You are on page 1of 23

Đại Việt-daiviet.

org Page 1 sur 23

»» Trang nhà »» Giới thiệu »» Liên lạc

ĐẠI VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG


Nhân bản - Dân chủ - Thịnh vượng
Tạp chí cách mạng Tìm
Tìm kiếm: i Bài viết n
j
k
l
m
n j Tạp chí
k
l
m
Ban biên tập

Các số báo

Tài liệu tham khảo

Việt Nam
(Chiến tranh, Chính trị)

Lịch sử Việt Nam

Thế giới

Nhân quyền

Đảng sử

Giai đoạn

Tin tức thời sự

Tin Việt Nam

"Vụ Án Thế Kỷ" Ðã Tròng Vào Cổ Của Ðảng Cộng


Tin Thế giới

Văn hóa nghệ thuật

Văn
Sản Việt Nam !
Thơ

Tranh ảnh Lê Tùng Minh 8/29/2006

Quốc ca, Đảng ca

Ý kiến bạn đọc


Tiếp theo...
POW/MIA

Links

Báo Chí Việt


4. Trách Nhiệm Lịch Sử Của Đảng CSVN Đối Với Sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ Trong Thời Kỳ Kháng Pháp

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 2 sur 23

Báo Chí Ngoại Quốc


Đầu tháng 3 - 1947, chính phủ Pháp đã bổ nhiệm Eminle Marius Bolaert làm Cao Ủy Đông Dương thay cho D'Argenlieu,
Internet Radio
đồng thời đưa sang Đông Dương thêm 11 tiểu đoàn bộ binh, để tiến hành cuộc chiến tranh "bình định trong vòng 6 tháng" (như
Hội Đoàn Bolaert tuyên bố).
Diễn Đàn
Vào tháng 5 - 1947, sau chuyến đi công cán ở Đông Dương, ông Coste Floret - Bộ trưởng Chiến Tranh của Pháp - hồ hỡi
Liên lạc tuyên bố: "Ở Đông Dương không còn vấn đề quân sự!" (Theo sách "Lịch Sử Cuộc Chiến Tranh Đông Dương" của Yvegra,
Webmaster: Đan Phượng
nhà xb Plon - Paris, 1979, tr. 173).

Số người truy cập:


Thực tế hoàn toàn ngược lại, không theo cuồng vọng của Bolaert, cũng không theo sự đánh giá chủ quan của Coste Floret.
Từ đầu năm 1947, cuộc chiến tranh Việt Pháp đang diễn ra ngày càng ác liệt ở khắp ba miền Nam Trung Bắc VN.

Từ ngày 7-10-1947 đến 19-12-1947, đúng 72 ngày đêm, quân Pháp mở chiến dịch tấn công tổng lực vào chiến khu Việt
Bắc và mở rộng ra trong 12 tỉnh phía Bắc VN, nhằm mục đích tiêu diệt các cơ quan đầu não trung ương của chính phủ Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Nhưng khi kết thúc chiến dịch tấn công Việt Bắc (19-12-1947) quân
Pháp đã bị thiệt hại nặng nề: 3,300 binh sĩ bỏ xác tại chiến trường, 3,900 binh sĩ bị thương. Tên Colonel Lambert, Tổng tham
mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, và cả Bộ tham mưu chỉ huy chiến dịch tấn công Việt Bắc (theo kế hoạch Léa)
đều bị tử trận.

Tuy thế, mặt trận biên giới còn là một khó khăn lớn đối với chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến của tập đoàn Hồ Chí Minh.
Bởi vì quân Pháp quyết tâm đóng chặt các cửa biên giới Việt Hoa từ Lai Châu đến Lạng Sơn - Mông Cái, để cô lập cuộc kháng
chiến của Việt Nam với cuộc cách mạng lật đổ chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng (Tưởng Giới Thạch) của Đảng Cộng
Sản Trung Hoa do Mao Trạch Đông lãnh đạo.

Và nếu so sánh sự tương quan về thế và lực, thì lực lượng kháng chiến chống Pháp dưới ngọn cờ của chính phủ VNDCCH
do Hồ Chí Minh lãnh đạo vẫn còn yếu hơn quân xâm lược Pháp. Nhưng, cơ hội mới đã đến cho lực lượng kháng chiến dưới
sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh (tức của Đảng Cộng Sản Việt Nam giấu mặt), đó là sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ
mới ở Trung Quốc do Đảng CSTQ lãnh đạo, và sự ra đời của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (1-10-1949).

Các cơ hội mới này cũng chính là cái gút mắc khó gỡ trong những tranh chấp về đường biên giới Việt Hoa sau này của
Đảng CSVN với Đảng CS Trung Quốc.

Để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam do chính phủ VNDCCH lèo lái, các nước thuộc khối
Cộng Sản như Trung Quốc, Liên Xô, và các nước Đông Âu đã thiết lập ngoại giao với chính phủ VNDCCH. Từ đó chính phủ
VNDCCH bắt đầu nhận được viện trở về vật chất của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Một trở ngại lớn làm khó khăn cho
việc nhận viện trợ là tuyến biên giới Việt Hoa đang bị quân Pháp chốt đóng. Do đó, các phương tiện chiến tranh và lương thực
thực phẩm phải chuyển bằng đường bộ, của các nước XHCN, tiếp tế cho chính phủ VNDCCH đều bị tắc nghẽn trên lãnh thổ
của Trung Quốc. Cho nên, cần có một trận đánh lớn tại vùng biên giới Việt Hoa để khai thông đường nhận hàng tiếp tế của

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 3 sur 23

phe XHCN.

Ngày 21-1-1950, Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (ẩn danh của Đảng CSVN) triệu tập hội nghị toàn quốc lần thứ
ba tại Tân Trào (thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) - Tân Trào được coi là thủ đô kháng chiến của chính phủ
VNDCCH. Hội nghị này đã quyết định mở những cuộc tiến công vào quân Pháp ở khắp mọi miền để "chuyển từ giai đoạn
phòng ngự lên giai đoạn phản công" với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến tất cả để chiến thắng!" (Theo Văn kiện Lịch Sử
Đảng, đã dẫn, tập VI, trang 434). Và đến tháng 5- 1950, Trung ương Đảng CSĐD, đứng đầu là Hồ Chí Minh, đã quyết định
mở chiến dịch biên giới, nhằm mục đích "tiêu diệt một bộ phận quan trong sinh lực địch", "mở đường giao thông quan trọng
với Trung Quốc và thế giới dân chủ", và "mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc" (Theo "Báo cáo tổng kết Chiến Dịch Biên
Giới" của Bộ Quốc Phòng VNDCCH). Trong chiến dịch này đã có sự tham gia của đoàn cố vấn quân sự Trung Cộng do Vi
Quốc Thanh - Chính ủy Quân Đoàn 10 của Đệ Tam lộ quân - làm trưởng đoàn. Và đại tướng Trần Canh trực tiếp làm cố vấn
cho Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch Biên Giới (sẽ trình bày ở phần cuối).

Biên giới Việt Hoa là một dải núi rừng hiểm trở, kéo dài từ Tây Bắc đến Đông Bắc Việt Nam. Quân Pháp đóng ở Tây Bắc
có 6 tiểu đoàn; ở Đông Bắc có 11 tiểu đoàn Âu Phi làm lực lượng cơ động. Căn cứ vào viếc bố trí quân lực của Pháp như vậy,
nên Bộ Tư Lệnh chiến dịch quyết định lấy Đông Bắc làm hướng chính và Tây Bắc làm hướng nghi binh phối hợp. Võ Nguyên
Giáp được cử làm chỉ huy trưởng kiêm chánh ủy mặt trận biên giới Thu Đông 1950.

Giặc Pháp đã mắc mưu nghi binh của Bộ Tư Lệnh chiến dịch, nên vội vã cho quân nhảy dù xuống Phú Thọ. Trong khi đó
quân Kháng Chiến đánh chiếm thị trấn Đông Khê (16/9/1950) tiêu diệt một tiểu đoàn Âu Phi và một trung đội Pháo binh của
Pháp. Pháp đưa hai binh đoàn Âu Phi Lepage Charton đến cứu Đông Khê, nhưng đã bị phục quân của Võ Nguyên Giáp đánh
tan tành: tiêu diệt 3,000 tên, bắt sống 1,700 tên cùng toàn bộ ban chỉ huy của hai binh đoàn Âu Phi.

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 4 sur 23

Chiến dịch biên giới kết thúc với một thắng lợi lịch sử đáng ghi nhận: Phá tan kế hoạch "khóa cửa biên giới" của Rever.
Giải phóng được 350,000 dân và 4,500 cây số vuông, 6 thị xã, thị trấn (Cao Bằng, Thất Khê, Đông khê, Na Sầm, Đồng Đăng,
Lạng Sơn). Căn cứ địa Việt Bắc đã được mở rộng, nối liền Việt Nam với Trung Quốc và cả phe xã hội chủ nghĩa!

Trên cơ sở thắng lợi, Đảng CSĐD họp đại hội lần thứ 2 (từ 11 đến 19/2/1951) tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Đại hội này
đã đổi tên Đảng CS Đông Dương thành Đảng Lao Động Việt Nam, và bầu một Bộ Chính Trị gồm 7 ủy viên chính thức là: Hồ
Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh; 1 ủy viên dự
khuyết là Lê Văn Lương. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng và Truờng Chinh làm Tổng bí thư (Theo "Lịch Sử Đảng
CSVN" - nxb Giáo Khoa Marx Lénin, Hà Nội, 1983, trang 313).

Chính tập đoàn Bộ Chính Trị khóa 2 của Đảng CSVN phải chịu trách nhiệm lịch sử về những diễn tiến phức tạp giữa Việt
Nam và Trung Quốc trong vấn đề biên giới từ năm 1950 trở về sau.

Bởi khi tiến hành "chiến dịch biên giới" vào mùa Thu Đông 1950 Đảng CSĐD đã nhận được viện trợ về vũ khí và cố vấn
quân sự của Trung Cộng. (Trong thời điểm 1950, Trung Cộng và CSVN đều không công bố công khai việc này). Và lẽ tất
nhiên, đây không phải là sự viện trợ của tình đồng chí "núi liền núi sông liền sông" của hai nước anh em trong tinh thần "quốc
tế vô sản". Thật ra, ngay từ lúc này ý đồ của Đảng CSTQ do Mao Trạch Đông lãnh đạo, đã nuôi mộng đưa Việt Nam vào quỹ
đạo "chu hầu"của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tuy nhiên, về công khai, Đảng CSTQ chủ trương "viện trợ vô điều
kiện" để đẩy Việt Nam vào cái thế "phải biết ơn" và "phải làm gì để trả nợ cho đàn anh" Trung Cộng (lúc này, trong ngôn từ
của Đảng CSVN thì Liên Xô là "anh Cả" và Trung Quốc là "anh Hai"). Mầm móng đòi nhượng lãnh thỗ lãnh hải biên giới
Việt Hoa đã được gieo trồng từ sự "viện trợ vô điều kiện" của Đảng Lao Động Việt Nam (Đảng CSVN sau này).

Sau chiến dịch biên giới, cửa ngỏ nối liền giữa "Thủ đô Kháng Chiến" của chính phủ VNDCCH với nước Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa đã mở toang. Thế trận giữa quân Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Nam cũng đã thay đổi. Pháp yếu dần
trong khi lực lượng kháng chiến Việt Nam mạnh lên dần.

