nhập công thức Toán, Lý và Hóa học............................16
11. In trực tiếp DS câu hỏi có trong CSDL.........................................................................17
12. Mở rộng và cải tiến hoàn toàn lệnh Import và Export dữ liệu.......................................17
13. Cải tiến đáng kể các lệnh in đề kiểm tra ........................................................................18
14. Cho phép mở nhiều đề kiểm tra ....................................................................................20
15. Chấm bài kiểm tra trắc nghiệm trực tiếp .......................................................................20
16. Nhập và điều chỉnh chi tiết đề kiểm tra..........................................................................24
17. Cải tiến lệnh kiểm tra trực tuyến....................................................................................26
18. Lệnh kiểm tra lỗi Logic đề kiểm tra...............................................................................27
19. Các nâng cấp, phát triển khác.........................................................................................27
20. Các đóng gói mới của phiên bản iQB 2.0......................................................................27
1. iQB Leo 2.0..................................................................................................................27
2. iQB Cat 2.0...................................................................................................................27
3. iTester Pro 2.0...............................................................................................................28
4. iTester 2.0.....................................................................................................................28
CHƯƠNG I.
Về bộ phần mềm Ngân hàng đề thông minh - iQB Suite.........................................................29
CHƯƠNG II.
Các khái niệm chính liên quan đến đề kiểm tra và ngân hàng đề kiểm tra..............................33
2.1. Các đối tượng chính liên quan đến đề kiểm tra và ngân hàng câu hỏi..........................33
Bank - CSDL câu hỏi (Ngân hàng câu hỏi)......................................................................33
Test - Đề Kiểm tra ...........................................................................................................33

Page 2
iQB Cat 2.0 User Guide

Question (Item) - Câu hỏi.................................................................................................33


2.2. Ma trận kiến thức..........................................................................................................34
2.3. Câu hỏi..........................................................................................................................35
2.4. Đề kiểm tra ...................................................................................................................36
2.5. Mẫu đề kiểm tra.............................................................................................................36
2.6. Phân loại mẫu đề kiểm tra trong iQB............................................................................38
1. Mẫu đề kiểm tra theo tỉ lệ phạm vi kiến thức...............................................................38
2. Mẫu đề kiểm tra theo sơ đồ Test...................................................................................38
2.7. Phân loại đề kiểm tra trong iQB....................................................................................39
1. Đề GỐC (Origin Test)......................................................................................................39
2. Đề chính thức (Clone Test) ..............................................................................................39
CHƯƠNG III.
Tổng quan về mô hình câu hỏi ................................................................................................40
3.1. Phân loại câu hỏi trong iQB..........................................................................................40
3.3. Mô hình các câu hỏi ngắn trong iQB............................................................................42
3.4. Mô hình câu hỏi dài trong iQB......................................................................................43
3.5. Câu hỏi chính thức và câu hỏi tạm thời.........................................................................44
CHƯƠNG IV.
Cài đặt và đăng ký phần mềm iQB Cat 2.0..............................................................................45
4.1. Bộ phần mềm iQB 2. 0..................................................................................................45
4.2. Bản quyền phần mềm....................................................................................................45
4.3. Bản quyền Cơ sở và Đầy đủ (Basic & Full Edition).....................................................45
1. Bản quyền Cơ sở (Basic Edition).................................................................................45
2. Bản quyền Đầy đủ (Full Edition).................................................................................45
4.4. Cài đặt phần mềm iQB Cat 2.0.....................................................................................45
4.5. Đăng ký bản quyền đầy đủ phần mềm..........................................................................46
CHƯƠNG V.
Làm việc với Ngân hàng Câu hỏi (CSDL câu hỏi)..................................................................48
5.1. Thế nào là một Ngân hàng câu hỏi................................................................................48
5.2. Khởi tạo một CSDL mới...............................................................................................48
5.3. Các lệnh làm việc với Ngân hàng câu hỏi.....................................................................50
5.3.1. Mở một Ngân hàng câu hỏi....................................................................................50
5.3.2. Đóng Ngân hàng câu hỏi........................................................................................52
5.4. Thay đổi thông tin hệ thống CSDL...............................................................................52
CHƯƠNG VI.
Ma trận kiến thức.....................................................................................................................53

Page 3
iQB Cat 2.0 User Guide

6.1. Các đối tượng và khái niệm liên quan đến ma trận kiến thức.......................................53
6.2. Nhập và điều chỉnh mức và phạm vi hệ thống..............................................................56
6.3. Nhập và điều chính phạm vi kiến thức..........................................................................58
6.4. Nhập, điều chỉnh các chủ đề kiến thức..........................................................................59
6.5. Xem thông tin ma trận kiến thức...................................................................................64
6.6. Nhập và điều chỉnh kỹ năng câu hỏi.............................................................................65
1. Khái niệm và phân loại kỹ năng câu hỏi......................................................................65
2. Nhập kỹ năng cơ bản....................................................................................................65
3. Nhập kỹ năng kiểm tra.................................................................................................66
CHƯƠNG VII.
Nhập và điều chỉnh câu hỏi .....................................................................................................67
7.1. Nhập và điều chỉnh câu hỏi chi tiết (bản quyền đầy đủ)...............................................67
7.1.1. Tổng quan về công việc nhập câu hỏi....................................................................67
7.1.2. Nhập, điều chỉnh thông tin hệ thống câu hỏi..........................................................70
7.1.3. Nhập thông tin phân loại kiến thức........................................................................73
7.1.4. Nhập nội dung câu hỏi...........................................................................................74
7.1.5. Nhập đáp án, đáp số câu hỏi...................................................................................80
7.1.6. Nhập lời giải, gợi ý và cách chấm câu hỏi.............................................................80
7.1.7. Nhập các thông số thống kê câu hỏi.......................................................................80
7.2. Nhập và điều chỉnh câu hỏi theo nhóm.........................................................................82
7.3. In danh sách câu hỏi trong CSDL.................................................................................84
CHUƠNG VIII.
Khởi tạo và làm việc với đề kiểm tra.......................................................................................86
8.1. Mô hình đề kiểm tra (TEST) và mẫu đề kiểm tra (Test Template)...............................86
8.2. Khởi tạo mẫu đề kiểm tra (bản quyền đầy đủ) .............................................................86
1. Khởi tạo nhóm mẫu đề kiểm tra...................................................................................86
2. Khởi tạo, điều chỉnh mẫu đề kiểm tra..........................................................................87
8.3. Khởi tạo đề kiểm tra......................................................................................................98
8.4. Mở, đóng đề kiểm tra..................................................................................................106
8.4.1. Mở đề kiểm tra.....................................................................................................106
8.4.2. Đóng và mở đề kiểm tra trong iQB......................................................................107
8.5. Xem, sửa thông tin đề kiểm tra...................................................................................108
8.5.1. Lệnh xem thông tin đề kiểm tra...........................................................................108
8.5.2. Lệnh xem và sửa thông tin đề kiểm tra................................................................108
8.6. Xem đề kiểm tra (Print Preview).................................................................................110
8.7. In thông tin đề kiểm tra ...............................................................................................111

Page 4
iQB Cat 2.0 User Guide

8.8. In đáp án, lời giải của đề kiểm tra...............................................................................112


8.9. Trộn câu hỏi đề kiểm tra..............................................................................................113
8.10. Kiểm tra lỗi Logic đề kiểm tra (bản quyền đầy đủ)..................................................119
CHƯƠNG IX.
Khởi tạo và nhập trực tiếp đề kiểm tra (bản quyền đầy đủ)...................................................121
9.1. Mô hình chung của việc khởi tạo, nhập trực tiếp đề kiểm tra.....................................121
9.2. Khởi tạo trực tiếp đề kiểm tra......................................................................................122
9.3. Điều chỉnh thông tin dữ liệu đề kiểm tra.....................................................................127
CHƯƠNG X.
Kiểm tra trực tuyến.................................................................................................................128
10.1. Phần mềm hỗ trợ kiểm tra trực tuyến các loại đề nào?.............................................128
10.2. Mô hình kiểm tra trực tuyến trong phần mềm iQB 2.0.............................................128
10.3. Qui trình thực hiện kiểm tra trực tuyến (kiểm tra không chính thức).......................129
10.4. Chấm bài trực tiếp theo đề kiểm tra (bản quyền đầy đủ)..........................................135
1. Giới thiệu chức năng..................................................................................................135
2. Mẫu phiếu làm bài kiểm tra trên thực tế....................................................................136
3. Các công việc cần chuẩn bị........................................................................................136
4. Các bước thực hiện lệnh chấm bài kiểm tra trực tiếp.................................................136
CHƯƠNG XI.
Thống kê dữ liệu ....................................................................................................................140
11.1. Thống kê câu hỏi theo chủ đề kiến thức....................................................................140
11.2. Thống kê theo kỹ năng..............................................................................................140
CHƯƠNG XII.
Các lệnh hệ thống khác..........................................................................................................142
12.1. Quản trị người dùng trong CSDL..............................................................................142
12.1.1. Mô hình quản trị người dùng..............................................................................142
12.1.2. Thay đổi mật khẩu.............................................................................................142
12.4. Sao lưu dữ liệu (bản quyền đầy đủ)..........................................................................143
12.5. Các lựa chọn hệ thống...............................................................................................143
Phụ lục 1.
Câu hỏi và trả lời (iQB 2.0)....................................................................................................145
Phụ lục 2.
Bảng so sánh chức năng các phần mềm iQB Leo 2.0, iQB Cat 2.0, iTester Pro 2.0, iTester 2.0
................................................................................................................................................150
Phụ lục 3.
Bảng một số phím tắt trong phần mềm..................................................................................152
Bảng 1. Các phím tắt trong khi soạn thảo nội dung câu hỏi...............................................152

Page 5
iQB Cat 2.0 User Guide

Bảng 2. Các phím tắt trong khi thực hiện kiểm tra trực tuyến...........................................152
Phụ lục 4.
Câu hỏi và trả lời (iQB 1.0)....................................................................................................153

Page 6
iQB Cat 2.0 User Guide

Về các phát triển mới của phiên bản iQB 2.0


Phiên bản iQB 2.0 là một phát triển mang tính đột phá của bộ phần mềm iQB. Sau khi phát
hành bản 1.0, phần mềm iQB đã được đón nhận nhiệt tình của các nhà trường và giáo viên
trên toàn quốc. Phiên bản iQB 2.0 là sự tiếp nối phát triển tự nhiên của phần mềm này sau khi
đã nhận được rất nhiều góp ý từ phía người dùng là các nhà trường và giáo viên.
Sau đây là mô tả ngắn gọn các phát triển mới này của phần mềm iQB 2.0.
1. Hỗ trợ đầy đủ nhất các khuôn dạng câu hỏi tự luận và trắc
nghiệm
Với phiên bản mới 2.0, toàn bộ phần nội dung câu hỏi (tự luận, trắc nghiệm) đã được nâng
cấp để hỗ trợ hoàn toàn cho mọi khuôn dạng dữ liệu nhập. Người dùng có quyền nhập thông
tin dưới mọi dạng Text với font chữ khác nhau, chèn ảnh, công thức toán học và hóa học trực
tiếp ngay trên màn hình nhập dữ liệu câu hỏi.

Các phương án câu hỏi


trắc nghiệm lưu riêng
biệt đã hỗ trợ nhập
công thức toán học,
hóa học, hình ảnh.

Nhập đúng/sai tại đây.

Do vậy với phiên bản mới 2.0, toàn bộ các dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức trong nhà trường
đã được hỗ trợ đầy đủ. Các nhà trường và GV được quyền lựa chọn tùy ý các dạng câu hỏi
theo ý muốn mà không phụ thuộc các đặc thù kỹ thuật của phần mềm.
2. Tăng cường các tiện ích trong khi nhập và điều chỉnh câu hỏi
Lệnh nhập và điều chỉnh trực tiếp câu hỏi trong phiên bản mới 2.0 đã bổ sung thêm 1 tiện ích
nhỏ nhưng rất hữu ích đối với người dùng, đó là chức năng đặt bộ lọc và tìm kiếm câu hỏi.
Với chức năng này, người dùng sẽ có khả năng nhanh chóng tìm ra các câu hỏi cần tìm kiếm
và sửa chữa.
Ngay trên màn hình chính nhập và điều chỉnh câu hỏi chúng ta sẽ nhìn thấy nút lệnh Đặt lọc
và tìm kiếm. Nháy vào nút này phần mềm sẽ làm xuất hiện hộp hội thoại cho phép tìm kiếm
và đặt lọc cho các câu hỏi muốn xem và điều chỉnh. Việc lọc có thể theo phạm vi kiến thức và
kỹ năng câu hỏi.

Page 7
iQB Cat 2.0 User Guide

Đặt lọc và tìm kiếm


câu hỏi tại đây.

Chọn đặt lọc hoặc hủy


lệnh này

Kết quả của tìm kiếm


và lọc ghi tại đây.

Cửa sổ đặt lọc theo phạm vi kiến thức


của CSDL.

3. Mở rộng và cải tiến đáng kể lệnh khởi tạo đề kiểm tra theo
hướng thuận tiện và đáp ứng nhu cầu thực tế các nhà trường.
Khởi tạo đề kiểm tra (Test File) là một trong các chức năng chính và cơ bản nhất của bộ phần
mềm iQB. Để thực hiện lệnh này, mỗi giáo viên cần thực hiện qua 6 bước cơ bản.
Trong mô hình của phiên bản 1.0, các đề kiểm tra chỉ có một cách khởi tạo là theo tỉ lệ kiến
thức của các phạm vi kiến thức lõi. Việc gán tỉ lệ phần trăn các phạm vi kiến thức được gán
tại bước 3/6 với các hạn chế sau đây:
- Chỉ được phép gán tỉ lệ phần trăm theo các chủ đề kiến thức lõi.
- Giá trị tỉ lệ phải là các số tròn chục từ 10, 20, ..., 90, 100 %.
Trong phiên bản mới 2.0 các hạn chế này đã đươc gỡ bỏ hoàn toàn cho phép người dùng có
sự lựa chọn rất phong phú trong việc khởi tạo các đề kiểm tra của mình.

Page 8
iQB Cat 2.0 User Guide

1. Trong phiên bản mới 2.0, các lệnh khởi tạo đề kiểm tra sẽ được mở rộng cho phép người
dùng chọn 1 trong 2 kiểu khởi tạo: theo Tỉ lệ phạm vi kiến thức (cũ) và theo Sơ đồ Test.
Khái niệm Sơ đồ Test đã được đưa vào từ phiên bản trước trong bước khởi tạo 6/6 của đề
kiểm tra. Tuy nhiên người dùng chỉ có một cách chọn cách tạo đề kiểm tra theo tỉ lệ kiến
thức. Việc mở rộng cách tạo đề kiểm tra mới là một cải tiến mang tính đột phá của phần mềm
sẽ đáp ứng hầu như tất cả các yêu cầu khởi tạo đề kiểm tra trên thực tế.

Trong phiên bản mới, đề


kiểm tra có thể tạo bởi 2
kiểu: theo Tỉ lệ phạm vi
kiến thức và theo Sơ đồ
Test.

Về khái niệm Sơ đồ Test sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của bài viết này.
2. Trong mô hình khởi tạo đề kiểm tra theo Tỉ lệ phạm vi kiến thức, các giá trị số tỉ lệ phần
trăm có thể được chọn là số nguyên bất kỳ từ 0 đến 100%.

Các giá trị tỉ lệ phần trăm


được gán số bất kỳ từ 0
đến 100.

Việc mở rộng này sẽ giúp các giáo viên và nhà trường thiết kế các đề kiểm tra với độ chính
xác kiến thức cao hơn và linh hoạt hơn so với phiên bản cũ.
Một mở rộng đáng kể nữa là người dùng được phép gán các chủ đề kiến thức là tiêu đề hoặc
lõi thay cho chỉ cho phép gán kiến thức lõi trong phiên bản trước.
Màn hình dưới đây cho hình ảnh của việc gán tỉ lệ phạm vi kiến thức tiêu đề cho một đề kiểm
tra đang được khởi tạo.

Page 9
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 10
iQB Cat 2.0 User Guide

Như vậy trong phiên bản mới 2.0, các đề kiểm tra có thể được khởi tạo dựa trên việc gán tỉ lệ
Phạm
lên phạm vi kiến thức cho cá các kiến thức lõi và tiêu đề. Mở rộng này sẽ đáp ứng vi kiến
được rất thức tiêu đề
được gán cho đề kiểm tra
nhiều yêu cầu trên thực tế vì không phải bao giờ các đề kiểm tra cũng gắn liền với các phạm
vi kiến thức lõi. đang được khởi tạo.

4. Mở rộng mô hình Mẫu đề kiểm tra: Sơ đồ Test


Như đã trình bày trong phần trên, sơ đồ Test là một khái niệm mới đã được chính thức đưa
vào phần mềm iQB 2.0.
Sơ đồ Test là đóng vao trò là khuôn dạng chi tiết của các câu hỏi của một đề kiểm tra. Để
thiết lập tự động một đề kiểm tra, phần mềm trước tiên phải thiết lập Sơ đồ Test cho đề kiểm
tra này.
Sơ đồ Test bao gồm một Danh sách các thông tin câu hỏi sẽ được khởi tạo trong đề kiểm tra:
kiểu (loại) câu hỏi là trắc nghiệm hay tự luận, phạm vi kiến thức câu hỏi, mức độ khó-dễ,
kiểu lý thuyết hay bài tập.

Các mẫu đề kiểm tra


theo mô hình cũ: tỉ lệ
phần trăm kiến thức
(lõi và tiêu đề)

Các mẫu đề kiểm tra


theo mô hình Sơ đồ
Test.

Trong mô hình phần mềm iQB 1.0, sơ đồ Test chỉ được khởi tạo ở bước cuối cùng của lệnh
tạo Test (bước 6/6). Mặc dù đã cho phép người dùng can thiệp điều chỉnh trực tiếp Sơ đồ Test
trước khi tự động sinh đề kiểm tra, phần mềm đã không cho phép người dùng lưu lại định
dạng sơ đồ Test để dùng lại trong tương lai. Nhược điểm này đã được khắc phục hoàn toàn
trong phiên bản mới 2.0.
Khái niệm Sơ đồ Test được đưa vào phiên bản mới iQB 2.0 tại hai vị trí sau:

Page 11
iQB Cat 2.0 User Guide

1. Việc khởi tạo Test có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp nhập thông tin vào Sơ đồ Test.
Cách thiết lập này gọi là khởi tạo đề kiểm tra theo Sơ đồ Test.
2. Mô hình Mẫu đề kiểm tra đã được mở rộng: có 2 loại mẫu đề kiểm tra: theo Tỉ lệ phạm vi
kiến thức và theo Sơ đồ Test.
Màn hình sau đây mô tả cách nhập thông tin trực tiếp vào Sơ đồ Test (dùng chung trong lệnh
nhập Mẫu đề kiểm tra và lệnh khởi tạo đề kiểm tra).

Thông tin thuộc tính của


dòng hay câu hỏi hiện
thời. Sau khi thay đổi bấm
nút Cập nhật để lưu các
thay đổi vào Sơ đồ Test.

Nút Nhập nhanh sơ đồ


Test cho phép khởi tạo
nhanh sơ đồ Test một cách
rất thuận tiện theo đúng
nhu cầu thực tế của các
nhà trường.
Danh sách thông tin câu hỏi của Sơ đồ
Test. Mỗi dòng bao gồm các thông tin
thuộc tính chính của câu hỏi.

Nhập nhanh thông tin sơ đồ Test.


5. Mở rộng mô hình Ngân
hàng câu hỏi: khái niệm
Câu hỏi chính thức và tạm thời
Một mở rộng nữa cũng rất đáng quan tâm của phiên bản mới là khái niệm DS câu hỏi tạm
thời của CSDL. Bên cạnh danh sách các câu hỏi chính thức (dùng chính thức) trong phần
mềm, CSDL còn cho phép nhập và lưu trữ một DS các câu hỏi tạm thời.

Page 12
iQB Cat 2.0 User Guide

Chuyển nhập từ DS tạm thời


sang chính thức

DS câu hỏi chính thức của DS câu hỏi tạm thời


CSDL ngân hàng câu hỏi. (temporary) trong CSDL.

Ý nghĩa của DS các câu hỏi tạm thời như sau:


- Cho phép nhập thông tin câu hỏi vào CSDL mà chưa rõ hoặc chưa biết gán phạm vi kiến
thức và kỹ năng cho câu hỏi. Như vậy DS câu hỏi tạm thời có ý nghĩa lưu trữ tạm thời các
câu hỏi trong Ngân hàng trước khi chuyển vào DS chính thức để sử dụng. Điều này xảy ra
thường xuyên trên thực tế, cho phép các nhà trường nhập câu hỏi từ các nguồn khác nhau vào
CSDL trước khi kiểm tra và chuyển chúng vào chính thức.
- Cho phép chuyển nhập câu hỏi từ CSDL này sang CSDL một cách mềm dẻo và tự do. Trong
phiên bản mới lệnh Chuyển nhập dữ liệu (Import Database) đã được viết lại hoàn toàn cho
phép chuyển nhập câu hỏi từ một CSDL ngoài bất kỳ vào DS các câu hỏi tạm thời. Chức
năng này cho phép các nhà trường và giáo viên dễ dàng chia sẻ dữ liệu kho câu hỏi của mình
cho mọi người khác.
Như vậy với việc đưa vào khái niệm câu hỏi tạm thời phiên bản mới iQB 2.0 đã mở rộng và
phát triển chức năng chia sẻ ngân hàng câu hỏi ở một mức mới rất thuận tiện cho các nhà
trường và đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin đa dạng trên thực tế.
6. Lệnh điều chỉnh kỹ năng và phạm vi kiến thức câu hỏi trong
CSDL
Lệnh điều chỉnh kỹ năng và phạm vi kiến thức mới được đưa vào phiên bản mới cho phép
người dùng xem và điều chỉnh kỹ năng và kiến thức của câu hỏi đã nhập. Một tính năng quan
trọng khác của lệnh này là chuyển các câu hỏi tạm thời vào DS câu hỏi chính thức sau khi đã
gán kỹ năng và kiến thức cho các câu hỏi này.
Màn hình dưới đây mô tả lệnh cập nhật và điều chỉnh kỹ năng và kiến thức của các câu hỏi đã
nhập trong CSDL bao gồm câu hỏi chính thức và câu hỏi tạm thời.

Page 13
iQB Cat 2.0 User Guide

7. Khái niệm đề kiểm tra chính thức và đề kiểm tra gốc


Để đáp ứng mô hình trên thực tế tại Việt Nam, phiên bản mới của iQB đã bổ sung thêm một
khái niệm mới rất quan trọng của đề kiểm tra, đó là khái niệm đề kiểm tra chính thức và đề
kiểm tra gốc.
Đề kiểm tra gốc (Origin Test) là các đề được khởi tạo trực tiếp từ phần mềm. Trên lý thuyết
đây sẽ là những đề kiểm tra GỐC mà từ đó các nhà trường sẽ xáo trộn câu hỏi để tạo ra các
đề kiểm tra chính thức. Các đề kiểm tra GỐC sẽ được phân biệt bởi mã đề 0000.
Đề kiểm tra chính thức (Clone Test) là đề kiểm tra đã được xáo trộn câu hỏi từ đề GỐC bởi
lệnh Xáo trộn câu hỏi. Các đề kiểm tra này sẽ là chính thức và được dùng cho học sinh làm
bài kiểm tra chính thức. Các đề kiểm tra chính thức sẽ có mã đề là xxxxx khác với 00000.

Lệnh Xem thông tin đề


kiểm tra sẽ cho ta biết đề
đang mở hiện thời là GỐC
hay chính thức.

Page 14
iQB Cat 2.0 User Guide

8. Phát triển khái niệm kiểm tra trực tuyến: kiểm tra chính thức và
không chính thức
Bên cạnh sự phân biệt các đề kiểm tra thành 2 loại GỐC và CHÍNH THỨC, phiên bản mới
iQB 2.0 cũng đã mở rộng việc kiểm tra trực tuyến theo đề trắc nghiệm thành 2 loại: Kiểm tra
chính thức và Kiểm tra không chính thức. Việc mở rộng này sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử
dụng trên thực tế.
Kiểm tra chính thức: với hình thức kiểm tra này phần mềm sẽ tự động xáo trộn câu hỏi
trước khi hiện thông tin cho HS làm bài và kết quả kiểm tra sẽ được ghi vào tệp thông tin kết
quả. Hình thức kiểm tra chính thức được áp dụng cho mô hình kiểm tra chính thức trong
phòng máy tính của nhà trường và có thể tiến hành trên một hệ thống mạng LAN.
Kiểm tra không chính thức: khi kiểm tra trong hình thức này phần mềm sẽ không trộn câu
hỏi và kết quả kiểm tra không được ghi vào các tệp kết quả. Hình thức kiểm tra này dành cho
HS thực hiện việc tự kiểm tra trên máy PC độc lập và tại gia đình.
9. Mở rộng lệnh trộn câu hỏi của đề kiểm tra
Lệnh khởi tạo và trộn câu hỏi kiểm tra có tính năng xáo trộn các câu hỏi trong đề kiểm tra
GỐC để tạo ra nhiều đề chính thức có ý nghĩa tương đương. Lệnh quan trọng này có 2 mở
rộng quan trọng sau:
1. Cho phép nhập trực tiếp các mã đề tương đương được khởi tạo.
2. Lưu trữ toàn bộ các đáp án của các đề kiểm tra được khởi tạo bởi lệnh này.

Hai lựa chọn mới của lệnh trộn


câu hỏi của đề kiểm tra.

Tệp lưu các đáp án của các đề tương Có thể nhập trực tiếp các mã đề
đương được khởi tạo mới được khởi tạo.

Page 15
iQB Cat 2.0 User Guide

10. Nhập nội dung câu hỏi: hỗ trợ nhập công thức Toán, Lý và Hóa
học
Một mở rộng rất quan trọng nữa của phần mềm là khả năng hỗ trợ nhập chỉ số, nhập công
thức Toán học, Vật lý và Hóa học trong khi nhập nội dung câu hỏi. Với các biểu thức Toán và
Vật lý học, người dùng cần cài thêm bộ phần mềm MathType vào máy tính. Khi nhấn nút
phần mềm tự đông bật cửa số nhập biểu thức Toán học của MathType. Đối với các giáo
viên bộ môn Hóa, nguời dùng sẽ cần cài đặt phần mềm (miễn phí) ChemSketch (version 10).
Khi nhấn nút lệnh phần mềm sẽ tự đông bật cửa sổ của phần mềm ChemSketch cho phép
nhập công thức Hóa học hoặc vẽ các liên kết hóa học phức tạp sau đó chèn vào câu hỏi tại vị
trí con trỏ soạn thảo.

Phiên bản mới đã hỗ trợ nhập


công thức Toán, Lý và Hóa
học trực tiếp trong cửa sổ
nhập nội dung câu hỏi.

Thực đơn nhập dữ liệu trong phần mềm iQB 2.0.

Biểu tượng Ý nghĩa


Các lệnh Cut, Copy, Paste quen thuộc cho mỗi trình soạn thảo thông thường.
Được quyền cắt dán thông tin từ các phần mềm soạn thảo hay dùng khác như
WORD (Microsoft Office), WRITE (Open Office).
Các nút lệnh phép nhập các chỉ số trên và dưới.
Nhập chèn công thức toán học thông qua phần mềm MathType.
Nhập chèn công thức hóa học thông qua phần mềm ChemSketch.
Nhập các tệp ảnh từ đĩa (các loại).
Nhập, chèn các tệp dạng RTF.

Page 16
iQB Cat 2.0 User Guide

11. In trực tiếp DS câu hỏi có trong CSDL


Một lệnh mới quan trọng nữa của phiên bản mới phần mềm iQB là chức năng cho phép xem
và in ra tất cả các câu hỏi hiện có trong CSDL ngân hàng câu hỏi. Chức năng quan trọng này
sẽ đáp ứng nhu cầu lớn của các giáo viên muốn xem, kiểm tra và lưu trữ các câu hỏi đã được
nạp vào CSDL.
Màn hình ban đầu của lệnh cho phép đặt lọc cho các câu hỏi muốn in.

Màn hình xem và chuẩn bị in ra các câu hỏi.

12. Mở rộng và cải tiến hoàn toàn lệnh Import và Export dữ liệu
Lệnh Import dữ liệu trong phiên bản mới đã được cải tiến hoàn toàn vừa kế thừa phiên bản
trước đây vừa mở rộng cho phép các nhà trường rất linh hoạt trong việc chia sẻ, tách, ghép
các CSDL ngân hàng câu hỏi.
Khi chuyển nhập câu hỏi từ một CSDL bên ngoài, phần mềm sẽ:
- Nếu CSDL ngoài không cùng mã ngân hàng câu hỏi, toàn bộ dữ liệu câu hỏi sẽ được
chuyển nhập vào DS câu hỏi tạm thời của CSDL đang mở.
- Nếu CSDL ngoài trùng mã với ngân hàng câu hỏi hiện thời thì phần mềm cho phép chọn
thêm lựa chọn chuyển nhập trực tiếp các câu hỏi có phạm vi kiến thức và kỹ năng tương ứng
chuyển thẳng vào DS câu hỏi chính thức.

Page 17
iQB Cat 2.0 User Guide

Nhập thông tin CSDL ngoài


cần chuyển nhập câu hỏi

Đặt bộ lọc cho các câu hỏi


cần chuyển nhập.

Mặc định các câu hỏi được


chuyển vào DS câu hỏi tạm
thời của CSDL đang mở.

Với các tính năng mở rộng như trên, phiên bản mới của phần mềm iQB sẽ cho phép:
- Các giáo viên với các CSDL độc lập sẽ dễ dàng chia sẻ, cho nhau chuyển nhập các câu hỏi
đã nhập. Ví dụ giáo viên A khởi tạo cho mình một CSDL câu hỏi và nhập vào 300 câu. Giáo
viên này có thể cho và chia sẻ với các bạn đồng nghiệp của mình.
- Các nhà trường sẽ dễ dàng thiết lập và quản trị các CSDL ngân hàng câu hỏi môn học cho
trường mình bằng cách chia, tách và gộp các CSDL câu hỏi khác nhau từ nhiều nguồn khác
nhau. Ví dụ một nhà trường có thể giao cho các Giáo viên bộ môn Hóa nhập các ngân hàng
câu hỏi riêng biệt, sau đó sẽ chuyển nhập vào một CSDL ngân hàng chính thức của nhà
trường.
13. Cải tiến đáng kể các lệnh in đề kiểm tra
Lệnh in đề kiểm tra đã được nâng cấp đáng kể theo hướng đa dạng hóa các khuôn dạng khi in
ra.
Một trong những nâng cấp mạnh nhất là khả năng tự động căn chỉnh khuôn dạng các câu hỏi
khi in ra giấy đảm bảo tối ưu tiết kiệm giấy nhất khi in đề kiểm tra.

Lệnh in đề kiểm tra, lựa chọn khuôn


dạng in mặc định là “tự động căn
chỉnh”.
Phần mềm sẽ tự động chọn phương án
in tiết kiệm giấy nhất có thể.

Page 18
iQB Cat 2.0 User Guide

Hình ảnh sau cho ta thấy ở chế độ mặc định phần mềm sẽ tự động chọn cách in tối ưu nhất có
thể được.

In 4 đáp án trên 4 dòng, mỗi


dòng một đáp án.

In 4 đáp án trên 1 dòng duy


nhất.

Tương tự lệnh in đáp án đề kiểm tra cũng được nâng cấp và cải tiến theo hướng đáp ứng các
nhu cầu đa dạng của các nhà trường và giáo viên trên thực tế.

Lệnh in đáp án đề kiểm tra


có 3 lựa chọn dành cho
người dùng:
- In đáp án theo từng câu
hỏi.
- In đáp án và lời giải chi
tiết.
- In đáp án trong một bảng.

Page 19
iQB Cat 2.0 User Guide

14. Cho phép mở nhiều đề kiểm tra


Phiên bản mới của phần mềm cho phép mở nhiều đề kiểm tra đồng thời. Danh sách các đề
đang mở nằm trên thực đơn Đề kiểm tra --> Các đề đang mở của phần mềm. Người dùng
dễ dàng chuyển từ đề này sang đề khác. Đề đang hoạt động hiện thời sẽ hiện trên dòng tiêu đề
hệ thống của phần mềm phía trên cùng của màn hình.

Phần mềm cho phép mở và làm


việc đồng thời với 10 đề kiểm tra.

15. Chấm bài kiểm tra trắc nghiệm trực tiếp


Một lệnh mới rất quan trọng và cần thiết cho các nhà trường và giáo viên đã được bổ sung
trong phần mềm, đó là lệnh Chấm bài kiểm tra trực tiếp.
Ý nghĩa của lệnh này như sau: Lệnh cho phép nhập trực tiếp thông tin làm bài của học sinh
vào máy tính và dựa trên đáp án có sẵn phần mềm sẽ tiến hành chấm điểm tự động cho HS
này.
Lệnh này rất có ý nghĩa trên thực tế, nó giúp các nhà trường thay vì phải chấm tay các bài
làm theo đề kiểm tra trắc nghiệm của học sinh thì có thể tiến hành công việc này trên máy
tính.
Để chấm được bài thi trực tiếp yêu cầu phải
mở đề kiểm tra (đã được nhập trước thành
Test File.

1. Nhập thông tin học sinh

2. Nhập thông tin khuôn dạng bài kiểm tra


làm bằng tay trên giấy
3. Nhập lựa chọn có ghi kết quả chấm vào tệp
hay không.

4. Nhấn nút Bắt đầu chấm để tiến hành

Page 20
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 21
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 22
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 23
iQB Cat 2.0 User Guide

Màn hình chấm bài trực tiếp trên máy tính.


Khuôn dạng bài làm hoàn toàn tương tự
khuôn dạng bài làm trên giấy. Người dùng
được quyền nhập và điều chỉnh trực tiếp trên
màn hình.
Nhấn nút Kết quả để chấm và xem điểm.
Nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang HS tiếp
theo.

16. Nhập và điều chỉnh chi tiết đề kiểm tra


Một trong những phát triển quan trọng nhất của phiên bản mới của iQB là chức năng cho
phép nhập và điều chỉnh trực tiếp một đề kiểm tra. Trên thực tế các nhà trường và giáo
viên sẽ được nhận các đề kiểm tra từ các các cấp lãnh đạo, từ Phòng/Sở giáo dục. Trong các
trường hợp như vậy nếu muốn sử dụng các tính năng mạnh của phần mềm, các đề này cần
được nhập trực tiếp vào máy tính. Chức năng này của phần mềm đáp ứng chính các nhu cầu
này của các nhà trường. Lệnh này có 2 khả năng sử dụng trên thực tế; nhập, khởi tạo một đề
kiểm tra mới hoặc điều chỉnh thông tin câu hỏi của một đề kiểm tra đã có sẵn.

Màn hình nhập khởi tạo một đề


kiểm tra mới. Các thông tin cần
nhập tương tự như màn hình 1/6
của lệnh khởi tạo tự động đề
kiểm tra.

Cho phép nhập một đề GỐC


hoặc một đề Chính thức.

