You are on page 1of 30

Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường

School@net Technology Company

PHẦN MỀM QUẢN LÝ


HỌC TẬP NHÀ TRƯỜNG

Phiên bản mới School Viewer 5.0 đã hỗ


trợ hoàn toàn cho mô hình nhà trường
THCS, THPT theo các quyết định mới
40/2006 và 11/2006 của Bộ Giáo dục &
Đào tạo.

School Viewer 5.0


Copyright (C) 2006 by School@net Co. Ltd. All rights reserved.
MỤC LỤC

I. Về phiên bản School Viewer 5.0............................................................................................ 3


II. Chức năng tính điểm trung bình môn học và học lực của học sinh....................................... 4
2.1. Các mô hình tính điểm hiện tại trong các nhà trường Việt Nam.................................... 4
2.2. Cách khai báo mô hình tính toán trong School Viewer 5.0............................................ 5
2.3. Cách tính điểm mới cho mô hình THCS, THPT trong School Viewer 5.0..................... 6
2.3.1. Các chú ý quan trọng của mô hình tính điểm mới................................................... 6
2.3.2. Quan hệ giữa khái niệm Hệ đào tạo và Tiêu chuẩn PLHL.......................................7
2.3.3. Cách tính điểm sử dụng bảng hệ số các môn học.................................................... 8
2.3.4. Cách tính điểm cho các trường hợp đặc biệt............................................................ 9
III. Chức năng hỗ trợ xét tốt nghiệp THCS.............................................................................. 13
3.1. Tóm tắt qui trình xét tốt nghiệp THCS......................................................................... 13
3.2. Xét và đặt chế độ ưu tiên, khuyến khích khi xét TN THCS..........................................14
3.3. Tiêu chuẩn xét tốt nghiệp THCS................................................................................... 16
3.4. Qui trình xét duyệt tốt nghiệp THCS của phần mềm.................................................... 17
IV. Các phát triển và nâng cấp mới khác của phần mềm......................................................... 20
4.1. Cải tiến và nâng cấp lệnh chuyển nhập thông tin thời khóa biểu theo cách mới.......... 20
4.2. Hỗ trợ tốt hơn cho việc nhập điểm kiểm tra thường xuyên với điểm thập phân........... 20
4.3. Hỗ trợ mã học sinh và mã giáo viên do trường tự tạo................................................... 22
4.4. Hỗ trợ việc nhập trực tiếp điểm trung bình môn học theo từng học kỳ và cả năm....... 22
4.5. Hỗ trợ thống kê trực tuyến điểm theo vùng điểm......................................................... 23
Phụ lục 1. Các lệnh và thực đơn mới của School Viewer 5.0.................................................. 26
1. Lệnh nhập kiểu hệ số môn học.....................................................................................26
2. Lệnh tính điểm TBCM cho các trường hợp đặc biệt....................................................26
3. Nhóm các lệnh xét duyệt tốt nghiệp THCS..................................................................26
Phụ lục 2. Cấu trúc dữ liệu thời khóa biểu trong NET file...................................................... 28
1. Cấu trúc tổng thể.............................................................................................................. 28
2. Mô tả chi tiết.................................................................................................................... 28

School Viewer 5.0 -2-


I. Về phiên bản School Viewer 5.0
Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển, công ty Công nghệ Tin học Nhà trường xin thông
báo về việc chính thức phát hành phiên bản mới nhất của phần mềm QUẢN LÝ HỌC
TẬP NHÀ TRƯỜNG School Viewer 5.0.
Trước tiên chúng tôi xin có lời xin lỗi tất cả các nhà trường hiện đang sử dụng phần mềm
School Viewer phiên bản 4.0 trên toàn quốc về sự ra đời tương đối “chậm trể” của phiên bản
mới này. Lý do duy nhất cho sự chậm trễ này thuộc về Bộ giáo dục & đào tạo vì đã công bố
các quyết định thay đổi cách tính điểm mới cho các nhà trường quá muộn và sự thay đổi lại
được thực hiện rất lớn. Hai quyết định quan trọng nhất của Bộ giáo dục & đào tạo có liên
quan đến qui trình quản lý mà phần mềm School Viewer đang mô phỏng là quyết định
11/2006 về Qui chế xét tốt nghiệp THCS và quyết định 40/2006 về đánh giá, xếp loại học
sinh THCS và THPT phân ban mới. Đặc biệt quyết định 40/2006 đã có những thay đổi rất
lớn về cách tính điểm cho khối trường THCS so với thời gian trước đây.
Chính vì những thay đổi lớn như vậy và với sự thận trọng sẵn có chúng tôi đã phải nghiên
cứu rất kỹ các quyết định này, liên hệ chặt chẽ với tình trạng triển khai hiện thời của các nhà
trường đang sử dụng phần mềm để đưa ra các quyết định tương ứng về việc nâng cấp phần
mềm hiện có.
Phần mềm School Viewer 5.0 (gọi tắt là SVR 5.0) sẽ có các nâng cấp và phát triển mới sau:
1. Đã hỗ trợ hoàn toàn cách tính điểm, xếp loại học lực mới cho các trường THCS và THPT
phân ban mới (lớp 10) theo quyết định 40/2006 của Bộ giáo dục & đào tạo. Tất nhiên toàn bộ
các khối lớp 11, 12 của các trường THPT không phân ban hoặc thí điểm phân ban hiện tại
vẫn giữ nguyên cách tính điểm cũ đã được phần mềm hỗ trợ từ các phiên bản trước đây, giờ
đây vẫn còn tác dụng. Như vậy với phiên bản mới 5.0, phần mềm School Viewer đã hỗ trợ
cho tất cả các loại trường THCS và THPT hiện có trên địa bàn cả nước.
2. Phần mềm bổ sung thêm một chức năng rất quan trọng là xét duyệt tự động (và bán tự
động) qui trình tốt nghiệp THCS cho học sinh cuối cấp (lớp 9) theo đúng qui trình của quyết
định 11/2006 của Bộ giáo dục & đào tạo.
3. Đã cập nhật và nâng cấp chức năng ghép nối SVR với dữ liệu thời khóa biểu của phiên
bản TKB 6.0. Chức năng nâng cấp này từ nay sẽ làm cho School Viewer có thể kết nối với dữ
liệu thời khóa biểu một cách độc lập không phụ thuộc vào phiên bản của phần mềm TKB.
Như vậy từ phiên bản School Viewer 5.0 trở đi, lệnh ghép nối dữ liệu giữa phần mềm quản lý
học tập học sinh và phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu sẽ không còn phụ thuộc vào phiên
bản phần mềm (cả SVR và TKB) nữa.
4. Ngoài ra phiên bản mới SVR 5.0 còn có một loạt các nâng cấp nhỏ nhưng rất hữu ích
khác, chỉnh sửa một số lỗi của các phiên bản trước đây. Một số nâng cấp hữu ích này bao
gồm việc cải tiến cho phép nhập điểm kiểu thập phân một cách nhanh chóng, tính năng tư
động tính tỷ lệ điểm theo vùng điểm trực tiếp trên màn hình nhập điểm, tính năng cho phép
nhập trực tiếp điểm TB môn học cho các học sinh diện đặc biệt, ....