Ngày 23-12-1950, Mỹ ký hiệp định viện trợ quân sự cho Pháp, giúp Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh bình định Đông Dương.
Ngược lại, phe Cộng Sản, chủ yếu là Liên Xô và Trung Cộng cũng đẩy mạnh sự viện trợ quân sự và kinh tế cho Đảng LĐVN,
nhằm phát triển cuộc kháng chiến, sớm giành thắng lợi.

Tháng 12 - 1950, Pháp cử Delatre De Tassigni, vốn là Tư Lệnh lục quân Khối Tây Âu sang thay cho Bolaert, làm Tổng chỉ
huy quân đội viễn chinh kiêm Cao Ủy Pháp ở Đông Dương, nhằm đẩy mạnh "Chiến tranh tổng lực" với sự viện trợ ngày càng
tăng của Hoa Kỳ. Chỉ riêng trong năm 1951, dưới quyền chỉ huy của Tassigni, quân Pháp đã mở 117 trận càn quét quy mô từ
một tiểu đoàn trở lên. Chiến tranh càng ác liệt. Theo sự thỏa thuận ngầm giữa Trung ương Đảng CSVN và Trung ương Đảng
CSTQ, thì từ nay biên giới Việt Hoa được coi như "không có ranh giới" giữa hai nước, để cho quân dân Việt Nam vùng Việt
Bắc có thể tự do qua lãnh thổ Trung Quốc ở vùng biên để lẩn tránh sự càn quét của giặc Pháp; ngược lại quân dân Trung Hoa
cũng được tự do qua lại làm ăn và chi viện cho cuộc kháng chiến của "nhân dân Việt Nam anh em" đừng để cho "môi hở răng

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 5 sur 23

lạnh" (?). Thật ra cũng khó trách Đảng CSVN đã thỏa thuận ngầm điều này với Đảng CSTQ, bởi vì mục đích của họ là làm
sao nhận được chi viện về tài lực của Trung Quốc ngày càng nhiều để chiến thắng Pháp. Họ đã không nghĩ tới cái "thiện chí
không vô tư" của Đảng CSTQ, để sau này phải chịu nhiều sức ép khó lường trong vấn đề biên giới Việt Hoa.

Nhờ sự cố gắng của chính mình, đồng thời nhờ sự chi viện về phương tiện chiến tranh ngày càng nhiều của phe XNCN, đặc
biệt là Trung Quốc nên quân đội Kháng Chiến Việt Nam trong một thời gian ngắn đã liên tiếp giành thắng lợi trong ba chiến
dịch:

- Chiến dịch Trung Du, từ 20-12-1950 đến 16-1-1951, đã tiêu diệt 4,132 tên địch.

- Chiến dịch đường số 18, từ 21-3-1951 đến 7-4-1951, đã tiêu diệt được 2,601 tên địch.

- Chiến dịch Hà Nam Ninh, từ 28-5-1951 đến 20-5-1951, đã tiêu diệt được 2,950 tên địch. (Theo "Lịch Sử Đảng CSVN",
nxb Sách Giáo Khoa Marx Lénine, Hà Nội, 1988, tập 1, trang 321).

Thắng được nguy cơ thất bại của quân Pháp trên mặt trận chính ở Bắc Việt, tướng Delatre de Tassigni đã cố gắng vãn hồi
tình thế, bằng cách tập trung quân tinh nhuệ (17 tiểu đoàn) cùng Pháo binh, cơ giới để mở "chiến dịch Lotus", tiến đánh chiếm
Hòa Bình (10-1951). Nhưng De Tassigni lại bị thất bại thảm hại. Sau hơn 3 tháng đánh nhau tại Hòa Bình, quân Pháp đã bị
tiêu diệt hơn 6,000 tên, và đành phải rút chạy bỏ Hòa Bình. Thế là, từ nay quân Pháp không còn khả năng lấn chiếm chiến khu
Việt Bắt, lấn chiếm "thủ đô Kháng Chiến" của chính phủ VNDCCH, cũng như không còn có khả năng tái chiếm vùng biên
giới Việt Hoa để cô lập cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng CSVN. Đây là một
sự thật lịch sử không thể bôi bác.

Trong khi đó, tia hy vọng lớn nhất của những người yêu nước quốc gia lúc bấy giờ (1950-1954) là dựa vào cựu hoàng Bảo
Đại. Nhưng từ ngày về nước chấp chính, với vai trò Quốc Trưởng (28-4-1949), Cựu Hoàng đã thay đổi liên tiếp bốn thủ tướng
chính phủ: Thủ tướng Nguyễn Phan Long (27-1-1950 đến 27-4-1950); Thủ tướng Trần Văn Hữu 96-5-1950 đên 3-6-1952);
Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm (23-6-1952 đến 7-12-1953); Thủ tướng Bửu Hội (11-1-1954 đến 16-6-1954). Một chính phủ
quốc gia không ổn định như vậy, lại lệ thuộc vào thực dân Pháp quá rõ ràng, làm sao mà dân chúng Việt Nam không chán
ngán, không ủng hộ chính phủ kháng chiến của Hồ Chí Minh? Lợi thế chính trị của CSVN trong giai đoạn lịch sử 1950-1954
là ở thực tế lịch sử thuộc Pháp của một số phần tử mệnh danh là Quốc Gia (vốn là tay sai của Pháp từ trước 1945). Tội nghiệp
cho "số phận thiên thần" của những người Quốc Gia chân chính! Bao nhiêu chiến sĩ Quốc Gia chân chính đã ngã xuống để lót
đường cho những tên có cơ hội leo trên đầu trên cổ nhân dân, tạo lợi thế chính trị cho CSVN ngày càng mạnh mẽ để làm nên
"lịch sử chiến thắng" của tập đoàn Hồ Chí Minh - Trường Chinh - Lê Duẩn - Võ Nguyên Giáp (7-1954).

Nhân đà chiến thắng trong các chiến dịch ở mùa Xuân Hè 1951, chính phủ VNDCCH, mà ý kiến quyết định là Hồ Chí
Minh, tiến hành mở cuộc tấn công bất ngờ vào chiến trường Tây Bắc (với sự viện trợ vũ khí, thực phẩm và cố vấn quân sự của
Trung Cộng) vào mùa Thu Đông 1952. Sau 2 tháng chiến đấu, lực lương kháng chiến của chính phủ VNDCCH đã giành được

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 6 sur 23

thắng lợi lớn. Quân Pháp bị tiêu diệt 13,800 tên ở cả hai mặt trận Tây Bắc và đồng bằng. Và chính phủ Kháng Chiến đã giải
phóng được 28,500 kilô- mét vuông với 250,000 dân. Âm mưu lập "Xứ Thái tự trị" của Pháp nhằm khống chế các dân tộc
thiểu số Việt Nam ở vùng biên giới Tây Bắc đã bị thất bại hoàn toàn!

Đây là lần thứ hai Đảng CSVN phải chịu "ân huệ" của Đảng CSTQ trong việc tiếp nhận viện trợ vũ khí, lương thực và cố
vấn, để giành chiến thắng Tây Bắc (Thu Đông 1952). Đây chính là cái cớ không thể chối cãi, mà sau này bọn Maoiste có lý do
để tung ra luận điệu rằng: "Không có sự chi viện tối đa đầy tình nghĩa của Đảng CSTQ từ 1950 thì Đảng CSVN đâu có dễ
dàng giành được thắng lợi mau chóng trong cuộc kháng chiến chống Pháp!"

Sau 7 năm tiến hành tái xâm lược Việt Nam (1946-1953), chủ nghĩa thực dân Pháp đã thất bại liên tiếp. Các kế hoạch: D'
Argenlieu, Bolaert, Pignon, Rever, De Tassigni... đã thay nhau phá sản, trước sự lớn mạnh không ngừng của quân Kháng
Chiến Việt Nam (mang tên là Quân Đội Nhân Dân Việt Nam).

Vì vậy, ngày 7-5-1953, chính phủ Pháp với sự đồng ý của Hoa Kỳ, đã cử tướng Navare sang là Tổng chỉ huy Quân đội Viễn
Chinh Pháp ở Đông Dương, thay cho tướng Salan. Thế là "Kế hoạch Navare" ra đời, với mục đích "chuyển bại thành
thắng" (?). Navare chủ trương "không chấp nhận một sự rút lui nào hết", "điều kiện quân sự cho một giải pháp chính trị vinh
dự là giữ vững các trận địa và cải thiện các trận địa ấy". (Theo sách "Đông Dương Hấp Hối của Navare, nxb Plon, Paris, 1956,
trang 78).

Theo nhận định của Đảng Lao Động Việt Nam lúc ấy, rằng "Kế hoạch Navare là một chiến lược với quy mô rộng lớn để
thực hiện âm mưu chính trị về quân sự của khối liên minh Pháp Mỹ nhằm chống lại cách mạng Đông Dương" (Theo "Lịch Sử
Đảng CSVN", tập 1, trang 324).

Để đối phó lại kế hoạch Navare, Trung Ương Đảng LDVN và Chính phủ VNDCCH do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo, đã
thông qua "kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954" nhằm mục đích "giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt
chính diện và sau lưng địch, phối hợp hoạt động trên phạm vi cả nước và trên toàn Đông Dương". (Theo "LSDCSVN" tập 1,
trang 329)

Cuối năm 1953, tình hình chiến cuộc diễn tiến gây thêm nhiều bất lợi cho quân Pháp. Quân đội NHVN đã giải phóng Lai
Châu và quét bọn phỉ ở Sơn La (11-1953). Liên quân Kháng Chiến Việt Lào đã thọc sâu vào Trung Lào, tiến xuống Hạ Lào,
giải phóng thị xã Atopen và toàn bộ cao nguyên Boloven.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt ở Tây Bắc (VN) và ở Thượng Lào. Navare quyết định cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ,
vì theo sự đánh giá của các chiến lược gia Pháp và Mỹ, thì "Điện Biên Phủ là ngã tư chiến lược quan trọng, là vị trí then chốt
để che chở Thượng Lào và có thể trở thành căn cứ không quân, lục quân lợi hại". Vì vậy, Navare quyết định tập trung lực
lượng ở Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ này với bất cứ giá nào. (Huấn lệnh Navare ngày 13-12-1953).

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 7 sur 23

Thế là, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã trở thành mặt trận chính, đối đầu giữa quân xâm lược với quân đội kháng chiến
của chính phủ VNDCCH trong mùa Đông Xuân 1953-1954.

Đầu tháng 3-1954, Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng LDVN, được sự hỗ trợ tích cực của Liên Xô và Trung Cộng đã quyết
định mở chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc chiến tranh. Đảng Cộng Sản Trung Quốc không chỉ viện trợ vũ khí, đạn dược
và lương thực thực phẩm mà còn cử một đại tướng (Trần Canh) sang trực tiếp làm cố vấn cho tướng Võ Nguyên Giáp.

Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu vào ngày 13-3-1954 và kết thúc vào ngày 7-5-1954 (55 ngày đêm). Tướng chỉ huy
trưởng cứ điểm Điện Biên Phủ là De Castrie và toàn bộ ban tham mưu đều bị bắt sống, và toàn bộ binh sĩ Pháp còn sống sót
đều kéo cờ trắng đầu hàng! Chỉ riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội NDVN đã tiêu diệt và bắt sống 16,000 tên địch
(trong đó có 1 tướng, 16 tá, 1749 sĩ quan và hạ sĩ quan), thu toàn bộ vũ khí, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay. Chiến dịch Điện
Biên Phủ thắng lợi đã đập nát kế hoạch Navare.

Ngày 8-5-1954, hội nghị Genève bắt đầu thảo luận vấn đề hòa bình ở Đông Dương. Trong hội nghị này, Đảng và chính phủ
Cộng Sản Trung Quốc đã bộc lộ rõ dã tâm chèn ép Đảng và Nhà nước Cộng Sản Việt Nam, với tư thế của "một nước giữ vị trí
quan trọng trong việc viện trợ quân sự chủ yếu cho Việt Nam"!

Trong phiên họp thứ hai (10-5-1954), đại diện của Chính phủ VNDCCH là Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố "lập
trường căn bản của chính phủ và nhân dân Việt Nam, Campuchia và Lào là đi đến một giải pháp hoàn chỉnh: Đi đôi với việc
đình chỉ chiến sự trên toàn Đông Dương là một giải pháp chính trị cho các vấn đề Việt Nam, Lào Campuchia, trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương." (Theo "Lịch sử Đảng CSVN", đã
dẫn, tập 1, tr. 338) - Nghĩa là, nếu theo tinh thần này thì Việt Nam không có sự chia cắt làm hai như trong văn bản hiệp nghị đã
ký ở Genève vào tháng 7 - 1954!

Nhưng đoàn đại biểu Trung Quốc không ủng hộ lập trường đó của đoàn đại biểu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và đã thể
hiện những hành vi bất chính sau đây:

1. Đàm phán riêng rẽ với Pháp để hai bên (Pháp - Trung Quốc) cùng ký một thỏa thuận chung về một hiệp nghị ngừng bắn
ở Đông Dương.

2. Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận có hai chính quyền ở Việt Nam: chính quyền Cộng Sản của Hồ Chí Minh (Bắc) và
chính quyền Quốc Gia của Bảo Đại (Nam).

3. Xóa bỏ yêu cầu (của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) là có đại biểu của chính phủ Kháng Chiến Campuchia tham gia hội
nghi Genève, và công nhận sự tham gia hội nghị của hai chính phủ vương quốc Lào và vương quốc Campuchia.

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 8 sur 23

4. Quân đội nước ngoài, kể cả quân tình nguyện Việt Nam (của chính phủ VNDCCH) phải rút khỏi Lào và Campuchia.

5. Chia cắt Việt Nam ra làm hai tại vĩ tuyến 17 (chớ không đồng ý đề nghị của đoàn đại biểu VNDCCH là tại vĩ tuyến 13).
Và kéo dài cuộc Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà đến 2 năm (1954-1956) (chớ không phải 6 tháng sau như đề nghị của phái
đoàn VNDCCH). Đồng thời, giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị cụ thể chung cho 3 nước Đông
Dương.

Ngoài ra, Trung Cộng còn muốn đòi VNDCCH nhượng cả Hải Phòng và đường số 5 (kể từ Hà Nội cho Pháp quản trị)
nhưng không đạt ý muốn vì đoàn đại biểu VNDCCH kiên quyết phản đối. (Theo nguồn tư liệu MẬT trong hồ sơ lưu trữ của
Văn Phòng Ban Bí Thư Trung Ương Đảng CSVN).

Rõ ràng, hậu quả của ba lần chịu ơn về viện trợ quân sự của Trung Cộng (1950-1954) đã đưa đến việc ký kết một hiệp nghị
Genève chia đôi đất nước (7-1954) và kéo dài một cuộc chiến tranh tương tàn trong 20 năm liền (1955-1975) là trách nhiệm
lịch sử chủ yếu của Đảng và Chính phủ Cộng Sản Việt Nam! (Cho dù đó là mưu đồ bành trướng của Trung Cộng, nhèm ép
Việt Nam Cộng Sản thành chư hầu, lệ thuộc hẳn vào Trung Quốc!)

5. Tội chứng cắt đất biên giới và vịnh biển dâng cho Trung Cộng của Đảng và Nhà nước CSVN!

Hiệp định Genève (7-1954) đã đem lại một hậu quả vô cùng đau thương cho dân tộc ta: Việt Nam phải bị cắt làm thành hai
quốc gia, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới! Nguyên nhân lịch sử của bi kịch dân tộc này là sự yếu hèn của Đảng và Nhà nước
Cộng Sản Việt Nam trước áp lực của Đảng và Nhà nước CS Trung Quốc! Ngay Đảng CSVN cũng thừa nhận rằng: "Khi đoàn
đại biểu ta (CSVN) đàm phán trực tiếp với đoàn đại biểu Pháp về những vấn đề cụ thể thì đoàn đại biểu Trung Quốc lại dùng
mọi thủ đoạn hăm dọa để thúc ép đoàn đại biểu ta nhân nhượng Pháp". (Theo "Lịch Sử Đảng CSVN". tập 1. trang 338).

Nỗi đau nhục này không chỉ dừng lại ở tháng 7-1954 tháng chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc Việt Nam! Đó là tháng mở ra
một cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng Sản và Quốc Gia dẫn đến một cuộc chiến tranh tương tàn cốt nhục trong suốt 20
năm (1955-1975)!

a. Vì quyền vị độc tôn của chủ nghĩa Cộng Sản hay vì lợi ích của quốc gia dân tộc?

Thật ra, Đảng và Nhà nước Cộng Sản Bắc Việt đâu chỉ bị Trung Cộng làm áp lực phải nhượng bộ Pháp tại hội nghị Genève
(7-1954)!

Sau tháng 7-1954, trong công cuộc gọi là "xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc" và tiến hành "cuộc cách mạng giải phóng
miền Nam Việt Nam", Đảng và Nhà nước Cộng Sản Bắc Việt còn phải chịu áp lực nặng nề của Trung Cộng, bởi vì Đảng và
Nhà nước CS Bắc Việt còn cần sự viện trợ ngày càng tăng của Trung Cộng.

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 9 sur 23

Hàng viện trợ của Trung Cộng tràn vào miền Bắc Việt Nam, bao gồm thuốc men, vải vóc, thực phẩm đến phích nước và xe
đạp - Hàng hóa mang nhãn hiệu Trung Quốc thấy nhan nhản khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn miền Bắc. Biên giới Việt
Hoa đã chứng kiến từng đoàn ô tô, từng đoàn xe lửa chở "quà của Mao Chủ Tịch", hằng ngày nhập vào Bắc Việt Nam!

Bên cạnh viện trợ hàng hóa, Trung Cộng còn viện trợ kỹ thuật bắng cách xây dựng cho Việt Nam các nhà máy như: Khu
gang thép Thái Nguyên, các nhà máy điện, mì chính (bột ngọt), thuốc trừ sâu đường, giấy, bánh kẹo, cơ khí, dệt... của Trung
Cộng viện trợ đã mọc lên nhanh chóng, bên ven sông Hồng, sông Lô và thị trấn Việt Trì (Ai đã nghĩ gì về hậu quả khó lường
về sự "viện trợ vô tư này ở hơn 20 năm sau?)

Phải nói, sau tháng 7-1954, miền Bắc Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Cộng (hay nói cách khác là đang bị
"Trung Cộng hóa"). Đi đâu cũng nghe thiếu nhi và cả thanh niên hát: "Mao Trạch Đông! Mặt trời lên! Ở nước Trung Hoa
xuất hiện Mao Trạch Đông!" và "Người là cứu tinh của nhân dân!"

Ngay trong Ban chấp hành Trung Ương Đảng LDVN cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của Mao Trạch Đông từ sau 1950. Họ
đã đề cao tư tưởng Mao Trạch Đông (chớ không phải tư tưởng Hồ Chí Minh như bây giờ). Viết hay nói điều gì quan trọng, họ
đều có câu giáo đầu: "Theo Mao Chủ Tịch nói..." hoặc "Theo Mao Chủ Tịch viết..." (?). Trường Chinh (Tổng Bí Thư Đảng),
Hoàng Quốc Việt (ủy viên Thường Vụ Trung Ương Đảng), Lê Văn Lương (Trưởng ban Tổ Chức Trung Ương Đảng), Hồ Viết
Thắng (ủy viên Thường Trực của Ban Chỉ Đạo Cải Cách Ruộng Đất Trung Ương"... là những nhân vật điển hình sùng bái Mao
Trạch Đông (!). Chính vì thế, mà "cố vấn Trung Quốc" vào thời buổi này cũng được CSVN coi là "các ông con trời đặc phái
viên của Mao Chủ Tịch". Cho nên ngay cả chủ tịch Hồ Chí Minh "cũng không dám phê bình những việc làm sai của
họ" (Theo tiết lộ của ông Vũ Kỳ, thơ ký riêng của Hồ Chí Minh). Vì lẽ ấy, mà một số cố vấn Cải Cách Ruộng Đất của Trung
Quốc đã lộng hành, ra lệnh xử bắn dân Việt Nam (bị quy sai là địa chủ, cường hào, ác bá) mà không cần xin lệnh của Chính
phủ VNDCCH (?).

Có nhìn thấy thực tế này, chúng ta mới hiểu sâu sắc những hậu quả sẽ xẩy ra trong tương lai như vấn đề cắt đất biên giới,
cắt vịnh biển dâng cho Trung Cộng của Đảng và Nhà nước CSVN (1999-2000).

Biên giới Việt Hoa từ sau tháng 7-1954 đã được xem như một biên cương không giới tuyến, không phân định rõ ràng bằng
các cột mốc biên giới theo pháp lý quốc tế, mà Đảng và Nhà nước CSVN đã từng truyền bá tư tưởng "núi liền núi, sông liền
sông, môi hở thì răng lạnh" giữa Việt Nam và Trung Hoa trên tinh thần "Hoa Việt một nhà". Tai hại thay! Cái "tinh thần quốc
tế vô sản" mù quáng, che đậy sự lệ thuộc đến thậm tệ của Đảng và Nhà Nước CSVN đối với Đảng và Nhà nước Trung Quốc
(còn hơn cả sự lệ thuộc của các ông vua Việt Nam thời phong kiến đối với Thiên Triều Trung Hoa). Điều đó đã cho công luận
phán xét rất đúng rằng: Khi những người CSVN quá sùng bái lãnh tụ (Marx, Lénine, Mao Trạch Đông), quá say mê chủ nghĩa
Marx Lénine và tư tưởng Mao Trạch Đông, thì họ dễ dàng quên đi quyền lợi của Tổ Quốc và Dân Tộc, mà chỉ lo cho quyền vị
của Đảng, của tập đoàn, của cá nhân!

Lịch sử đã minh chứng một cách rõ ràng về thái độ phục tùng của Đảng và Nhà nước CSVN đối với Đảng và Nhà nước

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 10 sur 23

CSTQ, qua sự kiện ngày 14-9-1958. Cụ thể như sau: Ngày 4-9-1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước CHND Trung Hoa công
khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính
kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Mười ngày
sau, ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nước VNDCCH, được sự chấp thuận của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng
LDVN và lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh, đã gửi văn thư ngoại giao cho Tổng lý Quốc Vụ Viện nước CHND Trung Hoa Chu Ân
Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng Chí Tổng Lý,

Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà Nước có trách
nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên
mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng Chí Tổng Lý lời chào rất trân trọng.