Page 24
iQB Cat 2.0 User Guide

Với mỗi đề kiểm tra sẽ có 2 màn hình nhập thông tin: màn hình nhập các thông tin thuộc tính
và màn hình nhập, sửa chi tiết nội dung các câu hỏi của đề kiểm tra.

Màn hình nhập thông tin thuộc


tính đề kiểm tra bao gồm 3
khung:
1- Thông tin mô tả
2- Thông tin kiểm tra
3- Các lựa chọn khác của đề
kiểm tra.

Nhấn nút này để chuyển sang


màn hình nhập, sửa chi tiết các
câu hỏi.

Màn hình nhập sửa


thông tin các câu hỏi.
Mỗi câu hỏi có 5
khung chính: Phân
loại, Nội dung, các
phương án trả lời, đáp
án và lời giải chi tiết.

Nhấn nút này để quay


lại màn hình nhập
thuộc tính đề kiểm tra.

Nhấn nút này để kết


thúc quá trình nhập và
khởi tạo / cập nhật đề
kiểm tra.
Nút này cho phép bổ xung vào đề hiện thời câu hỏi
từ các đề kiểm tra khác. Chức năng này cho phép
người dùng thực hiện các công việc tách, ghép các
đề kiểm tra theo ý muốn.

Page 25
iQB Cat 2.0 User Guide

17. Cải tiến lệnh kiểm tra trực tuyến


Lệnh kiểm tra trực tuyến (Test Online), ngoài việc mở rộng khái niệm Kiểm tra chính thức và
không chính thức đã được trình bày trong phần trên, còn có một số cải tiến nhỏ sau đây.
Màn hình kiểm tra Online không có gì thay đổi so với phiên bản cũ. HS có thể dùng các phím
điều khiển như PgUp, PgDn để điều khiển chuyển sang các câu hỏi trước, sau. Học sinh cũng
có thể dùng các phím nóng A, B, C, D hoặc 1, 2, 3, 4 để nhập trực tiếp đáp án của mình thay
vì dùng chuột.

Sau khi đã nộp bài, trên màn hình sẽ xuất hiện đáp án cho mỗi câu hỏi

Sau khi đã nộp bài, trên màn


hình sẽ xuất hiện các đáp án
đúng để HS quan sát và so
sánh.

Nhấn nút Kết quả để xem lại


điểm của mình.

Page 26
iQB Cat 2.0 User Guide

18. Lệnh kiểm tra lỗi Logic đề kiểm tra


Kiểm tra lỗi Logic là một lệnh hoàn toàn mới của phần mềm iQB 2.0. Lệnh này có chức năng
phát hiện và tự động sửa các lỗi logic nội tại bên trong một để kiểm tra. Các lỗi logic này có
thể phát sinh trong quá trình khởi tạo tự động hoặc nhập sửa trực tiếp các đề kiểm tra.

Các lỗi Logic nếu có sẽ xuất hiện


trong hộp hội thoại này.

Lệnh kiểm tra lỗi Logic có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho phép người dùng kiểm tra và đảm
bảo có những đề kiểm tra chính xác và không mắc lỗi logic. Nút Sửa lỗi trên hộp hội thoại
cho phép phần mềm tự động điều chỉnh và sửa các lỗi Logic của đề kiểm tra hiện thời.
19. Các nâng cấp, phát triển khác
Ngoài các nâng cấp chính đã nêu trên, các thay đổi nâng cấp sau đây được áp dụng cho phiên
bản iQB 2.0.
- Việc mở và làm việc với đề kiểm tra (Test File) được tiến hành hoàn toàn độc lập với
CSDL. Như vậy phần mềm sẽ cho phép mở, xem, in và kiểm tra trực tuyến đề kiểm tra trong
khi không cần mở bất cứ CSDL ngân hàng câu hỏi nào.
- Bổ sung tệp iQB.ini dùng để lưu một số thông số lựa chọn hệ thống không liên quan đến
CSDL đang mở. Tính năng này làm cho phần mềm trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn so với
phiên bản trước đây.
- Bổ sung thêm một chức năng thống kê câu hỏi tạm thời có trong CSDL.
- Sao lưu dữ liệu: các tệp CSDL Backup sẽ có phần mở rộng mặc định là *.iqk.
20. Các đóng gói mới của phiên bản iQB 2.0
Dự kiến phiên bản mới iQB 2.0 sẽ được đóng gói thành các sản phẩm sau:
1. iQB Leo 2.0
iQB Leo 2.0 là phiên bản đầy đủ tất cả các chức năng mạnh của bộ phần mềm iQB. Phiên bản
này hướng đến đối tượng là các nhà trường Việt Nam từ Tiểu học, THCS, THPT và cả các
trường Đại học, Cao đẳng.
2. iQB Cat 2.0
iQB Cat 2.0 là phiên bản viết riêng dành cho các giáo viên. Phần mềm này được đóng gói và
sản xuất công nghiệp trên CDROM.

Page 27
iQB Cat 2.0 User Guide

3. iTester Pro 2.0


Phiên bản phần mềm dùng để kiểm tra online trực tiếp và chính thức các đề kiểm tra chính
thức. Phần mềm được đóng gói và phát hành trên CDROM.
4. iTester 2.0
Phiên bản phần mềm cho phép kiểm tra trực tuyến không chính thức theo các đề kiểm tra đã
được khởi tạo bởi iQB Leo và iQB Cat. Phần mềm này dự kiến sẽ phát hành miễn phí trên
mạng cho tất cả các nhà trường, giáo viên và học sinh.

Page 28
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG I.
Về bộ phần mềm Ngân hàng đề thông minh - iQB Suite
Phần mềm Ngân hàng đề thông minh (iQB - itelligent Question Bank) là bộ phần mềm định
hướng hỗ trợ quản lý học tập thông qua ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra của công ty Công
nghệ Tin học nhà trường School@net. Đây là bộ phần mềm đầu tiên của công ty định hướng
xây dựng một công cụ tổng quát cho ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra theo các tiêu chuẩn của
thế giới.
Bộ phần mềm này dự kiến bao gồm các sản phẩm sau:
- Các phần mềm iQB với các phiên bản khác nhau. Đây là các sản phẩm chính của bộ phần
mềm Ngân hàng đề thông minh. Các phiên bản khác nhau của phần mềm sẽ phục vụ cho các
đối tượng sử dụng khác nhau với qui mô chức năng và dữ liệu khác nhau.
- Phần mềm iTestMaker là dòng sản phẩm có chức năng khởi tạo các đề kiểm tra từ các Ngân
hàng dữ liệu câu hỏi đã có sẵn.
- Phần mềm iTester. Đây là phần mềm cho phép thực hiện việc kiểm tra trực tuyến theo các
đề kiểm tra trắc nghiệm đã được khởi tạo. Phần mềm này sự kiến sẽ được phát hành miễn
phí.
- Các bộ dữ liệu ngân hàng câu hỏi chuẩn. Các bộ dữ liệu này có thể được đóng gói kèm theo
các phần mềm hoặc có thể được phát hành độc lập với phần mềm.
Các chức năng sau dự kiến sẽ được thiết kế trong bộ phần mềm Ngân hàng đề thông minh
iQB Suite.
Stt Function Name Tên chức năng Mô tả ý nghĩa
1 Item Bank Store Lưu trữ Ngân Chức năng lưu trữ ngân hàng câu hỏi (Item
hàng câu hỏi Bank) trong CSDL dùng làm dữ liệu chính
của phần mềm. Phần lớn các phần mềm của
nhóm iQB đều có chức năng này.
2 Item Bank Editor Nhập thông tin Cho phép nhập, điều chỉnh, xóa từng câu
câu hỏi hỏi trong Ngân hàng đề bài. Trước mắt, đã
thiết kế 2 lệnh nhập liệu chính là: QQI -
Quick Question Input và FQI - Full
Question Input.
3 TEST generation: Khởi tạo nhanh Chức năng khởi tạo nhanh đề kiểm tra
quick TEST (TEST) từ mẫu đề kiểm tra. Không cho
phép chỉnh sửa thông tin trong quá trình tạo
TEST.
4 TEST generation: Khởi tạo và Chức năng đầy đủ của việc khởi tạo một
full functioning chỉnh sửa TEST TEST, cho phép xem, điều chỉnh từng câu
hỏi của TEST.
5 Curriculum Matrix Nhập thông tin Chức năng cho phép nhập, điều chỉnh Ma
Editor (Latent trait) Ma trận kiến trận kiến thức của CSDL ngân hàng đề bài.
thức
6 TEST print & In và xem trước Chức năng cho phép xem preview một
preview TEST TEST trước khi in TEST này ra máy in. Hầu

Page 29
iQB Cat 2.0 User Guide

Stt Function Name Tên chức năng Mô tả ý nghĩa


hết các phần mềm đều sẽ có chức năng này.
7 TEST Online: MC Kiểm tra trực Cho phép học sinh kiểm tra trực tuyến trên
Test tuyến đề trắc máy tính theo đề loại TRẮC NGHIỆM đã
nghiệm được tạo ra từ trước. Ngay sau khi nộp bài,
chương trình sẽ tự động chấm điểm và hiện
kết quả ngay trên màn hình.
8 TEST Online: Kiểm tra trực Đây là một chức năng rất mạnh: cho phép
general Test tuyến TEST bất học sinh thực hiện việc làm theo đề kiểm tra
kỳ ngay trên máy tính theo một đề TEST bất
kỳ. Với các câu hỏi kiểu tự luận hoặc đáp số
tường minh, học sinh sẽ gõ lời giải ngay
trên màn hình. Nội dung bài làm của học
sinh sẽ được lưu lại và giáo viên sẽ "chấm"
bài làm của học sinh cũng ngay trên màn
hình. Có thể in lời giải của học sinh ra giấy
để giáo viên chấm tại nhà.
9 TEST content Lưu nội dung Chức năng này cho phép lưu toàn bộ nội
stored TEST trong dung của các TEST trong CSDL Ngân hàng
CSDL đề bài. Mỗi một TEST được tạo ra sẽ lưu
thành 1 bản ghi trong CSDL. Chức năng
này chỉ dành cho các CSDL ngân hàng đề
lớn phục vụ các ngành và cơ quan lớn.
10 Record Item Nhập thông tin Chức năng này cho phép nhập thông tin
assessment đánh giá câu hỏi đánh giá của từng câu hỏi trong ngân hàng
đề bài. Việc đánh giá thông qua cho điểm.
Thang điểm là 10. Thông tin đánh giá này
chỉ có ý nghĩa tham khảo mà thôi.
11 Record Item Use Tự động thống Chức năng tự động ghi lại và thống kê tần
kê lịch sử dụng suất sử dụng câu hỏi của ngân hàng đề qua
câu hỏi các TEST được khởi tạo. Chức năng này
cũng ghi lại thời gian sử dụng gần đây nhất
của câu hỏi này. Các thông tin này có tác
dụng nhắc nhở và gợi ý cho người thiết tạo
TEST chú ý hơn đến thông tin câu hỏi khi
đưa câu hỏi này vào TEST của mình.
12 Record Item Tự động nhập Chức năng tự động cập nhật thông tin làm
Response: thống kê kết quả bài của học sinh trực tuyến trên máy vào
automatic làm bài của học CSDL. Các thông tin này phục vụ việc phân
sinh tích và đánh giá câu hỏi và TEST theo lý
thuyết IRT trong tương lai.
13 Record Item Nhập kết quả Cho phép nhập bằng tay kết quả làm bài
Response: Manually làm bài học sinh TEST của học sinh. Giống như chức năng
bằng tay trên, các thông tin này phục vụ việc phân
tích và đánh giá câu hỏi và TEST theo lý
thuyết IRT trong tương lai.

Page 30
iQB Cat 2.0 User Guide

Stt Function Name Tên chức năng Mô tả ý nghĩa


14 Store student Kiểm tra và lưu Lưu trữ kết quả, nội dung làm bài kiểm tra
solution online trữ kết quả và lời của học sinh trên máy tính. Các thông tin
giải của học sinh này có thể lưu trữ ngay trong CSDL hoặc
khi làm bài kiếm lưu trữ trên các tệp data ngoài. Chức năng
tra trực tuyến. này cho phép các giáo viên chấm bài
Offline trực tiếp trên máy tính.
15 Marking Online by Chấm bài bằng Chức năng cho phép giáo viên chấm bài
solution tay theo dữ liệu trên máy tính theo kết quả bài làm của học
bài làm lưu trữ sinh đã được ghi lại trước đó.
của học sinh.
16 Full Meaning Item Bổ sung một Chức năng khởi tạo một Ngân hàng Đề bài
Bank Added Ngân hàng câu mới.
hỏi hoàn chỉnh.
17 Add-in Value for Các chức năng Đây là chức năng đặc biệt dành riêng cho
Test bổ sung cho việc một số Ngân hàng đề bài cần thêm các chức
tạo TEST năng bổ sung cho việc tạo TEST. Ví dụ
Ngân hàng đề bài A+ hoặc IQ Test sẽ có
những chức năng này.
18 Dynamic TEST Tạo TEST động Chức năng cho phép tạo ra các TEST động
hoặc sau khi tạo TEST rồi có thể xáo trộn
các câu hỏi theo nhiều cách khác nhau.
19 Item Statistics Thống kê thông Chức năng lập các báo cáo thống kê phân
tin phân loại của loại câu hỏi của Ngân hàng đề.
câu hỏi.
20 TEST Statistics Thống kê thông Chức năng cho phép lưu trữ thông tin lịch
tin khởi tạo sử khởi tạo các TEST và thông tin có liên
TEST quan để dùng trong các báo cáo thống kê
khác của phần mềm.
21 IRT analysis by Phân tích các Chức năng thực hiện các báo cáo thống kê
Item tham số IRT của IRT và đánh giá liên quan đến các câu hỏi
câu hỏi và các TEST.
22 TEST Calibration Phân tích TEST Chức năng phân tích dữ liệu làm bài của
học sinh và đánh giá dữ liệu TEST dựa trên
IRT, từ đó đưa ra các đánh giá về học sinh
và về TEST.
23 Open Connection to Kết nối kết quả Chức năng kết nối với phần mềm quản lý
SVR với dữ liệu của học sinh (ví dụ phần mềm SVR) để có thể
SVR kiểm tra trực tuyến học sinh theo đề kiểm
tra cho trước và tự động kết nối với hệ
thống điểm học sinh.
24 Add-in Template Bổ sung một số Chức năng này cho phép người dùng tạo ra
iQB mẫu ngân hàng các Ngân hàng đề bài theo một số mẫu có
đề bài với Ma sẵn của phần mềm.
trận kiến thức

Page 31
iQB Cat 2.0 User Guide

Stt Function Name Tên chức năng Mô tả ý nghĩa


đầy đủ
25 LogFile Result Ghi kết quả bài Chức năng tự động ghi kết quả điểm của bài
làm học sinh ra làm Test Online của học sinh ra LogFile
file (text file). Các Logfile này sau đó dùng để
tổng hợp kết quả làm bài kiểm tra của học
sinh.
26 TEST question auto Trộn thứ tự các Chức năng tự động từ 1 TEST tạo ra nhiều
permutation (test câu hỏi của đề đề khác sau khi đã hoán vị ngẫu nhiên các
clone) kiểm tra câu hỏi trắc nghiệm.
27 User Permision Hệ thống quản trị Chức năng cho phép tạo và điều khiển hệ
System người dùng thống người dùng bảo đảm tính bảo mật và
an toàn dữ liệu cao.

Page 32
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG II.
Các khái niệm chính liên quan đến đề kiểm tra và ngân
hàng đề kiểm tra
2.1. Các đối tượng chính liên quan đến đề kiểm tra và ngân hàng
câu hỏi
Các đối tượng chính của phần mềm bao gồm Cơ sở dữ liệu (Bank), Đề kiểm tra (Test) và Câu
hỏi (Question).
Bank - CSDL câu hỏi (Ngân hàng câu hỏi)
Bank là tập hợp các Câu hỏi (Question) được lưu trữ trong một CSDL. Bank là đối tượng làm
việc chính của phần mềm. Có thể nói chức năng chính của phần mềm là khởi tạo và làm việc
với các Ngân hàng câu hỏi này. Trong Bank không chỉ mô tả và lưu trữ các câu hỏi mà còn
lưu trữ nhiều thông tin khác nữa, ví dụ:
- Thông tin về mẫu và cấu trúc đề kiểm tra.
- Thông tin phạm vi kiến thức.
- Thông tin người dùng và bảo mật dữ liệu.
- Thông tin thống kê và đánh giá ngân hàng câu hỏi.
Test - Đề Kiểm tra
Đề Kiểm tra là một đối tượng quan trọng của phần mềm. Đối với người dùng, đề TEST là sản
phẩm chính của phần mềm. Theo cách hiểu chung, Test là một tập hợp các câu hỏi trong
CSDL được tạo ra dùng cho học sinh làm bài kiểm tra. Như vậy người thụ hưởng các TEST
này là giáo viên và học sinh trong nhà trường. Các vấn đề cần chú ý liên quan đến đề TEST:
- Cấu trúc của TEST (bao nhiêu câu, tự luận hay trắc nghiệm, ....).
- Cách lưu trữ TEST bằng file trên đĩa.
- Các chức năng lưu trữ liên quan đến Test File: New, Open, Save, Save As, Close.
- Chức năng Print Preview và In ra giấy theo các khuôn dạng khác nhau.
- Chức năng trộn câu hỏi ngẫu nhiên và sinh ra các Test khác cùng nội dung.
- Chức năng Kiểm tra Onlie trên máy tính có lưu trữ kết quả đối với các Test trắc nghiệm.
Question (Item) - Câu hỏi
Câu hỏi (question) là các phần tử (unit) chính trong Ngân hàng CSDL (Bank). Câu hỏi cũng
là thành phần chính của một TEST. Các vấn đề chính liên quan đến câu hỏi là:
- Phân loại câu hỏi
- Cấu trúc tổng quát của câu hỏi.
- Câu hỏi trắc nghiệm?
- Câu hỏi với tham số động.
- Quan hệ của câu hỏi với kiến thức.
- Cách nhập câu hỏi trong CSDL.

Page 33
iQB Cat 2.0 User Guide

Quan hệ giữa 3 đối tượng chính: BANK, TEST và QUESTION được mô tả trong hình vẽ
dưới đây.

Câu hỏi
Phần mềm iQB cho phép khởi tạo và làm việc với nhiều CSDL (Bank) khác nhau. Mỗi Bank
lại có thể lưu trữ rất nhiều (không hạn chế) số lượng các câu hỏi. Và từ 1 CSDL (Bank) phần
mềm cho phép khởi tạo không hạn chế các đề kiểm tra (TEST).
2.2. Ma trận kiến thức
Ma trận kiến thức là một khái niệm quan trọng trong phần mềm IQB. Mỗi CSDL ngân hàng
câu hỏi (Bank) sẽ tương ứng với một Ma trận kiến thức chỉ ra phạm vi kiến thức tương ứng
của các câu hỏi trong CSDL này.
Mỗi Ma trận kiến thức sẽ bao gồm một số chủ đề kiến thức (topic) nào đó. Tập hợp các chủ
đề kiến thức được thể hiện trong một bảng có dạng lưới. Mỗi ô của lưới là một chủ đề kiến
thức. Mô hình phạm vi kiến thức câu hỏi trong CSDL là một mô hình dạng cây đầy đủ.
Mỗi CSDL câu hỏi trong phần mềm iQB sẽ tương ứng với một ma trận kiến thức duy nhất.
Mỗi câu hỏi trong ngân hàng sẽ có tham chiếu đến một chủ đề kiến thức duy nhất.
Mô hình Ma trận kiến thức được thiết kế khá phức tạp trong phần mềm iQB. Có thể biểu diễn
ma trận kiến thức theo khuôn dạng bảng hoặc khuôn dạng cây.
Ví dụ một ma trận kiến thức thể hiện dưới dạng bảng.

Các tiêu
đề của
chủ đề
kiến
thức

Các chủ đề kiến thức thể hiện trong các


ô trên lưới.
Ma trận kiến thức sau được thể hiện dưới dạng cây:

Page 34
iQB Cat 2.0 User Guide

Mô hình cây của ma trận kiến


thức.

Tiêu đề của chủ đề kiến thức

Các chủ đề kiến thức lõi.

2.3. Câu hỏi


Câu hỏi (Question) là đơn vị thông tin cơ bản nhất của một CSDL ngân hàng câu hỏi. Cấu
trúc thông tin của mỗi câu hỏi khá phức tạp. Trên tổng thể câu hỏi đuợc phân loại theo câu
hỏi Ngắn - Dài và câu hỏi dạng Trắc nghiệm - Tự luận.
Phân loại Ngắn - Dài
Câu hỏi ngắn (simple - đơn giản) theo định nghĩa là một câu hỏi kiến thức hoàn chỉnh được
dùng chính thức trong đề kiểm tra. Mỗi câu hỏi ngắn sẽ tương ứng với một chủ đề kiến thức
nhất định trong ma trận kiến thức của ngân hàng câu hỏi. Trong hầu hết các trường hợp,
CSDL chỉ chứa các câu hỏi ngắn.
Câu hỏi Dài (complex - phức tạp) theo định nghĩa là các câu hỏi kiến thức có đi kèm với
nhiều câu hỏi phụ (hay còn gọi là câu hỏi con). Như vậy mỗi câu hỏi dài sẽ có phần nội dung
của mình và đồng thời có thêm một hoặc một số câu hỏi phụ kèm theo. Mỗi câu hỏi phụ về
bản chất tương đương với một câu hỏi ngắn.
Phân loại Trắc nghiệm - Tự luận
Câu hỏi dạng Trắc nghiệm (Multiple Choice) là loại câu hỏi với các đáp án hoặc đáp số đã
cho sẵn và người thực hiện chỉ cần chọn một trong các đáp án này thay cho lời giải.
Ngược lại câu hỏi dạng Tự luận (Essay) không có các đáp án sẵn. Người làm bài phải viết lời
giải hoặc đáp số theo các khuôn mẫu trống theo các qui định riêng của bài kiểm tra.
Theo qui định, phần mềm iQB hỗ trợ các dạng câu hỏi sau:
- Các câu hỏi ngắn có thể là trắc nghiệm hoặc tự luận.
- Các câu hỏi dài có thể thuộc loại trắc nghiệm hoặc tự luận. Nếu câu hỏi dài là trắc nghiệm
thì tất cả các câu hỏi phụ kèm theo cũng phải là trắc nghiệm. Nếu câu hỏi dài là tự luận thì tất
cả các câu hỏi phụ kèm theo cũng phải là tự luận. Qui định chặt chẽ này đảm bảo tính chính
xác của các đề kiểm tra sẽ được khởi tạo trong phần mềm.

Page 35
iQB Cat 2.0 User Guide

- Một đề kiểm tra có thể chứ một số câu hỏi trắc nghiệm và một số câu hỏi tự luận. Nếu đề
này chứa toàn bộ các câu hỏi trắc nghiệm, ta sẽ có một đề kiểm tra trắc nghiệm. Nếu đề chứa
tất cả các câu hỏi là tự luận ta thu được một đề kiểm tra tự luận. Nếu đề kiểm tra có chứa câu
hỏi trắc nghiệm lẫn tự luận ta thu được đề kiểm tra xen kẽ trắc nghiệm - tự luận.
Chú ý: Trên thực tế còn một loại câu hỏi nữa nằm giữa trắc nghiệm và tự luận, đó là loại câu
hỏi điền khuyết (fill in blank question). Trong phần mềm iQB tạm thời chưa xét các dạng câu
hỏi này.
2.4. Đề kiểm tra
Đề kiểm tra (Test) là đối tượng quan trọng nhất của phần mềm iQB. Đối với người sử dụng
phần mềm iQB, các đề kiểm tra chính là sản phẩm đầu ra của phần mềm. Từ bộ câu hỏi trong
CSDL, người dùng sẽ được phép khởi tạo các đề kiểm tra theo các yêu cầu kiến thức khác
nhau. Mỗi đề kiểm tra (TEST) do phần mềm khởi tạo sẽ được lưu trữ trong một file riêng biệt
với phần mở rộng *.qbt. Các tệp này có thể dễ dàng sao chép và vận chuyển vì kích thước
khá nhỏ.
Quan hệ giữa CSDL, câu hỏi, ma trận kiến thức và đề kiểm tra được mô tả trong sơ đồ sau
đây:

Ma trận kiến thức


tương ứng với CSDL

Các chủ đề
Mỗi câu hỏi tương
kiến thức
ứng với một chủ
riêng biệt
đề kiến thức nhất
định.

Phạm vi kiến thức


của đề kiểm tra
CSDL ngân hàng
câu hỏi

Nội dung của đề


Các câu hỏi trong kiểm tra
đề kiểm tra được
lấy từ ngân hàng
CSDL
Đề Kiểm tra bao
gồm các câu hỏi

2.5. Mẫu đề kiểm tra


Mẫu đề kiểm tra (Test Template) có thể hiểu như một bộ xương khung của các đề kiểm tra.
Từ một mẫu có thể tạo ra nhiều đề kiểm tra khác nhau với cùng mục đích, đối tượng và phạm
vi kiến thức.
Có nhiều cách tạo và nhiều mô hình của mẫu đề kiểm tra. Trong phần mềm iQB, chúng tôi sử
dụng mô hình Mẫu đề kiểm tra với các thông số sau:

Page 36
iQB Cat 2.0 User Guide

1- Các thông tin chung mang tính tiêu đề và tên gọi của đề kiểm tra. Các thông tin loại này
bao gồm như tên đề, người ra đề, các tiêu đề trên, dưới của đề, ....
2- Thông tin về số lượng câu hỏi và kiểu của mỗi câu hỏi của đề kiểm tra.
3- Thông tin về phạm vi kiến thức: bao nhiêu % thông tin của các phạm vi kiến thức sẽ tham
gia trong đề kiểm tra.
Mục đích của Mẫu đề kiểm tra là tạo nhanh các đề kiểm tra cụ thể theo đúng yêu cầu kiến
thức của chương trình.
Ví dụ trong một ngân hàng câu hỏi môn Vật lý lớp 10, các mẫu đề kiểm tra có thể tạo ra là
các mẫu đề kiểm tra 15 phút trong năm học theo các bài học hoặc các chương, mẫu đề kiểm
tra 1 tiết theo các chương, mẫu đề kiểm tra học kỳ I, học kỳ II và mẫu đề kiểm tra ôn tập cuối
năm.
Quan hệ giữa CSDL, mẫu đề kiểm tra và đề kiểm tra được mô tả trong sơ đồ sau:

Ma trận kiến thức

30%
50%
20%
CSDL câu hỏi

Mẫu đề kiểm tra

Đề kiểm tra

Khởi tạo theo từng bước

Khởi tạo nhanh

Page 37
iQB Cat 2.0 User Guide

2.6. Phân loại mẫu đề kiểm tra trong iQB


Mẫu đề kiểm tra là (Test Template – TST) bộ khung mẫu dùng để khởi tạo nhanh các đề kiểm
tra theo ý muốn. Ngoài các thông tin cơ bản như tên gọi, mục đích, đối tượng sử dụng, thời
gian làm bài, thang điểm, ... thông tin quan trọng nhất của mẫu đề kiểm tra là Phạm vi kiến
thức liên quan. Căn cứ vào cách nhập thông tin phạm vi kiến thức, mẫu đề kiểm tra được chia
thành 2 loại sau:
1. Mẫu đề kiểm tra theo tỉ lệ phạm vi kiến thức
Đây là loại mẫu đề kiểm tra đã được xây dựng từ phiên bản iQB 1.0. Mỗi đề kiểm tra sẽ
tương ứng với môt bảng Tỉ lệ phần trăm kiến thức từ bảng Ma trận kiến thức của CSDL
hiện thời.

Mô hình một Mẫu đề kiểm tra


được cho bởi các tỉ lệ phần
trăm của phạm vi kiến thức.

2. Mẫu đề kiểm tra theo sơ đồ Test


Mẫu đề kiểm tra theo sơ đồ Test là một phát triển mới của phiên bản iQB 2.0. Theo mô hình
này, mẫu đề kiểm tra được cho bởi một dãy các thông tin câu hỏi cụ thể. Như vậy mô hình Sơ
đồ Test là dễ hiểu và gần gũi hơn với mô hình một đề kiểm tra thông thường.

Mô hình một sơ đồ Test của Mẫu đề


kiểm tra. Mỗi dòng (câu hỏi) của mẫu
đề kiểm tra được cho bởi 5 tham số:
- Kiểu trắc nghiệm hay tự luận.
- Hình thức Lý thuyết hay bài tập.
- Loại câu hỏi ngắn hay dài.
- Mức độ khó dễ của câu hỏi.
- Phạm vi kiến thức tương ứng.

Page 38
iQB Cat 2.0 User Guide

2.7. Phân loại đề kiểm tra trong iQB


Trong phần mềm iQB từ 2.0 trở lên, các đề kiểm tra sẽ được phân loại theo 2 kiểu là đề kiểm
tra GỐC và đề kiểm tra Chính thức.
1. Đề GỐC (Origin Test)
Là các đề kiểm tra được sinh tự động từ lệnh Khởi tạo đề kiểm tra chính của phần mềm.
Thông thường đây là các đề kiểm tra đầu tiên, gốc được khởi tạo bởi giáo viên. Từ các đề
GỐC này, nhà trường hoặc giáo viên sẽ xáo trộn câu hỏi và sinh ra các đề kiểm tra tương
đương, được gọi là Clone Test hay đề kiểm tra chính thức.
2. Đề chính thức (Clone Test)
Đề kiểm tra chính thức là đề được khởi tạo từ đề kiểm tra GỐC bằng cách xáo trộn thứ tự các
câu hỏi và phương án trả lời. Các đề kiểm tra chính thức sẽ có mã đề kiểm tra chính thức là
một dãy các số. Đề phân biệt phần mềm qui định như sau: các đề kiểm tra GỐC có mã đề
00000, hay không có mã đề kiểm tra. Các đề chính thức sẽ có mã đề là dãy 5 ký tự
X1X2X3X4X5 khác không.

Page 39
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG III.
Tổng quan về mô hình câu hỏi
Trong chương này sẽ mô tả chi tiết phân loại và cấu trúc câu hỏi trong Ngân hàng CSDL của
phần mềm iQB.
3.1. Phân loại câu hỏi trong iQB
Mô hình phân loại câu hỏi trong bộ phần mềm iQB được mô tả sơ bộ trong sơ đồ dưới đây.

Câu hỏi - Question

Câu hỏi ngắn Câu hỏi dài phức tạp


(Simple Question) (Complex Question )

Tự luận Trắc nghiệm Trắc nghiệm Tự luận


(Essay Question) (Multiple Choice) (Multiple Choice) (Essay Question)

SubTasks - Câu hỏi phụ

Nội dung, Đáp án Q1 Nội dung, Đáp án


lưu độc lập Nội dung, Đáp án lưu lưu độc lập
cùng nhau

Q3 Q2
Dynamic đáp án Đáp án tường minh
(Dynamic Solution Options) (Fix Solution Options)

Q5 Q4 Q5
Đáp án không tường minh Đáp án tường minh Đáp án không tường minh
(No Solution Options) (Fix Solution Options) (No Solution Options)

Page 40
iQB Cat 2.0 User Guide

Theo sơ đồ trên, mô hình hệ thống các câu hỏi của CSDL sẽ được chia thành 2 loại: câu hỏi
ngắn và câu hỏi dài (phức tạp). Mỗi câu hỏi dài lại bao gồm nhiều câu hỏi phụ. Mỗi câu hỏi
phụ sẽ tương đương với một câu hỏi ngắn.
Có 5 loại câu hỏi (ngắn hoặc phụ) được thiết kế chính trong phần mềm dùng làm mẫu để
nhập thông tin câu hỏi. Các câu hỏi này được ký hiệu lần lượt là Q1, Q2, Q3, Q4, Q5.
Các câu hỏi dạng Q1, Q2, Q3 thuộc kiểu trắc nghiệm.
Các câu hỏi dạng Q4, Q5 thuộc kiểu tự luận.
Sau đây là mô tả chi tiết 5 dạng câu hỏi trên với mô tả và ví dụ cụ thể.
Stt Mã câu hỏi Mô tả Ví dụ
1 Q1 - Câu hỏi ngắn hoặc là một SubTask. Nội dung:
Trắc - Câu hỏi dạng trắc nghiệm, nội dung và Tên nào trong các danh từ
nghiệm đáp án lưu cùng nhau (trong trường sau là tên một tỉnh của
Content, có thể có 1 hoặc nhiều đáp án Việt Nam?
đúng. A. Việt Bắc
- Mỗi phần tử là một câu hỏi hoàn chỉnh. B. Miền Trung
C. Tây nguyên
D. Cà Mau.
2 Q2 - Câu hỏi ngắn hoặc là một SubTask. Nội dung:
Trắc - Câu hỏi dạng trắc nghiệm, nội dung và Hãy tìm phần tử tiếp theo
nghiệm đáp án lưu riêng rẽ, loại Đáp án tường hợp lý của dãy các số sau
minh. Có thể có một hoặc nhiều đáp án đây:
đúng. 15 57 69 75 ?
- Mỗi phần tử là một câu hỏi hoàn chỉnh. Đáp án:
SL đáp án = 4
đáp án 1 = ‘57’
Acorrect1 = False
đáp án 2 = ‘97’
Acorrect2 = False
đáp án 3 = ‘85’
Acorrect3 = True
đáp án 4 = ‘45’
Acorrect4 = False
3 Q3 - Phải là một câu hỏi ngắn. Nội dung:
Trắc - Câu hỏi dạng trắc nghiệm, nội dung và Các từ nào dưới đây có
nghiệm đáp án lưu riêng rẽ. Các đáp án được lưu liên quan đến CNTT?
riêng thành 2 loại: các đáp án đúng và các Các đáp án đúng:
đáp án sai.
- Computer
- Mỗi phần tử không là một câu hỏi hoàn - Virus
chỉnh, khi khởi tạo TEST, các câu hỏi loại - Programming
này sẽ được tự động chuyển đổi sang dạng

Page 41
iQB Cat 2.0 User Guide

Stt Mã câu hỏi Mô tả Ví dụ


câu hỏi Q2. - Algorithm
Các đáp án sai:
- Politics
- History
- Company
- Unify
- Mathematics
4 Q4 - Câu hỏi dạng Tự luận. Nội dung:
Tự luận - Dạng câu hỏi với Đáp án tường minh, có Điền từ đúng vào các vị
nghĩa là các đáp án được cố định hoặc là trí trống trong bài thơ sau
SỐ hoặc là CHỮ. đây:
Tháp ..(1)... đẹp nhất hoa
..(2)..
Việt Nam ..(3)... nhất có
..(4)... Bác Hồ
Đáp án:
đáp án 1 = ‘mười’
đáp án 2 = ‘sen’
đáp án 3 = ‘đẹp’
đáp án 4 = ‘tên’
5 Q5 - Câu hỏi dạng Tự luận. Nội dung:
Tự luận - Dạng câu hỏi với Đáp án không tường Tìm a để phương trình
minh, có nghĩa là đáp án, trả lời chỉ có thể sau có 4 nghiệm:
mô tả bằng chữ và không dùng để tự động (x-1)2 = 2|x-a|
so sánh hoặc chấm điểm được.
Đáp án:
½ < a < 3/2 và a ≠ 1

3.3. Mô hình các câu hỏi ngắn trong iQB


Các câu hỏi ngắn đóng vai trò quan trọng nhất trong mô hình câu hỏi của phần mềm iQB.
Trên thực tế đa số các câu hỏi sẽ là câu hỏi ngắn. Câu hỏi ngắn là những câu hỏi kiến thức
hoàn chỉnh nhằm kiểm tra một kỹ năng hoặc một phạm vi kiến thức hẹp nào đó. Mỗi câu hỏi
ngắn là một câu hỏi hoàn chỉnh và độc lập với tất cả các câu hỏi khác trong CSDL.
Các câu hỏi ngắn có thể là trắc nghiệm hoặc tự luận.
Các câu hỏi ngắn trong iQB có thể được xây dựng theo một trong 5 dạng: Q1, Q2, Q3, Q4,
Q5 như đã trình bày ở trên.
Các câu hỏi ngắn được thiết kế trong phần mềm bao gồm các cấu thành thông tin sau:
1. Thông tin phân loại chung

Page 42
iQB Cat 2.0 User Guide

Bao gồm các thông tin mang tính phân loại chung và không liên quan đến kiến thức cụ thể
của câu hỏi này. Các thông tin có thể là:
- Tên, mã của câu hỏi.
- Phân loại trắc nghiệm hay tự luận.
- Các thông tin khác.
2. Thông tin liên quan đến kiến thức
Bao gồm các thông tin liên quan đến kiến thức của câu hỏi này bao gồm kỹ năng, mức độ khó
dễ và phạm vi kiến thức cụ thể liên quan đến câu hỏi này.
3. Nội dung chính
Đây chính là nội dung lõi của câu hỏi này. Nội dung của một câu hỏi dạng tự luận sẽ chỉ bao
gồm một đoạn văn bản nào đó. Nội dung của câu hỏi trắc nghiệm sẽ phức tạp hơn sẽ bao gồm
thông tin nội dung và đáp án của câu hỏi.
4. Đáp số hoặc đáp án
Bao gồm các thông tin liên quan đến đáp án, đáp số hoặc lời giải ngắn của câu hỏi hiện thời.
5. Thông tin lời giải
Nhóm thông tin này sẽ bao gồm lời giải chi tiết của câu hỏi, các gợi ý và thông tin về cách
chấm điểm cho câu hỏi hiện thời.
6. Thông tin thống kê
Các thông tin liên quan đến việc thống kê, đánh giá câu hỏi.
3.4. Mô hình câu hỏi dài trong iQB
Câu hỏi dài trong mô hình phần mềm iQB là các câu hỏi với một nội dung chính nhưng kèm
theo nhiều câu hỏi phụ. Các câu hỏi này thường dùng khi giáo viên muốn kiểm tra nhiều kỹ
năng trong một phạm vi kiến thức hoặc trong trường hợp phạm vi kiến thức này rất lớn. Trên
thực tế các câu hỏi dài thường có trong các môn học xã hội như Ngoại ngữ, Văn học, Lịch sử,
Địa lý, ...
Mô hình câu hỏi dài, do vậy, sẽ có khuôn dạng sau:
Câu hỏi chính (mẹ) bao gồm
Nội dung câu hỏi chính (câu hỏi mẹ) đầy đủ các thông số của một
câu hỏi hoàn chỉnh (6 loại
Câu hỏi phụ 1 tham số).

