You are on page 1of 9

Đảng Cộng sản Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Page 1 sur 9

Đảng Cộng sản Việt Nam


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là đảng cầm quyền tại Việt Nam theo Hiến pháp, đồng Đảng Cộng sản Việt Nam
thời cũng là đảng duy nhất được phép hoạt động. Đây là đảng cộng sản theo chủ nghĩa Marx-
Lenin (Marxism-Leninism).

Mục lục
n 1 Vai trò
n 2 Lịch sử
n 2.1 Hình thành và các hoạt động đầu tiên
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
n 2.2 Cầm quyền tại miền Bắc
n 2.3 Sau thống nhất Thành lập 3 tháng 2, 1930
n 3 Tổ chức Trụ sở quận Ba Đình, Hà Nội
n 4 Các ban của Đảng
n 5 Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ở các cấp Báo chính thức Báo Nhân dân
n 6 Cơ quan báo chí, xuất bản Tổ chức thanh niên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
n 7 Tư tưởng Minh
n 8 Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
n 9 Các Tổng Bí thư (Bí thư Thứ nhất) Minh
n 10 Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc Hệ tư tưởng/ Chủ nghĩa Marx-Lenin
n 11 Xem thêm vị thế chính trị
n 12 Chú thích
n 13 Liên kết ngoài Trang web Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam

Vai trò
Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam (1992, sửa đổi) viết:

Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam 03/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đảng Cộng sản Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Page 2 sur 9

lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Loạt bài


Chính trị nước CHXHCN Việt Nam
Hiến pháp
Lịch sử Đảng Cộng sản
Tổng Bí thư
Hình thành và các hoạt động đầu tiên Bộ Chính trị
Ban Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 9 tháng 1 năm 1930
Chủ tịch nước
đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương
Quốc hội
Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không Chính phủ
kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 3 đến Thủ tướng
ngày 7 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao
(Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyên Thiệu và Châu Vǎn Liêm) và 2 đại Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng
sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược, Điều lệ vắn tắt của
Đảng, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt
Nam.

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp tại Hồng Kông tháng 10 năm đó, tên của đảng này đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu
của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.

Vừa ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào nổi dậy 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Phong trào này bị thất bại và Đảng Cộng sản Đông
Dương bị tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I được bí mật tổ chức tại Ma Cao vào năm 1935 nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban chấp
hành Trung ương gồm 13 ủy viên.

Đồng thời, một đại hội của Cộng sản Quốc tế thứ ba tại Moskva đã thông qua chính sách dùng mặt trận dân tộc chống phát xít và chỉ đạo những phong
trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không để
bảo vệ hòa bình chứ chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản. Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng
dân tộc tại Đông Dương là đồng minh. Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà lập
Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.

Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lại đàn áp mạnh tay, Đảng đã chuyển hướng, coi giải phóng dân tộc là nhiệm
vụ hàng đầu và lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền tại Việt Nam, được biết đến với tên

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam 03/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đảng Cộng sản Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Page 3 sur 9

gọi Cách mạng tháng Tám.

Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập, lấy tên gọi mới
là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, mọi hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh.

Cầm quyền tại miền Bắc

Đảng này được lập lại, công khai (tại Việt Nam) với tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam vào năm 1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên
Quang. Đại hội này được diễn ra trong vùng lãnh thổ miền bắc Việt Nam do Việt Minh kiểm soát trong lúc diễn ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ I.

Sau đại hội II, Đảng Cộng sản thực thi chiến dịch cải cách ruộng đất. Trong cuộc cải cách, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc
đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Tuy nhiên, cuộc cải cách đã đấu tố oan nhiều người, dẫn đến
nhiều cái chết oan. Đến tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên
nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức
Tổng Bí thư Đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Chấp hành Trung ương
Đảng.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 chính thức hoá công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, tức Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó và đồng thời tiến hành cách mạng tại miền Nam.

Sau thống nhất

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, được tổ chức vào năm 1976 sau khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, đảng này được đổi tên lại thành Đảng
Cộng sản Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt
Nam càng trở nên khó khăn. Đại hội khởi xướng chính sách đổi mới, cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường,
trong lúc vẫn giữ vị trí độc quyền.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 tiếp tục chính sách đổi mới, đồng thời cho phép đảng viên tham gia thương mại. Sau đại hội, một số báo
chí đã đăng tin Đảng đang cân nhắc việc đổi tên, thành Đảng Nhân dân hay đổi lại thành Đảng Lao động.[1][2]

Tổ chức

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam 03/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đảng Cộng sản Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Page 4 sur 9

Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin với đường lối tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Bộ Chính trị mà đứng
đầu là Tổng Bí thư. Ban chấp hành Trung ương do Đại hội Đảng bầu ra từng khóa sẽ bầu ra Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Bộ Chính trị bầu ra Tổng Bí
thư.

Vào năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tăng từ 77 đến 133 ủy viên và Bộ Chính trị tăng từ 11 đến 17 ủy viên
trong khi Ban Bí thư tăng từ 7 đến 9 ủy viên.