Hà Nội, ngày 14-9-1958

(Ký tên đóng dấu)

Phạm Văn Đồng

Thủ tướng Chính Phủ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa"

Đây chính là một văn thư lịch sử, một bằng chứng chấp nhận quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Tại sao
những cái đầu chính trị dày đặn như Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp (lúc ấy) lại chấp thuận sự thua thiệt quá dễ dàng như
vậy? Họ nhằm mục đích gì mà hy sinh quyền lợi của đất nước, dân tộc Việt Nam một cách không hối hận như vậy?

Nên biết rằng, trong thời gian 1957-1958, cán bộ, đảng viên Cộng Sản nằm vùng tại miền Nam Việt Nam đã bị bắt, bị sát
hại đến con số không thể tưởng tượng. Ở Nam bộ, từ 60,000 cán bộ, đảng viên nằm vùng sau tháng 7-1954, đến cuối năm
1957, đầu năm 1958 chỉ còn lại con số 5,000. Ở đồng bằng Nam bộ, nhiều xã không còn chi bộ Đảng. Riêng tỉnh Gia Định,
tỉnh Biên Hòa, mỗi tỉnh chỉ còn một chi bộ thiếu. Ở Liên Khu V, 70% chi ủy viên, 60% huyện ủy viên, 40% tỉnh ủy viên đã bị
chính quyền Quốc Gia VNCH bắt giết, 12 huyện đã không còn cơ sở Đảng. Nói chung trên toàn miền Nam - từ bờ Nam sông
Bến Hải đến mũi Cà Mau, phong trào gọi là "Cách Mạng Giải Phóng" do tập đoàn lãnh đạo Đảng bộ miền Nam (sau này được

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 11 sur 23

gọi là Trung Ương Cục miền Nam) do Lê Duẩn đứng đầu, đã bị tổn thất nghiêm trọng, có nguy cơ bị tiêu diệt cộng theo đạo
luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm. Theo con số ước lượng, tính đến năm 1959, ở miền Nam có gần 1/2 triệu người
bị bắt, 400.000 người bị tù đày, 68.000 người bị giết (Theo "Lịch sử Đảng CSVN", tập 2, nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội,
1995, trang 5 và trang 98).

Đứng trước tình thế bi đát đó của "cách mạng miền Nam", Ban chấp hành Trung Ương Đảng LDVN, do Hồ Chí Minh triệu
tập, đã họp khẩn Hội nghị lần thứ 15 tại Hà Nội (1-1959) để đề ra nhiệm vụ cơ bản cho Cách Mạng Miền Nam là "giải phóng
miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc (Mỹ) và phong kiến (Diệm) thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" (Theo Nghị quyết 15 của Trung Ương Đảng
LDVN, Văn Kiện Đảng 1959).

Muốn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơ bản này, bản thân Đảng và Nhà nước CSVN không đủ khả năng về tài lực, nhân lực,
vật lực để tiến hành cuộc "Chiến tranh đánh Mỹ cứu nước" ngay trên chiến truờng miền Nam và giữ hậu phương miền Bắc. Vì
vậy, Đảng và Nhà Nước CSVN cần có sự viện trợ tối đa của Đảng và Nhà Nước CSTQ! Cho nên họ phải chấp nhận sự áp đặt
đơn phương của Trung Cộng về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc là cái thế tất yếu trong lúc bấy giờ.

Từ năm 1959, Trung Cộng đã ngỏ ý gửi quân đội Trung Quốc sang giúp Đảng và Nhà nước CSVN, nhưng ông Hồ Chí
Minh vì sợ "nợ máu không bao giờ trả hết nợ được" (Theo tiết lộ của Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông Hồ) nên chỉ mới nhận vũ
khí, lương thực và thực phẩm thôi. Và theo sự tổng kết của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc: Từ năm 1950 đến 1975 đã viện trợ
cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hơn 2,000,000 cây súng loại nhẹ 27,000 đại pháo, 270 triệu băng đạn (súng AK), 18 triệu
đạn đại pháo, 179 máy bay và 145 chiến hạm... Tổng trị giá đến 20 tỷ Mỹ kim (theo thời giá năm 1975). Sự thật có đến con số
này hay không, vì Bộ Quốc Phòng CSVN không hề lên tiếng phản bác hay thanh minh?

Cái "nợ xương máu" mà ông Hồ đã sợ là "không bao giờ trả hết" lại đến! Vào đầu tháng 10-1963, tình báo Liên Xô thông
báo cho tình báo VNCS biết là Mỹ định "thay ngựa giữa dòng" ở miền Nam Việt Nam, và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ: đã có kế
hoạch rút quân ra khỏi miền Nam bắt đầu vào năm 1965". Tập đoàn Hồ Chí Minh nhận được tin mật này, liền triệu tập một
cuộc họp đặc biệt của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam, có đông đủ 11 ủy viên chính thức là: Hồ Chí
Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn
Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, và hai ủy viên dự khuyết là Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, (Tất cả bọn họ là
đầu mối đưa đến cái "nợ máu xương" của Trung Cộng!).

Cuộc họp đã quyết định phải nhanh chống "dốc hết sức vào mặt trận B" (tức mặt trận miền Nam Việt Nam) "thực hiện một
chiến dịch Tổng Công Kích trên toàn miền Nam vào cuối năm 1965". Và muốn thực hiện được kế hoạch quân sự quy mô này,
không có cách nào khác hơn là "ngoài việc nhờ Trung Quốc viện trợ vũ khí, lương thực, thực phẩm... còn phải nhờ đến Quân
Giải Phóng Trung Quốc. Bởi vì theo nhận định của họ: "Nếu đánh mạnh, đánh lớn, đánh toàn diện ở miền Nam thì chắc chắn
Mỹ sẽ phản kích ra miền Bắc". Vì vậy, khi "lực lượng quân sự miền Bắc dồn tổng lực vào chiến trường B thi phải nhờ Quân
Giải Phóng Trung Quốc bảo vệ khu Việt Bắc và vòng đai phía Bắc của thủ đô Hà Nội". Cho nên mới có ba trăm ngàn

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 12 sur 23

(300.000) quân Trung Quốc sang Việt Nam vào cuối năm 1963 đầu năm 1964. Giải Phóng Quân Trung Quốc đã đóng giữ khu
Tự Trị Việt Bắc, vùng mỏ Hồng Quảng, ngoại vi Hà Nội đến tận Yên Sở (cả hai làng Yên Duyên và Sở Thượng) ở phía Nam
Hà Nội. Hải Quân Trung Quốc cũng đã tham gia bảo vệ Vịnh Bắc Bộ (Theo tiết lộ của Hoàng Nhật Tân, con trai Hoàng Văn
Hoan, một thời là Phó Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng Trung Ương).

Vậy là, từ năm 1964 cả vùng biên giới trên đất liền cũng như lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc mặc nhiên thuộc
quyền quản trị tạm thời dưới danh nghĩa là "bảo vệ vùng đất liền, vùng biển và vùng trời miền Bắc Việt Nam" cho Đảng và
Nhà nước CSVN. Và cái việc dời các cọc mốc biên giới Việt Hoa vô sâu trong lãnh thổ Việt Nam, các dân tộc thiểu số Trung
Hoa ở bên kia biên giới tràn qua định cư và canh tác ở một vùng rừng núi hoang vu thuộc các tỉnh ven biên giới, đã ồ ạt diễn ra
từ 1964 đến 1971 (năm Quân Giải Phóng Trung Quốc rút về nước). Không có ai kiểm soát, không có ai phân định rõ ràng
trong việc lấn đất biên giới một cách công khai mờ ám này của Đảng và Nhà nước CSTQ; bởi vì trong những năm 1964-1971,
một số cán bộ vùng biên giới có báo cáo lên sự kiện này cho Trung Ương Đảng, nhưng không được trả lời, như một sự kiện cụ
thể sau đây: Vào năm 1969, chính quyền CHND Trung Hoa tỉnh Quảng Tây cho xây dựng lại nhà ga Nam Quan, và nhân thời
cơ đó Trung Cộng đã dời cột mốc cách ải Nam Quan 200 thước (về phía Nam) đẩy sâu vao lãnh thổ Lạng Sơn (Việt Nam) cả 1
Kilômét. Nghe tin này, đại tá Hải An, Phó Văn Phòng Tổng Cục Chính Trị của Quân Đội Nhân Dân (CSVN) liền lên Lạng
Sơn, đến Nam Quan kiểm tra sự thật về tin đồn mốc cây số 0 đó. Thấy đúng sự thật, đại tá Hải An báo cáo lên Tổng Quân Ủy
Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội NDVN do đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm đầu. Nhưng báo cáo của đại tá Hải An đã bị xếp vào
hồ sơ, không được trả lời! (Theo lời tâm sự của đại tá Hải An với trung tướng Hoàng Văn Thái, được đại tá Bùi Quang Thảo ở
Tổng Cục Chính Trị kể lại với một số bạn bè).

Trong khi đó nền chính trị Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự bảo trợ trực tiếp của Hoa Kỳ, từ 1963 đến 1965, đã diễn
biến rất phức tạp, 10 cuộc đảo chánh liên tiếp.

1. Ngày 1-11-1963, Dương Văn Minh cầm đầu nhóm tướng lãnh (Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Trần Thiện Khiêm, Mai
Hữu Xuân, Lê Văn Kim...) tiến hành đảo chính, lật đổ Đệ Nhất VNCH, giết chết hai anh em ông Diệm Nhu!

2. Ngày 30-1-1964, Hội Đồng Quân Lực đứng đầu là tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm tiến hành "chỉnh lý" lật
đổ Dương Văn Minh.

3. Ngày 27-8-1964, Hội Đồng Quân Lực lại "chỉnh lý" lập tam đầu chế Minh (Quốc Trưởng), Khánh (Thủ Tướng), Khiêm
(Tổng Trưởng Quốc Phòng).

4. Ngày 13-9-1964, một nhóm tướng tá do tướng Lâm Văn Phát và tướng Dương Văn Đức cầm đầu tiến hành đảo chính
tam đầu chế, nhưng bị thất bại.

5. Thừa cơ hội này, cuối tháng 9 năm 1964, Nguyễn Khánh lật đổ Minh, Khiêm, cho ra khỏi quân đội các tướng Đôn,
Xuân, Kim.

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 13 sur 23

6. Ngày 24-10-1964, do sức ép của Mỹ và lực lượng đối lập, Nguyễn Khánh phải rời khỏi chính quyền, chỉ giữ chức Tổng
Tư Lệnh Quân Lực VNCH. Chính quyền dân sự ra đời: Phan Khắc Sửu là Quốc Trưởng và Trần Văn Hương làm Thủ Tướng.

7. Ngày 25-1-1965, Hội Đồng Quân Lực buộc Trần Văn Hương rời ghế Thủ Tướng, đưa bác sĩ Phan Huy Quát lên thay.
Đồng thời lập ra "Hội đồng Nhân Sĩ" theo sự chỉ đạo của Hoa Kỳ.

