You are on page 1of 55

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


Nội dung thuyết trình
 Giới thiệu chung về ô nhiễm không
khí
1. Khí quyển là gì?

2.Các loại chất gây ô nhiễm không khí .

3.Tác hại của ô nhiễm không


khí.
 Nội dung chính :
Ảnh hưởng của CFC đến tầng ozon
Gi ới thi ệu v ề ô nhi ễm không khí
KHÍ QUYỂN
1/Khái niệm
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất với
ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển,
thạch quyển và ranh giới trên là khoảng
không giữa các hành tinh.
 Khí quyển trái đất được hình thành do sự
thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ
quyển và thạch quyển.
2/Khí quyển hình thành như thế nào?
• Thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước,
amoniac, metan, các loại khí trơ và hydro. Dưới tác
dụng phân huỷ của tia sáng mặt trời hơi nước bị
phân huỷ thành oxy và hydro. Oxy tạo ra tác động
với amoniac và metan tạo ra khí ni tơ và cácboníc.
• Quá trình tiếp diễn, một lượng hidro nhẹ mất vào
khoảng không vũ trụ, khí quyển còn lại chủ yếu là
hơi nước, ni tơ, cácboníc, một ít oxy. Thực vật xuất
hiện trên trái đất cùng với quá trình quang hợp đã
tạo nên một lượng lớn oxy và làm giảm đáng kể
nồng độ CO2 trong khí quyển. Sự phát triển mạnh
mẽ của động thực vật trên trái đất cùng với sự gia
tăng bài tiết, phân huỷ xác chết động thực vật, phân
huỷ yếm khí của vi sinh vật đã làm cho nồng độ khí
Nitơ trong khí quyển tăng lên nhanh chóng để đạt tới
thành phần khí quyển hiện nay.
3/Thành phần khí quyển:
 Thành phần khí quyển trái đất khá ổn định
theo phương nằm ngang và phân dị theo
phương.thẳng đứng.
 Phần lớn khối lượng 5.1015 tấn của toàn bộ
khí quyển tập trung ở tầng đối lưu và bình lưu
Thành phần khí quyển trái đất gồm chủ yếu là
Ni tơ, Oxy, hơi nước, CO2 , H2 , O2 , NH4 ,
các khí trơ
4/Các tầng trong khí quyển
Khí quyển gồm :Tầng đối lưu. tầng bình lưu,
tầng trung gian, tầng điện ly.
 Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, ở đó
luôn có chuyển động đối lưu của khối không khí bị
nung từ mặt đất, thành phần khí khá đồng nhất.
Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7 - 8
km ở hai cực và 16 - 18 km ở vùng xích đạo. Tầng
đối lưu là nơi tập trung nhiều nhất hơi nước. bụi và
các hiện tượng thời liệt chính như mây, mưa, tuyết,
mưa đá, bão v.v...
 Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới
trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Không
khí tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện
lượng thời tiết. ở độ cao khoảng 25 km trong tầng
bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon
(O3) thường được gọi là tầng Ozon.
 Bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80 km được
gọi là tầng trung gian. Nhiệt độ tầng này giảm dần
theo độ cao.
 Từ độ cao 80 km đến 500 km gọi là tầng nhiệt, ở đây
nhiệt độ ban ngày thường rất cao, nhưng ban đêm
xuống thấp.
 Từ độ cao 500 km trở lên được gọi là tầng điện ly.
Do tác động của tia tử ngoại, các phân tử không khí
loãng trong tầng bị phân huỷ thành các ion nhẹ như
He+, H++, O++. Tầng điện ly là nơi xuất hiện cực
quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến. Giới hạn
bên ngoài của khí quyển rất khó xác định, thông
thường người ta ước định vào khoảng từ 1000-2000
kilomet.
 Cấu trúc tầng của khí quyển được hình thành do kết
quả của lực hấp dẫn và nguồn phát sinh khí từ bề
mặt trái đất, có tác động to lớn trong việc bảo vệ và
duy trì sự sống trái đất.
KHÔNG KHÍ
Ở đây,nó chính là môi trường sống của chú ta,nó gồm
các nguyên tố có trong khí quyển .
1/Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
 Sự gia tăng sản xuất công nghiệp và sự lưu thông xe
có động cơ
 sự sử dụng nhiên liệu hóa thạch
 phụ phẩm dạng khí của công nghệ hóa học, bụi do
luyện kim, kỹ nghệ xi măng...
 chất phóng xạ thể khí do các trung tâm hạt nhân,
các hạt phóng xạ do thử vũ khí hạt nhân.
 sự lên men chất hữu cơ tạo ra H2S và các hợp chất
của S khác.
2/CÁC LOẠI CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
 Thán khí (CO2, dioxyd carbon) : CO2 là chất cấu
tạo bình thường của khí quyển. Chủ yếu là do người
ta dùng nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng.(
Biết rằng 12g C khi bị đốt cháy tạo ra 44g CO2 , ta
thấy lượng CO2 tạo ra từ sự oxyd hoá số nhiên liệu
trên lớn cỡ nào).
 Monoxyd carbon, CO : Trong điều kiện tự nhiên,
CO có hàm lượng rất nhỏ, khoảng 0,1 - 0,1 ppm.
Nguồn gốc tự nhiên của nó còn chưa biết hết. Núi
lửa, sự dậy men ở môi trường hiếm khí, sấm chớp,
cháy rừng là nguồn chủ yếu của CO. Mặc dù vậy, sự
đốt nhiên liệu do con người vẫn là nguồn ô nhiễm
chủ yếu. Ðộng cơ xe hơi là nguồn thải chính của
CO.
 Ozon (O3) : Ðó là một chất cấu tạo khí
quyển. Nồng độ O3 tăng dần theo cao độ và
đạt trị số tối đa trong tầng bình lưu, trong
khoảng 18 -35 km. Trong không khí đô thị có
nhiều sương mù quang hoá, nồng độ O3 có
thể lên trên 1 ppm. Khi đó nó trở nên độc cho
sinh vật.
 Ngoài ra,còn nhiều loại khí khác.Như :
Hydrocarbon, Cx Hy , Aldéhydes , Dioxid
lưu huỳnh-SO2, Dẫn xuất của
Nidrogen..v..v..
 Tham khảo thêm:
Chủng loại và nguồn gốc các nhóm chất ONKK chính
 THỂ KHÍ :