School Viewer 5.0 -3-


II. Chức năng tính điểm trung bình môn học và học lực của
học sinh
2.1. Các mô hình tính điểm hiện tại trong các nhà trường Việt Nam
Hiện tại các nhà trường phổ thông của Việt Nam (THCS và THPT) hiện đang có các mô hình
tính toán điểm như sau:
- Mô hình các trường THCS.
Mô hình các trường THCS trên thực tế đã được áp dụng cách cho điểm và tính điểm mới từ
năm 2001. Cho đến thời điểm năm 2005 khi đổi sách giáo khoa THCS hoàn thành thì qui chế
tính điểm này cũng được hoàn thiện cho toàn bộ các trường THCS trên toàn quốc. Tuy nhiên
năm học mới 2006-2007 Bộ lại một lần nữa thay đổi hoàn toàn cách tính điểm và xét PLHL,
do vậy phiên bản School Viewer 5.0 sẽ thực hiện các thay đổi tính toán này cho các trường
THCS.
- Mô hình các trường THPT không thí điểm phân ban.
Với các trường THPT không thí điểm phân ban, các khối lớp 11, 12 vẫn duy trì cách tính
điểm cũ bao gồm việc tính điểm TB môn học thông qua TBKT và điểm thi học kỳ. Phần
mềm School Viewer vẫn giữ lại module hỗ trợ cho các trường THPT theo mô hình tính toán
này.
- Mô hình các trường THPT phân ban thí điểm.
Các trường THPT phân ban thí điểm (năm nay đã là năm thứ 3 liên tục) có mô hình tính điểm
đã được cải tiến và thay đổi so với các trường THPT không phân ban. Trong mô hình này tất
cả các loại điểm đều được tính vào giá trị điểm TB môn học thông qua hệ số. Trong mô hình
này khái niệm điểm TBKT đã không còn dùng đến nữa. Trong mô hình nhà trường THPT
phân ban thí điểm chỉ có hai loại phân ban là phân ban A (KHTN) và phân ban C (KHXH-
NV). Hiện tại các khối lớp 11, 12 của các trường THPT phân ban thí điểm vẫn dùng cách tính
điểm này để áp dụng. Phần mềm School Viewer 4.0 đã hỗ trợ cách tính điểm này và do vậy
vẫn được duy trì và kế thừa trong phiên bản mới.
- Mô hình các trường THPT Kỹ thuật.
Mô hình trường THPT-KT mới được áp dụng thử nghiệm cho một vài trường THPT trên toàn
quốc năm học 2005-2006. Cách tính điểm của các khối trường này tương tự như các trường
THPT phân ban thí điểm. Trong năm học này, các lớp 11, 12 của các trường này vẫn giữ
nguyên cách tính điểm như đã có, còn các lớp 10 sẽ tính theo qui chế mới. Phần mềm School
Viewer 4.0 đã hỗ trợ cách tính điểm này và do vậy vẫn được duy trì và kế thừa trong phiên
bản mới.
- Mô hình các trường THPT phân ban mới.
Từ năm học mới 2006-2007, toàn bộ các trường THPT trên toàn quốc sẽ tiến hành chương
trình phân ban đại trà với 3 phân ban: Cơ bản, A và C. Hơn nữa mô hình các môn học tự chọn
của ban Cơ bản là rất mới mẻ và rất phức tạp trong việc áp dụng trên thực tế. Với mô hình
THPT phân ban mới này, Bộ GD&DT đã ra quyết định mới số 40, quyết định này được áp
dụng chung cho các trường THCS (toàn bộ các khối lớp) và trường THPT phân ban (áp dụng
chỉ cho khối 10). Đây là mô hình tính toán có kế thừa và phát triển của mô hình THPT thí
điểm phân ban hiện thời nhưng đã có khá nhiều điều chỉnh theo hướng thậm chí phức tạp và
rắc rỗi hơn mô hình hiện có.

School Viewer 5.0 -4-


Một trong những nâng cấp quan trọng nhất của phần mềm School Viewer là hỗ trợ hoàn toàn
theo mô hình THPT phân ban mới (áp dụng cho các lớp khối 10) trên phạm vi toàn quốc.
Như vậy bản nâng cấp School Viewer 5.0 hiện đã hỗ trợ đồng thời cho cả 5 mô hình tính
điểm TB và phân loại học lực cho các mô hình nhà trường khác nhau của Việt Nam. Riêng
mô hình các trường Tiểu học đã được tách ra thành một phần mềm riêng biệt gọi là SPVR
(School Primary Viewer 4.0) đã hỗ trợ hoàn toàn cho các trường Tiểu học trên địa bàn cả
nước.

2.2. Cách khai báo mô hình tính toán trong School Viewer 5.0
Trong phần mềm School Viewer 5.0, việc khai báo cách và mô hình tính toán được thực hiện
theo từng lớp học. Mỗi lớp học sẽ được gán duy nhất với một Hệ (hay Chương trình) đào tạo,
được gọi là Education System. Trong cửa sổ lệnh Tính chất Lớp học, ta sẽ nhìn thấy rõ
ràng vị trí cần khai báo Hệ đào tạo này cho mỗi lớp học:

Vị trí khai báo hệ


đào tạo của mỗi
lớp học, được
phép chọn 1 trong
6 kiểu khác nhau.

Các nhà trường cần chú ý về ý nghĩa của các khai báo trong màn hình trên như sau:
Stt Gán hệ đào tạo trong phần mềm Ý nghĩa

1 Mô hình cũ trước cải cách Chế độ này áp dụng cho các khối lớp 11, 12 các
trường THPT không phân ban cũ.

2 Chương trình GD THCS Đây là chế độ dành cho tất cả các khối lớp của trường
THCS, đã áp dụng theo quyết định 40 của Bộ Giáo
dục & Đào tạo ban hành tháng 10/2006.

3 Trung học Phổ thông phân ban A Đây là chế độ dành cho các khối lớp 11, 12 phân ban
A của các trường THPT thí điểm phân ban. Chế độ
này đã có từ phiên bản SVR 4.0.

School Viewer 5.0 -5-


4 Trung học Phổ thông phân ban C Đây là chế độ dành cho các khối lớp 11, 12 phân ban
C của các trường THPT thí điểm phân ban. Chế độ này
đã có từ phiên bản SVR 4.0.

5 Trung học Phổ thông kỹ thuật Đây là chế độ dành cho các khối lớp 11, 12 trường
THPT-KT thí điểm từ năm 2005.

6 Chương trình THPT phân ban mới Đây là chế độ mới dành cho toàn bộ khối 10 của tất cả
các trường THPT trên toàn quốc. Chú ý rằng chế độ
này không phân biệt phân ban, tất cả các phân ban Cơ
bản, A, C hay Kỹ thuật đều dùng chung chế độ tính
điểm này.