Câu hỏi phụ 2


Các câu hỏi phụ (SubTask)
Câu hỏi phụ 3 chỉ bao gồm nội dung câu
hỏi và các đáp án trực tiếp
của câu hỏi phụ này.

Câu hỏi phụ N

Page 43
iQB Cat 2.0 User Guide

3.5. Câu hỏi chính thức và câu hỏi tạm thời


Trong mô hình CSDL ngân hàng câu hỏi của iQB từ 2.0 trở lên phân biệt 2 loại câu hỏi: câu
hỏi chính thức và câu hỏi tạm thời.
Câu hỏi chính thức là các câu hỏi đã nhập đầy đủ toàn bộ thông tin và sẵn sàng tham gia vào
quá trình sinh tự động đề kiểm tra của phần mềm.
Câu hỏi tạm thời là những câu hỏi được nhập vào phần mềm một cách “chưa chính thức”
theo nghĩa còn lại 2 thông số có thể chưa nhập: kỹ năng câu hỏi và phạm vi kiến thức.

Chuyển nhập từ DS tạm


thời sang chính thức

DS câu hỏi chính thức DS câu hỏi tạm thời


trong CSDL. (temporary) trong CSDL.

Toàn bộ các lệnh liên quan đến nhập và điều chỉnh câu hỏi của phần mềm iQB nằm tại thực
đơn Dữ liệu của phần mềm.

Nhập, sửa câu hỏi chính thức của


CSDL. Kiểu nhập chính thức của
phần mềm.
Nhập, sửa câu hỏi chính thức của
CSDL. Kiểu nhập nhanh theo
từng nhóm câu hỏi.
Nhập, sửa câu hỏi tạm thời của
CSDL. Cách nhập tương tự lệnh
nhập câu hỏi chính thức
Lệnh điều chỉnh kỹ năng, phạm vi
câu hỏi tạm thời và chuyển các câu
hỏi tạm thời vào DS câu hỏi chính
thức của CSDL.

Page 44
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG IV.
Cài đặt và đăng ký phần mềm iQB Cat 2.0
4.1. Bộ phần mềm iQB 2. 0
iQB Cat 2.0 là phiên bản đầu tiên của bộ phần mềm iQB sẽ được phát hành trên thị trường
giáo dục Việt Nam. Phần mềm iQB Cat 2.0 nhằm vào đối tượng là các giáo viên nhà trường
phổ thông, THCN, Trung cấp hoặc Cao đẳng, Đại học của Việt Nam. Các sản phẩm khác của
bộ phần mềm iQB sẽ là iQB Leo 2.0, iTester 2.0, iTester Pro 2.0 và các Ngân hàng câu hỏi
hoàn chỉnh.
4.2. Bản quyền phần mềm
Bộ phần mềm iQB Product Suite 2.0 đã được đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền
tác giả, bộ VH-TT. Số đăng ký: 525/2004/QTG. Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường là
tác giả đồng thời là chủ sở hữu chính của bộ phần mềm này.
4.3. Bản quyền Cơ sở và Đầy đủ (Basic & Full Edition)
Một trong những điểm khác biệt và nổi bật nhất của phần mềm iQB Cat 2.0 là phần mềm sẽ
được phát hành và đăng ký theo 2 bản quyền: bản quyền cơ sở (Basic Edition) và bản
quyền đầy đủ (Full Edition).
1. Bản quyền Cơ sở (Basic Edition)
Bản quyền Cơ sở (Basic Edition) dành cho tất cả các giáo viên và người dùng khi có và cài
đặt phần mềm iQB Cat 2.0 lần đầu tiên vào máy tính. Các chức năng của bản quyền Cơ sở là
sự phát triển của phiên bản iQB Cat 1.0 đã phát hành trước đây. Người dùng sau khi cài đặt
phần mềm (từ CDROM) vào máy tính không cần phải đăng ký và thực hiện thêm bất kỳ thao
tác nào là đã có đủ quyền của bản quyền Cơ sở của phần mềm.
2. Bản quyền Đầy đủ (Full Edition)
Bản quyền Đầy đủ (Full Edition) dành cho các giáo viên và người dùng sau khi đã cài đặt
phần mềm và có quyền Cơ sở sẽ phải thực hiện thêm một thao tác đăng ký để có được bản
quyền đầy đủ của phần mềm.
Bản quyền đầy đủ của iQB Cat 2.0 là một phát triển mang tính đột phá, bổ sung một loạt tính
năng mới quan trọng đối với phần mềm. Sau đây là thống kê ngắn các tính năng mạnh của
bản quyền đầy đủ của iQB Cat 2.0.
- Nhập Mẫu đề kiểm tra và tạo đề kiểm tra theo mẫu đề kiểm tra.
- Xem và sửa các câu hỏi đã nhập trong CSDL.
- Khởi tạo và nhập trực tiếp các đề kiểm tra.
- Xem và sửa nội dung trực tiếp các câu hỏi của đề kiểm tra.
- Cho phép thực hiện chức năng chấm bài kiểm tra trắc nghiệm trực tiếp của học sinh theo
phiếu làm bài trên giấy.
4.4. Cài đặt phần mềm iQB Cat 2.0
Đưa đĩa iQB Cat 2.0 vào ổ CDROM, chương trình iQB Cat Setup sẽ tự động chạy. Khi đó
màn hình cài đặt chương trình xuất hiện, theo các bước hướng dẫn trên màn hình để cài đặt
phần mềm iQB vào ổ cứng.
Các bước cài đặt theo trình tự sau:

Page 45
iQB Cat 2.0 User Guide

- Giới thiệu cách thức cài đặt cùng các thông báo khác.
- Thông báo về bản quyền của chương trình. Kích nút Yes để đồng ý với những yêu cầu về
bản quyền.
- Nhập thông tin về người sử dụng
- Xác định thư mục cài đặt chương trình, mặc định là: C:\Program files\School@net\. Chọn
Browse nếu muốn tự cài đặt vào thư mục khác.
- Chọn kiểu cài đặt (Typical, Custom), mặc định là Typical.
- Đặt tên thư mục lưu chương trình, mặc định là iQB Cat 2.0
- Quá trình cài đặt được tiến hành trong một vài phút.
- Chương trình yêu cầu khởi động lại máy tính để hoàn tất việc cài đặt. Chọn Yes., I want to
restart my Computer now, chọn nút Finish.
Sau quá trình cài đặt, phần mềm iQB mặc định được đưa vào nhóm ứng dụng Program
Files/ School@net/ iQB 2.0/ iQB Cat 2.0.
Chú ý: Trường hợp không tự chạy cài đặt từ CDROM, bạn vào thư mục Install/ Setup trên đĩa
và kích hoạt tệp cài đặt Setup.exe.
4.5. Đăng ký bản quyền đầy đủ phần mềm
Sau khi cài đặt phần mềm bạn đã có ngay quyền sử dụng Cơ sở của phần mềm.
Bất kỳ lúc nào cũng có thể đăng ký bản quyền đầy đủ của phần mềm iQB Cat 2.0 bằng lệnh
Hệ thống ---> Đăng ký. Lệnh này chỉ xuất hiện khi bản quyền sử dụng hiện thời đang ở mức
Cơ sở.
Phần mềm iQB Cat 2.0 sẽ cho phéo đăng ký quyền sử dụng đầy đủ theo từng máy tính
riêng biệt. Mỗi giáo viên hay người dùng nếu đăng ký bản quyền đầy đủ sẽ được phép cấp
mã cho 2 máy tính cá nhân dùng ở nhà trường và gia đình.
Qui trình đăng ký bản quyền đầy đủ của iQB Cat 2.0 được tiến hành theo các bước sau đây:
- Thực hiện lệnh Hệ thống ---> Đăng ký.
- Xuất hiện màn hình đăng ký bản quyền đầy đủ của phần mềm có dạng sau:

Page 46
iQB Cat 2.0 User Guide

- Người dùng hãy ghi lại Mã đăng ký tại dòng đầu tiên của hộp hội thoại này (trên màn hình
là dãy số: 4B169-78EAB-D3795-801EC cùng với thông tin Tên trường và Tên Giáo viên và
gửi các thông tin này một cách thật chính xác cho công ty Công nghệ Tin học Nhà trường.
Công ty sẽ lập tức gửi lại cho nhà trường một dãy số khác gọi là Serial Number. Bây giờ
giáo viên chỉ cần điền dãy số mới này tại vị trí Serial Number, dòng cuối cùng của hộp hội
thoại trên.
- Sau khi nhập xong nhấn nút Đăng ký để hoàn thành việc đăng ký sử dụng phần mềm.
Chú ý quan trọng:
- Nếu thông tin đã nhập không chính xác, phần mềm sẽ thông báo và yêu cầu thực hiện lại
lệnh đăng ký. Nếu việc nhập chính xác quá trình đăng ký sẽ kết thúc và từ các lần sau, phần
mềm sẽ bỏ qua quá trình đăng ký này để vào thẳng màn hình chính.
- Toàn bộ thông tin đăng ký bản quyền phần mềm được lưu trong tệp iQBCat.bin. Tệp này có
trong cùng thư mục với tệp EXE chính. Tệp này cần được giữ gìn cẩn thận. Nếu bị xóa hoặc
thất lạc phần mềm sẽ yêu cầu thực hiện lại quá trình đăng ký.
- Quá trình đăng ký sử dụng phần mềm như trên sẽ được lặp lại nếu nhà trường thay ổ đĩa
cứng, thay CPU hoặc cài phần mềm trên máy tính mới. Cài lại hệ điều hành Windows không
làm thay đổi mã đăng ký của phần mềm.

Page 47
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG V.
Làm việc với Ngân hàng Câu hỏi (CSDL câu hỏi)
5.1. Thế nào là một Ngân hàng câu hỏi
Ngân hàng câu hỏi (Question Bank) là tập hợp các câu hỏi theo một chủ đề hoặc phạm vi
kiến thức nhất định do người dùng tự quyết định. Ngân hàng câu hỏi là một đối tượng quản lý
chính của phần mềm iQB Cat. Chúng tôi sẽ sử dụng các cụm từ như Ngân hàng câu hỏi,
CSDL câu hỏi, CSDL đề kiểm tra, CSDL ngân hàng câu hỏi hoặc đơn giản là CSDL hay
QB để cùng chỉ đối tượng này của phần mềm.
Mỗi Ngân hàng câu hỏi (sẽ viết tắt là CSDL hoặc QB) sẽ tương ứng với một tệp (file) trên
đĩa với phần mở rộng mặc định là *.iQB.
Ngân hàng cơ sở dữ liệu không chỉ mô tả và lưu trữ câu hỏi mà còn lưu trữ nhiều thông tin
khác nữa, ví dụ như:
- Thông tin về mẫu câu hỏi, cấu trúc đề kiểm tra
- Thông tin ma trận kiến thức, phạm vi kiến thức của các câu hỏi.
- Thông tin người dùng và bảo mật dữ liệu
- Thông tin thống kê và đánh giá ngân hàng câu hỏi.
Phần mềm iQB Cat có các chức năng sau đây đối với các tệp CSDL này:
- Khởi tạo mới một CSDL.
- Mở một CSDL có sẵn để làm việc.
- Đóng CSDL đang mở.
5.2. Khởi tạo một CSDL mới
Để làm việc được với iQB, việc đầu tiên là tạo mới hoặc mở một tệp Ngân hàng câu hỏi
(CSDL).
Chú ý: Trong khi đang mở một CSDL thì không thể thực hiện được lệnh khởi tạo CSDL mới
hay lệnh mở CSDL.

Hình ảnh hệ thống phần mềm cùng thực đơn và thanh công cụ khi đang ở trạng thái không
mở CSDL và sẵn sàng cho các lệnh Khởi tạo hoặc Mở CSDL.
Các bước thực hiện:
- Kích hoạt thực đơn Hệ thống, sau đó chọn Khởi tạo ngân hàng câu hỏi. Ngoài ra cũng có
thể kích nút trên thanh công cụ để thực hiện lệnh.
- Cửa sổ khởi tạo ngân hàng câu hỏi xuất hiện (Create a new Question bank). Nhập các thông
tin yêu cầu trong các mục tương ứng trong cửa sổ này.

Page 48
iQB Cat 2.0 User Guide

+ Tên tệp: Tên tệp CSDL chính lưu trữ các thông tin về câu hỏi, phạm vi kiến thức, cấu trúc
đề kiểm tra, người sử dụng,… Tệp tin có phần mở rộng mặc định là *.iQB.
Ví dụ: toan9.iqb, Tieng_anh.iqb
+ Tên thư mục: Đây là thư mục chứa tệp tin ngân hàng cơ sở dữ liệu. Mặc định, thư mục này
trùng với thư mục chương trình chính của phần mềm iQB. Muốn thay đổi thư mục khác hãy
nháy nút , sau đó chọn thư mục muốn lưu trữ CSDL.
+ Bảng mã: Lựa chọn bảng mã tiếng Việt cho phông chữ tiếng Việt dùng trong CSDL. Các
bảng mã được hỗ trợ bởi phần mềm bao gồm các bảng mã tiếng Việt 8 bit như TCVN3, VNI,
Vietware_X (1 byte) và Vietware_F (2 byte). Bảng mã này bắt buộc phải tương thích với Font
chữ thể hiện dữ liệu (xem dưới đây).

Chú ý: Tạm thời phần mềm iQB Cat 2.0 chưa hỗ trợ bảng mã Unicode.
+ Chọn Font: Lựa chọn font chữ thể hiện thông tin dữ liệu các câu hỏi. Để thay đổi Font
chữ làm việc hãy nháy chuột tại nút bên cạnh mục Chọn Font. Font chữ này bắt
buộc phải tương thích với bảng mã tiếng Việt đã nhập ở trên. Font chữ này dùng để hiển thị
toàn bộ các thông tin chính của CSDL như kỹ năng, ma trận kiến thức, mẫu đề kiểm tra,
thông tin chính của tất cả các câu hỏi trong CSDL (trừ ra các thông tin của câu hỏi được phép
nhập dưới dạng RTF).
Chú ý quan trọng:
1. Cần phân biệt 2 khái niệm quan trọng về font chữ tiếng Việt trong phần mềm iQB: Font
chữ hệ thống và Font chữ thể hiện dữ liệu.

Page 49
iQB Cat 2.0 User Guide

Font chữ được xác định như trên trong hộp hội thoại khởi tạo CSDL chính là font chữ thể
hiện. Font này dùng để hiện toàn bộ dữ liệu có trong CSDL mà không có liên quan đến phần
mềm.
Font chữ hệ thống là Font chữ dùng để thể hiện các thông tin hệ thống của phần mềm như
thực đơn, thanh công cụ, ... Người dùng không thể thay đổi được Font chữ hệ thống. Font hệ
thống của phần mềm được qui định là Schoolnet sans serif. Tuyệt đối không xoá font này ra
khỏi máy tính.
2. Các thông tin dữ liệu Text của câu hỏi trong CSDL được chia làm 2 loại: một loại là Plain
Text (chữ không định dạng) và một loại là RTF Text (chữ có định dạng). Các thông tin
được nhập bằng Plain Text sẽ sử dụng Font chữ thể hiện của phần mềm được nhập trong
lệnh này để thể hiện. Các thông tin loại RTF Text sẽ được thể hiện độc lập với font chữ thể
hiện này. Trong mô hình câu hỏi của iQB, mỗi câu hỏi sẽ có 3 thông tin quan trọng là Nội
dung, Lời giải chi tiết và Barem chấm điểm được định nghĩa là RTF Text, còn lại đều là các
thông tin dạng Plain Text.
Thông tin về ngân hàng câu hỏi:
+ Môn học: Xác định nội dung chính mà ngân hàng câu hỏi mô tả. Tên môn học có thể chỉ ra
cụ thể hoặc là không, nếu để rỗng thì có nghĩa là không chỉ ra môn học cụ thể hay nội dung
chính tương ứng với ngân hàng đề bài.
Ví dụ: toán 9: như vậy nội dung chính mà ngân hàng dữ liệu cần mô tả là môn toán lớp 9.
+ Tên ngân hàng câu hỏi: Là tên mô tả nội dung ngắn gọn của ngân hàng câu hỏi một cách
khái quát. Tên ngân hàng bắt buộc phải nhập.
Ví dụ: Trắc nghiệm toán lớp 9.
+ Mô tả ngắn: Mô tả ngắn gọn về ngân hàng câu hỏi như mục đích, đối tượng sử dụng ngân
hàng câu hỏi.
- Nếu đồng ý với thông tin được lựa chọn ở trên kích Kết thúc để tiến hành khởi tạo CSDL,
ngược lại kích Thoát.
- Sau khi CSDL được khởi tạo, CSDL này sẽ được tự động mở để sẵn sàng cho việc nhập dữ
liệu.
5.3. Các lệnh làm việc với Ngân hàng câu hỏi
5.3.1. Mở một Ngân hàng câu hỏi
Mô tả: Mở một tệp CSDL được tạo ra trước đó để làm việc.
Để mở được ngân hàng câu hỏi, iQB yêu cầu đăng nhập quyền sử dụng. Nếu đăng nhập
thành công người sử dụng mới có thể thực hiện tiếp các công việc tiếp theo. Mục đích của
việc đăng nhập là khẳng định ngân hàng dữ liệu có thuộc quyền sử dụng của người sử dụng
này không, tránh người khác vô tình hay cố ý xem, phá hoại dữ liệu.
Có hai quyền đăng nhập đối với CSDL:
- Quyền người quản trị (mức 0): người sử dụng có thể thực hiện được tất cả các thao tác
trong chương trình.
- Quyền sử dụng (mức 2): chỉ được xem dữ liệu câu hỏi, khởi tạo TEST, kiểm tra trực tuyến,
thực hiện các lệnh thống kê dữ liệu.
Các bước thực hiện:

Page 50
iQB Cat 2.0 User Guide

Trong chương trình iQB, kích Hệ thống, sau đó kích Mở ngân hàng câu hỏi. Hoặc có thể
nháy nút lệnh trên thanh công cụ.
Hộp hội thoại Open Question Bank xuất hiện cho phép tìm chọn tệp dữ liệu iQB cần mở.

Tiếp theo hệ thống đưa ra cửa sổ Đăng nhập (Login) xác nhận quyền sử dụng ngân hàng đề
bài. Nhập tên người sử dụng và mật khẩu vào các mục yêu cầu.

Kích Đăng nhập để xác định thông tin.


Khi xác định thông tin, nếu thông tin xác định là đúng. hệ thống cho phép làm việc với ngân
hàng đề bài. Nếu sai hệ thông đưa ra thông báo yêu cầu xác định lại thông tin đăng nhập.

Chú ý:
Khi lần đầu tiên khởi tạo mới CSDL, phần mềm sẽ chỉ tạo một Tên truy nhập (tài khoản)
duy nhất là Admin với mật khẩu rỗng và quyền truy nhập mức 0. Tên người sử dụng

Page 51
iQB Cat 2.0 User Guide

Admin này không thể xóa hoặc thay đổi quyền và đóng vai trò người quản trị chính của
CSDL. Sau khi đăng nhập nên thay đổi lại mật khẩu cho tài khoản này.
5.3.2. Đóng Ngân hàng câu hỏi
Mô tả: Ngắt các kêt nối và khoá CSDL nhằm đảm bảo tính an toàn dữ liệu.
Trong quá trình làm việc với iQB, muốn tạo mới, mở một Ngân hàng câu hỏi khác hoặc thoát
khỏi chương trình. Bạn phải đóng Ngân hàng câu hỏi hiện tại đang làm việc và khoá lại,
bằng cách:

Từ thực đơn Hệ thống, kích Đóng ngân hàng câu hỏi hoặc có thể nhấn nút trên thanh
công cụ.
Chú ý: Khi Đóng ngân hàng câu hỏi, tất cả các giao diện khác đang làm việc đều bị đóng lại.
5.4. Thay đổi thông tin hệ thống CSDL
Các thông tin chính của CSDL có thể thay đổi bất cứ lúc nào nếu người dùng có quyền quản
trị (mức 0) với CSDL này.
Thực hiện lệnh: Hệ thống ---> Thông tin hệ thống. Hộp hội thoại System Information có
dạng sau xuất hiện.

Các thông tin có thể thay đổi bao gồm:


- Bảng mã hỗ trợ tiếng Việt.
- Font chữ thể hiện.
- Các thông tin: Tên môn học, Tên Ngân hàng câu hỏi và Mô tả ngắn.
Chú ý: Không nên thay đổi thông số Bảng mã tiếng Việt vì có thể dẫn đến những thay đổi
lớn và sinh lỗi khi nhập dữ liệu và khi in ấn dữ liệu TEST.

Page 52
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG VI.
Ma trận kiến thức
6.1. Các đối tượng và khái niệm liên quan đến ma trận kiến thức
Mỗi CSDL ngân hàng câu hỏi sẽ tương ứng với một phạm vi kiến thức nhất định của một
hoặc một số môn học nhất định. Toàn bộ thông tin liên quan đến kiến thức của CSDL hiện
thời được mô tả trong khái niệm Ma trận Kiến thức.
Ví dụ: Nếu ta có một CSDL ngân hàng câu hỏi môn Vật lý lớp 9, khi đó Ma trận kiến thức
tương ứng của CSDL này là chương trình học môn Vật lý của khối 9, THCS.
Chú ý quan trọng: Ma trận kiến thức trong mô hình phần mềm iQB hoàn toàn không có liên
quan gì đến Chương trình môn học của các môn học tương ứng trong nhà trường phổ thông
do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Ma trận kiến thức hoàn toàn do người thiết kế và là tác
giả của CSDL tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho các đối tượng của CSDL này. Ví dụ cùng là
CSDL Ngân hàng câu hỏi môn Toán 12, nhưng với các đối tượng người dùng và mục đích
khác nhau (ví dụ phục vụ thi tốt nghiệp, phục vụ thi đại học, phục vụ cho học chuyên sâu, ...)
thì Ma trận kiến thức của các CSDL này sẽ hoàn toàn khác nhau.
Trong phần mềm iQB Cat, khái niệm Ma trận kiến thức câu hỏi liên quan đến 2 đối tượng dữ
liệu sau:
1. Chủ đề kiến thức.
2. Kỹ năng câu hỏi.
Chủ đề kiến thức
Toàn bộ phạm vi kiến thức của các câu hỏi trong CSDL được chia thành các Chủ đề kiến thức
(Knowledge Topic) nhỏ. Mỗi câu hỏi sẽ tương ứng bắt buộc với 01 chủ đề kiến thức cụ thể.
Danh sách các chủ đề kiến thức được tổ chức theo mô hình cây và được thể hiện trên màn
hình hoặc dưới dạng một bảng (gọi là Ma trận kiến thức) hoặc dưới dạng một cây thông tin.
Mô hình bảng ma trận kiến thức.

Mô hình cây của ma trận kiến thức.

Page 53
iQB Cat 2.0 User Guide

Kỹ năng câu hỏi


Mỗi câu hỏi cũng sẽ tương ứng (không bắt buộc) với một kỹ năng học tập nhất định mà câu
hỏi này muốn kiểm tra. Danh sách các kỹ năng câu hỏi đuợc lưu trữ trong CSDL như một
bảng thông tin một chiều. Các ví dụ về kỹ năng có thể là: kỹ năng tính toán, kỹ năng suy
luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe, kỹ năng đọc hiểu, ....
Các thông tin liên quan đến bảng Ma trận kiến thức
Để hiểu rõ các khái niệm liên quan đến Ma trận kiến thức chúng ta hãy cùng nhau xem xét kỹ
một mô hình kiến thức cụ thể: chương trình môn Toán cho học sinh Tiểu học.

Tiêu đề của bảng Ma


trận kiến thức, có thể
lồng nhau với cấu
trúc cây thư mục.

Các chủ đề kiến thức


cụ thể nằm trên các ô
lưới.

Mức của phạm vi và tên


phạm vi hệ thống.. Cho Phạm vi chi tiết, cụ thể tương
phép xác định tới 3 ứng với các mức hệ thống.
mức.

Page 54
iQB Cat 2.0 User Guide

1. Chủ đề kiến thức lõi và tiêu đề


Trên lưới chính của bảng trên là danh sách các chủ đề kiến thức cụ thể của ma trận kiến thức.
- Các thông tin ghi trên các ô nằm trên các hàng tiêu đề của bảng được gọi là Tiêu đề kiến
thức hay Chủ đề kiến thức mức tiêu đề. Thông tin Tiêu đề của Ma trận kiến thức có mô hình
tương tự cấu trúc cây thư mục như hình dưới đây:

Tuy nhiên cấu trúc này có những ràng buộc nhất định có liên quan đến các chủ đề kiến thức
mức lõi chúng ta sẽ xem xét ngay dưới đây.
- Thông tin nằm trong các ô phía dưới (vùng data) của bảng chính là các chủ đề kiến thức lõi
của Ma trận kiến thức. Mỗi câu hỏi trong CSDL sẽ phải tương ứng với duy nhất 01 chủ đề
kiến thức lõi này.
Quan hệ giữa chủ đề kiến thức lõi chủ đề kiến thức tiêu đề được qui định như sau trong phần
mềm iQB.
- Mỗi chủ đề lõi phải nằm trong 01 tiêu đề.
- Mỗi tiêu đề kiến thức đều có thể chứa nhiều chủ đề kiến thức lõi.
- Chủ đề kiến thức tiêu đề có thể chứa các chủ đề tiêu đề con nhưng với điều kiện: chủ đề này
không chứa bất cứ chủ đề kiến thức lõi nào. Hay nói cách khác, một tiêu đề kiến thức trong
bảng Ma trận kiến thức sẽ được phép chứa các tiêu đề con khi và chỉ khi nó không chứa bất
cứ chủ đề lõi nào. Tính chất này được đưa ra để đảm bảo cho việc có thể hiện Ma trận kiến
thức dưới dạng một bảng 2 chiều trong đó các chủ đề tiêu đề sẽ nằm trên các hàng tiêu đề của
bảng, các chủ đề lõi sẽ nằm trong vùng dữ liệu của bảng.
2. Phạm vi hệ thống và mức của phạm vi
Trên Ma trận kiến thức vùng các cột tiêu đề bên trái được gọi là Phạm vi kiến thức của Ma
trận. Thông thường đây là vùng thông tin phạm vi, giới hạn không gian, thời gian của các chủ
đề kiến thức. Ví dụ về phạm vi kiến thức có thể là khối lớp - lớp học - học kỳ.
- Số cột của vùng phạm vi kiến thức được gọi là số mức (level) phạm vi. Số mức phạm vi của
mỗi bảng Ma trận kiến thức phải tối thiểu là 1 và tối đa là 3. Các phạm vi kiến thức nằm tại
cột thứ nhất gọi là các phạm vi mức 1. Tương tự ta có các phạm vi kiến thức mức 2 hoặc 3
tương ứng.
- Tên của vùng phạm vi kiến thức nằm trên hàng tiêu đề được gọi là Phạm vi Hệ thống. Như
vậy số lượng phạm vi hệ thống chính là số mức hệ thống của phạm vi kiến thức. Ví dụ với
mức = 2 ta có thể có các phạm vi hệ thống là Lớp, Học kỳ.
3. Phạm vi kiến thức chi tiết
Tên các phạm vi kiến thức phía dưới nằm trong vùng data được gọi là Phạm vi chi tiết hay
Phạm vi kiến thức cụ thể tương ứng.
Tương ứng với mỗi mức phạm vi kiến thức có thể nhập và khởi tạo nhiều phạm vi chi tiết.
Quan hệ giữa các phạm vi chi tiết với các mức khác nhau được thiết kế theo mô hình lồng

Page 55
iQB Cat 2.0 User Guide

ghép đơn giản như sau: mỗi phạm vi kiến thức mức k-1 sẽ chứa đầy đủ tất cả các phạm vi
kiến thức mức k.
Hình ảnh sau mô tả một mô hình 3 mức Phạm vi của Ma trận kiến thức.
Lớp Học kỳ Tuần ..... Phần thông tin tiêu đề của chủ đề kiến thức
11 1 1 ..... thông tin chủ đề kiến thức chi tiết
2
2 1
2
12 1 1
2
2 1
2

- 3 mức phạm vi hệ thống là: Lớp, Học kỳ, Tuần.


- Tương ứng với mức 1 có 2 phạm vi chi tiết là 11, 12.
- Tương ứng với mức 2 có 2 phạm vi chi tiết là 1, 2.
- Tương ứng với mức 3 có 2 phạm vi chi tiết là 1, 2.
Như vậy nếu gọi P1, P2, P3 là số lượng phạm vi kiến thức chi tiết của mức 1, 2, 3 tương ứng
thì số hàng dữ liệu của Ma trận kiến thức sẽ bằng P1x P2 x P3.
4. Quan hệ giữa Chủ đề kiến thức và Phạm vi kiến thức
Phần mềm iQB có qui định như sau về quan hệ giữa chủ đề kiến thức và phạm vi trong Ma
trận kiến thức:
- Mỗi chủ đề kiến thức lõi phải nằm trong (hay có liên quan đến) một phạm vi kiến thức ở
mức cao nhất.
- Khi đã gán với tối thiểu một chủ đề kiến thức lõi thì phạm vi kiến thức tương ứng sẽ không
thể xóa và không thể khởi tạo thêm các mức phạm vi kiến thức cao hơn.
- Toàn bộ thông tin phạm vi kiến thức cần được khởi tạo trước khi nhập chủ đề kiến thức.
6.2. Nhập và điều chỉnh mức và phạm vi hệ thống
Lệnh nhập, điều chỉnh mức và phạm vi hệ thống phải được nhập đầu tiên trước khi nhập các
phạm vi chi tiết và chủ đề kiến thức.
Thao tác: Thực hiện từ thực đơn chương trình lệnh Dữ liệu --> Ma trận kiến thức --> Tên
phạm vi.
Nếu là lần đầu tiên nhập thông tin này, cửa sổ nhập và điều chỉnh phạm vi hệ thống có dạng
sau.

Page 56
iQB Cat 2.0 User Guide

Nhập, tạo thêm mức mới và phạm vi hệ thống mới.


Nháy chuột tại dòng có ký hiệu ở đầu dòng để tiến hành công việc tạo mới và nhập
phạm vi hệ thống. Nhập xong nhấn phím Enter hoặc nút Cập nhật trong hộp hội thoại.

1. Nháy chuột
tại vị trí này
để nhập mới
phạm vi hệ
thống.

2. Nhấn nút
Cập nhật để
ghi dữ liệu đã
nhập

Việc nhập phạm vi kiến thức chỉ được phép tiến hành nếu chưa nhập chủ đề kiến thức.
Trường hợp đã nhập thông tin chủ đề kiến thức thì thông báo sau xuất hiện không cho phép
thực hiện việc nhập mới phạm vi hệ thống.

Page 57
iQB Cat 2.0 User Guide

Điều chỉnh tên phạm vi hệ thống.


Muốn điều chỉnh tên của phạm vi hệ thống đã nhập hãy nháy chuột vào dòng chứa tên, nhập
hoặc điều chỉnh các thay đổi này và nhấn nút Cập nhật.
Xóa, giảm mức phạm vi hệ thống.
Muốn xóa hoặc giảm mức phạm vi hệ thống hãy nhấn nút Xóa - Giảm mức trong hộp hội
thoại trên và nhấn nút Đồng ý trong hộp hội thoại tương tự như hình dưới đây.

6.3. Nhập và điều chính phạm vi kiến thức


Phạm vi kiến thức chi tiết được khởi tạo tương ứng với mỗi mức phạm vi hệ thống. Sau khi
đã khởi tạo các mức phạm vi hệ thống, công việc tiếp theo là nhập phạm vi kiến thức chi tiết.
Thực hiện lệnh Dữ liệu --> Ma trận kiến thức --> Phạm vi kiến thức.

Chọn mức phạm vi tại vị trí phía trên và nhập lần lượt các phạm vi kiến thức tương ứng trên
lưới. Chú ý rằng số lượng phạm vi kiến thức là không hạn chế với mỗi mức.
Nhấn nút Cập nhật sau mỗi lần nhập, điều chỉnh cho mỗi mức phạm vi.
Để xóa một dòng hãy chọn dòng và nháy nút Xóa.
Nhấn nút Thoát để đóng cửa sổ nhập và kết thức lệnh nhập, điều chỉnh phạm vi kiến thức.
Chú ý:
Không được phép xóa một phạm vi kiến thức nếu đã nhập chủ đề kiến thức tương ứng với
phạm vi này.