 CO2
Núi lửa
Hô hấp của sinh vật
Nhiên liệu hóa thạch
 CO
Núi lửa
Máy nổ
 Hydrocarbure
Thực vật, vi khuẩn
Máy nổ
 Hợp chất hữu cơ
Kỹ nghệ hóa học
Ðốt rác - Sự cháy
 SO2 và các dẫn xuất của S
Núi lửa - Nhiên liệu hóa thạch
Sương mù biển - Vi khuẩn
 Dẫn xuất của N
Vi khuẩn
Sự đốt cháy
 Thể rắng
 Kim loại nặng - Khoáng
Núi lửa - Thiên thạch
Xâm thực do gió
Nhiều kỹ nghệ
 Hợp chất hữu cơ tự nhiên hoặc tổng hợp
Cháy rừng
Ðốt rác
Nông nghiệp (Nông dược)
3/Các loại ô nhiễm không khí khác:
Chất ô nhiễm thể rắn: bụi
 Có nhiều nguồn tự nhiên có bụi (xâm thực gió,
núi lửa). Sự can thiệp của con người còn thêm
vào đó một lượng bụi bổ sung.
 Sự cháy không trọn vẹn là nguồn thải chính.
Các máy nổ thải ra các chất khoáng không
cháy hay bụi khói ra từ ống xả khói.
 Có 2 nhóm bụi xếp theo kích thước của chúng:
 - Hạt lớn, kích thước lớn hơn
 - Hạt nhỏ, dưới
Tiếng ồn :
Ða số linh trưởng là những động vật gây ồn và con
người cũng không phải ngoại lệ. Cho nên chỗ đông
người, như đô thị là những nơi rất ồn ào. Ô nhiễm
tiếng ồn là chuyện không mới mẽ gì, nhưng ở những
vùng phát triển mạnh về công nghệ thì ô nhiễm tiếng
ồn đạt một qui mô mới. Tiếng ồn được tính bằng
decibel.
Ở 80 decibel tiếng ồn trở nên khó chịu ( gây phiền
nhiễu, annoying). Vậy mà ở thành phố, con người
thường phải chịu đến mức 110 decibel hay hơn, như
gần các máy dập kim loại, sân bay, discotheque
(Dasmann, 1984). Các mức độ tiếng ồn khác nhau có
thể gây các phản ứng khác nhau cho người.
Phóng xạ:
 Có 3 yếu tố xác định đồng vị phóng xạ là độc
hay không. Thứ nhất tính chất và cường độ
của sự phân hủy phóng xạ có liên quan đến
khối lượng và năng lượng của các hạt tạo ra.
Thứ nhì, thời gian bán hủy (half life) của chất
đồng vị. Thứ ba là sinh hóa học của nguyên tố
phóng xạ. Về mặt sinh hóa học, các đồng vị
phóng xạ của các nguyên tố có cùng tác động
với các đồng vị ổn định của chúng (tức là các
nguyên tố tương ứng) và tích lũy trong các cơ
quan đặc biệt trong cơ thể sinh vật.
4/Tác hại của ô nhiễm không khí
Ảnh hưởng lên sức khoẻ con người
 Gây hại sức khoẻ
 ONKK có nhiều ảnh hưởng tai hại cho sức
khoẻ con người. Chủng loại và sự trầm trọng
của các ảnh hưởng này tùy thuộc vào loại hoá
chất, nồng độ và thời gian nhiễm.
 Khó mà nói một cách chính xác chất độc nào
gây ra một bệnh nào. Vì các chất ON tác động
trong một thời gian dài, có sự cộng hưởng của
nhiều chất và thời gian ủ bệnh lâu như bệnh
khí thủng (emphysema), viêm phế quãn mãn
tính, ung thư phổi và bệnh tim.
Sự tự vệ của cơ thể người chống ONKK
 Rất may là hệ hô hấp người có nhiều cơ chế tự
vệ chống lại ONKK. Khi ta hít vào, lông mũi
chặn các bụi lớn và khi chất ON kích thích mũi
thì ta nhảy mũi (hắt hơi) đẩy không khí ra.
 Khi bị nhiễm chất ô nhiễm mạnh hoặc thời
gian ô nhiễm kéo dài tuy với nồng độ thấp,
chất nhầy bị bão hoà, chất ô nhiễm sẽ vào sâu
trong hệ hô hấp và gây hại nhiều hơn.
 Ảnh hưởng đời sống sinh vật
 ONKK gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
 Thực vật, ẩn hoa cũng như hiển hoa, đều rất nhạy
cảm đối với ô nhiễm không khí. Mức độ nhạy cảm ở
một vài nhóm thực vật, như địa y và tùng bách, cao
đến nổi người ta đã nghĩ đến việc dùng chúng như là
các chỉ thị sinh học cho các ô nhiễm này.
 SO2 là một trong những chất ONKK rất độc cho thực
vật. Kế đến là NO2, ozon, fluor, chì...Chúng gây hại
trực tiếp cho thực vật khi chúng đi vào khí khổng
(stomates). Chúng sẽ làm hư hại hệ thống giảm thoát
nước và giảm khả năng kháng bệnh. ONKK cũng có
thể ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực
vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng
sớm.
Ảnh hưởng lên khí hậu
 Có sự tác động hỗ tương giữa ONKK và các
nhân tố khí hậu. Hướng gió, độ chiếu sáng,
lượng mưa chi phối cường độ ONKK. Ngược
lại, khi mà ONKK ở mức độ cao sẽ biến đổi
nhân tố khí hậu, như dòng quang năng rọi tới
trái đất sẽ bị giảm theo ngày có sương mù ở
đô thị.
 Ngoài ra còn có các tác hại như: Hiệu ứng
nhà kính, Mưa acid, Mỏng màn ozon.v.v…
PH ẦN HAI:

TÁC HẠI CỦA CFC ĐẾN


TẦNG OZON
A. T ẦNG OZON
1/Tầng Ôzôn là gì?
 Khí ôzôn gồm 3 nguyên tử oxy (O3) Tầng
bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới
trên dao động trong khoảng độ cao 50 km.
ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu
tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3)
thường được gọi là .tầng Ozon. Hàm lượng
khí Ozon trống không khí rất thấp, chiếm
một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí
Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ
1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi
tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.
2/Sự tạo thành ôzôn Ôzôn :
được tạo thành khi các tia cực tím chạm phải
các phân tử ôxy (O2), chứa hai nguyên tử
ôxy, tạo thành hai nguyên tử ôxy đơn, được
gọi là ôxy nguyên tử. Ôxy nguyên tử kết hợp
cùng với một phân tử ôxy tạo thành ôzôn
(O3). Phân tử ôzôn có hoạt tính cao, khi bị tia
cực tím chạm phải, lại tách ra thành phân tử
ôxy và một ôxy nguyên tử, một quá trình liên
tục gọi là chu kỳ ôxy-ôzôn. Trước khi bắt đầu
xu hướng suy giảm ôzôn, lượng ôzôn trong
tầng bình lưu được giử ổn định nhờ vào cân
bằng giữa tạo thành và phân hủy các phân tử
ôzôn nhờ vào tia cực tím.
 Chú ý:
 Tuy nhiên, chất ozon dưới mặt đất lại hoàn toàn
không liên quan đến ozon ở tầng khí quyển. Chất
ozon dưới mặt đất được tạo ra trong quá trình sử
dụng các thiết bị điện, hóa chất, quá trình hoạt
động của máy in laser, máy photocopy và các
phản ứng quang hóa các khí SO2, NO2...
 Chất này gây ảnh hưởng cho sức khỏe của con
người, chẳng hạn nếu không khí đô thị bị khói bụi
ô nhiễm dày đặc, nồng độ O3 trong không khí nếu
lên đến trên 1 ppm thì sẽ độc cho sinh vật. Khi có
khí ozon dày đặc, người ta thường cảm thấy khó
thở hoặc dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp,
sưng niêm mạc...
B. CFC
1/Giới thiệu về CFC:
 CHLOROFLUOROCARBONS

Chlorofuorocarbons (viết tắt là CFCs) có các tên thương
mại là CFC-12, CFC-113... Trong đó con số hàng trăm cộng
thêm 1 dùng để chỉ số carbon có trong hợp chất này; số
hàng chục trừ đi một chỉ số hydrogen có trong hợp chất
này và số hàng đơn vị chỉ số fluorine có trong hợp chất
này. Ví dụ CFC -113 có 2 carbon, 0 hydrogen và 3 fluorine;
CFC -12 có 1 carbon, 0 hydrogen và 2 fluorine.

Khả năng làm suy giảm tầng ozone của chất khí khác nhau
được biểu diễn bằng trị số ODP (ozone depletion
potential). ODP được tính bằng cách lấy thương số của
khả năng phân hủy ozone của một CFC với khả năng phân
hủy ozone của CFC -12 (ở cùng một thể tích). Ví dụ methyl
chlorine có trị số ODP là 0,1 nghĩa là ở cùng một thể tích,
methyl chlorine có khả năng phân hủy ozone bằng 1/10 khả
năng phân hủy ozone của CFC -12.
 Freon + chỉ số : chỉ là tên thương mại của riêng
hãng Dupont (USA) đặt ra cho các loại refrigerant
của họ sản xuất mà thôi .
Hãng Genetron thì gọi refrigerant của họ sản xuất
là khí Genetron + chỉ số
Bên Nhật thí dụ hãng Asahi thì gọi là Daiflon ,
Fron ... bên Đức thì gọi là Frigen , Kaltron ...
Bên Ăng Lê thì Arcton ...tóm lại đó chỉ là tên
thương mại của từng hãng .
 Noí chung chữ Refrigerant ( môi chất lạnh ) viết tắt
là R dùng cho CFC , HCFC , HFC mới là cách viết
chuẩn