Trong bảng trên các chế độ tính toán thuộc các dòng 1, 3, 4, 5 đã được áp dụng trong phiên
bản School Viewer 4.0. Như vậy toàn bộ các khối lớp 11, 12 của tất cả các trường THPT trên
toàn quốc vẫn có thể sử dụng phần mềm SVR phiên bản 4.0 và chạy như bình thường.
Sự thay đổi đáng kể chỉ xảy ra với 2 loại trường, lớp sau đây:
- Toàn bộ các khối lớp của trường THCS.
- Toàn bộ khối 10 của các trường THPT trên toàn quốc.
Với các khối lớp này các trường cần đặc biệt chú ý khi thực hiện các thao tác gán hoặc thay
đổi các tính chất liên quan đến việc tính điểm TB và phân loại học lực. Đối với các khối lớp,
cấp này, phần mềm SVR phiên bản mới đã nâng cấp tính năng tính toán phù hợp với quyết
định 40 của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Cũng từ nhận xét trên chúng ta sẽ thấy rằng trong tương lai gần (sau 2 năm) trong mô hình
tính điểm của School Viewer sẽ chỉ còn lại 2 mô hình chính là THCS và THPT. Toàn bộ các
mô hình khác sẽ tự động biến mất khi thời hạn của các cách tính này qua đi.

2.3. Cách tính điểm mới cho mô hình THCS, THPT trong School
Viewer 5.0
2.3.1. Các chú ý quan trọng của mô hình tính điểm mới
Mô hình tính điểm mới cho THCS và khối 10 THPT phân ban mới có các đặc thù quan trọng
sau:
- Toàn bộ các môn học đều tính điểm số (như vậy đặt dấu chấm hết cho các môn xếp loại của
khối THCS cũ).
- Cách tính điểm TB môn học theo hệ số của tất cả các loại điểm. Cách tính này tương tự
cách tính điểm TB của các môn tính điểm THCS cũ hay THPT thí điểm phân ban hiện thời.
- Một khác biệt khá quan trọng là trong mô hình mới này các điểm kiểm tra 1 tiết có thể là số
thập phân.
- Cách tính điểm TB môn cả năm học được tính theo TB môn các học kỳ I và II.
- Một trong những thay đổi phức tạp nhất của mô hình mới là cách tính điểm TBCM (trung
bình các môn). Theo mô hình mới này TBCM sẽ tính theo TB của từng môn học nhưng kèm
với các hệ số. Các hệ số này lại có thể thay đổi tùy thuộc vào từng lớp, thậm chí từng học
sinh dựa trên các thông tin học tập cụ thể của các lớp hoặc học sinh này. Hệ thống hệ số các

School Viewer 5.0 -6-


môn học dùng để tính điểm TBCM sẽ dùng trong khi tính TBCM ở cả học kỳ I, II và cả năm.
Như vậy hệ thống hệ số môn học về lý thuyết sẽ phải tồn tại ở 3 mức: học kỳ I, II và cả năm.
- Các hệ số môn học tham gia vào tính TBCM lại phụ thuộc vào việc học các môn tự chọn
hoặc chủ đề tự chọn cho đối tượng học sinh THCS và THPT. Đây là một trong những điểm
mấu chốt quan trọng của qui chế 40 và cũng chính đặc điểm này sẽ tạo ra nhiều khó khăn
trong khi ứng dụng qui chế này trên thực tế.
- Các cách tính khác như PLHL hay Danh hiệu TĐ không có gì khác cơ bản so với các mô
hình cũ.

2.3.2. Quan hệ giữa khái niệm Hệ đào tạo và Tiêu chuẩn PLHL
Trong phần mềm School Viewer các nhà trường cần phân biệt và hiểu rõ sự khác biệt và quan
hệ chặt chẽ giữa khái niệm Hệ Đào tạo và khái niệm Tiêu chuẩn PLHL (phân loại học lực).
- Trong phần mềm sẽ lưu trữ hai danh sách: Danh sách hệ đào tạo và danh sách các tiêu
chuẩn phân loại học lực (TC PLHL).
- Mỗi lớp học sẽ được gán duy nhất với một Hệ đào tạo và một TC PLHL.
- Mỗi TC PLHL sẽ được gán (thuộc về) duy nhất một Hệ đào tạo.

Hệ đào tạo

Lớp học
Tiêu chuẩn
PLHL

Hình ảnh trên cho ta sơ đồ quan hệ giữa Lớp học, Hệ đào tạo và TC-PLHL. Một số chú ý
quan trong liên quan đến sơ đồ trên:
- Danh sách các Hệ đào tạo đã được phần mềm khởi tạo cố định và không thể thay đổi hay
sửa chữa được, trong khi đó Danh sách các tiêu chuẩn PLHL thì được phép thay đổi, khởi tạo
mới hoặc xóa. Lệnh xem, sửa, thêm bớt các TC-PLHL được thực hiện từ lệnh Nhập dữ liệu--
>Dữ liệu tham chiếu-->Tiêu chuẩn phân loại học lực.
- Như vậy mỗi Hệ đào tạo sẽ tương ứng với một hoặc nhiều TC-PLHL khác nhau. Điều này
là phù hợp với thực tế đang áp dụng trong các nhà trường. Mặc định khi khởi tạo một CSDL
nhà trường mới, phần mềm sẽ khởi tạo một bộ đầy đủ các TC-PLHL tương ứng với các hệ
đào tạo hiện có tại Việt Nam.
- Khi lớp học đã được gán cố định với một hệ đào tạo thì lớp này chỉ được phép gán với các
TC-PLHL tương ứng với hệ đào tạo này mà thôi.
Như vậy mỗi lớp học sẽ cần khai báo và gán với một Hệ đào tạo và một TC-PLHL. Việc khai
báo này được thực hiện trong cửa sổ Tính chất lớp học đã mô tả ở trên.

School Viewer 5.0 -7-


Vị trí khai báo Hệ
đào tạo.
Vị trí khai báo TC phân
loại học lực và TC danh
hiệu thi đua

Thay đổi thông tin


của TC phân loại
học lực ở đây.