8. Ngày 19-2-1965, tướng Lâm Văn Phát lại cầm đầu nhóm tướng tá tiến hành đảo chính, nhưng không thành.

9. Sau đó, Hội Đồng Quân Lực do tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi cầm đầu đã loại Nguyễn
Khánh ra khỏi quân đội (3-1965).

10. Tháng 6-1965, Hội Đồng Quân Lực lật đổ chính quyền dân sự (Sửu, Quát) lập Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia do Nguyễn
Văn Thiệu làm Chủ Tịch; Ủy Ban Hành Pháp do Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch (Thủ Tướng).

McNamara, đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ vào thời gian này đã nói về ảnh hưởng tai hại, của tình hình chính trị
rối ren của miền Nam Việt Nam, đối với Mỹ như sau: "Sáu tháng sau bản giác thư đứng trước ngã ba đường" (fork-in-the-
road) của chúng tôi là thời gian đánh dấu giai đoạn then chốt nhất đối với sự dính líu kéo dài 30 năm của Hoa Kỳ ở Đông
Dương. Đó là thời gian từ 28 tháng 1 đến 28 tháng 7 năm 1965, Tổng Thống Johnson đã phải đối đầu với những vấn đề nêu ra
trong bản ghi nhớ và đưa ra những sự lựa chọn số phận, khóa chặt số phận nước Mỹ vào con đường can thiệp quân sự ồ ạt ở
Việt Nam (that locked the US ontopath of massive massive military intervention in Việtnam), một sự can thiệp cuối cùng đã
phá tan địa vị Tổng Thống của ông và làm chia rẽ nước Mỹ chưa từng có kể từ sau cuộc nội chiến (and polarized America like
nothing since the Civil War)". (Theo in Retrospect - The Tragedy and Lessons of Vietnam" của Robert S. McNamara, 1995.
Random House Inc., USA, P,. 169).

Đứng trước tình hình chính trị rối ren của quốc gia Đệ Nhị VNCH, Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSVN đã xem như
"thời cơ ngàn năm có một" đã đến. Vì vậy, họ đã tiến hành gấp rút mấy việc quan trọng sau đây:

1. Tăng cường nhân lực lãnh đạo Đảng Bộ Cộng Sản miền Nam (Trung Ương Cục) trong khi Lê Duẩn đã làm Tổng Bí Thư
(từ Đại hội III - tháng 9-1960). Trung Ương Cục miền Nam có những nhân vật như sau: Nguyễn Văn Cúc (tức Nguyễn Văn
Linh), Trần Lương, Phan Văn Đáng, Võ Toàn, Phạm Văn Xô, Nguyễn Chánh, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bướng,
Lê Toàn Thư, Trần Văn Quang, Trương Chí Cương.

2. Tăng cường cán bộ lãnh đạo quân sự tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Bộ Tự lệnh Miền được thành lập (10-
1963). Trung tướng Trần Văn Trà làm Tư Lệnh, Nguyễn Văn Linh, Bí Thư Trung Ương Cục làm Bí Thư Quận Ủy, thiếu
tướng Trần Độ làm phó Chính Ủy, các tướng Trần Nam Trung (tức Trần Lương), Nguyễn Đôn và Trần Văn Quang làm ủy
viên. Tháng 9-1964, Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng LDVN đã cử tướng Nguyễn Chí Thanh vào Nam làm Bí Thư Trung

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 14 sur 23

Ương Cục (Nguyễn Văn Linh xuống làm Phó Bí Thư kiêm Bí Thư Quân Ủy) của Quân Giải Phóng miền Nam.

3. Tăng cường đưa quân chủ lực từ miền Bắc vượt Trường Sơn (theo đường mòn Hồ Chí Minh) và chiến trường miền
Nam. Hằng năm cứ vào mùa khô là mùa chuyển quân vào chiến trường B, và chuyển quân một cách ào ạt vào những năm
1963-1965. Theo thống kê của Bộ Quốc Phòng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì trong những năm 1963-1965 đã đưa vào
miền Nam Tất cả 300,000 quân chủ lực của miền Bắc (Và Quân Giải Phóng Trung Quốc đã lấp vào chỗ trống đó để bảo vệ
miền Bắc XHCN?)

4. Tăng cường vận chuyển vũ khí, đạn dược, thuốc men, lương thực, thực phẩm vào Nam cuối năm 1964. Đoàn 559 (mở
đường Hồ Chí Minh từ tháng 5/1959) đã có khả năng vận chuyển bằng xe vận tải với số lượng 4000 tấn/năm. Trên đường này
họ đã tổ chức được 10 binh trạm (một binh trạm có quân số tương đương 1 tiểu đoàn thiếu) từ làng H. đến vùng Ba Biên Giới.
Theo tổng kết của Tổng Cục Hậu Cần (CSVN) thì mỗi năm tăng gấp 3 lần của năm trước. Súng đạn của Trung Quốc, gạo và
thực phẩm thuốc men của Trung Quốc ồ ạt tuôn vào miền nam Việt Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh.

Trong thời gian cuối năm 1964, có một sự kiện chính trị của Quốc Tế Cộng Sản cũng ảnh hưởng nặng nề đến Đảng và Nhà
Nước CSVN. Đó là sự kiện N. X. Kho-rút-xốp, Bí Thư thứ nhất Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô bị hạ bệ (10-
1964) và L. I. Brê-giơ-nép, Chủ tịch Bộ Trưởng Liên Xô lên thay thế. Do đó, cái thế chống chủ nghĩa xét lại hiện đại (Modern
Revisionism) của Trung Quốc lại mạnh lên, cho nên Đảng và Nhà nước CSVN cũng nương theo chiều gió mà giương cao
ngọn cờ chống chủ nghĩa xét lại hiện đại (Sinh viên Việt Nam học ở Liên Xô đã bị rút về vào năm 1964). Bởi thế, sự viện trợ
của Trung Cộng càng gia tăng cho Cộng Sản Việt Nam. "Nợ ân nghĩa" càng chồng chất, cũng là "mưu đồ xâm thực" vùng
biên giới Việt Hoa của Trung Cộng ngày càng sâu.

Nhờ tăng cường các mặt trên mà quân Giải Phóng (Cộng Sản) đã giành được một thắng lợi lớn ở chiến trường miền Nam.
Từ chiến dịch An Lão (Bắc Bình Định) đến chiến dịch Bình Giả (Bà Rịa), đến chiến dịch Ba Gia (Bắc Quảng Nam) đến chiến
dịch Đồng Xoài (Phước Long)... liên tiếp mở ra từ tháng 13-1964 đến tháng 7-1965, quân Giải Phóng (CSVN) đã chiếm được
một vùng đất đai rộng lớn ở nông thôn và rừng núi. Có thể nói họ đã làm chủ nông thôn và rừng núi, hình thành cái thế bao
vây thành thị của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Chính tướng Westmoreland - Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Quân Sự ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ - đã nhận định rằng: "Tình
hình ở Việt Nam bị xấu đi hiện ra rõ rệt hơn bao giờ hết... Nếu chiều hướng này cứ tiếp diễn thì tiến tới sự tiếp quản của Việt
Cộng ở đất nước này có lẽ nội trong một năm". (Theo William C. Westmoreland trong cuốn hồi ký "A Soldier Reports",
1976). Do đó "trong thời kỳ định mệnh này, Johnson đã khởi xướng cuộc ném bom Bắc Việt Nam và đưa quân Mỹ vào Nam
Việt Nam, đưa tổng số quân từ 23.000 lên 175,000 với khả năng đưa thêm 100.000 quân nữa vào năm 1966 và sau đó thậm chí
nhiều hơn" (Theo McNamara, sđd, tr.169).

Nỗi sợ của Đảng và Nhà nước CSVN về sự phản kích đánh miền Bắc Việt Nam của Mỹ đã trở thành sự thật từ khi "Nghị
Quyết Vịnh Bắc Bộ tháng 8-1964" của Hoa Kỳ ra đời. Và nỗi sợ trở thành kinh hoàng khi Mỹ đã thật sự cho ném bom xuống

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 15 sur 23

miền Bắc Việt Nam bắt đầu từ ngày 2-3-1965. Theo sự công bố của Bộ Quốc Phòng Mỹ, ngày hôm đó hơn 100 phi cơ phản
lực đã cất cánh từ các tàu sàn bay ở biển Nam Trung Hoa và từ các căn cứ Không Quân ở Nam Việt Nam, tiến công một kho
vũ khí của Bắc Việt và đánh phá các đầu mối giao thông, kho tàng, thị xã, thị trấn từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20. Đó là chiến
dịch "Sấm Rền" (Rolling Thunder) của Không Quân Mỹ trong cuộc tấn công Bắc Việt Nam từ trên không.

Đồng thời với sự chịu đựng cuộc chiến tranh phá hoại (Destructive War) miền Bắc của Mỹ, Đảng và Nhà nước CSVN lại
phải bị thất bại nặng nề về dự mưu tiến hành tổng công kích toàn lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa vào cuối năm 1965, bởi vì
bản kế hoạch Tổng Công Kích (Tối Mật) đã bị tình báo Việt Nam Cộng Hòa nằm trong Bộ Chỉ Huy Quân Sự Miền (CS miền
Nam hay Việt Cộng) đánh cắp trước một tháng tiến công. Các hầm súng mà Việt Cộng đã chuyển vào và chôn giấu sẵn ở các
thành phố lớn như Sàigòn, Chợlớn, Đà nẵng, Huế và Cần thơ đã bị cảnh sát Quốc Gia khui lên, tịch thu hết, cùng vời 3/5 cơ sở
nội thành bị bắt vào tù.

Chính vì sự thất bại này cùng với sự thiệt hại nặng nề do chiến dịch dội bom của Không Quân Mỹ vào hàng trăm mục tiêu
kinh tế - quốc phòng trên đất Bắc Việt mà Hồ Chí Minh đã nhuốm bịnh lại càng đau nặng hơn. Từ đây, tập đoàn Lê Duẩn - Lê
Đức Thọ càng lộng hành, tìm đủ mọi cách bịt tai, bịt mắt ông Hồ Chí Minh về mọi mặt (Theo sự than phiền của Vũ Kỳ với bạn
bè sau khi ông Hồ chết). Lê Duẩn - Lê Đức Thọ bề ngoài vẫn o bế viện trợ của Trung Cộng, bên trong ngầm ủng hộ Liên Xô,
đã làm cho Trung Cộng bất mãn.

Đảng và Nhà nước CSVN đang lo sợ cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ dội bom phá nát hệ thống đê điều trên các con sông
lớn (Sông Mã, Sông Thái Bình, Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Thương, Sông Lô, Sông Chảy...) Thủ đô Hà Nội đã triệt để sơ
tán về nông thôn. Trung Ương Đảng và Nhà nước CS Bắc Việt đã có kế hoạch dời đô về núi rừng Việt Bắc, một khi Hà Nội bị
uy hiếp nặng nề hơn!