Điều hoà cũng dùng R22 khá nhiều ( R22 là
HCFC chứ không phải CFC )
2/Tình hình sử dụng CFC trong công nghiệp và
đời sống:
 Trước năm 2000 và cho đến nay HCFC (thí dụ
R22) là refrigerant dùng rất phổ biến ( gần như
70% ) ở các nhà máy đông lạnh ( khoảng 25%
dùng NH3 ) , CFC ( R12 , R11 ...) chỉ dùng
trong tủ lạnh nhỏ .
 Ngay từ năm 2000, HFC ( tức các refrigerant
mới không thủng ozone và hiệu ứng nhà kính
cũng rất ít ) đã dùng ở VN .
3/Tác động của CFC đến tầng Ozon:
 Chúng tác dụng với ozon ở tầng bình lưu,
làm mỏng lớp bảo vệ này.
 Phản ứng được tóm tắt như sau:
 - Khí freon bị phân giải bởi tia cực tím trong
tầng bình lưu, tạo ra gốc clor tự do.
 Gốc clor tự do có thể phản ứng với ozon ở
màn ozon, làm giảm nồng độ ozon và loại
trừ màn ngăn chặn tia cực tím.
 Quan trọng nhất là các nguyên tử clo được tạo thành
như thế sẽ trở thành chất xúc tác hủy diệt các phân
tử ôzôn trong một chu kỳ khép kín. Trong chu kỳ
này, một nguyên tử clo tác dụng với phân tử ôzôn,
lấy đi một nguyên tử ôxy (tạo thành ClO) và để lại
một phân tử ôxy bình thường. Tiếp theo, một ôxy
nguyên tử tự do sẽ lấy đi ôxy từ ClO và kết quả cuối
cùng là một phân tử ôxy và một nguyên tử clo, bắt
đầu lại chu kỳ. Một nguyên tử clo đơn độc sẽ phân
hủy ôzôn mãi mãi nếu như không có các phản ứng
khác mang nguyên tử clo ra khỏi chu kỳ này bằng
cách tạo nên các nguồn chứa khác như
axít clohydric và clo nitrat (ClONO2).
 Tầng Ozon đã bị ảnh hưởng như thế
nào?
S ự suy gi ảm t ầng ozon
 Là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong
tầng bình lưu. Từ năm 1979 cho đến năm 1990
lượng ôzôn trong tầng bình lưu đã suy giảm vào
khoảng 5%. Vì lớp ôzôn ngăn cản phần lớn
các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu
khí quyển Trái đất, sự suy giảm ôzôn đang được
quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong
tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn
cầu, dẫn đến việc công nhận
Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng
chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các
hợp chất cácbon của clo và flo (CFC -
chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học
gây suy giảm tầng ôzôn khác như
tetraclorit cácbon, các hợp chất của brôm (halon)
và methylchloroform.
 Hình ảnh của tầng OZON qua nhiều giai đoạn:
 Cái được gọi là lỗ thủng tầng Ôzôn trong bầu
khí quyển Trái đất ở vùng Nam Cực tháng 9
năm 2000, là lỗ thủng lớn nhất đã từng quan
sát được. Diện tích lỗ thủng tháng 9 năm 2000
là 11,4 triệu dặm vuông.
 Lỗ thủng lớn thứ 2 hình thành năm 2003 và bao
phủ 11,1 triệu dặm vuông. Những lỗ thủng tầng
Ôzôn lớn này che phủ toàn bộ phần Nam Cực
và đỉnh phía Nam của Nam Mỹ. Để dễ hình
dung, diện tích bao phủ to gấp ba lần diện tích
nước Mỹ không kể Alaska, hoặc Châu Úc.
Năm 1979. Việc đo lỗ thủng tầng Ôzôn bằng vệ tinh
lần đầu tiên được NASA thực hiện vào năm này
Năm 1998. Lỗ thủng lớn che phủ 10,5 triệu dặm
vuông vào tháng 9 năm 1998. Đó là kích thước lớn kỷ