Page 58
iQB Cat 2.0 User Guide

6.4. Nhập, điều chỉnh các chủ đề kiến thức


Nhập và điều chỉnh chủ đề kiến thức của ma trận kiến thức là công việc chính quan trọng
nhất của Dữ liệu Ma trận kiến thức.
Thực hiện lệnh nhập chủ đề kiến thức:
Dữ liệu --> Ma trận kiến thức --> Nhập chủ đề kiến thức.

Cửa sổ nhập dữ liệu có dạng như sau xuất hiện.

Cây thông tin chủ Khu vực nhập thông


đề Ma trận kiến tin chi tiết cho các
thức. chủ đề kiến thức.

Tiêu đề của chủ


đề kiến thức

Chủ đề kiến thức


lõi

Phía trái của màn hình là Ma trận kiến thức các chủ đề được thể hiện dưới dạng một cây
thông tin. Bên phải là các khung nhập, điều chỉnh dữ liệu.
Nếu là lần đầu tiên nhập dữ liệu cây thông tin bên trái sẽ là rỗng, có hình dạng như sau:

Gốc của Cây thư mục

Hình ảnh một cây thư mục


rỗng của ma trận kiến thức.

Page 59
iQB Cat 2.0 User Guide

Trong quá trình khởi tạo rất cần chú ý đến sự khác nhau giữa việc tạo Tiêu đề của chủ đề và
tạo các Chủ đề kiến thức lõi.
Trên Cây thư mục các thông tin với biểu tượng hoặc chính là Tiêu đề, các thông tin
với biểu tượng hoặc là các Chủ đề kiến thức lõi.
Sau đây là mô tả các thao tác chính để nhập chủ đề trong Ma trận kiến thức.
1. Khởi tạo Tiêu đề của Ma trận kiến thức
Các bước khởi tạo mới một chủ đề Tiêu đề được tiến hành như sau:
- Dùng chuột chọn trên khung hình bên trái vị trí muốn tạo Tiêu đề. Vị trí được chọn phải
thỏa mãn:
+ hoặc là Gốc của Cây thư mục Ma trận kiến thức.
+ hoặc là một Tiêu đề không chứa bất cứ chủ đề kiến thức lõi nào (có thể chứa các
Tiêu đề con).
Ví dụ trong hình sau ta đã chọn Tiêu đề Quang học nằm trong Gốc Cây thư mục. Nút lệnh Tạo mới
hiện rõ cho phép thực hiện lệnh này.

- Nháy chuột vào nút Tạo mới trong khung lệnh bên phải.
- Tại vị trí Tên chủ đề gõ Tiêu đề mới cần khởi tạo. Chọn kiểu Tiêu đề trong lựa chọn ngay
bên dưới vị trí vừa gõ.
Chú ý: Bắt buộc phải chọn kiểu chủ đề là Tiêu đề. Nếu thấy lựa chọn này bị mờ đi tức là không có
quyền chọn Tiêu đề tại vị trí này thì lập tức phải nhấn nút Hủy để làm lại thao tác này.
- Nhập các thông số mô tả ngắn ý nghĩa của Tiêu đề này tại vị trí Mô tả.
- Nhấn nút Cập nhật để kết thúc việc khởi tạo và đưa dữ liệu đã nhập vào CSDL.
Qui trình khởi tạo vừa giới thiệu được mô tả trong hình dưới đây:

Page 60
iQB Cat 2.0 User Guide

1. Chọn Tiêu đề cha 3. Gõ Tiêu đề muốn


tạo mới.

4. Lựa chọn kiểu


Tiêu đề

5. Nhập các thông tin


giải thích và mô tả.

6. Nhấn nút Cập nhật


để kết thúc

2. Nhấn nút Tạo mới


tại đây.

2. Khởi tạo các Chủ đề kiến thức lõi của Ma trận kiến thức
Các bước khởi tạo một chủ đề kiến thức lõi được tiến hành như sau:
- Dùng chuột chọn Tiêu đề muốn tạo chủ đề kiến thức lõi trong khung thông tin bên trái. Vị
trí được chọn phải thỏa mãn:
+ Phải là một Tiêu đề không được là Gốc cây thư mục.
+ Không chứa bất kỳ các Tiêu đề con nào.
- Nháy chuột vào nút Tạo mới trong khung lệnh bên phải.
- Tại vị trí Tên chủ đề gõ Chủ đề kiến thức lõi mới cần khởi tạo. Chọn kiểu Kiến thức trong
lựa chọn ngay bên dưới vị trí vừa gõ.
Chú ý: Bắt buộc phải chọn kiểu chủ đề là Kiến thức. Nếu thấy lựa chọn này bị mờ đi tức là không có
quyền khởi tạo Chủ đề kiến thức lõi tại vị trí này thì lập tức phải nhấn nút Hủy để làm lại thao tác này.
- Nhấn nút Gán phạm vi ở dòng phía dưới để vào màn hình để nhập thông tin phạm vi tương
ứng với chủ đề lõi này. Màn hình gán phạm vi có dạng tương tự sau:

Page 61
iQB Cat 2.0 User Guide

Chú ý: Mỗi chủ đề kiến thức lõi bắt buộc phải tương ứng với một phạm vi kiến thức duy
nhất.
- Nhập các thông số mô tả ngắn ý nghĩa của Tiêu đề này tại vị trí Mô tả.
- Nhấn nút Cập nhật để kết thúc việc khởi tạo và đưa dữ liệu đã nhập vào CSDL.
Qui trình khởi tạo vừa giới thiệu được mô tả trong hình dưới đây:

3. Gõ tên chủ đề kiến thức lõi


1. Chọn Tiêu đề cha muốn tạo mới.

4. Lựa chọn kiểu


Kiến thức.

5. Nhấn nút Gán phạm vi


để nhập phạm vi kiến thức
tương ứng

6. Nhập các thông tin


giải thích và mô tả.

7. Nhấn nút Cập nhật


để kết thúc

2. Nhấn nút Tạo mới


tại đây.

Page 62
iQB Cat 2.0 User Guide

3. Thay đổi, xóa chủ đề kiến thức


- Muốn thay đổi tên của chủ đề (tiêu đề hoặc chủ đề lõi) chỉ cần chọn chủ đề trong khung cửa
sổ bên trái, nhấn nút Sửa tại khung bên phải, sau đó thay đổi nội dung tại vị trí Tên chủ đề
và cuối cùng là nhấn nút Cập nhật.
- Muốn xóa một chủ đề kiến thức hãy chọn chủ đề này (tiêu đề hoặc chủ đề lõi) trong khung
cửa sổ bên trái, nhấn nút Xóa trong khung bên phải và nhấn tiếp nút Xóa trong hộp hội thoại
khẳng định sau đây.

Chú ý:
- Nếu Tiêu đề của Ma trận kiến thức không rỗng (tức là có chứa các chủ đề lõi) thì không thể
xóa được Tiêu đề này. Nút Xóa trong khung bên phải sẽ bị mờ đi.
- Nếu đã có các câu hỏi trong CSDL kết nối với chủ đề kiến thức thì chủ đề này cũng không
thể xóa được. Khi nháy nút Xóa, cửa sổ hội thoại sau xuất hiện thông báo không thể thực
hiện được lệnh xóa này.

4. Di chuyển vị trí của Chủ đề kiến thức lõi


Các chủ đề kiến thức lõi sau khi nhập vào Ma trận kiến thức có thể thay đổi vị trí theo 2 cách
sau:
Cách 1: thay đổi vị trí, thứ tự của chủ đề kiến thức bên trong Tiêu đề hiện thời. Để thực hiện
chỉ cần chọn chủ đề và nhấn các nút lệnh , bên cạnh khung thông tin bên trái.

Page 63
iQB Cat 2.0 User Guide

Cách 2: chuyển chủ đề lõi sang một vị trí khác (ô khác) trong Ma trận kiến thức. Để thực
hiện công việc này, sau khi chọn chủ đề lõi trong khung hình bên trái, nhấn nút lệnh
. Cửa sổ sau xuất hiện cho phép nhập vị trí tiêu đề mới cần chuyển đến.

Chọn Tiêu đề mới và nhấn nút Chọn để thực hiện lệnh di chuyển.
6.5. Xem thông tin ma trận kiến thức
Lệnh này có chức năng xem và in bảng Ma trận kiến thức dưới dạng bảng 2 chiều.
Thực hiện lệnh: Dữ liệu --> Ma trận kiến thức --> Xem ma trận kiến thức.
Hình ảnh của Ma trận kiến thức có dạng bảng xuất hiện tương tự như hình dưới đây:

- Có thể hạn chế các không gian thể hiện trên bảng Ma trận kiến thức bằng cách đặt các bộ
lọc theo Chủ đề (các tiêu đề hàng) hoặc Phạm vi (các tiêu đề cột) của bảng trên.
- Muốn in bảng trên màn hình hãy nhấn nút In.
- Nhấn nút Thoát để đóng cửa số này.

Page 64
iQB Cat 2.0 User Guide

6.6. Nhập và điều chỉnh kỹ năng câu hỏi


1. Khái niệm và phân loại kỹ năng câu hỏi
Bên cạnh khái niệm Ma trận kiến thức, phần mềm iQB Cat còn đưa ra khái niệm Kỹ năng
câu hỏi. Kỹ năng câu hỏi là một đòi hỏi khác của học sinh khi thực hiện làm bài theo câu hỏi
này. Các kỹ năng thường hay được dùng trên thực tế có thể là: kỹ năng tính toán, kỹ năng suy
luận, kỹ năng phân tích, kỹ năng IQ, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết, .... Tùy thuộc vào mục
đích, đối tượng và tính chất của môn học mà giáo viên có thể tạo ra các loại kỹ năng câu hỏi
khác nhau cho mỗi CSDL. iQ B định nghĩa 2 loại kỹ năng sau:
(1) Kỹ năng cơ bản: là các kỹ năng gốc được định nghĩa dành cho các câu hỏi. Mỗi câu hỏi
sẽ bắt buộc phải gán tương ứng với một Kỹ năng cơ bản.
Như vậy mỗi câu hỏi trong CSDL sẽ phải gán tương ứng với 01 chủ đề kiến thức và 01 kỹ
năng cơ bản.
(2) Kỹ năng kiểm tra: là kỹ năng được gán cho các đề kiểm tra (TEST). Mỗi kỹ năng kiểm
tra sẽ là một tập hợp các kỹ năng cơ bản. Mỗi đề kiểm tra có thể gán (hoặc không) với một kỹ
năng kiểm tra nào đó. Việc gán đề kiểm tra với kỹ năng kiểm tra sẽ định hướng cho việc sinh
các câu hỏi cụ thể cho đề kiểm tra này.
2. Nhập kỹ năng cơ bản
Việc nhập kỹ năng cơ bản và kỹ năng kiểm tra được thực hiện từ thực đơn Dữ liệu -->Kỹ
năng.

Màn hình nhập kỹ năng cơ bản có dạng như hình dưới đây.

Để tạo mới một kỹ năng cơ bản hãy thực hiện các thao tác sau:
- Nhấn nút lệnh Tạo mới.
- Gõ tên kỹ năng cơ bản cần khởi tạo tại vị trí Tên kỹ năng cơ bản.

Page 65
iQB Cat 2.0 User Guide

- Gõ thêm các thông tin giải thích cho kỹ năng này tại vị trí Ghi chú.
- Nhấn nút Cập nhật để ghi kết quả.
Muốn thay đổi tên của kỹ năng cần chọn kỹ năng này trong danh sách phía trái, nháy nút
Sửa, sau đó tiến hành thay đổi thông tin trong khung bên phải và nhấn nút Cập nhật.
Muốn xóa một kỹ năng hãy chọn kỹ năng trong danh sách bên trái và nhấn nút Xóa.
Chú ý: Không thể xóa kỹ năng nếu đã gán các câu hỏi cụ thể với kỹ năng này.
3. Nhập kỹ năng kiểm tra
Màn hình nhập, điều chỉnh kỹ năng kiểm tra có dạng như sau:

Ta nhìn thấy trong màn hình trên danh sách các kỹ năng kiểm tra được lưu trữ trong khung
cửa sổ bên trái màn hình. Hai khung cửa sổ giữa sẽ hiện các thông tin cụ thể của kỹ năng
kiểm tra này.
Cách tạo mới một kỹ năng kiểm tra.
- Nhấn nút Tạo mới.
- Nhập tên kỹ năng tại vị trí Tên kỹ năng kiểm tra trong khung giữa màn hình. Tiếp theo có
thể nhập các thông tin ghi chú phía dưới.
- Trong khung cửa sổ phải tiến hành nhập, gán các kỹ năng cơ bản cho kỹ năng kiểm tra này
bằng cách nháy chuột để chọn.
- Nhấn nút Cập nhật để ghi kết quả.
Các thao tác Thay đổi thông tin hoặc Xóa được tiến hành tương tự.

Page 66
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG VII.
Nhập và điều chỉnh câu hỏi
Chương này sẽ trình bày các thao tác nhập và điều chỉnh dữ liệu thông tin câu hỏi trong
CSDL. Câu hỏi là đơn vị thông tin chính và quan trọng nhất của mọi Ngân hàng Câu hỏi.
Phần mềm iQB Cat 2.0 có 3 chức năng (lệnh) riêng biệt dùng để nhập và điều chỉnh các câu
hỏi này.
- Lệnh Nhập câu hỏi chi tiết là lệnh nhập dữ liệu chính của phần mềm. Lệnh này cho phép
nhập cả 2 loại câu hỏi: ngắn và dài của phần mềm. Chức năng này chỉ cho phép đối với người
dùng có bản quyền đầy đủ đối với phần mềm.
- Lệnh Nhập câu hỏi nhanh dùng cho các trường hợp muốn tăng tốc nhập liệu đối với lớp
các câu hỏi cùng chủ đề kiến thức. Lệnh này chỉ hỗ trợ nhập nhanh các câu hỏi dạng ngắn.
7.1. Nhập và điều chỉnh câu hỏi chi tiết (bản quyền đầy đủ)
7.1.1. Tổng quan về công việc nhập câu hỏi
Lệnh nhập câu hỏi chi tiết là một trong các lệnh phức tạp nhất của phần mềm iQB. Công việc
nhập thông tin chi tiết cho từng câu hỏi cũng là một công việc phức tạp nhất, đòi hỏi người
nhập phải rất hiểu công việc mình đang làm, phải có tính kiên trì, cẩn thận.

Lệnh được thực hiện từ thực đơn: Dữ liệu --> Nhập / Điều chỉnh câu hỏi hay nút lệnh
trên thanh công cụ chính của phần mềm.
Màn hình ban đầu của lệnh này có dạng như hình dưới đây:
Nút điều khiển để
xem được tất cả các
câu hỏi hiện có trong
CSDL

Thông tin tổng thể


của CSDL.
Xem nhanh nội dung
chính câu hỏi hiện
thời.

Xem nhanh các thông


tin phân loại của câu
hỏi hiện thời.

Đặt lọc cho các câu hỏi trong DS


Các nút lệnh điều khiển chính.
Màn hình trên cho phép ta quan sát bao quát toàn bộ CSDL hiện thời, xem nhanh tất cả các
câu hỏi hiện có. Mặc định trong DS sẽ hiện toàn bộ các câu hỏi. Tuy nhiên người dùng có thể
hạn chế danh sách này bằng cách đặt lọc cho các câu hỏi cần xem và điều chỉnh.
Thực hiện: nhấn nút Đặt lọc và tìm kiếm. Cửa sổ xuất hiện như sau:

Page 67
iQB Cat 2.0 User Guide

Cửa sổ đặt lọc cho DS câu hỏi của lệnh.


Nhấn check tại đây để đặt hoặc hủy lọc.

Nhất nút Đồng ý để đặt lọc cho DS câu hỏi.

Các cửa sổ đặt lọc


chi tiết cho kỹ
năng và chủ đề
kiến thức trong
CSDL.

Mục đích của lệnh Đặt lọc và tìm kiếm là hạn chế vùng câu hỏi muốn kiểm tra và điều chỉnh
thông tin. Lệnh này sẽ có ý nghĩa khi số lượng câu hỏi đã nhập trong CSDL là lớn.
Mô tả màn hình xem DS câu hỏi chính của lệnh nhập và điều chỉnh thông tin câu hỏi.
Các thông tin trên cửa sổ này bao gồm:
- Thông tin tổng thể của CSDL: số lượng câu hỏi, trong đó phân loại thành các loại câu hỏi lý
thuyết ./ bài tập, tự luận / trắc nghiệm.
- Thông tin nhanh của mỗi câu hỏi bao gồm phần nội dung chính của câu hỏi và các tham số
phân loại kiến thức và nội dung của câu hỏi này.
- Các nút lệnh điều khiển chính của lệnh bao gồm: Tạo mới câu hỏi, Sửa, thay đổi nội dung,
Xóa câu hỏi hiện thời.
Tại màn hình này chúng ta có thể chuyển điều khiển để xem một câu hỏi bất kỳ hiện có trong
DS các câu hỏi.

Khu vực
Chuyển xem các câu hỏi nhập
Chuyển đến xemthông
một câu
trước, sau trong danh sách tin chi tiết
hỏi trong danh sách
của câu hỏi.

Nếu nháy nút lệnh Tạo mới hoặc Sửa thì màn hình tiếp theo xuất hiện cho phép bắt đầu quá
trình nhập thông tin chi tiết cho câu hỏi hiện thời. Màn hình này có dạng như hình dưới đây:

Page 68
iQB Cat 2.0 User Guide

Chúng ta hãy chú ý đến vị trí chứa 6 thanh TAB thông tin chính của màn hình này. Đó là 6
loại thông tin chính của câu hỏi sẽ phải nhập cho mỗi câu hỏi.
(1) Thông tin
Đây là các thông tin gốc và phân loại hệ thống của câu hỏi. Các thông tin này rất quan trọng
và sẽ có ảnh hưởng quyết định đến các màn hình nhập thông tin tiếp theo. Các thông tin phân
loại hệ thống bao gồm: phân loại ngắn/dài, phân loại kiểu nội dung là trắc nghiệm hay tự
luận, tiếp theo là các thông tin phân loại chi tiết các kiểu trắc nghiệm, ....
(2) Phân loại
Đây là các thông tin phân loại theo nội dung kiến thức của câu hỏi. Các thông tin cần nhập
bao gồm phân loại lý thuyết / bài tập, thông tin gán phạm vi chủ đề kiến thức, kỹ năng câu
hỏi, ...
(3) Nội dung
Thông tin nội dung chính của câu hỏi. Tùy thuộc vào các dạng của câu hỏi mà nội dung này
có thể chứa hoặc không chứa kèm theo đáp án. Đây là TAB thông tin quan trọng nhất của mỗi
câu hỏi. Phần mềm đã cho phép tối đa sức mạnh để nhập thông tin này. Hiện tại phiên bản
iQB Cat 2.0 cho phép nhập nội dung câu hỏi dưới dạng RTF, cho phép nhập và định dạng
Text bất kỳ, hỗ trợ cho các loại font tiếng Việt khác nhau kể cả Unicode. Ngoài ra phần mềm
còn hỗ trợ cho việc nhập công thức toán học trực tiếp trong cửa sổ này sử dụng công ty
MathType.
(4) Đáp án
Thông tin đáp án hoặc đáp số của câu hỏi.
(5) Lời giải

Page 69
iQB Cat 2.0 User Guide

Thông tin này bao gồm lời giải chi tiếtm các gợi ý trả lời câu hỏi và barem cách chấm điểm
cho câu hỏi hiện thời.
(6) Thống kê
Các thông tin tham số liên quan đến đánh giá câu hỏi (theo lý thuyết IRT) và dùng để thống
kê câu hỏi.
7.1.2. Nhập, điều chỉnh thông tin hệ thống câu hỏi
Trong cửa sổ nhập thông tin hệ thống câu hỏi, các tham số quan trọng sau sẽ được cập nhật.

Tên câu hỏi: Tên (name) của câu hỏi hiện thời. Tên này được ghi trên đề kiểm tra tại dòng
đầu tiên.
Thời gian thực hiện: thời gian tính bằng phút. Có thể nhập như một số thập phân (ví dụ
nhập là 2.5).
Loại câu hỏi: Loại câu hỏi chính của phần mềm là Ngắn (Simple) hay Dài (Complex).
Trong mục này chúng ta sẽ tìm hiểu cách nhập thông tin của các câu hỏi ngắn trước. Câu hỏi
Dài sẽ đuợc trình bày trong phần 7.3 của tài liệu này.
Kiểu nội dung: Kiểu nội dung là Trắc nghiệm hay Tự luận.
Câu hỏi Trắc nghiệm là loại câu hỏi đưa ra nội dung câu hỏi cộng với các đáp án hoàn chỉnh,
người dùng làm bài bằng cách chọn một hoặc một vài đáp án có sẵn. Loại câu hỏi trắc
nghiệm hiện đang được sử dụng rất nhiều trên thế giới. Đối với người dùng thì chỉ có 1 loại
câu hỏi trắc nghiệm, nhưng với người nhập dữ liệu trong iQB thì sẽ có 3 loại câu hỏi thuộc
kiểu trắc nghiệm là Q1, Q2 và Q3.
Câu hỏi Tự luận là loại câu hỏi không phải là trắc nghiệm. Với loại câu hỏi này, người sử
dụng không biết trước đáp án hoặc đáp số. Làm bài kiểm tra bắt buộc phải làm trên giấy.
Trong iQB hỗ trợ 2 kiểu ra đề tự luận là Q4 và Q5. Chú ý rằng đối với học sinh thì chỉ có một
loại câu hỏi trắc nghiệm và một loại câu hỏi tự luận mà thôi.
Kiểu nội dung trắc nghiệm: Nếu kiểu nội dung câu hỏi là Trắc nghiệm thì cho phép có 2
kiểu nhập nội dung là Chỉ lưu nội dung và Lưu nội dung + đáp án.
- Chỉ lưu nội dung: Theo cách này, phần nội dung và đáp án của câu hỏi trắc nghiệm sẽ
được nhập và lưu trữ riêng biệt. Tùy thuộc vào cách lưu trữ các đáp án riêng biệt này chúng
ta sẽ phân loại tiếp các câu hỏi dạng này thành 2 kiểu Q2 và Q3.
- Lưu nội dung + đáp án: Nội dung câu hỏi trắc nghiệm đã có toàn bộ phần nội dung câu
hỏi và đáp án. Đây chính là dạng câu hỏi Q1. Ví dụ cho dạng câu hỏi Q1, toàn bộ nội dung
câu hỏi như sau sẽ được nhập tại khung Nội dung của câu hỏi:

Page 70
iQB Cat 2.0 User Guide

Tìm phần tử tiếp theo của dãy số:


1 2 3 4 5 ?
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5

Kiểu đáp án trắc nghiệm: Thông tin này dùng cho các câu hỏi trắc nghiệm kiểu Q2 hoặc
Q3, trong đó nội dung và đáp án của câu hỏi được lưu trữ riêng biệt. Có 2 lựa chọn cho việc
lưu trữ này:
- Đáp án tường minh: Đáp án được lưu trữ cố định trong một dãy các đáp án. Phần mềm
cho phép lưu trữ tối đa là 9 đáp án (tương ứng với cách đánh số từ 1 đến 9 hoặc từ A đến K).
Đây chính là kiểu câu hỏi Q2. Trên thực tế Q2 là dạng câu hỏi trắc nghiệm hay gặp nhất và
được khuyến cáo dùng nhiều nhất.
Ví dụ của câu hỏi dạng Q2.
Nội dung Đáp án
Tìm từ còn thiếu tại vị trí ... trong câu văn 1. Con bò (S)
sau: 2. Con trâu (S)
3. Con lợn (Đ)
Con gà cục tác lá chanh
4. Con cá (S)
........ ủn ỉn mua hành cho tôi

- Đáp án động: Các đáp án được nhập dưới 2 dạng: đáp án đúng và đáp án sai được lưu trữ
riêng biệt với số lượng không hạn chế. Đây chính là câu hỏi dạng Q3. Như vậy câu hỏi dạng
Q3 là loại câu hỏi chưa hoàn chỉnh theo nghĩa phần mềm sẽ phải thực hiện thêm một thao tác
sinh tự động từ dữ liệu nhập vào để trở thành một câu hỏi hoàn chỉnh.
Ví dụ câu hỏi dạng Q3.
Nội dung Đáp án đúng Đáp án sai
Trong số các từ sau, từ nào Bộ nhớ Đại số
có liên quan đến Máy tính RAM Hình học
và Tin học ? Máy in Trời mưa
Màn hình Quần áo
Lập trình Tivi
Hệ điều hành Tủ lạnh
IBM Siêu thị
Internet

Kiểu đáp án tự luận: Thông tin chỉ ra kiểu ghi đáp án nếu câu hỏi ban đầu thuộc loại Tự
luận. Phần mềm iQB hỗ trợ 2 cách nhập đáp án tự luận sau:
- Đáp án tường minh: Là loại đáp án (hay chính xác hơn là đáp số) được nhập đúng theo
thứ tự yêu cầu của bài toán. Từ phiên bản iQB 2.0, các đáp án tường minh này sẽ được nhập
định dạng với hình ảnh và công thức toán học, hóa học kèm theo. Đây chính là loại câu hỏi
Q4. Các dạng toán Q4 mặc dù không thể làm bài trên máy tính như trắc nghiệm nhưng trong

Page 71
iQB Cat 2.0 User Guide

tương lai, loại câu hỏi này có thể cho học sinh làm bài Online trên máy tính và máy tính có
thể chấm được một cách tự động.
Ví dụ cho câu hỏi dạng Q4.
Nội dung Đáp số
Hoàng và Huy cùng có mỗi người 10 quyển 4 (đáp số thứ 1)
vở. Hoàng cho Huy 6 quyển vở. Hỏi bây giò
16 (đáp số thứ 2)
Hoàng và Huy mỗi người có bao nhiêu
quyển vở.
- Đáp án không tường minh: Là loại đáp án không thể cho dưới dạng tường minh như câu
hỏi kiểu Q4 đã trình bày ở trên. Thông thường đây là các dạng câu hỏi mà hoặc không thể
giải bằng một đáp số duy nhất, hoặc các đáp số này không thể gõ bằng Plain Text được. Hầu
hết các câu hỏi tự luận cần giải thích và có lời giải chi tiết đều thuộc loại này. Đây chính là
loại câu hỏi dạng Q5. Các câu hỏi dạng này bắt buộc phải làm bài trên giấy và không thể có
cách nào để làm Online trên máy tính được.
Ví dụ câu hỏi dạng Q5.
Nội dung Đáp số
Em hãy trình bày các hiểu biết của mình về
diễn biến và ý nghĩa lịch sử của chiến
thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Như vậy trên màn hình nhập thông tin hệ thống đầu tiên của câu hỏi, cả 5 dạng câu hỏi đều
có thể được xác định ngay trên màn hình này.
Câu hỏi Màn hình lựa chọn thông tin
Q1

Q2

Q3

Page 72
iQB Cat 2.0 User Guide

Q4

Q5

7.1.3. Nhập thông tin phân loại kiến thức


Tab Phân loại dùng để nhập các thông tin của câu hỏi có liên quan đến kiến thức. Màn hình
nhập thông tin này có dạng sau:

Các thông tin cần nhập bao gồm:


- Loại câu hỏi lý thuyết / bài tập.
- Mức độ phân loại khó dễ của câu hỏi: có 3 mức lựa chọn: Dễ, Trung bình, Khó. Mặc đinh
phần mềm gán giá trị mức Trung bình.
- Kỹ năng của câu hỏi. Cần gán kỹ năng cơ bản cho mỗi câu hỏi.
- Phạm vi kiến thức cần gán cho câu hỏi này. Nhấn nút để vào cửa sổ
chọn phạm vi kiến thức hình cây để chọn chủ đề kiến thức tương ứng.

Page 73
iQB Cat 2.0 User Guide

Dùng chuột kích chọn chủ đề tương ứng (phải là chủ đề kiến thức lõi) và nhấn nút Lựa chọn
để tiến hành công việc gán. Để hủy lệnh nhấn nút Thoát.
7.1.4. Nhập nội dung câu hỏi
Nhấn Tab Nội dung để bắt đầu nhập nội dung chính của câu hỏi. Màn hình nhập nội dung
câu hỏi sẽ phụ thuộc vào từng dạng câu hỏi khác nhau sẽ có cách thể hiện khác nhau. Với
mỗi loại câu hỏi (Q1, Q2, Q3, Q4, Q5) phần mềm sẽ đưa ra các giao diện nhập dữ liệu tương
ứng với loại câu hỏi này để có thể nhập dữ liệu một cách nhanh nhất.
Thanh công cụ soạn thảo của iQB
Công việc nhập thông tin vào nội dung chính của câu hỏi sẽ thông qua một thanh công cụ
soạn thảo được thiết kế riêng cho phần mềm iQB.
Thanh công cụ này có dạng như sau:

Các nút trên thanh công cụ này có ý nghĩa như sau:


Stt Biểu tượng công cụ Tên công cụ Mô tả ý nghĩa
1 Font Công cụ chọn Font. Phần mềm cho phép
chọn tất cả các loại font kể cả Unicode để gõ
tiếng Việt. Phần mềm gõ tiếng Việt không đi
kèm phần mềm. Người sử dụng phải cài đặt
bộ gõ tiếng Việt độc lập.
Chú ý: có thể một số bộ gõ tiếng Việt không
tương thích hoàn toàn với công cụ soạn thảo
của iQB. Cần tìm các bộ gõ tương thích.
2 Size Kích thước, co chữ của Font.
3 Cut Cut: xóa và sao chép phần đã chọn vào bộ
đệm.
4 Copy Copy: Sao chép phần đã chọn vào bộ đệm.
5 Paste Paste: Sao chép thông tin từ bộ đệm ra màn
hình tại vị trí con trỏ.

Page 74
iQB Cat 2.0 User Guide

Stt Biểu tượng công cụ Tên công cụ Mô tả ý nghĩa


6 Bold Công cụ tạo hiệu ứng chữ đậm.
7 Italic Công cụ tạo hiệu ứng chữ nghiêng.
8 Underline Công cụ tạo hiệu ứng chữ có gạch dưới.
9 Left, Right, Căn hàng cho Paragraph hiện thời hoặc đã
Center, Justify chọn theo: trái, phải, giữa và đều hai bên.
Allignment
10 Numbering Công cụ tạo hiệu ứng đánh số cho
Paragraph.
Chú ý rất quan trọng:
Không nên dùng công cụ này để đánh số các
phương án trả lời của câu hỏi trắc nghiệm.
Trong mọi trường hợp khi tạo các phương
án cho câu hỏi trắc nghiệm cần đánh số bằng
tay (ví dụ A, B, C hay 1, 2, 3).
11 Bullete Công cụ tạo hiệu ứng bullete cho Paragraph.
12 Supperscript Công cụ tạo ra chữ có chỉ số trên.
13 Subscript Công cụ tạo ra chữ có chỉ số thấp xuống.
14 Math Công cụ gõ công thức toán học bằng Math
Type.
Chú ý:
Khi cài đặt phần mềm iQB, bộ phần mềm
Math Type Client sẽ được tự động cài vào
máy người sử dụng và chức năng hiện công
cụ MathType sẽ tự động có hiệu lực. Người
dùng phải có trách nhiệm về bản quyền của
phần mềm MathType.
15 Chem Chèn công thức và phương trình hóa học
bằng công cụ ChemSketch.
Chú ý:
ChemSketch là phần mềm vẽ công thức hóa
học miễn phí của công ty
16 Insert bitmap Công cụ cho phép chèn các hình đồ họa từ
File vào bên trong nội dung câu hỏi. Các
dạng tệp đồ họa hỗ trợ là BMP, JPG, GIF.
17 Insert RTF Công cụ cho phép chèn các tệp văn bản
dạng RTF vào nội dung của câu hỏi hiện
thời.
Chú ý: Phiên bản phần mềm iQB Cat 2.0
chưa hỗ trợ cho phép chèn trực tiếp các tệp
văn bản dạng DOC. Với các tệp dạng này,
người dùng nên chuyển sang dạng RTF và
sau đó chèn vào câu hỏi thông qua công cụ
này.

Chú ý:

Page 75
iQB Cat 2.0 User Guide

Công cụ soạn thảo trong bộ phần mềm iQB có sử dụng công cụ TX Text Control của công ty
GmBH. Công ty School@net đã mua bản quyền sử dụng phần mềm này, người dùng không
cần phải quan tâm và lo lắng gì đến quyền sử dụng của chúng. Khi cài đặt phần mềm iQB,
các công cụ TX Control Client đã được tự động cài đặt trong máy tính.

Sau đây là mô tả chi tiết các màn hình nhập thông tin câu hỏi theo các dạng tương ứng.
Câu hỏi dạng Q1 (trắc nghiệm)
Q1 là dạng câu hỏi trắc nghiệm trong đó toàn bộ nội dung và đáp án của câu hỏi được lưu trữ
trong phần nhập thông tin nội dung câu hỏi như hình dưới đây.

Nhập thông
Toàn bộ nội dung tin về các vị
và 4 đáp án đã lưu trí phương
ngay trong nội án đúng và
dung câu hỏi. cách đánh số
phương án
tại đây.

- Trong khung Nội dung câu hỏi nhập toàn bô nội dung cùng các đáp án của câu hỏi hiện
thời.
- Các thông tin về số lượng đáp án, số lượng đáp án đúng, vị trí đáp án đúng và cách đánh số
các đáp án được nhập trong khung cửa sổ bên phải. Số lượng đáp án không được phép quá 9.
Cách đánh số các phương án chỉ có thể là một trong 3 loại sau:
+ Chữ số: 1, 2, 3, ...., 9
+ Chữ thường: a, b, c, ...., k
+ Chữ hoa: A, B, C, ..., K
Chú ý: việc khai báo cách đánh số của đáp án là rất cần thiết và phải phù hợp với dữ liệu đã
nhập trong câu hỏi. Trong hình ảnh trên, cách đánh số này là kiểu Chữ hoa, có 4 đáp án, có
01 đáp án đúng và vị trí đáp án đúng là 2.
Câu hỏi dạng Q2 (trắc nghiệm)
Q2 là loại câu hỏi trắc nghiệm với đáp án tường minh. Đây là loại câu hỏi được dùng nhiều
nhất trên thực tế và được khuyến cáo sử dụng chính trong phần mềm. Đặc điểm của loại câu
hỏi này là:

Page 76
iQB Cat 2.0 User Guide

- Phần nội dung chính câu hỏi chỉ lưu trữ bản thân nội dung câu hỏi, không lưu trữ các đáp án
(như đối với Q1).
- Các đáp án (cả đáp án sai và đúng) sẽ được lưu trữ riêng biệt.
Màn hình nhập thông tin câu hỏi dạng Q2 có hình ảnh tương tự sau:

Số lượng đáp
án cần nhập
trực tiếp.

Các đáp án và
tính đúng / sai
của các đáp án
này.