Nhưng, ngày 13-5-1965, sau hơn hai tháng ném bom, Tổng thống Johnson đã tự động ra lệnh "ngưng ném bom không

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 16 sur 23

tuyên bố" (an unpublicized pause), và chỉ thị cho đại sứ Mỹ tại Moscow, Foy Kohler, chuyển thông điệp của chính phủ Hoa
Kỳ cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua tay viên đại sứ Bắc Việt tại Mạc-tư-Khoa, đại ý cho Cộng Sản Bắc Việt
thấy "thiện chí hòa bình" của Mỹ và xem thái độ của chính phủ Việt Nam DCCH "có giảm đáng kể các hoạt động quân sự"
trên chiến trường miền Nam hay không? Đại sứ CS Bắc Việt đã từ chối không chịu gặp Kohler. (Xem George C. Herring, ed.
"The Secret Diplomacy of the Vietnam War" - The Negotiating Volumes of the Pantagon Papers, Austin, University of Texas
Press, 1983, p. 57-58). Do đó, Tổng thống Mỹ lại quyết định tiếp tục chiến dịch dội bom Bắc Việt, bắt đầu từ ngày 18-5-1965
(!).

Thực hiện chiến dịch "Sấm Rền" lần thứ hai, từ 18-5-1965 đến 24-12-1965, Không Quân Mỹ đã mở rộng diện tích ném
bom trên cả lãnh thổ Bắc Việt, đánh vào các mục tiêu quốc phòng, đường giao thông, các khu công nghiệp và cả một số mục
tiêu văn hóa xã hội. Trong suốt 7 tháng, đến cuối năm 1965, Không Quân Mỹ đã tiến hành đến 55,000 phi vụ. thả 33,000 quả
bom các loại. Hàng ngày Không Quân Mỹ đã xuất kích từ 100 đến 150 lần chiếc, có ngày đến 250 lần chiếc, (Theo thống kê
của Bộ Quốc Phòng CSVN?).

Miền Bắc VN đã bị tàn phá ghê gớm, nền kinh tế các mặt coi như gần kiệt quệ, sinh hoạt vật chất của nhân dân từ thành thị
đến nông thôn đã xuống đến mức thấp nhất. Có thể nói 70% lương thực, thực phẩm dùng cho cuộc sống hàng ngày của quân
đội và cán bộ, công nhân viên chức nhà nước Việt Nam DCCH là do sự viên trợ của Trung Cộng (ngoài việc viện trợ vũ khí,
lương thực cho chiến trường miền Nam, đang có nhu cầu tăng cao gấp mấy lần năm trước).

Tham gia chống chiến tranh phá hoại của Mỹ trên đất Bắc Việt, giải phóng quân Trung Cộng cũng hy sinh rất nhiều. "Nợ
máu xương" của Bắc Việt đối với Trung Cộng mà ông Hồ Chí Minh đã từng lo lắng, năm 1965 đã trở thành sự thật! Làm thế
nào để trả hết món nợ lịch sử này?

Ai cũng nghĩ rằng, cuộc "chiến tranh phá hoại" sẽ kéo dài và khốc liệt hơn, đến khi Đảng và Nhà nước CS Bắc Việt chịu
kéo cờ trắng mới thôi. Nhưng, nào ngờ đến Lễ Giáng Sinh 24-12-1965, và kéo dài tới ngày 30-1-1966 (37 ngày). Hội đồng
các tham mưu trưởng Liên Quân Mỹ đã quả quyết là việc ngưng ném bom miền Bắc VN "đã đặt quân đội Mỹ vào thế bất lợi
quân sự nghiêm trọng và ngày một tăng" (như McNamara đã viết trong hồi ký của ông - sđd, trang 267).

Thật vậy, tranh thủ cơ hội này, Đảng và nhà nước CSBV đã đẩy mạnh tốc độ tăng viện quân chủ lực cho chiến trường B.
Đến đầu năm 1966, lực lượng võ trang chính quy của Việt Cộng (Cộng Sản miền Nam) có từ 16 trung đoàn bộ binh (vào cuối
năm 1964) đã tăng lên 5 sư đoàn và 11 trung đoàn bộ binh, nhiều trung đoàn và tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật, được trang bị
tương đối hiện đại (Theo báo cáo của Bộ Chỉ Huy Quân Sự Miền năm 1966 trong kho hồ sơ lưu trữ của Bộ Quốc Phòng ở Hà
Nội). Đường mòn Hồ Chí Minh đã nhanh chóng xây dựng thành tuyến đường vận chuyển cơ giới, bảo đảm việc đưa lực
lượng, vật chất vào các chiến trường từ bờ Nam sông Bến Hải đến miền Đông Nam Bộ.

Trên miền Bắc, Đảng và Nhà nước CSVN cố gắng tranh thủ tối đa sự viện trợ của quốc tế xã hội chủ nghĩa về quốc phòng
lẫn kinh tế. Trung Quốc vẫn là quốc gia Cộng Sản có khối lượng viện trợ nhiều nhất, đứng hàng đầu trong phe Cộng Sản.

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 17 sur 23

Nhờ vậy mà trong hai năm 1966-1967, số trung đoàn, tiểu đoàn cao xạ tăng từ 2,2 lần lên 4,7 lần; số trung đoàn tên lửa tăng 5
lần, số đơn vị rađa cảnh giới tăng 2 lần; đại đội công binh tăng 16 lần. Đến tháng 6-1966, CSBV đã có 5 sư đoàn Phòng
Không hỗn hợp (Theo tài liệu Hà Nội-1967).

Vô tình (hay cố ý) Tổng thống Mỹ đã tạo cơ hội cho CSBV có điều kiện thời gian để đẩy mạnh việc tăng quân số, tăng vũ
khí, sửa chữa các tuyến đường huyết mạch phục vụ cho công cuộc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc,
và mở các chiến dịch tấn công vào chế độ VNCH trên toàn miền Nam VN. Và, việc ngưng ném bom trong 37 ngày này sẽ có
kết quả như "một bước đi trong một quá trình mà cuối cùng có thể đem lại một giải pháp thương lượng, và từ đó kết thúc chiến
tranh" hay không? (Xem Hồi Ký của McNamara, sđd., tr. 231).

Nhưng "thiện chí hòa bình" của tổng thống Johnson đã bị CS Bắc Việt coi là một "thủ đoạn chính trị của đế quốc", nên họ
vẫn đẩy mạnh cuộc "chiến tranh đánh Mỹ cứu nước" trên chiến trường miền Nam Việt Nam với mức độ ngày càng tăng! Vì
thế, tại một cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ, vào ngày 30-1-1966, tổng thống Johnson đã quyết định chấm dứt
lệnh ngưng ném bom Bắc Việt!

Cường độ ném bom lần hai này quả là ác liệt và kéo dài trong 2 năm (1966-1967). Theo số liệu của Herring, trong cuốn
"America's Longest War" (Cuộc chiến tranh dài nhất của nước Mỹ), trang 146, thì "các cuộc không kích chống lại Bắc VN
tăng lên từ 25,000 vụ năm 1965 lên 79,000 vụ năm 1966; và 108,000 vụ năm 1967, và số lượng bom đạn ném xuống Bắc Việt
tăng từ 63,000 tấn lên 136,000 tấn, rồi lên đến 226,000 tấn! Nhưng Không Quân Mỹ cũng bị thiệt hại chưa từng có trong lịch
sử chiến tranh của Hoa Kỳ- Chỉ riêng trong năm 1966, lực lượng phòng không, không quân của Bắc Việt đã bắn rơi tổng cộng
là 1,260 chiếc máy bay. Lẽ dĩ nhiên, theo đó là hàng ngàn phi công Mỹ bị chết và bị bắt. Chính McNamara. Bộ trưởng Quốc
Phòng đương nhiệm đã thừa nhận sự thật này: "Cái giá phải trả là nặng nề; các phi công bị mất tích, các phi công Mỹ bị bắt đã
giúp cho Hà Nội có được những con tin". Và do đó, Hoa Kỳ đã tạo cho Bắc Việt Nam một công cụ tuyên truyền có sức
mạnh" (Hồi Ký của McNamara, sđd., trang 244).

Trong thời gian lịch sử này, quân chủng Không Quân Trung Cộng đóng giữ, bảo vệ các khu công nghiệp ở Việt Bắc đã có
đóng góp không nhỏ và hy sinh xương máu khá nhiều. Thực tế đó đã làm cho cái "nợ máu xương" càng thêm chồng chất. Hai
tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc lúc này có thể coi là hậu phương trực tiếp của Bắc Việt Nam, và cũng là cơ hội
mà Trung Cộng cho quân dân Trung Quốc xâm thực đất biên giới của Việt Nam.

Cuộc "chiến tranh phá hoại"của Mỹ càng tăng cường độ, thì CSBV càng đẩy mạnh chiến tranh chiếm đất giành dân trên
toàn chiến trường miền Nam VN, và để đạt mục đích làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa, CS Bắc Việt đã cố gắng đến
mức tối đa để đưa quân chủ lực vào chiến trường B. Theo tin tức của CIA, năm 1965, quân Bắc Việt "xâm nhập" vào miền
Nam là 35.000 quân. Năm 1967, Bắc Việt đã tăng số quân vào miền Nam là 90.000 quân (Herring,sđd., trang 149).

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 18 sur 23

Tháng 7-1966, Hồ Chí Minh đã ký "lệnh động viên cục bộ", động viên số sĩ quan và binh sĩ, công dân thuộc ngạch trừ bị
vào quân đội, để đủ quân số cho chiến trường B. Đồng thời, Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội CS Bắc Việt, do tướng Võ Nguyên
Giáp trực tiếp chỉ đạo mặt trận đường số 9 (Bắc Quảng Trị) vào đầu tháng 7-1966. Phối hợp với mặt trận đường số 9, Việt
Cộng ở miền Nam mở chiến dịch Bình Long ở Nam bộ (9-7-1966), chiến dịch Bắc Phú Yên ở Khu 5, chiến dịch Bắc Komtum
và Gia Lai ở Tây Nguyên (8-1966)

Nếu Việt Cộng đã mở các chiến dịch tấn công chiếm lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa vào mùa mưa 1965-1966, thì đến
mùa khô 1966-1967 quân lực Mỹ và đồng minh, cùng quân lực VNCH đã mở một chiến dịch phản công chiến lược mà tổng số
quân lên tới hơn 1 triệu. Mở đầu cuộc phản công chiến lược của Mỹ là cuộc hành quân càn quét chiến khu Dương Minh Châu.

Cuộc hành quân càn quét lần thứ nhất - cuộc hành quân Attonborow- vào ngày 14-9-1966 với số quân hỗn hợp là 30,000.
Cuộc hành quân lần thứ hai - Cuộc hành quân Junction City - vào ngày 1-2-1967, đã thọc sâu, đánh phá mật khu Lò Gò - Cần
Đăng (Bắc Tây Ninh), là nơi đóng quân của các cơ quan đầu não của Trung Ương Cục miền Nam (Cục R), với số quân hỗn
hợp là 45,000, 1.200 xe tăng và thiết giáp, 250 khẩu pháo, 600 máy bay chiến đấu. Mục đích của cuộc hành quân Junction
City là nhằm tiêu diệt sư đoàn 9 - sư đoàn chủ lực của Việt Cộng trên chiến trường miền Nam.