Trong cửa sổ trên ta thấy sau khi gán Hệ đào tạo cho mỗi lớp học, người dùng có thể gán lớp
học với một hoặc một số Tiêu chuẩn PLHL và DHTD khác nhau. Hiện tại trong phiên bản
SVR 5.0 phần mềm đã khởi tạo sẵn cho mỗi hệ đào tạo một TC-PLHL đang được áp dụng
cho mỗi mô hình tính toán. Các TC-PLHL hiện có bao gồm:
Hệ đào tạo Tiêu chuẩn PLHL hiện có trong SVR 5.0
Mô hình cũ trước cải cách TCVN
Chương trình GD THCS THCS
Trung học Phổ thông phân THPT-A
ban A
Trung học Phổ thông phân THPT-C
ban C
Trung học Phổ thông kỹ thuật THPT-KT
Chương trình THPT phân ban THPT
mới

2.3.3. Cách tính điểm sử dụng bảng hệ số các môn học


Trong mô hình tính điểm mới theo quyết định 40, hệ số các môn học đóng vai trò quan trọng
trong cách tính điểm TBCM của mỗi học sinh. Các hệ số này do hiệu trưởng nhà trường
quyết định đối với mỗi lớp (hoặc thậm chí mỗi học sinh) và được nhập vào phần mềm để
chương trình sẽ tự động tính giá trị TBCM cho từng học kỳ và cả năm học.
Phần mềm School Viewer 5.0 sẽ sử lý thông tin hệ số các môn học theo các cách sau:
Cách 1: Sử dụng bảng hệ số môn của lớp học.
Mỗi lớp học sẽ được gán một bảng hệ số môn học. Bảng này dùng chung cho toàn bộ học kỳ
I, II và cả năm. Thông tin bảng hệ số các môn học cho mỗi lớp học thực ra đã có từ các phiên
bản trước đây nhưng vai trò của các hệ số này không thật quan trọng. Trong phiên bản mới

School Viewer 5.0 -8-


SVR 5.0, các hệ số này được nhập ngay trong màn hình của lệnh Nhập dữ liệu-->Dữ liệu
thuộc tính-->Thuộc tính môn học:

Thông tin hệ số các


môn học được nhập
theo từng lớp học.
Bảng thông tin này sẽ
được dùng trong các
lệnh tính TBCM tự
động chuẩn của phần
mềm.

Như vậy mặc định trong phiên bản mới SVR 5.0, mỗi lớp sẽ được gán cố định một bảng hệ
số các môn học và bảng này được dùng để tính TBCM cho toàn bộ học kỳ I, II và cả
năm. Các nhà trường cần chú ý điều này để xử lý chính xác trong quá trình tính điểm. Cách
tính toán 1 như vừa nêu trên, theo chúng tôi, sẽ áp dụng cho đại đa số các nhà trường và các
lớp học của Việt Nam.
Cách 2: Sử dụng bảng hệ số môn học riêng biệt.
Là cách tính sử dụng các bảng hệ số được nhập riêng và có thể được áp dụng cho các trường
hợp đặc biệt, cho từng lớp, từng nhóm học sinh hoặc thậm chí từng học sinh. Xem mục 2.3.4
dưới đây để biết chi tiết về cách dùng bảng hệ số đặc biệt này.

2.3.4. Cách tính điểm cho các trường hợp đặc biệt
Phần mềm SVR phiên bản 5.0 đã đưa vào một khái niệm mới, đó là Bảng hệ số các môn
học. Bảng này có thể được định nghĩa riêng và độc lập với thông tin hệ số của các lớp học đã
được trình bày ở trên. Với bảng hệ số môn học đặc biệt này, phần mềm sẽ cho phép tính điểm
TBCM cho từng đối tượng riêng biệt, ví dụ cho từng học sinh và một nhóm học sinh.
Bảng Hệ số môn học đặc biệt này sẽ bao gồm các hệ số môn học tách riêng dùng để tính
TBCM cho học kỳ I, II và cả năm. Chú ý rằng chỉ có học sinh các hệ đào tạo THCS và THPT
phân ban mới được phép tính toán theo cách mới này.
- Phần mềm bổ sung lệnh Tính điểm TBCM các trường hợp đặc biệt từ thực đơn Công cụ.

School Viewer 5.0 -9-


Lệnh này có chức năng tính tự động TBCM cho từng học sinh hoặc một nhóm học sinh theo
các bảng hệ số môn học đã được khởi tạo trước đó.
- Màn hình của lệnh này có dạng sau:

1. Chọn lớp học từ danh sách. Lớp này


phải thuộc hệ THCS hoặc THPT phân
ban.

2. Chọn các học sinh cần tính TBCM


theo kiểu hệ số đặc biệt.

3. Chọn học kỳ tương ứng.

4. Chọn bảng kiểu hệ số đã được khởi


tạo từ trước.

5. Kiểm tra thông tin đã chọn.

6. Nhấn nút này để bắt đầu tính toán.

- Bảng các hệ số môn học được khởi tạo từ lệnh:


Nhập dữ liệu --> Dữ liệu tham chiếu --> Kiểu hệ số môn học.

Màn hình nhập DS kiểu hệ số môn học xuất hiện có dạng sau:

School Viewer 5.0 - 10 -


Danh sách các
kiểu hệ số môn
học.

Nhập thông tin


chi tiết các hệ số
môn học tại đây.

Màn hình nhập thông tin hệ số chi tiết của Kiểu hệ số môn học có dạng sau:

Danh sách các môn học


cần nhập hệ số cho bảng
hiện thời.

Môn học hiện thời đang


nhập hệ số

Mỗi môn học cần nhập


3 hệ số cho học kỳ I, II
và cả năm.

Nút này dùng để sao chép hệ


số của môn học đang nhập
sang các môn khác.

- Cách tính điểm TBCM theo kiểu bảng hệ số đặc biệt còn có thể thực hiện trực tiếp trong
màn hình (lệnh) Sổ Ghi điểm Lớp học. Trong cửa sổ của lệnh này, trong TAB thông tin Tổng
hợp học kỳ I hoặc Tổng hợp học kỳ II, cả năm. tại cột điểm DTBCM nếu nháy chuột phải
tại các ô của cột này ta thấy xuất hiện một thực đơn con cho phép chọn 2 kiểu tính TBCM.

School Viewer 5.0 - 11 -


Cách tính thứ nhất “Tính điểm TBCM theo bảng hệ số” là cách tính theo bảng hệ số đặc biệt
và cách thứ hai “Tính điểm TBCM theo bảng hệ số” là cách tính theo bảng hệ số môn học
theo lớp.

Nháy chuột phải tại cột này để xuất hiện


thực đơn lựa chọn cách tính điểm
TBCM theo các kiểu khác nhau.
Chú ý: nếu kích đúp chuột trên ô thì
thực hiện cách tính điểm theo mặc định
là theo bảng hệ số lớp học.

Cách tính dùng bảng hệ số môn học đặc biệt như trên có ưu điểm gì so với cách tính
mặc định như đã nêu?
- Bảng hệ số đặc biệt được khởi tạo có đủ các hệ số cho từng học kỳ riêng biệt (học kỳ I, II và
cả năm) do vậy tổng quát hơn nhiều so với trường hợp bảng hệ số môn học gắn liền với lớp
học.
- Bảng hệ số đặc biệt này được khởi tạo độc lập với các lớp học do vậy có thể sử dụng một
cách linh hoạt và mềm dẻo trong nhà trường. Một khi một bảng hệ số được khởi tạo, chúng ta
có thể dùng chúng để tính toán cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường.
Tóm lại cách tính điểm TBCM trong phần mềm School Viewer phiên bản mới 5.0 đã được
thiết kế khá hoàn chỉnh để đảm bảo một cách tốt nhất việc tính toán điểm TB cho các mô
hình nhà trường mới qui định bởi quyết định 40 của Bộ giáo dục và đào tạo.