- Nội dung câu hỏi được nhập trong khung cửa sổ bên trái.
- Các phương án của câu hỏi (trong đó có một số là sai, một số là đúng) được nhập trong
khung cửa sổ bên phải. Được phép nhập maximum là 9 phương án.
Chú ý quan trọng:
Toàn bộ nội dung và các phương án trả lời của câu hỏi được phép nhập là chữ có định dạng.
Đây là một mở rộng đáng kể của phiên bản mới iQB 2.0 so với các phiên bản trước đây.
Câu hỏi dạng Q3 (trắc nghiệm)
Q3 là dạng câu hỏi trắc nghiệm với các đáp án động. Các đáp án của loại câu hỏi này được
chia thành 2 loại: đúng - sai và được nhập trong cửa sổ Đáp án.
Màn hình nhập nội dung câu hỏi. Toàn bộ khung cửa sổ dùng để nhập nội dung của câu hỏi
dạng Q3.

Page 77
iQB Cat 2.0 User Guide

Màn hình nhập các đáp án đúng / sai của câu hỏi này:

Các đáp án đúng sẽ được nhập tại khung bên trái. Các đáp án sai sẽ được nhập tại khung bên
phải. Để tạo thêm một đáp án nữa hãy nhấn nút để bổ sung thêm đáp án và nút
dùng để xóa và giảm số lượng đáp án hiện thời. Chú ý rằng cần nhập thông tin đầy đủ cho tất
cả các đáp án đúng hoặc sai nằm trong phạm vi số lượng đáp án ghi trên màn hình.
Chú ý:
Các câu hỏi trắc nghiệm dạng Q3 khi nhập vào máy tính chưa tạo ra một câu hỏi trắc nghiệm
hoàn chỉnh. Các câu hỏi loại này khi tạo ra đề kiểm tra hoàn chỉnh, phần mềm sẽ tự động lấy
thông tin từ các đáp án đúng và sai của các câu hỏi này để tạo ra một câu hỏi hoàn chỉnh.
Câu hỏi dạng Q4 (tự luận)
Q4 là dạng câu hỏi tự luận với đáp án tường minh. Các đáp án (chính là đáp số của câu hỏi)
được nhập riêng tương tự như đối với loại câu hỏi Q2.
Màn hình nhập câu hỏi dạng Q2 có khuôn dạng như sau:

Page 78
iQB Cat 2.0 User Guide

- Khung thông tin bên trái dùng để nhập nội dung câu hỏi.
- Các đáp án tường minh được nhập trong khung bên phải. Các đáp số này được nhập dưới
dạng chữ có định dạng.
Câu hỏi dạng Q5 (tự luận)
Q5 là dạng câu hỏi tự luận với kiểu đáp án không tường minh. Màn hình nhập câu hỏi dạng
Q5 có dạng như sau:

- Khung cửa sổ bên trái dùng để nhập thông tin nội dung câu hỏi.
- Khung cửa sổ bên phải dùng để nhập đáp án hoặc đáp số của câu hỏi. Cả phần nội dung và
đáp án câu hỏi đều có thể nhập được bằng text có định dạng.

Page 79
iQB Cat 2.0 User Guide

7.1.5. Nhập đáp án, đáp số câu hỏi


Hầu hết với các dạng câu hỏi (Q1, Q2, Q4, Q5) các đáp án hoặc đáp số đều được nhập ngay
trong cửa sổ TAB Nội dung như đã trình bày trong phần trên. TAB Đáp án chỉ dùng cho dạng
câu hỏi Q3 (trắc nghiệm, đáp án động).
Như vậy đối với câu hỏi dạng Q3, Tab thông tin Đáp án là có ý nghĩa dùng để nhập các đáp
án động cho câu hỏi.
Đối với các dạng câu hỏi còn lại (Q1, Q2, Q4, Q5), Tab thông tin Đáp án sẽ không mang ý
nghĩa nào. Có thể bỏ qua TAB thông tin này.
7.1.6. Nhập lời giải, gợi ý và cách chấm câu hỏi
Việc nhập lời giải và các thông tin có liên quan được cho trong TAB thông tin Lời giải.
Khung thông tin Lời giải sẽ bao gồm 4 khu vực có thể nhập thông tin:
- Lời giải chi tiết (RTF - Text)
- Cách chấm bài (RTF - Text)
- Gợi ý 1 (Plain Text)
- Gợi ý 2 (Plain Text)

Plain - Text Không định


dạng

RTF - Text
Plain - Text Không định
Có định dạng dạng

RTF - Text
Có định dạng

Lời giải chi tiết nhập tại khung thông tin bên trái.
Khung bên phải nhập các Gợi ý và Barem chấm điểm.
7.1.7. Nhập các thông số thống kê câu hỏi
TAB thông tin Thống kê dùng để nhập các tham số câu hỏi có liên quan đến đánh giá và
thống kê câu hỏi.

Page 80
iQB Cat 2.0 User Guide

Các tham số cần nhập bao gồm:


- Mức độ phân biệt
- Mức độ dễ đoán.
- Các tham số chính liên quan đến lý thuyết đánh giá câu hỏi IRT. Các tham số này được ký
hiệu a, b, c.
Trước mắt phiên bản iQB Cat 2.0 chưa hỗ trợ xử lý các tham số IRT này.
Đồ thi thông tin là đồ thị của hàm số I(θ) đánh giá mức độ và sác xuất đạt điểm của câu hỏi
hiện thời.

Đồ thị thuộc tính là đồ thị hàm số P(θ) sác xuất trả lời câu hỏi này theo giá trị câu hỏi.

Page 81
iQB Cat 2.0 User Guide

7.2. Nhập và điều chỉnh câu hỏi theo nhóm


Lệnh nhập câu hỏi theo nhóm hay còn gọi là nhập nhanh câu hỏi là một chức năng đặc biệt
của phần mềm iQB Cat. Chức năng này có ý nghĩa thực tế như sau:
- Cho phép nhập nhanh các câu hỏi theo nghĩa sau: có thể nhập nhiều câu hỏi đồng thời với
cùng một tham số phân loại câu hỏi như nhau. Ví dụ có thể nhập đồng thời các câu hỏi trắc
nghiệm với cùng loại Q2 và cùng tham chiếu đến một phạm vi kiến thức và một kỹ năng cơ
bản cụ thể.
- Cho phép nhập nội dung của đồng thời nhiều câu hỏi. Với chức năng này, người nhập dữ
liệu có thể nhanh chóng xem và kiểm tra lại nội dung của các câu hỏi đã nhập trước đó mà
không cần thực hiện bất cứ thao tác ghi dữ liệu nào.
- Mỗi lần nhập dữ liệu, lệnh chỉ cho phép nhập các câu hỏi có cùng các tham số phân loại như
nhau.
- Lệnh không cho phép nhập câu hỏi dài.
Thao tác thực hiện:
Từ thực đơn phần mềm gọi lệnh: Dữ liệu ---> Nhập câu hỏi theo nhóm.

Màn hình nhập câu hỏi theo nhóm sẽ có khuôn dạng như hình dưới đây:

1. Nhập
thông tin
phân loại
kiến thức
của các câu
hỏi cần
nhập.

2. Nhập
thông tin
phân loại
kiểu câu hỏi
cần nhập.

3. Nhấn nút Bắt đầu để


bắt đầu tiến hành nhập
dữ liệu cho các câu hỏi.
Page 82
iQB Cat 2.0 User Guide

Nhập các thông tin phân loại chung cho tất cả các câu hỏi cần nhập dữ liệu trong màn hình
trên. Nhấn nút Bắt đầu để vào màn hình nhập dữ liệu chi tiết cho các câu hỏi. Màn hình nhập
chi tiết dữ liệu các câu hỏi theo nhóm có dạng sau đây:

1. Khu vực
nhập dữ liệu nội
dung câu hỏi.

2. Khu vực hiện các


thông tin phân loại
chung cho các câu
hỏi đang nhập.

3. Khu vực các nút


điều khiển chính.

Màn hình nhập câu hỏi này có gì đặc biệt? Sau đây là các đặc điểm rất quan trọng của màn
hình nhập liệu này.
- Trước tiên ta chú ý đến khu vực phía dưới màn hình (khu vực 2 và 3). Tại đây hiện thông tin
phân loại các câu hỏi đang được nhập thông tin. Như vậy màn hình này cho phép nhập đồng
thời nhiều câu hỏi (ngắn) nhưng với cùng các tham số phân loại kiểu, phạm vi kiến thức, kỹ
năng cho trước. Cách nhập như vậy làm tăng tốc độ đáng kể của công việc nhập dữ liệu.
- Màn hình cho phép nhập liệu cho cùng một lúc nhiều câu hỏi, hay một dãy các câu hỏi,
được đánh số từ 1 đến N. Có thể dùng các nút Câu trước, Câu sau để chuyển đổi nhanh giữa
các câu hỏi trong dãy này.

Các nút lệnh điều khiển chuyển sang các


Câu hỏi đang nhập hiện thời là
câu hỏi khác trong dãy hoặc tạo câu hỏi
thứ 5 trong tổng số 7 câu hỏi
mới. Nút Cập nhật sẽ ghi đồng thời tất cả
đang nhập của lệnh.
các câu hỏi trong dãy đang nhập.
- Nút Tạo mới sẽ cho phép khởi tạo thêm một câu hỏi nữa và bổ sung vào cuối của danh
sách.

Page 83
iQB Cat 2.0 User Guide

- Nút Cập nhật có chức năng cập nhật toàn bộ thông tin của tất cả các câu hỏi đang nhập.
Như vậy lệnh Nhập câu hỏi theo nhóm có nhiều tính năng rất mạnh: có thể đồng thời xem,
nhập, sửa các thông tin của một dãy các câu hỏi cùng loại.
- Khu vực phía trên dùng để nhập thông tin chi tiết cho từng câu hỏi trong dãy. Cách nhập
liệu hoàn toàn tương tự như lệnh nhập câu hỏi chi tiết đã trình bày ở phần trên của tài liệu
này.
- Chú ý rằng lệnh nhập câu hỏi theo nhóm không cho phép nhập câu hỏi dài.
- Nút Thoát dùng để thoát khỏi lệnh nhập câu hỏi nhanh theo nhóm này.
7.3. In danh sách câu hỏi trong CSDL
Lệnh In danh sách câu hỏi có chức năng xem và in ra các câu hỏi đã được nhập trong CSDL
phục vụ nhu cầu kiểm tra và lưu trữ của các nhà trường và giáo viên. Đây là một lệnh mới bổ
sung của phiên bản iQB 2.0.
Lện cho phép in toàn bộ câu hỏi hoặc chỉ một phần sau khi đã thực hiện một bộ lọc câu hỏi
theo phạm vi kiến thức và kỹ năng.
Thực hiện lệnh: Dữ liệu ---> In danh sách câu hỏi.
Cửa sổ có dạng sau xuất hiện cho phép đặt bộ lọc tìm kiếm câu hỏi.

Đặt hoặc Hủy bộ lọc tại đây

Chọn chi tiết lọc theo Phạm vi


kiến thức và Kỹ năng câu hỏi.

Sau khi đặt xong bộ lọc, nhấn nút Thực hiện để tiến hành in danh sách câu hỏi.
Danh sách câu hỏi sẽ được đưa ra màn hình Print Preview trước khi có thể in trực tiếp ra máy
in.

Page 84
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 85
iQB Cat 2.0 User Guide

CHUƠNG VIII.
Khởi tạo và làm việc với đề kiểm tra
8.1. Mô hình đề kiểm tra (TEST) và mẫu đề kiểm tra (Test Template)
Đề Kiểm tra (TEST) là một trong các đối tượng chính của mô hình phần mềm iQB. Trong
phần mềm iQB có hai đối tượng có liên quan đến mô hình đề kiểm tra cần chú ý:
1. Đề kiểm tra (Test).
2. Mẫu đề kiểm tra (Test Template).
Đề kiểm tra (TEST) là một tập hợp các câu hỏi do giáo viên tạo ra từ ngân hàng dữ liệu và
được sử dụng để kiểm tra trình độ học sinh theo yêu cầu chương trình môn học. Mỗi đề kiểm
tra trong phần mềm iQB sẽ là một tệp (file) trên đĩa có nhiệm vụ lưu trữ các câu hỏi trong đề
kiểm tra này. Khi đã tạo ra được 01 đề kiểm tra hoàn chỉnh, đề kiểm tra này sẽ độc lập hoàn
toàn với CSDL câu hỏi. Một trong các chức năng quan trọng nhất của phần mềm iQB là chức
năng tạo ra được các đề kiểm tra này. Việc tạo đề kiểm tra có thể tiến hành tự động hoặc bán
tự động do giáo viên kiểm soát.
Mẫu đề kiểm tra (TEST TEMPLATE) là một mẫu, hoặc một mô hình chưa hoàn chỉnh của
đề kiểm tra. Nhiệm vụ chính của Mẫu đề là để tạo nhanh các đề kiểm tra theo các qui định
chặt chẽ cho trước. Ví dụ có thể tạo ra một Mẫu đề kiểm tra môn học cuối học kỳ I, từ mẫu
đề này có thể tạo nhanh rất nhiều đề kiểm tra với mục đích kiểm tra kiến thức học sinh cuối
học kỳ I. Ý nghĩa của mẫu đề kiểm tra là rất hiển nhiên.
Có rất nhiều cách và mô hình tạo mẫu đề kiểm tra. Trong phiên bản iQB Cat 2.0, phần mềm
sẽ hỗ trợ mô hình Mẫu đề kiểm tra và Đề kiểm tra theo 2 kiểu: theo Tỷ lệ kiến thức và
theo Sơ đồ Test.
8.2. Khởi tạo mẫu đề kiểm tra (bản quyền đầy đủ)
Mẫu đề kiểm tra (sau đây sẽ gọi tắt là MDKT) được kết nối thành các nhóm MDKT để dễ
dàng quản lý và theo rõi. Ví dụ có thể thiết lập các nhóm MDKT theo: Kiểm tra 15 phút,
Kiểm tra 1 tiết, .... Mỗi MDKT sẽ phải nằm trong một nhóm MDKT nào đó.
1. Khởi tạo nhóm mẫu đề kiểm tra
Thực hiện lệnh Dữ liệu --> Mẫu đề kiểm tra --> Nhóm mẫu đề.

Màn hình nhập, điều chỉnh nhóm MDKT có dạng sau:

Page 86
iQB Cat 2.0 User Guide

- Muốn tạo một nhóm MDKT mới hãy nháy chuột tại dòng cuối cùng của bảng và gõ thông
tin của nhóm MDKT bao gồm Tên nhóm và Ghi chú, sau đó nhấn nút Cập nhật.
- Muốn thay đổi thông tin hãy nháy chuột trên dòng và gõ Text, sau đó nhấn nút Cập nhật.
- Muốn xóa hãy chọn dòng chứa nhóm MDKT và nhấn nút Xóa.
2. Khởi tạo, điều chỉnh mẫu đề kiểm tra
Sau đây là các bước khởi tạo mới hoặc điều chỉnh thông tin các MDKT.
Bước 1: Thực hiện lệnh: Dữ liệu --> Mẫu đề kiểm tra --> Nhập mẫu đề kiểm tra.
Cửa sổ thông tin nhập, điều chỉnh Mẫu đề kiểm tra có dạng sau xuất hiện.

Các nút điều khiển DS các mẫu đề kiểm tra Cửa sổ nhập điều chỉnh thông tin
chính: Tạo mới, Xóa, có trong CSDL của mẫu đề kiểm tra.
Thoát khỏi lệnh.

Cửa sổ bên trái là DS các mẫu đề kiểm tra được thể hiện theo các nhóm, bên phải là màn hình
cho phép nhập và điều chỉnh thông tin các mẫu đề kiểm tra.
Chú ý phân biệt 2 loại mẫu đề kiểm tra: MDKT theo Tỉ lệ phạm vi kiến thức và MDKT theo
Sơ đồ Test. Trong cửa sổ bên trái, các MDKT này được thể hiện với các kiểu chữ khác nhau.

Page 87
iQB Cat 2.0 User Guide

Các mẫu đề kiểm tra theo kiểu


Tỉ lệ phạm vi kiến thức – thể
hiện bằng kiểu chữ in thường.

Các mẫu đề kiểm tra theo kiểu


Sơ đồ Test – thể hiện bằng
kiểu chữ in đậm (bold).

Bước 2: Chuẩn bị khởi tạo mới hoặc điều chỉnh thông tin MDKT.
Để xóa một MDKT có trong danh sách hãy kích chuột chọn MDKT này và nhấn nút Xóa.
Để tạo một MDKT mới hãy chọn một nhóm MDKT muốn tạo MDKT và nhấn nút lệnh Tạo
mới.
Muốn thay đổi, điều chỉnh thông tin của một MDKT đã có hãy kích chọn MDKT này trong
danh sách, thông tin của mẫu đề kiểm tra này sẽ xuất hiện trong khung cửa sổ bên phải.

Ta sẽ thấy xuất hiện một khung thông tin bên phải dùng để nhập thông tin chi tiết cho MDKT
này. Khung thông tin này có 3 TAB chính là: Thông tin chung, Nội dung, Thang điểm và
Các lựa chọn khác. Sau khi nhập các thông tin này, nhấn nút Cập nhật để ghi dữ liệu và nút
Thoát để kết thúc nhập MDKT này.
Bước 3: Nhập thông tin chi tiết cho MDKT hiện thời.
Mỗi MDKT có 4 khung thông tin nhập liệu chính.
Khung Thông tin chung: các thông tin chung hệ thống.

Page 88
iQB Cat 2.0 User Guide

Các thông tin hệ thống bao gồm:


- Kiểu khởi tạo mẫu đề kiểm tra: theo Tỉ lệ phạm vi kiến thức hay Sơ đồ Test.

Hãy chọn một trong hai lựa chọn này.


- Mã và Tên của MDKT, dùng để phân biệt với các MDKT khác.
- Mục đích, đối tượng và Mô tả ngắn của MDKT này.
- Các thông tin như Tên trường, Tên giáo viên ra đề, Tiêu đề trên và dưới của đề kiểm tra.
Các thông tin này sẽ được in ra cùng với đề kiểm tra.
- Nhóm MDKT tương ứng.
Khung Nội dung: thông tin liên quan đến nội dung kiến thức của đề kiểm tra.
Phụ thuộc vào kiểu MDKT là theo Tỉ lệ phạm vi kiến thức hay Sơ đồ Test mà khung thông tin
này được nhập khác nhau.
(1) Nhập nội dung theo Tỉ lệ phạm vi kiến thức
Các thông tin Nội dung của MDKT bao gồm:
- Kiểu đề kiểm tra (là Tự luận hoàn toàn, trắc nghiệm hoàn toàn hay xem kẽ giữa tự luận và
trắc nghiệm).
- Các thông tin cụ thể về số lượng câu hỏi, trong đó bao nhiêu phần là lý thuyết, bài tập, bao
nhiêu câu là tự luận và trắc nghiệm.
- Mức độ khó dễ của MDKT. Về cách xử lý các thông số này của MDKT xem phần khởi tạo
TEST để hiểu hơn cách xử lý của phần mềm.

- Thông tin về kỹ năng kiểm tra và phạm vi kiến thức của MDKT.
- Phạm vi kiến thức của MDKT được hiểu theo mô hình Tỷ lệ các chủ đề kiến thức có trong
đề kiểm tra. Theo mô hình này các MDKT được gọi là mẫu đề theo Tỷ lệ kiến thức. Khi
nháy nút Phạm vi kiến thức trong màn hình trên, cửa sổ Ma trận kiến thức dùng để nhập tỷ lệ
kiến thức cho MDKT có dạng sau xuất hiện:

Page 89
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 90
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 91
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 92
iQB Cat 2.0 User Guide

Các chủ đề kiến


thức có tham gia
vào MDKT sẽ có
màu đỏ. Bên cạnh
là tỷ lệ phần trăm
tham gia vào đề
kiểm tra này.

Mục đích của màn hình trên là gán các tỷ lệ kiến thức của các chủ đề kiến thức cho MDKT
hiện thời. Mỗi MDKT sẽ tương ứng với một dãy kiến thức + tỷ lệ như sau:
Chủ đề KT 1, P1%
Chủ đề KT 2, P2%
........
Chủ đề KT k, Pk%
Với P1 + P2 + .... + Pk = 100
Để thực hiện được việc gán trên ta làm như sau:
Nháy đúp chuột tại ô chứa chủ đề muốn gán. Xuất hiện hộp hội thoại nhỏ. Chọn tỷ lệ phần
trăm trong một danh sách bên cạnh, nhấn nút Đồng ý để chọn tỷ lệ này. Sau thao tác này, chủ
đề này sẽ xuất hiện với giá trị số bên cạnh là tỉ lệ phần trăm trong MDKT. Nếu chủ đề kiến
thức lõi sẽ được thể hiện màu đỏ trong bảng Ma trận kiến thức.

3. Nhấn nút Đồng ý để chấp


nhận giá trị thay đổi.

2. Chọn giá trị là tỉ lệ % xuất


1. Nháy đúp lên ô chứa chủ hiện trong ô Tỷ lệ.
đề kiến thức (lõi hoặc tiêu
đề), cửa sổ thông tin xuất
hiện.

Page 93
iQB Cat 2.0 User Guide

Sau khi đã nhập xong các chủ đề kiến thức, nhấn nút Tự động điều chỉnh tỷ lệ để phần mềm
tự động điều chỉnh các tỷ lệ sao cho tổng số bằng đúng 100%.
(2) Nhập nội dung theo Sơ đồ Test
Trường hợp MDKT được chọn là theo Sơ đồ Test, khung thông tin Nội dung chỉ được phép
nhập Kỹ năng kiểm tra, Mức độ khó dễ và cho phép nhập trực tiếp Sơ đồ Test. Các thông
tin khác bị mờ đi do toàn bộ các thông tin này sẽ được xác định tường minh từ Sơ đồ Test.

Mô tả màn hình nhập Sơ đồ Test cho MDKT.


Dưới đây là khung cửa sổ nhập, điều chỉnh Sơ đồ Test của một đề kiểm tra.

Thông tin của dòng


(câu hỏi) hiện thời
đang được chọn.

Các nút lệnh chính:


Tạo mới, Cập nhật,
Xóa.
Nút lệnh dùng để nhập
nhanh Sơ đồ Test.

Thông tin thống kê của


Sơ đồ Test hiện thời.

Bảng thông tin chính của Sơ đồ Nhấn nút Đồng ý để ghi lại các
Test bao gồm 1 dãy các mẫu câu thay đổi và thoát khỏi cửa sổ
hỏi. nhập Sơ đồ Test.

Page 94
iQB Cat 2.0 User Guide

Khung thông tin chính của Sơ đồ Test là một Bảng các mẫu thông tin câu hỏi sẽ được sinh tự
động trong đề kiểm tra. Mỗi dòng của bảng bao gồm 5 thông tin: Kiểu (trắc nghiệm / tự
luận), Phân loại (ngắn / dài), Hình thức (lý thuyết / bài tập), Mức độ (dễ / trung bình / khó) và
Phạm vi kiến thức (lõi hay tiêu đề) tương ứng của câu hỏi. Khi sinh tự động đề kiểm tra,
tương ứng với mỗi dòng, phần mềm sẽ chọn ngẫu nhiên từ CSDL ngân hàng một câu hỏi
tương ứng, ghép chúng lại với nhau theo đúng thứ tự để tạo thành đề kiểm tra.
Các thao tác chính trên màn hình nhập Sơ đồ Test như sau:
- Nhấn nút Tạo mới để bổ sung thêm 01 dòng của Sơ đồ Test. Khi một dòng mới bổ sung, cột
kiến thức chưa được gán sẽ rỗng. Có thể tạo mới nhiều câu hỏi trước khi gán phạm vi kiến
thức cho chúng.
- Muốn gán phạm vi kiến thức cho một câu hỏi (một dòng) có thể thực hiện một trong 2 cách
sau.
Cách 1: nháy đúp chuột lên dòng muốn gán, xuất hiện cửa sổ cho phép chọn kiến
thức. Chú ý là có thể nhập kiến thức lõi hoặc kiến thức tiêu đề.
Cách 2: nháy chuột chọn dòng hiện thời. Các thông tin phân loại của câu hỏi này sẽ
hiện tại khung bên phải. Nhấn nút Phạm vi kiến thức bên phải và nhập chủ đề kiến
thức (lõi hoặc tiêu đề).
- Muốn thay đổi thông tin phân loại của một câu hỏi thực hiện: nháy chuột chọn dòng cần
thay đổi, nhập thông tin thay đổi tại khung bên phải và nhấn nút Cập nhật.
- Muốn xóa một câu hỏi hãy chọn dòng tương ứng và nhấn nút Xóa.
- Muốn nhập nhanh Sơ đồ Test nhấn nút Nhập nhanh sơ đồ Test. Phần sau sẽ trình bày màn
hình nhập nhanh này.
Nhập nhanh Sơ đồ Test
Nhập nhanh sơ đồ Test là chức năng đặc biệt cho phép người dùng nhập sơ đồ Test nhanh
và thuận tiện theo từng chủ đề kiến thức. Màn hình nhập nhanh sơ đồ Test có dạng sau:

Thông tin của sơ đồ Test


được nhóm theo chủ đề kiến
thức.

Nhấn nút Chi tiết để điều


chỉnh thông tin theo từng chủ
đề kiến thức.

Nhấn nút Bổ sung để bổ sung


thêm chủ đề kiến thức trong
DS trên.

Trong cửa sổ nhập nhanh sơ đồ Test, thông tin của toàn bộ sơ đồ Test sẽ được nhóm theo từng
chủ đề kiến thức. Muốn bổ sung thêm kiến thức nhấn nút Bổ sung và chọn chủ đề kiến thức

Page 95
iQB Cat 2.0 User Guide

mới. Nhấn nút Kết thúc để đóng và cập nhật lại các thay đổi. Nút Chi tiết dùng để điều
chỉnh thông tin theo chủ đề hiện thời. Cửa sổ nhập, sửa chi tiết có dạng sau:

Màn hình nhập thông tin chi


tiết cho mỗi chủ đề kiến thức:
số lượng câu hỏi, chia ra theo
lý thuyết / bài tập, ngắn / dài,
trắc nghiệm / tự luận, dễ /
trung bình / khó.

Sau khi nhập nhấn nút Đồng ý để cập nhật dữ liệu.


Khung Thang điểm: thông tin liên quan đến cách chấm điểm của đề.

Thang điểm kiểm tra: giá trị điểm số tối đa của đề kiểm tra.
Thời gian làm bài được tính bằng phút.
Bình quân điểm câu hỏi: lựa chọn này chỉ ra việc tính điểm cho các câu hỏi
Phương pháp tính điểm: chỉ ra cách tính điểm tự động cho mỗi câu hỏi khi phần mềm chấm
bài tự động kiểm tra trắc nghiệm Online trên máy tính. Có 3 phương pháp có thể lựa chọn là:
phương pháp 1/0; Lũy tiến tích cực; Lũy tiến lùi. Trong phiên bản iQB 2.0, phần mềm sẽ chỉ
hỗ trợ cho cách tính điểm 1/0, tức là nếu làm đúng được điểm tối đa, nếu sai được 0 điểm.
Khung Các lựa chọn khác: các thông tin lựa chọn của MDKT.
Các thông tin cần nhập trong khung này bao gồm:
- Thông tin liên quan đến mật khẩu của đề kiểm tra. Mỗi đề kiểm tra có thể đặt hoặc không
đặt mật khẩu. Mật khẩu có 2 mức: mức đọc, xem (mức 1) và mức đầy đủ (mức 2). Các mật
khẩu này cần gõ 2 lần.
- Các lựa chọn in của đề kiểm tra. Các lựa chọn in có ý nghĩa khi tiến hành in đề kiểm tra này
ra giấy.
- Chế độ cho phép dừng làm bài hay không trong khi làm bài Online. Lựa chọn này chỉ có ý
nghĩa đối với các MDKT kiểu trắc nghiệm hoàn toàn.

Page 96
iQB Cat 2.0 User Guide

- Chế độ ghi Logfile. Log File là các tệp dùng để ghi lại kết quả làm bài kiểm tra Online của
đề trắc nghiệm.

Page 97
iQB Cat 2.0 User Guide

8.3. Khởi tạo đề kiểm tra


Lệnh khởi tạo một đề kiểm tra (TEST FILE) được thực hiện từ thực đơn:
Đề kiểm tra --> Khởi tạo đề kiểm tra hoặc nút lệnh trên thanh công cụ. Cũng có thể
dùng tổ hợp phím Ctrl-N để bắt đầu lệnh này.
Công việc tạo đề kiểm tra được tiến hành theo 6 bước. Nếu người sử dụng dùng Mẫu đề kiểm
tra (MDKT) để tạo nhanh các đề kiểm tra thì qui trình tạo đề sẽ ngắn và nhanh hơn đáng kể.
Sau đây là mô tả chi tiết các bước tạo một đề kiểm tra (sẽ được viết ngắn là TEST) hoàn
chỉnh.
Bước 1.
Màn hình khởi tạo TEST Creation 1/6 có dạng sau:

- Các thông số chính của bước 1 cần nhập là: Tên TEST FILE, Thư mục lưu trữ TEST này và
Tên của đề kiểm tra. TEST file luôn có phần mở rộng ngầm định là qbt.
- Chọn kiểu khởi tạo Test là theo Tỉ lệ phạm vi kiến thức hay theo Sơ đồ Test.
- Nếu phần mềm được đăng ký bản quyền đầy đủ và nếu muốn sử dụng các MDKT đã có
trong CSDL, hãy nháy chuột chọn mục Mẫu đề Test và nhấn nút Chọn mẫu đề để chọn
MDKT được dùng. Khi đó nút lệnh Test Schema sẽ hiện. Nhấn vào nút lệnh này sẽ chuyển
thẳng sang bước tạo đề 6/6. Toàn bộ các thông tin khởi tạo TEST từ bước 2 đến bước 5 đã
được tự động khởi tạo từ dữ liệu của MDKT này. Người dùng vẫn có thể nhấn nút Tiếp tục
để chuyển sang các bước sau như bình thường.
- Nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang Bước 2.
Bước 2.
Màn hình khởi tạo TEST Creation Wizard 2/6 có dạng sau:

Page 98
iQB Cat 2.0 User Guide

- Các thông tin cần nhập trong bước 2 bao gồm phần mô tả ngắn TEST, các Tiêu đề trên, Tiêu
đề dưới, Tên trường và Tên giáo viên.
+ Tên TEST được in ra phía trên, căn giữa trang in.
+ Tiêu đề trên, tiêu đề dưới là những dòng chữ được in ra giống nhau trong các
trang in của đề kiểm tra.
+ Tên trường được in ra phía trên, bên phải ngay bên dưới của tiêu đề trên.
+ Tên giáo viên được in ra dòng dưới của Tên TEST.
- Nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước 3, nút Quay lại để chuyển về bước 1.
Bước 3.
Màn hình khởi tạo TEST Creation Wizard 3/6 có khuôn dạng phụ thuộc vào cách khởi tạo
Test này là theo tỷ lệ kiến thức hay sơ đồ Test.
Trường hợp Test được tạo bởi Tỷ lệ phạm vi kiến thức, màn hình có dạng sau:

Tại bước này sẽ nhập các thông tin liên quan đến câu hỏi và phạm vi kiến thức của TEST.
Các thông tin cần nhập bao gồm:
- Kiểu đề TEST: trắc nghiệm, tự luận hoặc xen kẽ giữa trắc nghiệm và tự luận. Cả 3 loại đề
này đều đang được áp dụng rất phổ biến trong các nhà trường Việt Nam.

Page 99
iQB Cat 2.0 User Guide

- Các thông tin liên quan đến số lượng câu hỏi có trong TEST, phân bổ tỷ lệ phần trắc
nghiệm, tự luận và phân bổ lý thuyết, bài tập.
Chú ý: Các phân bổ này chỉ là các tham số ban đầu để phần mềm thực hiện việc phân
bổ tự động. Trong quá trình tạo TEST ở các bước sau, người sử dụng có quyền can
thiệp rất sâu vào từng câu hỏi của TEST và có thể điều chỉnh lại các tham số này.
Xem kỹ hơn bước 6 của quá trình khởi tạo TEST này.
- Mức độ TEST: chọn 1 trong 3 kiểu Dễ, Trung bình, Khó. Xem thêm về các lựa chọn hệ
thống của phần mềm đề hiểu thêm cách phần mềm xử lý thông tin Mức độ TEST như thế nào
trong khi tạo TEST.
- Thông tin kỹ năng. Mỗi TEST có thể tương ứng với một Kỹ năng kiểm tra. Tham số này
có chức năng đặt một bộ lọc cho tập hợp các câu hỏi sẽ được chọn trong TEST.
- Phạm vi kiến thức: nếu TEST này được khởi tạo dựa trên một MDKT thì phạm vi kiến
thức của TEST sẽ được sao chép từ MDKT này. Trường hợp TEST được khởi tạo từ đầu thì
cần nhập lại phạm vi kiến thức này. Cách thực hiện nhập phạm vi kiến thức hoàn toàn tương
tự như đối với MDKT đã trình bày trong phần trên của tài liệu này.
- Nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước 4, nút Quay lại để chuyển về bước 2.
Trường hợp Test được tạo bởi Sơ đồ Test, màn hình có dạng sau:

Đối với Test loại này, người dùng không cần nhập bất cứ thông tin nào ngoại trừ chính sơ đồ
Test. Nhấn nút để vào màn hình nhập hoặc điều chỉnh trực tiếp sơ đồ
Test.
Cách nhập Sơ đồ Test hoàn toàn tương tự như việc nhập Sơ đồ Test của mẫu đề kiểm tra.
Nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo, bước 4. Nhấn nút Quay lại để chuyển về
bước 2.

Page 100
iQB Cat 2.0 User Guide

Bước 4.
Màn hình khởi tạo TEST Creation Wizard 4/6 có dạng sau:

Tại bước này sẽ nhập các thông tin lựa chọn của TEST bao gồm:
- Thang điểm của TEST và thời gian làm bài tính bằng phút. Đây là hai thông số rất quan
trọng của mỗi đề kiểm tra. Với thang điểm tối đa cho trước, phần mềm sẽ tự động tính toán
điểm của từng câu hỏi trong đề kiểm tra để tính điểm khi làm bài trên máy. Thời gian làm bài
được tính bằng phút. Giá trị này có ý nghĩa khi học sinh tiến hành kiểm tra trực tuyến: phần
mềm tự động dùng và tính điểm khi thời gian làm bài đã hết.
- Bình quân điểm: cách tính điểm cho từng câu hỏi: tính điểm bình quân hay sử dụng cách
tính điểm độc lập cho mỗi câu hỏi. Thông tin này xác định cách phần mềm phân bổ điểm tự
động cho từng câu hỏi của đề kiểm tra khi mới khởi tạo.
- Cho phép dừng khi làm bài: cho phép trong khi làm bài kiểm tra Online trên máy tính có
được phép dừng lại hay bắt buộc phải làm cho đến khi nộp bài hoặc hết giờ. Thông số này là
rất quan trọng nếu các nhà trường mong muốn tiến hành kiểm tra trực tiếp cho học sinh trong
phòng máy tính.
- Mật khẩu của TEST: mỗi TEST có thể đặt chế độ có mật khẩu bảo vệ. Có 2 mức đặt mật
khẩu. Mức 1: mật khẩu xem (chỉ đọc), mức 2: mật khẩu đầy đủ (xem và ghi). Khi người dùng
mở một TEST ra để làm việc, tùy thuộc vào các tình huống khác nhau mà phần mềm sẽ xác
định được quyền của người sử dụng này đối với TEST hiện thời. Xem thêm phần Kiểm tra
trực tuyến để hiểu thêm về các quyền này và về cách xử lý của phần mềm.