Đảng Cộng sản Việt Nam còn có hệ thống các ban, mỗi ban do một trưởng ban (ít nhất là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương) đứng đầu.

Số đảng viên tăng gấp hai từ 760.000 vào năm 1966 đến 1.553.500 vào năm 1976, đại diện 3,1% tổng dân số toàn quốc, và lên đến gần 2 triệu vào năm
1986.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tổ chức vào tháng 12 năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh trở thành Tổng Bí thư cùng 14 thành viên được bầu vào
Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương được mở rộng đến 173 thành viên.

Đại hội Đảng được tổ chức 5 năm một lần để xác định đường lối của Đảng và Nhà nước. Đại hội lần thứ IX diễn ra vào tháng 4 năm 2001 với 1168 đại
biểu tham dự. Ban Chấp hành Trung ương Đảng với 150 thành viên do Đại hội Đảng bầu ra, họp ít nhất mỗi năm hai lần, với Bộ Chính trị họp nhiều lần
hơn và Ban Bí thư có trách nhiệm giám sát hoạt động hằng ngày dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, ông Nông
Đức Mạnh trở thành Tổng Bí thư mới. Các thành viên chủ chốt trong Bộ Chính trị (Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn
Dũng, Lê Hồng Anh và Phạm Văn Trà) đồng thời giữ chức vụ cao cấp trong nhà nước. Thêm vào đó, Đảng ủy Quân sự Trung ương, gồm có một số
thành viên trong Bộ Chính trị và một số lãnh đạo quân sự, điều khiển chính sách quân sự.

Kết thúc nhiệm kỳ này, toàn Đảng có gần 3,1 triệu đảng viên, chiếm 3,73% dân số cả nước.

Đại hội lần thứ X diễn ra từ 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 với 1.176 đại biểu tham dự, sau khi bốn đại biểu (trong đó có một bộ trưởng đã từ chức, một
thứ trưởng bị bắt tạm giam) đã được rút từ danh sách ban đầu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương với 160 thành viên, với Bộ Chính trị gồm 14
thành viên. Ông Nông Đức Mạnh được bầu lại chức Tổng Bí thư.

Các ban của Đảng


Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay có các ban sau đây mà chức năng chủ yếu là tham mưu về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực được giao cho
Ban Chấp hành Trung ương:

n Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam 03/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đảng Cộng sản Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Page 5 sur 9

chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ của hệ thống chính trị; đồng thời là cơ quan chuyên môn nghiệp vụ về công tác tổ
chức, cán bộ, đảng viên của Trung ương. Ban này quan trọng nhất nên đứng đầu là một ủy viên Bộ Chính trị.
n Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan tham mưu về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực đối ngoại, đồng thời là cơ quan tổ chức thực hiện
quan hệ đối ngoại của Đảng.
n Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ là cơ quan tham mưu về lĩnh vực bảo vệ chính trị nội bộ, đồng thời là cơ quan nghiệp vụ về bảo vệ chính trị nội bộ.
n Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương là cơ quan tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. Ban này hình
thành trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương tồn tại trước đó. Tuy nhiên hiện nay ở cấp
thấp hơn (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) thì lại có tên là Ban Tuyên giáo.
n Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính.
n Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội.
n Ban Khoa giáo Trung ương là cơ quan tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực khoa giáo (bao gồm khoa học, công nghệ,
giáo dục, đào tạo, sức khoẻ, giới trí thức).
n Ban Dân vận Trung ương là cơ quan tham mưu về chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận.
n Ban Tài chính Quản trị Trung ương là cơ quan quản lý tài chính của Đảng cũng các đơn vị kinh tế trực thuộc.
n Ban Cán sự Đảng ngoài nước phụ trách công tác Đảng đối với các tổ chức Đảng và đảng viên ở ngoài nước.

Theo QĐ45-QĐ/TW của Bộ Chính trị, hợp nhất các ban của đảng như sau (từ tháng 4/2007):

n Ban Kinh tế Trung ương + Ban Nội chính Trung ương + Ban Tài chính Quản trị Trung ương + Văn phòng Trung ương Đảng = Văn phòng Trung
ương Đảng
n Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương + Ban Tổ chức Trung ương Đảng = Ban Tổ chức Trung ương
n Ban Khoa giáo Trung ương + Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương = Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ở các cấp


Ngoài các ban còn có Ủy ban Kiểm tra Trung ương chuyên xem xét tư cách đạo đức các đảng viên là cán bộ cao cấp, các vụ việc tiêu cực liên quan
đến các đảng viên cao cấp.

Điều 32 Điều lệ Đảng quy định nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra các cấp như sau:

1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện
nhiệm vụ đảng viên.
2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng.
3. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật.

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam 03/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đảng Cộng sản Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Page 6 sur 9

4. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.
5. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp.

Uỷ ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.