School Viewer 5.0 - 12 -


III. Chức năng hỗ trợ xét tốt nghiệp THCS
Phiên bản mới 5.0 của phần mềm School Viewer sẽ hỗ trợ chức năng tự động xét tốt nghiệp
THCS cho học sinh khối 9 theo đúng qui trình xét duyệt của Bộ Giáo dục & đào tạo (quyết
định 11/2006).
Với chức năng này, phần mềm có thể thực hiện:
- Thực hiện toàn bộ qui trình xét duyệt tốt nghiệp THCS tự động (hoặc bán tự động) trên máy
tính, xét duyệt và xếp hạng tốt nghiệp cho toàn bộ học sinh khối 9 trong nhà trường.
- Thực hiện in ấn các danh sách học sinh tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp trong quá trình xét
duyệt tốt nghiệp THCS.

3.1. Tóm tắt qui trình xét tốt nghiệp THCS


Qui trình xét tốt nghiệp THCS theo quyết định 11/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo có thể mô
tả tóm tắt trong sơ đồ dưới đây:

Danh sách học sinh Tiến hành thi lại hoặc


khối 9 rèn luyện hạnh kiểm

Xác nhận chế độ Xét duyệt đợt I Xét duyệt đợt II, ...
ưu tiên, khuyến khích

Báo cáo
Phân loại tốt nghiệp
Đăng bộ học sinh

Các công việc chính liên quan đến xét tốt nghiệp THCS được thực hiện từ bằng lệnh Xét tốt
nghiệp THCS từ thực đơn Công cụ của phần mềm.
Các lệnh chính bao gồm:
- Danh sách học sinh ưu tiên, khuyến khích.
- Tiêu chuẩn xét tốt nghiệp THCS.
- Xét duyệt tốt nghiệp THCS.
- Danh sách học sinh tốt nghiệp THCS.

School Viewer 5.0 - 13 -


4 lệnh chính của qui trình
xét tốt nghiệp THCS

Chú ý: tương tự như các lệnh của Công việc cuối năm, các lệnh trong nhóm Xét tốt nghiệp
THCS chỉ có tác dụng khi thời gian hệ thống được đặt về Cuối năm.

3.2. Xét và đặt chế độ ưu tiên, khuyến khích khi xét TN THCS
Trong qui chế 11/2006 về tốt nghiệp THCS, việc xét và phân loại tốt nghiệp được chia thành
2 tiêu chuẩn riêng biệt, một dành cho đối tượng là học sinh bình thường và một dành cho các
học sinh được hưởng chế độ ưu tiên đặc biệt. Do vậy công việc đầu tiên cần thực hiện là xác
định học sinh nào được hưởng các chế độ ưu tiên khuyến khích này.
Màn hình xét và cập nhật danh sách học sinh được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích khi
xét tốt nghiệp THCS có dạng sau:

Trên màn hình sẽ hiện một danh sách HS toàn trường (khối 9) đã được xét hưởng chế độ ưu
tiên khuyến khích. Khi lần đầu tiên thực hiện lệnh này danh sách trên màn hình sẽ rỗng.
Muốn xóa HS khỏi danh sách thì chọn học sinh trên lưới và nhấn nút Xóa.
Muốn in danh sách HS này hãy nhấn nút In DS.
Nút lệnh Bổ sung dùng để cập nhật thêm danh sách học sinh được hưởng chế độ ưu tiên
khuyến khích này.

School Viewer 5.0 - 14 -


Cửa sổ bổ sung danh sách học sinh cho phép thực hiện toàn bộ các thao tác cần thiết để nhập
thêm, xóa bớt hoặc xét tự động các học sinh được hưởng chế độ ưu tiên này của nhà trường.
Màn hình của lệnh có dạng sau:

1. Chọn phạm vi danh sách


HS hiện tại khung bên trái.
Bên phải là danh sách học
sinh đã được chọn.
2. Nút này dùng để xét bổ
sung tự động.
3. Nút này dùng để chuyển
một (hoặc nhiều) HS đã chọn
từ khung bên trái chuyển sang
bên phải.
4. Nút này dùng để chuyển
toàn bộ HS từ khug bên trái
sang phải.
5. Nút này dùng để chuyển
HS từ khung bên phải sang
bên trái (xóa bớt).
6. Nút này dùng để chuyển
toàn bộ HS từ khung bên phải
sang bên trái (xóa toàn bộ).

Nút lệnh Tự động trong cửa sổ trên có chức năng xét tự động và bổ sung vào danh sách được
ưu tiên lấy thông tin có sẵn trong lý lịch học sinh đã lưu trữ của phần mềm.

Các tiêu chuẩn dùng để xét tự động học sinh hưởng ưu tiên, khuyến khích được chọn trong
các checkbox của cửa sổ trên, các điều kiện được xét với quan hệ "HOẶC" giữa các lựa
chọn. Sau khi đã chọn xong các tiêu chuẩn nhấn nút Đồng ý để phần mềm tự động xét và bổ
sung vào danh sách học sinh trong khung bên phải của cửa sổ trước.

School Viewer 5.0 - 15 -


3.3. Tiêu chuẩn xét tốt nghiệp THCS
Tiêu chuẩn xét tốt nghiệp THCS được phép xem và điều chỉnh thông qua lệnh Tiêu chuẩn
xét tốt nghiệp THCS. Chú ý rằng tiêu chuẩn xét tốt nghiệp THCS sẽ bao gồm 2 tiêu chuẩn:
một dành cho học sinh bình thường và một dành cho học sinh diện ưu tiên, khuyến khích.

Tiêu chuẩn Hạnh kiểm áp


dụng chung cho cả 2 loại
đối tượng học sinh.
Tiêu chuẩn học lực đối với
học sinh bình thường.
Không có thêm các điều
kiện khác.
Tiêu chuẩn học lực đối với
học sinh diện ưu tiên,
khuyến khích.

Đối với loại học sinh này sẽ


có thêm các điều kiện khác
liên quan đến điểm TB môn
học được xét tại đây.

Trong cửa sổ nhập/điều chỉnh tiêu chuẩn xét tốt nghiệp THCS trên cần chú ý đến dòng cuối
cùng là tiêu chuẩn liên quan đến giá trị của các giá trị TB môn cả năm học của các môn học.
- Không có môn nào có TB môn dưới 3.5, ngoại trừ các môn.
- Các môn đặc biệt (một trong 2 môn Toán, Văn) có TB môn không dưới 5.
Các tiêu chuẩn này rất giống với cách làm của các tiêu chuẩn xét PLHL hiện có của phần
mềm. Nếu nhà trường đã dùng quen với SVR từ trước thí các thao tác này rất quen thuộc và
dễ hiểu.
Khi nhấn nút Chọn môn, cửa sổ có dạng sau xuất hiện cho phép chọn các môn học tương ứng
từ danh sách. Cửa sổ chọn môn luôn có khuôn dạng như sau:

School Viewer 5.0 - 16 -


Khung bên trái là DS các môn
học cần chọn.
Khung bên phải là DS toàn bộ
các môn học.
Muốn chọn một môn hãy chọn
trong khung bên phải và nháy
nút <---.
Muốn hủy một môn khỏi danh
sách đã chọn chọn môn trong
khung trái và nháy nút --->.