Page 101
iQB Cat 2.0 User Guide

- Phương pháp tính điểm: trước mắt phần mềm chỉ hỗ trợ kiểu tính điểm tự động theo
phương pháp 1/0.
- Nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước 5, nút Quay lại để chuyển về bước 3.
Bước 5.
Màn hình khởi tạo TEST Creation Wizard 5/6 có dạng sau:

Màn hình của bước 5 cho phép nhập các thông tin lựa chọn cho lệnh in TEST.
- In điểm câu hỏi: có in điểm câu hỏi bên cạnh tên câu hỏi hay không.
Ví dụ:
Bài 1 (3.5 điểm).

- In chú giải cho câu hỏi: chú giải cho câu hỏi được in ngay dòng phía dưới câu hỏi.
Ví dụ:
Bài 1 (2 điểm).
Học sinh được phép mang máy tính bỏ túi để tính toán nhanh.

- Các thông tin lựa chọn về việc có in tên trường, tên giáo viên, tiêu đề trên, tiêu đề dưới và
tiêu đề hệ thống hay không. Tiêu đề hệ thống bao gồm 2 dòng, một dòng phía trên và một
dòng phía dưới các trang in ghi rõ tên phiên bản phần mềm đã tạo ra TEST và ghi mã của
TEST này.
- Thông tin về Log File: ghi rõ tên Log File cần ghi kết quả ra nếu tiến hành kiểm tra Online
theo TEST này.
- Nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước 6, nút Quay lại để chuyển về bước 4.

Page 102
iQB Cat 2.0 User Guide

Bước 6.
Màn hình khởi tạo TEST Creation Wizard 6/6 có dạng sau:

1. Thông tin phân


loại TEST

2. Thông tin chi


tiết của từng câu
hỏi trong đề
TEST. Có thể
thực hiện nhiều
thao tác liên quan
đến từng câu hỏi.

3. Các nút lệnh


điều khiển.

Bước 6 là bước cuối cùng đồng thời là bước phức tạp và quan trọng nhất của quá trình khởi
tạo TEST. Tại bước này người dùng sẽ cùng với phần mềm kiểm soát việc sinh ra các câu hỏi
cụ thể của TEST dựa trên các dữ liệu đã nhập trong các bước trước.
Giới thiệu màn hình khởi tạo TEST Creation Wizard 6/6: Question Informations
Màn hình khởi tạo TEST bước 6 bao gồm 3 khu vực chính:
- Phía trên là khung hiện các thông tin chung của TEST có liên quan đến việc sinh câu hỏi
của TEST. Các thông tin thể hiện bao gồm tổng số câu hỏi, tỷ lệ đã chọn của lý thuyết / bài
tập, tỷ lện trắc nghiệm / tự luận. Các thông số này có ý nghĩa tham khảo.
- Phía dưới là các nút lệnh điều khiển chính bao gồm các nút:
+ Quay lại: quay trở về bước 5.
+ Thoát: thoát khỏi lệnh mà không tạo ra TEST nào.
+ Kết thúc: tiến hành chính thức việc sinh TEST dựa trên tất cả các tham số đã chọn
hiện thời. Nếu không thực hiện được, lệnh sẽ thông báo lỗi và cho phép người dùng
quay trở lại lệnh này. Nếu thành công, lệnh sẽ tạo ra TEST File trên đĩa và tự động
thoát khỏi lệnh này.
- Khung nằm giữa màn hình là thông tin chi tiết của từng câu hỏi do máy sinh ra tại thời điểm
hiện thời. Đây là khu vực làm việc chính. Người dùng sẽ được phép xem toàn bộ thông tin
các câu hỏi tại thời điểm hiện tại, được quyền thực hiện nhiều thao tác với các câu hỏi này
(xem phần sau).

Page 103
iQB Cat 2.0 User Guide

Xem, duyệt các câu hỏi Xem thông tin của Thay đổi chủ đề kiến
trong TEST SƠ ĐỒ TEST thức cho câu hỏi

Nơi hiện nội dung


câu hỏi hiện thời

Chọn câu hỏi hiện


thời.

Tổng số câu hỏi dự


trữ trong CSDL
Thang điểm, thời Thông tin phân loại cho câu hiện thời
Fix nội dung câu hỏi
gian thực hiện cho của câu hiện thời không cho phép thay
câu hiện thời. trong TEST đổi nữa.

Với mỗi câu trong TEST, người dùng có thể thực hiện các thao tác thay đổi chủ đề kiến thức,
thay đổi các thông số liên quan đến câu hỏi này hoặc có thể tiến hành duyệt và
Khái niệm SƠ ĐỒ TEST
Sơ đồ TEST là một khái niệm rất quan trọng và đóng vai trò trung tâm trong quá trình khởi
tạo một TEST. Sơ đồ TEST là một bảng thông tin cụ thể của tất cả các câu hỏi sẽ được khởi
tạo trong TEST. Từ các thông số ban đầu khởi tạo TEST, phần mềm sẽ tự động sinh ra Sơ đồ
TEST. Từ Sơ đồ TEST này, phần mềm sẽ tự động sinh ra TEST FILE chính thức. Nút lệnh
Xem/sửa sơ đồ TEST cho phép người dùng có thể mở bảng Sơ đồ TEST để xem, kiểm tra và
sửa lại theo ý muốn của mình.

Kích đúp lên các ô


lưới đề thay đổi
thông tin.

Số lượng câu hỏi dự


trữ trong CSDL.

Nếu đã chọn thì có nghĩa


câu hỏi đã chọn xong,
không thay đổi được nữa.

Từ bảng Sơ đồ TEST trên ta sẽ biết được:

Page 104
iQB Cat 2.0 User Guide

- Thông tin phân loại chi tiết của từng câu hỏi sẽ được khởi tạo trong TEST hiện thời. Người
dùng có thể thay đổi tất cả các thông số này bằng cách nháy đúp chuột tại ô tương ứng để
thay đổi thông tin.
- Cột Số lượng chỉ rõ số lượng dự trữ các câu hỏi có trong CSDL tương ứng với câu hỏi hiện
thời của TEST. Nếu giá trị này = 0 thì có nghĩa là câu hỏi hiện thời không thể tạo ra được và
tất nhiên TEST cũng sed không khởi tạo được.
- Cột Chọn chỉ ra rằng câu hỏi hiện thời trong TEST đã được người dùng chọn cố định chưa.
Nếu đã chọn thì thông tin và nội dung của câu hỏi này không thể thay đổi được nữa.
- Sau khi thay đổi thông tin trong Sơ đồ TEST, nhấn nút Cập nhật để ghi lại các thay đổi và
đóng cửa sổ này lại. Nhấn nút Thoát nếu đóng cửa sổ lại và không ghi lại các thay đổi.
Các thao tác khởi tạo và sinh các câu hỏi của TEST
Tại bước 6, người dùng còn có khả năng tự chọn và sinh ra một câu hỏi cụ thể trong
TEST. Đây là chức năng rất mạnh của phần mềm, nó cho phép giáo viên có quyền can thiệp
rất sâu trong quá trình sinh TEST, cụ thể giáo viên có thể chọn được từng câu cụ thể để đưa
vào TEST mà mình đang khởi tạo. Các thao tác tương ứng như sau:
- Nhấn nút Chi tiết để bắt đầu quá trình sinh câu hỏi hiện thời. Cửa sổ Select a Question có
dạng sau xuất hiện (hình ảnh dưới là màn hình chọn câu hỏi 2).

1. Các phạm vi tìm


kiếm cho câu hỏi
hiện thời.

2. Nội dung câu hỏi


hiện thời hiện tại
đây để xem, duyệt

3. Nội dung chính


thức câu hỏi sẽ hiện
tại đây.

- Chọn các thông tin phạm vi tìm kiếm cho câu hỏi hiện thời tại vùng 1. Các tiêu chuẩn tìm
kiếm bao gồm: Phân loại câu hỏi Ngắn - Dài, kiểu Tự luận - Trắc nghiệm, hình thức Lý
thuyết - Bài tập, mức độ Dễ - Trung bình - Khó. Chú ý rằng chủ đề kiến thức và kỹ năng thì
không thể chọn được trong màn hình này.
- Vùng thông tin 2 là khung cửa sổ sẽ hiện nội dung của các câu hỏi muốn chọn. Phía trên là
thông tin về tổng số các câu hỏi đã tìm thấy trong phạm vi hiện thời. Để hiện nội dung câu
hỏi trong khung này có 2 cách làm:
+ Nhấn nút Ngẫu nhiên, máy tính sẽ hiện một cách ngẫu nhiên nội dung câu hỏi trong phạm
vi cần tìm kiếm.
+ Nút Danh sách dùng để chủ động xem nội dung của tất cả các câu hỏi trong phạm vi tìm
kiếm hiện thời. Khi nháy vào nút này, cửa sổ List Question sẽ xuất hiện có dạng dưới đây:

Page 105
iQB Cat 2.0 User Guide

Nháy chuột vào các dòng để xem nội dung câu hỏi. Nếu đồng ý thì nhấn nút Chọn để quay lại
màn hình Select a Question.
- Nếu muốn chọn câu hỏi đã hiện trong vùng cửa sổ 2 để đưa vào TEST thì nháy nút Sinh đề.
Nội dung câu hỏi này sẽ được chuyển vào vùng số 3. Nút Hủy dùng để hủy lệnh vừa thực
hiện để thực hiện lại lệnh Sinh đề.
- Nhấn nút Cập nhật để kết thúc việc chọn câu hiện thời và quay lại màn hình chính của
bước 6.
- Nếu nội dung câu hỏi đã chọn muốn cố định lại không thay đổi nữa thì nháy chuột chọn tại
vị trí Cố định nội dung, câu hỏi này sẽ không thể thay đổi được nữa.
Kết thúc, khởi tạo thành công một TEST
Để kết thúc lệnh và sinh TEST hãy nháy chuột vào nút Kết thúc. Phần mềm sẽ tiến hành sinh
câu hỏi tự động (đối với các câu hỏi chưa Fix nội dung) trong một vài phút. Sau khi TEST đã
tạo ra, phần mềm sẽ chuyển sang trạng thái đang MỞ đề TEST này.
8.4. Mở, đóng đề kiểm tra
8.4.1. Mở đề kiểm tra
Lệnh mở một đề kiểm tra được thực hiện bởi lệnh Đề kiểm tra --> Mở đề kiểm tra hoặc
nhấn nút lệnh trên thanh công cụ. Cũng có thể dùng tổ hợp phím Ctrl-O để mở đề TEST.
Khi mở đề TEST, nếu đề có mật khẩu, phần mềm sẽ yêu cầu nhập mật khẩu. Mỗi đề TEST có
thể có 2 mức mật khẩu: mức 1 - mật khẩu chỉ đọc, xem thông tin và mức 2 - mật khẩu
đầy đủ. Tương ứng với 2 mức mật khẩu là 2 mức quyền hạn của người dùng khi mở đề
TEST.
Mức 1 (chỉ đọc): chỉ có quyền xem đề và tiến hành kiểm tra Online. Không có quyền xem
đáp án hay sửa đổi thông tin của đề này.
Mức 2 (đầy đủ): quyền đầy đủ, có thể xem nội dung, xem đáp án và thay đổi một số thông
số của đề TEST, thậm chí có quyền thay đổi nội dung chi tiết các câu hỏi của đề kiểm tra.
Nếu đề TEST có mật khẩu đọc (mức 1), hộp hội thoại nhập mật khẩu mức 1 sẽ xuất hiện có
dạng sau:

Page 106
iQB Cat 2.0 User Guide

Gõ mật khẩu xem thông tin mức 1 và nhấn nút Chấp nhận.
Nếu không nhớ mật khẩu thì người dùng chỉ còn cách nhấn nút Thoát để thoát khỏi màn hình
này.
Nếu đề TEST có mật khẩu đầy đủ (mức 2) thì hộp hội thoại dạng sau sẽ xuất hiện tiếp theo:

Gõ mật khẩu mức 2 và nhấn nút Chấp nhận.


Nếu người dùng không nhớ mật khẩu mức 2 thì có thể nhấn nút Chỉ đọc để mở TEST hiện
thời với quyền hạn mức 1.
Nhấn nút Thoát để đóng hộp hội thoại và hủy lệnh này.
8.4.2. Đóng và mở đề kiểm tra trong iQB
Phần mềm iQB 2.0 cho phép mở đồng thời 10 đề kiểm tra. Trong các đề đang mở chỉ có một
đề đang hoạt động, gọi là đề kiểm tra hiện thời (active Test).
Trên dòng tiêu đề chính của phần mềm sẽ hiện đề kiểm tra hiện thời như trong hình dưới đây.

Active Test: ThiDH2.qbt


Toàn bộ danh sách các đề kiểm tra đang mở sẽ hiện trong thực đơn phần mềm tại vị trí:
Đề kiểm tra --> Các đề đang mở.
Lệnh Đề kiểm tra --> Đóng đề kiểm tra dùng để đóng để đang mở hiện thời.
Lệnh Đề kiểm tra --> Các đề đang mở --> Đóng tất cả các đề dùng để đóng tất cả các đề
đang mở có trong danh sách.
Muốn chuyển làm việc sang đề kiểm tra khác trong danh sách hãy mở thực đơn Đề kiểm tra
--> Các đề đang mở và chọn đề kiểm tra tương ứng. Đề kiểm tra này sẽ lập tức trở thành
hoạt động hiện thời.

Page 107
iQB Cat 2.0 User Guide

Lệnh này sẽ chỉ đóng 01 đề


đang hoạt động hiện thời.

Danh sách các đề đang mở


trong bộ nhớ của phần mềm

Lệnh này đóng tất cả các đề


đang mở có trong DS

Chú ý: Toàn bộ các lệnh trên thực đơn Đề kiểm tra sẽ chỉ áp dụng cho một đề kiểm tra đang
hoạt động hiện thời.
8.5. Xem, sửa thông tin đề kiểm tra
8.5.1. Lệnh xem thông tin đề kiểm tra
Lệnh xem thông tin đề kiểm tra có chức năng giúp người sử dụng xem (không sửa) các thông
tin chính của đề TEST này.
Thực hiện lệnh:
Đề kiểm tra --> Thông tin đề kiểm tra.
Cửa sổ có dạng sau cho phép xem các thông tin chính của đề TEST bao gồm các nhóm thông
tin: Thông tin chung, Nội dung, Các lựa chọn và Đồ thị thông tin.

8.5.2. Lệnh xem và sửa thông tin đề kiểm tra


Nếu người dùng có quyền mức 2 (đầy đủ) thì có quyền thực hiện lệnh xem và sửa thông tin
của đề TEST.
Thực hiện lệnh:

Đề kiểm tra --> Thay đổi thông số đề kiểm tra hoặc nhấn nút lệnh trên thanh công cụ
của phần mềm.
Cửa sổ xem và sửa thông tin đề TEST có dạng sau:

Page 108
iQB Cat 2.0 User Guide

Vùng thông tin này không


thể thay đổi được.

Các thông tin có thể xem và sửa cho đề TEST bao gồm:
Nhóm Thông tin chung:
Các thông tin có thể sửa bao gồm: Tên TEST, mô tả ngắn, các tiêu đề trên, dưới, tên trường
và tên giáo viên ra đề. (Xem hình trên).
Nhóm Thông tin lựa chọn:

Các thông tin lựa chọn bao gồm: Thời gian làm bài TEST, thang điểm TEST, cách tính điểm,
mật khẩu TEST, tên Log File và các lựa chọn in.
Nhóm thông tin Câu hỏi:

Page 109
iQB Cat 2.0 User Guide

Với mỗi câu hỏi trong TEST, các tham số sau có thể thay đổi:
- Thời gian thực hiện từng câu (tính theo phút, có thể nhập số thập phân).
- Tên câu hỏi và chú giải (nếu có).
- Thang điểm câu hỏi (nếu cách tính điềm không là Bình quân điểm).
- Tạm hủy trong đề TEST. Nếu câu hỏi đặt là Tạm hủy thì câu hỏi này sẽ bị dấu đi không cho
phép khi in ra hoặc làm bài kiểm tra Online. Giá trị điểm của toàn bài kiểm tra và các câu
khác không bị ảnh hưởng.
8.6. Xem đề kiểm tra (Print Preview)
Lệnh Xem đề kiểm tra hay Print Preview dùng để xem nhanh trên màn hình khuôn dạng
chuẩn của đề kiểm tra.

Thực hiện lệnh từ thực đơn: Đề kiểm tra --->Xem đề kiểm tra hoặc nút lệnh trên thanh
công cụ chính của phần mềm. Màn hình xem đề kiểm tra có dạng sau:

Page 110
iQB Cat 2.0 User Guide

Các nút lệnh chính trong màn hình Print Preview:


Đóng cửa
sổ lệnh

In trực tiếp Ghi ra dạng


Chuyển sang các trang ra máy in RTF
trước, sau của đề kiểm tra.
Xem 4, 2 và 1 trang Phóng to, Thiết lập
trên màn hình. thu nhỏ thông số
trang in

8.7. In thông tin đề kiểm tra


Với mỗi đề kiểm tra, phần mềm iQB có thể tổ chức việc in đề TEST này theo nhiều mẫu khác
nhau. Lệnh in đề kiểm tra đã được nâng cấp và phát triển mạnh trong bản iQB 2.0.
Cách thực hiện lệnh:
Đề kiểm tra --> In đề kiểm tra.
Màn hình của lệnh có dạng sau:

Khung bên trái cho phép lựa chọn các thông số in đề kiểm tra.
1. Các khuôn dạng in đề kiểm tra
Đây là thông số mô tả các kiểu, khuôn dạng in đề kiểm tra. Phần mềm hỗ trợ 4 kiểu in TEST
sau:
Kiểu Cổ điển (Classic): in danh sách câu hỏi.
In đề TEST theo cách các nhà trường Việt Nam vẫn làm. Đề kiểm tra bao gồm danh
sách các câu hỏi. Học sinh làm bài vào một tờ giấy riêng độc lập với đề.
Kiểu Ngắn gọn (Short Form): in hai phần riêng biệt, câu hỏi và đáp án.
In đề TEST làm 2 phần riêng biệt. Phần đầu tiên là danh sách câu hỏi có khuôn dạng
tương tự như mẫu in cổ điển. Phần thứ hai là đáp án (hoặc đáp số) của các câu hỏi.

Page 111
iQB Cat 2.0 User Guide

Kiểu Đầy đủ (Full Form): in đầy đủ.


Kiểu in này cũng bao gồm 2 phần. Phần đầu là danh sách câu hỏi tương tự như in kiểu
cô điển. Phần thứ hai là nội dung đáp án và lời giải chi tiết của các câu hỏi.
Kiểu Khung (Frame): in câu hỏi với khung cho học sinh làm bài.
Trong kiểu in này, sau mỗi câu hỏi có một khung bao gồm các dòng trống để học sinh
làm bài trực tiếp trên tờ giấy đề thi.
2. Các khuôn dạng in phương án trả lời
Tham số này xác định kiểu in các phương án của câu hỏi trắc nghiệm (và câu hỏi tự luận
dạng đáp án tường minh). Chức năng in này mới được bổ sung từ phiên bản mới iQB 2.0. Có
4 kiểu in như sau:
Tự động căn chỉnh (mặc định): phần mềm tự động lựa chọn phương án tối ưu khi in
các phương án. Đây là cách in tối ưu nhất.
Mỗi phương án trên một hàng: đây là cách in cũ, mỗi phương án trên một dòng
riêng biệt. Cách in này tuy rõ ràng nhưng tốn giấy. Cách in này áp dụng cho các loại
câu hỏi với các phương án dài.
Hai phương án trên một hàng: đây là cách in phương án thành hai cột.
Bốn phương án trên một hàng: in dồn các phương án lại trên một dòng hoặc một
paragraph. Cách in này tiết kiệm giấy nhất nhưng có thể không đẹp.
3. Chọn ký hiệu thể hiện phương án
Tham số này xác định cách đánh số các phương án của câu hỏi trắc nghiệm nếu câu hỏi này
được khởi tạo dạng nội dung và đáp án lưu riêng. Có 3 phương án lựa chọn cho kiểu in này là
theo A-B-C, 1-2-3 và a-b-c.
4. Hiển thị mã đề kiểm tra
Lựa chọn này xác định có in mã đề kiểm tra hay không.
Sau khi chọn xong các kiểu và lựa chọn in trong khung bên trái và nhấn nút Thực hiện. Lệnh
sẽ đưa ta vào cửa sổ Print Preview trước khi tiến hành in trực tiếp ra máy in.
8.8. In đáp án, lời giải của đề kiểm tra
Lệnh in đáp án cho đề kiểm tra cũng được phát triển và nâng cấp mới trong bản iQB 2.0.
Thực hiện lệnh từ thực đơn:
Đề kiểm tra --> In đáp án, lời giải đề kiểm tra
Màn hình in đáp án có dạng tương tự như lệnh in đề kiểm tra. Khung bên trái là nơi lựa chọn
thông số, khung bên phải là mô hình để xem và quan sát.

Page 112
iQB Cat 2.0 User Guide

Chọn kiểu in đáp án trong khung thông tin bên trái. Có 3 lựa chọn in như sau:
- In tuần tự đáp án, đáp số: in lần lượt các câu hỏi với đáp án đúng và đáp số tương ứng.
- In đáp án + lời giải chi tiết: in lần lượt các câu hỏi cùng với đáp án đúng, đáp số và lời giải
chi tiết nếu có.
- In bảng đáp án, đáp số: in ra bảng đáp án theo mẫu.
Sau khi chọn xong nhất nút Thực hiện để bắt đầu in. Phần mềm sẽ vào màn hình Print
Peview để xem kết quả trước khi in chính thức ra máy in.
8.9. Trộn câu hỏi đề kiểm tra
Trộn câu hỏi đề kiểm tra là một chức năng rất mạnh của phần mềm iQB. Chức năng này có
hai nhiệm vụ chính sau:
- Tiến hành việc xáo trộn thứ tự các câu hỏi của đề kiểm tra hiện thời. Việc xáo trộn có thể
tiến hành đối với mức các câu hỏi hoặc có thể chi tiết hơn ở mức các đáp án của từng câu hỏi.
- Tự động tạo ra các đề kiểm tra mới với nội dung hoàn toàn giống TEST hiện thời chỉ khác
việc đã xáo trộn thứ tự các câu hỏi.
Chức năng này được thiết kế với mục đích từ một đề TEST cho trước có thể tạo ra nhiều đề
TEST tương đương với đề ban đầu nhưng với thứ tự xuất hiện các câu hỏi hoặc đáp án khác
nhau. Cách làm này sẽ ngăn cấp việc học sinh có thể xem và chép bài làm của nhau trong
cùng một lớp học.
Chú ý:
- Chỉ có thể thực hiện việc trộn câu hỏi cho các đề kiểm tra là GỐC.
- Các đề TEST mới được tạo ra từ lệnh này sẽ không thay đổi tất cả các thông tin về nội
dung, phân loại, các lựa chọn của TEST ban đầu. Tuy nhiên khi đã tạo ra các TEST FILE mới
thì người sử dụng (giáo viên chẳng han) sẽ có quyền thay đổi các thông tin của các TEST này
để biến đổi chúng thành các đề kiểm tra hoàn toàn độc lập.
Cách thực hiện: từ thực đơn của phần mềm thực hiện lệnh.
Đề kiểm tra --> Khởi tạo và trộn câu hỏi kiểm tra.
Cửa sổ của lệnh xuất hiện có dạng sau:

Page 113
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 114
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 115
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 116
iQB Cat 2.0 User Guide

1. Chọn 1 trong 2 cách thực


hiện lệnh.

2. Nhập thông tin lựa chọn


chi tiết nếu khởi tạo thêm
các Test File mới.

3. Chọn phương án, cách


trộn thứ tự câu hỏi của đề
kiểm tra.

4. Chọn thư mục lưu các


Test File sẽ được khởi tạo.

5. Nhấn nút Bắt đầu để thực


hiện lệnh.

Các phương án thực hiện: có thể chọn 1 trong 2 cách sau:


(1) Chỉ trộn thứ tự câu hỏi của đề hiện thời.
Trộn thứ tự các câu hỏi của TEST hiện thời và ghi lại các thay đổi này ngay trong TEST file.
Như vậy sau khi thực hiện lệnh TEST này sẽ bị thay đổi nội dung bằng cách xáo trộn các câu
hỏi.
(2) Trộn và khởi tạo các đề kiểm tra khác.
Xáo trộn thứ tự các câu hỏi đồng thời tạo ra các đề TEST mới dựa trên các tham số của TEST
hiện thời. Để thực hiện lệnh, cần nhập số lượng TEST cần khởi tạo tại vị trí Số lượng đề cần
khởi tạo.
Có 2 tham số lựa chọn bổ
sung cho việc trộn và khởi
tạo các đề kiểm tra.
1. Nhập trực tiếp mã đề
2. Xuất thông tin đáp án
của các Test được khởi tạo
ra Excel File.

Page 117
iQB Cat 2.0 User Guide

Giải thích 2 lựa chọn bổ sung cho việc trộn và khởi tạo đề kiểm tra mới.
Nhập trực tiếp mã đề kiểm tra được khởi tạo. Lựa chọn này cho phép người dùng quan sát
thậm chí nhập và điều chỉnh trực tiếp mã đề kiểm tra của các Test File sẽ được sinh ra. Nhấn
nút Danh sách mã đề để xem và điều chỉnh trực tiếp các mã đề kiểm tra này.
Cửa sổ xuất hiện có dạng sau:

Trong khung cửa sổ này xuất hiện


danh sách các mã đề kiểm tra sẽ
được khởi tạo. Có thể nhập trực
tiếp trên lưới hoặc nhấn nút Tự
động để khởi tạo tự động.
Nhấn nút Đồng ý để cập nhật dữ
liệu đã nhập và đóng cửa sổ.
Nhấn nút Bỏ qua để thoát khỏi
lệnh mà không ghi lại các thay
đổi.

Xuất thông tin đáp án ra File. Nếu lựa chọn này được kích hoạt, toàn bộ các đáp án của
các đề kiểm tra được khởi tạo sẽ được ghi ra một tệp Excel. Tên của tệp này và thư mục lưu
trữ cần được nhập tại vị trí ngay phía dưới của lựa chọn. Tên mặc định của tệp Excel là
Testpermute.xls.

Khuôn dạng của tệp Excel có dạng như trong hình dưới đây.

Page 118
iQB Cat 2.0 User Guide

Lựa chọn cách trộn thứ tự câu hỏi, cũng có 2 cách lựa chọn sau đây:
(1) Chỉ trộn thứ tự các câu hỏi chính, không trộn phương án trả lời.
(2) Trộn thứ tự câu hỏi chính đồng thời trộn các phương án trả lời.
Nhấn nút Bắt đầu để tiến hành lệnh. Nếu quá trình thực hiện lệnh quá dài (ví dụ do phải tạo
quá nhiều đề mới) có thể nhấn nút Dừng để lệnh. Nhấn nút Thoát để đóng cửa sổ và kết thúc
lệnh. Cửa sổ có dạng sau xuất hiện khi đã thực hiện xong lệnh.

Màn hình của lệnh sau khi đã


thực hiện xong việc trộn và khởi
tạo các đề kiểm tra mới.

Nhấn nút này để mở tệp Excel lưu


trữ các phương án trả lời của các đề
đã khởi tạo.

Tất cả các đề vừa khởi tạo được lưu


trữ trong thư mục này.

Nhấn nút Thoát để đóng cửa sổ lệnh Trộn và Khởi tạo đề kiểm tra.
Chú ý quan trọng:
- Lệnh sẽ xáo trộn các câu hỏi trong TEST không phân biệt các câu hỏi này là trắc nghiệm
hay tự luận.
- Chỉ các câu hỏi dạng Q2 và Q4 mới cho phép xáo trộn thứ tự các đáp án.
- Số lượng đề TEST mới cần khởi tạo không được vượt quá giá trị N! (N giai thừa) với N là
số lượng câu hỏi của đề TEST hiện thời.
- Nếu số lượng TEST cần tạo là lớn thì thời gian tạo các đề này sẽ có thể kéo dài.
8.10. Kiểm tra lỗi Logic đề kiểm tra (bản quyền đầy đủ)
Kiểm tra lỗi Logic là một lệnh hoàn toàn mới của phần mềm iQB 2.0. Chức năng chính của
lệnh là phát hiện và sửa các lỗi logic nội tại phát sinh trong quá trình khởi tạo hoặc nhập trực
tiếp đề kiểm tra. Các lỗi Logic là những lỗi do chính phần mềm tạo ra.
Thực hiện lệnh:
Từ thực đơn Đề kiểm tra chọn lệnh Kiểm tra lỗi Logic. Phần mềm sẽ tiến hành kiểm tra đề
đang mở hiện thời.

Page 119
iQB Cat 2.0 User Guide

Nếu không phát hiện lỗi sẽ hiện thông báo như sau:

Nếu phát hiện lỗi, phần mềm sẽ hiện hộp hội thoại hiện toàn bộ các lỗi đã phát hiện. Cửa sổ
thông báo có dạng sau:

Khu vực hiện thông


báo chi tiết các lỗi
logic của đề kiểm tra
bao gồm mã lỗi và
mô tả.

Muốn phần mềm tự đông sửa lỗi Logic hãy nhấn nút Sửa lỗi. Nhấn nút Đóng để kết thúc
lệnh.
Chú ý: không phải bất cứ lỗi logic nào cũng có thể sửa được bởi phần mềm.

Page 120
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG IX.
Khởi tạo và nhập trực tiếp đề kiểm tra (bản quyền đầy đủ)
Khởi tạo và nhập trực tiếp các đề kiểm tra là một lệnh hoàn toàn mới bổ sung cho phiên bản
iQB 2.0. Chức năng này có ứng dụng rất nhiều trên thực tế cho phép các nhà trường và giáo
viên nhập, điều chỉnh trực tiếp các đề kiểm tra.
9.1. Mô hình chung của việc khởi tạo, nhập trực tiếp đề kiểm tra
Việc nhập khởi tạo trực tiếp một đề kiểm tra sẽ được thực hiện thông qua 3 bước sau:

Nhập các thông Nhập các thông Nhập thông tin


Bắt tin ban đầu khởi Kết
tin thuộc tính của chi tiết các câu
đầu tạo Test File thúc
Test File hỏi Test File
1 2 3
Sau đây là mô tả ngắn gọn các bước cần thực hiện.
Bước 1: Đây là bước đầu tiên của lệnh khởi tạo và nhập trực tiếp một đề kiểm tra. Tại bước
này người dùng cần nhập các thông số ban đầu của Test File. Kết thúc bước này sẽ chuyển
sang bước 2 tiếp theo.
Bước 2: Tại bước này sẽ nhập các thông tin thuộc tính của Test File. Các thông tin thuộc tính
bao gồm những thông tin như kiểu Test, số lượng câu hỏi, mục đích ý nghĩa, thang điểm, thời
gian làm bài, cách tính điểm, thông tin về môn học, nhà trường và giáo viên. Từ bước hai
người dùng sẽ chuyển sang bước 3 để nhập câu hỏi chi tiết. Không thể quay lại bước 1.
Bước 3: Đây là bước cho phép nhập thông tin chi tiết từng câu hỏi của đề kiểm tra. Từ bước
này có thể quay lại bước 2 để điều chỉnh các thông tin thuộc tính. Cho phép nhập thêm, điều
chỉnh hoặc xóa các câu hỏi có trong đề kiểm tra hiện thời. Một tính năng quan trọng của bước
3 là khả năng bổ sung các câu hỏi từ một đề kiểm tra khác. Tính năng này cho phép thực hiện
các thao tách tách, ghép dễ dàng các đề kiểm tra. Các câu hỏi được nhập trực tiếp vào đề
kiểm tra sẽ đồng thời được tự động cập nhật vào DS câu hỏi tạm thời của CSDL đang mở.
Chức năng khởi tạo trực tiếp Test File được đặt tại bước 3 này.
Chú ý quan trọng:
- Việc nhập, điều chỉnh đề kiểm tra có thể được tiến hành độc lập với CSDL hiện thời. Thậm
chí có thể thực hiện được lệnh này mà không cần mở bất cứ CSDL ngân hàng câu hỏi nào.
- Trong trường hợp đang có một CSDL mở hiện thời, phần mềm cho phép tự động cập nhật
các câu hỏi của đề kiểm tra được khởi tạo vào DS câu hỏi tạm thời của CSDL đang làm việc.
Tính năng đặc biệt này được điều khiển bởi lựa chọn Tự động cập nhật vào DS câu hỏi tạm
thời khi nhập đề kiểm tra có trong lệnh Hệ thống --> Lựa chọn của phần mềm.

Mặc định lựa chọn này được kích hoạt.


- Với lệnh khởi tạo và nhập trực tiếp đề kiểm tra cần thực hiện đầy đủ 3 bước đã nêu trên. Đối
với lệnh điều chỉnh chi tiết đề kiểm tra chỉ cần thực hiện các bước 2 và 3 của qui trình trên.

Page 121
iQB Cat 2.0 User Guide

9.2. Khởi tạo trực tiếp đề kiểm tra


Trong mục này sẽ mô tả chi tiết qui trình khởi tạo và nhập từ đầu một đề kiểm tra.
Bước 1: thực hiện lệnh
Từ thực đơn thực hiện lệnh:
Đề kiểm tra --> Khởi tạo, nhập trực tiếp đề kiểm tra.
Màn hình của bước 1 có dạng sau:

Các thao tác trên hộp hội thoại này như sau:
- Nhập tên Test File tại khung Tên tệp lưu trữ đề kiểm tra. Chú ý không cần gõ phần mở
rộng qbt. Phần mềm sẽ tự động nạp phần mở rộng này.
- Tại vị trí Thư mục lưu trữ nhập thư mục sẽ chứa tệp đề kiểm tra.
- Nhập tên đề kiểm tra tại vị trí Tên đề kiểm tra. Đây là Tên chính thức của đề kiểm tra sẽ
được in ra với đề.
- Mặc định đề sẽ được khởi tạo là đề GỐC. Tuy nhiên có thể thay đổi tạo ngay để chính thức
bằng cách kích chọn tại vị trí đề gốc. Màn hình thay đổi lại như sau:

Nhập tiếp mã đề kiểm tra vào ô trống bên cạnh.


- Nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo. Muốn hủy lệnh nhấn nút Hủy lệnh.
Bước 2: Nhập thông tin thuộc tính
Màn hình nhập thông tin thuộc tính của Test File có dạng sau:

Có 3 khung thông tin chính cần nhập:


Thông tin mô tả, Thông tin kiểm
tra và Các lựa chọn nâng cao.

Page 122
iQB Cat 2.0 User Guide

Có 3 TAB thông tin chính cần nhập tại bước này.