Cơ quan báo chí, xuất bản


Đảng Cộng sản Việt Nam hiện có ba cơ quan báo chí, xuất bản, về mặt tổ chức, các cơ quan này tương đương với ban:

n Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức phát hành các loại ấn phẩm sau: Nhân dân hàng ngày,
Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hàng tháng, Nhân dân điện tử tiếng Việt và tiếng Anh.
n Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật là cơ quan xuất bản chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ xuất bản các ấn phẩm chính trị, cơ quan này còn tham gia nghiên cứu các vấn đề lý luận chính trị, khoa học xã
hội.
n Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam, ấn phẩm là Tạp chí Cộng sản và Tạp chí Cộng sản
điện tử.

Tư tưởng
Tuy chính thức là một đảng Marx-Lenin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cải tổ đường lối theo kinh tế thị trường và tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư
nhân phát triển mạnh. Hiện nay, đảng vẫn là đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam.

Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương


Chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng, tồn tại từ năm 1951 đến 1969, chỉ duy nhất do Hồ Chí Minh nắm giữ, được coi là cao hơn Tổng Bí
thư.

Các Tổng Bí thư (Bí thư Thứ nhất)


Tên Thời gian giữ chức Ghi chú
Trần Phú 10/1930-4/1931
Lê Hồng Phong 3/1935-6/1936 Chỉ được công nhận gần đây, quãng từ năm 2000 trở đi

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam 03/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đảng Cộng sản Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Page 7 sur 9

Hà Huy Tập 7/1936-3/1938 Chỉ được công nhận gần đây, quãng từ năm 2000 trở đi
Nguyễn Văn Cừ 3/1938-1/1940
Quyền Tổng Bí thư từ tháng 11/1940
Trường Chinh 5/1941-9/1956
Thôi giữ chức sau Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất
9/1960-12/1976: Bí thư Thứ nhất
Lê Duẩn 9/1960-7/1986
12/1976-7/1986: Tổng Bí thư (đến lúc mất)
Trường Chinh 7/1986-12/1986 Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh 12/1986-6/1991 Tổng Bí thư
Đỗ Mười 6/1991-12/1997 Tổng Bí thư
Lê Khả Phiêu 12/1997-4/2001 Tổng Bí thư
Nông Đức Mạnh 4/2001-nay (2/01/2008) Tổng Bí thư

Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc


Đại hội Đại biểu Số đảng
Thời gian Địa điểm Số đại biểu Sự kiện
toàn quốc viên
Ma Cao (Trung
Lần thứ nhất 27 - 31/3/1935 13 600
Quốc)
158 (53 dự
Lần thứ hai 11 - 19/2/1951 Tuyên Quang 766.349 Khởi xướng Cải cách ruộng đất
khuyết)
525 (51 dự Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cách
Lần thứ ba 5 - 12/9/1960 Hà Nội 500.000
khuyết) mạng vào miền Nam
14 -
Lần thứ tư Hà Nội 1008 1.550.000 Đại hội đầu tiên sau thống nhất
20/12/1976
Lần thứ năm 27 - 31/3/1982 Hà Nội 1033 2.127.000
15 -
Lần thứ sáu Hà Nội 1129 2.909.613 Khởi xướng chính sách đổi mới
18/12/1986

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam 03/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đảng Cộng sản Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Page 8 sur 9

Lần thứ bảy 24 - 27/6/1991 Hà Nội 1176 4.155.022


28/6 -
Lần thứ tám Hà Nội 1198 5.130.000
1/7/1996
19/4 -
Lần thứ chín Hà Nội 1168 6.465.055
22/4/2001
18/4 -
Lần thứ mười Hà Nội 1176 7.435.665
25/4/2006

Xem thêm
n Danh sách các đảng phái chính trị của Việt Nam

Chú thích
1. ^ Roger Mitton, “Name change as Viet party rebrands itself?”, The Straits Times, 2007-10-19. Địa chỉ URL được truy cập 2007-12-06.
2. ^ “Đảng 'nghĩ việc đổi tên'?”, BBC Tiếng Việt, 2007-10-21. Địa chỉ URL được truy cập 2007-12-06.

Liên kết ngoài


n Website chính thức của ĐCSVN
n Báo Nhân Dân: cơ quan trung ương của ĐCSVN
n Chuyên trang lịch sử ĐCSVN trên VOV
n Lịch sử Đảng-Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng
n Tạp chí Cộng sản

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam”

Thể loại: Đảng Cộng sản Việt Nam | Tổ chức chính trị Việt Nam | Đảng cầm quyền | Đảng cộng sản | Đảng độc quyền | Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

n Sửa đổi lần cuối lúc 04:59, ngày 31 tháng 12 năm 2007.
n Tất cả nội dung được phép sử dụng theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (xem Quyền tác giả để biết thêm chi tiết).

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam 03/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đảng Cộng sản Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Page 9 sur 9

Wikipedia® là nhãn hiệu đăng ký bởi Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia.

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam 03/01/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

You might also like