3.4. Qui trình xét duyệt tốt nghiệp THCS của phần mềm
Cuối cùng chúng tôi xin giới thiệu màn hình của lệnh xét duyệt tốt nghiệp THCS. Màn hình
này kết hợp vừa cho phép thực hiện việc xét duyệt tự động, vừa cho phép chỉnh sửa ngay trên
màn hình kết quả xét duyệt.
Mục đích của màn hình lệnh Xét duyệt tốt nghiệp THCS của phần mềm:
- Cho phép thực hiện hầu như tất cả các công đoạn xét duyệt tốt nghiệp và phân loại tốt
nghiệp THCS trên một màn hình duy nhất.
- Thực hiện được hầu hết các công đoạn xét duyệt hoàn toàn tự động.
- Cho phép BGH (hay người sử dụng trực tiếp lệnh này) được phép can thiệp trực tiếp vào tất
cả quá trình xét duyệt tốt nghiệp và phân loại tốt nghiệp THCS.
- Thực hiện trực tiếp các công việc in ấn danh sách học sinh tốt nghiệp (đã đỗ, trượt hoặc
chưa xét) ra máy in. Danh sách này có thể là toàn trường hoặc theo từng lớp học.
- Cập nhật thông tin xét duyệt tốt nghiệp và phân loại tốt nghiệp THCS vào bảng Đăng bộ
học sinh nhà trường.
Cách làm như vậy rất mềm dẻo và thích hợp với tình hình triển khai thực tế của các nhà
trường Việt Nam.

School Viewer 5.0 - 17 -


Danh sách HS khối 9 Thông tin chính liên Thông tin liên quan đến kết quả
hiện tại cột này. Cho quan đến trạng thái và xét duyệt tốt nghiệp THCS.
phép chọn từng lớp tiêu chuẩn xét hiện tại Thông tin này do chương trình
hoặc toàn khối. đây. Chú ý rằng tính tự động tính toán và điền.
chất ưu tiên, khuyến Người dùng vẫn có toàn quyền
khích có thể chỉnh sửa thay đổi trực tiếp dữ liệu trên
trực tiếp trên lưới. lưới.

Trong cửa sổ trên ta cần đặc biệt chú ý đến các cột liên quan trực tiếp đến việc xét duyệt tốt
nghiệp THCS, đó là các cột thông tin cuối của bảng thông tin trên: ƯTKK, Tốt nghiệp, Xếp
loại, Ghi chú. Các cột giá trị này mặc định sẽ do qui trình của phần mềm tự động xét và điền
giá trị. Tuy nhiên người dùng có quyền trực tiếp sửa đổi trên màn hình các giá trị này cho
từng học sinh.

- Tại cột Tốt nghiệp, giá trị sẽ xác định trạng thái xét là đã Tốt nghiệp hay chưa (Đỗ hoặc
chưa Đỗ).
- Tại cột Xếp loại, giá trị sẽ xác định các Xếp loại tốt nghiệp cụ thể nếu HS này đã “Đỗ”.

School Viewer 5.0 - 18 -


- Tại cột Ghi chú ghi rõ các thông tin của HS này khi chưa “Đỗ”: là Chưa xét hay đã bị
“Trượt”.
Tóm lại phiên bản 5.0 của phần mềm School Viewer đã hỗ trợ hoàn toàn quá trình xét duyệt
tốt nghiệp THCS (ở mức độ đơn giản và tổng quát nhất), thông tin xét duyệt sẽ tự động cập
nhật vào bảng Đăng bộ học sinh toàn trường.

School Viewer 5.0 - 19 -


IV. Các phát triển và nâng cấp mới khác của phần mềm
Phiên bản School Viewer 5.0 của phần mềm Quản lý Học tập Nhà trường do công ty
School@net phát hành, ngoài hai chức năng nổi bật mới nhất là tính toán điểm theo quyết
định mới 40 cho các trường THCS, THPT mới và hỗ trợ qui trình xét tốt nghiệp THCS
theo quyết định 11 của Bộ GD&ĐT, phiên bản này còn có một loạt các đổi mới và nâng cấp
khác. Sau đây là liệt kê một số các nâng cấp mới này của phần mềm.

4.1. Cải tiến và nâng cấp lệnh chuyển nhập thông tin thời khóa biểu
theo cách mới
Trong các phiên bản trước của School Viewer, việc chuyển nhập dữ liệu thời khóa biểu được
thực hiện trực tiếp chuyển nhập dữ liệu từ tệp *.TKB của phần mềm TKB. Cách làm này có
một nhược điểm là phụ thuộc vào các phiên bản của phần mềm TKB. Ví dụ School Viewer
phiên bản 5.0 chỉ đọc được dữ liệu của TKB 5.X nhưng không đọc được dữ liệu TKB 6.0. Để
khắc phục nhược điểm này từ phiên bản School Viewer 5.0 trở đi chức năng chuyển nhập dữ
liệu TKB sẽ được nâng cấp và cải tiến sao cho việc chuyển nhập này không phụ thuộc vào
phiên bản của phần mềm TKB. Giải pháp của công ty công nghệ Tin học Nhà trường như
sau:
- Từ phiên bản 6.0 trở đi, phần mềm TKB sẽ bổ sung thêm lệnh xuất dữ liệu TKB dưới
dạng NET file. Các tệp dữ liệu dạng NET này đều là các tệp dạng văn bản với cấu trúc mở
công khai và không phụ thuộc vào version của phần mềm TKB. Như vậy các tệp NET sẽ có
cấu trũc và nội dung như nhau và sẽ là tệp nguồn dữ liệu chuyển nhập thời khóa biểu.
- Các lệnh chuyển nhập dữ liệu TKB trong School Viewer từ phiên bản 5.0 trở đi sẽ dùng tệp
dạng *.NET thay thế cho dạng *.TKB để chuyển nhập thời khóa biểu.
Như vậy từ phiên bản mới 5.0 trở đi, chức năng chuyển nhập dữ liệu TKB sẽ không phụ
thuộc vào phiên bản cụ thể của phần mềm TKB nữa.
Chú ý: Giao diện lệnh Chuyển nhập TKB trong School Viewer 5.0 hoàn toàn không thay đổi
so với các phiên bản trước đây ngoại trừ việc tệp cần chuyển nhập phải là *.NET file.