1. Thông tin mô tả

2. Thông tin kiểm tra

3. Các lựa chọn

Nhấn nút Nhập điều chỉnh câu hỏi để chuyển sang bước 3.
Bước 3: Nhập dữ liệu câu hỏi
Bước 3 là bước quan trọng nhất của việc nhập thông tin đề kiểm tra. Tại bước này người
dùng cần nhập, điều chỉnh thông tin các câu hỏi của đề kiểm tra.
Màn hình nhập dữ liệu tại bước này bao gồm 4 khu vực chính:
1. Danh sách câu hỏi của đề kiểm tra nằm tại khung trái màn hình.
2. Khung thông tin phải là nơi nhập và điều chỉnh dữ liệu từng câu hỏi của đề kiểm tra.
3. Thanh công cụ nhập văn bản text phía trên màn hình.
4. Nhóm các nút lệnh điều khiển chung phía dưới màn hình.

Page 123
iQB Cat 2.0 User Guide

3. Thanh công cụ nhập


văn bản cho nội dung
các câu hỏi.

2. Khu vực nhập, điều


chỉnh thông tin chi tiết
của câu hỏi đang chọn. Có
5 TAB nhập thông tin
chính.

Có 2 nút lệnh chính: Câu


hỏi mới và Cập nhật.

1. DS các câu hỏi trong đề 4. Khu vực các nút lệnh chung.
kiểm tra hiện trong một bảng Bao gồm 4 lệnh, trong đó lệnh
với nhiều hàng, cột. Thuộc tính đề kiểm tra dùng
để quay lại bước 2.
Có 2 nút lệnh quan trọng.

Sau đây là mô tả các lệnh, thao tác cụ thể.


1. Bổ sung thêm 01 câu hỏi mới vào cuối danh sách
Nhấn nút lệnh Câu hỏi mới, sau đó nhập thông tin của câu hỏi mới này vào 5 TAB thông tin
của khung bên phải màn hình.

Nhập thông tin cho câu hỏi mới


trong 5 TAB thông tin:
Phân loại, Nội dung, Các
phương án trả lời, Đáp án và Lời
giải.

Nhập xong nhấn nút Cập nhật


phía dưới.

Sau khi nhập xong thông tin cho câu hỏi mới, nhấn nút Cập nhật. Ta sẽ thấy câu hỏi này
được bổ sung vào dòng cuối cùng của DS câu hỏi bên trái màn hình.

Page 124
iQB Cat 2.0 User Guide

2. Sửa đổi, điều chỉnh thông tin câu hỏi đã có trong danh sách
Muốn sửa lại một câu hỏi đã nhập thực hiện như sau: Trong DS bên trái nháy chuột chọn câu
hỏi (khi đó nội dung câu hỏi này sẽ cập nhật vào 5 TAB thông tin bên phải). Tiến hành điều
chỉnh thông tin câu hỏi này trong khung bên phải (tai 5 TAB thông tin). Nhập xong thì bấm
nút Cập nhật để ghi lại các thay đổi.
Chú ý: việc thay đổi kiểu câu hỏi (kiểu ngắn, dài, phụ) phải rất thận trọng nếu không sẽ phá
vỡ tính logic của dãy các câu hỏi trong đề kiểm tra. Theo qui định của phần mềm sau một câu
hỏi Dài phải có tối thiểu hai câu hỏi Phụ kèm theo.
3. Xóa một câu hỏi trong danh sách
Chọn câu hỏi trong danh sách và nhấn nút lệnh Xóa. Phần mềm đưa ra thông báo sau.

Nhấn nút Đồng ý nếu muốn xóa thực sự, nhấn nút Hủy lệnh để đóng hộp hội thoại và không
thực hiện lệnh này.
4. Bổ sung các câu hỏi từ một đề kiểm tra khác
Chức năng này cho phép người dùng bổ sung vào cuối danh sách một hoặc nhiều câu hỏi từ
một đề kiểm tra khác.
Các bước thực hiện như sau:
- Nhấn nút phía dưới DS câu hỏi tại khung trái màn hình. Màn
hình dạng sau xuất hiện.

Chọn tệp đề kiểm tra trên đĩa và nhấn nút Open.


Xuất hiện hộp hội thoại thứ hai cho phép xem và chọn các câu hỏi từ đề kiểm tra này vào DS
câu hỏi của đề kiểm tra đang khởi tạo.

Page 125
iQB Cat 2.0 User Guide

Chọn các câu hỏi cần nhập bằng cách nháy chuột vào cột Chọn. Có thể chọn nhiều câu hỏi
đồng thời. Khung bên phải cho phép xem nhanh nội dung câu hỏi này.
Sau khi chọn xong nhấn nút Đồng ý để chuyển nhập các câu hỏi đã chọn sang đề kiểm tra
đang khởi tạo.
5. Muốn quay lại màn hình nhập thông tin thuộc tính đề kiểm tra hãy nhấn nút Thuộc tính đề
kiểm tra phía dưới cửa sổ màn hình.
6. Xem thống kê nhanh câu hỏi của đề kiểm tra
Nhấn nút Thống kê phía dưới khung cửa sổ, phần mềm sẽ hiện bảng sau cho biết các thông
tin thống kê nhanh của đề kiểm tra đang nhập.

7. Kết thúc và khởi tạo, cập nhật đề kiểm tra


Sau khi đã hoàn tất toàn bộ công việc nhập đề kiểm tra, công việc cuối cùng cần phải làm là
bấm nút để chính thức khởi tạo đề kiểm tra. Phần mềm sẽ kiểm tra các lỗi logic
của thông tin đề kiểm tra đã nhập, nếu có lỗi sẽ thông báo, nếu không có lỗi sẽ tiến hành khởi
tạo hoặc cập nhật đề kiểm tra.

Page 126
iQB Cat 2.0 User Guide

9.3. Điều chỉnh thông tin dữ liệu đề kiểm tra


Chức năng này cho phép điều chỉnh chi tiết dữ liệu của một đề kiểm tra đang mở. Điều kiện
thực hiện lệnh là người dùng phải có quyền mức 2, mức đầy đủ với đề đang mở.
Thực hiện lệnh từ thực đơn:
Đề kiểm tra --> Điều chỉnh chi tiết đề kiểm tra.
Phần mềm sẽ mở màn hình bước 2: nhập thông tin thuộc tính đề kiểm tra như đã trình bày
trong phần trên. Người dùng sẽ lần lượt thực hiện các thao tác trong bước 2, 3 như đã nêu
trên để điều chỉnh và nhập liệu cho đề kiểm tra.

Page 127
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG X.
Kiểm tra trực tuyến

Kiểm tra trực tuyến là chức năng của phần mềm cho phép người sử dụng làm bài kiểm tra
trực tiếp trên máy tính theo đề kiểm tra đã được khởi tạo từ trước. Việc chấm điểm có thể
thực hiện Online ngay sau khi làm bài kiểm tra xong hoặc có thể tiến hành chấm Offline.
Kiểm tra trực tuyến là một chức năng chính của bộ phần mềm iQB.
10.1. Phần mềm hỗ trợ kiểm tra trực tuyến các loại đề nào?
Đề kiểm tra được tạo bởi bộ phần mềm iQB 2.0 được chia ra làm 3 loại sau:
+ Dạng trắc nghiệm (toàn bộ các câu hỏi đều là trắc nghiệm).
+ Dạng tự luận (toàn bộ các câu hỏi đều là tự luận).
+ Dạng xen kẽ giữa trắc nghiệm và tự luận.
Trong 3 loại trên iTester chỉ hỗ trợ kiểm tra trực tuyến đối với đề kiểm tra dạng TRẮC
NGHIỆM. Còn những trường hợp khác chương trình hỗ trợ chức năng in ra giấy để thực hiện
bài kiểm tra.
10.2. Mô hình kiểm tra trực tuyến trong phần mềm iQB 2.0
Trong phiên bản mới iQB 2.0, mô hình kiểm tra trực tuyến có một số nâng cấp và cải tiến
đáng kể. Trong phần này sẽ trình bày các mô hình kiểm tra trực tuyến của phần mềm iQB 2.0.
Có 2 loại (mô hình) kiểm tra trực tuyến theo đề kiểm tra trắc nghiệm là Kiểm tra chính thức
và Kiểm tra không chính thức.
Kiểm tra chính thức là mô hình kiểm tra dùng cho việc kiểm tra chính thức trên lớp cũng
như tại nhà của học sinh. Hình thức kiểm tra này áp dụng cho các nhà trường, các lớp học sử
dụng tính năng kiểm tra trực tuyến của phần mềm để tiến hành kiểm tra kiến thức học sinh
trên lớp tính điểm chính thức. Các đặc trưng của mô hình kiểm tra chính thức là:
- HS cần nhập đủ thông tin như họ tên, lớp, số báo danh, mã đề kiểm tra.
- Phần mềm sẽ tự động trộn câu hỏi và phương án trả lời trước khi tiến hành kiểm tra
trực tuyến.
- Chấm bài tự động hiện trên màn hình và kết quả ghi ra tệp LogFile.
Kiểm tra không chính thức là mô hình kiểm tra dùng cho việc học tập, ôn luyện, kiểm tra
thử của học sinh không mang tính bắt buộc. Với hình thức này HS có thể luyện tập, rèn luyện
kỹ năng kiểm tra trực tuyến trên máy tính. Các đặc trưng của mô hình kiểm tra không chính
thức là:
- HS cần nhập đủ thông tin như họ tên, lớp, số báo danh, mã đề kiểm tra, trong đó số
báo danh và mã đề kiểm tra không cần nhập chính xác.
- Phần mềm sẽ không trộn câu hỏi và phương án trả lời trước khi tiến hành kiểm tra
trực tuyến.
- Chấm bài tự động hiện trên màn hình và không ghi kết quả ra tệp LogFile.
Bảng sau mô tả cách xử lý của phần mềm khi tiến hành lệnh Kiểm tra trực tuyến của phần
mềm. Phụ thuộc vào phiên bản phần mềm và kiểu đề kiểm tra là gốc hay chính thức, phần
mềm sẽ xử lý khác nhau.

Page 128
iQB Cat 2.0 User Guide

Loại đề kiểm tra iQB Cat, iTester Pro iQB Cat, iTester
Đề GỐC (Origin Test) Cho phép người dùng chọn Luôn kiểm tra theo hình thức
hình thức kiểm tra là chính không chính thức.
(đề được khởi tạo tự động từ
thức hay không chính thức.
CSDL ngân hàng câu hỏi Không cần nhập mã đề kiểm
hoặc được nhập trực tiếp) Không cần nhập mã đề kiểm tra.
tra.
Đề chính thức (Clone Test) Mặc định là hình thức kiểm Luôn kiểm tra theo hình thức
tra chíng thức. không chính thức.
(đề được khởi tạo từ đề gốc
bằng cách xáo trộn câu hỏi Yêu cầu HS nhập chính xác Yêu cầu nhập mã đề kiểm tra
và phương án trả lời) mã đề kiểm tra. Nếu nhập mã nhưng không kiểm tra tính
đề kiểm tra sai thì hoặc phải chính xác chặt chẽ.
nhập lại hoặc chuyển sang
hình thức kiểm tra không
chính thức.

10.3. Qui trình thực hiện kiểm tra trực tuyến (kiểm tra không chính
thức)
Sau khi đã mở đề kiểm tra, bất cứ lúc nào cũng có thể tiến hành việc kiểm tra trực tiếp theo
đề đã mở. Thao tác tiến hành như sau:

1. Thực hiện lệnh Ôn luyện - Kiểm tra ---> Kiểm tra trực tuyến hoặc nhấn nút trên
thanh công cụ.

2. Màn hình tiếp theo sẽ yêu cầu nhập các thông tin của người thực hiện kiểm tra.
Nếu đề kiểm tra là chính thức (clone test) màn hình nhập thông tin học sinh có dạng sau:

Nhập Họ tên, Lớp, SBD và


Mã đề kiểm tra.
Phần mềm thực hiện mặc định
là kiểm tra không chính thức.
Nếu là đề GỐC thì không cần
nhập Mã đề kiểm tra.

Nhập thông tin Họ tên, Lớp, Số báo danh, Mã


đề kiểm tra và nhấn nút Kiểm tra để chuyển sang màn hình chuẩn bị bắt đầu tiến hành kiểm
tra chính thức.

Page 129
iQB Cat 2.0 User Guide

Chú ý: Các thông tin về Họ tên, Lớp học, Số báo danh, Mã đề kiểm tra sẽ được máy tính
dùng để ghi vào tệp kết quả bài kiểm tra, do vậy nếu làm bài kiểm tra chính thức tại lớp học,
học sinh cần gõ chính xác các thông tin này.
3. Màn hình Chuẩn bị tiến hành kiểm tra có dạng sau:

Trên màn hình chuẩn bị kiểm tra sẽ ghi rõ Tên đề kiểm tra, Thời gian làm bài và Trạng
thái kiểm tra (chính thức hay không chính thức) của đề kiểm tra này.
Chú ý: Chuẩn bị tiến hành kiểm tra là bước rất quan trọng của toàn bộ quá trình tiến hành
kiểm tra Online trên máy tính. Nếu việc kiểm tra được tiến hành với toàn bộ học sinh trong
phòng máy tính của lớp học thì thông thường giáo viên sẽ cấp cho mỗi học sinh một đề bài (1
tệp *.qbt). Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh mở đề, thực hiện lệnh kiểm tra trực tiếp, nhập thông
tin ban đầu và chuyển sang màn hình Chuẩn bị tiến hành kiểm tra để ngồi chờ. Khi giáo viên
ra hiệu lệnh thì học sinh mới bắt đầu tiến hành làm bài.
Để bắt đầu làm bài trực tiếp hãy nhất nút Bắt đầu trên cửa sổ Chuẩn bị tiến hành kiểm tra.
Màn hình Kiểm tra trực tiếp sẽ xuất hiện có dạng như hình dưới đây.

4. Màn hình làm bài kiểm tra trực tiếp được chia thành 6 khu vực chính được mô tả trong
hình dưới đây:
1. Khu vực thông tin 2. Khu vực thông tin về
chung để kiểm tra. thời gian làm bài.

Page 130
iQB Cat 2.0 User Guide

3. Khu vực hiển thị


nội dung của câu
hỏi hiện thời.

4. Khu vực nhập


đáp án của câu hỏi.

6. Khu vực điều khiển nộp bài 5. Khu vực các nút điều khiển
hoặc thoát khỏi bài kiểm tra. xem câu hỏi.
Màn hình kiểm tra trực tiếp của phần mềm bao gồm 6 khu vực:
(1) Thông tin chính của đề Test
Ghi các thông tin chính của đề bao gồm: tên đề kiểm tra, thời gian làm bài và tổng số câu hỏi
của đề.
(2) Đồng hồ chỉ thời gian làm bài.
Đồng hồ chỉ 2 thông số thời gian: thời gian đã làm và thời gian còn lại cho đến khi phải nộp
bài. Thời gian được tính theo đơn vị phút.

Trong hình trên, học sinh đã làm bài kiểm tra được 30 phút 12 giây và thời gian còn lại là 14
phút 48 giây.
(3) Khu vực hiện thông tin các câu hỏi.
Chính giữa cửa sổ là khung hiển thị thông tin câu hỏi. Nếu câu hỏi quá dài thì có thể dùng các
thanh cuốn ngang và dọc để xem đầy đủ thông tin các câu hỏi. Trong khi làm bài có thể tự do
chuyển sang xem các câu hỏi khác của đề kiểm tra bằng cách sử dụng các nút lệnh điều khiển
xem câu hỏi (khư vực 5). Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách nháy chuột chọn
phương án trả lời tại khu vực 4.
(4) Khu vực nhập đáp án cho câu hỏi.
Để nhập một đáp án đúng hãy nháy chuột vào vị trí của đáp án này. Nháy chuột lần thứ hai để
hủy chọn đáp án.

Page 131
iQB Cat 2.0 User Guide

Trong hình trên, học sinh đã chọn phương án trả lời là đáp án số 3 trong số các đáp án đã cho
của câu hỏi.

Trong hình trên, có thể chọn nhiều phương án đúng.


Chú ý: Không nhất thiết phải nhập đáp án khi xem câu hỏi lần đầu tiên. Có thể nhập bất cứ
lúc nào trong quá trình làm bài. Hơn nữa có thể thay đổi phương án trả lời bất cứ lúc nào
trong quá trình làm bài kiểm tra.
(5) Các nút điều khiển xem thông tin câu hỏi.
Khu vực này bao gồm các nút lệnh điều khiển xem các câu hỏi khác nhau của đề kiểm tra.
Tiếp tục: xem câu tiếp theo câu hỏi hiện thời.
Quay lại: xem câu trước so với câu hiện thời.
Câu đầu: xem câu số 1 (đầu tiên).
Câu cuối: xem câu cuối cùng của đề kiểm tra.
(6) Nộp bài hoặc thoát khỏi bài kiểm tra.
Khu vực này bao gồm 2 nút lệnh là Nộp bài và Kết thúc.
Nút lệnh Nộp bài
Nút lệnh Nộp bài dùng để thực hiện lệnh kết thúc bài kiểm tra và chuyển phần mềm chấm
bài. Nếu thời gian làm bài vẫn còn, phần mềm sẽ đưa ra thông báo như sau:

Nhấn nút Đồng ý để khẳng định nộp bài, nhấn Hủy bỏ để quay trở lại màn hình làm bài kiểm
tra.
Chú ý: Nếu thời gian làm bài đã hết, hộp hội thoại có dạng sau xuẩt hiện thông báo đã hết
giờ làm bài.

Page 132
iQB Cat 2.0 User Guide

Nhấn nút Đóng trong hộp hội thoại trên để tiến hành Nộp bài tự động.
Nút lệnh Thoát
Nút lệnh Thoát có các tác dụng sau:
- Trong khi đang làm bài có thể nhấn nút Thoát để kết thúc công việc kiểm tra hiện thời và
không chấm điểm. Chức năng này phụ thuộc vào tính chất của đề kiểm tra. Không phải đề
kiểm tra nào cũng cho phép dừng làm bài trong thời gian kiểm tra trực tuyến. Nếu trong khi
làm bài, nút Thoát bị mờ đi có nghĩa là không cho phép dừng trong khi làm bài. Trong trường
hợp này, học sinh bắt buộc phải làm xong bài kiểm tra và tiến hành Nộp bài trước khi muốn
kết thúc.
- Sau khi đã tiến hành Nộp bài, nút lệnh Thoát luôn hiện dùng để thoát khỏi màn hình làm bài
kiểm tra.
5. Nộp bài kiểm tra
Khi đã làm xong tất cả các câu hỏi hoặc đã hết thời gian làm bài, học sinh phải tiến hành
công việc "Nộp bài" bằng cách nhấn nút Nộp bài. Nếu thời gian làm bài đã hết thì phần mềm
sẽ yêu cầu học sinh nộp bài một cách tự động.
Kết quả bài kiểm tra sẽ được chấm tự động và hiện trên màn hình.

Page 133
iQB Cat 2.0 User Guide

Page 134
iQB Cat 2.0 User Guide

Sau khi đã nộp bài học sinh có thể xem lại các câu hỏi, các phương án trả lời của mình và so
sánh với đáp án đúng của đề kiểm tra.

Nhấn nútánThoát
Phương đã để đóng cửa sổ làm bài kiểm traán
Đáp vàđúng
kết thúc
của công việc.
Xem lại điểm Xem các câu hỏi
làm đề kiểm tra khác
kiểm tra
10.4. Chấm bài trực tiếp theo đề kiểm tra (bản quyền đầy đủ)
1. Giới thiệu chức năng
Chấm bài kiểm tra trực tiếp là một chức năng mới rất có ý nghĩa thực tế của phần mềm.
Ý nghĩa thực tế của chức năng này như sau: Nếu các nhà trường hoặc giáo viên cho học sinh
làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên giấy, nếu không có chương trình chấm tự động (qua máy
quét ảnh) thì bắt buộc phải chấm tay từng bài kiểm tra. Số lượng câu hỏi của một đề kiểm tra
thực tế khá lớn từ 30 đến 50 câu do đó việc chấm một bài làm của học sinh rất mất công và
tốn thời gian. Với chức năng chấm bài kiểm tra trực tiếp, các giáo viên có thể tiến hành chấm
bài làm của học sinh trên máy tính như sau:
- Nhập trước đáp án của đề kiểm tra vào máy tính.
- Với mỗi bài làm của học sinh, giáo viên cần nhập trực tiếp các đáp án làm bài của học sinh
vào máy tính (chỉ bằng các nháy chuột đơn giản).
- Phần mềm sẽ chấm bài làm của học sinh một cách tự động. Kết quả hiện trên màn hình hoặc
ghi ra LogFile.
- Với mỗi bài làm của học sinh, phần mềm sẽ có khả năng in nhanh bảng kết quả chấm bài
chi tiết của học sinh dùng để tham khảo về sau.

Page 135
iQB Cat 2.0 User Guide

2. Mẫu phiếu làm bài kiểm tra trên thực tế


Với các đề kiểm tra trắc nghiệm thông thường khi làm bài trên giấy học sinh có thể trả lời
trực tiếp trên tờ giấy in đề kiểm tra hoặc điền kết quả vào một mẫu phiếu làm bài trắc
nghiệm. Theo mô hình hiện có tại Việt Nam chỉ có một vài loại mẫu phiếu bài làm như vậy.
Hình ảnh dưới đây cho ta thấy một loài mẫu phiếu điền kết quả kiểm tra trắc nghiệm của học
sinh Việt Nam.

Các mẫu phiếu làm bài trắc nghiệm


khác nhau của học sinh

Để thực hiện được lệnh Chấm bài trực tiếp của phần mềm iQB 2.0, các nhà trường và giáo
viên phải hiểu và nắm vững các mẫu phiếu làm bài hiện có và áp dụng trong trường của
mình.
3. Các công việc cần chuẩn bị
Để chuẩn bị cho việc chấm bài làm kiểm trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính, các nhà trường
(hoặc giáo viên) cần chuẩn bị các công việc sau:
1. Đề kiểm tra và bài làm trên giấy của học sinh phải được chuẩn bị sẵn sàng.
2. Nhập đề kiểm tra vào máy tính và ghi thành tệp dạng *.qbt. Chú ý: nếu đề kiểm tra được
sinh trực tiếp từ phần mềm iQB thì bước chuẩn bị này không cần nữa. Như vậy mỗi đề kiểm
tra cần chấm phải được nạp sẵn trong máy tính dưới dạng Test File *.qbt chuẩn.
Chú ý: mục đích việc nhập các đề kiểm tra này vào máy tính là để lưu trữ các phương án trả
lời đúng để phần mềm có thể chấm tự động.
3. Chuẩn bị qui trình chấm trên máy. Thông thường việc chấm sẽ giao cho các giáo viên, mỗi
giáo viên sẽ chấm theo từng đề kiểm tra theo từng phòng thi hoặc lớp học.
4. Kiểm tra lại các mẫu phiếu làm bài bằng tay của học sinh.
5. Các đề kiểm tra được mở sẵn trong phần mềm để sẵn sàng cho lệnh chấm bài trực tiếp.
Mỗi lần chấm bài nên chấm theo một đề kiểm tra với nhiều bài làm của học sinh để tiết kiệm
thời gian chuẩn bị trước của phần mềm.
4. Các bước thực hiện lệnh chấm bài kiểm tra trực tiếp
Sau đây sẽ mô tả chi tiết các bước thực hiện.
Bước 1: Mở đề kiểm tra để chuẩn bị chấm bài trên máy tính. Dùng lệnh Đề kiểm tra --> Mở
đề kiểm tra hoặc nút lệnh trên thanh công cụ.
Bước 2: Thực hiện lệnh Ôn luyện – kiểm tra --->Chấm bài kiểm tra. Màn hình đầu tiên
của lệnh xuất hiện như sau:

Page 136
iQB Cat 2.0 User Guide

1. Nhập thông tin học sinh đầu


tiên cần chấm.

2. Nhập thông tin của mẫu phiếu


làm bài của học sinh theo đề
kiểm tra hiện thời.

3. Nhập thông tin lựa chọn có


ghi kết quả chấm bài vào tệp
LogFile hay không.

4. Bấm nút bắt đầu chấm để thực


hiện công việc chấm.

Các thông tin cần nhập trong màn hình trên.


1. Nhập thông tin học sinh đầu tiên cần chấm. Thông tin này có thể không cần nhập nếu nhà
trường không cần ghi lại thông tin bài làm chi tiết của học sinh này.
2. Nhập thông tin của phiếu bài làm của học sinh. Đây là khâu nhập quan trọng nhất cần rất
chú ý. Có 3 thông tin cần nhập, điều chỉnh:
+ Số cột thông tin của mẫu phiếu bài làm. Thông thường là 1, 2 hoặc 4 cột.
+ Số dòng trên 1 cột.
+ Cách đánh số, thứ tự câu hỏi trong trường hợp có nhiều hơn 2 cột trên phiếu bài làm của
học sinh. Có 2 cách đánh số: theo cột (mặc định, mẫu hiện thời của Bộ GD&ĐT) và theo
hàng.
3. Lựa chọn Ghi kết quả chấm vào LogFile. Nếu lựa chọn tham số này (mặc định) thì kết
quả chấm bài sẽ được ghi vào LogFile với cách và khuôn dạng tương tự lệnh kiểm tra trực
tuyến của phần mềm.
Sau khi đã nhập xong các thông tin trên, nhấn nút Bắt đầu chấm để tiến hành chấm bài đầu
tiên. Chuyển sang bước 3.
Bước 3: tiến hành chấm bài.
Việc chấm bài sẽ được tiến hành theo từng bài làm (trên giấy) của học sinh. Màn hình chấm
có dạng như hình dưới đây.
- Khu vực bên trái màn hình là thông tin của đề kiểm tra và học sinh đang được chấm bài
hiện thời và khu vực các nút lệnh chính.
- Khu vực chính bên phải là khuôn mẫu bài làm của học sinh. GV dùng chuột nháy tại các ô
tròn để chọn đáp án mà học sinh đã lựa chọn.

Page 137
iQB Cat 2.0 User Guide

Khu vực “chấm bài” học sinh.


Dùng chuột kích chọn các ô
theo đáp án của học sinh.

Các nút lệnh chính của lệnh.


Mô tả các nút lệnh chính trong cửa sổ màn hình trên.
Nút Kết quả dùng để xem điểm làm bài của học sinh ngay trên màn hình.

Chức năng chấm bài tự động này tương tự như chấm bài kiểm tra trực tuyến. Kết quả làm bài
có thể được ghi ra tệp LogFile nếu lựa chọn ghi ra LogFile được kích hoạt.
Nút lệnh In KQ chi tiết cho phép xem và in nhanh bảng kết quả bài làm chi tiết của học sinh
hiện thời.

Page 138
iQB Cat 2.0 User Guide

Nút Tiếp tục dùng để chuyển sang chấm bài cho học sinh tiếp theo. Một cửa sổ hội thoại nhỏ
như hình dưới đây xuất hiện.

Nhập thông tin học sinh này và bấm nút Đồng ý để vào lại màn hình chấm bài cho học sinh
mới này. Chú ý: thông tin học sinh có thể không cần nhập.
Nút lệnh Thoát dùng để kết thúc lệnh và đóng cửa sổ hiện thời.

Page 139
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG XI.
Thống kê dữ liệu
Chương này sẽ mô tả các lệnh và chức năng thống kê dữ liệu của phần mềm. Toàn bộ các
lệnh thống kê đều được thực hiện từ thực đơn Thống kê và có liên quan đến CSDL ngân
hàng câu hỏi đang mở.
Đối tuợng thống kê chính của CSDL chính là các câu hỏi. Các bảng thống kê dữ liệu này sẽ
giúp cho người quản lý nắm được các thống kê phân bổ, tỷ lệ câu hỏi theo các cách phân loại
khác nhau, từ đơn giản đến chi tiết, qua đó đánh giá được tổng thể trạng thái của CSDL hiện
thời. Ý nghĩa của các bảng thống kê này rất lớn trong công việc quản lý và điều hành giảng
dạy trong các trường học.
Phần mềm iQB Cat có thể thực hiện được 2 lệnh thống kê dữ liệu đơn giản là Bảng phân bổ
câu hỏi theo kiến thức và Bảng phân bổ câu hỏi theo kỹ năng.

11.1. Thống kê câu hỏi theo chủ đề kiến thức


Bảng thống kê theo từng chủ đề kiến thức theo số lượng câu hỏi và tỷ lệ phần trăm trên tổng
số các câu hỏi của CSDL.
Bảng thống kê phân bổ câu hỏi theo chủ đề theo mô hình cây. Lệnh này cũng có thể được
thực hiện bằng nút lệnh trên thanh công cụ.

Nhấn nút In nếu muốn in ra máy tin bảng thống kê hiện thời. Nháy nút Thoát để đóng cửa sổ
hiện thời.
11.2. Thống kê theo kỹ năng
Lệnh thứ hai là bảng thống kê câu hỏi theo kỹ năng (cơ bản).

Page 140
iQB Cat 2.0 User Guide

Các lệnh thống kê theo kỹ năng được thực hiện từ thực đơn theo hình ảnh dưới đây.

Bảng thống kê theo kỹ năng có khuôn dạng như hình dưới đây.

Page 141
iQB Cat 2.0 User Guide

CHƯƠNG XII.
Các lệnh hệ thống khác
12.1. Quản trị người dùng trong CSDL
12.1.1. Mô hình quản trị người dùng
Phần mềm iQB tổ chức mô hình quản trị người dùng theo từng CSDL (ngân hàng câu hỏi)
riêng biệt. Như vậy mỗi CSDL sẽ có một danh sách người sử dụng riêng biệt và hoàn toàn
độc lập với nhau và độc lập với cả phần mềm iQB.
Theo thiết kế mô hình người dùng của các CSDL sẽ có 2 mức:
- Mức 0 (Quản trị): Mức có quyền cao nhất chỉ dành cho nguời quản trị. Mức này cho phép
người dùng thực hiện tất cả các thao tác trong chương trình như: thêm, xóa, sửa,… dữ liệu.
Ngoài ra người dùng mức này còn được phép cấp quyền sử dụng cho người khác. Tóm lại
người dùng mức Quản trị sẽ có toàn quyền tròng CSDL của mình.
Mặc định khi khởi tạo một CSDL mới, phần mềm sẽ cấp cho mỗi CSDL một tài khoản người
dùng mức 0 (quản trị) có tên là Admin và mật khẩu rỗng. Tài khoản Admin không thể xóa
hoặc sửa được trong CSDL. Như vậy một người dùng mức 0 có quyền xóa bất cứ ai trừ ra là
Admin.
- Mức 1: Mức dành cho người dùng để xem thông tin, mức này hạn chế một số chức năng
trong chương trình. Do đó mức này không thể thay đổi nội dung, dữ liệu có trong ngân hàng
câu hỏi và cũng không có khả năng cấp quyền cho người khác.
Mặc định khi khởi tạo CSDL mới, trong CSDL chưa có bất kỳ một tài khoản người dùng mức
0 nào, do đó khi lần đầu tiên mở CSDL bắt buộc phải đăng nhập bằng tên Admin.
12.1.2. Thay đổi mật khẩu
Lệnh thay đổi mật khẩu của phần mềm có chức năng thay đổi thông tin của bản thân người
đang làm việc với CSDL.
- Thực hiện lệnh: Hệ thống --> Thay đổi mật khẩu. Xuất hiện hộp hội thoại thay đổi mật
khẩu có dạng sau:

- Nhập mật khẩu cũ và mật khẩu mới hai lần và nhấn nút Cập nhật để thực hiện lệnh. Nhấn
nút Thoát để thoát và không thực hiện lệnh.

Page 142
iQB Cat 2.0 User Guide

12.4. Sao lưu dữ liệu (bản quyền đầy đủ)


Lệnh sao lưu dữ liệu có chức năng khởi tạo một CSDL giống hệt CSDL hiện thời dùng để sao
lưu dự trữ. Mỗi CSDL là một ngân hàng câu hỏi có giá trị sử dụng cao, do vậy vấn đề bảo
mật, lưu trữ dữ liệu này là rất quan trọng.
Thực hiện: từ thực đơn Dữ liệu kích chọn Sao lưu dữ liệu. Xuất hiện hộp hội thoại Sao lưu dữ
liệu dưới đây:

- Nhập tên tệp cần tạo, thư mục lưu trữ và nhấn nút Chấp nhận. Lệnh sẽ tự động tạo ra một
bản sao của CSDL hiện thời tại thư mục đã nêu trên.
12.5. Các lựa chọn hệ thống
Lệnh Các lựa chọn hệ thống có chức năng xem và điều chỉnh một số lựa chọn, tham số hệ
thống phần mềm liên quan đến quá trình tạo TEST và kiểm tra Online. Các lựa chọn này
được lưu trữ trong mỗi CSDL. Khi mở một CSDL làm việc, các lựa chọn này sẽ được nạp
vào bộ nhớ và có tác dụng cho các lệnh mà các tham số này qui định. Nếu không có hiểu biết
nhất định về phần mềm thì không nên thay đổi các tham số lựa chọn này.

Lệnh được thực hiện từ Hệ thống --> Các lựa chọn hoặc nút trên thanh công cụ của
phần mềm.
Cửa sổ thông tin System Options xuất hiện.

Page 143
iQB Cat 2.0 User Guide

Có 4 mục thông tin của các tham số lựa chọn bao gồm:
- Hệ thống: các lựa chọn chung mang tính hệ thống.
- Câu hỏi: các thông tin liên quan đến câu hỏi và quá trình nhập dữ liệu câu hỏi.
- Thông tin đề TEST: các lựa chọn mặc định cho dữ liệu đề TEST.
- Khởi tạo đề TEST: các lựa chọn mặc định cho qui trình khởi tạo tự động một đề kiểm tra.
Sau khi nhập và thay đổi các lựa chọn, nhấn nút Cập nhật để ghi lại các thay đổi và đóng cửa
sổ lệnh.