Cả hai bên đều thiệt hại nặng nề, Về phía Việt Cộng căn cứ đầu não đã bị phá tan tành. Quân số bị tiêu diệt không ít, nhưng
thông tấn xã của họ đã giấu nhẹm mà chỉ loan tin thiệt hại của liên quân Mỹ Việt thôi. Một tổn thất quan trọng của Việt Cộng
trong trận càn quét Junction City là đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Bí Thư Trung Ương Cục kiêm Chính ủy Bộ Chỉ Huy Quân
Sự Miền - đã chết vì bom B52 của Mỹ! Nhưng Cộng Sản Bắc Việt lại dựng lên câu chuyện Nguyễn Chí Thanh đã chết đột
ngột vì bệnh "Heart-attack" trong một đêm tại Hà Nội và đã làm "đám tang hòm không có thây" rất lớn, mai táng ở nghĩa trang
Mai Dịch (Hà Nội).

Phối hợp chiến dịch càn quét căn cứ đầu não của Việt Cộng ở Bắc Tây Ninh, không lực Hoa Kỳ đã thả mìn và thủy lôi, từ
tháng 12-1967, phong tỏa các cửa sông, cửa biển, bến phà, các khu vực tiếp nhận hàng hóa từ ngoài vào miền Bắc Việt Nam,
đồng thời cũng thả mìn, thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng đưa hàng đi các nơi. Máy bay, tàu buôn nước ngoài đến Việt Nam
cũng bị ngăn chận.

Nhưng Hoa kỳ đang đối đầu với một tình hình quốc tế có liên quan, như "đối mặt với một trận đại hồng thủy" mà
McNamara đã hình dung trong cuốn Hồi Ký của ông (trang 273). Đó là cuộc chiến tranh Trung Đông, chương trình chống tên
lửa đạn đạo của Liên Xô, cuộc xung đột giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề Síp... và các cuộc bạo động về sắc tộc tại các
thành phố lớn của Hoa Kỳ. Trước tình thế chung bất lợi cho Hoa Kỳ, Tổng thống Johnson đã chấp thuận "những sáng kiến
ngoại giao mạnh mẽ với Hà Nội" vào tháng 7-1967.

Nắm bắt được ý đồ hòa đàm của Mỹ, Hà Nội đã đề ra yêu sách "về điều kiện đàm phán" giữa Hà Nội và Mỹ là: "Mỹ phải
chấm dứt không điều kiện việc ném bom về mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam DCCH" (Tuyên bố của Bộ
Ngoại Giao Hà Nội). Trong khi đó, Đảng và Nhà nước CS Bắc Việt vẫn tích cực đẩy mạnh các cuộc tấn công thôn tính lãnh

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 19 sur 23

thổ Việt Nam Cộng Hòa. Và Việt Cộng đang chuẩn bị ráo riết cho một cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy vào dịp Tết Mậu
Thân (1-1968).

Tuy nhiên, CIA, cho đến tháng 7-1967, vẫn chưa có tin gì về sự chuẩn bị Tổng Tấn Công và Nổi Dậy của Việt Cộng. Do
đó, Tổng thống Johnson đã phê chuẩn việc "Hoa Kỳ sẵn sàng ngừng ném bom và thả mìn phong tỏa Bắc Việt Nam" (The
United States is willing to stop the North Vietnam) (Xem "Thư gửi tiến sĩ Kissinger" của tổng thống Johnson, ngày 11-8-
1967). Đây là một cơ hội thuận lợi cho Việt Cộng tiến hành dự mưu tổng tấn công và nổi dậy! Cộng Sản Bắc Việt thì cứ chơi
trò "đu dây" trên trường ngoại giao với những cuộc tiếp xúc mật với Hoa Kỳ, còn Việt Cộng thì "chạy nước rút" trong việc
chuẩn bị trận đánh để chiếm lấy "thời cơ chiến lược lớn" là đẩy quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam (Theo nghị quyết của
Bộ Chính Trị Đảng LDVN 12-1967).

Lúc này, trong nội bộ Cộng Sản Quốc Tế cũng có vấn đề, nên mức độ viện trợ cho Bắc Việt cũng không phải hoàn toàn
suông sẻ. Liên Xô không muốn có quan hệ xấu với Hoa Kỳ, nên chỉ viện trợ cho Bắc Việt ở mức độ trung bình. Còn Trung
Quốc đang bận rộn với cuộc "Cách Mạng Văn Hóa", nhưng vì lợi ích bá quyền lâu dài ở Đông Dương, nên Trung Cộng đã
khuyên Hà Nội đừng đàm phán hòa bình với Mỹ, và tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế cho Bắc Việt để thức đẩy các cuộc
tấn công của Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam!

Lợi dụng sự "viện trợ hết mình" của Trung Cộng, Cộng Sản Bắc Việt đã ra lệnh cho Việt Cộng ở miền Nam tập trung hết
lực lượng để tiến hành cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy trong dịp Tết Mậu Thân (1-1968).

Cuộc tổng tấn công và nổi dậy của Việt Cộng ở đợt một là rất quyết liệt, và gây chấn động mạnh đến sự quyết định xuống
thang chiến tranh của Hoa Kỳ: Ngày 1-3-1968, tổng thống đã đưa Clark M. Clifford, luật sư, thành viên "nhóm thông thái", cố
vấn về Việt Nam của tổng thống, làm Bộ Trưởng Quốc Phòng thay thế cho McNamara. Tướng Westmoreland đã bị triệu hồi
về nước và tướng A. Brahm sang thay chức Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Quân Sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Ngưng ném bom miền
Bắc Việt Nam từ vĩ tuyền 20 trở ra. Và việc tăng viện quân Mỹ cho miền Nam Việt Nam sụt xuống chỉ bằng 1/10 theo kế
hoạch. Hoa Kỳ đang trong tinh thần bí mật đàm phán với Bắc Việt để chấm dứt chiến tranh. Nhưng Hoa Kỳ đã sai lầm!
Đúng như McNamara đã suy nghĩ: "Tâm trạng này làm nền chính trị Mỹ mất đi tính kiên nhẫn". (McNamara, Hồi Ký, Sđd, tr.
266-267).

Do đó, Cộng Sản Bắc Việt đã tưởng là đang nắm "thời cơ ngàn năm có một", nên tiếp tục nhận viện trợ của Trung Cộng,
dồn quân vào chiến trường B, mở thêm đợt hai và đợt ba của cuộc tổng tấn công và nổi dậy. Nhưng không ngờ, cuối cùng
Việt Cộng đã bị thất bại thảm hại. Theo như tổng kết của Bộ Quốc Phòng của CSBV, thì trong ba đợt tổng tấn công và nổi
dậy, Việt Cộng đã phải chịu thiệt hại đến 120.000 cán bộ, chiến sĩ và hàng trăm ngàn quân lính đã chết. Con số này chắc chắn
là còn xa sự thật. Trong thực tế sau tháng 9-1968, quân lực Việt Nam Cộng Hòa (có sự yểm trợ của quân Mỹ) đã chiếm lại 3/4
đất đai mà Việt Cộng đã phải mất gần chục năm đấu tranh mới có (1959-1968). Phần lớn cơ sở ở nội thành đã tan vỡ. Hầu hết
các cơ quan đầu não của Trung Ương Cục, của các quân khu, các tỉnh, thậm chí các huyện đều chạy bỏ các căn cứ ở miền
Nam, tị nạn trên đất Cămbốt - Việt Nam, Cộng Sản Bắc Việt đã hoàn toàn giấu nhẹm sự thật thất bại này đối với quảng đại

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 20 sur 23

cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân miền Bắc. Mãi cho đến 5 năm sau (1968-1973) Đảng CSVN mới thừa nhận rằng:
"Ta cứ đánh mãi trong khi chúng ta đã bị tiêu hao nặng, mất dân, mất đất nhiều." (Điện của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
LDVN về nghị quyết lần thứ 21, tháng 7-1973). Và cho đến 26 năm sau (1968-1994) họ mới nói lến sai lầm về việc tổng tấn
công và nổi dậy của đợt 2 và đợt 3, rằng: "Sau Tết Mậu Thân ta chuyển chậm, chủ trương tiếp tục các đợt tấn công vào đô thị
khi không còn điều kiện là sai lầm về chỉ đạo chiến lược để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất." (Theo "Kết luận về Tổng
Kết Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ" của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSVN, ngày 25-5-1994)

Trong thực tế tình hình lúc ấy, CIA của Hoa Kỳ cũng không nhìn thấy rõ sự thất bại của Việt Cộng. Do đó, tổng thống
Johnson (do sự cố vấn của "nhóm thông thái", wise men, trong đó có Clark Clifford, Arthur Dean, Allen Dulles và John và
John McCloy) mới quyết định tiến hành đàm phán với Bắc Việt ở Paris, bắt đầu từ ngày 13-5-1968 (Trưởng phái đoàn Mỹ là
thứ trưởng ngoại giao W. Averell Harriman. Trưởng phái đoàn Bắc Việt là bộ trưởng Phó Chủ Tịch Xuân Thủy). Đến tháng
10-1968, sau 27 phiên họp chính thức, 21 cuộc họp riêng, bí mật (đi đêm) giữa Mỹ và Bắc Việt, hai bên đã được đạt một số
thỏa thuận như: Hai bên cùng xuống thang chiến tranh, cùng rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, chấp nhận phái đoàn của
chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và phái đoàn của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) cùng chính
thức tham gia hòa đàm tại Paris.

Chính quyền Hoa Kỳ cũng thay đổi theo tình thế của cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (mà chính giới Mỹ gọi tắt là
Vietnam War). Ngày 20-1-1969, Richard Nixon làm lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ (thay cho Lyndon Johnson). Thế là
"học thuyết Nixon" đã ra đời trên 3 nguyên tắc là: "tập thể tham gia", "sức mạnh của Hoa Kỳ", và "sẵn sàng thương lượng".
Và mục tiêu của nó là "giảm bớt các đồng minh cũng chia sẻ trách nhiệm trong công cuộc chống Cộng trên toàn cầu". Học
thuyết Nixon áp dụng vào "chiến tranh Việt Nam" được thể hiện trong chiến lược gọi là "Việt Nam hóa chiến tranh".