4.2. Hỗ trợ tốt hơn cho việc nhập điểm kiểm tra thường xuyên với
điểm thập phân
Một trong những điểm mới của quyết đinh 40 về cách tính điểm mới cho các trường THCS
và THPT là bây giờ các điểm kiểm tra thường xuyên 1 tiết có thể là các số thập phân lấy tròn
số đến 1 chữ số thập phân.
Trong các phiên bản trước đây phần mềm đã hỗ trợ cho việc nhập điểm thập phân cho các
loại điểm kiểu thập phân, tuy nhiên việc nhập điểm trực tiếp còn chưa thuận tiện: để nhập
một điểm thập phân, người dùng cần nhập chính xác số thập phân sau đó dùng phím Enter
hoặc các phím điều khiển con trỏ lên xuống để chuyển sang các ô khác.
Phiên bản mới School Viewer 5.0 đã nâng cấp hoàn toàn nhược điểm này. Bây giờ việc nhập
điểm kiểu thập phân đã được cải tiến hoàn toàn hỗ trợ tối đa cho việc nhập điểm nhanh
chóng. Ví dụ với loại điểm đã được đăng ký là số thập phân với 1 chữ số sau dấu phảy, trên
màn hình nhập điểm ta chỉ cần gõ 2 chữ số để tạo nhanh một số thập phân. Ví dụ nếu gõ 78
thì phần mềm sẽ tự động hiểu là 7,8 và tự động điền giá trị này và tự động xuống dòng hoặc
chuyển sang ô bên cạnh để nhập tiếp.

School Viewer 5.0 - 20 -


Màn hình dưới đây cho ta hình ảnh việc nhập điểm hệ số 2 (kiểm tra một tiết) bằng số thập
phân.

Các điểm hệ số 1 vẫn nhập Cột điểm một tiết, hệ số 2 chỉ


bằng số tự nhiên bình thường. Trong cả 2 trường cần gõ 2 số tự nhiên để nhập
hợp gõ một phím một giá trị điểm thập phân.
nóng để nhập điểm
10.

Tính chất các loại điểm là nguyên hay thập phân được điều chỉnh bởi lệnh Nhập dữ liệu--
>Dữ liệu tham chiếu-->Phân loại điểm năm học.
Màn hình phân loại điểm năm học có khuôn dạng như hình dưới đây.

Chọn loại điểm ở đây.


Dùng các nút >> và <<
để chuyển chọn loại điểm.

Chọn kiểu dữ liệu cần


nhập là nguyên hay thập
phân tại đây.

Chọn số chữ số thập phân


sau dấu phảy cần lưu trữ
của loại điểm này.

School Viewer 5.0 - 21 -


4.3. Hỗ trợ mã học sinh và mã giáo viên do trường tự tạo
Như chúng ta đã biết theo thiết kế ban đầu phần mềm School Viewer có chức năng tự động
sinh mã học sinh và giáo viên đảm bảo được tính duy nhất trên toàn quốc và có thời hạn trong
vòng 100 năm tính từ năm 2000.
Phiên bản mới School Viewer đã bổ sung thêm một chức năng mới: cho phép nhà trường
nhập mã học sinh và mã giáo viên trực tiếp trong các cửa số nhập thông tin học sinh và giáo
viên nhà trường. Như vậy từ nay với mỗi học sinh và giáo viên, ngoài mã do chương trình tự
động sinh, nhà trường còn có thể sử dụng và khai thác thêm các mã do trường tự cấp. Chức
năng này sẽ làm cho việc quản lý học sinh và giáo viên trong nhà trường trở nên mềm dẻo và
linh hoạt hơn.

Mã này do phần mềm tự sinh

Vị trí nhập mã học sinh


do nhà trường tự cấp.

Chú ý: tạm thời phần mềm chưa đưa ra nhiều chức năng khai thác các mã do người dùng
nhập này của giáo viên và học sinh. Trong tương lai chúng tôi sẽ dần dần bổ sung các chức
năng khai thác liên quan đến mã do người dùng nhập này của phần mềm.

4.4. Hỗ trợ việc nhập trực tiếp điểm trung bình môn học theo từng
học kỳ và cả năm
Để đảm bảo sự mềm dẻo cao cho mọi trường hợp tính toán điểm, phần mềm SVR 5.0 có một
chức năng đặc biệt cho phép Ban GH nhà trường nhập trực tiếp các điểm trung bình môn học
theo từng học kỳ và cả năm cho từng học sinh.

School Viewer 5.0 - 22 -


Cho phép nhập TBM cho từng học kỳ và
cả năm.

Chọn các học sinh cần nhập điểm TB


môn trực tiếp và nhấn nút Chấp nhận để
vào màn hình nhập điểm.

Màn hình nhập điểm TB môn của các học sinh này sẽ xuất hiện cho phép người dùng nhập
trực tiếp các giá trị điểm này cho các học sinh đã chọn.

4.5. Hỗ trợ thống kê trực tuyến điểm theo vùng điểm


Một tính năng rất đặc biệt nữa của phần mềm SVR 5.0 đã được bổ sung mới đó là chức năng
hỗ trợ thống kê các loại điểm trực tiếp trên màn hình nhập điểm của từng lớp hoặc từng
giáo viên. Chức năng này đặc biệt hữu ích cho các lớp và giáo viên khi nhập điểm trực tiếp
trên màn hình. Khi nhập điểm xong chỉ bằng một thao các kích chuột đơn giản, giáo viên có
thể biết ngay được tỷ lệ phân bổ các điểm đã nhập trên màn hình theo các loại như Giỏi, Khá,
.... Phiên bản mới School Viewer 5.0 hỗ trợ hai cách tính trực tiếp tỷ lệ điểm như sau:
- Tính tỷ lệ điểm trên toàn lưới điểm đang nhập.
Các bạn hãy chú ý đến một khung thông tin nhỏ phía trên của lưới nhập điểm. Khung này
chứa các thông tin thống kê nhanh về các điểm đang nhập trên màn hình. Nháy chuột vào vị
trí có dấu % bạn sẽ thấy hiện khung thông tin tỷ lệ điểm thống kê toàn bộ các loại điểm và tỷ
lệ % của lưới điểm hiện thời. Các loại điểm được lấy từ thông tin Phân loại vùng điểm hiện
thời.

Cửa sổ nhập và điều chỉnh thông tin


phân loại vùng điểm.

Lệnh nhập thông tin phân loại vùng điểm được thực hiện từ thực đơn:
Nhập dữ liệu --> Dữ liệu tham chiếu --> Phân loại vùng điểm.

School Viewer 5.0 - 23 -


Màn hình dưới đây chỉ ra vị trí tự động thống kê toàn bộ số điểm trên lưới hiện thời theo
phân bổ của vùng điểm hiện thời. Trên màn hình các vùng điểm này là: Giỏi. Khá, TB, Yếu,
Kém.

Thống kê tỷ lệ điểm theo các điểm


số đang hiện trên lưới.