Page 144
iQB Cat 2.0 User Guide

Phụ lục 1.
Câu hỏi và trả lời (iQB 2.0)
Câu hỏi
1. Phiên bản mới iQB 2.0 sẽ được phát hành theo các đóng gói như thế nào?
2. Cách đăng ký bản quyền phần mềm iQB 2.0 có gì khác so với phiên bản cũ 1.0 không?
3. Phiên bản mới iQB 2.0 có sử dụng được các tệp dữ liệu *.iqb và *.qbt của phiên bản 1.0
hay không?
4. Vai trò của tệp *.bin có thay đổi so với phiên bản trước đây hay không?
5. Phiên bản mới của phần mềm có chức năng in toàn bộ câu hỏi trong CSDL ngân hàng ra
giấy hay không?
6. Phần mềm có hỗ trợ hay không việc nhập trực tiếp công thức và phương trình hóa học?
7. Phiên bản cũ của phần mềm không có chức năng cho phép nhập và sửa đổi nội dung các
câu hỏi một đề kiểm tra bất kỳ. Phiên bản mới đã hỗ trợ chức năng này hay không?
8. Có thể thực hiện việc ghép hai đề kiểm tra lại thành một hay không bằng phần mềm iQB?
9. Trong phiên bản cũ việc ghép nối các câu hỏi từ các ngân hàng câu hỏi khác nhau là rất
hạn chế. Phiên bản mới của phần mềm có thay đổi và phát triển thêm chức năng này không?
10. Xin nói rõ hơn về khái niệm đề kiểm tra gốc và đề kiểm tra chính thức trong phiên bản
iQB 2.0. Làm thế nào để phân biệt một đề kiểm tra (tệp qbt) là gốc hay chính thức.
11. Khi tiến hành trộn câu hỏi của đề kiểm tra gốc để tạo ra nhiều đề kiểm tra tương đương
phần mềm có chức năng in ra ngay danh sách các đáp án của các đề được khởi tạo hay không
(phiên bản cũ 1.0 không có chức năng này)?
12. Phiên bản mới 2.0 có chức năng chấm bài kiểm tra tự động bằng cách quét ảnh scanner
hay không?
13. Phần mềm có chức năng tìm kiếm một câu hỏi cụ thể của ngân hàng câu hỏi hiện có hay
không?
14. Chức năng kiểm tra trực tuyến có phát triển nào mới không trong phiên bản 2.0?
15. Vì sao phiên bản mới iQB 2.0 lại đưa vào khái niệm câu hỏi tạm thời? Danh sách các câu
hỏi tạm thời được dùng như thế nào và để làm gì?
16. Vì sao cần có lệnh Chấm bài kiểm tra trực tiếp, lệnh này được dùng khi nào?
17. Vì sao phần mềm chỉ có chức năng chuyển một đề kiểm tra ra dưới dạng RTF mà không
chuyển thẳng sang các dạng quen thuộc khác như DOC hay PDF?
18. Lệnh in đề kiểm tra trong phiên bản mới có gì thay đổi không, ví dụ việc in mỗi đáp án
trên một dòng trong phiên bản trước đây sẽ gây ra tốn giấy in đáng kể.
19. Hãy cho biết các tính năng của phiên bản iQB Leo 2.0 DEMO.
20. Lệnh mới kiểm tra lỗi logic đề kiểm tra có ý nghĩa gì? Vì sao phải dùng lệnh này, có phải
vì phần mềm vẫn có thể sinh ra lỗi hay không khi tạo đề kiểm tra?
21. Bộ dữ liệu kèm theo phần mềm iQB 2.0 có gì mới không?

Page 145
iQB Cat 2.0 User Guide

Câu hỏi và trả lời


1. Phiên bản mới iQB 2.0 sẽ được phát hành theo các đóng gói như thế nào?
Phiên bản phần mềm mới iQB 2.0 sẽ được đóng gói theo 4 sản phẩm sau đây:
iQB Leo 2.0: bản dành cho các nhà trường.
iQB Cat 2.0: phiên bản dành cho các giáo viên và người dùng cá nhân. Phát hành đại trà trên
CDROM.
iTester Pro 2.0: bản dành cho các nhà trường và học sinh, dùng để kiểm tra chính thức các
đề kiểm tra được khởi tạo bởi iQB Leo và iQB Cat. Phát hành đại trà trên CDROM.
iTester 2.0: bản dành cho học sinh dùng tại gia đình và nhà trường. Phát hành miễn phí.
2. Cách đăng ký bản quyền phần mềm iQB 2.0 có gì khác so với phiên bản cũ 1.0
không?
Cách đăng ký bản quyền phần mềm iQB 2.0 đã có sự thay đổi hoàn toàn so với phiên bản
trước đây như sau:
- Đối với iQB Leo 2.0, việc đăng ký sẽ được thực hiện trên từng máy tính riêng biệt. Mỗi nhà
trường khi mua bản quyền phần mềm sẽ được cấp từ 2 đến 4 mã đăng ký sử dụng.
- Đối với iQB Cat 2.0, bản quyền phần mềm được chia thành 2 mức: mức CƠ BẢN và mức
ĐẦY ĐỦ. Với mức Đầy đủ, việc đăng ký sẽ được tiến hành lấy mã theo từng máy tính sử
dụng. Mức Cơ bản không cần đăng ký mã.
3. Phiên bản mới iQB 2.0 có sử dụng được các tệp dữ liệu *.iqb và *.qbt của phiên bản
1.0 hay không?
Hoàn toàn được. Khi dùng lại các tệp CSDL *.iqb hoặc tệp đề kiểm tra *.qbt, phần mềm sẽ tự
động nâng cấp lên phiên bản mới 2.0.
4. Vai trò của tệp *.bin có thay đổi so với phiên bản trước đây hay không?
Do cách đăng ký phần mềm thay đổi nên ý nghĩa của các tệp *.bin cũng thay đổi theo. Với
phần mềm iQB Leo, thông tin đăng ký bản quyền được lưu trong tệp iqbleo.bin, đối với iQB
Cat, thông tin đăng ký bản quyền đầy đủ được lưu trong tệp iqbcat.bin. Tệp này chỉ có ý
nghĩa với một máy tính PC hiện thời và mất ý nghĩa khi sao chép sang các máy tính khác.
Trường hợp người dùng thay đổi ổ đĩa cứng, cần cài đặt lại mã đăng ký mới để nhận tệp bin
mới.
5. Phiên bản mới của phần mềm có chức năng in toàn bộ câu hỏi trong CSDL ngân
hàng ra giấy hay không?
Có. Đây là một chức năng mới của bộ phần mềm iQB 2.0. Có thể in toàn bộ hoặc một phần
các câu hỏi hiện có trong CSDL ngân hàng câu hỏi hiện thời ra giấy để lưu trữ hoặc kiểm tra.
6. Phần mềm có hỗ trợ hay không việc nhập trực tiếp công thức và phương trình hóa
học?
Có. Phiên bản 1.0 chỉ hỗ trợ người dùng nhập công thức toán học. Phiên bản mới 2.0 đã hỗ
trợ thêm nhập công thức và phương trình hóa học. Phần mềm miễn phí ChemSketch đi kèm
phần mềm sẽ giúp người dùng thực hiện được chức năng nhập công thức hóa học này.
7. Phiên bản cũ của phần mềm không có chức năng cho phép nhập và sửa đổi nội dung
các câu hỏi một đề kiểm tra bất kỳ. Phiên bản mới đã hỗ trợ chức năng này hay không?

Page 146
iQB Cat 2.0 User Guide

Có. Đây là một lệnh hoàn toàn mới và rất mạnh của phiên bản mới 2.0. Với chức năng này,
người dùng có thể không cần nhập câu hỏi và khởi tạo ngay các đề kiểm tra phục vụ nhu cầu
thực tế tại nhà trường. Lệnh này là một trong những phát triển mới đột phá nhất của phần
mềm iQB 2.0.
8. Có thể thực hiện việc ghép hai đề kiểm tra lại thành một hay không bằng phần mềm
iQB?
Hoàn toàn có thể. Với chức năng khởi tạo và nhập trực tiếp câu hỏi của đề kiểm tra, người
dùng dễ dàng thực hiện việc tách, ghép các câu hỏi từ các đề kiểm tra khác nhau để nối lại
thành một đề kiểm tra mới.
9. Trong phiên bản cũ việc ghép nối các câu hỏi từ các ngân hàng câu hỏi khác nhau là
rất hạn chế. Phiên bản mới của phần mềm có thay đổi và phát triển thêm chức năng
này không?
Việc ghép nối các CSDL ngân hàng câu hỏi đã được cải tiến hoàn toàn trong phiên bản iQB
2.0, theo hướng thuận tiện và mềm dẻo hơn rất nhiều so với phiên bản trước đây. Việc ghép
nối câu hỏi của các CSDL khác nhau được tiến hành thông qua DS các câu hỏi tạm thời, sau
đó mới chuyển sang DS câu hỏi chính thức. Mô hình này là rất mềm dẻo phù hợp với nhu cầu
đa dạng của các nhà trường khi tiến hành ghép nối các CSDL câu hỏi từ các nguồn thông tin
khác nhau.
10. Xin nói rõ hơn về khái niệm đề kiểm tra gốc và đề kiểm tra chính thức trong phiên
bản iQB 2.0. Làm thế nào để phân biệt một đề kiểm tra (tệp qbt) là gốc hay chính thức.
Trong phiên bản cũ 1.0, chưa phân biệt khái niệm đề kiểm tra là gốc hay chính thức. Từ phiên
bản 2.0, các đề kiểm tra được khởi tạo sẽ được phân loại thành 2 kiểu: đề gốc và đề chính
thức.
Đề GỐC là đề kiểm tra được khởi tạo trực tiếp từ CSDL câu hỏi hoặc được nhập trực tiếp
bằng lệnh của phần mềm iQB Leo hoặc iQB Cat. Trong cấu trúc của phần mềm, các đề kiểm
tra GỐC có mã đề kiểm tra là 00000.
Đề Chính thức là đề kiểm tra thu được từ các đề GỐC bằng cách xáo trộn câu hỏi. Như vậy
từ một đề gốc, bằng lệnh khởi tạo và trộn câu hỏi, phần mềm sẽ tạo ra nhiều đề kiểm tra
chính thức tương đương khác. Trong cấu trúc của phần mềm, các đề kiểm tra chính thức có
mã đề kiểm tra là xxxxx khác với 00000.

Origin Trộn và khởi tạo câu hỏi


Test từ đề gốc (origin test) để
tạo ra các đề chính thức
(clone test)

Clone Clone Clone Clone Clone Clone


Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6

Để biết được đề kiểm tra đang mở là gốc hay chính thức, có thể dùng các cách sau để nhận
biết:

Page 147
iQB Cat 2.0 User Guide

- Lệnh Xem thông tin đề kiểm tra sẽ biết rằng đề hiện thời là gốc hay chính thức.
- Lệnh Khởi tạo và trộn câu hỏi đề kiểm tra không cho phép thực hiện trên các đề chính
thức, chỉ thực hiện được trên các đề kiểm tra gốc.
11. Khi tiến hành trộn câu hỏi của đề kiểm tra gốc để tạo ra nhiều đề kiểm tra tương
đương phần mềm có chức năng in ra ngay danh sách các đáp án của các đề được khởi
tạo hay không (phiên bản cũ 1.0 không có chức năng này)?
Có. Đây cũng là chức năng mới của phiên bản 2.0. Khi trộn câu hỏi của đề gốc và sinh ra các
đề chính thức, phần mềm sẽ cho phép nhập tên tệp Excel sẽ ghi đáp án của các đề kiểm tra sẽ
được khởi tạo. Khi thực hiện xong lệnh, kết quả các đáp án cũng sẽ được ghi ra tệp Excel này.
12. Phiên bản mới 2.0 có chức năng chấm bài kiểm tra tự động bằng cách quét ảnh
scanner hay không?
Rất tiếc, chức năng này chưa có trong phiên bản iQB 2.0.
13. Phần mềm có chức năng tìm kiếm một câu hỏi cụ thể của ngân hàng câu hỏi hiện có
hay không?
Có. Trong lệnh nhập và điều chỉnh thông tin câu hỏi (chính thức) phần mềm có chức năng đặt
bộ lọc và tìm kiếm theo phạm vi kiến thức và kỹ năng câu hỏi. Đây có thể coi là những tính
năng tìm kiếm thông tin câu hỏi đầu tiên của phần mềm. Tính năng này sẽ còn được phát
triển nhiều trong tương lai.
14. Chức năng kiểm tra trực tuyến có phát triển nào mới không trong phiên bản 2.0?
Chức năng kiểm tra trực tuyến (test online) của phiên bản mới iQB 2.0 có một số cải tiến
quan trọng sau:
(1) Phân biệt 2 kiểu kiểm tra trực tuyến: kiểm tra chính thức và kiểm tra không chính thức.
- Kiểm tra chính thức: là hình thức kiểm tra định hướng dùng chính thức trong nhà trường.
Với hình thức kiểm tra này, các đề kiểm tra sẽ được trộn câu hỏi trước khi hiện trên màn hình
để HS làm bài. Kết quả bài làm sẽ được lưu trong tệp kết quả (LogFile). Hình thức kiểm tra
chính thức được đưa vào phần mềm iQB Leo 2.0 và iTester Pro 2.0.
- Kiểm tra không chính thức: là hình thức kiểm tra định hướng cho HS dùng tại nhà trường
hoặc gia đình để kiểm tra thử. Phần mềm không trộn câu hỏi và kết quả chấm bài không được
ghi vào LogFile.
(2) Trong màn hình kiểm tra trực tuyến có một vài nâng cấp nhỏ nhưng có ý nghĩa đối với HS
khi làm bài kiểm tra. Có thể dùng các phím nóng để điều khiển việc làm bài kiểm tra và nhập
đáp án; sau khi nộp bài có thể xem lại đáp án từng câu để biết rõ mình đã làm đúng bài nào,
sai câu nào.
15. Vì sao phiên bản mới iQB 2.0 lại đưa vào khái niệm câu hỏi tạm thời? Danh sách các
câu hỏi tạm thời được dùng như thế nào và để làm gì?
DS câu hỏi tạm thời được đưa vào phiên bản mới iQB 2.0 đáp ứng được nhu cầu nhập dữ liệu
đa dạng của các giáo viên và nhà trường trên thực tế. Ý nghĩa thực tế của các câu hỏi tạm thời
như sau:
(1) Dùng khi cần chuyển nhập câu hỏi từ các CSDL câu hỏi khác nhau. Khi chuyển nhập câu
hỏi từ các CSDL ngoài, người dùng sẽ trước tiên chuyển vào khu vực câu hỏi tạm thời, sau
đó sẽ kiểm tra từng câu hỏi, nạp kỹ năng và chủ đề kiến thức trước khi chuyển sang khu vực
chính thức.

Page 148
iQB Cat 2.0 User Guide

(2) Dùng khi muốn nhập thông tin câu hỏi một cách phân tán và đại trà. Giáo viên sau khi
khởi tạo CSDL ngân hàng câu hỏi có thể giao cho bạn bè, gia đình, nhân viên nhập liệu câu
hỏi từ các nguồn khác nhau vào DS câu hỏi tạm thời. Sau đó mới kiểm tra lại từng câu để
chuyển sang câu hỏi chính thức.
(3) Lệnh nhập và khởi tạo trực tiếp đề kiểm tra sẽ cho phép tự động các câu hỏi vào DS các
câu hỏi tạm thời.
Do vậy các câu hỏi tạm thời có ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong mô hình thiết lập và nhập
ngân hàng câu hỏi của phần mềm, đáp ứng được nhu cầu đa dạng trong khâu nhập liệu của
các nhà trường và giáo viên.
16. Vì sao cần có lệnh Chấm bài kiểm tra trực tiếp, lệnh này được dùng khi nào?
Chức năng Chấm bài kiểm tra trực tiếp dùng để chấm bài bằng máy tính các bài làm “bằng
tay” của HS theo đề kiểm tra đã nhập và đang mở. Chức năng này đáp ứng nhu cầu thực tế rất
cao của các nhà trường mỗi khi tiến hành kiểm tra trắc nghiệm và HS phải làm bài trên giấy.
Chức năng này cho phép máy tính tự động chấm bài theo phương án làm bài của học sinh đã
được nhập vào máy tính.
17. Vì sao phần mềm chỉ có chức năng chuyển một đề kiểm tra ra dưới dạng RTF mà
không chuyển thẳng sang các dạng quen thuộc khác như DOC hay PDF?
Việc chuyển định dạng của đề kiểm tra sang các khuôn dạng khác như PDF, DOC hay ODT
sẽ được nâng cấp trong các phiên bản tiếp theo của phần mềm.
18. Lệnh in đề kiểm tra trong phiên bản mới có gì thay đổi không, ví dụ việc in mỗi đáp
án trên một dòng trong phiên bản trước đây sẽ gây ra tốn giấy in đáng kể.
Lệnh in đề kiểm tra đã có một phát triển mới rất mạnh trong việc in, đó là khả năng tự động
căn chỉnh để in tiết kiện giấy tối đa khi in đề kiểm tra. Người dùng cũng được phép chọn và
cố định các kiểu in phương án trả lời của đề kiểm tra theo cách mình muốn.
19. Hãy cho biết các tính năng của phiên bản iQB Leo 2.0 DEMO.
Bản DEMO của phần mềm iQB Leo 2.0 sẽ được phát hành với đầy đủ toàn bộ tính năng của
phiên bản chính thức ngoại trừ đúng1 hạn chế sau: phần mềm chỉ đượ phép mở và chạy đúng
30 lần kể từ khi cài đặt. Thời gian chạy mỗi lần không hạn chế. Số lần mở chạy không phụ
thuộc vào việc phần mềm DEMO này đã cài đặt hoặc gỡ bỏ bao nhiêu lần.
20. Lệnh mới kiểm tra lỗi logic đề kiểm tra có ý nghĩa gì? Vì sao phải dùng lệnh này, có
phải vì phần mềm vẫn có thể sinh ra lỗi hay không khi tạo đề kiểm tra?
Lệnh Kiểm tra lỗi Logic đề kiểm tra mới được đưa vào trong phiên bản mới có chức năng tự
động tìm ra và sửa các lỗi logic phát sinh nội tại khi đề này được khởi tạo. Đúng là vì không
thể khẳng định 100% là phần mềm đã hết lỗi, do đó lệnh này sẽ có tính năng phát hiện và sửa
lỗi đề kiểm tra. Tất nhiên các lỗi này là chính do phần mềm sinh ra.
21. Bộ dữ liệu kèm theo phần mềm iQB 2.0 có gì mới không?
Một điều rất mới của bộ phần mềm iQB 2.0 là đi kèm phần mềm, chúng tôi sẽ cấp cho các
nhà trường và giáo viên toàn bộ các mẫu CSDL ngân hàng câu hỏi các môn Toán, Lý, Hóa,
Sinh từ lớp 6 đến lớp 12 đã nhập xong phần kỹ năng câu hỏi và ma trận kiến thức. Các
nhà trường và giáo viên có thể sử dụng ngay các mẫu CSDL này trong công việc của mình
mà không cần mất công nhập lại kỹ năng, kiến thức.

Page 149
iQB Cat 2.0 User Guide

Phụ lục 2.
Bảng so sánh chức năng các phần mềm iQB Leo 2.0, iQB
Cat 2.0, iTester Pro 2.0, iTester 2.0
Stt Chức năng iTester iTester iQB Cat 2.0 iQB Cat 2.0 iQB Leo
Pro 2.0 Basic Edition Full Edition 2.0
1 Khởi tạo CSDL -- --   
2 Nhập kỹ năng, ma trận kiến thức -- --   
3 Nhập câu hỏi chính -- -- --  
Điều chỉnh, sửa thông tin câu hỏi -- -- --  
4 Nhập nhanh câu hỏi (Quick Input) -- --   
5 Nhập mẫu đề kiểm tra -- -- --  
6 Khởi tạo Test (mức không cần TST) -- --   
7 Khởi tạo Test nhanh thông qua TST -- -- --  
8 Nhập trực tiếp một Test File -- -- --  
9 Điều chỉnh, thay đổi thông tin chi -- -- --  
tiết cho một Test File
10 Nhập câu hỏi tạm thời -- -- -- -- 
11 Điều chỉnh kỹ năng và phạm vi -- -- -- -- 
kiến thức của câu hỏi (chính thức
và tạm thời) đã nhập trong CSDL.
12 Import / Export Database -- -- -- -- 
13 Quản trị người dùng -- -- -- -- 
14 Kiểm tra Online chỉnh thức  -- -- 
15 Kiểm tra Online không chính thức  --   --
16 Thống kê dữ liệu nhanh -- --   --
17 Thống kê dữ liệu đầy đủ -- -- -- -- 
18 Kiểm tra lỗi Logic -- -- --  
18 Số lượng câu hỏi được phép khởi -- -- 200 200 200
tạo trong một Test File
20 Số lượng câu hỏi được phép nhập -- -- unlimited unlimited unlimited
trong CSDL
21 Số lượng đề kiểm tra được phép mở 1 1 9 9 9
22 Trộn và xáo trộn câu hỏi Test -- --   
23 Xem thông tin Test File -- --   
24 Xem và sửa thông tin Test File -- --   

Page 150
iQB Cat 2.0 User Guide

Stt Chức năng iTester iTester iQB Cat 2.0 iQB Cat 2.0 iQB Leo
Pro 2.0 Basic Edition Full Edition 2.0
25 Chấm bài kiểm tra trực tiếp -- -- --  
26 Xem đề kiểm tra     
27 In đề kiểm tra --    
28 In đáp án đề kiểm tra -- --   
29 In DS câu hỏi trong CSDL -- --   

Page 151
iQB Cat 2.0 User Guide

Phụ lục 3.
Bảng một số phím tắt trong phần mềm

Bảng 1. Các phím tắt trong khi soạn thảo nội dung câu hỏi
Stt Hotkey Chức năng
1 Ctrl-B Bật / tắt Bold
2 Ctrl-I Bật / tắt Italic
3 Ctrl-U Bật / tắt Underline
4 Ctrl-L Bật / tắt Left Align
5 Ctrl-E Bật / tắt Center Align
6 Ctrl-J Bật / tắt Justify Align
7 Ctrl-+ Bật / tắt Subscript (chỉ số dưới)
8 Ctrl-Shift-+ Bật / tắt Superscript (chỉ số trên)
9 Ctrl-C Copy
10 Ctrl-X Cut
11 Ctrl-V Paste
12 Ctrl-Shift M Chèn công thức toán học Math Type
13 Ctrl-Shift H Chèn công thức hóa học ChemSketch
14 Ctrl-Shift I Chèn ảnh (image)
15 Ctrl-D Hiển thị hộp hội thoại chọn Font
16 Ctrl-[ Giảm cỡ chữ
17 Ctrl-] Tăng cỡ chữ

Bảng 2. Các phím tắt trong khi thực hiện kiểm tra trực tuyến
Stt Hotkey Chức năng
1 PgUp Chuyển lên câu hỏi trước trong danh sách
câu hỏi của đề kiểm tra.
2 PgDn Chuyển sang câu hỏi tiếp theo trong danh
sách câu hỏi của đề kiểm tra.
3 A, B, C, D Tương đương lệnh kích chuột chọn/hủy
phương án A, B, C, D.
4 1, 2, 3, 4 Tương đương lệnh kích chuột chọn/hủy
ng án A, B, C, D.

Page 152
iQB Cat 2.0 User Guide

Phụ lục 4.
Câu hỏi và trả lời (iQB 1.0)
Câu hỏi
1. Các tệp iqb có ý nghĩa gì ?
2. Mỗi phần mềm iQB Leo khi cài đặt lên máy tính có thể làm việc với một hay nhiều CSDL
ngân hàng câu hỏi ?
3. Định dạng dữ liệu của các tệp iqb là gì ?
4. Mỗi tệp iqb có thể chứa được bao nhiêu câu hỏi ?
5. Một CSDL do một người tạo ra có thể sao chép sang các máy tính khác để sử dụng được
không?
6. Phần mềm iQB Leo có cho phép nhập dữ liệu câu hỏi trên mạng LAN được hay không
hoặc có cho phép nhập dữ liệu từ các máy tính đơn lẻ sau đó chuyển nhập lại trên một CSDL
được hay không?
7. Phần mềm có cho phép sao chép hoặc chuyển nhập dữ liệu câu hỏi từ CSDL này sang một
CSDL khác được hay không ?
8. Tệp iqt có ý nghĩa gì ?
9. Tệp đề kiểm tra TEST có thể chứa bao nhiêu câu hỏi?
10. Các đề kiểm tra TEST sau khi khởi tạo xong có thể được sử dụng độc lập với CSDL của
mình hay không? Các tệp đề kiểm tra này có thể sao chép cho người khác dùng được hay
không?
11. Các đề kiểm tra sau khi đã khởi tạo thì có thể thay đổi các câu hỏi và nội dung câu hỏi
được hay không?
12. Phần mềm có chức năng xáo trộn các câu hỏi trong một đề kiểm tra được hay không?
13. Phần mềm có chức năng tổ chức được một lớp học và kiểm tra trực tuyến trên mạng theo
một đề đã tạo trước được hay không?
14. Điểm chấm bài trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính có thể sau đó tự động chuyển sang
phần mềm quản lý điểm học sinh School Viewer được hay không?
15. Khi nhập thông tin nội dung các câu hỏi, phần mềm có hỗ trợ hay không việc nhập công
thức toán học hoặc chèn ảnh vào nội dung các câu hỏi này?
16. Phần mềm iQB có hỗ trợ nhập dữ liệu tiếng Việt Unicode hay không?
17. Phần mềm iQB Leo được thiết kế dành cho các nhà trường. Những cá nhân độc lập như
giáo viên có thể sử dụng phần mềm nào ?
18. Khi một nhà trường mua quyền sử dụng phần mềm iQB Leo thì quyền sử dụng của nhà
trường đối với phần mềm này như thế nào?
19. Giá bán một phiên bản iQB Leo 1.0 là bao nhiêu ?
20. Các nhà trường đã mua phần mềm có được hưởng giá ưu đãi khi nâng cấp phần mềm hay
không?
21. Phiên bản iQB Leo 1.0 Demo có các chức năng gì khác với phiên bản chính thức?

Page 153
iQB Cat 2.0 User Guide

Trả lời các câu hỏi

1. Các tệp iqb có ý nghĩa gì ?


Mỗi tệp iqb chính là một CSDL ngân hàng câu hỏi. Phần mềm iQB Leo có chức năng chính
là khởi tạo các tệp CSDL này và cho phép nhập thông tin câu hỏi và các thông tin khác cho
tệp này. Mỗi tệp CSDL, tệp iqb sẽ là một NGÂN HÀNG câu hỏi hoàn chỉnh, nhằm mục đích
tạo ra các đề kiểm tra định hướng cho một môn học hoặc một phạm vi môn học và hướng tới
một đối tượng học sinh nào đó.
2. Mỗi phần mềm iQB Leo khi cài đặt lên máy tính có thể làm việc với một hay nhiều
CSDL ngân hàng câu hỏi ?
Mỗi phần mềm iQB khi cài đặt trên máy tính có thể làm việc với nhiều CSDL khác nhau, có
thể khởi tạo không hạn chế các CSDL câu hỏi. Tại một thời điểm, phần mềm chỉ làm việc với
đúng 01 CSDL câu hỏi (sau khi thực hiện lệnh mở CSDL này).
3. Định dạng dữ liệu của các tệp iqb là gì ?
Các tệp iqb được khởi tạo bởi iQB Leo 1.0 đều có định dạng Access 2000 là hệ CSDL khá
phổ dung tại Việt Nam.
4. Mỗi tệp iqb có thể chứa được bao nhiêu câu hỏi ?
Số lượng câu hỏi trong mỗi CSDL là không hạn chế, Tổng dung lượng cho phép của một
CSDL là 2GB.
5. Một CSDL do một người tạo ra có thể sao chép sang các máy tính khác để sử dụng
được không?
Hoàn toàn có thể sao chép các tệp CSDL từ máy này sang máy khác. Khi mở một CSDL mới
chỉ cần biết mật khẩu quản trị là có thể làm chủ được CSDL này và tiến hành toàn bộ các lệnh
có liên quan đến việc nhập dữ liệu và khởi tạo câu hỏi.
6. Phần mềm iQB Leo có cho phép nhập dữ liệu câu hỏi trên mạng LAN được hay
không hoặc có cho phép nhập dữ liệu từ các máy tính đơn lẻ sau đó chuyển nhập lại
trên một CSDL được hay không?
Việc nhập dữ liệu phân tán hoặc trên mạng LAN trong iQB Leo được tiến hành như sau:
- Nếu nhà trường có mạng LAN thì phần mềm cho phép khoảng 5 người cùng một lúc truy
nhập vào CSDL và nhập câu hỏi.
- Việc nhập câu hỏi có thể tiến hành nhập phân tán như sau: sau khi đã nhập xong thông tin
ma trận kiến thức và kỹ năng, dùng phần mềm thực hiện lệnh Export Database để tạo ra các
bản khác nhau của CSDL gốc; dùng chính phần mềm để tiến hành nhập dữ liệu câu hỏi cho
các CSDL phân tán này trên các máy tính khác nhau; sau đó dùng lệnh Import Database để
chuyển nhập các câu hỏi này vào CSDL gốc.
7. Phần mềm có cho phép sao chép hoặc chuyển nhập dữ liệu câu hỏi từ CSDL này sang
một CSDL khác được hay không ?
Việc chuyển nhập câu hỏi từ CSDL này sang một CSDL khác chỉ được tiến hành nếu hai
CSDL này cùng mã CSDL, nghĩa là chúng phải cùng được sinh ra từ một CSDL gốc bằng các
lệnh Export Database hoặc lệnh Sao lưu dữ liệu của phần mềm. Như vậy nói chung phần
mềm không cho phép sao chép các câu hỏi bất kỳ từ CSDL này sang CSDL khác và ngược lại
ngoại trừ trường hợp đã nói ở trên.

Page 154
iQB Cat 2.0 User Guide

8. Tệp iqt có ý nghĩa gì ?


Tệp iqt chính là các đề kiểm tra (TEST). Mỗi Test tương ứng với một tệp iqt trên đĩa cứng.
Các tệp này có thể sao chép từ máy này sang máy khác và sử dụng trong phần mềm iQB Leo
cũng như trong iTester.
9. Tệp đề kiểm tra TEST có thể chứa bao nhiêu câu hỏi?
Số lượng câu hỏi được sinh ra trong một Test là không hạn chế.
10. Các đề kiểm tra TEST sau khi khởi tạo xong có thể được sử dụng độc lập với CSDL
của mình hay không? Các tệp đề kiểm tra này có thể sao chép cho người khác dùng
được hay không?
Tất nhiên là được và đó chính là mục đích thiết kế của phần mềm.
11. Các đề kiểm tra sau khi đã khởi tạo thì có thể thay đổi các câu hỏi và nội dung câu
hỏi được hay không?
Sau khi đã tạo xong một Test thì không thể thay đổi được nội dung các câu hỏi của nó nữa.
Chỉ có thể thay đổi được các thông tin sau đây:
- Mật khẩu Test.
- Các thông tin bổ sung như tên trường, tên giáo viên, tiêu đề trên, dưới.
- Xáo trộn thứ tự các câu hỏi.
12. Phần mềm có chức năng xáo trộn các câu hỏi trong một đề kiểm tra được hay
không?
Hoàn toàn có thể. Xáo trộn câu hỏi là một chức năng khá mạnh của phần mềm iQB. Phần
mềm có khả năng xáo trộn thứ tự các câu hỏi và thứ tự các đáp án trong một câu hỏi và có thể
tạo ra nhiều Test khác từ một Test ban đầu. Chú ý rằng không thể xáo trộn đáp án câu hỏi nếu
câu hỏi này thuộc dạng lưu nội dung cùng đáp án.
13. Phần mềm có chức năng tổ chức được một lớp học và kiểm tra trực tuyến trên mạng
theo một đề đã tạo trước được hay không?
Hoàn toàn có thể được. Giáo viên sẽ tạo ra cho mỗi học sinh một đề Test (sinh ra từ một đề
gốc), sau đó sao chép cho mỗi HS một đề đề các em có thể tiến hành kiểm tra. Đề bảo vệ an
toàn cần đặt mật khẩu cho các đề này. Đến giờ làm bài, giáo viên cấp mật khẩu đề HS mở
Test và bắt đầu làm bài.
14. Điểm chấm bài trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính có thể sau đó tự động chuyển
sang phần mềm quản lý điểm học sinh School Viewer được hay không?
Hiện tại phiên bản iQB Leo 1.0 chưa hỗ trợ chức năng này.
15. Khi nhập thông tin nội dung các câu hỏi, phần mềm có hỗ trợ hay không việc nhập
công thức toán học hoặc chèn ảnh vào nội dung các câu hỏi này?
Hoàn toàn hỗ trợ việc nhập công thức toán học và chèn ảnh vào nội dung của từng câu hỏi.
16. Phần mềm iQB có hỗ trợ nhập dữ liệu tiếng Việt Unicode hay không?
Cần chú ý đển các điều sau khi nhập dữ liệu tiếng Việt của phần mềm:
- Nội dung các câu hỏi dưới dạng RTF thì có thể nhập tiếng Việt với bất kỳ font chữ nào kể cả
Unicode.
- Các tham số text còn lại của CSDL và câu hỏi thì phải nhập bằng font 8-bit tiếng Việt được
cho bởi Font hệ thống thể hiện của phần mềm.

Page 155
iQB Cat 2.0 User Guide

17. Phần mềm iQB Leo được thiết kế dành cho các nhà trường. Những cá nhân độc lập
như giáo viên có thể sử dụng phần mềm nào ?
Trước mắt, phiên bản iQB Leo được thiết kế với đối tượng mua là các nhà trường (từ Tiểu
học, THCS đến THPT). Trong tương lai chúng tôi sẽ phát hành các phiên bản iQB dành riêng
cho người dùng đầu cuối và giáo viên. Trước mắt, các giáo viên hãy dùng phần mềm mà nhà
trường đã mua.
18. Khi một nhà trường mua quyền sử dụng phần mềm iQB Leo thì quyền sử dụng của
nhà trường đối với phần mềm này như thế nào?
Khi mua bản quyền sử dụng phần mềm, công ty sẽ cung cấp cho nhà trường một Mã đăng
ký sử dụng. Với mã đăng ký này nhà trường sẽ đượ cài đặt tối đa là 10 máy trong nhà trường
(có thể ở nhà). Với từng trường hợp cụ thể, hợp đồng cung cấp phần mềm của công ty cho
nhà trường sẽ chỉ rõ thêm về thông tin này. Nhà trường không được phép cài quá số máy đã
qui định trong hợp đồng đã ký với công ty.
19. Giá bán một phiên bản iQB Leo 1.0 là bao nhiêu ?
Giá bán cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến các yêu cầu cụ thể của nhà
trường. Giá khởi điểm cho một phiên bản iQB Leo 1.0 sẽ khoảng 2000000 đồng/nhà trường
(hai triệu đồng).
20. Các nhà trường đã mua phần mềm có được hưởng giá ưu đãi khi nâng cấp phần
mềm hay không?
Khi nâng cấp, các nhà trường sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi từ phía công ty như giá cá, chế
độ bảo hành, bảo trì.
21. Phiên bản iQB Leo 1.0 Demo có các chức năng gì khác với phiên bản chính thức?
Phiên bản iQB Leo 1.0 Demo được phát hành miễn phí trên phạm vi cả nước với các chức
năng rất đặc biệt sau đây:
- Phiên bản iQB Leo 1.0 Demo có (hầu như) tất cả các chức năng của phiên bản chính thức,
nghĩa là với phần mềm này các nhà trường sẽ được phép khởi tạo các CSDL ngân hàng câu
hỏi, được phép nhập câu hỏi, được phép khởi tạo các đề kiểm tra, in đề kiểm tra ra giấy hoặc
thực hiện kiểm tra trực tuyến trên máy tính. Tóm lại bản iQB Leo Demo có thể được coi như
một phần mềm hoàn chỉnh với đầy đủ các chức năng và có thể dùng được ngay.
- Chúng tôi chỉ đưa ra một số hạn chế nhỏ sau đây cho bản Demo:
1. Được phép tạo và nhập câu hỏi mới, nhưng không được phép sửa thông tin
các câu hỏi đã nhập trước đó.
2. Đề kiểm tra (Test) chỉ đươc phép chứa không quá 5 câu hỏi.
Các nhà trường hãy download phần mềm iQB Leo 1.0 Demo và sử dụng. Toàn bộ dữ liệu
được tạo ra bởi phiên bản Demo sẽ tương thích hoàn toàn với bản Chính thức.

Page 156

You might also like