Kế hoạch gọi là "Việt Nam hóa chiến tranh" của Nixon được chia ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn một, năm 1969 đến 6-
1970, nhằm thực hiện việc kiểm soát cho được những vùng nông thôn quan trọng nhất, đông dân cư trên toàn miền Nam Việt
Nam, tăng cường quân lực Việt Nam Cộng Hòa để đủ sức áp đảo Việt Cộng và rút một bộ phận quân Mỹ về nước. Giai đoạn
hai, từ tháng 6-1970 đến 6-1971, mở rộng diện kiểm soát hầu hết vùng nông thôn quan trọng, đông dân nhất tăng cường quân
lực Việt Nam Cộng Hòa đến chỗ có khả năng thay thế cho quân Mỹ, và rút đại bộ phấn quân chiến đấu Mỹ về nước. Giai
đoạn ba, từ tháng 6-1971 đến 1972, hoàn thành cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh",

Đồng thời với việc tiến hành "Việt Nam hóa chiến tranh" trên chiến trường miền Nam Việt Nam, chính quyền Nixon cũng
tiến hành sách lược phân hóa nội bộ của phe Cộng Sản quốc tế, bằng cách "bắt tay hòa đàm với Liên Xô", cùng lúc "đi đêm
hợp tác với Trung Cộng", nhằm mục đích chủ yếu là cắt nguồn viện trợ cho Bắc Việt, và do đó Bắc Việt sẽ không có khả năng
chi viện cho Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam. Nhưng ở những năm 1969-1972, Hoa Kỳ chỉ đạt một phần yêu cầu - Liên Xô
đã ngưng viện trợ tối đa, mà chỉ còn viện trợ hữu nghị cho Bắc Việt mà thôi. Trung Cộng dù "đi đêm với Hoa Kỳ" trong kế
hoạch thực hiện chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam nhưng không cắt bớt viện trợ về quân sự và kinh tế cho Cộng Sản Bắc Việt

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 21 sur 23

để thực hiện công cuộc lật đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Cho nên, sau tháng 9-1968, Việt Cộng đã thất bại thảm hại, có lúc tưởng như phải rút các cơ quan đầu não (Cục R) về căn
cứ ở vùng ba biên giới Việt Miên Lào. Vậy mà Việt Cộng vẫn trụ lại ở các tỉnh vùng biên giới Campuchia - Việt Nam, để chờ
thời cơ vượt biên giới trở lại vùng lãnh thổ của VNCH như trước năm 1968. Đúng ra, nếu quân lực Hoa Kỳ và VNCH không
hạn chế trong việc bình định và phòng thủ, mà liên tục truy quét và tấn công tàn binh của Việt Cộng trên đất Campuchia trong
giai đoạn 1969-1972 thì tình hình sẽ chuyển theo hướng hoàn toàn bất lợi cho Việt Cộng!

Nhưng, do hậu quả của chính quyền Johnson để lại - hậu quả xuống thang chiến tranh và tìm kiếm hòa bình để cho quân
Mỹ rút ra khỏi miền Nam Việt Nam - nên chính quyền Nixon muốn thay đổi những vẫn không thay đổi được. Kết quả là, sau
một cuộc "đi đêm" dài ngày của tiến sĩ Henry A. Kissinger (cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền Nixon) với Lê Đức Thọ
(ủy viên Bộ Chính Trị của Đảng LDVN và cố vấn tối cao của phái đoàn Bắc Việt và Việt Cộng tại hòa đàm Paris) đã ký tắt
Hiệp định vào ngày 23-1-1973 của cái gọi là "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" (gọi tắt là hiệp
định Paris 1973) với sự đồng ký tên của 4 bộ trưởng ngoại giao của 4 chính phủ: Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa và Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.

Sau khi đã ký kết Hiệp định Paris 1973 thì sự viện trợ quân sự của khối CS quốc tế, chủ yếu là của Liên Xô và Trung Cộng,
cho CS Bắc Việt ngày càng giảm. Theo tài liệu mật "về viện trợ quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa" đang lưu trữ tại Bộ
Quốc Phòng của CSVN, ghi nhận rằng: "So với năm 1972, viện trợ quân sự của các nước XHCN, chủ yếu là Liên Xô và
Trung Cộng cho ta (Bắc Việt) năm 1973 chỉ bằng 60%, năm 1974 chỉ bằng 34% và năm 1975 chỉ bằng 11%. Rõ ràng là sách
lược phân hóa nội bộ CSQT của Mỹ đã có tác dụng, nhất là sau chuyến thăm viếng Trung Cộng của tổng thống Nixon vào
thàng 2-1972.

Trong khi đó, theo chủ trương của Đảng Lao Động Việt Nam (CSVN) là "tiếp tục dùng bạo lực cách mạng, chiến tranh
cách mạng để giải quyết cuộc đấu tranh một mất một còn giữa cách mạng và phản cách mạng ở miền Nam" (Theo Hội nghị Bộ
Chính Trị mở rộng vào ngày 24-5-1973 tại Hà Nội). Cho nên trong khi "chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, yêu cầu mở rộng
lực lượng vũ trang và bổ sung tổn thất cho một quân đội hơn một triệu người cho miền Nam, đã đặt ra hết sức khẩn trương, và
yêu cầu to lớn đó chỉ có thể giải quyết ở miền Bắc" (đã dẫn, như trên). Và yêu cầu mở rộng lực lượng vũ trang của Việt Cộng
được tính toán cụ thể như sau: 1.053.000 quân cho năm 1973, 1.033.192 quân cho năm 1974 (Theo tài liệu mật của Bộ Quốc
Phòng Bắc Việt).

Vì sao trong khi viện trợ quân sự của khối Cộng Sản quốc tế đã giảm xuống rất nhiều từ sau Hiệp định Paris 1973, mà
CSBV vẫn có khả năng tăng viện quân sự cho Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam?

Trước hết, phải nói CSBV đã có một sự cố gắng tối đa trong việc vơ vét thanh niên miền Bắc, từ tuổi 17 trở lên, tuyển ồ ạt
vào quân đội, huấn luyện gấp rút trong vòng 3 tháng là đưa vào chiến trường B. Về vũ khí đạn dược, quân trang quân dụng
trang bị cho các đoàn tân binh, đi B là số hàng đã dự trữ được từ những năm trước 1973. Thời gian từ 1964 đến 1972 là thời

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 22 sur 23

gian mà các nước Cộng Sản, chủ yếu là Liên Xô và Trung Cộng đã viện trợ quân sự tối đa cho CSBV. Lúc ấy, CSBV đã triệt
để thực hiện chính sách "cần một xin ba" để tồn kho, dự trữ khi cần thiết. Và quả là hữu dụng cho thời gian 1973-1975. Kế
đến, CSBV đã triệt để lợi dụng điều 3 của Hiệp định Paris 1973, vừa giữ số quân đội miền Bắc hiện có mặt ở miền Nam VN từ
trước 1973, vừa đưa quân đội mới bổ sung vào Nam theo con đường mòn Hồ Chí Minh, được khoác áo "Quân Giải
Phóng" (Việt Nam) để qua mặt sự giám sát của quốc tế. Bởi vì điều 3 của Hiệp định Paris, 1973 đã ghi nhận rằng: "Các lực
lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở ngay vị trí của mình". (?)

Như vậy, mà từ tháng 4-1973 đếng tháng 3-1975 lực lượng vũ trang của Việt Cộng đã thành lập được 3 quân đoàn: Quân
đoàn 2 ở khu Tây Trị Thiên. Quân đoàn 3 ở mặt trận Tây Nguyên, và quân đoàn 4 ở miền Đông Nam Bộ (Mỗi quân đoàn có 3
sư đoàn bộ binh, và các đơn vị binh chủng xe tăng, phòng không, pháo binh, công binh, truyền tin) (Theo tài liệu "Tổng kết
chiến tranh giải phóng miền Nam" của Bộ Quốc Phòng của chính phủ CHXHCH Việt Nam).

Cũng nhờ có Hiệp định Paris 1973, mà CSBV mới thực hiện được việc thiết kế xây dựng hệ thống đường vận tải chiến lược
Đông Trường Sơn. Đến đầu năm 1975, đường Đông Trường Sơn đã hoàn thành tuyến vận tải 1.200 kilômét từ vĩ tuyến 17 vào
tới Lộc Ninh (Tây Ninh). Đường Tây Trường Sơn được nâng cấp tới 1,240 kilômét. CS Bắc Việt cũng lấp đặt một hệ thống
đường ống dẫn xăng dầu kéo dài đến 1.311 kilômét. Và ngày 17-1-1975 xăng dầu vận hành bằng đường ống đã vào tới miền
Đông Nam Bộ (Tài liệu đã dẫn, như trên)

Trong khi đó, viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa cũng giảm xuống đến mức tối đa. Tháng 6-1974, Quốc Hội
Hoa Kỳ đã bác bỏ yêu cầu của tổng thống Nixon về khoản 216 triệu đô la viện trợ bổ sung cho chính phủ VNCH Trong tài
khóa 1974-1975 viện trợ Mỹ cho VNCH chỉ còn lại 700 triệu (Thực tế chỉ còn 400 triệu). Tình thế của VNCH càng tệ hại hơn
khi Nixon tuyên bố từ chức tổng thống vào ngày 9-8-1974, để Gerald Ford lên thay (1974-1977).

Trước khi tổng thống Nixon ra đi, có một sự kiện quân sự ở vùng lãnh hải Việt Nam mà các nước có quan hệ đến châu Á
Thái Bình Dương đều quan tâm theo dõi. Đó là ngày 19-1-1974, ngày Trung Cộng đưa hạm đội tiến đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam (do hải quân VNCH đóng giữ) Nhưng Mỹ không hề can thiệp, giúp đỡ quân lực VNCH bảo vệ quần
đảo Hoàng Sa. Ngược lại, để tránh đụng chạm với Trung Cộng, hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương, theo lệnh của Lầu Năm Gốc,
đã tránh xa quần đảo Trường Sa. Dư luận quốc tế đã nghi ngờ sự kiện này đã có "sự thỏa thuận giữa Trung Cộng và chính
quyền Nixon" (?)

Còn Đảng và Nhà nước CSBV đã ngậm tăm không hề lên tiếng trước sự xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Cộng, vì nếu "há
miệng thì mắc quai", bởi vì Đảng và nhà Nước CSVN đang còn cần sự viện trợ của Trung Cộng (dù viện trợ tối thiểu) cho
công cuộc "giải phóng miền Nam" vào tháng 2-1975, Việt Cộng đã nhận được 7.280 tấn đạn, 28.000 tấn gạo thực phẩm mang
nhãn hiệu Trung Quốc. Thật là nhục nhã! Đây cũng chính là tiền đề đưa đến sự nhượng bộ (nếu không nói là dâng) về biên
giới trên đất liền và vịnh biển cho Trung Cộng sau này.

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 23 sur 23

(Còn tiếp)

Lê Tùng Minh

In bài này
l Cựu đề mục
l Thơ: CÓ DÂN LÀ BẠN ĐỒNG HÀNH - HÃY XIN ĐỂ LẠI NGHÌN SAU - LỜI SÔNG NÚI - PHÚT NHIỆM MÀU - ƯỚC MƠ CỦA NGƯỜI VONG QUỐC
- TIẾNG GỌI NÚI SÔNG - TA PHẢI SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG -... (8/29/2006)
l Thơ: CHA CON NHÀ BÁC - PHỎNG VẤN HỒN MA TỐ HỮU - TIỄN CHÂN TỐ HỮU - ... (8/29/2006)
l NGHĨ GÌ VỀ CUỘC TRANH LUẬN SÔI NỔI XUNG QUANH QUYỂN SÁCH TỐ CỘNG “LE LIVRE NOIR DU COMMUNISME” ? (8/29/2006)
l Ả RẬP SAUDI, BẠN HAY THÙ CỦA HOA KỲ? (8/29/2006)
l CHỮ HIẾU TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM (8/29/2006)
l Lá Thư Bạn Đọc: ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH (8/29/2006)
l Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc Và Thế Hệ Lãnh Ðạo Mới (8/29/2006)
l Ðảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Ðộng Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế (8/29/2006)
l LỜI TRI ÂN (8/29/2006)
l Một Phiên Toà Phi Pháp Trắng Trợn (8/29/2006)

Số báo khác: Số 31

Copyright(c) 2006 by daiviet.org | »» Liên lạc»» | »» Trang nhà»» | »» Giới thiệu»»

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=371&chude_id=36 04/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

You might also like