lục trước năm 2000.
Năm 2000. Lỗ thủng tầng Ôzôn khổng lồ đạt tới 11,4
triệu dặm vuông vào tháng 9 năm 2000. Đó là lỗ thủng
lớn nhất đã từng đo được. Diện tích xấp xỉ ba lần diện
tích nước Mỹ. Sau đó, năm 2003, lỗ thủng tầng Ôzôn
che phủ 11,1 triệu dặm vuông là lỗ thủng lớn thứ 2.
Năm 2001. Vào tháng 9 năm 2001, lỗ thủng tầng Ôzôn bao phủ khoảng 10
triệu dặm vuông. Lỗ thủng này nhỏ hơn năm 2000, nhưng vẫn lớn hơn tổng
diện tích của Nước Mỹ, Canada và Mexico.
Năm 2002. Lỗ thủng tầng Ôzôn thu hẹp lại và tháng 9 năm 2002 là lỗ thủng
nhỏ nhất từ năm 1998. Lỗ thủng ở Nam Cực năm 2002 không những nhỏ hơn
năm 2000 và 2001, mà còn tách ra thành 2 lỗ riêng biệt. Kích thước nhỏ có thể
do điều kiện nóng ấm không bình thường và sự phân tách có thể do các khu
vực thời tiết của tầng bình lưu khác thường.
Năm 2003. Lỗ thủng tầng Ôzôn che phủ 11,1 triệu dặm vuông, và là lỗ thủng kỷ
lục đứng thứ hai. Năm 2000 là năm lỗ thủng lớn nhất. Lỗ thủng lớn do gió lặng
và thời tiết rất lạnh.
Năm 2004. Tháng 9 năm 2004, lỗ thủng là 9,4 triệu dặm vuông. Lỗ thủng này
nhỏ hơn năm 2003, có thể do thời tiết Cực Nam tương đối ấm.
Năm 2006.Lỗ thủng ở tầng Ôzôn phía trên Cực Nam
xuất hiện lớn hơn năm ngoái nhưng vẫn nhỏ hơn năm
2003. Lỗ thủng năm 2005 che phủ khoảng 10 triệu dặm
vuông. Theo số liệu về thời tiết của Tổ chức Khí tượng
Thế giới (WMO) cho thấy mùa đông 2005 ấm hơn năm
2003, nhưng lạnh hơn năm 2004. Kích thước lỗ thủng
năm 2005 gần mức trung bình năm 1995-2004. Lỗ
thủng này lớn hơn năm 2004, nhưng nhỏ hơn năm
2003.
Tác hại của việc giảm sút tầng OZON
 Nếu tầng ozone bị suy giảm 1% có thể dẫn đến việc gia
tăng 2% tia UV-B, làm tăng 4% ung thư tế bào nền (basal
carcinomas) và 6% ung thư tế bào vẩy (squamous-cell
carcinomas). Ở hàm lượng cao, UV-B gây tổn thương
mắt (kéo mây giác mạc) và nếu kéo dài sẽ gây đục nhân
mắt (cataract).
UV-B làm cho các thực vật biển sống ở tầng trên (2,0m)
phải lặn xuống sâu hơn để tránh nó, do đó khả năng hấp
thu ánh sáng khả kiến để quang hợp của các thực vật
này bị giảm, đưa đến khả năng sinh trưởng và sinh sản
của chúng cũng giảm theo.
Các thực vật trên cạn cũng bị ảnh hưởng của tia UV-B,
người ta đã làm thí nghiệm trên hơn 200 loài cây trồng
và hơn 50% số đó tỏ ra nhạy cảm với UV-B.
 Sắc tố võng mạc của mắt chúng ta hấp thu ánh sáng có
bước sóng từ 400nm-700nm (ánh sáng nằm trong vùng
khả kiến). Tia cực tím (UV) có bước sóng từ 150nm-300nm
chia làm 3 thành phần: UV-A; UV-B và UV-C. Trong đó UV-
B có bước sóng từ 270nm-320nm.
 Lượng bức xạ UV-B tại một khu vực phụ thuộc vào:
 Vĩ độ và cao độ (so với mực nước biển) của khu vực
 Độ bao phủ của mây
 Khoảng cách với các khu công nghiệp
 Các ADN bị tổn thương hấp thu năng lượng của tia UV-B,
và năng lượng mà các gene hấp thụ được có thể phá vỡ
liên kết của ADN. Đa số AND có thể được khôi phục lại,
nhưng các ADN không thể khôi phục lại có thể dẫn đến
chứng ung thư da.

You might also like