- Tính tỷ lệ điểm trên từng cột điểm


Thông thường mỗi cột điểm trên lưới là một bài kiểm tra (15 phút, 1 tiết, ...). Chức năng này
cho phép giáo viên rất nhanh có thể tính được tỷ lệ các loại điểm đã nhập.
Cách thực hiện: nháy đúp chuột tại vị trí tiêu đề cột điểm sẽ làm xuất hiện khung thông tin
chỉ ra tỷ lệ điểm trong cột điểm này.

School Viewer 5.0 - 24 -


Nháy đúp chuột tại vị trí này để làm xuất
hiện khung thông tin tỷ lệ điểm

Khung thông tin mô tả tỷ lệ điểm


tại cột điểm này.

School Viewer 5.0 - 25 -


Phụ lục 1. Các lệnh và thực đơn mới của School Viewer
5.0
1. Lệnh nhập kiểu hệ số môn học
Thực đơn:
Nhập dữ liệu --> Dữ liệu tham chiếu --> Kiểu hệ số môn học.

Lệnh này cho phép khởi tạo các kiểu hệ số môn học (chính là bảng hệ số môn học) và nhập
các hệ số chi tiết cho từng kiểu hệ số môn học. Các kiểu hệ số môn học này được dùng

2. Lệnh tính điểm TBCM cho các trường hợp đặc biệt
Thực đơn:
Công cụ --> Tính điểm TBCM các trường hợp đặc biệt.

Lệnh này cho phép thực hiện việc tính điểm TBCM (cho học kỳ I, II hoặc cả năm) cho các
trường hợp đặc biệt, cho từng học sinh hoặc một nhóm học sinh theo các kiểu hệ số đặc biệt,
không tính theo bảng hệ số lớp.

3. Nhóm các lệnh xét duyệt tốt nghiệp THCS


Thực đơn:
Công cụ --> Xét tốt nghiệp THCS

School Viewer 5.0 - 26 -


Đây là nhóm các lệnh dùng để nhập thông tin và xét tốt nghiệp THCS theo qui trình mới
(quyết định 11/2006).

School Viewer 5.0 - 27 -


Phụ lục 2. Cấu trúc dữ liệu thời khóa biểu trong NET file
Phần mềm School Viewer từ phiên bản 5.0 trở lên sẽ thay đổi cách chuyển nhập thông tin dữ
liệu thời khóa biểu từ phần mềm TKB. Từ nay, tệp thông tin thời khóa biểu được dùng để
chuyển nhập là một tệp văn bản có phần mở rộng mặc định là *NET. Cấu trúc của tệp này
không phụ thuộc vào phiên bản của phần mềm TKB hay SVR. Trong phụ lục nay chúng tôi
sẽ mô tả chi tiết cấu trúc dữ liệu của tệp NET là tệp mang thông tin dữ liệu thời khóa biểu nhà
trường. Mục đích của việc cung cấp công khai câu trúc này nhằm giúp nhà trường có thể khai
thác tối đa các tệp NET này vào các công việc khác của mình.

1. Cấu trúc tổng thể


Tệp dữ liệu dạng Net là một text file bao gồm 7 nhóm thông tin chính sau:
[Info] //Các thông tin tổng thể của tệp TKB
[Subject] //Thông tin môn học
[Class 0] //Thông tin các lớp sáng
[Class 1] //Thông tin các lớp chiều
[Teacher] //Thông tin giáo viên
[Room] //Thông tin phòng học
[Class 2b] //Thông tin các lớp 2b

2. Mô tả chi tiết
Sau đây là mô tả chi tiết cấu trúc NET file. Các nhà trường và giáo viên có thể dùng thông tin
này để sử dụng NET file vào các công việc khác liên quan đến dữ liệu thời khóa biểu.
Chú ý:
- Các thông tin được thể hiện bằng mã sẽ được ghi trong dấu < >.
- Phần thông tin bắt đầu của một nhóm dữ liệu được mô tả trong dấu [ ].
- Các ghi chú thêm của chúng tôi bắt đầu bằng dấu //.
- Phần thông tin tiêu đề được in đậm để bạn đọc dễ hiểu hơn.

//Bắt đầu mô tả nội dung chi tiết của một NET file.
// Phần thông tin chung thời khóa biểu nhà trường bắt đầu bằng từ khóa [Info]
[Info]
<Mã trường>
<Tên trường>
<Tên tỉnh/thành phố>
<Năm học>
<Học kỳ>
<Ngày tác dụng>
<Kiểu trường>
<Số lớp sáng>
<Số lớp chiều>
<Số giáo viên>

School Viewer 5.0 - 28 -


<Số phòng học>
<Số môn học>
<Số lớp 2b>
<Số tiết>
<Số ngày>

// Phần thông tin môn học, mỗi dòng lưu thông tin một môn học tương ứng
[Subject]
<Mã môn 1> <Tên môn 1>
..........................................
<Mã môn N> <Tên môn N>

//Phần thông tin các lớp học sáng. Mỗi lớp học sẽ bao gồm một số dòng.
[Class 0]
<Tên lớp 1> 0 //bắt đầu thông tin lớp sáng đầu tiên.
1 <gv dạy môn 1> <số tiết PCGD>
........................................................
N <gv dạy môn N> <số tiết PCGD>
<m,gv,ph> ......
.........................
<m,gv,ph> .......
<Tên lớp 2> 0 //bắt đầu thông tin lớp sáng thứ hai...
..................................

//Phần thông tin các lớp học chiều. Mỗi lớp học sẽ bao gồm một số dòng.
[Class 1]
<Tên lớp 1> 1
1 <gv dạy môn 1> <số tiết PCGD>
........................................................
N <gv dạy môn N> <số tiết PCGD>
<m,gv,ph> ......
.........................
<m,gv,ph> .......
<Tên lớp 2> 1
..................................

//Phần thông tin giáo viên và TKB giáo viên trong nhà trường, dùng từ khóa Teacher
[Teacher]
<Mã gv 1> <Tên gv 1>
<lop,m,ph> .......
........................... // TKB sáng+chiều của giáo viên này
<lop,m,ph> .......
<Mã gv 2> <Tên gv 2>
..................................................

//Phần thông tin phòng học (bộ môn và đa năng) và TKB tương ứng
[Room]
<Ma ph 1> <Tên ph 1>
<lop,gv,m> ......
.........................//TKB sáng+chiều của phòng này

School Viewer 5.0 - 29 -


<lop,gv,m> ......
<Ma ph 2> <Tên ph 2>
......................................................

//thông tin các lớp 2b và TKB của chúng


[Class 2b]
<Tên lớp 1>
1 <gv dạy môn 1> <số tiết PCGD 2b>
........................................................
N <gv dạy môn N> <số tiết PCGD 2b>
<m,gv,ph> ......
.........................//TKB sáng+chiều của lớp 2b này
<m,gv,ph> .......
<Tên lớp 2>
......................................................

//Kết thúc tệp dữ liệu tại đây

School Viewer 5.0 - 30 -

You might also like